Vì sinh được con trai nên nhà chồng sống c.h.ế.t không chịu nhả.

Cuối cùng, con trai theo bố.

Em gái ngạc nhiên hỏi tôi:

“Chị lấy đâu ra nhiều tiền thế? Em không sao đâu, có thể ráng chịu thêm chút nữa.”

“Chị vay.”

“Rồi từ từ trả.”

Mẹ tôi thì ngày nào cũng thở dài:

“Lúc đầu mẹ đã nói thằng đó không ra gì rồi, nó cứ khăng khăng đòi cưới.”

Nhưng rõ ràng, chính bố mẹ đã vay tiền nhà trai, mới khiến em gái không còn đường lui.

Em gái thề sẽ làm lại từ đầu, cố gắng kiếm tiền.

Quả thật, em bắt đầu đi làm, lương hơn bốn nghìn một tháng — với một thị trấn nhỏ thì đã rất khá.

Nhưng mỗi lần tôi gọi điện, mười lần thì có tới năm lần em ấy đang chơi mạt chược.

Một ván thắng thua đều tốn vài trăm.

Làng quê giờ đã có đường xi măng, người ta cũng ra ngoài nhiều hơn.

Nữ sinh đại học ngày càng nhiều.

Bạn nghĩ đó là bước tiến của bình đẳng giới? Không hẳn.

Họ không còn nói “con gái học nhiều cũng vô ích.”

Mà đổi thành: “con gái học đại học kiếm được nhiều tiền, sau này có thể giúp đỡ gia đình nhiều hơn.”

Tôi ngày càng chán ghét cái thị trấn nhỏ này.

Người nơi đây siêng năng nhưng lạc hậu.

Tự ti lại hay khoe mẽ.

Ham hưởng thụ và mê so đo.

Họ tiếc tiền ăn thịt, nhưng có thể thua vài trăm trong một ván mạt chược.

Cả năm chẳng mua nổi bộ quần áo mới, nhưng Tết đến thì sẵn sàng bỏ mấy chục tệ mua t.h.u.ố.c lá loại xịn để đãi khách.

Họ vay tín dụng đen để tổ chức đám cưới thật rình rang — chỉ để giữ thể diện.

Thầy tôi từng hỏi:

“Em có muốn theo hướng nghiên cứu không? Thầy còn chỉ tiêu tiến sĩ. Sau này có thể đi trao đổi ở nước ngoài, rồi về dạy đại học như thầy.”

Tôi từ chối.

Tôi vốn chẳng mấy hứng thú với học thuật.

Thứ duy nhất cho tôi cảm giác an toàn trên đời này… chỉ có tiền.

Rất nhiều tiền.

Thầy cũng không ép.

Sau đó, nhờ thầy giới thiệu, tôi ký hợp đồng với một công ty tốt ở Thượng Hải.

Em gái hỏi tôi:

“Sao chị đi xa thế?”

Là bởi… tôi muốn đi thật xa.

Xa nữa.

Truyện được dịch và đăng tải bởi Diệp Gia Gia

Vì càng xa nhà, tôi càng ít phải quay về.

Càng ít tiếp xúc với sự bẩn thỉu, thì lòng tôi càng giữ được chút yêu thương.

Anh tôi mua được nhà ở thị trấn, bố mẹ cũng không còn cố thủ ở quê.

Họ tìm việc làm trong thành phố.

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn -

Bố làm công nhân vệ sinh.

Mẹ rửa bát thuê cho quán ăn.

Cả hai cộng lại cũng kiếm được hơn bốn nghìn một tháng.

Có lẽ vì mắt nhìn rộng hơn, hoặc cũng có thể vì tài chính dễ thở hơn, họ trở nên tử tế hơn, không còn chìa ra bộ móng vuốt sắc nhọn dưới lớp vỏ làm bố mẹ nữa.

Họ bắt đầu hỏi han tôi nơi đất khách có ăn đủ bữa không, làm việc có mệt không, trời lạnh có đủ áo mặc không.

Những quan tâm đến muộn… giống như chiếc áo bông tặng vào mùa hè.

Dù có đẹp đến đâu, ấm áp đến mấy — cũng không hợp thời.

Không ai muốn mặc nó lên người.

Tài khoản công chúng từng thịnh rất nhanh, rồi cũng thoái trào nhanh chẳng kém.

Ngoài công việc chính, tôi bắt đầu thử làm Douyin.

Có lần vô tình gửi nhầm link Douyin vào nhóm gia đình.

Tối đó, mẹ tôi gọi điện đến:

“Không phải con ký hợp đồng với công ty lớn rồi à? Sao lại làm mấy cái này? Con… không lừa bọn ta đấy chứ?”

“Nghề tay trái là sở thích.”

“Còn công việc ổn định mới quan trọng.”

Làm được nửa năm, tôi gom đủ cả gốc lẫn lãi để trả hết nợ cho bác cả và các cô.

Tôi nghiêm túc gửi lời cảm ơn vì sự giúp đỡ của họ năm xưa.

Cứ đến dịp lễ Tết, tôi lại gửi chút quà về biếu.

Mẹ tôi thì không mấy đồng tình:

“Mày làm vậy làm gì, hồi trước họ coi thường nhà mình lắm cơ mà.”

Tôi nghiêm túc phản bác:

“Mẹ vay tiền bác và các cô, mẹ đã trả hết chưa? Có khi còn hóa thành nợ xấu rồi ấy chứ?”

“Họ đâu có nợ nần gì nhà mình, sao cứ phải đòi họ mãi giúp đỡ?”

“Là họ đã tử tế hết mức với mình rồi. Sau này đừng nói những lời kiểu đó nữa.”

Mẹ bị tôi chặn họng, không nói thêm được câu nào.

Một lần cuối tuần ra ngoài quay nội dung, tôi bất ngờ gặp lại Phan Lương… trên tàu điện ngầm.

Tôi vừa bước xuống tuyến số 11, còn anh thì từ khoang khác bước lên.

Tàu lăn bánh, gương mặt sửng sốt của anh lướt ngang trước mắt tôi.

Tôi cầm điện thoại, ngồi trên chiếc ghế đá lạnh buốt suốt mười mấy phút.

Hai chuyến tàu đi ngược chiều đã lần lượt đến rồi rời đi.

Người lên kẻ xuống.

Tôi thấy buồn cười.

Không hiểu mình đang đợi gì.

Đúng lúc tôi bước lên tàu chuẩn bị rời đi, sau lưng vang lên một giọng nói quen thuộc:

“Yến Tử…”

Tàu điện gào rú lao qua, gió lạnh tạt qua mặt khiến mắt tôi đỏ ửng.

Tôi quay người lại, nhìn người đàn ông cao lớn, khôi ngô trước mặt, khẽ mỉm cười:

“Phan Lương, lâu rồi không gặp.”

Tôi từng nghĩ cả đời này chúng tôi sẽ không bao giờ còn liên quan đến nhau.

Vậy mà…lại gặp lại trong sự bất ngờ đến thế.

Trong quán Starbucks, anh cười gượng:

“Bây giờ, anh đã hiểu vì sao năm đó em lại quyết định như thế rồi.”
Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện