Thì ra, đến năm ba đại học, công ty của bố anh gặp rắc rối, toàn bộ tài sản bị đem đi thế chấp.
Từ đó, anh và Phan Phan phải tự lo học phí và chi tiêu.
Anh nhún vai:
“Em xem, bây giờ chúng ta cũng chẳng khác nhau là mấy.”
Đều là những người rời quê lên thành phố mưu sinh.
Không nhà, không xe, gia đình cũng chẳng giúp được gì.
“Không giống đâu,” tôi đáp.
“Chẳng hạn như tuổi thơ của anh là một chiếc áo choàng lộng lẫy dát vàng, dù có phủ bụi, chỉ cần phủi nhẹ là lại rực rỡ.”
“Còn tuổi thơ của em là một chiếc áo khoác cũ kỹ, xám xịt, dù có giặt bao nhiêu lần, cũng chỉ càng tơi tả, càng u ám.”
Anh im lặng vài giây, rồi hỏi:
“Cái tài khoản video ngắn của em hay phết đấy. Anh học theo em được không?”
Và cứ thế, chúng tôi bắt đầu cùng nhau vận hành.
Mấy tài khoản từ từ phát triển.
Nhận quảng cáo, livestream bán hàng — mỗi tháng cũng kiếm được kha khá.
Vài tháng sau, đến ngày lễ tình nhân, anh hẹn tôi đi ăn tối.
Anh mở một chiếc hộp cũ kỹ đã bạc màu.
Bên trong là một sợi dây chuyền bạc có mặt thánh giá.
Anh lúng túng nói:
“Mua từ hồi lớp 11. Khi đó không dám đưa. Bây giờ tặng em… có khi không xứng với em nữa rồi.”
Tôi nhận lấy sợi dây chuyền ấy.
Tự nhiên mà thành… chúng tôi bắt đầu yêu nhau.
Ngoài công việc, điều tôi thích nhất là kéo Phan Lương đi xem nhà khắp nơi, mơ mộng rằng, giữa thành phố Thượng Hải rộng lớn này, tôi sẽ có một mái nhà thuộc về riêng tôi.
Không lâu sau, căn hộ anh tôi mua đến ngày bàn giao, phải làm thủ tục vay ngân hàng.
Nhưng anh ấy không có công việc ổn định, hồ sơ vay vốn bị từ chối.
Nhân viên tín dụng của ngân hàng nói:
“Nếu có thể chứng minh tài chính mạnh, ví dụ gửi mười vạn vào một tài khoản đứng tên anh ấy, thì khả năng được duyệt sẽ cao hơn.”
Bố mẹ gọi cho tôi hàng chục cuộc, hết năn nỉ lại khóc lóc.
“Chỉ lần này thôi, giúp anh mày đi. Trước kia mày học đại học, học cao học, nó có bao giờ phản đối không?”
“Hồi nhỏ mày bị bạn bắt nạt, còn nhớ ai là người đứng ra bảo vệ mày không?”
“Nếu không vay được, thì tiền cọc trước đó coi như mất trắng…”
Em gái tôi cũng ra mặt nói đỡ cho anh trai.
Cuối cùng, tôi chuyển mười vạn vào tài khoản của anh trai, nhưng giữ thẻ trong tay mình, dặn đi dặn lại:
“Số tiền này là của bạn trai em, tuyệt đối không được động vào.”
Bố mẹ cảm động đến mức rối rít cảm ơn, cam đoan chắc chắn.
Thế nhưng… hơn một tháng sau, khi tôi đem thẻ đi kiểm tra, phát hiện… thiếu mất ba vạn.
Tôi giận sôi gan, lập tức rút toàn bộ số tiền còn lại, rồi gọi điện mắng anh trai một trận.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn -
Bắt anh ấy ngay lập tức trả lại số tiền đã tiêu.
Tối đó, bố mẹ lại gọi đến, nói anh trai cũng khổ lắm, số tiền đó là anh dùng để “làm ăn”.
Họ tìm đủ lý do để bao biện.
Còn tôi thì sao? Họ có bao giờ nghĩ đến tình cảnh của tôi?
Nếu đây thật sự là tiền của bạn trai tôi, tôi phải đối mặt với anh ấy thế nào?
Tôi tuyệt vọng cùng cực, ôm mặt bật khóc.
Ngày hôm sau, tôi bắt anh viết giấy vay nợ.
Mẹ phản đối:
“Là anh em ruột, còn đòi viết giấy nợ làm gì? Nó có tiền, tất nhiên sẽ trả cho mày.”
Tôi nói:
“Nếu không viết, thì từ nay tôi sẽ cắt đứt quan hệ với cái nhà này.”
Kéo dài mấy hôm, cuối cùng anh tôi cũng chịu viết giấy.
Tối hôm nhận được tờ giấy vay nợ, tôi cùng bạn thân đi uống rượu, say bét.
Cô ấy tức giận nói:
“Với kiểu bố mẹ như vậy, giữ làm gì? Cắt đứt luôn cho rồi!”
Ừ nhỉ.
Sao tôi lại không đủ tàn nhẫn?
Có lẽ vì khi tôi vừa chào đời, bà nội từng nói:
“Hay là cho con bé đi, được trăm tệ cũng tốt,”
Nhưng bố mẹ vẫn giữ tôi lại.
Có lẽ vì năm tôi năm tuổi, ốm li bì hơn tháng trời, mẹ ngày nào cũng cõng tôi đi mười mấy cây số đến trạm y tế khám bệnh, tiêm thuốc.
Có lẽ vì ngày hè nóng nực, tôi lí nhí xin tiền mua kem, mẹ mắng tôi một trận, nhưng vẫn lục túi đưa cho tôi hai hào lẻ.
Có lẽ là vì mỗi lần nhà có món ngon, mẹ luôn nói mình không thích ăn thịt.
Nhưng tôi đã từng thấy bà lén vào bếp, một mình ngồi gặm lại những mẩu xương mà chúng tôi đã ăn dở.
Có lẽ là vì hồi tôi học nội trú cấp ba, mẹ từng dùng hũ nhỏ xào đầy thịt khô, cho tôi mang đi để cải thiện bữa ăn.
Họ cũng yêu tôi.
Chỉ là…khi có anh trai, thì mọi thứ đều có sự so sánh, tình yêu đó bỗng trở nên quá đỗi mong manh.
Một đứa trẻ không được yêu thương một cách công bằng, có lẽ dùng cả đời cũng chẳng thể chữa lành được tuổi thơ đầy vết nứt.
Tôi đã đọc rất nhiều tiểu thuyết.
Trong sách, những nữ chính không được yêu thường sẽ quyết liệt cắt đứt với gia đình.
Tôi đôi khi cũng tự hỏi:
Truyện được dịch và đăng tải bởi Diệp Gia Gia
Nếu chưa từng nhận được chút yêu thương nào, có lẽ tôi đã dễ dàng ra đi, dứt khoát hơn.
Thế nhưng họ lại từng yêu tôi.
Chỉ là không công bằng.
Nên đến cả việc oán trách… tôi cũng không đủ lý lẽ để thấy thanh thản.
Cuối cùng, ba vạn tệ đó…đã rút cạn tất cả sự áy náy và ấm áp còn sót lại trong lòng tôi.
Từ đó, anh và Phan Phan phải tự lo học phí và chi tiêu.
Anh nhún vai:
“Em xem, bây giờ chúng ta cũng chẳng khác nhau là mấy.”
Đều là những người rời quê lên thành phố mưu sinh.
Không nhà, không xe, gia đình cũng chẳng giúp được gì.
“Không giống đâu,” tôi đáp.
“Chẳng hạn như tuổi thơ của anh là một chiếc áo choàng lộng lẫy dát vàng, dù có phủ bụi, chỉ cần phủi nhẹ là lại rực rỡ.”
“Còn tuổi thơ của em là một chiếc áo khoác cũ kỹ, xám xịt, dù có giặt bao nhiêu lần, cũng chỉ càng tơi tả, càng u ám.”
Anh im lặng vài giây, rồi hỏi:
“Cái tài khoản video ngắn của em hay phết đấy. Anh học theo em được không?”
Và cứ thế, chúng tôi bắt đầu cùng nhau vận hành.
Mấy tài khoản từ từ phát triển.
Nhận quảng cáo, livestream bán hàng — mỗi tháng cũng kiếm được kha khá.
Vài tháng sau, đến ngày lễ tình nhân, anh hẹn tôi đi ăn tối.
Anh mở một chiếc hộp cũ kỹ đã bạc màu.
Bên trong là một sợi dây chuyền bạc có mặt thánh giá.
Anh lúng túng nói:
“Mua từ hồi lớp 11. Khi đó không dám đưa. Bây giờ tặng em… có khi không xứng với em nữa rồi.”
Tôi nhận lấy sợi dây chuyền ấy.
Tự nhiên mà thành… chúng tôi bắt đầu yêu nhau.
Ngoài công việc, điều tôi thích nhất là kéo Phan Lương đi xem nhà khắp nơi, mơ mộng rằng, giữa thành phố Thượng Hải rộng lớn này, tôi sẽ có một mái nhà thuộc về riêng tôi.
Không lâu sau, căn hộ anh tôi mua đến ngày bàn giao, phải làm thủ tục vay ngân hàng.
Nhưng anh ấy không có công việc ổn định, hồ sơ vay vốn bị từ chối.
Nhân viên tín dụng của ngân hàng nói:
“Nếu có thể chứng minh tài chính mạnh, ví dụ gửi mười vạn vào một tài khoản đứng tên anh ấy, thì khả năng được duyệt sẽ cao hơn.”
Bố mẹ gọi cho tôi hàng chục cuộc, hết năn nỉ lại khóc lóc.
“Chỉ lần này thôi, giúp anh mày đi. Trước kia mày học đại học, học cao học, nó có bao giờ phản đối không?”
“Hồi nhỏ mày bị bạn bắt nạt, còn nhớ ai là người đứng ra bảo vệ mày không?”
“Nếu không vay được, thì tiền cọc trước đó coi như mất trắng…”
Em gái tôi cũng ra mặt nói đỡ cho anh trai.
Cuối cùng, tôi chuyển mười vạn vào tài khoản của anh trai, nhưng giữ thẻ trong tay mình, dặn đi dặn lại:
“Số tiền này là của bạn trai em, tuyệt đối không được động vào.”
Bố mẹ cảm động đến mức rối rít cảm ơn, cam đoan chắc chắn.
Thế nhưng… hơn một tháng sau, khi tôi đem thẻ đi kiểm tra, phát hiện… thiếu mất ba vạn.
Tôi giận sôi gan, lập tức rút toàn bộ số tiền còn lại, rồi gọi điện mắng anh trai một trận.
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn -
Bắt anh ấy ngay lập tức trả lại số tiền đã tiêu.
Tối đó, bố mẹ lại gọi đến, nói anh trai cũng khổ lắm, số tiền đó là anh dùng để “làm ăn”.
Họ tìm đủ lý do để bao biện.
Còn tôi thì sao? Họ có bao giờ nghĩ đến tình cảnh của tôi?
Nếu đây thật sự là tiền của bạn trai tôi, tôi phải đối mặt với anh ấy thế nào?
Tôi tuyệt vọng cùng cực, ôm mặt bật khóc.
Ngày hôm sau, tôi bắt anh viết giấy vay nợ.
Mẹ phản đối:
“Là anh em ruột, còn đòi viết giấy nợ làm gì? Nó có tiền, tất nhiên sẽ trả cho mày.”
Tôi nói:
“Nếu không viết, thì từ nay tôi sẽ cắt đứt quan hệ với cái nhà này.”
Kéo dài mấy hôm, cuối cùng anh tôi cũng chịu viết giấy.
Tối hôm nhận được tờ giấy vay nợ, tôi cùng bạn thân đi uống rượu, say bét.
Cô ấy tức giận nói:
“Với kiểu bố mẹ như vậy, giữ làm gì? Cắt đứt luôn cho rồi!”
Ừ nhỉ.
Sao tôi lại không đủ tàn nhẫn?
Có lẽ vì khi tôi vừa chào đời, bà nội từng nói:
“Hay là cho con bé đi, được trăm tệ cũng tốt,”
Nhưng bố mẹ vẫn giữ tôi lại.
Có lẽ vì năm tôi năm tuổi, ốm li bì hơn tháng trời, mẹ ngày nào cũng cõng tôi đi mười mấy cây số đến trạm y tế khám bệnh, tiêm thuốc.
Có lẽ vì ngày hè nóng nực, tôi lí nhí xin tiền mua kem, mẹ mắng tôi một trận, nhưng vẫn lục túi đưa cho tôi hai hào lẻ.
Có lẽ là vì mỗi lần nhà có món ngon, mẹ luôn nói mình không thích ăn thịt.
Nhưng tôi đã từng thấy bà lén vào bếp, một mình ngồi gặm lại những mẩu xương mà chúng tôi đã ăn dở.
Có lẽ là vì hồi tôi học nội trú cấp ba, mẹ từng dùng hũ nhỏ xào đầy thịt khô, cho tôi mang đi để cải thiện bữa ăn.
Họ cũng yêu tôi.
Chỉ là…khi có anh trai, thì mọi thứ đều có sự so sánh, tình yêu đó bỗng trở nên quá đỗi mong manh.
Một đứa trẻ không được yêu thương một cách công bằng, có lẽ dùng cả đời cũng chẳng thể chữa lành được tuổi thơ đầy vết nứt.
Tôi đã đọc rất nhiều tiểu thuyết.
Trong sách, những nữ chính không được yêu thường sẽ quyết liệt cắt đứt với gia đình.
Tôi đôi khi cũng tự hỏi:
Truyện được dịch và đăng tải bởi Diệp Gia Gia
Nếu chưa từng nhận được chút yêu thương nào, có lẽ tôi đã dễ dàng ra đi, dứt khoát hơn.
Thế nhưng họ lại từng yêu tôi.
Chỉ là không công bằng.
Nên đến cả việc oán trách… tôi cũng không đủ lý lẽ để thấy thanh thản.
Cuối cùng, ba vạn tệ đó…đã rút cạn tất cả sự áy náy và ấm áp còn sót lại trong lòng tôi.
Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Truyện Hot Mới
Danh sách chương