Ông Kim về đến nhà mình thì thấy Đạo đang ngồi nói chuyện với bà Lê, ông chủ động hỏi trước:
- Chú Đạo đấy à? Lên lâu chưa? - Em lên được một lúc rồi.
Bà Lê hỏi:
- Anh đi đâu mà chú Đô đi tìm khắp nơi không thấy?
- Đạp xe lòng vòng xem dân tình phố xá ra làm sao rồi ghé vào chỗ ông Quốc.
Bà Lê vừa cười vừa hỏi:
- Lại bàn chuyện Hợp tác xã chứ gì?
Ông Kim biết bà Lê trêu không trả lời mà quay sang hỏi Đạo:
- Bà con ở quê khỏe không chú?
- Hai bác đều khỏe. Vừa rồi bác Hạo trai mới được bầu bổ sung vào Mặt trận Tổ quốc xã. Bác ấy làm việc hăng hái lắm.
- Chú lên thăm tôi hay có việc gì nữa không?
Bà Lê chỉ vào cái bu gà:
- Chú ấy xách lên biếu hai con gà và bao nhiêu cá kia kìa.
Ông Kim hỏi:
- Gà với cá ở đâu mà đưa lên biếu tôi đấy?
Đạo đáp:
- Gà thì của nhà em nuôi. Còn cá là của Hợp tác gửi lên biếu hai bác.
Ông Kim đi đến xách bu gà đưa lên xem:
- Gà đúng là của chú nuôi hay mua ở chợ?
- Em nuôi bác ạ. Lúc nào bác về thăm quê, mời bác đến nhà em tham quan. Em có đến chục con mái đẻ.
Ông Kim vui vẻ:
- Nếu gà chú nuôi thật thì tôi nhận để khỏi phụ lòng cô chú. Tôi ăn một con, một con chủ nhật này tôi đưa về mổ thịt cho các cháu, bảo chúng nó là gà cô chú gửi. Riêng mấy con cá chép kia thì chú đem về, xem có cụ già nào đau yếu thì biếu cho người ta. Của người phúc ta. Cứ bảo là cá của tôi gửi biếu.
Đạo nói để ông Kim thông cảm:
- Việc ấy Hợp tác bao giờ cũng lo chu tất hết rồi, bác không phải lo.
Bà Lê tham gia:
- Bà con Hợp tác đã có lòng vậy, ông nhận đi cho bà con vui. Bây giờ mà bắt chú Đạo đưa về thì khi về đến nhà cá đã thối hoắc ra rồi. Vừa mất của vừa mang tiếng với bà con.
Ông Kim bước lại xách cái bị cói lên xem.
- Đây chắc là ba con cá lớn nhất trong ao có phải không?
- Không đâu bác ạ. Cá Hợp tác lớn rất đều.
- Bán cho xã viên mỗi hộ bao nhiêu cân?
- Ai mua bao nhiêu bán bấy nhiêu bác ạ, không hạn chế.
Ông Kim trở lại ngồi vào bàn:
- Tôi nhận cá của Hợp tác biếu. Chú về bảo với bà con cho vợ chồng tôi chuyển lời cám ơn và nói lại ý kiến của tôi là lần sau không được đem lên biếu thứ gì cho tôi. Biếu là tôi trả lại đấy – Quay sang nói với bà Lê - Chỗ cá này và mổ thêm một con gà, chiều nay mời anh Ẩn, anh Sắc xuống ăn cơm cho vui. Mời cả chị Thường, ông Quốc và ông Dần nữa. Được không?
- Nếu thế thì mổ luôn cả hai con gà. Hôm nào mua con khác thế lại cho các con.
- Việc nội trợ do bà lo liệu lấy. Còn chú Đạo, lên đây chắc là có việc phải không?
- Trước là em lên thăm hai bác, sau nữa cũng có chuyện muốn thưa với bác là thế này. Vừa rồi ông Cần, bí thư huyện ủy về kiểm tra việc sản xuất của Hợp tác xã. Sau khi nghe em báo cáo tình hình, ông Cần liền bảo: Khắp nơi người ta đang đổi mới cách làm ăn theo tinh thần của bản dự thảo quản lí Hợp tác xã nông nghiệp của tỉnh ủy. Vậy mà trên quê hương của chính bí thư tỉnh ủy thì lại án binh bất động…
Ông Kim ngắt lời:
- Chú vẫn cho Hợp tác khoán theo lối cũ?
Đạo bối rối đáp:
- Vâng.
Ông Kim tức giận:
- Hỏng. Hỏng. Như thế này là chú làm xấu mặt tôi, làm xấu cả họ.
Bà Lê ôn tồn bảo ông Kim:
- Ông bình tĩnh để nghe chú ấy nói rõ lí do xem sao đã nào. Cứ hét lên như giẫm phải lửa thì còn ai dám nói nữa.
Ông Kim rít một hơi thuốc lào rồi bảo:
- Chú nói đi. Vì sao không thực hiện khoán như bản dự thảo hướng dẫn mà vẫn duy trì lối khoán cũ. Có phải chú nghĩ phương thức khoán mới là đi ngược lại với đường lối tập thể hóa của Đảng không?
Đạo đưa tay gãi gãi lên đầu:
- Không phải như vậy đâu ạ. Bác đừng nghĩ oan cho em.
Ông Kim hỏi dồn:
- Không phải thì vì lí do gì?
Đạo đáp:
- Khi được đọc bản dự thảo của tỉnh ủy gửi xuống, chúng em mừng vô hạn. Trong Ban quản trị cũng như chi bộ thay nhau đọc đến thuộc lòng, nghĩ rằng đây là thời cơ để đưa Hợp tác xã đi lên. Cũng đã bàn tính vụ chiêm sẽ bắt tay làm thử phương thức khoán mới. Nhưng sau đó bình tĩnh trở lại mọi người mới nghĩ ra rằng: Bản dự thảo chưa được thông qua thành văn bản chính thức. Thế là từ đó mỗi người một ý. Người thì bảo cứ làm, người thì bảo nhỡ sau khi thường vụ thông qua không đồng ý, nếu mình làm liều nhỡ có chuyện gì người ta lại bảo Hợp tác xã Đại Phúc dựa vào thế có người làng làm bí thư tỉnh ủy làm liều, ảnh hưởng đến uy tín của anh.
- Theo chú thì uy tín của tôi quan trọng hơn hay làm cho nông dân no ấm quan trọng hơn?
Bà Lê nói đỡ cho Đạo:
- Ông hỏi thế làm sao mà chú ấy trả lời được. Ông là bí thư tỉnh ủy lãnh đạo cả tỉnh. Uy tín của ông liên quan đến tất cả mọi người. Ông không còn uy tín thì ông lãnh đạo ai. Bản dự thảo không bắt buộc các Hợp tác xã thực hiện phương thức khoán nên các chú ấy cẩn thận là phải.
Đạo nhìn bà Lê tỏ ý cám ơn rồi nói tiếp:
- Sau khi ông Cần về, Ban quản trị chúng em họp và nhất trí sẽ thực hiện phương thức khoán của bản dự thảo. Sau đó em lên gặp chủ tịch và bí thư đảng ủy đề nghị cho Hợp tác xã thực hiện khâu khoán mới. Chủ tịch thì đồng ý nhưng bí thư đảng ủy thì còn ngần ngại bảo với em lên hỏi xem ý kiến của anh như thế nào.
Ông Kim cười:
- Cái tay Liễn định biến tôi thành chủ nhiệm Hợp tác xã chắc.
- Ai dám thế ạ. Chuyện em vừa nói với bác, không biết ý kiến bác thế nào?
Ông Kim thắc mắc:
- Vụ chiêm đã cấy hơn một tháng nay rồi, chú định khoán cái gì?
- Chúng em bàn chia diện tích ra khoán cho các hộ chăm sóc. Chậm còn hơn không bác ạ.
Ông Kim thấy lòng mình lâng lâng niềm vui khó tả. Bản dự thảo chỉ là một cú hích nhẹ mà đã khơi nguồn cho cuộc sống bị ứ đọng bao năm nay thành những dòng chảy khác nhau. Nếu mai đây Nghị quyết được thông qua nhất định sẽ làm biến đổi cơ bản bộ mặt của nền nông nghiệp trong tỉnh. Đời sống của người nông dân sẽ được no ấm, không còn cảnh ăn bữa hôm lo bữa mai. Ông tin là thế. Và nhất định phải thế.
- Chú Đạo đấy à? Lên lâu chưa? - Em lên được một lúc rồi.
Bà Lê hỏi:
- Anh đi đâu mà chú Đô đi tìm khắp nơi không thấy?
- Đạp xe lòng vòng xem dân tình phố xá ra làm sao rồi ghé vào chỗ ông Quốc.
Bà Lê vừa cười vừa hỏi:
- Lại bàn chuyện Hợp tác xã chứ gì?
Ông Kim biết bà Lê trêu không trả lời mà quay sang hỏi Đạo:
- Bà con ở quê khỏe không chú?
- Hai bác đều khỏe. Vừa rồi bác Hạo trai mới được bầu bổ sung vào Mặt trận Tổ quốc xã. Bác ấy làm việc hăng hái lắm.
- Chú lên thăm tôi hay có việc gì nữa không?
Bà Lê chỉ vào cái bu gà:
- Chú ấy xách lên biếu hai con gà và bao nhiêu cá kia kìa.
Ông Kim hỏi:
- Gà với cá ở đâu mà đưa lên biếu tôi đấy?
Đạo đáp:
- Gà thì của nhà em nuôi. Còn cá là của Hợp tác gửi lên biếu hai bác.
Ông Kim đi đến xách bu gà đưa lên xem:
- Gà đúng là của chú nuôi hay mua ở chợ?
- Em nuôi bác ạ. Lúc nào bác về thăm quê, mời bác đến nhà em tham quan. Em có đến chục con mái đẻ.
Ông Kim vui vẻ:
- Nếu gà chú nuôi thật thì tôi nhận để khỏi phụ lòng cô chú. Tôi ăn một con, một con chủ nhật này tôi đưa về mổ thịt cho các cháu, bảo chúng nó là gà cô chú gửi. Riêng mấy con cá chép kia thì chú đem về, xem có cụ già nào đau yếu thì biếu cho người ta. Của người phúc ta. Cứ bảo là cá của tôi gửi biếu.
Đạo nói để ông Kim thông cảm:
- Việc ấy Hợp tác bao giờ cũng lo chu tất hết rồi, bác không phải lo.
Bà Lê tham gia:
- Bà con Hợp tác đã có lòng vậy, ông nhận đi cho bà con vui. Bây giờ mà bắt chú Đạo đưa về thì khi về đến nhà cá đã thối hoắc ra rồi. Vừa mất của vừa mang tiếng với bà con.
Ông Kim bước lại xách cái bị cói lên xem.
- Đây chắc là ba con cá lớn nhất trong ao có phải không?
- Không đâu bác ạ. Cá Hợp tác lớn rất đều.
- Bán cho xã viên mỗi hộ bao nhiêu cân?
- Ai mua bao nhiêu bán bấy nhiêu bác ạ, không hạn chế.
Ông Kim trở lại ngồi vào bàn:
- Tôi nhận cá của Hợp tác biếu. Chú về bảo với bà con cho vợ chồng tôi chuyển lời cám ơn và nói lại ý kiến của tôi là lần sau không được đem lên biếu thứ gì cho tôi. Biếu là tôi trả lại đấy – Quay sang nói với bà Lê - Chỗ cá này và mổ thêm một con gà, chiều nay mời anh Ẩn, anh Sắc xuống ăn cơm cho vui. Mời cả chị Thường, ông Quốc và ông Dần nữa. Được không?
- Nếu thế thì mổ luôn cả hai con gà. Hôm nào mua con khác thế lại cho các con.
- Việc nội trợ do bà lo liệu lấy. Còn chú Đạo, lên đây chắc là có việc phải không?
- Trước là em lên thăm hai bác, sau nữa cũng có chuyện muốn thưa với bác là thế này. Vừa rồi ông Cần, bí thư huyện ủy về kiểm tra việc sản xuất của Hợp tác xã. Sau khi nghe em báo cáo tình hình, ông Cần liền bảo: Khắp nơi người ta đang đổi mới cách làm ăn theo tinh thần của bản dự thảo quản lí Hợp tác xã nông nghiệp của tỉnh ủy. Vậy mà trên quê hương của chính bí thư tỉnh ủy thì lại án binh bất động…
Ông Kim ngắt lời:
- Chú vẫn cho Hợp tác khoán theo lối cũ?
Đạo bối rối đáp:
- Vâng.
Ông Kim tức giận:
- Hỏng. Hỏng. Như thế này là chú làm xấu mặt tôi, làm xấu cả họ.
Bà Lê ôn tồn bảo ông Kim:
- Ông bình tĩnh để nghe chú ấy nói rõ lí do xem sao đã nào. Cứ hét lên như giẫm phải lửa thì còn ai dám nói nữa.
Ông Kim rít một hơi thuốc lào rồi bảo:
- Chú nói đi. Vì sao không thực hiện khoán như bản dự thảo hướng dẫn mà vẫn duy trì lối khoán cũ. Có phải chú nghĩ phương thức khoán mới là đi ngược lại với đường lối tập thể hóa của Đảng không?
Đạo đưa tay gãi gãi lên đầu:
- Không phải như vậy đâu ạ. Bác đừng nghĩ oan cho em.
Ông Kim hỏi dồn:
- Không phải thì vì lí do gì?
Đạo đáp:
- Khi được đọc bản dự thảo của tỉnh ủy gửi xuống, chúng em mừng vô hạn. Trong Ban quản trị cũng như chi bộ thay nhau đọc đến thuộc lòng, nghĩ rằng đây là thời cơ để đưa Hợp tác xã đi lên. Cũng đã bàn tính vụ chiêm sẽ bắt tay làm thử phương thức khoán mới. Nhưng sau đó bình tĩnh trở lại mọi người mới nghĩ ra rằng: Bản dự thảo chưa được thông qua thành văn bản chính thức. Thế là từ đó mỗi người một ý. Người thì bảo cứ làm, người thì bảo nhỡ sau khi thường vụ thông qua không đồng ý, nếu mình làm liều nhỡ có chuyện gì người ta lại bảo Hợp tác xã Đại Phúc dựa vào thế có người làng làm bí thư tỉnh ủy làm liều, ảnh hưởng đến uy tín của anh.
- Theo chú thì uy tín của tôi quan trọng hơn hay làm cho nông dân no ấm quan trọng hơn?
Bà Lê nói đỡ cho Đạo:
- Ông hỏi thế làm sao mà chú ấy trả lời được. Ông là bí thư tỉnh ủy lãnh đạo cả tỉnh. Uy tín của ông liên quan đến tất cả mọi người. Ông không còn uy tín thì ông lãnh đạo ai. Bản dự thảo không bắt buộc các Hợp tác xã thực hiện phương thức khoán nên các chú ấy cẩn thận là phải.
Đạo nhìn bà Lê tỏ ý cám ơn rồi nói tiếp:
- Sau khi ông Cần về, Ban quản trị chúng em họp và nhất trí sẽ thực hiện phương thức khoán của bản dự thảo. Sau đó em lên gặp chủ tịch và bí thư đảng ủy đề nghị cho Hợp tác xã thực hiện khâu khoán mới. Chủ tịch thì đồng ý nhưng bí thư đảng ủy thì còn ngần ngại bảo với em lên hỏi xem ý kiến của anh như thế nào.
Ông Kim cười:
- Cái tay Liễn định biến tôi thành chủ nhiệm Hợp tác xã chắc.
- Ai dám thế ạ. Chuyện em vừa nói với bác, không biết ý kiến bác thế nào?
Ông Kim thắc mắc:
- Vụ chiêm đã cấy hơn một tháng nay rồi, chú định khoán cái gì?
- Chúng em bàn chia diện tích ra khoán cho các hộ chăm sóc. Chậm còn hơn không bác ạ.
Ông Kim thấy lòng mình lâng lâng niềm vui khó tả. Bản dự thảo chỉ là một cú hích nhẹ mà đã khơi nguồn cho cuộc sống bị ứ đọng bao năm nay thành những dòng chảy khác nhau. Nếu mai đây Nghị quyết được thông qua nhất định sẽ làm biến đổi cơ bản bộ mặt của nền nông nghiệp trong tỉnh. Đời sống của người nông dân sẽ được no ấm, không còn cảnh ăn bữa hôm lo bữa mai. Ông tin là thế. Và nhất định phải thế.
Danh sách chương