- Ông Quốc ạ, tớ muốn chính thức đưa vấn đề cho nông dân khai phá đất chân rừng và gò đồi sản xuất trong ba năm không phải nộp thuế và nộp hoa lợi cho tập thể vào Nghị quyết nhưng tay Côn bảo không nên đưa. Cứ coi như việc này là do dân tự phát chứ không phải làm theo Nghị quyết của tỉnh ủy. Ông thấy thế nào? – Ông Kim hỏi ông Quốc.
Ông Quốc ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:
- Có khi ý kiến của anh Côn là đúng đấy anh ạ. Ra Nghị quyết để cho nông dân tự do khai phá đất đai do Nhà nước quản lí là một việc làm vừa trái với pháp luật, vừa sai với đường lối tập thể hóa của Đảng. Cứ để cho nông dân làm, coi như mình không biết gì. Nếu việc làm này có hiệu quả, sau này ta sẽ ra thông tri bổ sung vẫn chưa muộn. Lúc ấy ai có nói thì ta có đủ lí lẽ chứng minh chứ chẳng sợ gì.
Ông Kim nhận ra sự nóng vội suýt làm hại mình liền nói với ông Quốc:
- Đúng là không có các ông thì tớ đã phạm phải một sai lầm hết sức ngu ngốc. Chưa thấy mình có tài đâu mà đã thấy có cái tai.
Ông Quốc không tán thành:
- Người có tài là người tìm ra được ý tưởng. Còn để ý tưởng trở thành hiện thực thì phải qua nhiều khâu, nhiều đoạn mới đi đến hoàn chỉnh, trong đó phải kể đến trí tuệ của tập thể. Cũng có rất nhiều trường hợp là ý tưởng phát sinh ra từ tập thể rồi có một đầu óc nhạy bén của một ai đó phát hiện và hoàn thiện nó. Trường hợp khai hoang đất chân rừng, gò đồi là một ví dụ. Nếu chúng ta biết nắm lấy và có kế hoạch chỉ đạo chặt chẽ, tôi nghĩ từ chuyện này có thể dẫn ta đến một ý tưởng khác. Đó là chia ruộng cho nông dân và khoán trắng cho họ tất cả các khâu. Họ chỉ có nộp thuế cho Nhà nước, bán thóc theo nghĩa vụ và nộp sản phẩm theo quy định của Hợp tác xã.
- Tay Hạp cho Hợp tác xã Du Thượng làm gần như ông vừa nói. Chỉ khác là sau khi Hợp tác xã cày bừa đâu vào đó mới chia ruộng và giao giống, giao phân cho hộ tự chăm sóc và thu hoạch lấy. Hợp tác chỉ còn hai việc là cung cấp thủy lợi và trừ sâu.
Ông Quốc tỏ ra lo lắng:
- Tình hình có nhiều nơi tự phát như thế này có khi tỉnh ủy phải ra Nghị quyết sớm về vấn đề Hợp tác xã nông nghiệp để cấp dưới có hướng chỉ đạo thôi anh ạ. Nếu không có khi loạn mất.
- Tớ cũng đã nghĩ tới chuyện này nên mới bảo với tay Côn soạn Nghị quyết càng sớm càng tốt. Cố gắng tháng đến thông qua thường vụ nếu có gì cần bổ sung thì bổ sung, sau đó ta triệu tập họp tỉnh ủy để thông qua.
- Năm nay xem ra thời tiết ấm hơn mọi năm. Có khi trời ủng hộ ta đây.
- Chưa biết thế nào mà nói. Trời ấm lại dễ phát sinh sâu bệnh. Trong khi đó thuốc trừ sâu còn hiếm hơn cả mì chính. Ông phải đốc thúc tay Tấn chuẩn bị dự phòng chuyện này. Ngay bây giờ phải chạy đôn chạy đáo mua cho được thuốc trừ sâu bệnh đưa về dự trữ sẵn trong kho. Phát hiện chỗ nào có sâu bệnh là tập trung dập ngay, đừng để chúng lây lan.
- Tay Tấn đã có kế hoạch chạy xin thêm thuốc trừ sâu và phân đạm rồi - Ông Quốc báo cho ông Kim biết.
Ông Kim khen:
- Tay này cũng tâm huyết với nông dân ra phết.
- Trưởng Ty Nông nghiệp mà không tâm huyết với nông dân thì còn ai tâm huyết nữa.
- Cũng còn tùy cái tâm của từng người. Tớ có chuyện này đang định bàn với ông đây.
- Chuyện gì thế anh? - Vừa rồi tớ đi dạo một vòng qua các cửa hàng lương thực và thực phẩm. Chỗ nào cũng thấy dân xếp hàng rồng rắn chen lấn nhau trông thương lắm. Trong khi đó thái độ mấy cô mậu dịch viên cứ như bố thí cho người ta không bằng. Gắt gỏng, mắng mỏ cả với những người tuổi bằng mẹ, bằng bà của mình. Có lẽ ông nên gọi cậu Dinh, Trưởng Ty Thương nghiệp bảo với nó chấn chỉnh lại thái độ của mấy cô mậu dịch viên đối với dân. Cô nào lếu láo đuổi ra khỏi ngành. Đồng thời thay đổi phương pháp bán hàng. Có thể đẩy những chiếc xe ba gác đi quanh các phố bán hàng lưu động cho dân. Ba, bốn khu phố mới có một cửa hàng lương thực, thực phẩm thì làm gì mà dân không xếp hàng rồng rắn.
Ông Quốc biết tính ông Kim đã nghĩ ra chuyện gì thì phải làm cho bằng được nên nói để ông Kim yên tâm:
- Tôi đồng ý với anh. Để tôi bàn với cậu Dinh xem có giải pháp nào hay hơn không.
- Làm được việc gì cho dân đỡ khổ nên tìm cách mà làm, dù chỉ một việc rất nhỏ là làm cho dân không phải xếp hàng chen lấn chỉ để mua được vài ba lạng thịt. Thôi tớ về đây. Sáng mai tớ đi Thạch Sơn, ông có đi không?
- Tôi đã hẹn với tay Minh đi thăm tiểu đoàn 246 đang chuẩn bị lên đường đi B.
- Vậy thì tớ đi Thạch Sơn một mình vậy. Chuyển lời của tớ hỏi thăm anh em, chúc anh em lên đường mạnh khỏe và nhanh chóng báo công về với tỉnh.
Ông Kim nhảy lên xe đạp đi ra khỏi cơ quan ủy ban.
Ông Quốc ngẫm nghĩ một lúc rồi nói:
- Có khi ý kiến của anh Côn là đúng đấy anh ạ. Ra Nghị quyết để cho nông dân tự do khai phá đất đai do Nhà nước quản lí là một việc làm vừa trái với pháp luật, vừa sai với đường lối tập thể hóa của Đảng. Cứ để cho nông dân làm, coi như mình không biết gì. Nếu việc làm này có hiệu quả, sau này ta sẽ ra thông tri bổ sung vẫn chưa muộn. Lúc ấy ai có nói thì ta có đủ lí lẽ chứng minh chứ chẳng sợ gì.
Ông Kim nhận ra sự nóng vội suýt làm hại mình liền nói với ông Quốc:
- Đúng là không có các ông thì tớ đã phạm phải một sai lầm hết sức ngu ngốc. Chưa thấy mình có tài đâu mà đã thấy có cái tai.
Ông Quốc không tán thành:
- Người có tài là người tìm ra được ý tưởng. Còn để ý tưởng trở thành hiện thực thì phải qua nhiều khâu, nhiều đoạn mới đi đến hoàn chỉnh, trong đó phải kể đến trí tuệ của tập thể. Cũng có rất nhiều trường hợp là ý tưởng phát sinh ra từ tập thể rồi có một đầu óc nhạy bén của một ai đó phát hiện và hoàn thiện nó. Trường hợp khai hoang đất chân rừng, gò đồi là một ví dụ. Nếu chúng ta biết nắm lấy và có kế hoạch chỉ đạo chặt chẽ, tôi nghĩ từ chuyện này có thể dẫn ta đến một ý tưởng khác. Đó là chia ruộng cho nông dân và khoán trắng cho họ tất cả các khâu. Họ chỉ có nộp thuế cho Nhà nước, bán thóc theo nghĩa vụ và nộp sản phẩm theo quy định của Hợp tác xã.
- Tay Hạp cho Hợp tác xã Du Thượng làm gần như ông vừa nói. Chỉ khác là sau khi Hợp tác xã cày bừa đâu vào đó mới chia ruộng và giao giống, giao phân cho hộ tự chăm sóc và thu hoạch lấy. Hợp tác chỉ còn hai việc là cung cấp thủy lợi và trừ sâu.
Ông Quốc tỏ ra lo lắng:
- Tình hình có nhiều nơi tự phát như thế này có khi tỉnh ủy phải ra Nghị quyết sớm về vấn đề Hợp tác xã nông nghiệp để cấp dưới có hướng chỉ đạo thôi anh ạ. Nếu không có khi loạn mất.
- Tớ cũng đã nghĩ tới chuyện này nên mới bảo với tay Côn soạn Nghị quyết càng sớm càng tốt. Cố gắng tháng đến thông qua thường vụ nếu có gì cần bổ sung thì bổ sung, sau đó ta triệu tập họp tỉnh ủy để thông qua.
- Năm nay xem ra thời tiết ấm hơn mọi năm. Có khi trời ủng hộ ta đây.
- Chưa biết thế nào mà nói. Trời ấm lại dễ phát sinh sâu bệnh. Trong khi đó thuốc trừ sâu còn hiếm hơn cả mì chính. Ông phải đốc thúc tay Tấn chuẩn bị dự phòng chuyện này. Ngay bây giờ phải chạy đôn chạy đáo mua cho được thuốc trừ sâu bệnh đưa về dự trữ sẵn trong kho. Phát hiện chỗ nào có sâu bệnh là tập trung dập ngay, đừng để chúng lây lan.
- Tay Tấn đã có kế hoạch chạy xin thêm thuốc trừ sâu và phân đạm rồi - Ông Quốc báo cho ông Kim biết.
Ông Kim khen:
- Tay này cũng tâm huyết với nông dân ra phết.
- Trưởng Ty Nông nghiệp mà không tâm huyết với nông dân thì còn ai tâm huyết nữa.
- Cũng còn tùy cái tâm của từng người. Tớ có chuyện này đang định bàn với ông đây.
- Chuyện gì thế anh? - Vừa rồi tớ đi dạo một vòng qua các cửa hàng lương thực và thực phẩm. Chỗ nào cũng thấy dân xếp hàng rồng rắn chen lấn nhau trông thương lắm. Trong khi đó thái độ mấy cô mậu dịch viên cứ như bố thí cho người ta không bằng. Gắt gỏng, mắng mỏ cả với những người tuổi bằng mẹ, bằng bà của mình. Có lẽ ông nên gọi cậu Dinh, Trưởng Ty Thương nghiệp bảo với nó chấn chỉnh lại thái độ của mấy cô mậu dịch viên đối với dân. Cô nào lếu láo đuổi ra khỏi ngành. Đồng thời thay đổi phương pháp bán hàng. Có thể đẩy những chiếc xe ba gác đi quanh các phố bán hàng lưu động cho dân. Ba, bốn khu phố mới có một cửa hàng lương thực, thực phẩm thì làm gì mà dân không xếp hàng rồng rắn.
Ông Quốc biết tính ông Kim đã nghĩ ra chuyện gì thì phải làm cho bằng được nên nói để ông Kim yên tâm:
- Tôi đồng ý với anh. Để tôi bàn với cậu Dinh xem có giải pháp nào hay hơn không.
- Làm được việc gì cho dân đỡ khổ nên tìm cách mà làm, dù chỉ một việc rất nhỏ là làm cho dân không phải xếp hàng chen lấn chỉ để mua được vài ba lạng thịt. Thôi tớ về đây. Sáng mai tớ đi Thạch Sơn, ông có đi không?
- Tôi đã hẹn với tay Minh đi thăm tiểu đoàn 246 đang chuẩn bị lên đường đi B.
- Vậy thì tớ đi Thạch Sơn một mình vậy. Chuyển lời của tớ hỏi thăm anh em, chúc anh em lên đường mạnh khỏe và nhanh chóng báo công về với tỉnh.
Ông Kim nhảy lên xe đạp đi ra khỏi cơ quan ủy ban.
Danh sách chương