Chiếc xe com-măng-ca hết lên đèo lại xuống dốc. Mùa đông đường khô bụi tung mù mịt. Những dãy núi xanh lam trước mắt mỗi lúc hiện ra rõ dần. Những làn mây mềm mại như những chiếc khăn lụa mỏng choàng vào cổ núi. Một sự pha màu tuyệt vời của thiên nhiên càng ngắm càng ngây ngất. Càng lên cao hơi lạnh lùa vào xe càng đậm đặc. Chiếc xe chạy vào bản và dừng lại trước ngõ nhà ông Tào. Từ trong nhà, ông Tào chạy ra mừng rỡ:
- Bí thư Kêm còn nhớ đến lão Tào này à? Ông Kim hồ hởi bắt tay ông Tào:
- Nhớ chứ. Không nhớ sao vào nhà ông.
Ông Tào nói thao thao:
- Sáng nay tao xách dao định vào rừng kiếm một ít lá thuốc về làm men rượu. Ra đến ngõ thì có con chim khách đậu trên ngọn cây vầu kêu líu cả lưỡi Tào khách! Tào khách! Tao biết có khách quý sắp vào nhà tao nên xách dao quay về ngồi chờ. Đúng là bao nhiêu khách quý vào nhà tao thật.
- Bây giờ tôi giới thiệu khách quý với ông nhé. Chú Đô và chú Hành đã vào nhà ông rồi, khỏi phải giới thiệu. Còn đây là ông Côn, thường vụ tỉnh ủy, trưởng Ban nông nghiệp tỉnh ủy…
Ông Tào cầm lấy tay ông Côn lắc lắc:
- Làm nhiều chức thế chắc chắn là cán bộ to rồi.
Ông Côn cười:
- Còn thấp hơn trưởng bản nhiều ông ạ.
- Không thấp đâu. Trưởng bản chỉ biết cưỡi ngựa thôi chứ làm gì được đi ô-tô.
Ông Kim chỉ vào bà Lê:
- Ông Tào có biết người này là ai không?
Ông Tào nhìn một lát rồi bảo:
- Cán bộ to của phụ nữ tỉnh có phải không?
Ông Côn bảo:
- Bà Kim đấy ông ạ.
Ông Tào kêu lên:
- Thế này thì ba lần khách quý.
Ông Kim hỏi:
- Sao lại ba lần khách quý?
- Mừng gấp lên ba lần mà. Mừng quá quên cả mời khách vào nhà.
Ông Tào đi trước, mọi người theo sau.
Ông Kim nói với ông Tào:
- Tôi uống nước xong là đi bắn sếu kẻo chúng bay đi nghỉ, ông ở nhà nói chuyện với ông Côn và bà Lê nhà tôi nhé.
- Không cần gấp vậy đâu. Năm nay chúng ăn ngoài đầm suốt ngày. Hết đàn này lại đến đàn khác. Tha hồ mà bắn.
Ông Kim hỏi:
- Ông có biết vì sao năm nay sếu lại về sớm, lại còn kiếm mồi cả ngày chứ không như trước đây chỉ đi kiếm mồi bữa sáng bữa chiều như trước đây không?
Ông Tào cười:
- Chắc cái xứ chúng nó ở Hợp tác xã làm ăn chẳng ra gì nên chúng nó đói ông ạ.
- Thế Du Thượng của ông đã no chưa? - Ông Kim hỏi.
- Sắp no.
- Sao lại sắp no?
Ông Tào giải thích:
- Vừa rồi bí thư huyện ủy Hạp và chủ tịch huyện Pha về làm việc với xã và Hợp tác xã. Sau đó cả hai ông vào thăm tao. Chả là ngày đánh Pháp, lão Tào này là du kích nổi tiếng mà. Hai lần tao đi theo bộ đội huyện đánh bốt Dốc Bối đấy nhé. Có lần đang nằm ngủ thì moóc chê bốt Dốc Bối câu cầu vồng vào bản. Một mảnh đạn moóc chê từ sau vườn bay vào cắm luôn đùi tao. Phải cáng lên bệnh xá huyện mới nhổ ra được đấy. Ông Kiêm, chủ tịch xã mấy lần giục tao kê khai để hưởng chính sách thương binh. Tao bảo tao nằm ngủ bị thương chứ có đánh đá gì đâu mà gọi là thương binh. Ông ấy bảo cứ khai đánh nhau đi, ông ấy sẽ chứng nhận cho. Cả bản này biết tao nằm ngủ bị thương, đi nói dối Đảng là xấu hổ lắm.
Ông Kim thấy ông Tào nói lạc qua chuyện khác nên hướng ông về chuyện ông muốn biết:
- Bí thư Hạp nói gì với ông mà ông bảo sắp no?
- Bí thư Hạp hỏi tao nhà còn đói không? Tao bảo thóc sắp hết rồi, ngô còn vài gùi, chẳng biết lấy gì ăn chờ đến vụ lúa sau. Bí thư Hạp bảo chịu khó kiếm cái gì ăn để chờ vụ lúa đến, đang có cách làm ăn mới, sắp no đến nơi rồi. Không biết có đúng thế không?
Ông Côn hỏi:
- Ông Hạp và ông Pha không nói rõ cách làm ăn mới như thế nào à?
- Có chứ. Tin vui như vậy là phải hỏi để biết mà làm chứ. Mà Du Thượng đã làm rồi đấy. Lúa tốt lắm nên tao mới bảo là sắp no.
Ông Kim và ông Côn bắt đầu quan tâm đến những lời nói đứt đoạn của ông Tào. Ông Côn hỏi:
- Hai ông ấy bảo cách làm ăn mới thế nào và dân có làm đúng như vậy không?
- Bí thư Hạp bảo không còn khoán như cũ nữa. Đã có cách khoán mới. Hợp tác xã cày bừa xong giao ruộng, giao giống, giao phân đạm cho xã viên tự cấy và chăm sóc lấy ruộng của mình. Ruộng cạn, Hợp tác lo nước. Đến vụ gặt nộp thuế, nộp sản lượng và bán nghĩa vụ cho Nhà nước. Còn lại bao nhiêu được hưởng tất. Dân Du Thượng mừng lắm nên trẻ già lớn bé gì đều kéo nhau ra ruộng hết chứ không còn ăn rồi nằm ngủ và đi vào rừng bắn chim bắn thú như trước đây nữa.
Ông Kim thấy lòng mình phơi phới. Ông cười và nhắc lại chuyện cũ:
- Như vậy tỉnh ủy không làm địa chủ mà Hợp tác xã làm địa chủ phải không?
Ông Tào cười khà khà:
- Đầu nghĩ cạn như con suối khô mới nói thế thôi chứ chẳng cho ai làm địa chủ hết. Thời này làm chủ chỉ có dân thôi. Còn chuyện này mới sướng cái bụng người già. Ông chủ tịch Pha bảo sắp tới ai có sức làm bao nhiêu đất chân rừng bỏ hoang thì đăng ký với Hợp tác rồi tự ra mà cuốc cày. Muốn trồng cây gì thì trồng. Không phải nộp gì cho Hợp tác hết. Ba năm giao đất lại cho Hợp tác. Ai muốn làm tiếp, Hợp tác cho làm, nhưng phải chia phần cho Hợp tác. Tao bảo sắp no đến nơi là vậy đấy. Bí thư Kêm bảo chủ tịch Pha nói có đúng không hay là lừa dân.
Ông Kim đáp:
- Bí thư và chủ tịch huyện nói thì phải đúng chứ lừa dân để dân bắt làm thịt à.
- Tao cũng tin thế. Còn nói dối thì dân không cho làm chủ tịch và bí thư chứ không làm thịt đâu. Thịt thú rừng ở đây bẫy ăn không hết, dại gì mà ăn thịt chủ tịch với bí thư.
Mọi người cười vui vẻ. Ông Kim và Đô vác súng đi bắn chim sếu, chỉ còn lại ông Côn và bà Lê. Bà Lê xách cái túi mì sợi và hơn chục ổ bánh mì đặt xuống chiếc chiếu:
- Lên thăm ông bà chẳng có quà gì, chỉ có ít mì sợi và bánh mì biếu ông bà.
Ông Tào nói tự nhiên:
- Bà bí thư Kêm cho thì lấy thôi. Những thứ này trên này quý lắm đấy. Không phải ai cũng được ăn đâu.
Nói chuyện một lát, ông Côn quay lại chuyện cũ hỏi ông Tào:
- Nếu huyện cho khai hoang đất chân rừng, ông có làm không?
Ông Tào nói ngay:
- Làm chứ. Dại gì mà không làm.
- Ông định đăng ký với Hợp tác khai hoang bao nhiêu mẫu?
- Ba bố con tao sẽ xin đăng ký ba mẫu.
- Nhiều thế làm sao nổi?
Ông Tào nói rành rọt:
- Sợ Hợp tác không cho chứ cho thêm nữa vẫn làm nổi. Mấy bố con tao nếu làm cho Hợp tác tính ra chỉ có sáu người thôi. Hai vợ chồng thằng Nống, hai vợ chồng thằng Khâu và hai đứa cháu nội. Nhưng nếu làm cho gia đình thì có đến mười ba người lao động kia ông ạ. Trâu béo kéo trâu gầy. Mười ba người làm gì mà không khai hoang được ba mẫu.
Ông Côn hỏi:
- Khai hoang xong ông định trồng gì?
- Miễn sao có đất chứ trồng gì mà chả được. Không biết nơi khác thế nào chứ đất chân rừng chỗ chúng tao còn tốt hơn cả ruộng Hợp tác đang làm. Ông là thường vụ tỉnh ủy, có nghĩa là chỉ đứng sau bí thư Kim. Tao muốn hỏi cái việc giao ruộng cho xã viên làm có được lâu không hay chỉ một vụ này thôi?
Ông Côn nói với ông Tào:
- Nếu bà con làm ăn tốt, năng suất gấp đôi, gấp ba trước đây thì chắc là được làm lâu dài đấy ông ạ.
- Gì chứ năng suất gấp đôi, gấp ba là được thôi. Bởi vì mình làm càng tốt thì được hưởng càng nhiều nên ai cũng muốn làm tốt. Nhưng thế nhỡ người ta cấm và bắt trở về khoán như cũ thì sao?
Ông Côn không biết trả lời thế nào để ông Tào hiểu. Bởi chính bản thân ông khi ngồi để viết Nghị quyết, đôi lần ông cũng phân vân tự hỏi: Thế lực bảo thủ, giáo điều đang còn tràn ngập khắp ngang cùng ngõ hẻm, liệu Nghị quyết có đứng vững được không. Nhưng không thể trả lời ông Tào bằng nỗi phân vân của mình. Ông biết việc mạnh dạn cho dân khoán đến hộ của huyện ủy Linh Sơn là ngọn lửa niềm tin vừa được nhóm lên, không có lí do gì để dập tắt nó. Vì vậy ông Côn chỉ có thể trả lời nước đôi để phần nào làm ông Tào yên tâm:
- Ông hỏi câu này thì tôi khó trả lời quá. Vì cấm hay không là quyền của người còn cao hơn bí thư Kim nên bí thư Kim cũng phải chấp hành lệnh của trên thôi. Đó là nói phòng xa chứ trên thấy dân làm được nhiều ngô, nhiều thóc thì chẳng khi nào cấm đâu.
Ông Tào nói:
- Tao hỏi vậy cho yên lòng thôi chứ biết chẳng khi nào Đảng muốn cho dân đói.
Trong khi ông Côn và ông Tào ngồi nói chuyện với nhau thì bà Tào đang dẫn bà Lê đi xem cây cối trong vườn. Nhìn mận, dứa, mít ken dày khắp vườn, bà Lê hỏi bà Tào:
- Mận, mít và dứa nhiều như thế này, đến mùa có đem đi bán không bà?
- Nhà nào cũng có biết bán cho ai.
- Sao không đem xuống chợ dưới xuôi mà bán?
- Người ta không cho đem đi bán đâu.
- Ai không cho?
Bà Tào thật thà bảo:
- Hợp tác chứ ai. Họ bảo lệnh của trên là không được đưa thổ sản của địa phương đi bán nơi khác.
Bà Lê phàn nàn:
- Vô lí nhỉ. Không bán thì ăn làm sao hết?
- Ăn không hết thì bỏ thôi.
Bà Lê lại hỏi:
- Khi nãy ngồi trong nhà nghe ông bảo thóc thì sắp hết, ngô chỉ còn mấy gùi, vậy từ đây cho đến khi có lúa vụ chiêm còn gần bốn tháng nữa, gia đình ta lấy gì mà ăn?
Bà Tào đáp:
- Mấy năm nay năm nào cũng thiếu như vậy. Nhưng rồi lượm lặt một thứ một ít cho vào bụng rồi cũng qua hết.
- Các con bà có thiếu như bà không?
- Chúng nó có thóc công điểm của Hợp tác nên không thiếu nhiều lắm. Chúng nó thỉnh thoảng vẫn đưa thóc qua biếu cho bố mẹ đấy. Cũng nhờ chúng nó lắm. Nhưng mùa tới thì không phải lo rồi.
Bà Lê hỏi:
- Vì sao không còn lo?
- Bí thư Kim đã trả ruộng lại cho dân làm nên ai cũng gắng sức để có nhiều thóc nên không còn lo đói nữa.
Không nói ra nhưng bà Lê cảm thấy một nỗi lo mơ hồ đang đến với mình. Không biết cấp trên có nghĩ như dân là ông Kim đang trả lại ruộng đất cho nông dân không? Nếu vậy thì cái họa đang treo lơ lửng trên đầu ông Kim rồi, bà không thấy lo sao được.
- Bí thư Kêm còn nhớ đến lão Tào này à? Ông Kim hồ hởi bắt tay ông Tào:
- Nhớ chứ. Không nhớ sao vào nhà ông.
Ông Tào nói thao thao:
- Sáng nay tao xách dao định vào rừng kiếm một ít lá thuốc về làm men rượu. Ra đến ngõ thì có con chim khách đậu trên ngọn cây vầu kêu líu cả lưỡi Tào khách! Tào khách! Tao biết có khách quý sắp vào nhà tao nên xách dao quay về ngồi chờ. Đúng là bao nhiêu khách quý vào nhà tao thật.
- Bây giờ tôi giới thiệu khách quý với ông nhé. Chú Đô và chú Hành đã vào nhà ông rồi, khỏi phải giới thiệu. Còn đây là ông Côn, thường vụ tỉnh ủy, trưởng Ban nông nghiệp tỉnh ủy…
Ông Tào cầm lấy tay ông Côn lắc lắc:
- Làm nhiều chức thế chắc chắn là cán bộ to rồi.
Ông Côn cười:
- Còn thấp hơn trưởng bản nhiều ông ạ.
- Không thấp đâu. Trưởng bản chỉ biết cưỡi ngựa thôi chứ làm gì được đi ô-tô.
Ông Kim chỉ vào bà Lê:
- Ông Tào có biết người này là ai không?
Ông Tào nhìn một lát rồi bảo:
- Cán bộ to của phụ nữ tỉnh có phải không?
Ông Côn bảo:
- Bà Kim đấy ông ạ.
Ông Tào kêu lên:
- Thế này thì ba lần khách quý.
Ông Kim hỏi:
- Sao lại ba lần khách quý?
- Mừng gấp lên ba lần mà. Mừng quá quên cả mời khách vào nhà.
Ông Tào đi trước, mọi người theo sau.
Ông Kim nói với ông Tào:
- Tôi uống nước xong là đi bắn sếu kẻo chúng bay đi nghỉ, ông ở nhà nói chuyện với ông Côn và bà Lê nhà tôi nhé.
- Không cần gấp vậy đâu. Năm nay chúng ăn ngoài đầm suốt ngày. Hết đàn này lại đến đàn khác. Tha hồ mà bắn.
Ông Kim hỏi:
- Ông có biết vì sao năm nay sếu lại về sớm, lại còn kiếm mồi cả ngày chứ không như trước đây chỉ đi kiếm mồi bữa sáng bữa chiều như trước đây không?
Ông Tào cười:
- Chắc cái xứ chúng nó ở Hợp tác xã làm ăn chẳng ra gì nên chúng nó đói ông ạ.
- Thế Du Thượng của ông đã no chưa? - Ông Kim hỏi.
- Sắp no.
- Sao lại sắp no?
Ông Tào giải thích:
- Vừa rồi bí thư huyện ủy Hạp và chủ tịch huyện Pha về làm việc với xã và Hợp tác xã. Sau đó cả hai ông vào thăm tao. Chả là ngày đánh Pháp, lão Tào này là du kích nổi tiếng mà. Hai lần tao đi theo bộ đội huyện đánh bốt Dốc Bối đấy nhé. Có lần đang nằm ngủ thì moóc chê bốt Dốc Bối câu cầu vồng vào bản. Một mảnh đạn moóc chê từ sau vườn bay vào cắm luôn đùi tao. Phải cáng lên bệnh xá huyện mới nhổ ra được đấy. Ông Kiêm, chủ tịch xã mấy lần giục tao kê khai để hưởng chính sách thương binh. Tao bảo tao nằm ngủ bị thương chứ có đánh đá gì đâu mà gọi là thương binh. Ông ấy bảo cứ khai đánh nhau đi, ông ấy sẽ chứng nhận cho. Cả bản này biết tao nằm ngủ bị thương, đi nói dối Đảng là xấu hổ lắm.
Ông Kim thấy ông Tào nói lạc qua chuyện khác nên hướng ông về chuyện ông muốn biết:
- Bí thư Hạp nói gì với ông mà ông bảo sắp no?
- Bí thư Hạp hỏi tao nhà còn đói không? Tao bảo thóc sắp hết rồi, ngô còn vài gùi, chẳng biết lấy gì ăn chờ đến vụ lúa sau. Bí thư Hạp bảo chịu khó kiếm cái gì ăn để chờ vụ lúa đến, đang có cách làm ăn mới, sắp no đến nơi rồi. Không biết có đúng thế không?
Ông Côn hỏi:
- Ông Hạp và ông Pha không nói rõ cách làm ăn mới như thế nào à?
- Có chứ. Tin vui như vậy là phải hỏi để biết mà làm chứ. Mà Du Thượng đã làm rồi đấy. Lúa tốt lắm nên tao mới bảo là sắp no.
Ông Kim và ông Côn bắt đầu quan tâm đến những lời nói đứt đoạn của ông Tào. Ông Côn hỏi:
- Hai ông ấy bảo cách làm ăn mới thế nào và dân có làm đúng như vậy không?
- Bí thư Hạp bảo không còn khoán như cũ nữa. Đã có cách khoán mới. Hợp tác xã cày bừa xong giao ruộng, giao giống, giao phân đạm cho xã viên tự cấy và chăm sóc lấy ruộng của mình. Ruộng cạn, Hợp tác lo nước. Đến vụ gặt nộp thuế, nộp sản lượng và bán nghĩa vụ cho Nhà nước. Còn lại bao nhiêu được hưởng tất. Dân Du Thượng mừng lắm nên trẻ già lớn bé gì đều kéo nhau ra ruộng hết chứ không còn ăn rồi nằm ngủ và đi vào rừng bắn chim bắn thú như trước đây nữa.
Ông Kim thấy lòng mình phơi phới. Ông cười và nhắc lại chuyện cũ:
- Như vậy tỉnh ủy không làm địa chủ mà Hợp tác xã làm địa chủ phải không?
Ông Tào cười khà khà:
- Đầu nghĩ cạn như con suối khô mới nói thế thôi chứ chẳng cho ai làm địa chủ hết. Thời này làm chủ chỉ có dân thôi. Còn chuyện này mới sướng cái bụng người già. Ông chủ tịch Pha bảo sắp tới ai có sức làm bao nhiêu đất chân rừng bỏ hoang thì đăng ký với Hợp tác rồi tự ra mà cuốc cày. Muốn trồng cây gì thì trồng. Không phải nộp gì cho Hợp tác hết. Ba năm giao đất lại cho Hợp tác. Ai muốn làm tiếp, Hợp tác cho làm, nhưng phải chia phần cho Hợp tác. Tao bảo sắp no đến nơi là vậy đấy. Bí thư Kêm bảo chủ tịch Pha nói có đúng không hay là lừa dân.
Ông Kim đáp:
- Bí thư và chủ tịch huyện nói thì phải đúng chứ lừa dân để dân bắt làm thịt à.
- Tao cũng tin thế. Còn nói dối thì dân không cho làm chủ tịch và bí thư chứ không làm thịt đâu. Thịt thú rừng ở đây bẫy ăn không hết, dại gì mà ăn thịt chủ tịch với bí thư.
Mọi người cười vui vẻ. Ông Kim và Đô vác súng đi bắn chim sếu, chỉ còn lại ông Côn và bà Lê. Bà Lê xách cái túi mì sợi và hơn chục ổ bánh mì đặt xuống chiếc chiếu:
- Lên thăm ông bà chẳng có quà gì, chỉ có ít mì sợi và bánh mì biếu ông bà.
Ông Tào nói tự nhiên:
- Bà bí thư Kêm cho thì lấy thôi. Những thứ này trên này quý lắm đấy. Không phải ai cũng được ăn đâu.
Nói chuyện một lát, ông Côn quay lại chuyện cũ hỏi ông Tào:
- Nếu huyện cho khai hoang đất chân rừng, ông có làm không?
Ông Tào nói ngay:
- Làm chứ. Dại gì mà không làm.
- Ông định đăng ký với Hợp tác khai hoang bao nhiêu mẫu?
- Ba bố con tao sẽ xin đăng ký ba mẫu.
- Nhiều thế làm sao nổi?
Ông Tào nói rành rọt:
- Sợ Hợp tác không cho chứ cho thêm nữa vẫn làm nổi. Mấy bố con tao nếu làm cho Hợp tác tính ra chỉ có sáu người thôi. Hai vợ chồng thằng Nống, hai vợ chồng thằng Khâu và hai đứa cháu nội. Nhưng nếu làm cho gia đình thì có đến mười ba người lao động kia ông ạ. Trâu béo kéo trâu gầy. Mười ba người làm gì mà không khai hoang được ba mẫu.
Ông Côn hỏi:
- Khai hoang xong ông định trồng gì?
- Miễn sao có đất chứ trồng gì mà chả được. Không biết nơi khác thế nào chứ đất chân rừng chỗ chúng tao còn tốt hơn cả ruộng Hợp tác đang làm. Ông là thường vụ tỉnh ủy, có nghĩa là chỉ đứng sau bí thư Kim. Tao muốn hỏi cái việc giao ruộng cho xã viên làm có được lâu không hay chỉ một vụ này thôi?
Ông Côn nói với ông Tào:
- Nếu bà con làm ăn tốt, năng suất gấp đôi, gấp ba trước đây thì chắc là được làm lâu dài đấy ông ạ.
- Gì chứ năng suất gấp đôi, gấp ba là được thôi. Bởi vì mình làm càng tốt thì được hưởng càng nhiều nên ai cũng muốn làm tốt. Nhưng thế nhỡ người ta cấm và bắt trở về khoán như cũ thì sao?
Ông Côn không biết trả lời thế nào để ông Tào hiểu. Bởi chính bản thân ông khi ngồi để viết Nghị quyết, đôi lần ông cũng phân vân tự hỏi: Thế lực bảo thủ, giáo điều đang còn tràn ngập khắp ngang cùng ngõ hẻm, liệu Nghị quyết có đứng vững được không. Nhưng không thể trả lời ông Tào bằng nỗi phân vân của mình. Ông biết việc mạnh dạn cho dân khoán đến hộ của huyện ủy Linh Sơn là ngọn lửa niềm tin vừa được nhóm lên, không có lí do gì để dập tắt nó. Vì vậy ông Côn chỉ có thể trả lời nước đôi để phần nào làm ông Tào yên tâm:
- Ông hỏi câu này thì tôi khó trả lời quá. Vì cấm hay không là quyền của người còn cao hơn bí thư Kim nên bí thư Kim cũng phải chấp hành lệnh của trên thôi. Đó là nói phòng xa chứ trên thấy dân làm được nhiều ngô, nhiều thóc thì chẳng khi nào cấm đâu.
Ông Tào nói:
- Tao hỏi vậy cho yên lòng thôi chứ biết chẳng khi nào Đảng muốn cho dân đói.
Trong khi ông Côn và ông Tào ngồi nói chuyện với nhau thì bà Tào đang dẫn bà Lê đi xem cây cối trong vườn. Nhìn mận, dứa, mít ken dày khắp vườn, bà Lê hỏi bà Tào:
- Mận, mít và dứa nhiều như thế này, đến mùa có đem đi bán không bà?
- Nhà nào cũng có biết bán cho ai.
- Sao không đem xuống chợ dưới xuôi mà bán?
- Người ta không cho đem đi bán đâu.
- Ai không cho?
Bà Tào thật thà bảo:
- Hợp tác chứ ai. Họ bảo lệnh của trên là không được đưa thổ sản của địa phương đi bán nơi khác.
Bà Lê phàn nàn:
- Vô lí nhỉ. Không bán thì ăn làm sao hết?
- Ăn không hết thì bỏ thôi.
Bà Lê lại hỏi:
- Khi nãy ngồi trong nhà nghe ông bảo thóc thì sắp hết, ngô chỉ còn mấy gùi, vậy từ đây cho đến khi có lúa vụ chiêm còn gần bốn tháng nữa, gia đình ta lấy gì mà ăn?
Bà Tào đáp:
- Mấy năm nay năm nào cũng thiếu như vậy. Nhưng rồi lượm lặt một thứ một ít cho vào bụng rồi cũng qua hết.
- Các con bà có thiếu như bà không?
- Chúng nó có thóc công điểm của Hợp tác nên không thiếu nhiều lắm. Chúng nó thỉnh thoảng vẫn đưa thóc qua biếu cho bố mẹ đấy. Cũng nhờ chúng nó lắm. Nhưng mùa tới thì không phải lo rồi.
Bà Lê hỏi:
- Vì sao không còn lo?
- Bí thư Kim đã trả ruộng lại cho dân làm nên ai cũng gắng sức để có nhiều thóc nên không còn lo đói nữa.
Không nói ra nhưng bà Lê cảm thấy một nỗi lo mơ hồ đang đến với mình. Không biết cấp trên có nghĩ như dân là ông Kim đang trả lại ruộng đất cho nông dân không? Nếu vậy thì cái họa đang treo lơ lửng trên đầu ông Kim rồi, bà không thấy lo sao được.
Danh sách chương