Bao Thành Tổ nào dám để Nguyễn Đông Thanh nói tiếp.
Không phải bọn hắn không muốn phản bác, vì Nho đạo chứng danh, mà là bởi vì vị “Bích Mặc tiên sinh” này nói cơ hồ không sai một chữ.
Song, nếu chỉ là nhiêu đó thì còn không khiến lão và mấy vị viện trưởng khác ngậm miệng. Dù sao, bọn họ đều là Nho đạo cường giả, bình thường lấy miệng lưỡi giết người không thiếu.
Một kẻ vô tội bọn họ còn nói cho thành kẻ vô ác bất tác, tà ma ngoại đạo muôn người phỉ nhổ cũng còn là phạt nhẹ được, đổi trắng thay đen một chút thì có là gì? Sở dĩ im lặng, là vì không ai mà không cảm thấy... áp lực.
Đương nhiên, Lam Ba thư quán quán chủ xem như một ngoại lệ.
Cái kiểu nói chuyện của Bích Mặc tiên sinh quả thực giống như tận mắt thấy Nho đạo sinh ra, phân hóa đến thời bách hoa tề phóng, bách gia tranh minh, dần dần đạt tới cực thịnh, lại chậm rãi suy tàn. Đại đạo thịnh suy, nhất là một đạo lớn như Nho đạo, vốn là chuyện không phải mấy vạn mấy chục vạn năm thì tuyệt đối không thể nào làm được.
Hơn nữa, cho dù có nhìn thấu, thì cũng phải thủ khẩu như bình, không thể tiết lộ nửa điểm thiên cơ. Bằng không ắt phải chịu phản phệ, cho dù là Đạo Tổ đệ thập cảnh cũng phải hình thần câu diệt.
Thế mà Bích Mặc tiên sinh có thể nói thản nhiên như không.
Bao Thành Tổ tự hỏi không hiểu rốt cuộc mình đụng phải cái loại quái vật gì đây. Hắn bỗng dưng từ trên trời rơi xuống, từ dưới đất chui lên xuất hiện ở Huyền Hoàng giới này là có mục đích gì.
Lão không biết.
Lại càng không dám hỏi nhiều.
Thế là, Bao Thành Tổ vội vàng hắng giọng một tiếng, nói sang chuyện khác:
“Biện luận hôm nay chỉ đến đây thôi, về lời của tiên sinh bọn ta sẽ suy ngẫm. Thế nhưng xưa nay Nho đạo tranh tài, ngoại trừ lý lẽ miệng lưỡi thì không thể không có so đấu tài hoa. Thế nên hôm nay lục đại thư viện chúng ta cũng muốn tỉ thí một phen với tiên sinh.”
Lúc nói chuyện lão đã đổi xưng hô từ “ngươi” sang thành “tiên sinh”, lại lấy danh nghĩa “lục đại thư viện” chứ không còn là “Văn Cung” nữa.
Loại chiêu trò đổi câu thay chữ này đương nhiên không qua được mắt Nguyễn Đông Thanh. Hắn không hiểu tại sao Bao Thành Tổ lại phải làm thế, nhưng cũng không buồn thắc mắc gì nhiều.
Lúc này, gã chỉ muốn đuổi đám người Nho môn này đi khỏi đây là được.
Quán chủ Lam Ba thư quán xoa hai bàn tay vào nhau, cười hềnh hệch:
“Hay lắm hay lắm, để bản quán chủ xem xem nhà ngươi rốt cuộc tài hoa đến đâu mà chê bôi Nho đạo chúng ta là không biết dạy dỗ kẻ khác.”
Nguyễn Đông Thanh hắng giọng, nhíu mày:
“Thi như thế nào?”
Bao Thành Tổ nói:
“Cũng giống như khoa cử vậy. Dưới Nho đạo chứng giám, tiên thánh cộng quan, hai phe chúng ta nội trong bảy bước chân thi làm thơ viết phú. Lấy dị tượng của đại đạo mà luận thắng bại.”
Nguyễn Đông Thanh cười khẩy:
“Chẳng nhẽ mấy lão già các ngươi không biết ta chỉ là kẻ người phàm mắt thịt? Năm trước phát chẩn ở ngoài thành, đứng trước bàn dân đọc đôi câu đối, nhưng chim cũng không thèm đánh một phát rắm, nữa là Nho môn đại đạo. Cho dù tài hoa ta có cao cách mấy thì chẳng phải cũng sớm đã thua rồi sao?”
“Đương nhiên không phải. Vãng thánh nghe văn, cho dù không có chân khí bàng thân, cũng ắt sẽ có phản hồi của đại đạo. Xưa nay ở Huyền Hoàng giới đâu thiếu gì trường hợp văn nhân mười năm mài một kiếm, vừa cất tiếng hót là rung động thiên hạ. Tiên sinh chẳng nhẽ không biết?”
Bao Thành Tổ thấy Bích Mặc tiên sinh thậm chí không biết cả những điều thường thức cơ bản này ở Huyền Hoàng giới, thì càng thận trọng đề phòng hơn.
Có người nói Nguyễn Đông Thanh là kẻ từ thiên ngoại mà đến, xuyên qua Tinh Hải, vượt qua Thiên Đảo mà vào Huyền Hoàng giới. Khi trước nghe thấy lời này, Bao Thành Tổ và mấy tên viện trưởng cũng không tin tưởng lắm, thế nhưng hiện giờ...
Không phải không có lý.
Nguyễn Đông Thanh gật đầu, nói:
“Các người là kẻ thách đấu, vậy tại hạ động khẩu trước, không có vấn đề chứ?”
“Chuyện đương nhiên, chuyện đương nhiên.”
Bao Thành Tổ hơi nhíu mày, song cũng không dám nói “không”. Dù sao đến kiếm chuyện là bọn họ, bây giờ còn đòi chiếm lấy tiên cơ thì quả thực quá là không phải.
Nếu đối thủ thực sự là một tên phàm nhân thì cũng thôi, Văn Cung đương nhiên có thể chèn ép đối phương.
Thế nhưng, nói Bích Mặc tiên sinh đang đứng kia là phàm nhân, ai chịu tin?
Đương nhiên, cái tên Lam Ba quán chủ kia không tính. Mặt hàng này chính là một tên thắng giải đầu thai mở rộng, sinh vào nhà tốt, vô học bất thuật, tốt mã dẻ cùi mà thôi.
Bao Thành Tổ phất tay ra hiệu cho Nho sinh bên ngoài:
“Chuẩn bị văn phòng tứ bảo.”
Đám học sinh bèn động thủ. Không ai bảo ai, người nào người nấy đều lấy từng cuộn giấy trải ra trên thảm cỏ, mực mài ra đầy nghiên, lại vỗ nhẫn chứa đồ, bưng ra một bộ bốn cái bút to nhỏ khác nhau đặt ở trước mặt. Mấy tên viện trưởng, quán chủ đều nghiêm sắc mặt, cao giọng hô:
“Thỉnh tiên hiền vãng tháng!”
Lời vừa dứt, tức thì bút lông nhảy ra khỏi giá treo, chấm dẫm mực nước, tự họa lên giấy một bức tranh. Có lão già ăn mặc kham khổ, chân đi trần, tay cầm sách. Có thư đồng lưng cõng gùi sách, vẻ mặt tươi cười. Có kỳ tiên ngồi trước bàn cờ, vỗ đùi khoái chí.
Lại có cầm, có tiêu, có thư có họa.
Hàng trăm hàng ngàn bức tranh đón gió bay lên không trung, nối đuôi nhau tạo thành một dòng sông dài với hai màu đen trắng. Nhất thời tiếng ngâm đọc vang lên xa gần, mùi mực thoang thoảng đầy cả không trung, từng bức vẽ trên trang giấy giống như là sống lại, sinh hoạt như người thật.
Lại thấy trời đất tối sầm, ánh trời trăng đều lui tránh, chỉ thấy một con đường bảy sắc vắt ngang qua bầu không, lừ lừ xuất hiện. Trên con đường này, Nguyễn Đông Thanh thấy được hư ảnh vô số người đang dùi mài kinh sử. Nửa sau con đường đã gãy đoạn, uốn cong, bảy sắc cũng quện thành một màu xám xịt sương mù. Giữa vùng biển hư vô mờ mịt kia, Nguyễn Đông Thanh loáng thoáng thấy được cả những người được vẽ trên những bức tranh đứng lố nhố.
“Mẹ nó! Cái thứ phản khoa học gì thế này?”
Vốn Bích Mặc tiên sinh của chúng ta còn tưởng cái câu “Nho đạo chứng giám, vãng thánh cộng quan” của Bao Thành Tổ là nói một cách hình tượng mà thôi.
Nhưng không!
Hắn đánh giá quá thấp độ phản khoa học của Huyền Hoàng giới.
Người ta nói theo nghĩa đen, bê nguyên cái Nho đạo đến đây làm giám khảo, những người được vẽ ra kia ắt hẳn chính là những “tiên hiền vãng thánh” được nhắc đến ban nãy.
Nguyễn Đông Thanh thấy lúc này dị tượng đầy trời, Nho đạo hiển hiện vắt ngang trường không, cũng không khỏi thấy rén. Dù sao lần này tuy là Văn Cung đến gây sự trước, nhưng cái cách phản kích của hắn cũng tương đương với đập quán.
Nho đạo có bất chấp mặt mũi đánh chết hắn hay không thì chưa nói trước được.
Vốn là, Bích Mặc tiên sinh định mượn một đoạn trong bài “Tự Tân ca” được cho là của Phan Bội Châu để ứng phó:
“Mấy nghìn năm thói quen tục hủ,
Giày tan tành mà mủ lại thối hoẵng.
Nào học thuật, nào văn chương,
Nào tư tưởng tinh thần đều cũ rích.
Áo vá mãi còn gì mà chẳng rách,
Nhà dột lâu tường vách có còn đâu?
Nếu ta giữ lấy bo bo,
Hình bùn, tượng gỗ có đâu thánh thần.”
Thế nhưng, Văn Cung đến cả đại đạo và thánh nhân nhà mình cũng lôi ra rồi. Trong mắt Nguyễn Đông Thanh, hành động này khác nào cường quốc tập trận hòng gồng cơ bắp, đe dọa thiên hạ? Thành thử, nếu như hắn không “đáp trả” cho xứng đáng, chỉ e là không bõ công sáu đại thư viện triệu hồi Nho đạo ra.
Thế là, hắn hắng giọng, chọn một bài khác để đọc:
“Liếc xem phong thổ;
Nghe tiếng quốc âm.
Ở ống thì dài, ở bầu thì tròn, đã biết ngạn ngôn vẫn có;
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng, cho hay cổ huấn đã nhằm.
Sống nhiều tuổi biết nhiều điều, cổ nhân đã dạy;
Hơn một ngày hay một chước, tiền định chẳng lầm.
Khôn làm chị, khó làm em, người danh giá chia nên thượng hạ;
Giàu vì làng, sang vì nước, khách tài hoa nối gót quan trâm.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, người cư xử có thủy chung tiền hậu;
Có tiền mua tiên cũng được, nó tiền tài kể ức vạn nghìn trăm.
Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau, lời ngạn ngữ mấy câu huấn độc;
Khéo ăn thời no, khéo co thời ấm, lúc hàn vi bao kẻ phù trầm.
Vốn xưa:
Mấy dòng chính thống,
Một cõi An Nam.
Vũ trụ thu về trong tám cõi;
Cơ đồ gây dựng mấy muôn năm.
Ai ngờ tin bợm mất bò, âm âm khắp cõi bắc nam, thấy trắng toát thuyền bè xe ngựa;
Chẳng biết nuôi ong tay áo, giăng giăng khắp đường kẻ chợ, mải đen sì thuỷ bộ sơn lâm.
Nuôi cọp cọp hại mình, tiền bạc nó đều thu tận;
Chơi cò cò mổ mắt, thành trì quét sạch lăng xâm.
Rước voi về giày mả, nào tiểu chiến, nào đại công, liếc mắt thấy cờ trương tỏ rõ;
Xắn tay đốt nhà làng, nào thành cao, nào hào rộng, vẳng tai nghe súng phát vang ầm.
Mình một gói, người trót bàn, nó xe ngựa tung hoành trong đất nước;
Bè của tôi, gỗ của chú, nó bạc tiền thu tận mấy non sông.
Không thầy đố mầy làm nên, xe Cát Lợi, điện Hồng Mao, đều học được tha bang trí xảo;
Gần tre phải chẻ một phía, thuyền Pha Nho, súng Phổ Lỗ, đã chắc rằng viện quốc hồng phong.
Bây giờ:
Bụt già ma trẻ;
Nước đục bùn trong.
Cũng có người nhờ gió bẻ măng, chẳng nhớ xưa lộc nước ơn vua, cơm áo nặng dày ơn cố chúa;
Cũng có kẻ qua cầu cất nhịp, chỉ biết những đồng tiền lượng bạc, cương thường nhẹ bổng chữ trinh trung.
Cũng có thằng theo đuốc ăn tàn, quyết một bài uốn lưỡi cắt răng, ngậm miệng nín hơi đua những thói;
Cũng có kẻ nương đèn ẩn bóng, quen những thói bắt tay nhớ mặt, xui nguyên giục bị nhởn nhơ lòng.
Ăn một miếng tiếng cả đời, chỉ căm hết thịt dơ xương, gặp hội no ra rồi cũng có.
Gió bề nào che bề ấy, đã chắc ít thầy đầy bị, tới phen này há lẽ ngồi không.
Quan cả vạ to, giàu kim ốc thấy đâu Đình Trưởng;
Của đời người thế, tiền đông sơn đâu thấy Đặng Thông.
Hội này:
Nhà nước loạn ly;
Sơn lâm biến đổi.
Chớ thấy người sang bắt quàng làm họ, phận đỉnh chung sẽ bấm chỉ đợi chờ;
Chớ thấy sóng cả mà vỗ tay chèo, tài châu liếp phải ra tay gắng gỏi.
Cũng đừng ăn no tức bụng, theo những phường mắt cáo râu dê;
Cũng đừng bổ bạc mất hồ, mang những thói quỷ tha ma trói.
Thua cuộc này bày cuộc khác, ruổi phong trần quét sạch hồ di;
Đông có mây tây có sao, tính sấm vững đã nhằm nguyên hội.
Phải ra ngoài mà lần, văn tu võ luyện học cho tinh;
Dốt thời truốt cho xa, đáy bể ngọn nguồn tới đến cõi.
Có hỏi thời nói, có gọi thời thưa, thơ thẩn kẻ hiền nhân quân tử;
Ra đường hỏi già, về nhà hỏi trẻ, xem hội này thiên hạ nhà ai.
Phi đường ấy tắc đường kia, sao Mộc Tư sơn hà đã định;
Đèn nhà ai sáng nhà nấy, hẳn Phá Điền đường đế trùng khai.
Xem mặt đặt tên, số hai mươi cho ra mới biết cày chưa gặp nước;
Nhiều cây dày trái, hạn bảy mươi đã định biết rằng chợ họp lấy người.
Cũng có người nhiều mối tối nằm không, có tình vì nước, vì dân, bảo một đường quàng một nẻo;
Cũng có kẻ cầu danh tranh mối lợi, có ý giả vương, giả bá, khéo lồng mốt dốt lòng hai.
Thôi thôi!
Thế thời mặc thế;
Ta biết việc ta.
Câu xuất khảm chưa từng đã rõ;
Hội trăm năm gần đó chẳng xa.
Hay áo giạc sừng, đến lúc cháy nhà ra mặt chuột;
Ma bắt có mặt, mấy đời đứa ở đánh chúa nhà.
Rút dây động rừng, nào là ba bể chín châu, thu hào kiệt đem về la võng;
Phất cờ theo gió, đâu đấy ba mang bảy bị, so quần một hội can qua.
Rồi ra giậu đổ bình leo, đấng chân chúa thừa cơ gặp hội;
Mới thấy cây cao bóng mát, khách anh hùng khai quốc thừa gia.
Ba vuông sánh với bảy tròn, hội quân thần ra tay trí trạch;
Nước đồng chảy thông nước biên, đời thái bình mở hội âu ca.
Ta ở:
Hoan Châu đất cũ;
Hồng Lĩnh quê nhà.
Đất thảo dã đã quen nghề thao lược;
Tiếng anh hùng nổi từ lúc năm ba.
Ăn vóc học hay, đủ thời vụ tính xem thế vận;
Chỉ đâu đánh đấy, khách Nam Đình ghi để bút hoa.”
Bài “Tỉnh quốc dân phú” này của Phan Bội Châu quả thực là dài đến phát sợ, thế mà Nguyễn Đông Thanh đọc từ đầu đến cuối không sót lấy một chữ, khiến chính hắn cũng phải kinh ngạc một phen. Có điều, trong các bản chép lại của bài phú này, có rất nhiều câu là thành ngữ tục ngữ, vậy mà các bản lại vẫn có khác biệt. Nguyễn Đông Thanh cũng không rõ là lỗi khi đời sau sao chép hay lỗi từ bản gốc của chính cụ Phan Bội Châu. Thành ra, những đoạn là thành ngữ tục ngữ, thì hắn liền đọc theo câu thông dụng trong dân gian.
Lời vừa dứt, chỉ thấy con đường vắt qua bầu trời rung chuyển một cái, trong biển xám vô vàn nhân ảnh bật khóc nức nở, nỉ non rên xiết dậy cả thành Quan Lâm. Hàng trăm hàng ngàn bức tranh bỗng dưng bắt lửa, dòng lửa sáng rực rọi sáng cả Tao Đàn Đình.
Bấy giờ, vô luận là trẻ con hay người già, lính thủ thành hay bán hàng rong đều ngước đầu, nhìn lên không trung.
Chỉ thấy Nho Đạo vắt ngang bầu trời bỗng nhiên sập mất một góc.
Không phải bọn hắn không muốn phản bác, vì Nho đạo chứng danh, mà là bởi vì vị “Bích Mặc tiên sinh” này nói cơ hồ không sai một chữ.
Song, nếu chỉ là nhiêu đó thì còn không khiến lão và mấy vị viện trưởng khác ngậm miệng. Dù sao, bọn họ đều là Nho đạo cường giả, bình thường lấy miệng lưỡi giết người không thiếu.
Một kẻ vô tội bọn họ còn nói cho thành kẻ vô ác bất tác, tà ma ngoại đạo muôn người phỉ nhổ cũng còn là phạt nhẹ được, đổi trắng thay đen một chút thì có là gì? Sở dĩ im lặng, là vì không ai mà không cảm thấy... áp lực.
Đương nhiên, Lam Ba thư quán quán chủ xem như một ngoại lệ.
Cái kiểu nói chuyện của Bích Mặc tiên sinh quả thực giống như tận mắt thấy Nho đạo sinh ra, phân hóa đến thời bách hoa tề phóng, bách gia tranh minh, dần dần đạt tới cực thịnh, lại chậm rãi suy tàn. Đại đạo thịnh suy, nhất là một đạo lớn như Nho đạo, vốn là chuyện không phải mấy vạn mấy chục vạn năm thì tuyệt đối không thể nào làm được.
Hơn nữa, cho dù có nhìn thấu, thì cũng phải thủ khẩu như bình, không thể tiết lộ nửa điểm thiên cơ. Bằng không ắt phải chịu phản phệ, cho dù là Đạo Tổ đệ thập cảnh cũng phải hình thần câu diệt.
Thế mà Bích Mặc tiên sinh có thể nói thản nhiên như không.
Bao Thành Tổ tự hỏi không hiểu rốt cuộc mình đụng phải cái loại quái vật gì đây. Hắn bỗng dưng từ trên trời rơi xuống, từ dưới đất chui lên xuất hiện ở Huyền Hoàng giới này là có mục đích gì.
Lão không biết.
Lại càng không dám hỏi nhiều.
Thế là, Bao Thành Tổ vội vàng hắng giọng một tiếng, nói sang chuyện khác:
“Biện luận hôm nay chỉ đến đây thôi, về lời của tiên sinh bọn ta sẽ suy ngẫm. Thế nhưng xưa nay Nho đạo tranh tài, ngoại trừ lý lẽ miệng lưỡi thì không thể không có so đấu tài hoa. Thế nên hôm nay lục đại thư viện chúng ta cũng muốn tỉ thí một phen với tiên sinh.”
Lúc nói chuyện lão đã đổi xưng hô từ “ngươi” sang thành “tiên sinh”, lại lấy danh nghĩa “lục đại thư viện” chứ không còn là “Văn Cung” nữa.
Loại chiêu trò đổi câu thay chữ này đương nhiên không qua được mắt Nguyễn Đông Thanh. Hắn không hiểu tại sao Bao Thành Tổ lại phải làm thế, nhưng cũng không buồn thắc mắc gì nhiều.
Lúc này, gã chỉ muốn đuổi đám người Nho môn này đi khỏi đây là được.
Quán chủ Lam Ba thư quán xoa hai bàn tay vào nhau, cười hềnh hệch:
“Hay lắm hay lắm, để bản quán chủ xem xem nhà ngươi rốt cuộc tài hoa đến đâu mà chê bôi Nho đạo chúng ta là không biết dạy dỗ kẻ khác.”
Nguyễn Đông Thanh hắng giọng, nhíu mày:
“Thi như thế nào?”
Bao Thành Tổ nói:
“Cũng giống như khoa cử vậy. Dưới Nho đạo chứng giám, tiên thánh cộng quan, hai phe chúng ta nội trong bảy bước chân thi làm thơ viết phú. Lấy dị tượng của đại đạo mà luận thắng bại.”
Nguyễn Đông Thanh cười khẩy:
“Chẳng nhẽ mấy lão già các ngươi không biết ta chỉ là kẻ người phàm mắt thịt? Năm trước phát chẩn ở ngoài thành, đứng trước bàn dân đọc đôi câu đối, nhưng chim cũng không thèm đánh một phát rắm, nữa là Nho môn đại đạo. Cho dù tài hoa ta có cao cách mấy thì chẳng phải cũng sớm đã thua rồi sao?”
“Đương nhiên không phải. Vãng thánh nghe văn, cho dù không có chân khí bàng thân, cũng ắt sẽ có phản hồi của đại đạo. Xưa nay ở Huyền Hoàng giới đâu thiếu gì trường hợp văn nhân mười năm mài một kiếm, vừa cất tiếng hót là rung động thiên hạ. Tiên sinh chẳng nhẽ không biết?”
Bao Thành Tổ thấy Bích Mặc tiên sinh thậm chí không biết cả những điều thường thức cơ bản này ở Huyền Hoàng giới, thì càng thận trọng đề phòng hơn.
Có người nói Nguyễn Đông Thanh là kẻ từ thiên ngoại mà đến, xuyên qua Tinh Hải, vượt qua Thiên Đảo mà vào Huyền Hoàng giới. Khi trước nghe thấy lời này, Bao Thành Tổ và mấy tên viện trưởng cũng không tin tưởng lắm, thế nhưng hiện giờ...
Không phải không có lý.
Nguyễn Đông Thanh gật đầu, nói:
“Các người là kẻ thách đấu, vậy tại hạ động khẩu trước, không có vấn đề chứ?”
“Chuyện đương nhiên, chuyện đương nhiên.”
Bao Thành Tổ hơi nhíu mày, song cũng không dám nói “không”. Dù sao đến kiếm chuyện là bọn họ, bây giờ còn đòi chiếm lấy tiên cơ thì quả thực quá là không phải.
Nếu đối thủ thực sự là một tên phàm nhân thì cũng thôi, Văn Cung đương nhiên có thể chèn ép đối phương.
Thế nhưng, nói Bích Mặc tiên sinh đang đứng kia là phàm nhân, ai chịu tin?
Đương nhiên, cái tên Lam Ba quán chủ kia không tính. Mặt hàng này chính là một tên thắng giải đầu thai mở rộng, sinh vào nhà tốt, vô học bất thuật, tốt mã dẻ cùi mà thôi.
Bao Thành Tổ phất tay ra hiệu cho Nho sinh bên ngoài:
“Chuẩn bị văn phòng tứ bảo.”
Đám học sinh bèn động thủ. Không ai bảo ai, người nào người nấy đều lấy từng cuộn giấy trải ra trên thảm cỏ, mực mài ra đầy nghiên, lại vỗ nhẫn chứa đồ, bưng ra một bộ bốn cái bút to nhỏ khác nhau đặt ở trước mặt. Mấy tên viện trưởng, quán chủ đều nghiêm sắc mặt, cao giọng hô:
“Thỉnh tiên hiền vãng tháng!”
Lời vừa dứt, tức thì bút lông nhảy ra khỏi giá treo, chấm dẫm mực nước, tự họa lên giấy một bức tranh. Có lão già ăn mặc kham khổ, chân đi trần, tay cầm sách. Có thư đồng lưng cõng gùi sách, vẻ mặt tươi cười. Có kỳ tiên ngồi trước bàn cờ, vỗ đùi khoái chí.
Lại có cầm, có tiêu, có thư có họa.
Hàng trăm hàng ngàn bức tranh đón gió bay lên không trung, nối đuôi nhau tạo thành một dòng sông dài với hai màu đen trắng. Nhất thời tiếng ngâm đọc vang lên xa gần, mùi mực thoang thoảng đầy cả không trung, từng bức vẽ trên trang giấy giống như là sống lại, sinh hoạt như người thật.
Lại thấy trời đất tối sầm, ánh trời trăng đều lui tránh, chỉ thấy một con đường bảy sắc vắt ngang qua bầu không, lừ lừ xuất hiện. Trên con đường này, Nguyễn Đông Thanh thấy được hư ảnh vô số người đang dùi mài kinh sử. Nửa sau con đường đã gãy đoạn, uốn cong, bảy sắc cũng quện thành một màu xám xịt sương mù. Giữa vùng biển hư vô mờ mịt kia, Nguyễn Đông Thanh loáng thoáng thấy được cả những người được vẽ trên những bức tranh đứng lố nhố.
“Mẹ nó! Cái thứ phản khoa học gì thế này?”
Vốn Bích Mặc tiên sinh của chúng ta còn tưởng cái câu “Nho đạo chứng giám, vãng thánh cộng quan” của Bao Thành Tổ là nói một cách hình tượng mà thôi.
Nhưng không!
Hắn đánh giá quá thấp độ phản khoa học của Huyền Hoàng giới.
Người ta nói theo nghĩa đen, bê nguyên cái Nho đạo đến đây làm giám khảo, những người được vẽ ra kia ắt hẳn chính là những “tiên hiền vãng thánh” được nhắc đến ban nãy.
Nguyễn Đông Thanh thấy lúc này dị tượng đầy trời, Nho đạo hiển hiện vắt ngang trường không, cũng không khỏi thấy rén. Dù sao lần này tuy là Văn Cung đến gây sự trước, nhưng cái cách phản kích của hắn cũng tương đương với đập quán.
Nho đạo có bất chấp mặt mũi đánh chết hắn hay không thì chưa nói trước được.
Vốn là, Bích Mặc tiên sinh định mượn một đoạn trong bài “Tự Tân ca” được cho là của Phan Bội Châu để ứng phó:
“Mấy nghìn năm thói quen tục hủ,
Giày tan tành mà mủ lại thối hoẵng.
Nào học thuật, nào văn chương,
Nào tư tưởng tinh thần đều cũ rích.
Áo vá mãi còn gì mà chẳng rách,
Nhà dột lâu tường vách có còn đâu?
Nếu ta giữ lấy bo bo,
Hình bùn, tượng gỗ có đâu thánh thần.”
Thế nhưng, Văn Cung đến cả đại đạo và thánh nhân nhà mình cũng lôi ra rồi. Trong mắt Nguyễn Đông Thanh, hành động này khác nào cường quốc tập trận hòng gồng cơ bắp, đe dọa thiên hạ? Thành thử, nếu như hắn không “đáp trả” cho xứng đáng, chỉ e là không bõ công sáu đại thư viện triệu hồi Nho đạo ra.
Thế là, hắn hắng giọng, chọn một bài khác để đọc:
“Liếc xem phong thổ;
Nghe tiếng quốc âm.
Ở ống thì dài, ở bầu thì tròn, đã biết ngạn ngôn vẫn có;
Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng, cho hay cổ huấn đã nhằm.
Sống nhiều tuổi biết nhiều điều, cổ nhân đã dạy;
Hơn một ngày hay một chước, tiền định chẳng lầm.
Khôn làm chị, khó làm em, người danh giá chia nên thượng hạ;
Giàu vì làng, sang vì nước, khách tài hoa nối gót quan trâm.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, người cư xử có thủy chung tiền hậu;
Có tiền mua tiên cũng được, nó tiền tài kể ức vạn nghìn trăm.
Ăn cỗ đi trước, lội nước theo sau, lời ngạn ngữ mấy câu huấn độc;
Khéo ăn thời no, khéo co thời ấm, lúc hàn vi bao kẻ phù trầm.
Vốn xưa:
Mấy dòng chính thống,
Một cõi An Nam.
Vũ trụ thu về trong tám cõi;
Cơ đồ gây dựng mấy muôn năm.
Ai ngờ tin bợm mất bò, âm âm khắp cõi bắc nam, thấy trắng toát thuyền bè xe ngựa;
Chẳng biết nuôi ong tay áo, giăng giăng khắp đường kẻ chợ, mải đen sì thuỷ bộ sơn lâm.
Nuôi cọp cọp hại mình, tiền bạc nó đều thu tận;
Chơi cò cò mổ mắt, thành trì quét sạch lăng xâm.
Rước voi về giày mả, nào tiểu chiến, nào đại công, liếc mắt thấy cờ trương tỏ rõ;
Xắn tay đốt nhà làng, nào thành cao, nào hào rộng, vẳng tai nghe súng phát vang ầm.
Mình một gói, người trót bàn, nó xe ngựa tung hoành trong đất nước;
Bè của tôi, gỗ của chú, nó bạc tiền thu tận mấy non sông.
Không thầy đố mầy làm nên, xe Cát Lợi, điện Hồng Mao, đều học được tha bang trí xảo;
Gần tre phải chẻ một phía, thuyền Pha Nho, súng Phổ Lỗ, đã chắc rằng viện quốc hồng phong.
Bây giờ:
Bụt già ma trẻ;
Nước đục bùn trong.
Cũng có người nhờ gió bẻ măng, chẳng nhớ xưa lộc nước ơn vua, cơm áo nặng dày ơn cố chúa;
Cũng có kẻ qua cầu cất nhịp, chỉ biết những đồng tiền lượng bạc, cương thường nhẹ bổng chữ trinh trung.
Cũng có thằng theo đuốc ăn tàn, quyết một bài uốn lưỡi cắt răng, ngậm miệng nín hơi đua những thói;
Cũng có kẻ nương đèn ẩn bóng, quen những thói bắt tay nhớ mặt, xui nguyên giục bị nhởn nhơ lòng.
Ăn một miếng tiếng cả đời, chỉ căm hết thịt dơ xương, gặp hội no ra rồi cũng có.
Gió bề nào che bề ấy, đã chắc ít thầy đầy bị, tới phen này há lẽ ngồi không.
Quan cả vạ to, giàu kim ốc thấy đâu Đình Trưởng;
Của đời người thế, tiền đông sơn đâu thấy Đặng Thông.
Hội này:
Nhà nước loạn ly;
Sơn lâm biến đổi.
Chớ thấy người sang bắt quàng làm họ, phận đỉnh chung sẽ bấm chỉ đợi chờ;
Chớ thấy sóng cả mà vỗ tay chèo, tài châu liếp phải ra tay gắng gỏi.
Cũng đừng ăn no tức bụng, theo những phường mắt cáo râu dê;
Cũng đừng bổ bạc mất hồ, mang những thói quỷ tha ma trói.
Thua cuộc này bày cuộc khác, ruổi phong trần quét sạch hồ di;
Đông có mây tây có sao, tính sấm vững đã nhằm nguyên hội.
Phải ra ngoài mà lần, văn tu võ luyện học cho tinh;
Dốt thời truốt cho xa, đáy bể ngọn nguồn tới đến cõi.
Có hỏi thời nói, có gọi thời thưa, thơ thẩn kẻ hiền nhân quân tử;
Ra đường hỏi già, về nhà hỏi trẻ, xem hội này thiên hạ nhà ai.
Phi đường ấy tắc đường kia, sao Mộc Tư sơn hà đã định;
Đèn nhà ai sáng nhà nấy, hẳn Phá Điền đường đế trùng khai.
Xem mặt đặt tên, số hai mươi cho ra mới biết cày chưa gặp nước;
Nhiều cây dày trái, hạn bảy mươi đã định biết rằng chợ họp lấy người.
Cũng có người nhiều mối tối nằm không, có tình vì nước, vì dân, bảo một đường quàng một nẻo;
Cũng có kẻ cầu danh tranh mối lợi, có ý giả vương, giả bá, khéo lồng mốt dốt lòng hai.
Thôi thôi!
Thế thời mặc thế;
Ta biết việc ta.
Câu xuất khảm chưa từng đã rõ;
Hội trăm năm gần đó chẳng xa.
Hay áo giạc sừng, đến lúc cháy nhà ra mặt chuột;
Ma bắt có mặt, mấy đời đứa ở đánh chúa nhà.
Rút dây động rừng, nào là ba bể chín châu, thu hào kiệt đem về la võng;
Phất cờ theo gió, đâu đấy ba mang bảy bị, so quần một hội can qua.
Rồi ra giậu đổ bình leo, đấng chân chúa thừa cơ gặp hội;
Mới thấy cây cao bóng mát, khách anh hùng khai quốc thừa gia.
Ba vuông sánh với bảy tròn, hội quân thần ra tay trí trạch;
Nước đồng chảy thông nước biên, đời thái bình mở hội âu ca.
Ta ở:
Hoan Châu đất cũ;
Hồng Lĩnh quê nhà.
Đất thảo dã đã quen nghề thao lược;
Tiếng anh hùng nổi từ lúc năm ba.
Ăn vóc học hay, đủ thời vụ tính xem thế vận;
Chỉ đâu đánh đấy, khách Nam Đình ghi để bút hoa.”
Bài “Tỉnh quốc dân phú” này của Phan Bội Châu quả thực là dài đến phát sợ, thế mà Nguyễn Đông Thanh đọc từ đầu đến cuối không sót lấy một chữ, khiến chính hắn cũng phải kinh ngạc một phen. Có điều, trong các bản chép lại của bài phú này, có rất nhiều câu là thành ngữ tục ngữ, vậy mà các bản lại vẫn có khác biệt. Nguyễn Đông Thanh cũng không rõ là lỗi khi đời sau sao chép hay lỗi từ bản gốc của chính cụ Phan Bội Châu. Thành ra, những đoạn là thành ngữ tục ngữ, thì hắn liền đọc theo câu thông dụng trong dân gian.
Lời vừa dứt, chỉ thấy con đường vắt qua bầu trời rung chuyển một cái, trong biển xám vô vàn nhân ảnh bật khóc nức nở, nỉ non rên xiết dậy cả thành Quan Lâm. Hàng trăm hàng ngàn bức tranh bỗng dưng bắt lửa, dòng lửa sáng rực rọi sáng cả Tao Đàn Đình.
Bấy giờ, vô luận là trẻ con hay người già, lính thủ thành hay bán hàng rong đều ngước đầu, nhìn lên không trung.
Chỉ thấy Nho Đạo vắt ngang bầu trời bỗng nhiên sập mất một góc.
Danh sách chương