[Cảnh báo: Chương này thoại rất dài.]
Xin các trang bưng truyện về đấy, đừng cầm đèn chạy trước ô tô! Thanh nó là người phàm 100%, văn án ghi rõ ràng rồi, ôm truyện về thì cũng đừng chém gió ra cái văn án chả lan quyên gì với nội dung truyện được không? Chương đã mang về thiếu rồi, giờ văn án còn sai nữa thì thà từ đầu không mang về còn hơn, chứ ai làm ăn thế? Chào tạm biệt đội cổ vũ ở cổng thành, Nguyễn Đông Thanh được thành vệ quân dẫn đến địa điểm thi đấu: Nhã Văn tiểu uyển. Đây là một khu vườn nhỏ nằm cạnh một quả đồi, cách phủ thành chủ đâu đó nửa dặm đường. Tuy nằm trong ải Quan Lâm nhưng chỗ này nhìn hồ, tựa núi, hai bên rừng cây um tùm, thanh nhã mười phần.
Gã từng đến nhà lão Hùng cùng lão bắt ếch ở hồ sen, nghe lão kể rằng khu vườn nhỏ kia vốn là chỗ do vua Nhân Tông xây dựng, thành thử chẳng ai được vào ở, xưa giờ vẫn để trống. Cứ dăm bữa nửa tháng phủ thành chủ lại cử một người đến lau dọn chăm sóc, ngót nghét đâu đã hai trăm năm.
Lần biện luận này đương nhiên cũng không tổ chức ở vườn nhỏ, mà là ở một ngôi đình xây giữa hồ sen, trên một cái gò đất độ ba trượng. Lúc Nguyễn Đông Thanh đến nơi thì trên gò đã lố nhố đầy người, kẻ nào kẻ nấy đều ăn mặc theo lối thầy đồ học sinh.
Gã bèn nhờ một người làm nghề vớt bèo gần đó dùng thuyền thúng chở ra giữa hồ một chuyến.
Vừa đặt chân lên gò đất, Nguyễn Đông Thanh đã trở thành đích nhắm của hàng chục ánh mắt bất thiện, khiến gã cảm thấy giống như lọt vào ổ mai phục của quân địch, lúc này chĩa vào người gã chẳng phải ánh mắt con người mà là vô vàn họng súng chỉ chực chờ nhả đạn.
“Đến rồi sao?”
Bao Thành Tổ lên tiếng, đoạn phất tay, để đám học trò hai bên nhường ra một con đường cho Nguyễn Đông Thanh. Gã chậm rãi bước đến, ngẩng lên nhìn, thì thấy đình đề ba chữ Tao Đàn Đình. Hai bên cột chính có đề câu đối, thế nhưng những chữ này viết theo lối cổ văn rất rối rắm, kẻ chưa thạo chữ như Nguyễn Đông Thanh chẳng đọc được tí gì.
Gã bình thản ngồi xuống ghế đá, hít thở thật sâu, để bản thân thật bình tĩnh lại.
Hiện thời, Bích Mặc tiên sinh của chúng ta bất giác nhớ lại cái thời bảo vệ luận án, với thi đại học. Cái cảm giác căng thẳng thấp thỏm lo âu lúc này quả thực cũng y hệt hồi ấy. Hiển nhiên, hắn cướp lấy thế chủ động tự mình ngồi xuống trước đã bị cả đám Nho sinh bên ngoài kêu gào chửi mắng một phen là phi lễ, không biết tôn ti thứ bậc. Đối với những lời này, Nguyễn Đông Thanh bỏ ngoài tai, coi như là tiếng ruồi muỗi.
Bao Thành Tổ và năm tên viện trưởng khác cũng vào trong đình. Lão kéo ghế ngồi xuống trước, không vội bắt đầu tranh biện mà hỏi:
“Không biết nhà ngươi có biết tại sao Văn Cung lại chọn chỗ này hay chăng?”
“Ồ? Nói như vậy thì các người chọn chiến địa còn có nguyên do sâu xa?”
“Đó là đương nhiên. Nho gia chúng ta vốn là chốn cao nhã, hành xử sao có thể thô lỗ thiển cận như cái bọn võ giả mãng phu kia được? Chốn này gọi là Tao Đàn Đình, cùng với Lệ Chi Tiểu Uyển phía xa chính là xây vào thời Nhân Tông.”
Lão ngừng một chốc, giống như đang thưởng thức, lại giống như hoài niệm.
Nguyễn Đông Thanh cũng không chen ngang, cẩn thận lắng nghe. Hắn biết lấy cá tính hay dùng ngôn ngữ bẫy người khác của Nho gia, kể từ khi mấy tên viện trưởng bước chân vào Tao Đàn đình thì buổi biện luận cũng đã bắt đầu rồi. Hiện tại, Bao Thành Tổ nhìn như đang kể chuyện xưa, nói không chừng chính đang giao đề bài, chỉ chờ hắn mất cảnh giác một cái là hỏi khó.
Bao Thành Tổ lại tiếp:
“Đại Việt trước đây phân làm ba thời kỳ: Thái Tổ đồ long, Thánh Tông an quốc, Nhân Tông bình thiên hạ. Thái Tổ Lê Đồ Thành giết tộc Bạo Long, chiếm lấy vùng đất phía nam Trúc Hải. Về sau Thánh Tông Lê Hạo Thanh bình định sơn man, lập ra Đồ Ma Vệ tiễu trừ ma quỷ. Thế nhưng hai thời này Đại Việt đều là đất man di chưa được khai hóa, văn hiến chưa thông, quả thực chỉ được cái dũng của kẻ thất phu, cũng chỉ có đám dân đen mông muội là thích.”
Nguyễn Đông Thanh càng nghe lão ta nói càng thấy ngứa lỗ tai.
Hắn đến từ địa cầu hiện đại, đã sớm qua cái thời Nho giáo độc tôn, cái quan điểm ngông cuồng “vạn ban giai hạ phẩm, duy hữu độc thư cao” đã sớm không còn đúng nữa.
Nhất là cái thái độ chỉ Nho sinh cao sang, ăn nói đều cho rằng mình hơn người ta nửa cái đầu của thằng cha viện trưởng này lại càng làm Bích Mặc tiên sinh thấy ngứa mắt.
Bấy giờ, Bao Thành Tổ nhìn Nguyễn Đông Thanh một cái, hỏi:
“Tiên sinh thấy thế nào?”
Bích Mặc tiên sinh của chúng ta hít sâu một hơi, kìm nén lửa giận không cho bộc phát. Hắn rất muốn chửi xối máu đầu kẻ đứng trước, thế nhưng lần này đến đây biện luận, nói trắng ra là một hồi chiến tranh bằng miệng lưỡi ngôn từ.
Nếu như hắn nói lời nóng giận, mắng chửi kẻ khác, e là trúng kế của đối phương.
Thế là, Nguyễn Đông Thanh cười lạnh, hỏi:
“Lão tiên sinh, ta nể mặt lão chui ra khỏi cái lỗ nẻ sớm hơn ta, gọi tạm lão một tiếng lão tiên sinh. Thực muốn nghe lời ta nói?”
“Cứ việc. Lão phu cũng muốn xem xem một tên phu tử sơn dã nhà ngươi lại có tài cán gì.”
Bao Thành Tổ nói, mặt lạnh như tiền.
Nguyễn Đông Thanh hít sâu một hơi, nói:
“Được thôi. Tại hạ cho rằng xưa và nay đổi khác, mỗi đời một vẻ, ưu khuyết khác nhau. Thời Thái Tổ chuộng tính trung thực, thời Thánh Tông ưa sự chất phác, mà đến thời Nhân Tông phong tục đã mở, văn hóa rực rỡ, nên chuộng văn vẻ. Cái hỏng của sự trung thực là mắc tính quê kệch, chất phác thì hay mắc tính ngu xuẩn. Cái hỏng của cái văn vẻ là hay mắc tính xảo trá, điều ưa chuộng khác nhau đều không tránh được cái hỏng.”
Hắn ngừng lại một chốc, thầm xin lỗi vì đã đạo “Đình thì đối sách” của cụ Phan Đình Phùng một trăm tám chục lần, rồi mới nói tiếp:
“Thế nên lão tiên sinh ngài chỉ thấy một mà không biết hai, chỉ biết cho rằng Nho giáo hoàn mỹ vô khuyết mà chẳng hay đạo trời vốn vô thập toàn, chỉ có thể gọi là ‘thầy bói xem voi’, thế mà vẫn dám dạy người phải trái? Nếu không nói ngài là ngu xuẩn thì thực trái lương tâm, mà nói lời giả gian cho hợp tai ngài thì lỗi đạo thánh hiền. Dám hỏi tiên sinh ngài chọn lời ngay thẳng hay việc bùi tai, để tại hạ biết mà lo liệu?”
“Hừ! Nho gia ta giáo hóa vạn dân, giúp kẻ mông muội hiểu đạo thánh hiền, biết lẽ quân tử mà hành sự, sao lại không tốt?”
Người vừa lên tiếng thay Bao Thành Tổ bấy giờ hãy còn điếng cả người là viện trưởng Bạch Lộ thư viện.
Nguyễn Đông Thanh cười:
“Có sao? Vậy tiên sinh thử kể cho tại hạ nghe xem bao nhiêu Nho sinh thì được một kẻ thành đạt công danh. Bao nhiêu kẻ có mũ ô sa trên đầu lại không thành ô lại?
“Tại hạ kiến thức thiển cận, chỉ thấy Nho gia các ngài dạy ra cả một hạng người ăn trên ngồi chốc, ăn bám thiên hạ, thế nhưng lại cứ cho rằng ta đây kẻ cả hơn người, rằng ‘vạn ban giai hạ phẩm, duy hữu độc thư cao’, nào biết đâu ‘ai ơi chớ lấy học trò, dài lưng tốn vải ăn no lại nằm’? Thế nhưng vì sao người thiên hạ lại ngậm đắng nuốt cay chịu đeo gông trên cổ như thế?”
“Đó còn không phải vì trăm họ biết Nho gia là lời của thánh hiền, lấy việc học tập theo tiên hiền vãng thánh làm vinh?”
Lần này người lên tiếng là viện trưởng Tuyết Trai thư viện.
Nguyễn Đông Thanh lắc đầu:
“Dát vàng lên mặt. Bọn họ chịu đeo gông trên cổ, chẳng phải do chính Nho giáo các người đem người ta phân ra làm năm bảy loại, cao thượng ti tiện khác biệt hay sao? Lại khiến kẻ khác không cách tiến thân, chỉ có đọc sách khoa cử, hoặc theo nghiệp kiếm cung mới có thể tiến thân lập nghiệp? Hành động hạ độc rồi bán thuốc vô sỉ đến thế, tại hạ tự hổ thẹn da mặt quá mỏng, lại quá xem trọng tự tôn, không buôn bán môn này cùng các vị nổi.”
Lần này đến phiên tay viện trưởng Tuyết Trai thư viện cũng im bề lặng tiếng.
Nguyễn Đông Thanh càng nói càng sướng miệng, bấy giờ đang bon mồm, bèn bồi thêm một nhát:
“Lại nói đến việc trị quốc, ngoại trừ mấy câu đạo lí sáo rỗng, Nho đạo các người còn dạy cái gì? Nào thi từ, nào ca phú, dùng câu từ bút mực vào nội chính phỏng có ích chi? Đạo dùng người, trị người, kinh thương lưu chuyển nếu không phải thiên phú tự tinh thông, thì cũng phải tự mà chiêm nghiệm.
“Ấy vậy mà đến lúc có một năng thần xuất hiện, các ngài lại vỗ ngực xưng tên, bảo rằng Nho giáo ta đấy, ta dạy ra đấy. Há không phải vô liêm sỉ lắm ư? Chẳng phải mua danh chuộc tiếng đấy ư? Tại hạ là một phu tử thôn quê, không hiểu lẽ uốn lưỡi trăm đường, biện minh muôn trạng, xin các vị rảnh tay mà thị phạm cho biết.”
“Chuyện này...”
Đến lúc này, bên ngoài đình Tao Đàn, cánh Nho sinh cũng không còn một ai la ó nữa.
Bấy giờ, quán chủ Lam Ba thư quán lại lên tiếng:
“Nho đạo ta vạch ra luân thường đạo đức, để vạn dân lấy đó mà noi theo, sao có thể như ngươi nói là vô sỉ bỉ ổi, dát vàng lên mặt. Nếu ngươi còn yêu ngôn hoặc chúng thì đừng trách bản quán chủ ra tay trừ ma vệ đạo!”
Nguyễn Đông Thanh cười lạnh, nói:
“Không nói lại thì lấy nắm đấm đe dọa phải không? Sao không nói sớm. Vậy đi. Chỉ cần Văn Cung chiếu cáo thiên hạ rằng tôn chỉ của các người là nắm tay ai to thì người đó đúng, tại hạ sẽ dập đầu chịu thua. Sao, dám không?”
Lam Ba quán chủ vốn định vặc lại, nhưng Bao Thành Tổ đã quắc mắt lườm hắn một cái, lại truyền âm:
“Đồ ngu! Mau im mồm! Nhà ngươi muốn chết hay sao?”
Bao Thành Tổ nhìn tên quán chủ một cái, chỉ hận vẽ hổ không thành, vẽ ra con chó.
Tuy rằng xưa nay Huyền Hoàng giới vẫn là thế giới cường giả vi tôn, nói chuyện bằng thực lực. Thế nhưng mặt nổi vẫn phải giữ một vỏ bọc công bằng công chính...
Hay như lời Đế Tôn nói:
“Có kẻ vô ác bất tác, có người tắm máu đến đòi công đạo.”
Nếu Văn Cung dám cả gan xuyên phá vỏ bọc mỹ lệ này, Đế Mộ tất nhiên sẽ không bỏ qua.
Mà đối đầu với Đế Mộ...
Bao Thành Tổ không dám tưởng tượng.
Xin các trang bưng truyện về đấy, đừng cầm đèn chạy trước ô tô! Thanh nó là người phàm 100%, văn án ghi rõ ràng rồi, ôm truyện về thì cũng đừng chém gió ra cái văn án chả lan quyên gì với nội dung truyện được không? Chương đã mang về thiếu rồi, giờ văn án còn sai nữa thì thà từ đầu không mang về còn hơn, chứ ai làm ăn thế? Chào tạm biệt đội cổ vũ ở cổng thành, Nguyễn Đông Thanh được thành vệ quân dẫn đến địa điểm thi đấu: Nhã Văn tiểu uyển. Đây là một khu vườn nhỏ nằm cạnh một quả đồi, cách phủ thành chủ đâu đó nửa dặm đường. Tuy nằm trong ải Quan Lâm nhưng chỗ này nhìn hồ, tựa núi, hai bên rừng cây um tùm, thanh nhã mười phần.
Gã từng đến nhà lão Hùng cùng lão bắt ếch ở hồ sen, nghe lão kể rằng khu vườn nhỏ kia vốn là chỗ do vua Nhân Tông xây dựng, thành thử chẳng ai được vào ở, xưa giờ vẫn để trống. Cứ dăm bữa nửa tháng phủ thành chủ lại cử một người đến lau dọn chăm sóc, ngót nghét đâu đã hai trăm năm.
Lần biện luận này đương nhiên cũng không tổ chức ở vườn nhỏ, mà là ở một ngôi đình xây giữa hồ sen, trên một cái gò đất độ ba trượng. Lúc Nguyễn Đông Thanh đến nơi thì trên gò đã lố nhố đầy người, kẻ nào kẻ nấy đều ăn mặc theo lối thầy đồ học sinh.
Gã bèn nhờ một người làm nghề vớt bèo gần đó dùng thuyền thúng chở ra giữa hồ một chuyến.
Vừa đặt chân lên gò đất, Nguyễn Đông Thanh đã trở thành đích nhắm của hàng chục ánh mắt bất thiện, khiến gã cảm thấy giống như lọt vào ổ mai phục của quân địch, lúc này chĩa vào người gã chẳng phải ánh mắt con người mà là vô vàn họng súng chỉ chực chờ nhả đạn.
“Đến rồi sao?”
Bao Thành Tổ lên tiếng, đoạn phất tay, để đám học trò hai bên nhường ra một con đường cho Nguyễn Đông Thanh. Gã chậm rãi bước đến, ngẩng lên nhìn, thì thấy đình đề ba chữ Tao Đàn Đình. Hai bên cột chính có đề câu đối, thế nhưng những chữ này viết theo lối cổ văn rất rối rắm, kẻ chưa thạo chữ như Nguyễn Đông Thanh chẳng đọc được tí gì.
Gã bình thản ngồi xuống ghế đá, hít thở thật sâu, để bản thân thật bình tĩnh lại.
Hiện thời, Bích Mặc tiên sinh của chúng ta bất giác nhớ lại cái thời bảo vệ luận án, với thi đại học. Cái cảm giác căng thẳng thấp thỏm lo âu lúc này quả thực cũng y hệt hồi ấy. Hiển nhiên, hắn cướp lấy thế chủ động tự mình ngồi xuống trước đã bị cả đám Nho sinh bên ngoài kêu gào chửi mắng một phen là phi lễ, không biết tôn ti thứ bậc. Đối với những lời này, Nguyễn Đông Thanh bỏ ngoài tai, coi như là tiếng ruồi muỗi.
Bao Thành Tổ và năm tên viện trưởng khác cũng vào trong đình. Lão kéo ghế ngồi xuống trước, không vội bắt đầu tranh biện mà hỏi:
“Không biết nhà ngươi có biết tại sao Văn Cung lại chọn chỗ này hay chăng?”
“Ồ? Nói như vậy thì các người chọn chiến địa còn có nguyên do sâu xa?”
“Đó là đương nhiên. Nho gia chúng ta vốn là chốn cao nhã, hành xử sao có thể thô lỗ thiển cận như cái bọn võ giả mãng phu kia được? Chốn này gọi là Tao Đàn Đình, cùng với Lệ Chi Tiểu Uyển phía xa chính là xây vào thời Nhân Tông.”
Lão ngừng một chốc, giống như đang thưởng thức, lại giống như hoài niệm.
Nguyễn Đông Thanh cũng không chen ngang, cẩn thận lắng nghe. Hắn biết lấy cá tính hay dùng ngôn ngữ bẫy người khác của Nho gia, kể từ khi mấy tên viện trưởng bước chân vào Tao Đàn đình thì buổi biện luận cũng đã bắt đầu rồi. Hiện tại, Bao Thành Tổ nhìn như đang kể chuyện xưa, nói không chừng chính đang giao đề bài, chỉ chờ hắn mất cảnh giác một cái là hỏi khó.
Bao Thành Tổ lại tiếp:
“Đại Việt trước đây phân làm ba thời kỳ: Thái Tổ đồ long, Thánh Tông an quốc, Nhân Tông bình thiên hạ. Thái Tổ Lê Đồ Thành giết tộc Bạo Long, chiếm lấy vùng đất phía nam Trúc Hải. Về sau Thánh Tông Lê Hạo Thanh bình định sơn man, lập ra Đồ Ma Vệ tiễu trừ ma quỷ. Thế nhưng hai thời này Đại Việt đều là đất man di chưa được khai hóa, văn hiến chưa thông, quả thực chỉ được cái dũng của kẻ thất phu, cũng chỉ có đám dân đen mông muội là thích.”
Nguyễn Đông Thanh càng nghe lão ta nói càng thấy ngứa lỗ tai.
Hắn đến từ địa cầu hiện đại, đã sớm qua cái thời Nho giáo độc tôn, cái quan điểm ngông cuồng “vạn ban giai hạ phẩm, duy hữu độc thư cao” đã sớm không còn đúng nữa.
Nhất là cái thái độ chỉ Nho sinh cao sang, ăn nói đều cho rằng mình hơn người ta nửa cái đầu của thằng cha viện trưởng này lại càng làm Bích Mặc tiên sinh thấy ngứa mắt.
Bấy giờ, Bao Thành Tổ nhìn Nguyễn Đông Thanh một cái, hỏi:
“Tiên sinh thấy thế nào?”
Bích Mặc tiên sinh của chúng ta hít sâu một hơi, kìm nén lửa giận không cho bộc phát. Hắn rất muốn chửi xối máu đầu kẻ đứng trước, thế nhưng lần này đến đây biện luận, nói trắng ra là một hồi chiến tranh bằng miệng lưỡi ngôn từ.
Nếu như hắn nói lời nóng giận, mắng chửi kẻ khác, e là trúng kế của đối phương.
Thế là, Nguyễn Đông Thanh cười lạnh, hỏi:
“Lão tiên sinh, ta nể mặt lão chui ra khỏi cái lỗ nẻ sớm hơn ta, gọi tạm lão một tiếng lão tiên sinh. Thực muốn nghe lời ta nói?”
“Cứ việc. Lão phu cũng muốn xem xem một tên phu tử sơn dã nhà ngươi lại có tài cán gì.”
Bao Thành Tổ nói, mặt lạnh như tiền.
Nguyễn Đông Thanh hít sâu một hơi, nói:
“Được thôi. Tại hạ cho rằng xưa và nay đổi khác, mỗi đời một vẻ, ưu khuyết khác nhau. Thời Thái Tổ chuộng tính trung thực, thời Thánh Tông ưa sự chất phác, mà đến thời Nhân Tông phong tục đã mở, văn hóa rực rỡ, nên chuộng văn vẻ. Cái hỏng của sự trung thực là mắc tính quê kệch, chất phác thì hay mắc tính ngu xuẩn. Cái hỏng của cái văn vẻ là hay mắc tính xảo trá, điều ưa chuộng khác nhau đều không tránh được cái hỏng.”
Hắn ngừng lại một chốc, thầm xin lỗi vì đã đạo “Đình thì đối sách” của cụ Phan Đình Phùng một trăm tám chục lần, rồi mới nói tiếp:
“Thế nên lão tiên sinh ngài chỉ thấy một mà không biết hai, chỉ biết cho rằng Nho giáo hoàn mỹ vô khuyết mà chẳng hay đạo trời vốn vô thập toàn, chỉ có thể gọi là ‘thầy bói xem voi’, thế mà vẫn dám dạy người phải trái? Nếu không nói ngài là ngu xuẩn thì thực trái lương tâm, mà nói lời giả gian cho hợp tai ngài thì lỗi đạo thánh hiền. Dám hỏi tiên sinh ngài chọn lời ngay thẳng hay việc bùi tai, để tại hạ biết mà lo liệu?”
“Hừ! Nho gia ta giáo hóa vạn dân, giúp kẻ mông muội hiểu đạo thánh hiền, biết lẽ quân tử mà hành sự, sao lại không tốt?”
Người vừa lên tiếng thay Bao Thành Tổ bấy giờ hãy còn điếng cả người là viện trưởng Bạch Lộ thư viện.
Nguyễn Đông Thanh cười:
“Có sao? Vậy tiên sinh thử kể cho tại hạ nghe xem bao nhiêu Nho sinh thì được một kẻ thành đạt công danh. Bao nhiêu kẻ có mũ ô sa trên đầu lại không thành ô lại?
“Tại hạ kiến thức thiển cận, chỉ thấy Nho gia các ngài dạy ra cả một hạng người ăn trên ngồi chốc, ăn bám thiên hạ, thế nhưng lại cứ cho rằng ta đây kẻ cả hơn người, rằng ‘vạn ban giai hạ phẩm, duy hữu độc thư cao’, nào biết đâu ‘ai ơi chớ lấy học trò, dài lưng tốn vải ăn no lại nằm’? Thế nhưng vì sao người thiên hạ lại ngậm đắng nuốt cay chịu đeo gông trên cổ như thế?”
“Đó còn không phải vì trăm họ biết Nho gia là lời của thánh hiền, lấy việc học tập theo tiên hiền vãng thánh làm vinh?”
Lần này người lên tiếng là viện trưởng Tuyết Trai thư viện.
Nguyễn Đông Thanh lắc đầu:
“Dát vàng lên mặt. Bọn họ chịu đeo gông trên cổ, chẳng phải do chính Nho giáo các người đem người ta phân ra làm năm bảy loại, cao thượng ti tiện khác biệt hay sao? Lại khiến kẻ khác không cách tiến thân, chỉ có đọc sách khoa cử, hoặc theo nghiệp kiếm cung mới có thể tiến thân lập nghiệp? Hành động hạ độc rồi bán thuốc vô sỉ đến thế, tại hạ tự hổ thẹn da mặt quá mỏng, lại quá xem trọng tự tôn, không buôn bán môn này cùng các vị nổi.”
Lần này đến phiên tay viện trưởng Tuyết Trai thư viện cũng im bề lặng tiếng.
Nguyễn Đông Thanh càng nói càng sướng miệng, bấy giờ đang bon mồm, bèn bồi thêm một nhát:
“Lại nói đến việc trị quốc, ngoại trừ mấy câu đạo lí sáo rỗng, Nho đạo các người còn dạy cái gì? Nào thi từ, nào ca phú, dùng câu từ bút mực vào nội chính phỏng có ích chi? Đạo dùng người, trị người, kinh thương lưu chuyển nếu không phải thiên phú tự tinh thông, thì cũng phải tự mà chiêm nghiệm.
“Ấy vậy mà đến lúc có một năng thần xuất hiện, các ngài lại vỗ ngực xưng tên, bảo rằng Nho giáo ta đấy, ta dạy ra đấy. Há không phải vô liêm sỉ lắm ư? Chẳng phải mua danh chuộc tiếng đấy ư? Tại hạ là một phu tử thôn quê, không hiểu lẽ uốn lưỡi trăm đường, biện minh muôn trạng, xin các vị rảnh tay mà thị phạm cho biết.”
“Chuyện này...”
Đến lúc này, bên ngoài đình Tao Đàn, cánh Nho sinh cũng không còn một ai la ó nữa.
Bấy giờ, quán chủ Lam Ba thư quán lại lên tiếng:
“Nho đạo ta vạch ra luân thường đạo đức, để vạn dân lấy đó mà noi theo, sao có thể như ngươi nói là vô sỉ bỉ ổi, dát vàng lên mặt. Nếu ngươi còn yêu ngôn hoặc chúng thì đừng trách bản quán chủ ra tay trừ ma vệ đạo!”
Nguyễn Đông Thanh cười lạnh, nói:
“Không nói lại thì lấy nắm đấm đe dọa phải không? Sao không nói sớm. Vậy đi. Chỉ cần Văn Cung chiếu cáo thiên hạ rằng tôn chỉ của các người là nắm tay ai to thì người đó đúng, tại hạ sẽ dập đầu chịu thua. Sao, dám không?”
Lam Ba quán chủ vốn định vặc lại, nhưng Bao Thành Tổ đã quắc mắt lườm hắn một cái, lại truyền âm:
“Đồ ngu! Mau im mồm! Nhà ngươi muốn chết hay sao?”
Bao Thành Tổ nhìn tên quán chủ một cái, chỉ hận vẽ hổ không thành, vẽ ra con chó.
Tuy rằng xưa nay Huyền Hoàng giới vẫn là thế giới cường giả vi tôn, nói chuyện bằng thực lực. Thế nhưng mặt nổi vẫn phải giữ một vỏ bọc công bằng công chính...
Hay như lời Đế Tôn nói:
“Có kẻ vô ác bất tác, có người tắm máu đến đòi công đạo.”
Nếu Văn Cung dám cả gan xuyên phá vỏ bọc mỹ lệ này, Đế Mộ tất nhiên sẽ không bỏ qua.
Mà đối đầu với Đế Mộ...
Bao Thành Tổ không dám tưởng tượng.
Danh sách chương