Bình thường ông ta rất khó tính, tính khí lạnh lùng, mà lúc đó những quy định lao động cũng chưa chặt chẽ như bây giờ.
Tôi nghĩ ông ấy sẽ viện cớ để trừ tiền.
Không ngờ ông chẳng giữ lại xu nào, còn cho thêm tôi 100 tệ:
Truyện được dịch và đăng tải bởi Diệp Gia Gia
“Con gái tôi sang năm cũng thi đại học. Mong nó sẽ được như cháu, thi được điểm cao.”
Lúc về đến nhà, trời đã sẩm tối.
Bố đang uống rượu với người ta, từ xa đã nghe tiếng ông oang oang:
“Tôi biết ngay mà! Con bé này từ nhỏ đã thông minh!”
“Tôi, Dương Lão Định, đã nuôi ra đứa sinh viên đại học đầu tiên của cái làng này!”
Ai cũng nói tôi là phượng hoàng bay ra từ khe núi hẻo lánh.
Mẹ đang rửa rau bên bờ sông, cười tít mắt:
“Thật không ngờ con bé nó thi đậu. Chắc là ông bà tổ tiên phù hộ.”
“Giá mà nó là con trai thì tốt biết mấy.”
Cô chủ nhiệm giúp tôi chọn vài trường và ngành học.
Bố mẹ dặn đi dặn lại:
“Đừng chọn trường xa quá, đi lại tốn kém.”
“Cũng đừng chọn ngành học phí cao.”
Cuối cùng tôi chọn một trường 211 trong tỉnh.
Lúc đó tôi vẫn còn thiển cận, thấy mấy nghìn học phí là cả một gia tài, nên đã không chọn ngành mà mình thực sự yêu thích.
Sau khi nộp nguyện vọng xong, tôi gặp Phan Lương.
Anh ôm bóng rổ trong tay, cười rạng rỡ như ánh nắng:
“Này, sinh viên đại học, ước mơ của em thành hiện thực rồi đấy, có muốn đi chơi với anh một chuyến không?”
Tôi đã nghe người khác kể, anh sắp đi du học.
Nắng rực rỡ chiếu rọi khắp sân trường,
Nhưng trong mắt tôi lại chói đến đau nhói.
Tôi khẽ cười:
“Phan Lương, đây đâu phải điểm kết thúc. Đây… mới chỉ là điểm bắt đầu của em thôi.”
Anh ấy vẫn không hiểu.
Có lẽ cả đời này, anh cũng không có khả năng hiểu được.
Từ bây giờ, quỹ đạo cuộc đời của chúng tôi… có lẽ sẽ thật sự không còn giao nhau nữa.
Cô chủ nhiệm biết hoàn cảnh gia đình tôi, nên giới thiệu cho tôi hai công việc dạy kèm.
Cộng lại bốn tiếng mỗi ngày, tôi có thể kiếm được sáu mươi tệ.
Trong khi đó, em gái tôi làm trên dây chuyền mười hai tiếng mỗi ngày, mỗi tháng mới được hơn một nghìn tệ.
Bố mẹ bắt đầu đổi giọng.
“Có lẽ con gái cũng nên học nhiều một chút, học giỏi cũng có ích.”
“Học cao thì kiếm tiền nhàn hơn.”
Trước khi nhập học, họ bàn với tôi chuyện học phí.
“Bố mẹ hỏi rồi, giờ có thể vay được học phí, đợi sau khi con tốt nghiệp thì trả. Vậy con vay đi nhé!”
“Tiền của em gái con với của bố mẹ phải để dành cho anh trai con cưới vợ.”
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn -
“Số tiền con dạy thêm kiếm được, cứ để dành làm tiền sinh hoạt.”
Bố đưa tôi lên tỉnh nhập học bằng xe khách.
Một đàn anh học cùng trường, cùng ngành, được cô chủ nhiệm liên hệ trước, sẽ ra bến xe đón chúng tôi.
Người bố vẫn luôn kiêu căng ở quê, đến thành phố bỗng thu mình hẳn lại.
Để tiết kiệm tiền, tối đó bố ở nhờ trong ký túc xá của đàn anh kia.
Sáng hôm sau, tôi tiễn ông ra bến xe.
Xe khách chầm chậm lăn bánh, bụi đường bay mù mịt khiến mắt tôi cay xè.
Chờ xe đi xa, đàn anh mới nói: bố tôi nhất định dúi cho anh ấy 50 tệ.
Anh ấy cười cười, cầm số tiền đó rủ tôi đi ăn KFC.
Đó là lần đầu tiên tôi được ăn KFC.
Hamburger và khoai tây chiên ngon đến khó tin, nước ngọt có ga sủi bọt, khiến tôi thấy thích thú vô cùng.
Qua khung kính lớn, thành phố hiện lên rực rỡ — xe cộ tấp nập, nhà cao tầng lấp lánh ánh đèn.
Tôi âm thầm thề:
Tôi không muốn làm con én nhỏ nép mình trong làng quê xó xỉnh nữa.
Tôi muốn làm đại bàng tung cánh giữa bầu trời bao la.
Tôi muốn bay thật cao — và không bao giờ quay đầu về cái nơi đầy định kiến và cay nghiệt đó nữa.
Những ngày đại học của tôi rất bận rộn.
Tôi tiếp tục làm gia sư, cuối tuần còn tranh thủ đi phát tờ rơi.
Số tiền đó đủ để tôi chi tiêu hằng ngày.
Học sinh của tôi là một cậu bé tầm mười tuổi.
Tôi dạy vào tối thứ Ba, thứ Năm và thứ Bảy hàng tuần — có thể ăn tối cùng nhà em ấy.
Mẹ em ấy nấu ăn rất ngon.
Tôi luôn phải kiềm chế bản thân lắm mới không múc đến bát thứ ba.
Khi đó tôi chẳng hề lo chuyện mập ốm hay dáng vóc, vẫn như hồi cấp ba, cứ cảm thấy cái bụng mình như cái hố không đáy — ăn mãi chẳng no.
Một hôm, học sinh ngẩng đầu hỏi tôi:
“Cô Dương ơi, sao lúc nào cô cũng mặc có hai bộ đồ này vậy? Cô không có đồ mới à?”
“Cô mà không chăm chút ăn mặc gì, thì làm sao có bạn trai được?”
Bạn thấy đấy, trẻ con thành phố, nhỏ xíu mà đã có suy nghĩ như vậy rồi.
Tôi bật cười:
“Chờ khi nào cô kiếm được tiền, cô sẽ mua quần áo mới.”
“Chờ khi nào cô có thật nhiều thật nhiều tiền… rồi mới tính đến chuyện yêu đương.”
Hôm sau, em học sinh đó cứ giục mẹ đưa lương cho tôi để tôi đi mua quần áo, khiến tôi vừa cảm động vừa ngượng chín mặt.
May mà bác ấy rất tốt, thật sự đã ứng trước nửa tháng lương cho tôi.
Còn mở tủ ra lấy mấy bộ quần áo:
“Bác chẳng mặc mấy, chỉ là kiểu dáng hơi cũ thôi. Nếu cháu không chê…”
Chê gì được chứ.
Tôi vốn đã lớn lên bằng đồ cũ người khác cho mà.
Hồi nhỏ, bà nội hay lẩm nhẩm bên tai tôi:
“Đồ mới ba năm, đồ cũ ba năm, vá vá đắp đắp lại mặc ba năm nữa.”
Tôi nghĩ ông ấy sẽ viện cớ để trừ tiền.
Không ngờ ông chẳng giữ lại xu nào, còn cho thêm tôi 100 tệ:
Truyện được dịch và đăng tải bởi Diệp Gia Gia
“Con gái tôi sang năm cũng thi đại học. Mong nó sẽ được như cháu, thi được điểm cao.”
Lúc về đến nhà, trời đã sẩm tối.
Bố đang uống rượu với người ta, từ xa đã nghe tiếng ông oang oang:
“Tôi biết ngay mà! Con bé này từ nhỏ đã thông minh!”
“Tôi, Dương Lão Định, đã nuôi ra đứa sinh viên đại học đầu tiên của cái làng này!”
Ai cũng nói tôi là phượng hoàng bay ra từ khe núi hẻo lánh.
Mẹ đang rửa rau bên bờ sông, cười tít mắt:
“Thật không ngờ con bé nó thi đậu. Chắc là ông bà tổ tiên phù hộ.”
“Giá mà nó là con trai thì tốt biết mấy.”
Cô chủ nhiệm giúp tôi chọn vài trường và ngành học.
Bố mẹ dặn đi dặn lại:
“Đừng chọn trường xa quá, đi lại tốn kém.”
“Cũng đừng chọn ngành học phí cao.”
Cuối cùng tôi chọn một trường 211 trong tỉnh.
Lúc đó tôi vẫn còn thiển cận, thấy mấy nghìn học phí là cả một gia tài, nên đã không chọn ngành mà mình thực sự yêu thích.
Sau khi nộp nguyện vọng xong, tôi gặp Phan Lương.
Anh ôm bóng rổ trong tay, cười rạng rỡ như ánh nắng:
“Này, sinh viên đại học, ước mơ của em thành hiện thực rồi đấy, có muốn đi chơi với anh một chuyến không?”
Tôi đã nghe người khác kể, anh sắp đi du học.
Nắng rực rỡ chiếu rọi khắp sân trường,
Nhưng trong mắt tôi lại chói đến đau nhói.
Tôi khẽ cười:
“Phan Lương, đây đâu phải điểm kết thúc. Đây… mới chỉ là điểm bắt đầu của em thôi.”
Anh ấy vẫn không hiểu.
Có lẽ cả đời này, anh cũng không có khả năng hiểu được.
Từ bây giờ, quỹ đạo cuộc đời của chúng tôi… có lẽ sẽ thật sự không còn giao nhau nữa.
Cô chủ nhiệm biết hoàn cảnh gia đình tôi, nên giới thiệu cho tôi hai công việc dạy kèm.
Cộng lại bốn tiếng mỗi ngày, tôi có thể kiếm được sáu mươi tệ.
Trong khi đó, em gái tôi làm trên dây chuyền mười hai tiếng mỗi ngày, mỗi tháng mới được hơn một nghìn tệ.
Bố mẹ bắt đầu đổi giọng.
“Có lẽ con gái cũng nên học nhiều một chút, học giỏi cũng có ích.”
“Học cao thì kiếm tiền nhàn hơn.”
Trước khi nhập học, họ bàn với tôi chuyện học phí.
“Bố mẹ hỏi rồi, giờ có thể vay được học phí, đợi sau khi con tốt nghiệp thì trả. Vậy con vay đi nhé!”
“Tiền của em gái con với của bố mẹ phải để dành cho anh trai con cưới vợ.”
[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.com.vn -
“Số tiền con dạy thêm kiếm được, cứ để dành làm tiền sinh hoạt.”
Bố đưa tôi lên tỉnh nhập học bằng xe khách.
Một đàn anh học cùng trường, cùng ngành, được cô chủ nhiệm liên hệ trước, sẽ ra bến xe đón chúng tôi.
Người bố vẫn luôn kiêu căng ở quê, đến thành phố bỗng thu mình hẳn lại.
Để tiết kiệm tiền, tối đó bố ở nhờ trong ký túc xá của đàn anh kia.
Sáng hôm sau, tôi tiễn ông ra bến xe.
Xe khách chầm chậm lăn bánh, bụi đường bay mù mịt khiến mắt tôi cay xè.
Chờ xe đi xa, đàn anh mới nói: bố tôi nhất định dúi cho anh ấy 50 tệ.
Anh ấy cười cười, cầm số tiền đó rủ tôi đi ăn KFC.
Đó là lần đầu tiên tôi được ăn KFC.
Hamburger và khoai tây chiên ngon đến khó tin, nước ngọt có ga sủi bọt, khiến tôi thấy thích thú vô cùng.
Qua khung kính lớn, thành phố hiện lên rực rỡ — xe cộ tấp nập, nhà cao tầng lấp lánh ánh đèn.
Tôi âm thầm thề:
Tôi không muốn làm con én nhỏ nép mình trong làng quê xó xỉnh nữa.
Tôi muốn làm đại bàng tung cánh giữa bầu trời bao la.
Tôi muốn bay thật cao — và không bao giờ quay đầu về cái nơi đầy định kiến và cay nghiệt đó nữa.
Những ngày đại học của tôi rất bận rộn.
Tôi tiếp tục làm gia sư, cuối tuần còn tranh thủ đi phát tờ rơi.
Số tiền đó đủ để tôi chi tiêu hằng ngày.
Học sinh của tôi là một cậu bé tầm mười tuổi.
Tôi dạy vào tối thứ Ba, thứ Năm và thứ Bảy hàng tuần — có thể ăn tối cùng nhà em ấy.
Mẹ em ấy nấu ăn rất ngon.
Tôi luôn phải kiềm chế bản thân lắm mới không múc đến bát thứ ba.
Khi đó tôi chẳng hề lo chuyện mập ốm hay dáng vóc, vẫn như hồi cấp ba, cứ cảm thấy cái bụng mình như cái hố không đáy — ăn mãi chẳng no.
Một hôm, học sinh ngẩng đầu hỏi tôi:
“Cô Dương ơi, sao lúc nào cô cũng mặc có hai bộ đồ này vậy? Cô không có đồ mới à?”
“Cô mà không chăm chút ăn mặc gì, thì làm sao có bạn trai được?”
Bạn thấy đấy, trẻ con thành phố, nhỏ xíu mà đã có suy nghĩ như vậy rồi.
Tôi bật cười:
“Chờ khi nào cô kiếm được tiền, cô sẽ mua quần áo mới.”
“Chờ khi nào cô có thật nhiều thật nhiều tiền… rồi mới tính đến chuyện yêu đương.”
Hôm sau, em học sinh đó cứ giục mẹ đưa lương cho tôi để tôi đi mua quần áo, khiến tôi vừa cảm động vừa ngượng chín mặt.
May mà bác ấy rất tốt, thật sự đã ứng trước nửa tháng lương cho tôi.
Còn mở tủ ra lấy mấy bộ quần áo:
“Bác chẳng mặc mấy, chỉ là kiểu dáng hơi cũ thôi. Nếu cháu không chê…”
Chê gì được chứ.
Tôi vốn đã lớn lên bằng đồ cũ người khác cho mà.
Hồi nhỏ, bà nội hay lẩm nhẩm bên tai tôi:
“Đồ mới ba năm, đồ cũ ba năm, vá vá đắp đắp lại mặc ba năm nữa.”
Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Truyện Hot Mới
Danh sách chương