Nói đến đấy, danh hương thứ ba đã xong, Tô Văn Hương đưa hai tay bịt thật chặt miệng bình sứ, mọi người đương trường, chờ thật lâu, vẫn không thấy có mùi hương nào mới, đều lấy làm lạ, chợt cùng thấy rộ lên trong đầu, một tấm tranh vẽ vùng rừng núi hoang dã, cỏ thơm ngát xanh rì, đỉnh đồi có một đại thụ cao ngất trời, tán cây mở rộng như hình bảo bình, cành lá sum suê, sừng sựng giữa nền trời xanh biếc, dưới gốc đại thụ là một tăng nhân, áo quần lam lũ, mày ngài rủ thấp, ngồi xếp bằng, khuôn mặt thấp thoáng nụ cười hàm tiếu.
Cái cảnh tượng đó đến thật đột ngột, và lưu lại trong mắt lâu hơn hai huyễn cảnh lần trước nhiều. Sau một lúc, cảnh mờ nhạt dần, mọi người mới thoáng ngửi thấy một thoảng hương nhẹ nhàng, như có như không.
Tô Văn Hương bảo:
- Hương nhà Phật, chú trọng về thanh thoát, lấy hai chữ "Không Không" làm chủ, mùi thoang thoảng xa xăm, người nào chưa cảm hoá được phép Phật, sẽ thấy tự mình cảm hoá được lấy mình, cái danh hương đó, mới đích thực đáng được gọi là "Bồ Đề thụ hạ".
Mọi người nghe thế, không ai là không gật đầu đồng ý. Tô Văn Hương quày đầu sang, đang định tiếp tục câu nói, chợt trông thấy Lan U thẫn thờ, đôi mắt đang nhìn gã, từ trong đôi nhãn châu, lấp lánh đôi hạt lệ nho nhỏ đang dần dần ứa ra, rồi vụt tuôn trào xuống như hai dòng suối trong vắt!
Tô Văn Hương ngạc nhiên, hỏi:
- Tiểu cô nương, sao thế? Lan U gắng gượng một nụ cười sầu thảm, đôi bàn tay khẽ chắp lại, nói:
- Hương Đạo của tiên sinh trội hơn tiểu nữ nhiều, Lan U này xin tâm phục khẩu phục.
Cô trước sau cũng thua, nhưng cô đã chẳng chờ các giám khảo biểu quyết, đã lập tức chịu thua, cái khí phách đó, ai nấy đều bội phục. Rồi cô xoay mình, đến trước cỗ kiệu vàng, quỳ thụp xuống, thê thảm nói:
- Chủ nhân, thiếp thân đã thua, đã không làm tròn sứ mạng, xin nhận lãnh trách phạt!
Ngải Y Ti trầm mặc một chốc, lạnh lùng nói:
- Người đó tài cao hơn ngươi nhiều, ngươi thua hắn cũng là chuyện đương nhiên, vậy tội chết có thể tha, ngươi hãy tự chặt tay đi.
Mọi người nghe thế, không ai là không biến sắc. Lan U mặt trắng bệch, cười thảm một tiếng, nhẹ nhàng xoay mình, đón lấy một ngọn lợi đao (Đao có một lưỡi bén thôi) dát vàng từ tay một tên Hồ nô đứng bên, đôi mắt xinh đẹp nhắm lại, cô giơ đao lên nhắm chặt xuống chỗ khuỷu tay trái. Thấy thế, Tô Văn Hương hết sức hoảng kinh, là người đang đứng gần cô nhất, gã bèn nhảy ào đến, đưa tay ra nắm vào hữu thủ của Lan U, chặn thế chém xuống. Lan U giật mình, la lên:
- Ngươi làm gì vậy?
Tô Văn Hương chỉ chuyên về Hương Đạo, rất kém hiểu biết về nhân tình thế sự, nghe tiếng nghẹn ngào đó của cô gái, gã hỏi:
- Cô đang làm trò gì thế? Sao lại lấy đao tự chặt tay vậy?
Lan U gượng cười, đáp:
- Tiên sinh, ta bị thua ngài rồi, bây giờ phải chịu hình phạt!
Tô Văn Hương vẻ mặt ngơ ngác, lắc đầu, bảo:
- Ta đã làm cô bị thua, người đáng bị phạt là ta đây, cứ phạt ta là được! Vậy, cô hãy chặt tay ta là xong thôi!
Cái đạo lý lung tung của gã, Lan U nghe mà không biết nên khóc hay nên cười, bèn nói: "Được!", rồi lập tức đưa đao sang tay trái, nhắm vào tay Tô Văn Hương chặt xuống. Tô Văn Hương đang lúc ngăn cản cô, thấy đao chém xuống, gã hết sức hoảng sợ, gào lên một tiếng to, lùi thật nhanh ra đàng sau, mắt trợn tròn, hỏi:
- Sao... sao cô định chém ta thực à?
Lan U cười thảm một tiếng nữa, lại hươi đao, chém ra một nhát cực nhanh vào khuỷu tay gã. Nhát chém quá mạnh, Tô Văn Hương không kịp tránh né, gã há miệng kêu thét ầm ĩ, chợt nghe "Choang" một tiếng, cây kim đao bị một viên đá kích trúng, lực đạo cuả viên đá thật dũng mãnh, tay cầm đao của U Lan nắm nó không vững, lưỡi đao tuột nhanh khỏi tay, bắn ra ngoài mấy trượng, nghe "tủm" một tiếng, đã chìm xuống duới đáy sông.
Tô Văn Hương vừa hãi kinh, vừa mừng rỡ, ngước mắt trông, vừa vặn thấy Lục Tiệm đang rụt cước bên trái về. Nguyên Lục Tiệm đang nghe cô gái kêu than, gã mủi lòng, rồi thấy cô cử đao định tự huỷ hoại một tay, sợ một cô gái kiều diễm như vậy mà bị cụt tay cả đời, Lục Tiện sinh lòng bất nhẫn, đã lập ý bắn viên đá ra cản lưỡi đao.
Lan U trong lòng hoảng loạn. Cô ngoảnh nhìn xung quanh, không hiểu viên đá đó đã từ đâu đến. Ngải Y Ti nhìn thấy rõ ràng sự cố, cười gằn, hỏi:
- Cốc Chẩn, ta đang trừng phạt thuộc hạ của ta, sao người bên phe mi lại ra tay can thiệp vào?
Chuyện bắn đá cứu người, thật ra không phải chủ ý của Cốc Chẩn, Ngải Y Ti trông thấy Lục Tiệm đứng nơi phía sau Cốc Chẩn, bèn nói đại gã người của phe Cốc Chẩn, nhằm mục đích bỡn cợt Cốc Chẩn.
Cốc Chẩn vốn chẳng muốn dính dáng vào gia pháp cuả Ngải Y Ti, nhưng Lục Tiệm có lòng tốt cứu người, cũng không phải là một chuyện xấu, gã lập tức cười rộ, bảo:
- Ngươi đã cùng ta đánh cuộc, nếu ngươi thua, trừ ngươi ra, tất cả những gì sở hữu của ngươi đều lọt hết vào tay ta, cái cô nương Lan U này cũng không là ngoại lệ. Cô rồi ra cũng sẽ là đồ trong túi ta, nếu bị ngươi chặt đi mất một tay, một mỹ nhân cụt tay, giá tiền bán cô ta giảm sút đi quá nửa, nói tỷ dụ, bàn đặt cược là mười lượng bạc, đổ một con xúc xắc, mắt ngươi thấy thua điểm, định thò tay lấy về năm lượng, cái đó không phải là ngươi muốn mè nheo, thì là cái gì?
Ngải Y Ti nghe gã nói vậy, hết sức giận dữ, la lớn:
- Ngươi chẳng qua mới thắng nhỏ có một bàn, sao đã dám lớn tiếng huênh hoang là thắng trọn? Cốc tiểu cẩu, ngươi đang định trở mặt đấy à?
Cốc Chẩn cười, đáp:
- Nếu mình đã không có đánh cuộc, ngươi muốn giết, muốn chặt, mặc ngươi! Nhưng giờ đã có đánh cuộc, người ngợm, đồ đạc của ngươi coi như ta cũng có một nửa phần sở hữu, đã rõ ràng vậy, ta sao có thể giương mắt nhìn ngươi ra tay huỷ hoại đi mất một nửa tài sản của bổn thiếu gia ta đây?
Ngải Y Ti giận quá, nhưng chỉ cười, hứ lạnh nột tiếng, day sang bảo Lan U:
- Thôi được, hãy gởi cái cánh tay ngươi lại đấy, chờ khi ta thắng cuộc thi đấu, sẽ chặt đi, cũng không muộn!
Lan U tạm thời thoát nạn, trên vầng trán trắng mịn của cô thấy đượm mấy hạt mồ hôi, cô chắp tay đáp ứng lời phán đó, rồi đưa mắt nhìn, khi thấy mặt mày Tô Văn Hương lộ nét vui mừng hớn hở, thấy khoé miệng gã đang hé nở một nụ cười, chẳng hiểu tại sao, Lan U chợt cảm thấy con tim rộ lên một nhịp mạnh, hai gò má bỗng dưng đỏ hồng, cô sợ bị người ngoài trông thấy, cô vội vội vàng vàng giấu ắnh mắt đi, bước lùi lại một bước sang bên cạnh, một lúc thật lâu, trong đầu cô diễn lại khúc phim thi đấu danh hương vừa qua, tâm tình chợt hoan hỉ, nỗi mừng vui choáng ngợp con tim!
Lại nghe Trác Vương Tôn tuyên bố:
- Trận Danh Hương, Tây Tài thần đơn phương chịu thua, vậy là Đông Tài thần thủ thắng. Tình hình hiện thời, sau ba trận, Tây Phương hai thắng, Đông Phương một thắng, trận thứ tư sẽ tỉ thí châu báu.
Ngải Y Ti chợt hứ một cái, lớn tiếng gọi:
- Thằng mũi to kia, tên ngươi là gì?
Tô Văn Hương đang bước về phía sau, nghe thế, quày đầu lại hỏi:
- Ngươi đang kêu ta hả?
Ngải Y Ti nhạt giọng bảo:
- Thì ngươi chứ ai! Ngươi mang họ Tô, phải không?
Tô Văn Hương ngạc nhiên:
- Đúng vậy! Sao ngươi biết?
Ngải Y Ti đáp:
- Dĩ nhiên là ta biết! Ngươi tên Tô Văn Hương, là kiếp nô của Bộ chủ Thiên Bộ Trầm Chu Hư.
Tô Văn Hương nói: "Đúng thế!"
Ngải Y Ti cười gằn, bảo:
- Ta nghe nói có Thường Vi, Bất Vong sinh, Huyền Đồng, Quỷ Vô Lượng túc, hôm nay, có mặt tất cả ở đây không?
Tô Văn Hương thật thà, đáp:
- Ngoài Huyền Đồng, năm người kia đều hiện diện hôm nay.
Ngải Y Ti giận dữ hỏi:
- Tụi bay là kiếp nô của Thiên Bộ, tại sao lại đi bán mạng cho tiểu cẩu Cốc Chẩn?
Tô Văn Hương cười nhăn nhở, đáp: "Bọn ta thiếu hắn một món nợ tình cảm, nên chẳng thể nào vắng mặt ở đây hôm nay được!
Ngải Y Ti bỗng trầm mặc, suy nghĩ: "Nấu nướng là sở trường cuả phe Trung Quốc, thể nào Cốc Chẩn cũng chiếm ưu thế, Thường Vi Tần Tri Vị lại là đầu bếp lừng danh, tiếng đồn ra tận Vực ngoại, ta dẫu có trong tay cả ngàn đầu bếp lợi hại, đụng phải gã, thể nào cũng đại bại! Biết chắc là thua, quyết chẳng chơi!" Nghĩ xong, mụ cất cao giọng nói:
- Các vị trọng tài, ta có một đề nghị, xin cho phép được nêu lên.
Trác Vương Tôn hỏi:
- Đề nghị gì?
Ngải Y Ti đáp:
- Lần trước, thi đấu ở Nam Hải, có năm bộ môn là Mỹ nhân, Tơ lụa, Danh hương, Giai vị (Món ăn ngon) và Châu báu. Lần này, lập lại y hệt, có hơi nhàm chán chăng? Sao mình không đổi đi một chút, đem thi đấu Giai vị đổi thành thi đấu Âm nhạc, được không?
Các trọng tài đưa mắt nhìn nhau. Quả phụ Thanh lớn tiếng phản đối:-
- Sao được! Nếu thi đấu Âm nhạc, Đông Tài thần chưa chuẩn bị, làm sao hắn thi?
Ngải Y Ti cười nhạt, bảo:
- Nếu chưa chuẩn bị, hắn đã chẳng phải là Đông Tài thần rồi. Thanh bà bà, bà cứ yên tâm, thuộc hạ của hắn cũng có đứa tinh thông âm luật, hắn sẽ không khó khăn đâu!
Quả phụ Thanh khẽ nhăn mặt, đưa mắt hỏi ý Cốc Chẩn. Cốc Chẩn vui vẻ hỏi:
- Ngải Y Ti, ngươi muốn nói đến Thính Kỷ - Tiết Nhĩ?
Ngải Y Ti đáp:
- Thính kỷ - Tiết Nhĩ, có thính lực kinh người, thông thạo âm luật, đúng là một đại hành gia về âm nhạc.
Cốc Chẩn chợt cười nụ, nghĩ bụng: "Âm nhạc vốn là sở trường của Tây Phương, là sở đoản của Đông Phương, từ sau thời nhà Đường, âm nhạc Tây vực lúc nào cũng xưng hùng ở Trung thổ. Mụ bà nương này biết chắc chẳng thể qua được ta ở thi đấu Giai vị, mụ đòi đổi đề mục, là muốn đem trường đấu với đoản đây. Nếu ta không khứng chịu, chứng tỏ ta kém, chỉ tổ cho mụ ta lấy đó bỡn cợt ta. Nếu ta đồng ý thì sao? Mụ bà nương đó phải đem thành tín ra thi đấu, sẽ không mấy vui vẻ gì lắm, thể nào cũng có trò mờ ám chi đây, dụ ta vào tròng!"
Gã đang còn trầm ngâm, đã nghe Tiết Nhĩ nhỏ giọng năn nỉ:
- Cốc gia, xin cứ để cho tiểu nô ra thi đấu đi.
Cốc Chẩn tủm tỉm cười, bảo:
- Trận này quan hệ vô cùng, ngươi không sợ à?
Tiết Nhĩ đáp:
- Tiểu nô không sợ bọn chúng!
Cốc Chẩn thư giãn hàng lông mày, cười hì hì:
- Nếu vậy, ngươi ra đi!
Lục Tiệm mặt mày đượm vẻ lo lắng, hỏi;
- Cốc Chẩn, trận này quan trọng vô cùng, ngươi sai hắn ra, nếu vạn nhất hắn thua thì sao?
Cốc Chẩn lắc đầu, bảo:
- Đã dùng người ta thì phải hết lòng tin người ta, nếu nghi ngại, thì đừng dùng! Không những ta tin Tiết Nhĩ huynh sẽ thắng, mà huynh ấy sẽ còn thắng to nữa là khác!
Tiết Nhĩ nghe nói vậy, thoạt đầu sững sờ, rồi mắt gã bốc lửa, trong lòng cực kỳ cảm kích, gã nghiến răng, bặm môi, ngẩng cao đầu, tay xách cái "Ô lý oa lạp", rẽ đám đông bước ra. Đán người Hồ thấy gã tai to như cái quạt, quần áo lam lũ, ban đầu thì họ hơi lạ mắt, rồi rủ nhau cười ầm. Tiết Nhĩ vốn biết ngoại hình mình xấu xí, đã quen bị người đời chê cười, lúc này lại là lúc gã quyết lòng ăn thua, những cái cười cợt đó, gã chẳng thèm để tâm, tay ôm chặt món nhạc cụ kỳ lạ, chói chói sáng sáng đó, giống như một kiếm thủ, bảo kiếm siết trong tay, đang oai hùng ra trận. Từ chân đến đầu, gã toát ra một khí thế hừng hực bức nhân!
Đám người Hồ chừng như cảm được cái khí thế kiêu hùng đó, tiếng cười dần tắt, những kẻ có chút kiến thức, trong lòng đã thấy càng lúc càng giảm dần khinh khi, đã thấy nảy sinh ý nghĩ: "Cái người đó, coi hình dạng thật xấu xí, làm sao lại có thể toát ra một khí thế như vậy được?"
Ngải Y Ti chợt nói:
- Cốc Chẩn, trận này, sẽ do bên ta đi trước.
Rồi chẳng chờ câu trả lời của Cốc Chẩn, mụ vỗ tay một cái, nữ tử tóc đỏ tên Thanh Nga, thần sắc trầm trọng, trong tay một ống ngọc đich dài, nhẹ bước thủng thẳng đi dọc theo bờ sông, đón làn gió từ sông thổi vào, tiếng tiêu cất lên miên man, ai oán dường như đang khêu gợi, thúc giục mây sầu gió thảm kéo đến, trong đám mây mù vân vụ thấp thoáng hình dạng quỷ thần vật vờ, dòng nước rì rầm dường như hết muốn chảy tiếp về cuối sông.
Nghe tiếng tiêu du dương, Cốc Chẩn chẳng giấu được thán phục,
- Thổi tiêu giỏi quá, trên không thua Lục Châu, dưới chẳng nhượng Độc Cô. Nhưng này Ngải Y Ti, tài nghề của ngươi, chỉ có ống tiêu đó thôi sao?
- Tất nhiên là giỏi! Lục Châu, Độc Cô toàn là những nhà thổi tiêu trứ danh từ xa xưa, - Ngải Y Ti nhạt giọng trả lời.
Lời còn chưa dứt, tiếng tiêu đang mỗi lúc một lên cao, chợt hạ thấp xuống, rồi dâng cao vút, mọi người bỗng dưng nghe trong tiếng gió thổi từ mấy đám mây trên cao xuống, tiếng tiêu kiêu ngạo đơn độc, có nét man mác chốn phàm trần. Mọi người chú tâm nghe nữ tử thổi tiêu, tiếng tiêu thanh thoát, đều khâm phục ngưỡng mộ, chợt đang lúc tiếng tiêu cao vút tầng mây bỗng chuyển sang âm điệu mềm mại, lãng đãng bâng khuâng lưng trời, tựa cánh chim bằng đang chao mình, bay lượn nhởn nhơ trong làn gió nhẹ giữa chừng không.
Tiếng hoà nhạc chợt vang lừng, nhiều nam tử, nhiều giai nhân tuấn mỹ, đang đồng tấu các nhạc khí trong tay, tiếng cao thấp trầm bổng, âm thanh mượt mà làm say đắm người nghe, những Hồ cầm, Tỳ bà, Thụ cầm, Phong địch cùng một số lớn những nhạc khí kỳ môn khác, không rõ tên, những nhạc khí không thấy dùng ở Trung thổ, cùng lúc hoà âm, động tác biểu diễn khi thì như giương cung xạ tiễn, khi thì như phe phẩy lá quạt nan, khi thì đưa ngón tay thoăn thoắt đóng mở lỗ ống sáo, tạo nên những âm thanh kỳ lạ, nhưng chan chưá diễm tình. Dù hợp tấu nhiều nhạc khí, dù tiếng nhạc trầm bổng, thanh âm tất cả đều không át nổi tiếng tiêu phát ra từ cây trường địch hồng ngọc, rồi đàn nam thanh nữ tú đó múa may quay vòng chung quanh đống lửa trại, chân xoay nhanh những bước đa dạng, xoắn sát vào bên vòng lửa, đôi khi mang khí thế của một đoàn kỵ binh đang theo lệnh thống soái công thành, đoạt luỹ.
Kết hợp tất cả các yếu tố đó, mọi người nghe nhạc, xem múa, âm thanh hoà tấu không những tuyệt mỹ, lại tân kỳ, dù là phe Đông hay phe Tây, tất cả đều như si như ngốc, chỉ ước mong sao tiếng nhạc cứ kéo dài bất tận. Qua một lúc lâu, tiếng tiêu chợt cao vút, toát cái khí dương cương, chọc thẳng lên chín tầng mây, đưa cảm giác như đang đón chào một thớt bảo mã đang vén màn mây từ từ hạ xuống, đồng lúc, tiếng tiêu trổi rộ lên, âm thanh các nhạc khí khác nhỏ dần xuống, đến lúc chúng ngừng hẳn, tiếng tiêu kia lại mỗi lúc một lên bổng, vút vào tận trời cao, làm mây mù tản ra, rồi tiếng tiêu bỗng đột ngột chấm dứt. Đó là kết thúc của hoà nhạc, nhưng nhạc tắt rồi, mọi người còn bồi hồi trong tâm tư những cung điệu của đàn, của địch, bấy giờ họ mới tin vào câu nói người xưa truyền lại: "Dư âm nhiêu lương, tam nhật bất tuyệt", dư âm còn vương vấn, ba ngày sau chưa dứt!
Cốc Chẩn lúc ấy mới minh bạch cái tính toán kỹ lưỡng của Ngải Y Ti, gã lo thầm: "Mụ bà nương này nhất định lấy số đông để thủ thắng, mụ coi thường gã Tiết Nhĩ đơn thân độc mã! Gã dẫu tinh thông âm luật, nhưng với chỉ vỏn vẹn một nhạc cụ, làm sao đua tranh được với hợp tấu của tiếng tơ, tiếng trúc, âm thanh khác biệt của cả bấy nhiêu nhạc cụ hợp diễn." Đang lúc gã ngẫm nghĩ, Tiết Nhĩ đã khởi tấu cái "Ô lý oa lạp", nghe thật khớp theo dư âm tiếng tiêu, gã chơi ra âm thanh hệt như tiếng ngọc địch vừa rồi, nhưng âm thanh lại không sâu lắng như tiếng tiêu đó, dường như được phụ hoạ bằng những âm nho nhỏ, khe khẽ, đến từ một nơi xa xăm nào đó, rồi những tiếng ấy mỗi lúc một rõ nét ra, nghe như âm thanh của hơn mười nhạc khí đồng tấu, có tiếng sáo, tiếng tiêu, tiếng hồ cầm, tiếng vi vu của trường địch, tiếng thánh thót của tỳ bà, các thanh âm hoà hợp dâng tràn như sóng, ùa đến từ bốn phương, lạ ở chỗ cho nghe rõ ràng từng nhạc cụ một.
Mọi người đều bất ngờ khi thấyquái nhân tai to chỉ dùng duy nhất một nhạc cụ, đã có thể tấu lên âm thanh của hơn mười nhạc khí khác nhau, họ bất giác ngẩn ngơ, lòng luống nét kinh dị. Hơn nữa, nhạc của mấy người Hồ trình diễn, âm thanh tuy hay, nhưng là tổng hợp của mười loại khí cụ trình tấu, không có được cái hồn nhiên đơn sơ, chưa kể đôi lúc thiếu hài hoà. Âm nhạc của Tiết Nhĩ tấu, hơn mười thanh âm khác nhau phát ra từ một nguồn, chúng hài hoà khôn tả, hồn nhiên như nhất. Nghe tiếng nhạc trầm bổng, khi lớn, khi nhỏ, làn điệu biến chuyển, thoáng pha đôi chút nét nhạc Trung thổ, thập phần ưu mỹ, khiến các nhạc công người Hồ tham dự trình diễn vừa rồi đã không tự chủ được, đều đứng lên, ngỏng cổ ra nhìn, chăm chú xem làm cách nào mà Tiết Nhĩ lại có thể tấu nhạc như vậy. Nhưng cái nhạc cụ chí bảo "Ô lý oa lạp" đó cấu tạo cực kỳ phức tạp, ẩn chứa càn khôn bên trong, nếu nhìn từ bên ngoài xa, chẳng thể nhận ra được áo diệu của nó.
Khúc nhạc càng tấu càng lạ, vừa mênh mông bát ngát, vừa tinh tế tỉ mỉ, các cảm giác đó đan chen vào nhau, không phải Trung thổ mà cũng không phải Tây vực, tự nó biệt lập thành một thể loại. Mọi người thoạt đầu còn làm chủ được cảm xúc, sau một hồi, họ đều bị lôi cuốn theo làn điệu, các trạng thái mừng, giận, buồn, vui, bị âm thanh chi phối dẫn giắt, khúc vút cao khiến người ta tâm thần sảng khoái, máu nóng bừng bừng dâng trên đầu, chỉ hận chẳng thể buông một tràng cười dài cho thật thoải mái, lúc âm vận xuống thấp như than như khóc, khiến người ta ưu sầu oán than, các xúc cảm đó đột biến không thôi. Chúng vừa mới kích động người ta oán giận phừng phừng đó, đã chuyển điệu sang dịu dàng uyển chuyển, làm mềm dịu lòng người xuống. Người trong cốc có không ít kẻ bị tiếng nhạc ảnh hưởng, đã không tự chủ được mình, cứ theo âm vận, lúc thì khóc hu hu, khi thì cười khanh khách, vừa giận dữ đấy, đã thấy hớn hở đấy.
Bất ngờ, âm nhạc từ cái "Ô lý oa lạp" phát sinh biến hoá, âm thanh tấu lên mang thật nhiều nét lạ, chẳng phải đàn, cũng chẳng phải sáo, chẳng phải tiếng sênh. cũng chẳng phải tiếng trống, lẫn trong tiếng nhạc là tiếng mời gọi tha thiết. Trong du dương của khúc nhạc, trên mặt sông rộng, thấy xuất hiện lăn tăn nhiều vòng sóng nhỏ nối tiếp nhau, từ giữa các vòng sóng nhô lên một điểm nho nhỏ, rồi nghe "Xoạt" một tiếng, một con Ngư Lân vảy bạc thân mình cực lớn, từ dưới đáy nước sâu, vụt xé nước, toàn thân bay bổng lên trên không trung, nó quẫy mình vài vòng, rồi phóng trở lại vào dòng sông, một phút sau, lại nghe có tiếng nước khua động không ngừng. Trong nước sông xuất hiện hai ba đợt, vô số những cá lớn cá nhỏ, lớn thì dài hơn trượng, nhỏ chừng độ tấc tay, một số có thể nhận biết chủng loại, một số mang hình thù cổ quái, không rõ tên, cá ngư lân mình sặc sỡ đủ mầu sắc, trong đó màu đỏ thắm đua chen với sắc trắng ngần, ngàn vạn con đang đua nhau khoe màu sắc, đang múa nhảy trên mặt sông, tạo nên một kỳ quan tuyệt vời.
Kỳ quan đó, đời người chưa từng chứng kiến, người ở đấy, ai cũng càng nhìn càng thấy mê mẩn, càng bị hồi hộp trong lòng. Lúc mọi người còn đang choáng ngợp, chợt trên không có tiếng hót thánh thót, có tiếng chim kêu vang, khi ngẩng đầu trông, thấy từ bốn phương tám hướng, đang tụ tập bay đến cơ man nào là các loài chim, có chim ưng săn mồi, có chim oanh hút nhuỵ, không thiếu giống nào, về đến phía trên chỗ Tiết Nhĩ, chúng tung cánh bay lượn hót ca, giương bộ lông cánh mang mầu sắc rực rỡ, tổng thể kết thành một đoá tường vân khổng lồ, đang tụ tập lại, đang không tan trên bầu trời.
- "Ngư khởi vũ,
Bách điểu lai triều,
Âm nhạc chi diệu,
Cánh chí vu tư."
Tiên sinh kế nhiệm ngâm vang lên, rồi, hít vào một chân khẩu khí thật dài, lão nói tiếp:
- Cảnh đó vốn được tả lại trong thần thoại lưu truyền từ cổ xưa, không ngờ hôm nay lão phu đã được tận mắt chứng kiến! Cái tài âm nhạc đó sánh ngang với thần thông hàng ngư phục điểu! Bài nhạc của Tây Tài thần, rốt cuộc cũng chỉ là thứ nhạc phẩm chất bình phàm mà thôi! - Lão nói đến đấy, cất cao giọng tán dương - "Thính kỷ tiên sinh, nếu tiên sinh mà tấu lại khúc đó một lần nữa, ta sợ thể nào cũng có quỷ thần tìm đến ganh ghét thôi!
Tiết Nhĩ nghe lão nói, gã bèn chuyển làn điệu, tấu tiếng nhạc nhỏ dần đi, rồi tắt hẳn. Đàn chim bèn tản ra, bầy cá lặn xuống đáy sâu, sông nước trở lại êm đềm, không gian tĩnh lặng, chỉ còn thấy lông chim rải rác khắp mặt đất, nổi lềnh bềnh trên mặt nước, gợi trong trí óc cảnh quan kỳ ngộ vừa xảy ra.
Tiết Nhĩ tay ôm nhạc cụ, trở về đứng cạnh Cốc Chẩn, thần quang trong mắt đã tan biến, khí thế toàn thân cũng bình hoà trở lại, khiến người ta không cách nào liên tưởng gã đến cái vị quái nhân vừa tấu lên khúc nhạc thần tiên vừa qua.
Tiên sinh kế nhiệm đưa mắt nhìn ba vị trọng tài kia, hỏi:
- Tại hạ đã phẩm bình xong, các vị nghĩ sao?
Quả phụ Thanh đáp:
- Túc hạ bình rất chính xác, tiên nhạc và phàm nhạc, chẳng thể nào đem so sánh với nhau được! Trận này, ta chấm Đông Tài thần thắng.
Nói xong, bà giơ cao tay phải lên. Các vị trọng tài kia không có ý kiến khác, cũng đưa tay phải lên. Trận đấu đó, bên Trung thổ toàn thắng.
Đám người phe Tây Phương chăm chú nhìn cỗ kiệu vàng, người nào mặt mày cũng hầu như chẳng chút huyết sắc. Ngải Y Ti trầm lặng một lúc lâu, rồi buông tiếng cười lạnh, chậm rãi nói:
- Hai hoà hai! Một trận quyết định thắng bại, xem chừng lại thống khoái!
Dứt lời, có tiếng khua lách cách, rồi rèm kiệu được vén lên, một nàng kiều nữ từ bên trong kiệu uốn éo thân mình chui ra, dung mạo nàng tuyệt mỹ, đường nét khuôn mặt sắc sảo, đẹp như tạc, làn tóc buông dài chấm đất, mượt mà lơi lả, mường tượng như được dệt bằng những sợi tơ hoàng kim mỏng mảnh, thần thái nàng yên nhiên đĩnh đạc, toát ra một anh khí hào hùng.
Lục Tiệm nhác trông nữ tử Tây Dương đó, gã chợt quặn thắt trong lòng, gã phảng phất thấy Diêu Tình xuất hiện trước mắt. Nhưng nếu ta nhìn kỹ, ả di nữ đó dung mạo, thần sắc hoàn toàn không giống Diêu Tình, chỉ vì phong thái hai người có chỗ tương đồng, khiến người ta vừa gặp mặt, đã nảy sinh huyễn tưởng ấy.
Ngải Y Ti đến đứng trước Cốc Chẩn, đôi nam nữ cự phú thế gian này mang khí chất hoàn toàn trái ngược, một người thì vẻ mặt lành lạnh, ánh mắt như băng giá, một người thì ung dung, vẻ mặt tươi cười như hoa nở mùa xuân, nhưng họ đứng đấy, trước đám đông, dẫu không cùng thần thái, cả hai đều phong tư khác người, tựa đôi chim hạc đứng giữa bầy gà.
- Ngải Y Ti, - Cốc Chẩn chợt cười hì hì, - xem chừng ngươi có đẹp ra đấy, ta nhớ lại lần đầu gặp gỡ, ngươi vừa gầy vừa bé, hệt như một con khỉ Thiên Trúc!
Ngải Y Ti mặt hoa biến sắc, hét lên:
- Bớt phóng thí một chút đi! Nhớ cái kiểu gì lạ vậy! Nếu vậy, ngươi thực ra hệt như một con cóc Trung Quốc, ghẻ lở đầy mình!
Cốc Chẩn cười hì hì, đáp:
- Quá khen, quá khen!
Ngải Y Ti khựng lại một chút, hỏi:
- Ta mắng ngươi là cóc, sao lại bảo 'Quá khen' gì thế?
Cốc Chẩn vẫn cười, đáp:
- Ở Trung quốc, cóc còn được gọi là thiềm thừ, chính tượng trưng cho cái sự mỹ lệ xinh xắn! Trên cung trăng, có bóng một con 'Ngọc thiềm', do đó đã được gọi là 'Thiềm cung'. Ngươi bảo ta là 'Thiềm thừ', chẳng phải đã khen ta đây mỹ mạo sáng như trăng rằm, vừa thanh thoát, vừa rực rỡ, chiếu rọi trên khắp nhân thế ư?
Ngải Y Ti chu chu cái mỏ, cười nhạt:
- Chỉ giỏi nói nhăng! Đào ở đâu ra được cái lý sự đó vậy?
Cốc Chẩn nhơn nhơn đáp:
- Ngươi vốn là con khỉ Thiên Trúc, làm sao rành được những tinh hoa sâu sắc trong ngôn ngữ Hoa hạ này cuả chúng ta!
Ngải Y Ti sắc mặt biến đổi, từ đỏ bừng sang trắng bệch, rồi đỏ bừng trở lại, nghiến răng nghiến lợi, bảo:
- Xú tiểu tử, đến trận thi đấu châu báu tuyệt trần này, ngươi hãy mở thật to cái cặp mắt chó của ngươi ra mà xem cho thích nhé!
Cốc Chẩn tủm tỉm, đáp:
- Ta đã xem thấy ngươi rồi đây, quả là thập phần cao minh.
Ngải Y Ti nghe gã đối đáp, lặng thinh một lúc lâu, không chửi bới trở lại nữa, trong lòng ả vốn cũng tự phụ mình cao minh, nghe gã nói thế, ả ngạc nhiên, cũng thấy khoái khoái, chợt xoay chuyển ý nghĩ, bất giác ả nổi đoá, hét lên:
- Người ta có câu nói 'Mắt chó là mắt kẻ tầm thường', ta mắng ngươi có mắt chó, ngươi lại bảo ta cao minh, thế có phải ngươi muốn ngầm mắng ta chẳng phải là loài người sao?
Ả vừa giận, vừa rối trí, ả tự biết nghề miệng lưỡi mắng thiên hạ của ả tuyệt chẳng phải đối thủ của Cốc Chẩn, ả chỉ còn cách, trước thắng cuộc thi đấu, sau đó, sẽ tha hồ lớn giọng huênh hoang giễu cợt gã, trong một thoáng, đầu óc ả đã suy nghĩ đến hơn chục cách thật độc ác mà ả sẽ dùng để hành hạ cái tên ác nhân Cốc Chẩn này! Trong lòng cực kỳ sung sướng, ả nghiến răng, dang rộng đôi tay ngọc ngà ra, vỗ nhẹ ba tiếng, tám gã Hồ nô bèn tháo cái tù và đeo ngang hông, cùng thổi lên 'u u', tiếng tù và cực to, làm chấn động cả vùng sơn cốc, âm vang không ngớt dội về từ phía đầu nguồn dòng sông.
Sau ba hồi tù và, nơi sườn núi đối diện dòng sông của vùng thung lũng xanh rì, phát ra một tiếng nổ thật to, lập tức làm rung chuyển toàn thể sơn cốc, vách đá chỗ sườn núi chợt nứt ra một hang động khổng lồ, từ trong động, một dòng thác đổ nước ào ào xuống, tuôn chảy ra bên ngoài, dòng thác như một dải lụa treo ngược, có phần giống dải Ngân Hà, từ trên hơn mười trượng trên cao của núi, nước thác chảy siết từ đầu vách đá xuống bên dưới.
Sau một lúc, bùn đất lẫn đá đổ xuống, dòng thác bỗng giảm cường độ, từ vách đá bỗng xuất hiện một kỳ tích, như người thoát y, từng chập, từng chập lộ từng phần thân thể, đàng sau dòng bùn đất, thấy lấp lánh có ánh tinh quang. Người bên trong cốc, nhờ góc nhìn thẳng, đã thấy được rõ nhất những biến chuyển kỳ ảo, họ chẳng thể không đồng loạt cất tiếng trầm trồ, bên trong vách đá vốn dùng làm vật nguỵ trang, có ẩn tàng một tòa bảo lâu bẩy tầng.
Dòng thác tiếp tục đổ nước, bùn đất giảm dần, lâu đài thực sự hiện ra với tất cả các nét hoa lệ, mái vàng, cột ngọc, các bậc thềm cẩn đá quý, trước lâu đài đó là một con đường nho nhỏ, sáng loang loáng, vì đã được toàn lát bằng bạch ngọc, hàng lan can chạm trổ tinh vi, cẩn ngọc phỉ thuý lóng lánh, dưới hàng mái hiên treo rủ một số phong linh hàng thượng đẳng, các cánh phong linh làm bằng vàng cẩn mã não, lấp lánh sáng như ngọc quý, rung tiếng lanh canh thánh thót mỗi khi có làn gió nhẹ thổi qua, nghe êm tai khôn tả.
Lúc này, rèm nguỵ trang đã biến mắt hẳn, toà lầu xây cất bằng châu ngọc đó hiện ra sáng choang rực rỡ,từ đầu tường, từ mái ngói, một làn nước chảy qua không làm chúng thấm ướt, nước chảy xuống đến bên dưới, chầm chậm chuyển vào một con kênh nhỏ chạm bạch ngọc, cẩn xà cừ, rồi một dòng nước kênh chảy cuồn cuộn trên đáy xà cừ, dẫn vào một cái ao rộng dài mỗi bề ba trượng, đáy lát bạch ngọc. Bùn lầy khi vào đến ao đã biến mất tăm, rồi thác nước ngừng chảy, từ trong ao bạch ngọc vọng ra tiến lanh canh của những hòn châu ngọc chạm vào nhau. Một vầng sáng mầu xanh biếc nhẹ dâng lên, qua đó từ từ xuất hiện một hòn giả sơn, cao khoảng năm xích, những hang động của giả sơn toả sáng lung linh một màu phỉ thuý xanh biêng biếc, những đường nét gãy gợn trên giả sơn cũng do ngọc phỉ thuý tạc chen lẫn vào với bạch ngọc, giả làm rong rêu thẫm màu xanh lục. Giữa hồ, một vòi nước chợt phun lên, mỗi lúc một cao hơn, đến độ vài trượng, những giọt nước như châu như ngọc bắn ra tứ phía, vòi bước chắc đã do cơ quân ngầm bên dưới ao lọc sạch nước bùn, rồi bơm cho phun lên.
- Ngươi nghĩ sao? - Ngải Y Ti nheo mắt hỏi Cốc Chẩn, vẻ đắc ý hiện rạng rỡ trên gương mặt, - Thấy chưa? Đó là lâu đài vạn bảo cuả ta!
Bọn thương nhân Trung thổ mặt xám như chì, Ngải Y Ti đã dùng châu báu ngọc ngà kiến tạo nên toà bảo tháp bẩy tầng, một công trình vĩ đại chấn động kiến trúc cổ kim. Cho đến gần đây, ả đã xây dựng lâu đài đó trong cốc, đã ra công dùng vách đá cùng nhiều thủ thuât che giấu nó đi, người ra vào cốc chẳng hề hay biết. Ả đã cho chôn giả sơn bằng phỉ thuý trong dòng nước ngầm dưới đất, trên đỉnh núi đã cho đào hồ, khai thông thuỷ đạo để đem nước suối lên tích trữ trên các hồ ấy, đến khi nhận được hiệu lệnh bằng ba hồi tù và, thủ hạ đã đồng lúc cho nước hồ tuôn xuống thành thác, đồng thời dùng sức nước vận chuyển cơ quan, cho lộ diện toà bảo lâu, cho hòn giả sơn từ dưới đáy ao hiện ra, cho vòi nước ngầm phun lên, đồng một lúc, tất cả xuất hiện, mới toanh. Những thiết kế tân kỳ đó, đầy nét tương phản, đã làm choá mắt người xem một cách khó giải thích được.
Ngải Y Ti đon đả cất tiếng mời:
- Chư vị trọng tài, xin mời quý vị theo ta vào xem lâu đài!
Bốn người đưa mắt nhìn nha, chậm chạp lục tục đứng lên. Ngải Y Ti liếc xéo Cốc Chẩn, vui vẻ hỏi:
- Nếu ngươi không quá yếu tim, cũng nên đi xem cho rộng đường kiến thức!
Cốc Chẩn cười, đáp:
- Cốc mỗ đang bị một cơn khiếp sợ lớn đây!
Ngải Y Ti thấy gã bình tĩnh như không, trong lòng ả chợt thấy khó chịu, nhưng ả vốn tự phụ sẽ nhất định thắng trận này, không tin là Cốc Chẩn có cao chiêu nào hay hơn thế, ả chỉ cười nhạt một tiếng, đi trước dẫn đường. Khá nhều thương nhân Trung thổ hiếu kỳ, cũng lẽo đẽo nối gót theo sau.
Mọi người đến gần lâu đài "Vạn bảo", thấy các cỏ cây rậm rạp trước đó đã bị nước thác tuôn xuống làm rối loạn không ít, giờ đây cành lá đụng nhau phát tiếng lanh canh như tiếng châu ngọc chạm nhau, họ mới phát hiện ra các cành, lá đó toàn bằng ngọc phỉ thuý tạc nên, đã được sắp sẵn ở đấy từ lâu, trông giống hệt như cành lá thảo mộc thực thụ.
Toà bảo lâu, từ cột đến kèo, từ cổng ngõ đến cửa cái, đâu đâu cũng chạm trổ hoa văn, từng phiến bạch ngọc khắc hình nhân vật thần tiên, tả chuyện xưa tích cũ, nét chạm uyển chuyển mềm mại, trị giá như ngọc liên thành. Từ ngoài nhìn vào, thấy bên trong tôi tối, nhưng lúc bước qua cửa, cơ quan phát động, những viên ngọc hoả châu đính trên đỉnh lâu đài tụ hội ánh sáng mặt trời, phản chiếu qua hệ thống kính thuỷ tinh, chuyển ánh sáng đến những tấm kính gắn trên tường, chiếu sáng xà vàng, cột ngọc, ánh sáng đó rọi vào thành chùm lên một cây san hô to lớn dựng giữa lâu đài, cành lá rậm rạp của cây san hô chợt phát tán ra ánh sáng màu hồng nhạt trên khắp cả thân cây, quả là một bảo vật vô giá hiếm thấy.
Sau cây san hô là một tấm bình phong khảm xà cừ hình minh nguyệt ngự giữa đám mây, những ngôi sao chung quanh biểu thị bằng những viên kim cương. Giữa sảnh đường, có xếp những đôn bằng đá cẩm thạch mặt ngoài màu đỏ, bên trong mầu lục, vây quanh một tràng kỷ bằng ngọc phỉ thuý, mầu sắc hài hoà tựa như thiên nhiên tạo thành.
Một cầu thang uốn vòng, bậc thang bằng hồng ngọc, lượn quanh cây san hô đưa lên tầng trên. Qua mỗi tầng đều thấy ngà voi trắng bạch, cẩn bảo thạch, mầu sắc các viên ngọc quý đó làm choá mắt người xem, Lại có cả một bàn trang điểm, tạo thành bằng nguyên thân hình một con đồi mồi. dùng bốn tảng tử ngọc làm chân bàn, mặt kính là một khối thuỷ tinh mỗi bề một trượng, phản chiếu ánh sáng long lanh khắp tầng lầu. Tất cả những trần thiết trang hoàng lớn nhỏ bên trong, toàn là kỳ trân hi hữu, một viên gạch, một tấm ngói, thảy đều là cùng cực xa hoa, cái tên "Vạn bảo", không sai chạy vào đâu được.
Rời khỏi bảo lâu, thương nhân Trung thổ đều bi quan, tự ti, trong lòng cứ bị ám ảnh bởi cảnh quan xa hoa của châu, của ngọc, một thời gian dài, tâm tư cứ bị ám ảnh:"Chuyến này thua chắc!". Bốn vị trọng tài trở về chỗ ngồi, Trác Vương Tôn trầm ngâm một lúc, rồi hỏi:
- Tây Tài thần, cái toà "Vạn bảo lâu đài" đó, ngươi cất mất bao lâu, tốn hết bao nhiêu tiền?
Ngải Y Ti đáp:
- Tiền tốn hàng tỷ, mất ba năm ròng!
Lã Bất Vi thắc mắc
- Nói như vậy, nghĩa là ngay sau cuộc thi đấu Nam Hải, ngươi đã lập tức cho xây dựng lâu đài đó?
Ngải Y Ti cười cười:
- Chỉ đủ để hôm nay làm xấu mặt!
Rồi ả ngó qua Cốc Chẩn, vẻ giễu cợt. Cốc Chẩn chỉ mủm mỉm cười. Quả phụ Thanh thấydáng vẻ gã, trong lòng bà chợt thoáng tia hy vọng, bèn hỏi:
- Đông Tài thần, châu bảo của ngươi đâu?
Cái cảnh tượng đó đến thật đột ngột, và lưu lại trong mắt lâu hơn hai huyễn cảnh lần trước nhiều. Sau một lúc, cảnh mờ nhạt dần, mọi người mới thoáng ngửi thấy một thoảng hương nhẹ nhàng, như có như không.
Tô Văn Hương bảo:
- Hương nhà Phật, chú trọng về thanh thoát, lấy hai chữ "Không Không" làm chủ, mùi thoang thoảng xa xăm, người nào chưa cảm hoá được phép Phật, sẽ thấy tự mình cảm hoá được lấy mình, cái danh hương đó, mới đích thực đáng được gọi là "Bồ Đề thụ hạ".
Mọi người nghe thế, không ai là không gật đầu đồng ý. Tô Văn Hương quày đầu sang, đang định tiếp tục câu nói, chợt trông thấy Lan U thẫn thờ, đôi mắt đang nhìn gã, từ trong đôi nhãn châu, lấp lánh đôi hạt lệ nho nhỏ đang dần dần ứa ra, rồi vụt tuôn trào xuống như hai dòng suối trong vắt!
Tô Văn Hương ngạc nhiên, hỏi:
- Tiểu cô nương, sao thế? Lan U gắng gượng một nụ cười sầu thảm, đôi bàn tay khẽ chắp lại, nói:
- Hương Đạo của tiên sinh trội hơn tiểu nữ nhiều, Lan U này xin tâm phục khẩu phục.
Cô trước sau cũng thua, nhưng cô đã chẳng chờ các giám khảo biểu quyết, đã lập tức chịu thua, cái khí phách đó, ai nấy đều bội phục. Rồi cô xoay mình, đến trước cỗ kiệu vàng, quỳ thụp xuống, thê thảm nói:
- Chủ nhân, thiếp thân đã thua, đã không làm tròn sứ mạng, xin nhận lãnh trách phạt!
Ngải Y Ti trầm mặc một chốc, lạnh lùng nói:
- Người đó tài cao hơn ngươi nhiều, ngươi thua hắn cũng là chuyện đương nhiên, vậy tội chết có thể tha, ngươi hãy tự chặt tay đi.
Mọi người nghe thế, không ai là không biến sắc. Lan U mặt trắng bệch, cười thảm một tiếng, nhẹ nhàng xoay mình, đón lấy một ngọn lợi đao (Đao có một lưỡi bén thôi) dát vàng từ tay một tên Hồ nô đứng bên, đôi mắt xinh đẹp nhắm lại, cô giơ đao lên nhắm chặt xuống chỗ khuỷu tay trái. Thấy thế, Tô Văn Hương hết sức hoảng kinh, là người đang đứng gần cô nhất, gã bèn nhảy ào đến, đưa tay ra nắm vào hữu thủ của Lan U, chặn thế chém xuống. Lan U giật mình, la lên:
- Ngươi làm gì vậy?
Tô Văn Hương chỉ chuyên về Hương Đạo, rất kém hiểu biết về nhân tình thế sự, nghe tiếng nghẹn ngào đó của cô gái, gã hỏi:
- Cô đang làm trò gì thế? Sao lại lấy đao tự chặt tay vậy?
Lan U gượng cười, đáp:
- Tiên sinh, ta bị thua ngài rồi, bây giờ phải chịu hình phạt!
Tô Văn Hương vẻ mặt ngơ ngác, lắc đầu, bảo:
- Ta đã làm cô bị thua, người đáng bị phạt là ta đây, cứ phạt ta là được! Vậy, cô hãy chặt tay ta là xong thôi!
Cái đạo lý lung tung của gã, Lan U nghe mà không biết nên khóc hay nên cười, bèn nói: "Được!", rồi lập tức đưa đao sang tay trái, nhắm vào tay Tô Văn Hương chặt xuống. Tô Văn Hương đang lúc ngăn cản cô, thấy đao chém xuống, gã hết sức hoảng sợ, gào lên một tiếng to, lùi thật nhanh ra đàng sau, mắt trợn tròn, hỏi:
- Sao... sao cô định chém ta thực à?
Lan U cười thảm một tiếng nữa, lại hươi đao, chém ra một nhát cực nhanh vào khuỷu tay gã. Nhát chém quá mạnh, Tô Văn Hương không kịp tránh né, gã há miệng kêu thét ầm ĩ, chợt nghe "Choang" một tiếng, cây kim đao bị một viên đá kích trúng, lực đạo cuả viên đá thật dũng mãnh, tay cầm đao của U Lan nắm nó không vững, lưỡi đao tuột nhanh khỏi tay, bắn ra ngoài mấy trượng, nghe "tủm" một tiếng, đã chìm xuống duới đáy sông.
Tô Văn Hương vừa hãi kinh, vừa mừng rỡ, ngước mắt trông, vừa vặn thấy Lục Tiệm đang rụt cước bên trái về. Nguyên Lục Tiệm đang nghe cô gái kêu than, gã mủi lòng, rồi thấy cô cử đao định tự huỷ hoại một tay, sợ một cô gái kiều diễm như vậy mà bị cụt tay cả đời, Lục Tiện sinh lòng bất nhẫn, đã lập ý bắn viên đá ra cản lưỡi đao.
Lan U trong lòng hoảng loạn. Cô ngoảnh nhìn xung quanh, không hiểu viên đá đó đã từ đâu đến. Ngải Y Ti nhìn thấy rõ ràng sự cố, cười gằn, hỏi:
- Cốc Chẩn, ta đang trừng phạt thuộc hạ của ta, sao người bên phe mi lại ra tay can thiệp vào?
Chuyện bắn đá cứu người, thật ra không phải chủ ý của Cốc Chẩn, Ngải Y Ti trông thấy Lục Tiệm đứng nơi phía sau Cốc Chẩn, bèn nói đại gã người của phe Cốc Chẩn, nhằm mục đích bỡn cợt Cốc Chẩn.
Cốc Chẩn vốn chẳng muốn dính dáng vào gia pháp cuả Ngải Y Ti, nhưng Lục Tiệm có lòng tốt cứu người, cũng không phải là một chuyện xấu, gã lập tức cười rộ, bảo:
- Ngươi đã cùng ta đánh cuộc, nếu ngươi thua, trừ ngươi ra, tất cả những gì sở hữu của ngươi đều lọt hết vào tay ta, cái cô nương Lan U này cũng không là ngoại lệ. Cô rồi ra cũng sẽ là đồ trong túi ta, nếu bị ngươi chặt đi mất một tay, một mỹ nhân cụt tay, giá tiền bán cô ta giảm sút đi quá nửa, nói tỷ dụ, bàn đặt cược là mười lượng bạc, đổ một con xúc xắc, mắt ngươi thấy thua điểm, định thò tay lấy về năm lượng, cái đó không phải là ngươi muốn mè nheo, thì là cái gì?
Ngải Y Ti nghe gã nói vậy, hết sức giận dữ, la lớn:
- Ngươi chẳng qua mới thắng nhỏ có một bàn, sao đã dám lớn tiếng huênh hoang là thắng trọn? Cốc tiểu cẩu, ngươi đang định trở mặt đấy à?
Cốc Chẩn cười, đáp:
- Nếu mình đã không có đánh cuộc, ngươi muốn giết, muốn chặt, mặc ngươi! Nhưng giờ đã có đánh cuộc, người ngợm, đồ đạc của ngươi coi như ta cũng có một nửa phần sở hữu, đã rõ ràng vậy, ta sao có thể giương mắt nhìn ngươi ra tay huỷ hoại đi mất một nửa tài sản của bổn thiếu gia ta đây?
Ngải Y Ti giận quá, nhưng chỉ cười, hứ lạnh nột tiếng, day sang bảo Lan U:
- Thôi được, hãy gởi cái cánh tay ngươi lại đấy, chờ khi ta thắng cuộc thi đấu, sẽ chặt đi, cũng không muộn!
Lan U tạm thời thoát nạn, trên vầng trán trắng mịn của cô thấy đượm mấy hạt mồ hôi, cô chắp tay đáp ứng lời phán đó, rồi đưa mắt nhìn, khi thấy mặt mày Tô Văn Hương lộ nét vui mừng hớn hở, thấy khoé miệng gã đang hé nở một nụ cười, chẳng hiểu tại sao, Lan U chợt cảm thấy con tim rộ lên một nhịp mạnh, hai gò má bỗng dưng đỏ hồng, cô sợ bị người ngoài trông thấy, cô vội vội vàng vàng giấu ắnh mắt đi, bước lùi lại một bước sang bên cạnh, một lúc thật lâu, trong đầu cô diễn lại khúc phim thi đấu danh hương vừa qua, tâm tình chợt hoan hỉ, nỗi mừng vui choáng ngợp con tim!
Lại nghe Trác Vương Tôn tuyên bố:
- Trận Danh Hương, Tây Tài thần đơn phương chịu thua, vậy là Đông Tài thần thủ thắng. Tình hình hiện thời, sau ba trận, Tây Phương hai thắng, Đông Phương một thắng, trận thứ tư sẽ tỉ thí châu báu.
Ngải Y Ti chợt hứ một cái, lớn tiếng gọi:
- Thằng mũi to kia, tên ngươi là gì?
Tô Văn Hương đang bước về phía sau, nghe thế, quày đầu lại hỏi:
- Ngươi đang kêu ta hả?
Ngải Y Ti nhạt giọng bảo:
- Thì ngươi chứ ai! Ngươi mang họ Tô, phải không?
Tô Văn Hương ngạc nhiên:
- Đúng vậy! Sao ngươi biết?
Ngải Y Ti đáp:
- Dĩ nhiên là ta biết! Ngươi tên Tô Văn Hương, là kiếp nô của Bộ chủ Thiên Bộ Trầm Chu Hư.
Tô Văn Hương nói: "Đúng thế!"
Ngải Y Ti cười gằn, bảo:
- Ta nghe nói có Thường Vi, Bất Vong sinh, Huyền Đồng, Quỷ Vô Lượng túc, hôm nay, có mặt tất cả ở đây không?
Tô Văn Hương thật thà, đáp:
- Ngoài Huyền Đồng, năm người kia đều hiện diện hôm nay.
Ngải Y Ti giận dữ hỏi:
- Tụi bay là kiếp nô của Thiên Bộ, tại sao lại đi bán mạng cho tiểu cẩu Cốc Chẩn?
Tô Văn Hương cười nhăn nhở, đáp: "Bọn ta thiếu hắn một món nợ tình cảm, nên chẳng thể nào vắng mặt ở đây hôm nay được!
Ngải Y Ti bỗng trầm mặc, suy nghĩ: "Nấu nướng là sở trường cuả phe Trung Quốc, thể nào Cốc Chẩn cũng chiếm ưu thế, Thường Vi Tần Tri Vị lại là đầu bếp lừng danh, tiếng đồn ra tận Vực ngoại, ta dẫu có trong tay cả ngàn đầu bếp lợi hại, đụng phải gã, thể nào cũng đại bại! Biết chắc là thua, quyết chẳng chơi!" Nghĩ xong, mụ cất cao giọng nói:
- Các vị trọng tài, ta có một đề nghị, xin cho phép được nêu lên.
Trác Vương Tôn hỏi:
- Đề nghị gì?
Ngải Y Ti đáp:
- Lần trước, thi đấu ở Nam Hải, có năm bộ môn là Mỹ nhân, Tơ lụa, Danh hương, Giai vị (Món ăn ngon) và Châu báu. Lần này, lập lại y hệt, có hơi nhàm chán chăng? Sao mình không đổi đi một chút, đem thi đấu Giai vị đổi thành thi đấu Âm nhạc, được không?
Các trọng tài đưa mắt nhìn nhau. Quả phụ Thanh lớn tiếng phản đối:-
- Sao được! Nếu thi đấu Âm nhạc, Đông Tài thần chưa chuẩn bị, làm sao hắn thi?
Ngải Y Ti cười nhạt, bảo:
- Nếu chưa chuẩn bị, hắn đã chẳng phải là Đông Tài thần rồi. Thanh bà bà, bà cứ yên tâm, thuộc hạ của hắn cũng có đứa tinh thông âm luật, hắn sẽ không khó khăn đâu!
Quả phụ Thanh khẽ nhăn mặt, đưa mắt hỏi ý Cốc Chẩn. Cốc Chẩn vui vẻ hỏi:
- Ngải Y Ti, ngươi muốn nói đến Thính Kỷ - Tiết Nhĩ?
Ngải Y Ti đáp:
- Thính kỷ - Tiết Nhĩ, có thính lực kinh người, thông thạo âm luật, đúng là một đại hành gia về âm nhạc.
Cốc Chẩn chợt cười nụ, nghĩ bụng: "Âm nhạc vốn là sở trường của Tây Phương, là sở đoản của Đông Phương, từ sau thời nhà Đường, âm nhạc Tây vực lúc nào cũng xưng hùng ở Trung thổ. Mụ bà nương này biết chắc chẳng thể qua được ta ở thi đấu Giai vị, mụ đòi đổi đề mục, là muốn đem trường đấu với đoản đây. Nếu ta không khứng chịu, chứng tỏ ta kém, chỉ tổ cho mụ ta lấy đó bỡn cợt ta. Nếu ta đồng ý thì sao? Mụ bà nương đó phải đem thành tín ra thi đấu, sẽ không mấy vui vẻ gì lắm, thể nào cũng có trò mờ ám chi đây, dụ ta vào tròng!"
Gã đang còn trầm ngâm, đã nghe Tiết Nhĩ nhỏ giọng năn nỉ:
- Cốc gia, xin cứ để cho tiểu nô ra thi đấu đi.
Cốc Chẩn tủm tỉm cười, bảo:
- Trận này quan hệ vô cùng, ngươi không sợ à?
Tiết Nhĩ đáp:
- Tiểu nô không sợ bọn chúng!
Cốc Chẩn thư giãn hàng lông mày, cười hì hì:
- Nếu vậy, ngươi ra đi!
Lục Tiệm mặt mày đượm vẻ lo lắng, hỏi;
- Cốc Chẩn, trận này quan trọng vô cùng, ngươi sai hắn ra, nếu vạn nhất hắn thua thì sao?
Cốc Chẩn lắc đầu, bảo:
- Đã dùng người ta thì phải hết lòng tin người ta, nếu nghi ngại, thì đừng dùng! Không những ta tin Tiết Nhĩ huynh sẽ thắng, mà huynh ấy sẽ còn thắng to nữa là khác!
Tiết Nhĩ nghe nói vậy, thoạt đầu sững sờ, rồi mắt gã bốc lửa, trong lòng cực kỳ cảm kích, gã nghiến răng, bặm môi, ngẩng cao đầu, tay xách cái "Ô lý oa lạp", rẽ đám đông bước ra. Đán người Hồ thấy gã tai to như cái quạt, quần áo lam lũ, ban đầu thì họ hơi lạ mắt, rồi rủ nhau cười ầm. Tiết Nhĩ vốn biết ngoại hình mình xấu xí, đã quen bị người đời chê cười, lúc này lại là lúc gã quyết lòng ăn thua, những cái cười cợt đó, gã chẳng thèm để tâm, tay ôm chặt món nhạc cụ kỳ lạ, chói chói sáng sáng đó, giống như một kiếm thủ, bảo kiếm siết trong tay, đang oai hùng ra trận. Từ chân đến đầu, gã toát ra một khí thế hừng hực bức nhân!
Đám người Hồ chừng như cảm được cái khí thế kiêu hùng đó, tiếng cười dần tắt, những kẻ có chút kiến thức, trong lòng đã thấy càng lúc càng giảm dần khinh khi, đã thấy nảy sinh ý nghĩ: "Cái người đó, coi hình dạng thật xấu xí, làm sao lại có thể toát ra một khí thế như vậy được?"
Ngải Y Ti chợt nói:
- Cốc Chẩn, trận này, sẽ do bên ta đi trước.
Rồi chẳng chờ câu trả lời của Cốc Chẩn, mụ vỗ tay một cái, nữ tử tóc đỏ tên Thanh Nga, thần sắc trầm trọng, trong tay một ống ngọc đich dài, nhẹ bước thủng thẳng đi dọc theo bờ sông, đón làn gió từ sông thổi vào, tiếng tiêu cất lên miên man, ai oán dường như đang khêu gợi, thúc giục mây sầu gió thảm kéo đến, trong đám mây mù vân vụ thấp thoáng hình dạng quỷ thần vật vờ, dòng nước rì rầm dường như hết muốn chảy tiếp về cuối sông.
Nghe tiếng tiêu du dương, Cốc Chẩn chẳng giấu được thán phục,
- Thổi tiêu giỏi quá, trên không thua Lục Châu, dưới chẳng nhượng Độc Cô. Nhưng này Ngải Y Ti, tài nghề của ngươi, chỉ có ống tiêu đó thôi sao?
- Tất nhiên là giỏi! Lục Châu, Độc Cô toàn là những nhà thổi tiêu trứ danh từ xa xưa, - Ngải Y Ti nhạt giọng trả lời.
Lời còn chưa dứt, tiếng tiêu đang mỗi lúc một lên cao, chợt hạ thấp xuống, rồi dâng cao vút, mọi người bỗng dưng nghe trong tiếng gió thổi từ mấy đám mây trên cao xuống, tiếng tiêu kiêu ngạo đơn độc, có nét man mác chốn phàm trần. Mọi người chú tâm nghe nữ tử thổi tiêu, tiếng tiêu thanh thoát, đều khâm phục ngưỡng mộ, chợt đang lúc tiếng tiêu cao vút tầng mây bỗng chuyển sang âm điệu mềm mại, lãng đãng bâng khuâng lưng trời, tựa cánh chim bằng đang chao mình, bay lượn nhởn nhơ trong làn gió nhẹ giữa chừng không.
Tiếng hoà nhạc chợt vang lừng, nhiều nam tử, nhiều giai nhân tuấn mỹ, đang đồng tấu các nhạc khí trong tay, tiếng cao thấp trầm bổng, âm thanh mượt mà làm say đắm người nghe, những Hồ cầm, Tỳ bà, Thụ cầm, Phong địch cùng một số lớn những nhạc khí kỳ môn khác, không rõ tên, những nhạc khí không thấy dùng ở Trung thổ, cùng lúc hoà âm, động tác biểu diễn khi thì như giương cung xạ tiễn, khi thì như phe phẩy lá quạt nan, khi thì đưa ngón tay thoăn thoắt đóng mở lỗ ống sáo, tạo nên những âm thanh kỳ lạ, nhưng chan chưá diễm tình. Dù hợp tấu nhiều nhạc khí, dù tiếng nhạc trầm bổng, thanh âm tất cả đều không át nổi tiếng tiêu phát ra từ cây trường địch hồng ngọc, rồi đàn nam thanh nữ tú đó múa may quay vòng chung quanh đống lửa trại, chân xoay nhanh những bước đa dạng, xoắn sát vào bên vòng lửa, đôi khi mang khí thế của một đoàn kỵ binh đang theo lệnh thống soái công thành, đoạt luỹ.
Kết hợp tất cả các yếu tố đó, mọi người nghe nhạc, xem múa, âm thanh hoà tấu không những tuyệt mỹ, lại tân kỳ, dù là phe Đông hay phe Tây, tất cả đều như si như ngốc, chỉ ước mong sao tiếng nhạc cứ kéo dài bất tận. Qua một lúc lâu, tiếng tiêu chợt cao vút, toát cái khí dương cương, chọc thẳng lên chín tầng mây, đưa cảm giác như đang đón chào một thớt bảo mã đang vén màn mây từ từ hạ xuống, đồng lúc, tiếng tiêu trổi rộ lên, âm thanh các nhạc khí khác nhỏ dần xuống, đến lúc chúng ngừng hẳn, tiếng tiêu kia lại mỗi lúc một lên bổng, vút vào tận trời cao, làm mây mù tản ra, rồi tiếng tiêu bỗng đột ngột chấm dứt. Đó là kết thúc của hoà nhạc, nhưng nhạc tắt rồi, mọi người còn bồi hồi trong tâm tư những cung điệu của đàn, của địch, bấy giờ họ mới tin vào câu nói người xưa truyền lại: "Dư âm nhiêu lương, tam nhật bất tuyệt", dư âm còn vương vấn, ba ngày sau chưa dứt!
Cốc Chẩn lúc ấy mới minh bạch cái tính toán kỹ lưỡng của Ngải Y Ti, gã lo thầm: "Mụ bà nương này nhất định lấy số đông để thủ thắng, mụ coi thường gã Tiết Nhĩ đơn thân độc mã! Gã dẫu tinh thông âm luật, nhưng với chỉ vỏn vẹn một nhạc cụ, làm sao đua tranh được với hợp tấu của tiếng tơ, tiếng trúc, âm thanh khác biệt của cả bấy nhiêu nhạc cụ hợp diễn." Đang lúc gã ngẫm nghĩ, Tiết Nhĩ đã khởi tấu cái "Ô lý oa lạp", nghe thật khớp theo dư âm tiếng tiêu, gã chơi ra âm thanh hệt như tiếng ngọc địch vừa rồi, nhưng âm thanh lại không sâu lắng như tiếng tiêu đó, dường như được phụ hoạ bằng những âm nho nhỏ, khe khẽ, đến từ một nơi xa xăm nào đó, rồi những tiếng ấy mỗi lúc một rõ nét ra, nghe như âm thanh của hơn mười nhạc khí đồng tấu, có tiếng sáo, tiếng tiêu, tiếng hồ cầm, tiếng vi vu của trường địch, tiếng thánh thót của tỳ bà, các thanh âm hoà hợp dâng tràn như sóng, ùa đến từ bốn phương, lạ ở chỗ cho nghe rõ ràng từng nhạc cụ một.
Mọi người đều bất ngờ khi thấyquái nhân tai to chỉ dùng duy nhất một nhạc cụ, đã có thể tấu lên âm thanh của hơn mười nhạc khí khác nhau, họ bất giác ngẩn ngơ, lòng luống nét kinh dị. Hơn nữa, nhạc của mấy người Hồ trình diễn, âm thanh tuy hay, nhưng là tổng hợp của mười loại khí cụ trình tấu, không có được cái hồn nhiên đơn sơ, chưa kể đôi lúc thiếu hài hoà. Âm nhạc của Tiết Nhĩ tấu, hơn mười thanh âm khác nhau phát ra từ một nguồn, chúng hài hoà khôn tả, hồn nhiên như nhất. Nghe tiếng nhạc trầm bổng, khi lớn, khi nhỏ, làn điệu biến chuyển, thoáng pha đôi chút nét nhạc Trung thổ, thập phần ưu mỹ, khiến các nhạc công người Hồ tham dự trình diễn vừa rồi đã không tự chủ được, đều đứng lên, ngỏng cổ ra nhìn, chăm chú xem làm cách nào mà Tiết Nhĩ lại có thể tấu nhạc như vậy. Nhưng cái nhạc cụ chí bảo "Ô lý oa lạp" đó cấu tạo cực kỳ phức tạp, ẩn chứa càn khôn bên trong, nếu nhìn từ bên ngoài xa, chẳng thể nhận ra được áo diệu của nó.
Khúc nhạc càng tấu càng lạ, vừa mênh mông bát ngát, vừa tinh tế tỉ mỉ, các cảm giác đó đan chen vào nhau, không phải Trung thổ mà cũng không phải Tây vực, tự nó biệt lập thành một thể loại. Mọi người thoạt đầu còn làm chủ được cảm xúc, sau một hồi, họ đều bị lôi cuốn theo làn điệu, các trạng thái mừng, giận, buồn, vui, bị âm thanh chi phối dẫn giắt, khúc vút cao khiến người ta tâm thần sảng khoái, máu nóng bừng bừng dâng trên đầu, chỉ hận chẳng thể buông một tràng cười dài cho thật thoải mái, lúc âm vận xuống thấp như than như khóc, khiến người ta ưu sầu oán than, các xúc cảm đó đột biến không thôi. Chúng vừa mới kích động người ta oán giận phừng phừng đó, đã chuyển điệu sang dịu dàng uyển chuyển, làm mềm dịu lòng người xuống. Người trong cốc có không ít kẻ bị tiếng nhạc ảnh hưởng, đã không tự chủ được mình, cứ theo âm vận, lúc thì khóc hu hu, khi thì cười khanh khách, vừa giận dữ đấy, đã thấy hớn hở đấy.
Bất ngờ, âm nhạc từ cái "Ô lý oa lạp" phát sinh biến hoá, âm thanh tấu lên mang thật nhiều nét lạ, chẳng phải đàn, cũng chẳng phải sáo, chẳng phải tiếng sênh. cũng chẳng phải tiếng trống, lẫn trong tiếng nhạc là tiếng mời gọi tha thiết. Trong du dương của khúc nhạc, trên mặt sông rộng, thấy xuất hiện lăn tăn nhiều vòng sóng nhỏ nối tiếp nhau, từ giữa các vòng sóng nhô lên một điểm nho nhỏ, rồi nghe "Xoạt" một tiếng, một con Ngư Lân vảy bạc thân mình cực lớn, từ dưới đáy nước sâu, vụt xé nước, toàn thân bay bổng lên trên không trung, nó quẫy mình vài vòng, rồi phóng trở lại vào dòng sông, một phút sau, lại nghe có tiếng nước khua động không ngừng. Trong nước sông xuất hiện hai ba đợt, vô số những cá lớn cá nhỏ, lớn thì dài hơn trượng, nhỏ chừng độ tấc tay, một số có thể nhận biết chủng loại, một số mang hình thù cổ quái, không rõ tên, cá ngư lân mình sặc sỡ đủ mầu sắc, trong đó màu đỏ thắm đua chen với sắc trắng ngần, ngàn vạn con đang đua nhau khoe màu sắc, đang múa nhảy trên mặt sông, tạo nên một kỳ quan tuyệt vời.
Kỳ quan đó, đời người chưa từng chứng kiến, người ở đấy, ai cũng càng nhìn càng thấy mê mẩn, càng bị hồi hộp trong lòng. Lúc mọi người còn đang choáng ngợp, chợt trên không có tiếng hót thánh thót, có tiếng chim kêu vang, khi ngẩng đầu trông, thấy từ bốn phương tám hướng, đang tụ tập bay đến cơ man nào là các loài chim, có chim ưng săn mồi, có chim oanh hút nhuỵ, không thiếu giống nào, về đến phía trên chỗ Tiết Nhĩ, chúng tung cánh bay lượn hót ca, giương bộ lông cánh mang mầu sắc rực rỡ, tổng thể kết thành một đoá tường vân khổng lồ, đang tụ tập lại, đang không tan trên bầu trời.
- "Ngư khởi vũ,
Bách điểu lai triều,
Âm nhạc chi diệu,
Cánh chí vu tư."
Tiên sinh kế nhiệm ngâm vang lên, rồi, hít vào một chân khẩu khí thật dài, lão nói tiếp:
- Cảnh đó vốn được tả lại trong thần thoại lưu truyền từ cổ xưa, không ngờ hôm nay lão phu đã được tận mắt chứng kiến! Cái tài âm nhạc đó sánh ngang với thần thông hàng ngư phục điểu! Bài nhạc của Tây Tài thần, rốt cuộc cũng chỉ là thứ nhạc phẩm chất bình phàm mà thôi! - Lão nói đến đấy, cất cao giọng tán dương - "Thính kỷ tiên sinh, nếu tiên sinh mà tấu lại khúc đó một lần nữa, ta sợ thể nào cũng có quỷ thần tìm đến ganh ghét thôi!
Tiết Nhĩ nghe lão nói, gã bèn chuyển làn điệu, tấu tiếng nhạc nhỏ dần đi, rồi tắt hẳn. Đàn chim bèn tản ra, bầy cá lặn xuống đáy sâu, sông nước trở lại êm đềm, không gian tĩnh lặng, chỉ còn thấy lông chim rải rác khắp mặt đất, nổi lềnh bềnh trên mặt nước, gợi trong trí óc cảnh quan kỳ ngộ vừa xảy ra.
Tiết Nhĩ tay ôm nhạc cụ, trở về đứng cạnh Cốc Chẩn, thần quang trong mắt đã tan biến, khí thế toàn thân cũng bình hoà trở lại, khiến người ta không cách nào liên tưởng gã đến cái vị quái nhân vừa tấu lên khúc nhạc thần tiên vừa qua.
Tiên sinh kế nhiệm đưa mắt nhìn ba vị trọng tài kia, hỏi:
- Tại hạ đã phẩm bình xong, các vị nghĩ sao?
Quả phụ Thanh đáp:
- Túc hạ bình rất chính xác, tiên nhạc và phàm nhạc, chẳng thể nào đem so sánh với nhau được! Trận này, ta chấm Đông Tài thần thắng.
Nói xong, bà giơ cao tay phải lên. Các vị trọng tài kia không có ý kiến khác, cũng đưa tay phải lên. Trận đấu đó, bên Trung thổ toàn thắng.
Đám người phe Tây Phương chăm chú nhìn cỗ kiệu vàng, người nào mặt mày cũng hầu như chẳng chút huyết sắc. Ngải Y Ti trầm lặng một lúc lâu, rồi buông tiếng cười lạnh, chậm rãi nói:
- Hai hoà hai! Một trận quyết định thắng bại, xem chừng lại thống khoái!
Dứt lời, có tiếng khua lách cách, rồi rèm kiệu được vén lên, một nàng kiều nữ từ bên trong kiệu uốn éo thân mình chui ra, dung mạo nàng tuyệt mỹ, đường nét khuôn mặt sắc sảo, đẹp như tạc, làn tóc buông dài chấm đất, mượt mà lơi lả, mường tượng như được dệt bằng những sợi tơ hoàng kim mỏng mảnh, thần thái nàng yên nhiên đĩnh đạc, toát ra một anh khí hào hùng.
Lục Tiệm nhác trông nữ tử Tây Dương đó, gã chợt quặn thắt trong lòng, gã phảng phất thấy Diêu Tình xuất hiện trước mắt. Nhưng nếu ta nhìn kỹ, ả di nữ đó dung mạo, thần sắc hoàn toàn không giống Diêu Tình, chỉ vì phong thái hai người có chỗ tương đồng, khiến người ta vừa gặp mặt, đã nảy sinh huyễn tưởng ấy.
Ngải Y Ti đến đứng trước Cốc Chẩn, đôi nam nữ cự phú thế gian này mang khí chất hoàn toàn trái ngược, một người thì vẻ mặt lành lạnh, ánh mắt như băng giá, một người thì ung dung, vẻ mặt tươi cười như hoa nở mùa xuân, nhưng họ đứng đấy, trước đám đông, dẫu không cùng thần thái, cả hai đều phong tư khác người, tựa đôi chim hạc đứng giữa bầy gà.
- Ngải Y Ti, - Cốc Chẩn chợt cười hì hì, - xem chừng ngươi có đẹp ra đấy, ta nhớ lại lần đầu gặp gỡ, ngươi vừa gầy vừa bé, hệt như một con khỉ Thiên Trúc!
Ngải Y Ti mặt hoa biến sắc, hét lên:
- Bớt phóng thí một chút đi! Nhớ cái kiểu gì lạ vậy! Nếu vậy, ngươi thực ra hệt như một con cóc Trung Quốc, ghẻ lở đầy mình!
Cốc Chẩn cười hì hì, đáp:
- Quá khen, quá khen!
Ngải Y Ti khựng lại một chút, hỏi:
- Ta mắng ngươi là cóc, sao lại bảo 'Quá khen' gì thế?
Cốc Chẩn vẫn cười, đáp:
- Ở Trung quốc, cóc còn được gọi là thiềm thừ, chính tượng trưng cho cái sự mỹ lệ xinh xắn! Trên cung trăng, có bóng một con 'Ngọc thiềm', do đó đã được gọi là 'Thiềm cung'. Ngươi bảo ta là 'Thiềm thừ', chẳng phải đã khen ta đây mỹ mạo sáng như trăng rằm, vừa thanh thoát, vừa rực rỡ, chiếu rọi trên khắp nhân thế ư?
Ngải Y Ti chu chu cái mỏ, cười nhạt:
- Chỉ giỏi nói nhăng! Đào ở đâu ra được cái lý sự đó vậy?
Cốc Chẩn nhơn nhơn đáp:
- Ngươi vốn là con khỉ Thiên Trúc, làm sao rành được những tinh hoa sâu sắc trong ngôn ngữ Hoa hạ này cuả chúng ta!
Ngải Y Ti sắc mặt biến đổi, từ đỏ bừng sang trắng bệch, rồi đỏ bừng trở lại, nghiến răng nghiến lợi, bảo:
- Xú tiểu tử, đến trận thi đấu châu báu tuyệt trần này, ngươi hãy mở thật to cái cặp mắt chó của ngươi ra mà xem cho thích nhé!
Cốc Chẩn tủm tỉm, đáp:
- Ta đã xem thấy ngươi rồi đây, quả là thập phần cao minh.
Ngải Y Ti nghe gã đối đáp, lặng thinh một lúc lâu, không chửi bới trở lại nữa, trong lòng ả vốn cũng tự phụ mình cao minh, nghe gã nói thế, ả ngạc nhiên, cũng thấy khoái khoái, chợt xoay chuyển ý nghĩ, bất giác ả nổi đoá, hét lên:
- Người ta có câu nói 'Mắt chó là mắt kẻ tầm thường', ta mắng ngươi có mắt chó, ngươi lại bảo ta cao minh, thế có phải ngươi muốn ngầm mắng ta chẳng phải là loài người sao?
Ả vừa giận, vừa rối trí, ả tự biết nghề miệng lưỡi mắng thiên hạ của ả tuyệt chẳng phải đối thủ của Cốc Chẩn, ả chỉ còn cách, trước thắng cuộc thi đấu, sau đó, sẽ tha hồ lớn giọng huênh hoang giễu cợt gã, trong một thoáng, đầu óc ả đã suy nghĩ đến hơn chục cách thật độc ác mà ả sẽ dùng để hành hạ cái tên ác nhân Cốc Chẩn này! Trong lòng cực kỳ sung sướng, ả nghiến răng, dang rộng đôi tay ngọc ngà ra, vỗ nhẹ ba tiếng, tám gã Hồ nô bèn tháo cái tù và đeo ngang hông, cùng thổi lên 'u u', tiếng tù và cực to, làm chấn động cả vùng sơn cốc, âm vang không ngớt dội về từ phía đầu nguồn dòng sông.
Sau ba hồi tù và, nơi sườn núi đối diện dòng sông của vùng thung lũng xanh rì, phát ra một tiếng nổ thật to, lập tức làm rung chuyển toàn thể sơn cốc, vách đá chỗ sườn núi chợt nứt ra một hang động khổng lồ, từ trong động, một dòng thác đổ nước ào ào xuống, tuôn chảy ra bên ngoài, dòng thác như một dải lụa treo ngược, có phần giống dải Ngân Hà, từ trên hơn mười trượng trên cao của núi, nước thác chảy siết từ đầu vách đá xuống bên dưới.
Sau một lúc, bùn đất lẫn đá đổ xuống, dòng thác bỗng giảm cường độ, từ vách đá bỗng xuất hiện một kỳ tích, như người thoát y, từng chập, từng chập lộ từng phần thân thể, đàng sau dòng bùn đất, thấy lấp lánh có ánh tinh quang. Người bên trong cốc, nhờ góc nhìn thẳng, đã thấy được rõ nhất những biến chuyển kỳ ảo, họ chẳng thể không đồng loạt cất tiếng trầm trồ, bên trong vách đá vốn dùng làm vật nguỵ trang, có ẩn tàng một tòa bảo lâu bẩy tầng.
Dòng thác tiếp tục đổ nước, bùn đất giảm dần, lâu đài thực sự hiện ra với tất cả các nét hoa lệ, mái vàng, cột ngọc, các bậc thềm cẩn đá quý, trước lâu đài đó là một con đường nho nhỏ, sáng loang loáng, vì đã được toàn lát bằng bạch ngọc, hàng lan can chạm trổ tinh vi, cẩn ngọc phỉ thuý lóng lánh, dưới hàng mái hiên treo rủ một số phong linh hàng thượng đẳng, các cánh phong linh làm bằng vàng cẩn mã não, lấp lánh sáng như ngọc quý, rung tiếng lanh canh thánh thót mỗi khi có làn gió nhẹ thổi qua, nghe êm tai khôn tả.
Lúc này, rèm nguỵ trang đã biến mắt hẳn, toà lầu xây cất bằng châu ngọc đó hiện ra sáng choang rực rỡ,từ đầu tường, từ mái ngói, một làn nước chảy qua không làm chúng thấm ướt, nước chảy xuống đến bên dưới, chầm chậm chuyển vào một con kênh nhỏ chạm bạch ngọc, cẩn xà cừ, rồi một dòng nước kênh chảy cuồn cuộn trên đáy xà cừ, dẫn vào một cái ao rộng dài mỗi bề ba trượng, đáy lát bạch ngọc. Bùn lầy khi vào đến ao đã biến mất tăm, rồi thác nước ngừng chảy, từ trong ao bạch ngọc vọng ra tiến lanh canh của những hòn châu ngọc chạm vào nhau. Một vầng sáng mầu xanh biếc nhẹ dâng lên, qua đó từ từ xuất hiện một hòn giả sơn, cao khoảng năm xích, những hang động của giả sơn toả sáng lung linh một màu phỉ thuý xanh biêng biếc, những đường nét gãy gợn trên giả sơn cũng do ngọc phỉ thuý tạc chen lẫn vào với bạch ngọc, giả làm rong rêu thẫm màu xanh lục. Giữa hồ, một vòi nước chợt phun lên, mỗi lúc một cao hơn, đến độ vài trượng, những giọt nước như châu như ngọc bắn ra tứ phía, vòi bước chắc đã do cơ quân ngầm bên dưới ao lọc sạch nước bùn, rồi bơm cho phun lên.
- Ngươi nghĩ sao? - Ngải Y Ti nheo mắt hỏi Cốc Chẩn, vẻ đắc ý hiện rạng rỡ trên gương mặt, - Thấy chưa? Đó là lâu đài vạn bảo cuả ta!
Bọn thương nhân Trung thổ mặt xám như chì, Ngải Y Ti đã dùng châu báu ngọc ngà kiến tạo nên toà bảo tháp bẩy tầng, một công trình vĩ đại chấn động kiến trúc cổ kim. Cho đến gần đây, ả đã xây dựng lâu đài đó trong cốc, đã ra công dùng vách đá cùng nhiều thủ thuât che giấu nó đi, người ra vào cốc chẳng hề hay biết. Ả đã cho chôn giả sơn bằng phỉ thuý trong dòng nước ngầm dưới đất, trên đỉnh núi đã cho đào hồ, khai thông thuỷ đạo để đem nước suối lên tích trữ trên các hồ ấy, đến khi nhận được hiệu lệnh bằng ba hồi tù và, thủ hạ đã đồng lúc cho nước hồ tuôn xuống thành thác, đồng thời dùng sức nước vận chuyển cơ quan, cho lộ diện toà bảo lâu, cho hòn giả sơn từ dưới đáy ao hiện ra, cho vòi nước ngầm phun lên, đồng một lúc, tất cả xuất hiện, mới toanh. Những thiết kế tân kỳ đó, đầy nét tương phản, đã làm choá mắt người xem một cách khó giải thích được.
Ngải Y Ti đon đả cất tiếng mời:
- Chư vị trọng tài, xin mời quý vị theo ta vào xem lâu đài!
Bốn người đưa mắt nhìn nha, chậm chạp lục tục đứng lên. Ngải Y Ti liếc xéo Cốc Chẩn, vui vẻ hỏi:
- Nếu ngươi không quá yếu tim, cũng nên đi xem cho rộng đường kiến thức!
Cốc Chẩn cười, đáp:
- Cốc mỗ đang bị một cơn khiếp sợ lớn đây!
Ngải Y Ti thấy gã bình tĩnh như không, trong lòng ả chợt thấy khó chịu, nhưng ả vốn tự phụ sẽ nhất định thắng trận này, không tin là Cốc Chẩn có cao chiêu nào hay hơn thế, ả chỉ cười nhạt một tiếng, đi trước dẫn đường. Khá nhều thương nhân Trung thổ hiếu kỳ, cũng lẽo đẽo nối gót theo sau.
Mọi người đến gần lâu đài "Vạn bảo", thấy các cỏ cây rậm rạp trước đó đã bị nước thác tuôn xuống làm rối loạn không ít, giờ đây cành lá đụng nhau phát tiếng lanh canh như tiếng châu ngọc chạm nhau, họ mới phát hiện ra các cành, lá đó toàn bằng ngọc phỉ thuý tạc nên, đã được sắp sẵn ở đấy từ lâu, trông giống hệt như cành lá thảo mộc thực thụ.
Toà bảo lâu, từ cột đến kèo, từ cổng ngõ đến cửa cái, đâu đâu cũng chạm trổ hoa văn, từng phiến bạch ngọc khắc hình nhân vật thần tiên, tả chuyện xưa tích cũ, nét chạm uyển chuyển mềm mại, trị giá như ngọc liên thành. Từ ngoài nhìn vào, thấy bên trong tôi tối, nhưng lúc bước qua cửa, cơ quan phát động, những viên ngọc hoả châu đính trên đỉnh lâu đài tụ hội ánh sáng mặt trời, phản chiếu qua hệ thống kính thuỷ tinh, chuyển ánh sáng đến những tấm kính gắn trên tường, chiếu sáng xà vàng, cột ngọc, ánh sáng đó rọi vào thành chùm lên một cây san hô to lớn dựng giữa lâu đài, cành lá rậm rạp của cây san hô chợt phát tán ra ánh sáng màu hồng nhạt trên khắp cả thân cây, quả là một bảo vật vô giá hiếm thấy.
Sau cây san hô là một tấm bình phong khảm xà cừ hình minh nguyệt ngự giữa đám mây, những ngôi sao chung quanh biểu thị bằng những viên kim cương. Giữa sảnh đường, có xếp những đôn bằng đá cẩm thạch mặt ngoài màu đỏ, bên trong mầu lục, vây quanh một tràng kỷ bằng ngọc phỉ thuý, mầu sắc hài hoà tựa như thiên nhiên tạo thành.
Một cầu thang uốn vòng, bậc thang bằng hồng ngọc, lượn quanh cây san hô đưa lên tầng trên. Qua mỗi tầng đều thấy ngà voi trắng bạch, cẩn bảo thạch, mầu sắc các viên ngọc quý đó làm choá mắt người xem, Lại có cả một bàn trang điểm, tạo thành bằng nguyên thân hình một con đồi mồi. dùng bốn tảng tử ngọc làm chân bàn, mặt kính là một khối thuỷ tinh mỗi bề một trượng, phản chiếu ánh sáng long lanh khắp tầng lầu. Tất cả những trần thiết trang hoàng lớn nhỏ bên trong, toàn là kỳ trân hi hữu, một viên gạch, một tấm ngói, thảy đều là cùng cực xa hoa, cái tên "Vạn bảo", không sai chạy vào đâu được.
Rời khỏi bảo lâu, thương nhân Trung thổ đều bi quan, tự ti, trong lòng cứ bị ám ảnh bởi cảnh quan xa hoa của châu, của ngọc, một thời gian dài, tâm tư cứ bị ám ảnh:"Chuyến này thua chắc!". Bốn vị trọng tài trở về chỗ ngồi, Trác Vương Tôn trầm ngâm một lúc, rồi hỏi:
- Tây Tài thần, cái toà "Vạn bảo lâu đài" đó, ngươi cất mất bao lâu, tốn hết bao nhiêu tiền?
Ngải Y Ti đáp:
- Tiền tốn hàng tỷ, mất ba năm ròng!
Lã Bất Vi thắc mắc
- Nói như vậy, nghĩa là ngay sau cuộc thi đấu Nam Hải, ngươi đã lập tức cho xây dựng lâu đài đó?
Ngải Y Ti cười cười:
- Chỉ đủ để hôm nay làm xấu mặt!
Rồi ả ngó qua Cốc Chẩn, vẻ giễu cợt. Cốc Chẩn chỉ mủm mỉm cười. Quả phụ Thanh thấydáng vẻ gã, trong lòng bà chợt thoáng tia hy vọng, bèn hỏi:
- Đông Tài thần, châu bảo của ngươi đâu?
Danh sách chương