Gió xuân lại thổi, cỏ non xanh mượt cả vùng Giang Nam.

Tại Dương Châu, vùng Thập Lý, Châu Liêm gái lầu xanh vẫn đông nghẹt, muôn hồng nghìn tía !

Hôm ấy là một buổi sang tinh sương, gió sớm ít nhiều còn lành lạnh, mưa bụI lất phất bay.

Bên cạnh Sấu Tây Hồ có một bãi cát nổi lên giữa mặt nước như là một hòn đảo. Bãi cát ấy người địa phương gọi là “Phù Tang”. Bên dưới những tán cây xanh um, tại đây có mấy gian nhà tranh cao ráo, cửa sổ sang sủa, bốn bên đều có hành lang.

Bên ngoài cửa sổ, hoa lá tốt tươi. Phía trước cửa lại có một cây cầu vắt ngang dòng nước, hang liễu buông lơi ven dòng nước...Nếu nhìn ra xa thì có thể thấy mặt nước hồ xanh biếc, non cao ẩn hiện. Nơi đây chẳng khác nào động Đào Nguyên trên đỉnh Non Thần !

Lúc đó có một chàng thư sinh xinh đẹp, dáng điệu khoan thai đang ngồI một mình ngó ra cửa sổ, đưa mắt nhìn đăm đăm vào mặt nước xa xôi của Sấu Tây Hồ.

Mưa bụi vẫn bay lất phất đầy trời khiến cho cả vùng Sấu Tây Hồ như đang trùm lên một lớp sương mỏng, khiến cảnh sắc lại càng vô cùng xinh đẹp !

Từ phía xa thấp thoáng có một chiếc du thuyền nhỏ thong thả lướt về hướng Phù Tang. Phía sau chiếc thuyền, có một cô gái kiều diễm, đầu đội nón lá, tay chống sào tre, chống chiếc thuyền lướt đi như tên bắn, chẳng mấy chốc mà thuyền đã cặp bến.

Cô gái ấy nhún mình nhảy lên bờ, đưa đôi mắt sáng trong nhìn về phía Phù Tang. Cô mặc một bộ đồ ngắn màu tía, bao bọc lấy than hình mềm mại, nước da trắng mịn, khuôn miệng nhỏ nhẹ, đôi môi như một đoá anh đào, khiến cho khuôn mặt cô đẹp đẽ vô cùng !

Ngay lúc ấy có một lão già từ trong nhà bước ra cười nói :

- Cô nương đến quá muộn làm cho ông khác phải chờ đợi đến sốt ruột !

Cô gái cười tự nhiên nói :

- Nào ai biết tiết trời thế này mà còn có người muốn đi bơi thuyền ? Vậy vị khách ấy đâu ? Lão già đáp :

- Đấy ! Đang ngồI bên cửa sổ kia kìa !

Cô gái đưa mắt nhìn lên thì trên sắc mặt xinh đẹp của cô bỗng hiện lên một nụ cười tươi như hoa nở, tựa hồ như bắt gặp một vật chi mà nàng vô cùng yêu thích, nàng cất tiếng:

- Xin đa tạ Ông !

Dứt lời nàng đưa tay lên khoát tấm rèm cửa bước vào thẳng phía trong.

Cả một gian thuỷ tạ rộng lớn mà chỉ trơ trọi có một mình Đào Gia Kỳ. Chàng mặc một chiếc áo dài màu lam, đầu đội chiếc mũ tròn, phía trước khảm một viên ngọc lóng lánh trong suốt trong suốt. Chàng đưa mắt nhìn thẳng vào cô gái, sắc mặt lộ vẻ tươi cười, xem ra còn hào hoa phong nhã hơn trước nữa kia.

Đôi má cô gái không khỏi đỏ bừng, sung sướng nói:

- Đào công tử, té ra công tử đã trở lại ! Kể từ ngày xa cách đến nay đã gần một năm, tiện thiếp lúc nào cũng nhớ mong, chẳng ngờ công tử còn nhớ đến một người bạc mệnh như thiếp.. Nói đên đây thì đôi mắt của nàng bỗng đỏ hoe, hai dòng lệ như muốn trào ra, nhưng nàng cố dằn cơn xúc động.

Đào Gia Kỳ mỉm cười nói :

- Xảo Yến, chỉ mới xa nhau hơn một năm mà sao cô có vẻ khách sáo quá thế ! Đừng khóc nữa ! Hãy ngồi lại đây rồi chúng ta cùng thong thả nói chuyện.. Xảo Yến thò tay lấy từ dưới nách ra một vuông lụa đưa lên chậm nước mắt, rồi thẹn thùng nói :

- Tại sao công tử không đến hàn xá ?

Giọng nói của nàng vô cùng buồn bã, ai oán !

Đào Gia Kỳ mỉm cười :

- Một năm xa cách không phải là ngắn ngủi, mọi việc chắc đã có nhiều đổi thay, nên nếu tôi đến thẳng nhà nàng e rằng quá mạo muội chăng ?

Xảo Yến là người thông minh nên mới nghe qua đã hiểu được ngụ ý trong câu nói của chàng, đôi má bất giác bừng đỏ, thẹn thùng cúi gằm mặt xuống nói:

- Phận bọt bèo như thiếp thì làm gì có ai dòm ngó đến !

Đào Gia Kỳ cất tiếng cười to :

- Ai bảo là không có người dòm ngó ? Bấy lau nay tôi vẫn thầm sợ là đã có người đem châu ngọc đến hỏi cưới nàng rồi ! Nói không ngoa thì tôi chính là kẻ lúc nào cũng dòm ngó cô đây !

Xảo Yến nghe qua, tim đập mạnh, chẳng biết nàng vui mừng hay sợ hãi, nhưng trông chừng quá thẹn nên sắc mặt đỏ bừng, mặt cúi gằm xuống đất !

Kể từ sau khi nàng gặp gỡ Đào Gia Kỳ thì lúc nào cũng thương nhớ đến chàng, nhưng vì mặc cảm mình xuất thân từ chốn hàn vi nên chẳng dám đèo bồng. Nàng chỉ biết ôm ấp mối tình trong lòng rồi thầm than thân trách phận mà thôi. Sau khi Đào Gia Kỳ đi khỏi Dương Châu thì nàng cảm thấy tâm hồn vô cùng trống trải như vừa mới mất đi điều gì quí báu nhất trong đời, suýt ngã bệnh..Đến hôm nay bất ngờ nàng lại nghe được những câu nói ấy thì thử hỏi trong lòng không vui mừng như điên sao được ! Thậm chí nàng còn không tin vào đôi tai của mình nữa.

Qua một lúc lâu, Xảo Yến mới ngước mặt lên, đôi má vẫn ửng hồng. Nàng đưa mắt nhìn Gia Kỳ rồi nũng nịu nói :

- Công tử chỉ khéo nói chơi thôi !

Nói đoạn nàn lại cúi gầm mặt xuống, mỉm cười trông thực dịu dàng.

Đào Gia Kỳ nghiêm nghị nói :

- Tôi không phải nói chơi đâu, nhưng chỉ sợ cô nương không đồng ý thôi ! Vậy chúng ta hãy cùng bước xuống thuyền du ngoạn rồi cùng tâm sự. Tôi đã có dặn Phù Tang đại sư phụ chuẩn bị cho chúng ta một ít món ngon rồi. Vừa bơi thuyền giữa cơn mưa bụi, rồi lại cùng đối ẩm với nhau, quả không còn gì lý thú bằng !

Xảo Yến tuy trong lòng hạnh phúc khôn xiết, nhưng vốn là một nữ nhi nên không thể thẳng thắn bày tỏ rõ thái độ đó được. Nàng đứng lên nói :

- Vậy xin mời công tử.

Giọng nói của nàng nhỏ như tiếng muỗi kêu, gần như không thể nào nghe thấy được.

Đào Gia Kỳ cũng đứng lên, đưa tay nắm lấy bàn tay của Xảo Yến, rồi khoan thai bước ra cửa !

Kể từ khi số người che mặt ở Thất Tinh Bảo tại thành Lạc Dương uy hiếp tất cả những nhân vật võ lâm phải lui khỏi đây, thì suốt mấy tháng trở lại đây giới giang hồ vô cùng yên ổn. Mỗi việc qua, đều trở thành đầu đề trong những bữa trà dư tửu hậu của giới giang hồ mà thôi. Sự yên ổn này quả là mấy mươi năm nay chưa hề diễn ra bao giờ.

Hầu hết số người trong võ lâm, đề không hiểu tạisao lại có hiện tượng kỳ lạ đến vậy.

Nhưng trong thự tế thì chẳng có ai dám tìm hiểu cả, vì ai cũng sợ mang cái hoa. sát thân, nên ai cũng câm như hến.

Trong khi đó, một số nhân vật tên tuổi rung chuyển võ lâm trước đây giờ cũng im hơi lặng tiếng, không ai biết tung tích gì cả ! Cảnh tượng thanh bình này có thật là như vậy không ? Không ai có thể đoán được, trừ một vài người trong giới giang hồ hiểu rõ, còn lại ai cũng mù mờ cả.

Đào Gia Kỳ cũng là một trong những người hiểu rõ tình hình hiện tại. Lần này chàng trở về Duy Dương là có mục đích tìm kiếm môn võ công tuyệt kỷ của một bậc tiền bối võ lâm trước đây. Nhưng vì để tránh tai mắt của giới giang hồ nên chàng đã bố trí mọi việc rất cặn kẽ chu đáo. Việc chàng tìm đến với Miêu Xảo Yến chính là một trong những sự bố trí của chàng.

Bởi vì chàng biết rất rõ tình trạng yên bình hiện nay chỉ có thể kéo dài nhiều nhất là nửa năm. Vì vậy mọi chuyện chàng đều hết sức cẩn thận.

Dưới cơn mưa bụi mịt mù không gian, Đào Gia Kỳ cùng người đẹp thả thuyền trôi bập bềnh trên mặt nước Sấu Tây Hồ quạnh hiu vắng vẻ này, quả là một thú vui trang nhã.

Chàng đã thẳng thắn nói với Xảo Yến chuyện mình muốn rước nàng về làm hầu thiếp. Danh nghĩa là thế, còn thực ra không có sự phân biệt tôn ti ở đây.

Xảo Yến thẹn thùng nói :

- Công tử cứ đến nói chuyện với má tôi là được rồi!

Đào Gia Kỳ cất tiếng cười vui sướng thật to !

Chiếc thuyền con nhắm ngay ven bờ đầy liễu xanh lướt tới.

oo Thời gian thấm thoắt đã hai tuần trôi qua.

Khắp cả vùng sông Tần Hoài, hoa đào đều đang nở rộ, tơ liễu non xanh không ngớt phe phẩy theo chiều gió xuân.

Hôm ấy là một đêm trăng sáng, hoa đăng vừa tỏ khắp nơi, trên mặt sông, du thuyền qua lại như mắc cưi, hai bên bờ tửu quán trà đình mọc như nấm, lời ca tiếng nhạc du dương không ngớt bên tai.

Bên cạnh ngôi miếu Phu Tử, có một tửu quán đang trỗi nhạc du dương, trước cửa đèn xanh đèn đỏ chiếu sáng ngời.

Ngay lúc đó, có một cỗ xe ngựa xinh đẹp dừng lại ngay đó. Lập tức bên trong có tiếng hô lớn :

- Tiêu Đại Thiếu đã đến !

Liền ngay sau đó, từ trong cỗ xe bước ra một chàng thiếu niên tuấn tú, đầy vẻ hào hoa phong nhã. Sắc mặt tươi cười, ai trông thấy cũng phải tấm tắc khen thầm !

Chàng thiếu niên ấy vừa đưa chân định bước vào quán thì bỗng bên cạnh đó, hai gã đàn ông mặc áo gấm rất sang trọng nhưng mặt mày lại vô cùng hung dữ tràn tới định nhanh chân bước vào trước, bị thân hình của người thanh niên kia cản mất lối.

Trong khi ấy, chàng thiếu niên nọ từ từ quay mặt lại, đưa mắt nhìn thẳng vào hai gã kia rồi lại tiếp tục thong thả đi vào.

Hai gã đàn ông trông thấy ánh mắt của chàng thanh niên có vẻ uy nghi đáng sợ, không khỏi giật mình.

Lúc ấy, từ bên trong tửu quán có một người đàn ông khác bước ra, vòng tay thi lễ rồi hướng về hai gã đàn ông hung dữ kia tươi cười nói :

- Xin hai vị thứ lỗi, đêm nay Tiền lão gia đã bao trọn cả quán rồi, nên cô nương không thể tiếp người khách nào khác được, mong nhị vị rộng lòng khoan dung cho !

Ngườiđàn ông bên trái trợn to đôi mắt, định lên tiếng gây sự, nhưng người bên phải đã vội tươi cười nói :

- Nếu thế thì đợi ngày mai chúng ta sẽ quay trở lại. Chỉ là việc vui chơi có gì đâu mà phải gây sự vô ích.

Nói đoạn, y bèn kéo người bạn của mình, quay gót bỏ đi ra.

Nhưng ngay lúc ấy, một người từ bên trong nhanh nhẹn bước ra, bám sát theo hai người đàn ông đó.

Bên ngoài đường cái, người qua lại đông nghẹt, nên hai gã đàn ông kia không hề hay biết có kẻ đang âm thầm theo dõi mình.

Một trong hai người hạ giọng nói :

- Tôi chỉ muốn đập tan cái quán ấy mới hả tức.

- Hù ! Nơi đây là chốn lầu xanh, mọi người đến tìm thú vui, sao lại gây sự làm gì. Chúng ta đừng vì chuyện nhỏ mà làm hỏng chuyện lớn. Không nên gây rắc rối vô ích. Tính của đương gia anh cũng rõ, nếu để ông ấy biết được, chắc chắn anh khó mà chịu nổi hình phạt của ông ấy !

Gã đàng ông nghe vậy không khỏi rùng mình, không nói gì nữa.

Người kia lại cất tiếng than dài :

- Đương gia ra lện cho chúng ta đi dò xét tổng đàn của Phi Phụng Bang hiện nay ở đâu, thế mà đến hôm nay cũng không hề thấy có chút manh mối nào. Lời của đương gia đúng lắm, Phi Phụng Bang chỉ giả vờ giải tán mà thôi, kỳ thực họ đang chỉnh đốn lại hàng ngũ, mong sẽ quật khởi thêm một lần nữa. Nếu chẳng phải thế thì tại sao bang hội đã giải tán mà số người trong bang lại im bặt, không hề ló dạng ra giang hồ, chẳng có lẽ lại bị giết chết hết rồi sao ?

Tên đồng đảng trầm ngâm một lúc rồi mới nói :

- Bên trong chuyện này quả thật có nhiều điểm đáng ngờ lắm. Theo ý tôi, chúng ta hãy đến chân núi Thê Hà Sơn, hỏi nơi Trầm Ứng Thái lão sư may ra mới biết rõ được.

- Suốt dọc đường anh đã mấy lần nhắc đến cái tên ấy, chẳng hay giữa anh và ông ấy có mối quan hệ thế nào ?

Người kia cất tiếng cười khan :

- Trước kia tôi với ông ấy cùng chung sức kinh doanh công việc không vốn. Nhưng ông ta nhờ cần kiệm nên lần hồI trở nên giàu có rồi giải nghệ. Ông ta mua ruộng đất, xây thành một trang trại dưới chân núi Thê Hà Sơn, cưới vợ, có cả nàng hầu. Nghiễm nhiên trở thành một vị thân sĩ giàu có. Trong khi tôi thì có bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu, nên đến hôm nay tay trắng vẫn hoàn trắng tay.

- Nếu thế thì hai chúng ta tới đó hỏi thăm xem sao!

- Nửa đêm gà gáy chúng ta lại kéo đến phá giấc ngủ người ta, rất có thể ông ta lại nghi ngờ chúng ta có mục đích bất lương thì sao ? Chi bằng chúng ta kiếm một tửu lâu uống rượu vui chơi, sáng mai hãy thong thả đến đấy, chẳng phảihay hơn sao ?

- Ha ha, một người thô lỗ như anh mà cũng nghĩ ra được những ý kiến rất tế nhị vậy sao, rõ quí hóa lắm !

Nói đoạn, hai người nhắm hướng Tụ Phong Lâu Phạn Trang thẳng tới!

Bỗng nhiên, ngay lúc ấy từ bên trong cửa hiệu có ba người mặc áo đỏ bước ra. Số người này đều ngoại tứ tuần, sắc mặt âm u như đang đăm chiêu suy nghĩ chuyện gì. Bởi thế họ suýt nữa va trúng vào hai người.

Nhưng ba người mặc áo đỏ ấy thân pháp hết sức nhanh nhẹn nên sau khi cất tiếng “hừ” qua giọng mũi bèn lách tránh ngang qua mình hai người bỏ đi tuốt.

Hai người mặc áo gấm sang trọng ấy, không khỏi hết sức tức giận. Hai gã ta liền quay phắt lại, định sẽ gây sự, nhưng khi đưa mắt nhìn lên, trông thấy ba người mặc áo đỏ kia đã bỏ đi xa hơn mươi trượng rồi. Chỉ thoáng thấy bóng họ chớp qua mắt là đã lẩn khuất giữa đám đông, khiến hai gã đàn ông mặc áo gấm không khỏi kinh ngạc, đưa mắt nhìn nhau đầy vẻ ngơ ngác !

Bỗng ngay lúc đó, bên cạnh hai gã ta có một giọng cười lạnh lùng truyền đến. Bởi thế, bọn họ lại một phen kinh ngạc nữa, vội vàng quay mặt về hướng có tiếng cười, thì thấy đấy là một lão già, đang đưa mắt nhìn chòng chọc theo ba bóng người áo đỏ, sắc mặt đầy vẻ tức giận.

Lão già ấy hai bên thái dương ấn huyệt gồ cao, đôi mắt sáng ngời như điện, nhìn qua đã biết lão ta là người có võ công không phải tầm thường !

Hai gã đàn ông mặc áo gấm thấy thế thì không khỏi giật mình. Một trong hai người liền vòng tay thi lễ với lão già, tươi cười nói :

- Các hạ dường như biết lai lịch của bọn người áo đỏ ấy ? Vậy chẳng hay có thể giãi bày cho chúng tôi cùng được biết chăng !

Lão già đưa mắt nhìn qua hai người một lượt nói :

- Già đây chưa hiểu được, nhưng biết rằng vùng đất nhiều rồng lắm cọp này, chẳng bao lâu nữa tất sẽ xảy ra biến cố. Một người cháu của già đây, chẳng may đã bị giết một cách thê thảm trên đường đi cách đây mấy hôm, có lẽ án mạng ấy có quan hệ với số người mặc áo đỏ này !

Nói đến đây, lão ta cất tiếng than dài, rồi tiếp rằng :

- Số người mặc áo đỏ chẳng phải chỉ có ba người đó. Bọn họ, người nào cũng võ công cao tuyệt, hành tung bất định, rày đây mai đó, không biết ở đâu mà lần. Suốt hai ngày nay, lão đây hết sức theo dõi mà vẫn chưa tìm hiểu chi được về họ cả !

- Thế tại sao vừa rồi, các hạ lại không đi theo dõi bọn họ ?

- Vì già không có khả năng chiến thắng được họ, nên tuyệt đối không bao giờ liều lĩnh. Phương chi, việc ấy chưa chắc là do họ gây ra !

Nói đến đây, lão ta bèn vòng tay thi lễ, định sẽ bước đi. Một gã đàn ông mặc áo gấm liền cười nói :

- Bèo nước gặp nhau, đấy đã là một cái duyên, vậy nếu các hạ không chê là chúng tôi quá đường đột, thì anh em chúng tôi xin mạn phép mời lão tiền bối vào cùng chung vui được không ?

Lão già tỏ vẻ do dự, rồi đáp rằng :

- Như vậy thật không tiện !

Gã đàn ông to lớn ấy liền cất tiếng cười ha hả nói :

- Tứ hải giai huynh đệ, có chi mà không tiện ?

Lão già đáp rằng :

- Nếu thế thì tôi xin tuân mệnh !

Liền đó ba người cùng nối gót bước thẳng vào gian tửu lâu. Bọn hầu sáng liền bước đến dẫn thẳng lên lầu, mời ngồI vào một chiếc bàn trang nhã. Tại đấy ba bên đều có bình phong ngăn cách, một bên là cửa sổ, ngó ra ngoài thì có thể nhìn thấy một dòng sông dài như một dải lụa trắng, ánh đèn nhà của dân cư trong vùng lốm đốm như sao giăng, tiếng ca tiếng hát trên sông Tần Hoài bay dìu dặt theo chiều gió, không ngớt vẳng đến bên tai.

Lão già nói :

- Cao tính đại danh của nhị vị có thể cho lão phu biết được hay chăng ?

Một người đàn ông mặc áo gấm liền đáp rằng :

- Chả dám ! Tai hạ tên gọi là Bùi Thiên Tín !

Tiếp đó, người kia cũng nhanh nhẹn nói :

- Còn taiI hạ là Ngạc Phục Sanh !

Lão già liền chắp tay thi lễ mỉm cười nói :

- Thật là vinh hạnh ! Lão phu là Du Triệu Khôi, quanâ ở vùng Hợp Phố tai Bách Việt. Vì thiên bẩm kém coi, tài nghệ hèn kém nên đành làm võ sư giữ nhà cho người cháu. Người cháu của lão buôn bán lớn, trong chuyến đi vừa rồi, có mang theo hàng trăm viên ngọc quí, nhưng chẳng may đã bị giết chết một cách thảm thiết tại ven sông Bách Lý Giang gần Kim Lăng. Số châu báu ấy đều bị cướp đoạt mất tất cả. Trong khi đó, vì lão phải đi tìm thuyền, nên khi xảy ra việc ấy lão hoàn toàn không biết gì cả !

Nói đến đây, sắc mặt của lão ta tràn ngập vẻ đau đớn !

Ngạc Phục Sanh nói :

- Du lão sư, tại sao lại có ý nghi cho số người mặc áo đỏ kia đã gây ra hành động đó?

Dư Triệu Khôi nói :

- Trước khi đứa cháu của già bị thiệt mạng, thì nó có dùng một ngón tay viết ngoằn ngoèo trên cát một chữ “hồng”. Già căn cứ vào chữ ấy, thì nghi rằng việc đó có tương quan tới số người mặc áo đỏ nọ. Oâi già đây hiện nay đang ở đất khách quê người, lại chẳng được ai giúp đỡ, nên chỉ còn nghe theo số mạng của trời mà thôi !

Bùi Thiên Tín cười ha hả :

- Dư lão sư chớ nên quá buồn rầu. Việc tuốt kiếm can thiệp vào những việc bất bình trên đường đi, chính là việc làm của chúng tôi. Nhưng chẳng rõ liên tiếp hai ngày qua, Dư lão sư đã có tìm ra dược một manh mối nào chưa ?

Dư Triệu Khôi trầm ngâm trong giây lát nói :

- Già đây chỉ biết số người mặc áo đỏ kia có tương quan với một bang phái bí mật vừa mới hình thành. Hiện nay bang phái ấy còn ở trong thời kỳ mai phục, đến khi họ mở đại lễ ra mắt thì chắc chắn sẽ làm rung chuyển cả võ lâm !

Bùi Thiên Tín và Ngạc Phục Sanh không khỏi sửng sốt, liếc mắt nhìn nhau !

Ngạc Phục Sanh lên tiếng nói :

- Tổng đàn của bang phái ấy hiện đặt ở nơi nào ?

Dư Triệu Khôi nói :

- Nếu ta đoán không lầm thì tổng đàn của họ cũng lẩn quẩn trong vòng một trăm dặm tại vùng Kim Lăng!

Bùi Thiên Tín và Ngạc Phục Sanh bèn nghĩ thầm :

- Việc này chắc chắn có liên quan đến Phi Phụng Bang. Ta nhất định sẽ tìm hiểu đến nơi đến chốn !

Bởi thế, Ngạc Phụng Sanh liền mỉm cười nói :

- Dư lão sư, đêm nay chúng ta mượn rượu giải sầu, rồi đến sáng mai, chúng tôi sẽ đưa lão sư đến gặp một người Người ấy đã ở vùng này từ lâu, chắc là biết rõ mọi việc.

Dư lão lộ sắc cảm kích nói :

- Cử chỉ hào hiệp của nhị vị, già đây khắc cốt ghi tâm không thể nào quên !

Thế rồi ba người rớt rượu mời nhau, cùng ăn uống vui vẻ !

Bỗng đâu, ngay lúc ấy, Bùi Thiên Tín trông thấy bên ngoài tấm bình phong có một bóng người mặc áo đỏ lướt nhanh qua, bèn buột miệng hừ một tiếng, rồi đứng lên lướt thẳng ra ngoài nhanh như chớp. Trong khi đó, hai người đàng ông đứng tuổi, mình mặc áo đỏ mặt mày hung tợn đang đưa xuống lầu !

Ngạc Phục Sanh và Dư Triệu Khôi trông thấy hành động của Bùi Thiên Tín thì biết đã có chuyện nên cũng hối hả bước ra bên ngoài.

Bùi Thiên Tín vội vàng hạ giọng nói :

- Chúng ta hãy theo dõi họ, xem bọn họ trú ngụ Ở đâu !

Nói đoạn ba người cùng hối hả bước xuống lầu. Bùi Thiên Tín ném ra một nén bạc xuống bàn rồi lướt thẳng ra ngoài.

Trong khi ấy họ trông thấy hai người mặc áo đỏ kia, đi ra đến giữa đường. Dáng vẻ của họ không khác gì mọi người. Nhưng nếu nhìn kỹ thì mới thấy bề ngoài họ bước rất chậm chạp, nhưng kỳ thực lại nhanh nhẹn vô cùng.

Tháng ba ở vùng Giang Nam, gió xuân vẫn còn lành lạnh. Ánh trăng bạc trong ngần, nhuộm sáng cả mặt nước Mạc Sầu Hồ. Làn gió nhẹ thổi qua, khiến mặt nước gợn lên những đợt sóng lăn tăn trông lại càng thêm xinh đẹp. Trên bờ đê, liễu non xanh mượt, không ngớt phe phẩy trong màn sương lờ mờ, cảnh trí xinh đẹp như mộng, chẳng khác nào chốn thần tiên.

Ba người cùng bám sát theo sau hai người áo đỏ kia, đi thẳng về hướng Mạc Sầu Hồ.

Hai người áo đỏ ấy khi đến ven hồ thì dừng chân đứng yên lại. Họ sánh vai nhau, tà áo không ngớt phành phạch theo gió.

Cả hai người đều đưa mắt nhìn đăm đăm vào giữa mặt hồ, thực lâu không bước đi đâu cả.

Cả ba người theo dõi ẩn mình sau một gốc liễu to cách đấy ngoài mười trượng. Bùi Thiên Tín nói :

- Bọn họ đến bên Mạc Sầu Hồ này có lẽ là chờ đợi đồng đảng chăng ?

Ngạc-Phục-Sanh đáp:

- Tôi cũng có ý nghĩ như vậy!

Quả không vượt ra ngoài sự phán đoán của họ. Sau một tiếng hú khẽ thì trên mặt hồ bỗng xuất hiện một chiếc thuyền con nhằm hướng hai người đang đứng bơi nhanh tới.

Trong khi chiếc thuyền con ấy chưa cập vào bờ, thì đã thấy trong thuyền một bóng người nhô lên,rồi nhún mình vọt thẳng đến trước mặt hai người mặc áo đỏ nhanh như một luồng điện xẹt.

Người ấy cũng mặc một chiếc áo dài đỏ ối. Y nói nhỏ với hai người đứng chờ trên bờ một lúc, rồi bỗng phi thân lao vút vào khoảng không lộn nhào một vòng, đáp nhẹ nhàng trở xuống chiếc thuyền nhanh như gió hốt. Thế rồi chiếc thuyền nhỏ ấy lại lướt đi như bay vào giữa hồ.

Với thân pháp cao thâm tuyệt diệu ấy, quả ít được trông thấy trong chốn võ lâm.

Bởi thế, ba người đều không khỏi thầm kinh hãi!

Liền đó, hai người mặc áo đỏ kia từ từ quay mặt lại, đưa bốn tia mắt sáng ngời lạnh buốt, nhìn thẳng về phía gốc liễu to, nơi ba người đang ẩn mình.

Một người áo đỏ liền cất tiếng cười khanh khách. Tiếng cười của y nghe rùng rợn như tiếng sói tru giữa núi đồi hoang vắng, bay lâng lâng theo chiều gió, khiến ai nghe đến cũng phải kinh tâm tán đởm, rợn óc rùng mình.

Một người mặc áo đỏ khác cũng cất giọng lạnh lùng nói:

- Ba vị đã rình xem được rõ ràng, vậy tại sao không bước ra cho anh em chúng tôi được trông thấy?

Ba người nghe thế đều không khỏi giật bắn người. Vì họ âm thầm theo dõi suốt dọc đường và lúc nào cũng ẩn mình kín đáo, thế nhưng vẫn không làm thế nào tránh khỏi được tai mắt của hai người áo đỏ kia.

Bùi-Thiên-Tín liền cất tiếng cười ha hả, rồi nhanh nhẹn nhảy phắt ra nói:

- Tai mắt của nhị vị thật thính nhạy, tôi đây hết sức khâm phục!

Người mặc áo đỏ đứng ở phía trái sắc mặt có vẻ càng âm u hơn, cười nhạt nói:

- Ba vị theo dõi chúng tôi là có ý định gì?

Lúc đó, Ngạc-Phục-Sanh và Dư-Triệu-Khôi cũng đã bước ra. Họ đoán biết không làm sao tránh khỏûi một cuộc đánh nhau ác liệt nên âm thầm vận dụng chân lực, sẵn sàng đối phó.

Bùi-Thiên-Tín cười như cuồng dại nói:

- Ông bạn, ông đã sai rồi! Mạc-Sầu Hồ là nơi phong cảnh xinh đẹp, ai cũng có thể đến thưởng ngoạn. Vậy, ông bạn đến đây được, còn chúng tôi không đến được hay sao? Đâu lại có lý lạ lùng như thế?

Người mặc áo đỏ ấy không khỏ cứng họng, nên phá lên cười khanh khách nói:

- Ông bạn sao chưa chịu lấy sự thành thật để nói chuyện với nhau mà lại quanh co lẽo mép như thế, chẳng phải làm nhục đến tiếng anh hùng hào kiệt hay sao?

Bùi-Thiên-Tín bỗng sa sầm nét mặt, cười nhạt nói:

- Ông bạn, đấy chính là các ông đã sai rồi! Nếu mình không có làm việc chi xấu hổ với lương tâm, thì dù nửa đêm có bị ai kêu cửa cũng không giật mình. Các bạn nếu chẳng phải là phường bất lương, cũng như chẳng có làm việc chi xấu xa bỉ ổi, hà tất phải lộ vẻ sợ sệt như vậy?

Dư-Triệu-Khôi nghe qua không khỏi kinh ngạc, thầm nghĩ rằng:” Gã họ Bùi này quả là một tay ăn nói hoạt bát, lý lẽ vững vàng không thua ai cả! “ Trong khi đó, người áo đỏ kia tức giận đến há mồm trợn mắt, mặt xanh chàm, líu lưỡi nói không nên lời!

Người áo đỏ khác bèn lên tiếng nói:

- Chớ nên lắm lời vô ích, kẻ nào muốn tìm hiểu mọi sự cơ mật của bản giáo, thì tội phải móc mắt chặt chân. Vậy, chúng ta hãy ra tay cho sớm, vì còn việc quan trọng hơn phải làm nữa!

Bùi-Thiên-Tín cười nhạt nói:

- Tôi nghĩ các ông cũng không to gan đến thế đâu!

Người mặc áo đỏ ấy hết sức giận dữ, bất thần tràn tới vung cánh tay phải lên nhanh như điện xẹt, giương thẳng năm ngón tay chụp nhanh về đối phương.

Cánh tay của y vung thành hai nửa vòng tròn, vừa nhanh nhẹn phi thường, vừa hiển hóc không biết đâu mà đoán. Năm ngón tay rít vèo vèo trong gió, nhắm ngay vai của Bùi- Thiên-Tín chụp xuống!

Nếu là một tay giang hồ tầm thường thì chắc chắn không thể nào thoát khỏi được thế đánh vô cùng kì diệu đó. Nhưng, Bùi-Thiên-Tín quả là một người võ công cao cường, nên y đứng yên không thèm lách tránh đi đâu cả. Mãi đến lúc luồng chỉ phong của kẻ địch đã quét đến vai, thì y mới bất thần hít mạnh vào một hơi thở, khiến vai và ngực của y liền hót sâu vô một tấc, trong khi chưởng mặt đã nhanh nhẹn bay ra, dùng thế ”Huyền điểu qua sa “ công chớp nhoáng vào cánh tay mặt của người áo đỏ.

Cùng một lúc đó, chân phía trái của y cũng lại nhanh nhẹn dùng thế ” khơi tinh thích đầu “ đá vút vào ”khí hải huyệt “ của kẻ địch.

Cùng một lúc má y đã dùng cả tay lẫn chân để phản công, mà lại phản công nhanh nhẹn như điện chớp, khiến người áo đỏ ấy không khỏi buột miệng khen rằng:

- Thế võ hay tuyệt!

Dứt lời người ấy nhanh nhẹn thu cánh tay về, rồi cũng lại nhanh nhẹn vung bàn tay chụp thẳng vào ”khúc tri huyệt “ nơi cánh tay của Bùi-Thiên-Tín vừa đánh đến. Đồng thời, thay trái của y lại dùng thế ”Hải đề lao nguyệt “ với lấy gót chân của đối phương vừa đá tới.

Bùi-Thiên-Tín trông thấy thế, không khỏi giật bắn người. Y hết sức kinh hoàng trước võ công cao tuyệt của người áo đỏ này. Chẳng những người áo đỏ có thể cùng lúc đánh ra hai thế võ mà đồng thời bên trong còn ngầm chứa vô số diễn biến, vừa khó đõ vừa khó phá tan. Bởi thế, y bắt buộc phải vọt người bay thẳng lên cao, đảo một vòng trên không trung như một con chim, rồi vận dụng chân lực ra chưởng mặt, trong khi chưởng trái siết chặt một món ám khí, nhắm từ trên xẹt thẳng xuống, vung cả hai tay cùng đánh ra một lượt.

Thế la một luồng kình phong ào ạt như núi đồi sụp đổ, đi đôi với vô số ám khí vô hình, bắt từ trên chụp thẳng xuống người áo đỏ, ồ ạt chẳng thua chi sóng bể thét gào, khiến ai trông thấy cũng phải kinh hãi.

Nào ngờ đâu, trong khi đôi tay của Bùi-Thiên-Tín vừa mới vung lên định đánh ra thì người áo đỏ cất tiếng cười khanh khách đầy ngạo nghễ, rồi cũng vọt người lên không, liếc xéo về phía đối phương, nhanh nhẹn chìa tay phải ra, giương thẳng năm ngón tay, chụp lấy mạch cổ tay trái của Bùi-Thiên-Tín nhanh như điện chớp.

Với một thế phản công vừa nhanh nhẹn vừa tuyệt kĩ như vậy, quả vượt ra ngoài sức tưởng tượng của Bùi-Thiên-Tín. Do đó, y không khỏi kinh hoàng thất sắc.

Ngạc-Phục-Sanh trông thấy thế, biết Bùi-Thiên-Tín không làm sao tránh khỏi được, nên quát lên một tiếng to, định sẽ...

Nào ngờ đâu, một người mặc áo đỏ khác đã buột miệng cười nhạt rằng:

- Có phải địng hai người vây đánh một người không?

Tức thì, người áo đỏ ấy tràn nhanh tới như điện chớp, vung chưởng mặt lên, nhằm ngay ngực đối phương đánh tới nghe một tiếng vút!

Thế là một luồng chưởng phong vô cùng mạnh mẽ liền cuốn tới ào ạt, gây thành tiếng động ầm ầm như sấm nổ.

Ngạc-Phục-Sanh tức giận ”hừ“ lên một tiếng, rồi đưa hai chưởng lên ngực xô ra đỡ thẳng vào luồng chưởng lực của đối phương.

Qua một tiếng”phình “ thật to, người áo đỏ đã lảo đảo thân mình trong khi Ngạc- Phục-Sanh bị lui ra sau một bước, hai cánh tay cảm thấy có hơi tê buốt, rồi lại thấy máu huyết trong người đều cuồng loạn, nên không khỏi thầm sợ hãi.

Lúc ấy, Bùi-Thiên-Tín còn đang lơ lửng trên không nên không thể nào lách tránh khỏi thế phản công của đối phương. Do đó, mạch cổ tay của y đã bị năm ngón tay của người áo đỏ siết cứng ngắc, khiến y cảm thấy tê buốt cả cánh tay, và cả thân mình bị người áo đỏ kéo mạnh trở xuống đất.

Dư-Triệu-Khôi trông thấy Bùi-Thiên-Tín bị đối phương chế ngự được, thì liền thò tay vào túi rút ra một ngọn roi da, vung mạnh cánh tay lên, tức thì ngọn roi da vươn dài ra, gây thành những bóng mờ chập chờn đầy cả không gian, rít gió nghe vèo vèo, công thẳng vào cánh tay đang siết chặt Bùi-Thiên-Tín của người áo đỏ!

Người áo đỏ bèn cất giọng cười nhạt rằng:

- Một hạt châu bé nhỏ như hạt tấm mà cũng tranh đua ánh sáng với người!

Nói đoạn, năm ngón tay mặt của y vẫn siết chặt Bùi-Thiên-Tín không buông, trong khi tay trái đã vung ra chụp tới, với một thế võ kì diệu khôn lường.

Thế roi của Dư-Triệu-Khôi bỗng bất thần thay đổi, và sử dụng ngay ” Thần long thập bát thức “ của Thác Tháp Thiên Vương Lý Hạo, một nhân vật đã làm rung chuyển võ lâm mấy mươi năm qua, đánh vút tới!

Tức thì, bóng của ngọn roi dày đặc như vách núi, uốn khúc lồng lộn như đuôi một con rồng thần quét ra.

người áo đỏ trông thấy thế, không khỏi kinh hãi, thái độ xem thường kẻ địch liền bay biến đi ngay. Nhưng ngay lúc ấy, vì ngọn roi của Dư-Triệu-Khôi đã áp đảo được thế đánh của y, nên y luống cuống cả tay chân, không còn làm thế náo thi thố tài nghệ được.

Trong khi đó thì Ngạc-Phục-Sanh đang đánh nhau quyết liệt với một người mặc áo đỏ thứ hai. Đôi bên đều sử dụng đến những thế võ rất hiểm hóc, bên này đánh ra thì bên kia đỡ thẳng, hiến kình khí dấy động ào ào, cát bụI tung bay mù mịt, cây cỏ chung quanh cũng bị gãy đổ không ít.

Ngay lúc đó, Dư-Triệu-Khôi bỗng quát to lên một tiếng, rồi dùng thế ” Thần long xuất huyệt “ vung chót roi điểm thẳng vào cánh tay đang giữ chặt Bùi-Thiên-Tín của người áo đỏ!

Thế roi của Dư-Triệu-Khôi chẳng những hết sức nhanh nhẹn, mà lại vô cùng huyền diệu, khiến người áo đỏ hông thể không buông lỏng năm ngón tay đang siết chặt cổ tay của Bùi-Thiên-Tín ra.

Người áo đỏ ấy tức giận ” hứ “ lên một tiếng rồi nhanh nhẹn nhảy lui ra xa!

Dư-Triệu-Khôi không bỏ lỡ dịp tốt, ngọn roi của y liền cuốn lên vun vút, bám sát đối phương như hình ới bóng, tấn công tới tấp qua những thế võ ồ ạt.

Người áo đỏ ấy tuy bị bắt buộc phải nhảy ra xa để tránh những thế tấn công của Dư- Triệu-Khôi, nhưng trong khi đó, nhờ y đã bbuông cánh tay siết chặt Bùi-Thiên-Tín, nên cũng không còn bị vướng nữa. Bởi thế, y liền vung chưởng lên phản công hết sức mạnh mẽ qua những thế võ hiển hóc khó lường.

Bùi-Thiên-Tín thoát khỏi sự nguy hiểm thi trong lòng hết sức cảm kích Dư-Triệu-Khôi.

Y liền nhanh nhẹn vận dụng chân lực để điều hòa hơi thở, đồng thời cũng đưa mắt theo dõi trận đánh.

Y trông thấy thế roi của Dư-Triệu-Khôi, tuy là” Thần long thập bát thức “ nhưng chưa tinh thông tuyệt đỉnh, bên trong còn rất nhiều sơ hở. Nhưng cũng may thế roi ấy có một uy lực mạnh mẽ vô song, nên tạm thời không đến nỗi bị đội phươnng đáng bại.

Tuy nhiên, nếu thời gian kéo dài, thì chắc hcằn thế nào cũng bị hại!

Y lại đưa mắt nhìn về phía Ngạc-Phục-Sanh đang đánh nhau quyết liệt với người áo đỏ kia, tuy đôi bên đều đang dùng toàn những thế đánh mạnh bạo, nhưng vẫn chưa phân thắng bại. Do đó, y thấy rằng cần phải tiếp tay trước với Dư-Triệu-Khôi, nên bèn quát to một tiếng tràn ngay người tới, ra tay tấn công thẳng vào người áo đỏ vừa chế ngự y lúc nãy.

Người áo đỏ ấy thấy vậy, bèn sử dụng tòan những thế võ kì diệu vô song. Y giương năm ngón tay ra chụp lấy ngọn roi của Dư-Triệu-Khôi, rồi giật mạnh về phía mình và vung lên một lượt. Trong khi đó, chưởng trái của y lại vận dụng chân lực, quét thẳng về phía Bùi-Thiên-Tín!

Dư-Triệu-Khôi bỗng cảm thấy thân mình bị rung chuyển, đồng thời, theo với sức giãn của ngọn roi dối phương, khiến cả thân mình của lảo ta bị nhào lộn lên giữa lưng chừng trời. Lão ta quá sợ hãi, liền buông năm ngón tay giữ ngọn roi ra, rồi cong mình búng mạnh một lượt, nhào lộn trở lại xuống mặt đất.

Người áo đỏ ấy giật lấy được ngọn roi vào tay, nên liền vung ra một thế ” Độc mãng dĩ yêu “ đánh thẳng về phía Bùi-Thiên-Tín.

Bùi-Thiên-Tín không ngờ người áo đỏ lại đánh ra một thế võ chớp nhoáng như vậy, nên liền quay người tránh ngang. Nhưng, ngay lúc ấy đã nghe một tiếng rít xé lụa, tức thì, chiếc áo gấm xing đẹp của Bùi-Thiên-Tín đã bị ngọn roi quét mạnh, tét thành một đường dài. Ngọn roi ấy cũng đã quét trúng cả da thịt của y nữa, nên tại đấy liền nổi lên một lằn roi dài cỡ năm tấc, máu tươi cũng theo đó rỉ cả ra ngoài.

Trong lúc ấy, Ngạc-Phục-sanh cũng đang lâm vào tìng trạng nguy hiểm không kém. Vì y bị người áo đỏ áp đảo đến nỗi chỉ còn lo gỡ gạc mà thôi.

Thực ra thì Bùi-Thiên-Tín và Ngạc-Phục-Sanh đều chưa sử dụng đến chân tài thực học của họ, vì họ sợ bị đối phương nhận ra được lai lịch của mình. Tuy có nhiều lần đối phương để sơ hở, mà họ có thể sử dụng ngay những thế bí hiểm để chế ngự đối phương được, nhưng vì cần phải giữ kín lai lịch, nên họ đành phải bỏ qua. Nếu chẳng phải thế thì người áo đỏ này nào phải tay đối thủ với họ. Hơn nữa, những cao thủ giao tranh thường giành nhau về sự chủ động, nếu bên nào sai chạy đi một li một hào, thì sẽ đưa đến việc chết sống ngay tức khắc!

Bởi thế, Bùi-Thiên-Tín và Ngạc-Phục-Sanh không dám sử dụnng đến chân tài thực học của mình, nên đã bị hai người áo đỏ áp đảo tơi bời.

Riêng dư-Triệu-Khôi sau khirơi trở xuống đất, thì sắc mặt biến hẳn. Lão ta đã té ngồI từ trên cao xuống, mồ hôi lạng toát ra như tắm. Xem ra chỉ một cái vung tay vừa rồi của đối phương đã làm cho Dư-Triệu-Khôi bị nội thươngkhông phải nhẹ.

Thốt nhiên, mọi người nghe thấy một tiếng hú dài, trong trẻo, từ chân trời xa xé màn đên truyền đến. Tiếng hú ấy cao vút tận mây xanh, ngân vang mãi trong tai mọi người!

Tiếng hú chưa dứt, thì bỗng trông thấy một bóng người bay xẹt đến nơi nhanh như một luồng điện chớp. Đấy là một người mặc áo đỏ, mặt che kín.

Bùi-Thiên-Tín, Ngạc-Phục-Sanh và Dư-Triệu-Khôi đều hông khỏi kinh hãi!

Hai người mặc áo đỏ vừa mới nhìn thấy người che mặt kia đáp xuống đất, thì trước tiên lộ sắc mừng rỡ, nhưng kế đó mặt bỗng biến sắc, bất thần nhảy thối luira sau hai trượng, rồi nhìn thẳng vào người che mặt ấy cười nhạt, nói:

- Các hạ là cao nhân phương nào? Tại sao lại ăn mặc đúng theo y phục của chúng tôi?

Ý địng vàng thau lẫn lộn của các hạ rõ là bỉ ổi đáng khinh!

Người che mặt ấy bỗng cất tiếng cười dài. Tiếng cười của y khiến ai nghe đến cũng phải rùng mìng rởn óc!

Qua một lúc thật lâu, người ấy mới im bặt tiếng cười, nói:

- Chỉ có bọn các ngươi mới mặc được áo dài đỏ hay sao? Suốt nửa đời lăn lóc trong chốn giang hồ, lần đầu tiên ta nghe nói đến luật lệ ấy. Vậy chắc các ngươi cũng có chút tên tuổi, mau xưng tên ra xem nào!

Giọng nói của người ấy tuy không to nhưng khi lọt vào tai hai tên áo đỏ thì lại vang rền như sấm nổ !

Hai người áo đỏ bèn đồng thanh thét lên một tiếng rất dài rồi vọt người lên không, vung nhanh song chưởng đánh thẳng về phía người bịt mặt. Sau đó lại nương theo thế chưởng đánh ra, lao mình thẳng về mặt hồ, rồi dùng thuật “lăng ba vi bộ” chạy thẳng ra phía mặt hồ xa tít !

Người che mặt ấy cất tiếng cười ha hả rồi cũng vọt mình bay lên không, nhưng không đuổi theo, mà trái lại xẹt thẳng về hướng đường cũ nhanh như một luồng điện chớp !

Người che mặt ấy đến một cách bất ngờ, mà bỏ đi cũng rất đột ngột ! Bùi Thiên Tín và Ngạc Phục Sanh không khỏi kinh ngạc đưa mắt nhìn nhau. Họ cảm thấy trong đêm nay toàn là gặp những việc không làm sao hiểu nổi, khiến họ phải điên đầu !

Một việc làm cho họ cảm thấy luống cuống khó hiểu nhất là số người mặc áo đỏ này đều có khinh công tuyệt đỉnh, có thể lướt trên mẵt nước như trên đất bằng, thến nhưng tại sao người áo đỏ này lại dùng thuyền để bơi đi ? Phải chăng hành động quá thừa thãi, vẽ thêm chân cho rắn chạy đó hay sao ?

Kế đó, tại sao người che mặt nọ lại đến một cách hối hả, rồi bỏ đi một cách vội vàng? Cử chỉ của người ấy, tựa hồ như đến đây để cứu nguy cho họ, mà cũng tựa hồ như bất ngờ đi qua đây thấy chuyện bất bình mà can thiệp thôi !

Tất cả mọi việc ấy, thật có vẻ sâu xa khó hiểu, suy luận cách nào cũng có lý, thực không làm sao phán đoán cho được.

Du Triệu Khôi từ từ đứng dậy, thở phì một hơi dài.

Bùi Triệu Tín tỏ ra rất lo lắng cho lão ta, nên bước tới hỏi rằng :

- Thương thế của Du lão sư thế nào ?

Du Triệu Khôi cười tự nhiên nói :

- Chẳng sao cả ! Già đây đã điều hoà hơi thở một lúc, và hiện giờ không còn điều chi đáng ngại.

Bùi Thiên Tín nói :

- Nếu chẳng được Dư lão sư cứu nguy cho thì chắc chắn tôi đã bị hại rồi. Cái ơn to ấy, sau này nhất định tôi sẽ tìm cách đền đáp.

Dư Triệu Khôi lắc đầu mỉm cười, nói :

- Đối phó với một kẻ thù chung, đấy là bổn phận của mình. Chỉ hiềm là tài nghệ của lão phu quá kém cỏi, nên suýt nữa đã làm hỏng cả việc lớn, thực già đây vô cùng xấu hổ, đâu thể nói chuyện ơn nghĩa.

Sau đó, cả ba bàn bạc suy đoán về lai lịch của số người mặc áo đỏ kia, cũng như của người che mặt nọ, nhưng cuối cùng vẫn không làm thế nào hiểu cho được đích xác. Do đó, họ chán nản, kéo nhau trở về thành Kim Lăng.

Bình minh vừa ló dạng, bóng triệu dương chói rực ở gíc trời đông, gió sớm thổi lồng lộng, hkiếm mội người đều cảm thấy có hơi lành lạnh như tiết tàn đông.

Trên đường cái quan đi đến Thê-Hà-Sơn, có ba ngưới cưỡI ngựa, phi nhanh như bay, vó ngựa nện xuống mặt đường vang động như sấm dậy. Hia bên đườngn đi, hoa đào, hoa lí đang nở rộ, màu đỏ chen lẫn màu trắng đang rực rỡ tươi vui.

Thê-Hà-Sơn cách thành Kim Lăng bốn mươi lăm dặm về phía đông. Trên núi, những cây tùng, cây bàch cổ thụ mọc ra xanh um, che rợp cả mặt đường đi. Ngôi chùa Thê-Hà-Tự thấp thoáng trong bóng cây xanh. Phía sau ngôi chùa, có bức vách đá Thiên-Phật-Nham, đâu đâu cũng có chạm tượng phật, đứng xa trông như tổ ong. Đấy là những tượng phật do thái tử Văn Huế nước Tề đã chạm xưa kia!

Mỗi khi đếm mùa thu có sương xuống thì những lá phong trong núi đỏ rực khắp nơi, xem rất đẹp mắt. NHững màu đỏ ấy xen giữa màu xanh của lá tùng lá bách, trùng trùng điệp điệp, xem chẳng khác chi một bức tranh.

Tại chân núi phía đông, có một trang trại rất rộng rãi, bên trong nhà ngang dãy dọc, lầu gác nguy nga, đình đài xinh đẹp, nghiễm nhiên chẳng thua chi nơi cư ngụ của một Vương hầu.

Ánh mặt trời sớm mai vừa lên cao, thì ba con ngựa đã phi đến trước cửa trang trại.

Trong khi đó, hai cánh cổng sơn màu đỏ hồng vẫn còn đóng im lìm.

Ngạc-Phục-Sanh cười nói:

- Trầm lão nhi quả là người biết xây dựng cuộc đới hạnh phúc. Đáng tiếc là trước kia tôi nắm được tiền bạc vào tay, thì lại tiêu hoang đi cả, nếu chẳng thế, thì Ngạc mỗ chẳng phải cũng như Trầm lão nhi ngày nay hay sao?

Vừa nói, y vừa thò tay lên nắm lấy cái khoen cửa khua mạnh mấy lượt.

Liền đó, bỗng nghe từ phía trong cánh cửa có tiếng vọng ra rằng:

- Mới sng thế này mà đã có người đến kêu cửa, phá mất giấc ngủ ngon!

Tức thì, hai cánh cổng bỗng được mở ra, chuyển động nghe ầm ầm, và từ trong ló ra một người đứng tuổi, đưa đôi mắt ngạc nhiên nhìn qua ba người một lượt, nói:

- Ba vị đến đây định tìm ai thế?

Nạgc-Phục-Sanh nói:

- Trầm trang chủ có ở nhà không? Xin phiền ông vào trong bẩm lại, nói có Ngạc-Phục- Sanh, người bạn cũ thuở xưa đến xin ra mắt!

Người dàn ông ấy liền tươi cười nói:

- Ồ! Thì ra là bằng hữu của trang chủ, vì con không được biết, nên có phần thất lễ.

Nhưng, ba vị đến thực không may, vì ngày hôm qua, trang chủ đã đi Tô-Châu thăm viếng bạn bè rồi, có lẽ độ năm sáu hôm nữa mới về!

Ngạc-Phục-Sanh không khỏi sửng sốt, thầm nói:”Có đâu lại rủi quá như thế? “ Nghĩ vậy, y liền cười nói:

- Trang chủ đã không có ở nhà, thì tại hạ đợi ít hôm nữa sẽ đến xin yết kiến vậy!

Người đàn ông đứng tuổi ấy cúi mình, xá một xá thật sâu, miệng không ngớt nói:

- Xin lỗi các ông! Xin lỗi các ông!

Ba người đều cảm thấy hết sức thất vọng, chán nản nhảy trở lên mình ngựa, giật cương quay về Kim Lăng.

Ngạc-Phục-Sanh cười nhạt nói:

- Theo tôi đoán, thì Trầm-Ứng-Thái chắc chắn là có ở trong trang trại. Trên đời đâu lại có một sự bất ngờ kì khôi như vậy?

Dư-Triệu-Khôi nói:

- Trầm trang chủ không hề biết trước được việc các hạ định đến viếng thăm, vậy lời nói của người đàn ông ấy chắc chắn là không phải láo khoét!

Ngạc-Phục-Sanh cảm thấy lời nói của Dư-Triệu-Khôi rất hữu lí, nên lại nói:

- Phải đấy, giữa tôi và Trầm-Ứng-Thái chẳng hề có thư từ liên lạc với nhau suốt mười năm qua rồi. Bởi thế, y làm sao biết được tôi hôm nay sẽ đến viếng thăm y. Vậy chớ nên trách oan cho người ta mới phải!

Bùi-Thiên-Tín lắc đầu nói:

- Riêng tôi lại không nghĩ thế, mà trái lại, cảm thấy Trầm-Ứng-Thái có rất nhiều điều khả nghi. Không biết chừng trong trang trại ấy, cũng lại là nơi qui tụ nhiều cao thủ giang hồ!

Dư-Triệu-Khôi nói:

- Bùi lão sư căn cứ vào đâu để nghi như vậy?

Bùi-Thiên-Tín cười nhạt, nói:

- Người giữ cổng vừa rồi khi nói trang chủ hắn đi Tô Châu thăm bạn bè, thì đôi mắt không ngớt chớp lia lịa, chứng tỏ là y đang nói dối. Nhưng, mọi sự thật trước khi chưa tìm hiểu ra được, thì cũng không thể nào chắc chắn là mình đoán đúng. Tôi nhất định sẽ tìm hiểu cho rõ việc này mới được!

Ba người cùng phi ngựa nhanh như bay. Trong khi đó, bỗng ba người đều cảm thấy có một luồnggió mạnh lướt qua sau lưng mình. Bởi thế, ca ba đều quay mặt nhìn lại, nhưng trông thấy trên đường đi vẫn vắng vẻ không có bóng một người nào lạ. Do đó, họ cho đó là gió trời, nên cũng không để ý chi đến nữa.

Khi ba người trở về đến khách sạn, xô cửa bước vào phòng, thì không khỏi kinh hoàng thất sắc, vì trên mặt bàn có để ba nhúm tóc ngắn và một ngọc dao sắc bén ghim chặt lấy một tờ giấy trắng, bên trên có mấy dòng chữ.

Bùi-Thiên-Tín khẽ ”hừ “ một tiếng, rồi thò tay nhổ mũi dao lên, chụp lấy tờ giấy xem qua, thì thấy có chữ viết rằng:

” Ta cắt tóc của các người thay thế cho việc cắt đầu các người. Đấy chỉ là một sự cảnh cáo nhẹ nhàng. Vậy, ta mong các người phải biết tự trọng, giữ gìn thanh danh! “ Vừa xem qua dòng chữ thì y bất giác đưa thay sờ qua sau ót, thấy quả nhiên mớ tóc sau gáy của mình đã bị cắt mất đi một lõm.

Ngạc-Phục-Sanh và Dư-Triệu-Khôi cũng đều bị như thế cả, nên cả ba đứng sững sờ như ba pho tượng gỗ, ớn lạnh cả tâm can, ngơ ngác nhìn nhau không nói nên lời!

Sắc mặt của Bùi-Thiên-Tín dần dần trấn tĩnh lại, mỉm cười nói:

- Bùi mỗ nhất định không chịu bỏ qua việc này!

Ngạc-Phục-Sanh nói:

- Tài nghệ của người ấy quả hết sức cao tuyệt, e rằng chúng ta không phải là địch thủ!

Bùi-Thiên-Tín cười nhạt, nói:

- Nhưng chúng ta nào phải là phường sợ mạnh hiếp yếu đâu!

Ngạc-Phục-Sanh im lặng không nói chi cả.

Ba người ở trong khách sạn băn khăon, lo nghĩ suốt ngày, mãi đến khi vầng trăng đã lên đến đầu liễu, Bùi-Thiên-Tín mới có ý nghĩ đi đến miếu Phu-Tử cạnh sông Tần-Hoài để du ngoạn, vì những nơi tìm gái lầu xanh, rắn rồng lẫn lộn ấY, khôngbiết chừng có thể tìm ra lai lịch của số người mặc áo đỏ kia. Bởi thế, họ cùng kéo nhau đi ra khỏi khách sạn.

Tiếng ca tiếng nhạc không ngớt bên tai, du khách đông vầy như kiến, ba người bất giác đã đi đến trước cửa trà đình bên cạnh miếu Phu-Tử mà họ đã bước vào ngày hôm qua.

Bỗng ngay lúc ấy có tiếng bánh xe lăn, rối người đi đường tránh ra chừa thành một đường rộng. LIền đó, thấy có một chiếc xe lộng lẫy tiến đến và đậu lại trước cửa trà đình.

Rèm xe vừa kéo lên thì từ trong bước ra một dáng điệu đầy vẻ hào hoa công tử, khí sắc khoan thai, đúng là Tiêu- Đại-Thiểu mà họ vừa gặp đêm qua. Người ấy đưa chân bước nhẹ nhàng, đi thẳng vào gian trà đình.

Bỗng khi ấy lại trông thấy có một người mặc áo đỏ, cùng đi với một người đàn ông mặc áo dài xanh, cũng bước thẳng vào gian trà đìng ấy. Người đàn ông mặc áo xanh có đeo lủng lẳng bên hông một thanh trường kiếm cổ, đã lốm đốm màu ten, khiến cho ai cũng chú ý đến. Bùi-Thiên-Tín và Ngạc-Phục-Sanh thấy thế thì không khỏi giật mình.

Dư-Triệu-Khôi nói khẽ rằng:

- Nhị vị có ý muốn bước vào trong đó để dò xét về người mặc áo đỏ ấy chăng?

Bùi-Thiên-Tín trầm ngâm một lúc, nói:

- Chính chúng tôi có ý nghĩ đó, nhưng e không tìm được lí do, nên cũng sẽ không tìm hiểu được chi thêm, hoang phí thì giờ mà thôi!

Ngạc-Phục-Sanh nói:

- Đi chơi tại chốn ca nhị trà đình này, chỉ sợ là trong túi mình không đủ tiền, chớ sợ chi mình bước vào thiếu danh nghĩa, hoang phí thì giờ đâu?

Bùi-Thiên-Tín nói:

- Tôi không phải nói như vậy, mà chỉ sợ mình bước vào trong, thi bọn gái lầu xanh sẽ vây lấy, vậy thì làm thế nào dò xét về người mặc áo đỏ ấy được?

Ngạc-Phục-Sanh nói thầm:

” Quả đúng như vậy! “ Bởi thế, y im lặng không nói chi cả.

Dư-Triệu-Khôi nói:

- Nhị vị chớ quá lo nghĩ đến việc có kết quả hay không, giờ chúng ta cứ đi thẳng vào trong đó, rồi tùy cơ mà hành sự. Thánh hiền có nói:” mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên “, vậy chúng ta chỉ cần bình tĩnh tiến hành công việc là đủ rồi!

Ngạc-Phục-Sanh vỗ tay cười, nói:

- Đúng lắm! Đúng lắm!

Gian trà đình ấy tên là ” Phẩm-Hương-Viện “, khi ba người bước vào thì liền có tiếng xướng ca báo tin khách đến. TỨc thì, từ trong có một mụ tú bà bước ra niềm nở đón tiếp ba người vào trong.

Phẩm-Hương-Viện kiến trúc thật là trang nhã, chung qunh hành lang nối tiếp, lan can sơn son đỏ tươi, bông hoa và cây cảnh chưng bày khắp nơi, mùi thơm ngạt ngào.

Bên trong cửa sổ treo đèn kết hoa, thấp thoáng trông thấy có rất nhiều dánh hình kiều diễm, tiếng oanh tiếng yến thánh thót bên tai. Bên trong lại có tiếng tơ tiếng trúc du dương hấp dẫn.

Trong khi ấy, tại dãy hành lang có một lão già tuổi ngoài ngũ tuần, bụng phệ thật to, đang thong thả bước đến. Đôi mắt của lão già ấy cũng hết sức sáng, nên vừa liếc qua là đã trông thấy được Dư-Triệu-Khôi, nên to tiếng gọi:

- Dư lão sư! Dư lão sư!

Dư-Triệu-Khôi vừa thấy lão ấy thì cất tiếng ồ kinh ngạc, nói:

- Hứa chủ nhân, thực không ngời lại gặp được ông ở nơi đây!

Nói đoạn, Dư-Triệu-Khôi liền nhanh nhẹn bước thẳng về phía ấy.

Bùi-Thiên-Tín và Ngạc-Phục-Sanhc ũng đưa chân bước theo sau.

Lão già bụng phệ họ Hứa kia bèn nói:

- Dư lão sư, tại sao số minh châu ấy đến nay vẫn chưa thấy giao tới? Người buôn bán lúc nào cũng rất trọng lới hứa cả. Tôi dã bằng lòng bán lại số minh châu đó cho Tiêu- Đại- Thiếu, hẹn ngày mốt sẽ giao đến cho ông ta. Nếu cậu chủ nhỏ của ông lại có lòng tham lam, đem bán nó đi cho một người khác mua đắt giá hơn thì...

Dư-Triệu-Khôi không chờ y nói hết lời, bèn vội vàng giải thích rằng:

- Xin ông chủ họ Hứa chớ nên hiểu lầm, vì cậu chủ nhỏ của tôi, dọc đường gặp bạn bè lưu lại chơi, nên chắc chắn ngày mốt đây sẽ đến nơi chẳng sai lời!

Lão già bụng phệ ấy nghe qua, thì mắt hiện sắc vui vẻ, nói:

- Số bạn bè cùnng đi với ông đây, có thể giới thiệu cho biết được không?

Dư-Triệu-Khôi bèn lần lượt giới thiệu qua từng người một, cho đôi bên được biết nhau, ai nấy đều chào hỏi nhau rất niềm nở.

Lão già họ Hức cất tiếng cười to, nói:

- Đêm nay được gặp nhau ở đây thực là dịp may hiếm có. Hứa mỗ sẽ mời các bạn chung vui và đài thọ mọi phí tổn. Hơn nữa, Hứa mỗ sẽ giới thiệu cho ba vi được biết một bậc manh thường quân đời nay, lúc nào cũng đầy lòng hào hiệp, đấy là Tiêu đại hiệp tên tuổi vang lừng từ lâu!

Dư-Triệu-Khôi vội vàng nói:

- Nếu thế thì sao tiện!

Lão già họ Hứa lại cười to, nói:

- Hứa mỗ tuy không biết võ công nhưng rất thích giao du với những bậc anh hùng hào kiệt trong giới giang hồ. Nhất là Tiêu- Đại-Thiếu lại còn thích anh em võ lâm hơn cả Hứa mỗ nữa. Đêm nay Tiêu- Đại-Thiếu bày tiệc tại Phẩm-Hương-Viện, trong số tân khách được mời, có rất nhiều người tên tuổi vanng lừng trong chốn võ lâm.

Bùi-Thiên-Tín nghe thế không khỏi giật mình, vội vàng nói:

- Hứa chủ nhân đã có lòng chiếu cố thì anh em chúng tôi xin tuân mệnh vậy!

Lão già họ Hứa cười ha hả, nói:

- Nói phải lắm! Nói phải lắm! Vậy xin mời ba vị cùng đi!

Dứt lời, lão ta liền dẫn ba người đi thẳng vào sân sau.

Phía sau trà đình có một cái sân rất rộng, chung qunh có ao nhỏ, có hòn non bộ, có khe nước chảy, có cầu bắc ngang. Bên sau chiếc cầu ấy lại có một tòa gác cao. Từ xa nhìn lại, thấy trên tòa gác ấy đèn đuốc sáng choang, tiếng cười đùa ồn ào vang dội.

Lão già họ Hứa dẫn ba người cùng bước vào gian sảnh đường của tòa gác ấy. Họ trông thấy người thiếu niên họ Tiêu được gặp vừa rồi, đang tiếp đón tân khách một cách niềm nở. Số tân khác ấy quả có nhiều người thuộc thân phận giang hồ, đúng như lời nói của lão già họ Hứa.

Trong khi ấy, Lại có đến ngàoi hai mươi cô gái xinh đẹp tại Phẩm-Hương-Viện đến tiếp đón tân khách, cô nào cô nấy nhan sắc tuyệt trần, cười nói vui vẻ, liếc mắt đưa tình, thật chẳng khác nào một động tiên. Dư-Triệu-Khôi là một người đã lớn tuổi, thế mà đứng trước cảnh ấy, cõi lòng cũng không khỏi xao xuyến, rung động!

Bùi-Thiên-Tín và Ngạc-Phục-Sanh liếc mắt lướt qua khắp nơi, thì đã trông thấy người mặc áo đỏ và gã đàn ông mặc áo dài xanh, lưng đeo trường kiếm nọ, đang ngồI ngay ngắn tại một chiếc bàn đặt nơi góc nhà đầy bóng tối. Bởi thế, hai người liền đưa mắt nhìn nhau một lượt.

Lão già họ Hứa liền bước đến trước mặt chàng thiếu hiệp họ Tiêu kia, nói nhỏ mấy câu chi đó thì người thiếu niên ấy liền quay mặt lại, tươi cười nhìn thẳng về phía ba người, vòng tay thi lễ, nói:

- Được ba vị đến dự thực là quí hoá, tại hạ là Tiêu-Tông-Kiệt, vì đem nay đông người nên có chỗ sơ sót, xin ba vị rộng lòng tha thứ cho!

Dư-Triệu-Khôi nói:

- Chả dám!

Tiêu-Tông-Kiệt liền quay về lão già họ Hứa, tươi cười nói:

- Xin nhọc Hứa huynh tiếp đón ba vị giúp cho tại hạ, đồng thời, giới thiệu các bằng hữu võ lâm cho ba vị được biết!

Lão già họ Hứa vội vàng nói:

- Lẽ tất nhiên là Hứa mỗ sẵn sàng làm các việc ấy, vậy Tiêu thế huynh cứ tự tiện là được rồi!

Tiêu-Tông-Kiệt lại cùng ba người hàn huyên mấy câu, rồi xin lỗi cáo lui, quay người bước đi nơi khác.

Lão già họ HứÙa liền nói:

- Hứa mỗ xin lần lượt giới thiệu qua các bằng hữu võ lâm có mặt ở đây cho ba vị được biết!

Số nhân vật võ lâm có mặt trong buổi tiệc này, độ ngoài mười người. Bọn họ đều là người trong ba môn phái Hoa-Sơn, Bắc-Nhạn và Thanh-Thành. Nhưng, khi lão già họ Hứa bước đến trước mặt người áo đỏ và gã mặc áo xanh thì vì không biết tên tuổi cũng như lai lịch của họ, chũng như khjông biết họ đã đi cùng ai đến đây, nên ấp úng nói:

- Còn đây là... vị này là...

Trong khi đó, lão ta nhìn thấy đôi mắt sâu hiểm lạnh lùng của người đàn ông mặc áo xanh và người mặc áo đỏ kia thì không khỏi bắt rùng mình, nên lại cànng ấp úng không nói nên lời!

Bỗng ngay lúc đó, từ trong đám tân khách, có một tiếng cười nhạt vọng đến rằng:

- Thực là lên mặt quá đáng!

Bùi-Thiên-Tín liền quay mặt về hướng có tiếng nói, thì trông thấy người vừa lên tiếng ấy chính là Phụng-Hoàng-Tiêu-Trương-Bình trong phái Hoa-Sơn. Lẽ tất nhiên là tiếng cười nhạt của ông ta, cũng như câu nói vừa rồi, chính là ám chỉ người đàn ông áo xanh và người áo đỏ kia chứ không còn ai nữa!

Gã đàn ông mặc áo dài xanh sắc mặt bỗng tràn dầy sát khí, vung nhanh cánh tay mặt lên, tức thì thanh trường kiếm đã tuốt ra khỏi vỏ, một đạo ánh thép lạnh ngắt và chói rực liền lóe lên ngay theo đó.

Người mặc áo đỏ vội vàng năgn lại nói:

- Không thể làm như thế được!

Thốt nhiên, ngay lúc ấy có một ngọn kinh phong cuốn vào gian đại sảnh, làm cho tất cả đèn đuốc đều tắt phụt!

Tức thì, từ trong bóng tối bỗng có một tiếng gào thảm thiết vang lên, khiến ai nghe cũng phải rùng mình!
Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện