Cữu mẫu sợ đến tái mặt, vội lùi lại mấy bước khi thấy con d.a.o sáng loáng trong tay Liễu di nương.
Liễu di nương vẫn không buông tha, tiếp tục nói lớn: "Còn về tên mặt trắng kia, ta bây giờ là góa phụ, tái giá là quyền do quan phủ cho phép!”
"Ngươi không phục thì đi báo quan đi! Để xem quan huyện đánh ta hay đánh ngươi vì tội báo láo gây chuyện!"
Khi đám đông tản đi, ta nhận ra dưới chân Liễu di nương đã có một vũng nước.
Thầy thuốc đến xem, nói rằng đứa con hai tháng trong bụng Liễu di nương đã không còn.
Thầy thuốc dặn dò, bảo Liễu di nương cần nghỉ ngơi nhiều hơn.
Bà khóc suốt một đêm, rồi ngủ mê mệt cả ngày.
Sang ngày thứ ba, bà đã xuống giường, chuẩn bị bữa sáng, sau đó ra ngoài làm việc.
"Di nương, đừng đuổi con đi! Con có thể giúp di nương giao hàng mà!"
Thế nhưng bà lại đưa ta đến xưởng thêu, bắt đầu học nghề thêu thùa để kiếm tiền.
Ta chỉ muốn ở lại tiệm thịt của phụ mẫu, vừa tiện chăm sóc đệ đệ, vừa giữ gìn ký ức về người thân.
Ta lo rằng, nếu bà tái giá, đệ đệ sẽ bị lơ là.
Bà vừa đánh ta, vừa mắng: "Đồ không có tiền đồ, tầm nhìn hạn hẹp!"
Rồi bà nghiêm giọng nói tiếp: "Ở đó dạy ngươi những bản lĩnh thực sự, không ai cướp được! Sau này, dù mất đi ai, ngươi cũng không cần phải sợ! Ở đó còn có nữ tiên sinh dạy đọc sách, học chữ, tính toán. Để sau này, ngươi tự biết cách tính toán cho chính mình! Không cần nghe những lời nhơ bẩn, có thể sống một đời sạch sẽ!"
Đó là lần thứ hai bà đánh ta.
Xưởng thêu vốn chu cấp chỗ ăn ở, nhưng ta nài nỉ muốn về nhà mỗi ngày để có thể chăm sóc đệ đệ.
Liễu di nương không ngăn được, chỉ vừa chọn lựa thịt trong tiệm, vừa nghiêm giọng bảo: "Chỉ cần ngươi không sợ khổ, có thể về nhà mỗi ngày."
"Con cảm ơn di nương!"
Vì muốn bà an lòng và đối xử tốt hơn với đệ đệ, ta chăm chỉ học thêu rồi dâng toàn bộ tiền công mỗi tháng cho bà.
"Chậc chậc, thật là ác tâm. Vừa chiếm tiệm thịt, lại bắt đứa nhỏ đi làm cực nhọc kiếm tiền!"
"Có kế mẫu nào thực lòng thương con của chồng đâu!"
"Thật đáng thương! Này, nhìn xem, tên mặt trắng kia lại đến kìa!"
Mấy người phụ nữ nhỏ giọng bàn tán, rồi cười phá lên, vỏ hạt dưa rơi đầy đất.
"Bạch tiên sinh, người đến rồi."
Dù trong lòng lo rằng di nương tái giá sẽ khiến ta và đệ đệ bị bỏ bê, nhưng Bạch tiên sinh lại là người nhã nhặn, lễ độ, khiến người ta không thể ghét được.
"Nha đầu, đưa sổ sách này cho di nương của con giúp ta."
"Người không vào hậu viện sao?"
Nhìn hai bọc hành lý của ông, ta ngỡ rằng ông định đến sống cùng nhà ta.
"Không, ta không muốn làm phiền bà ấy."
"Vậy người định đi đâu?"
"Ta chuẩn bị tham gia kỳ thi Hương."
"Người có quay lại không?"
Ông nhìn về phía hậu viện, trầm mặc hồi lâu, không trả lời câu hỏi của ta. Chỉ xoa đầu ta, rồi xoay người rời đi.
Sau đó, nhờ sự cố gắng của mình, Liễu di nương đã khiến việc kinh doanh của tiệm thịt còn phát đạt hơn thời phụ thân còn sống.
Thái độ của mọi người xung quanh đối với bà dần thay đổi.
Lần lượt có người đến mai mối, cầu thân, nhưng bà đều khéo léo từ chối.
"Muội muội, là ta đây! Ta là cữu mẫu của con bé mà!"
Đệ đệ của cữu mẫu ta quả thực trông khôi ngô tuấn tú, tính ít nói, thân hình rắn chắc với làn da màu lúa mì, đến ta cũng thấy rất hợp với tiệm thịt.
Nhưng Liễu di nương vẫn khéo léo tiễn họ về.
Ban đêm, bà lại lén lút rơi nước mắt.
Không biết là vì phụ thân ta, vì Bạch tiên sinh, hay là vì chính bà.
"Tỷ tỷ! Mau cứu đệ với!"
Năm đệ đệ lên sáu, tính cách vô cùng nghịch ngợm, thường xuyên khiến Liễu di nương nổi giận, tay cầm roi mây đuổi theo khắp phố.
Vì chuyện này, không ít người lại chỉ trỏ, mắng bà là kẻ nhẫn tâm. Nhưng bà không để tâm, cứ bắt được đệ đệ là đánh cho một trận ra trò.
Trong ba năm học nghề, không chỉ kỹ nghệ của ta tiến bộ, mà ta còn biết chữ, biết tính toán sổ sách.
"Đệ đệ à, di nương nói đúng, chúng ta nhất định phải đọc sách. Đọc sách rồi mới biết đường đời phía sau rộng lớn ra sao, cũng hiểu được rằng, có nhiều chuyện không thể chỉ nhìn vẻ bề ngoài mà phán xét."
"Nhưng họ đều bảo, di nương là kế mẫu, nhất định chỉ nghĩ cách hại chúng ta."
Ta cầm một mảnh thêu, nghiêm giọng nói: "Nếu năm đó di nương không ép ta đi học nghề, bây giờ tỷ tỷ cũng chẳng biết làm gì. Nhưng hiện tại, dù di nương có tái giá, tỷ cũng không phải lo, vì tỷ đã có khả năng nuôi sống đệ!"
"Vậy... đệ nghe lời bà ấy, đến tư thục đi học cho có lệ sao?"
Ta tét mạnh vào mông đệ đệ một cái: "Đọc sách là vì chính bản thân đệ. Tuyệt đối không được qua loa!”
"Nhớ kỹ, giữa lời người ngoài và lời bà ấy, chúng ta nên nghe bà ấy."
Liễu di nương vẫn không buông tha, tiếp tục nói lớn: "Còn về tên mặt trắng kia, ta bây giờ là góa phụ, tái giá là quyền do quan phủ cho phép!”
"Ngươi không phục thì đi báo quan đi! Để xem quan huyện đánh ta hay đánh ngươi vì tội báo láo gây chuyện!"
Khi đám đông tản đi, ta nhận ra dưới chân Liễu di nương đã có một vũng nước.
Thầy thuốc đến xem, nói rằng đứa con hai tháng trong bụng Liễu di nương đã không còn.
Thầy thuốc dặn dò, bảo Liễu di nương cần nghỉ ngơi nhiều hơn.
Bà khóc suốt một đêm, rồi ngủ mê mệt cả ngày.
Sang ngày thứ ba, bà đã xuống giường, chuẩn bị bữa sáng, sau đó ra ngoài làm việc.
"Di nương, đừng đuổi con đi! Con có thể giúp di nương giao hàng mà!"
Thế nhưng bà lại đưa ta đến xưởng thêu, bắt đầu học nghề thêu thùa để kiếm tiền.
Ta chỉ muốn ở lại tiệm thịt của phụ mẫu, vừa tiện chăm sóc đệ đệ, vừa giữ gìn ký ức về người thân.
Ta lo rằng, nếu bà tái giá, đệ đệ sẽ bị lơ là.
Bà vừa đánh ta, vừa mắng: "Đồ không có tiền đồ, tầm nhìn hạn hẹp!"
Rồi bà nghiêm giọng nói tiếp: "Ở đó dạy ngươi những bản lĩnh thực sự, không ai cướp được! Sau này, dù mất đi ai, ngươi cũng không cần phải sợ! Ở đó còn có nữ tiên sinh dạy đọc sách, học chữ, tính toán. Để sau này, ngươi tự biết cách tính toán cho chính mình! Không cần nghe những lời nhơ bẩn, có thể sống một đời sạch sẽ!"
Đó là lần thứ hai bà đánh ta.
Xưởng thêu vốn chu cấp chỗ ăn ở, nhưng ta nài nỉ muốn về nhà mỗi ngày để có thể chăm sóc đệ đệ.
Liễu di nương không ngăn được, chỉ vừa chọn lựa thịt trong tiệm, vừa nghiêm giọng bảo: "Chỉ cần ngươi không sợ khổ, có thể về nhà mỗi ngày."
"Con cảm ơn di nương!"
Vì muốn bà an lòng và đối xử tốt hơn với đệ đệ, ta chăm chỉ học thêu rồi dâng toàn bộ tiền công mỗi tháng cho bà.
"Chậc chậc, thật là ác tâm. Vừa chiếm tiệm thịt, lại bắt đứa nhỏ đi làm cực nhọc kiếm tiền!"
"Có kế mẫu nào thực lòng thương con của chồng đâu!"
"Thật đáng thương! Này, nhìn xem, tên mặt trắng kia lại đến kìa!"
Mấy người phụ nữ nhỏ giọng bàn tán, rồi cười phá lên, vỏ hạt dưa rơi đầy đất.
"Bạch tiên sinh, người đến rồi."
Dù trong lòng lo rằng di nương tái giá sẽ khiến ta và đệ đệ bị bỏ bê, nhưng Bạch tiên sinh lại là người nhã nhặn, lễ độ, khiến người ta không thể ghét được.
"Nha đầu, đưa sổ sách này cho di nương của con giúp ta."
"Người không vào hậu viện sao?"
Nhìn hai bọc hành lý của ông, ta ngỡ rằng ông định đến sống cùng nhà ta.
"Không, ta không muốn làm phiền bà ấy."
"Vậy người định đi đâu?"
"Ta chuẩn bị tham gia kỳ thi Hương."
"Người có quay lại không?"
Ông nhìn về phía hậu viện, trầm mặc hồi lâu, không trả lời câu hỏi của ta. Chỉ xoa đầu ta, rồi xoay người rời đi.
Sau đó, nhờ sự cố gắng của mình, Liễu di nương đã khiến việc kinh doanh của tiệm thịt còn phát đạt hơn thời phụ thân còn sống.
Thái độ của mọi người xung quanh đối với bà dần thay đổi.
Lần lượt có người đến mai mối, cầu thân, nhưng bà đều khéo léo từ chối.
"Muội muội, là ta đây! Ta là cữu mẫu của con bé mà!"
Đệ đệ của cữu mẫu ta quả thực trông khôi ngô tuấn tú, tính ít nói, thân hình rắn chắc với làn da màu lúa mì, đến ta cũng thấy rất hợp với tiệm thịt.
Nhưng Liễu di nương vẫn khéo léo tiễn họ về.
Ban đêm, bà lại lén lút rơi nước mắt.
Không biết là vì phụ thân ta, vì Bạch tiên sinh, hay là vì chính bà.
"Tỷ tỷ! Mau cứu đệ với!"
Năm đệ đệ lên sáu, tính cách vô cùng nghịch ngợm, thường xuyên khiến Liễu di nương nổi giận, tay cầm roi mây đuổi theo khắp phố.
Vì chuyện này, không ít người lại chỉ trỏ, mắng bà là kẻ nhẫn tâm. Nhưng bà không để tâm, cứ bắt được đệ đệ là đánh cho một trận ra trò.
Trong ba năm học nghề, không chỉ kỹ nghệ của ta tiến bộ, mà ta còn biết chữ, biết tính toán sổ sách.
"Đệ đệ à, di nương nói đúng, chúng ta nhất định phải đọc sách. Đọc sách rồi mới biết đường đời phía sau rộng lớn ra sao, cũng hiểu được rằng, có nhiều chuyện không thể chỉ nhìn vẻ bề ngoài mà phán xét."
"Nhưng họ đều bảo, di nương là kế mẫu, nhất định chỉ nghĩ cách hại chúng ta."
Ta cầm một mảnh thêu, nghiêm giọng nói: "Nếu năm đó di nương không ép ta đi học nghề, bây giờ tỷ tỷ cũng chẳng biết làm gì. Nhưng hiện tại, dù di nương có tái giá, tỷ cũng không phải lo, vì tỷ đã có khả năng nuôi sống đệ!"
"Vậy... đệ nghe lời bà ấy, đến tư thục đi học cho có lệ sao?"
Ta tét mạnh vào mông đệ đệ một cái: "Đọc sách là vì chính bản thân đệ. Tuyệt đối không được qua loa!”
"Nhớ kỹ, giữa lời người ngoài và lời bà ấy, chúng ta nên nghe bà ấy."
Danh sách chương