Tôi hỏi Thạch Bình Nhi, có phải vì chị gái cô đã mất tích ở đây nên cô mới tham gia hành động lần này không, Thạch Bình Nhi gật đầu, nói: “Sau khi xảy ra vụ việc, lãnh đạo cho rằng đội ngũ này không đáng tin cậy, nên tổ chức lại, chính là đội ngũ các anh hiện giờ.”
“Đã xảy ra chuyện gì à?” Tôi hỏi, đồng thời nhìn về phía các thành viên của tổ đang ở phía sau. Tôi đang lo rằng nếu chúng tôi không thể ra khỏi động này, thì sẽ thế nào? Đường tiên sinh tôi đây chưa lấy vợ, nếu sớm lường trước được thì tôi phải để lại kẻ nối dõi cho mình đã, rồi hãy tham gia…
Khi Trương Ái Dân xuất hiện trở lại, thì tập đoàn Mục Lâm nhận được tin từ tổ B; tuy Mục Lâm đã tuyên bố toàn bộ tổ B đã bỏ mạng nhưng lãnh đạo vẫn không bỏ cuộc, vẫn ngầm tìm kiếm họ và cử người đồn trú ở xung quanh Thuyền Sơn, thường xuyên duy thì hoạt động của các thiết bị thông tin. Chuyện thần kỳ đã xuất hiện: máy thông tin vang lên giọng nói của Thạch Mai, rất bình tĩnh, nói rằng họ đã mất gần 5 tiếng đồng hồ để đi đến nơi sâu nhất của hang động, đã phát hiện ra một số thứ rất kỳ lạ, không rõ chúng là gì, cần phải nghiên cứu xem xét ngay tại chỗ; nếu có thể, họ sẽ đem một số thứ ra để nghiên cứu.
Nhận được tin của Thạch Mai, lãnh đạo Mục Lâm vô cùng kinh ngạc, và lập tức hỏi tình hình của họ lâu nay ra sao nhưng nhóm Thạch Mai lại không trả lời. Lãnh đạo Mục Lâm nghiên cứu băng ghi âm, cảm thấy dường như Thạch Mai rất kiên định cho rằng “từ lúc vào động đến giờ mới chỉ là 5 giờ đồng hồ, và không có chuyện gì bất ổn cả”. Một ngày sau đó Mục Lâm lại nhận được tin của Thạch Mai, nói rằng họ đã quyết định đem một số thứ quan trọng ra về, có lẽ cần đến trực thăng. Kể từ sau đó không có tin tức gì khác.
“Lãnh đạo tập đoàn chúng tôi quyết định cử nhóm thứ hai vào động, nhưng lúc sắp tổ chức lên đường thì đơn vị tư vấn cho chúng tôi nhận được tin báo cuốn sách trong tay các anh đã xuất hiện!” Nói đến đây, Thạch Bình Nhi đứng lên phủi đất cát trên quần áo, nói: “Những ghi chép tỉ mỉ về động này, thực chất… là được dịch từ cuốn sách đó ra.”
Tôi bỗng đờ đẫn, trong đầu xuất hiện vô số hình ảnh: kể từ khi biết về chuyện cuốn sách gia truyền của nhà lão Phó, cho đến cái chết của Dương Sạn sau đó, rồi đến chuyện về Vương Cường, sự xuất hiện của giáo sư Chung Sênh, ông kể về lai lịch cuốn sách… một lô sự việc chồng chất, đè nặng trong đầu tôi. Tôi lắc đầu thật mạnh, rồi hỏi Thạch Bình Nhi: “Lúc trước cô nói là đội ngũ này đều có liên quan đến cuốn sách kia… nhưng tôi không hiểu có liên quan ra sao. Hoặc nói cách khác: cuốn sách ấy liên quan gì đến cái động này?”
Thạch Bình Nhi lại ngồi xuống, chậm rãi nói: “Sáng tạo ra cuốn sách ấy là một tổ chức có tên là Thiên Nhai, cũng tức là tiền thân của tập đoàn Mục Lâm ngày nay.”
Nghe Thạch Bình Nhi nói câu này, toàn thân tôi run bắn. Loạn quá! Loạn rồi! Lần này thực sự là loạn rồi! Thạch Bình Nhi thở dài, nói: “Em có thể cho anh biết thêm, biết về lúc ban đầu thành lập tổ chức Thiên Nhai: những lãnh đạo hàng đầu của Thiên Nhai đều tuân theo chế độ thế tập, tức cha truyền con nối, đời này sang đời khác giữ kín những bí mật này cho đến thời đại ngày nay.”
Tôi nhìn Thạch Bình Nhi, nói: “Tức là… cô cũng thế?”
Thạch Bình Nhi gật đầu: “Đúng, em cũng thế. Năm em 18 tuổi thì cha em cho em biết các câu chuyện này, sau đó em mới hiểu ra tại sao mình từ bé toàn theo học các trường nổi tiếng, ngay vào đại học, em cũng học trường công lập có danh, tuy em đều dựa vào năng lực học tập của mình, nhưng học phí và các tiêu pha khác thì vẫn do tập đoàn chi trả. Sau khi tốt nghiệp đại học, em vào tập đoàn này công tác và được giáo dục huấn luyện nhiều phương diện khác nữa.”
Tôi mỉm cười: “Kể cả các kỹ năng đánh nhau chứ gì?”
“Đó là quyền Anh.” Thạch Bình Nhi nhìn tôi, nói. “Không gọi là kỹ năng đánh nhau.”
Tôi nhún vai: “Thì cũng như nhau cả thôi.”
Nhưng trong thời Dân Quốc, nội bộ Thiên Nhai có một tên phản bội đã đánh cắp cuốn sách đó mang đi, hắn thuê một tiêu cục[1] hộ tống hắn và cuốn sách đi Thượng Hải, định từ đó trốn ra nước ngoài, chờ thời cuộc ổn định thì hắn lại về nước rồi sẽ tìm cách lấy trộm kho báu ghi chép trong cuốn sách. Nhưng tên phản bội ấy không ngờ hành vi trộm sách của hắn đã bị người của tổ chức Thiên Nhai phát hiện ra, họ không cử người đi bắt hắn về vì biết rằng bộ sách ấy còn có quyển hai, họ thật sự cho rằng quyển sách bị lấy trộm có ghi chép phương pháp trường sinh bất tử. Thiên Nhai vốn có kế hoạch đưa hai quyển sách ấy ra giang hồ, cho nên lúc đó các vị lãnh đạo bàn nhau rằng: chi bằng chúng ta sẽ tương kế tựu kế, cứ để cho những kẻ có tâm địa xấu ấy đấu đá lẫn nhau, mình chỉ cần theo dõi chặt. Nào ngờ, trên đường đi lại bị cụ nội của lão Phó chỉ huy thuộc hạ cướp mất…
[1] Tiêu cục: chỉ các nhóm làm dịch vụ bảo vệ, áp tải hàng quý; nhân viên của tiêu cục gọi là tiêu sư.
Sách bị cướp rồi, Thiên Nhai vốn định truy tìm lấy lại, nhưng họ lại nghĩ: cứ để thế cũng tốt, tên phản bội đã chết, sách cũng nghiễm nhiên trôi dạt trên giang hồ, mình chỉ cần cử người giám sát nhà họ Phó là được, miễn là không để sách rơi vào tay người ngoại quốc hoặc bọn bán nước, bọn Hán gian; nếu không, Thiên Nhai nhất định sẽ đòi lại sách về, dù phải trả giá lớn đến mấy.
Cũng may, quyển một của bộ sách vẫn nằm trong tay nhà họ Phó. Trong thời kháng Nhật và thời nội chiến, người của Thiên Nhai luôn tìm mọi cách để bảo vệ các thế hệ nhà họ Phó và người nhà, chính vì thế mà cả gia đình lão Phó mới được bình an sống đến tận ngày nay.
Tôi vội hỏi luôn: “Thế thì, cụ nội, ông nội và người cha của lão Phó đã đi đâu? Chắc chắn công ty các cô phải biết chứ?”
Thạch Bình Nhi lắc đầu, nói: “Em nói mình không biết chắc anh sẽ không tin; nhưng sự thật là bọn em không biết họ đã đi đâu.”
Tôi nghi ngờ nhìn Thạch Bình Nhi, nhưng tôi cũng biết rằng với năng lực của cô ta thì dù dùng máy kiểm tra nói dối cũng không thể làm gì nổi cô ta. Có lẽ vì những nguyên nhân nào đó nên cô không muốn cho tôi biết, tôi cũng đành chịu vậy.
Trong nội bộ Thiên Nhai, ngoài 25 người sáng tạo và tổ chức biên soạn bộ sách ấy ra, không một ai khác đã thật sự đến tận địa điểm và những ngôi mộ cổ cất giấu báu vật; về sau này, cũng không có ai truyền lại phương pháp phiên dịch giải mã cho thế hệ sau, người ta chỉ nói phải vĩnh viễn để chúng bị chôn vùi trong lòng đất, vì triều đình nhà Thanh đã không còn nữa, thiên hạ đã trở về tay người Hán rồi. Nhưng những người kế tục Thiên Nhai lại cho rằng, những thứ đó tuy nên chôn vùi trong quên lãng nhưng những giá trị của chúng và những bí mật trong đó nên được dùng để phục vụ lợi ích con người ngày nay, cho nên họ bèn nghĩ đủ mọi cách để giải mã những địa điểm giấu báu vật mà cuốn sách đã ghi chép.
“Khoan đã. Thế thì rất kỳ lạ: sách vẫn nằm trong tay nhà họ Phó, công ty của cô dù sao cũng cần giải mã cả hai quyển thượng, quyển hạ mới phải chứ?” Tôi ngắt lời Thạch Bình Nhi.
Thạch Bình Nhi trả lời rằng, đúng là nên như thế. Nhưng 25 người ngày trước biên soạn, ai cũng tự lưu giữ phần của mình đã viết để đề phòng bất trắc; trong đó, phần tư liệu do nhà họ Thạch giữ lại, là nguyên vẹn nhất, chúng được khắc trên một tấm bình phong bằng đá mà các cụ nhà họ Thạch truyền lại. Các cụ ấy dùng phương pháp toán học đặc biệt để ghi chép lại, ghi rõ ràng cụ thể địa điểm cất giấu báu vật ở núi Thuyền Sơn, còn phương pháp để giải mã lại chính là… cách để đạt được trường sinh bất tử - tức mấy vị thuốc bắc và lá bùa. Trên thực tế, mấy vị thuốc bắc ấy là do người ta thêm vào sau này nhằm đánh lạc hướng người khác, chỉ có vị thuốc Khổ đậu thảo có liên quan đến việc giải mã. Lá bùa, chính là một tấm bản đồ, còn Khổ đậu thảo thì thể hiện thời gian.
“Đã xảy ra chuyện gì à?” Tôi hỏi, đồng thời nhìn về phía các thành viên của tổ đang ở phía sau. Tôi đang lo rằng nếu chúng tôi không thể ra khỏi động này, thì sẽ thế nào? Đường tiên sinh tôi đây chưa lấy vợ, nếu sớm lường trước được thì tôi phải để lại kẻ nối dõi cho mình đã, rồi hãy tham gia…
Khi Trương Ái Dân xuất hiện trở lại, thì tập đoàn Mục Lâm nhận được tin từ tổ B; tuy Mục Lâm đã tuyên bố toàn bộ tổ B đã bỏ mạng nhưng lãnh đạo vẫn không bỏ cuộc, vẫn ngầm tìm kiếm họ và cử người đồn trú ở xung quanh Thuyền Sơn, thường xuyên duy thì hoạt động của các thiết bị thông tin. Chuyện thần kỳ đã xuất hiện: máy thông tin vang lên giọng nói của Thạch Mai, rất bình tĩnh, nói rằng họ đã mất gần 5 tiếng đồng hồ để đi đến nơi sâu nhất của hang động, đã phát hiện ra một số thứ rất kỳ lạ, không rõ chúng là gì, cần phải nghiên cứu xem xét ngay tại chỗ; nếu có thể, họ sẽ đem một số thứ ra để nghiên cứu.
Nhận được tin của Thạch Mai, lãnh đạo Mục Lâm vô cùng kinh ngạc, và lập tức hỏi tình hình của họ lâu nay ra sao nhưng nhóm Thạch Mai lại không trả lời. Lãnh đạo Mục Lâm nghiên cứu băng ghi âm, cảm thấy dường như Thạch Mai rất kiên định cho rằng “từ lúc vào động đến giờ mới chỉ là 5 giờ đồng hồ, và không có chuyện gì bất ổn cả”. Một ngày sau đó Mục Lâm lại nhận được tin của Thạch Mai, nói rằng họ đã quyết định đem một số thứ quan trọng ra về, có lẽ cần đến trực thăng. Kể từ sau đó không có tin tức gì khác.
“Lãnh đạo tập đoàn chúng tôi quyết định cử nhóm thứ hai vào động, nhưng lúc sắp tổ chức lên đường thì đơn vị tư vấn cho chúng tôi nhận được tin báo cuốn sách trong tay các anh đã xuất hiện!” Nói đến đây, Thạch Bình Nhi đứng lên phủi đất cát trên quần áo, nói: “Những ghi chép tỉ mỉ về động này, thực chất… là được dịch từ cuốn sách đó ra.”
Tôi bỗng đờ đẫn, trong đầu xuất hiện vô số hình ảnh: kể từ khi biết về chuyện cuốn sách gia truyền của nhà lão Phó, cho đến cái chết của Dương Sạn sau đó, rồi đến chuyện về Vương Cường, sự xuất hiện của giáo sư Chung Sênh, ông kể về lai lịch cuốn sách… một lô sự việc chồng chất, đè nặng trong đầu tôi. Tôi lắc đầu thật mạnh, rồi hỏi Thạch Bình Nhi: “Lúc trước cô nói là đội ngũ này đều có liên quan đến cuốn sách kia… nhưng tôi không hiểu có liên quan ra sao. Hoặc nói cách khác: cuốn sách ấy liên quan gì đến cái động này?”
Thạch Bình Nhi lại ngồi xuống, chậm rãi nói: “Sáng tạo ra cuốn sách ấy là một tổ chức có tên là Thiên Nhai, cũng tức là tiền thân của tập đoàn Mục Lâm ngày nay.”
Nghe Thạch Bình Nhi nói câu này, toàn thân tôi run bắn. Loạn quá! Loạn rồi! Lần này thực sự là loạn rồi! Thạch Bình Nhi thở dài, nói: “Em có thể cho anh biết thêm, biết về lúc ban đầu thành lập tổ chức Thiên Nhai: những lãnh đạo hàng đầu của Thiên Nhai đều tuân theo chế độ thế tập, tức cha truyền con nối, đời này sang đời khác giữ kín những bí mật này cho đến thời đại ngày nay.”
Tôi nhìn Thạch Bình Nhi, nói: “Tức là… cô cũng thế?”
Thạch Bình Nhi gật đầu: “Đúng, em cũng thế. Năm em 18 tuổi thì cha em cho em biết các câu chuyện này, sau đó em mới hiểu ra tại sao mình từ bé toàn theo học các trường nổi tiếng, ngay vào đại học, em cũng học trường công lập có danh, tuy em đều dựa vào năng lực học tập của mình, nhưng học phí và các tiêu pha khác thì vẫn do tập đoàn chi trả. Sau khi tốt nghiệp đại học, em vào tập đoàn này công tác và được giáo dục huấn luyện nhiều phương diện khác nữa.”
Tôi mỉm cười: “Kể cả các kỹ năng đánh nhau chứ gì?”
“Đó là quyền Anh.” Thạch Bình Nhi nhìn tôi, nói. “Không gọi là kỹ năng đánh nhau.”
Tôi nhún vai: “Thì cũng như nhau cả thôi.”
Nhưng trong thời Dân Quốc, nội bộ Thiên Nhai có một tên phản bội đã đánh cắp cuốn sách đó mang đi, hắn thuê một tiêu cục[1] hộ tống hắn và cuốn sách đi Thượng Hải, định từ đó trốn ra nước ngoài, chờ thời cuộc ổn định thì hắn lại về nước rồi sẽ tìm cách lấy trộm kho báu ghi chép trong cuốn sách. Nhưng tên phản bội ấy không ngờ hành vi trộm sách của hắn đã bị người của tổ chức Thiên Nhai phát hiện ra, họ không cử người đi bắt hắn về vì biết rằng bộ sách ấy còn có quyển hai, họ thật sự cho rằng quyển sách bị lấy trộm có ghi chép phương pháp trường sinh bất tử. Thiên Nhai vốn có kế hoạch đưa hai quyển sách ấy ra giang hồ, cho nên lúc đó các vị lãnh đạo bàn nhau rằng: chi bằng chúng ta sẽ tương kế tựu kế, cứ để cho những kẻ có tâm địa xấu ấy đấu đá lẫn nhau, mình chỉ cần theo dõi chặt. Nào ngờ, trên đường đi lại bị cụ nội của lão Phó chỉ huy thuộc hạ cướp mất…
[1] Tiêu cục: chỉ các nhóm làm dịch vụ bảo vệ, áp tải hàng quý; nhân viên của tiêu cục gọi là tiêu sư.
Sách bị cướp rồi, Thiên Nhai vốn định truy tìm lấy lại, nhưng họ lại nghĩ: cứ để thế cũng tốt, tên phản bội đã chết, sách cũng nghiễm nhiên trôi dạt trên giang hồ, mình chỉ cần cử người giám sát nhà họ Phó là được, miễn là không để sách rơi vào tay người ngoại quốc hoặc bọn bán nước, bọn Hán gian; nếu không, Thiên Nhai nhất định sẽ đòi lại sách về, dù phải trả giá lớn đến mấy.
Cũng may, quyển một của bộ sách vẫn nằm trong tay nhà họ Phó. Trong thời kháng Nhật và thời nội chiến, người của Thiên Nhai luôn tìm mọi cách để bảo vệ các thế hệ nhà họ Phó và người nhà, chính vì thế mà cả gia đình lão Phó mới được bình an sống đến tận ngày nay.
Tôi vội hỏi luôn: “Thế thì, cụ nội, ông nội và người cha của lão Phó đã đi đâu? Chắc chắn công ty các cô phải biết chứ?”
Thạch Bình Nhi lắc đầu, nói: “Em nói mình không biết chắc anh sẽ không tin; nhưng sự thật là bọn em không biết họ đã đi đâu.”
Tôi nghi ngờ nhìn Thạch Bình Nhi, nhưng tôi cũng biết rằng với năng lực của cô ta thì dù dùng máy kiểm tra nói dối cũng không thể làm gì nổi cô ta. Có lẽ vì những nguyên nhân nào đó nên cô không muốn cho tôi biết, tôi cũng đành chịu vậy.
Trong nội bộ Thiên Nhai, ngoài 25 người sáng tạo và tổ chức biên soạn bộ sách ấy ra, không một ai khác đã thật sự đến tận địa điểm và những ngôi mộ cổ cất giấu báu vật; về sau này, cũng không có ai truyền lại phương pháp phiên dịch giải mã cho thế hệ sau, người ta chỉ nói phải vĩnh viễn để chúng bị chôn vùi trong lòng đất, vì triều đình nhà Thanh đã không còn nữa, thiên hạ đã trở về tay người Hán rồi. Nhưng những người kế tục Thiên Nhai lại cho rằng, những thứ đó tuy nên chôn vùi trong quên lãng nhưng những giá trị của chúng và những bí mật trong đó nên được dùng để phục vụ lợi ích con người ngày nay, cho nên họ bèn nghĩ đủ mọi cách để giải mã những địa điểm giấu báu vật mà cuốn sách đã ghi chép.
“Khoan đã. Thế thì rất kỳ lạ: sách vẫn nằm trong tay nhà họ Phó, công ty của cô dù sao cũng cần giải mã cả hai quyển thượng, quyển hạ mới phải chứ?” Tôi ngắt lời Thạch Bình Nhi.
Thạch Bình Nhi trả lời rằng, đúng là nên như thế. Nhưng 25 người ngày trước biên soạn, ai cũng tự lưu giữ phần của mình đã viết để đề phòng bất trắc; trong đó, phần tư liệu do nhà họ Thạch giữ lại, là nguyên vẹn nhất, chúng được khắc trên một tấm bình phong bằng đá mà các cụ nhà họ Thạch truyền lại. Các cụ ấy dùng phương pháp toán học đặc biệt để ghi chép lại, ghi rõ ràng cụ thể địa điểm cất giấu báu vật ở núi Thuyền Sơn, còn phương pháp để giải mã lại chính là… cách để đạt được trường sinh bất tử - tức mấy vị thuốc bắc và lá bùa. Trên thực tế, mấy vị thuốc bắc ấy là do người ta thêm vào sau này nhằm đánh lạc hướng người khác, chỉ có vị thuốc Khổ đậu thảo có liên quan đến việc giải mã. Lá bùa, chính là một tấm bản đồ, còn Khổ đậu thảo thì thể hiện thời gian.
Danh sách chương