Thạch Bình Nhi tiếp tục đi về phía trước, vừa đi vừa nhắc mọi người lấy ra một thanh huỳnh quang, khi cần thiết thì tôi và cô ấy một đi đầu một đi cuối soi đèn pin là đủ sáng, mọi người khỏi cần bật đèn pin, cứ thế đi theo là được.
Đi được một chập, Thạch Bình Nhi và tôi dùng máy thông tin để báo cho nhau biết sĩ số. Thạch Bình Nhi ở phía trước nói: “Có lẽ chỉ lát nữa chúng ta sẽ gặp tổ B.” Tôi ngạc nhiên. Tổ B đã vào rồi à? Vào bằng cách nào? Nghĩ một lát, tôi cho rằng cái động này không chỉ có một cửa vào, nếu không, tổ B sẽ vào kiểu gì? Kể từ lúc đi vào, tôi đã chú ý đến cái động này, và thỉnh thoảng nhặt vài viên đá nhét vào túi đeo. Có vẻ như đây là động thạch nhũ nhưng lại thiếu một thứ: nước. Động thạch nhũ mà lại không có nước! Tôi sờ vào vài chỗ giống thạch nhũ buông xuống, thấy khô cong, bóp hơi mạnh một chút, chúng tả ra thành cát rơi xuống. Mặt đất bên dưới những sợi thạch nhũ cũng có những vấu lồi hình nấm, tuy có đeo găng tay nhưng tôi không dám sờ vào chúng, vì không biết chúng có an toàn hay không, lỡ bị dính chất gì đó vào găng tay cũng không hay, nếu là chất ăn mòn thì lại càng đáng sợ.
Cái hang này sâu kinh khủng, đi hơn nửa giờ rồi mà vẫn chưa nhìn thấy gì, và cũng tuyệt đối không le lói một tia sáng; thỉnh thoảng có nhìn thấy chút ánh sáng thì chỉ là do các sợi thạch nhũ phản quang từ ánh đèn pin mà thôi. Lúc này Mễ Đâu bỗng kêu lên một tiếng, cả tổ đều dừng lại. Tôi nhìn thấy Mông Nhân bước đến ôm lấy Mễ Đâu, lão Phó cũng bước lại, ông Chung Sênh thì lùi một bước về phía tôi. Thạch Bình Nhi đi đầu, dùng máy thông tin hỏi tôi rằng có chuyện gì. Tôi nói không biết. Cô bảo tôi cứ chờ, cô sẽ quay lại xem sao. Tôi thấy ánh đèn pin của Thạch Bình Nhi hắt về phía sau, rồi cô dần tiếp cận. Tôi đang đứng rất gần Mông Nhân và Mễ Đâu nhưng lối đi quá hẹp, chỉ có thể một người lách qua, vì cả đoạn đường này na ná như bậc cầu thang, hai bên lại mọc đầy thạch nhũ to nhỏ các cỡ… có vẻ như Thạch Bình Nhi bước đi cũng không dễ gì.
Cô bước đến gần Mễ Đâu, hỏi có chuyện gì thế? Mễ Đâu nói chân cô giẫm phải thứ gì đó mềm mềm, hình như có lông. Lão Phó liền buông một câu: “Đưa phụ nữ đi theo làm gì? Chỉ tổ rách việc!” Vừa dứt lời thì Mông Nhân “hừm…” một tiếng rõ to, lão Phó nín lặng. Thạch Bình Nhi bảo mọi người hãy lùi lại, đứng ở chỗ hơi rộng một chút, để cho tôi đi lên.
Mọi người lùi về chỗ bắt đầu vào đoạn đường này, tôi từ từ bước lên, đi đến chỗ Thạch Bình Nhi đang đứng. Cô chỉ tay xuống bên dưới. Tôi nhìn xuống, thấy mặt đất có một chiếc găng tay rất dày. Tôi nhặt chiếc găng tay lên, nói với Thạch Bình Nhi: “Găng của ai thế? Cô đánh rơi à?”
Thạch Bình Nhi cầm chiếc găng tay ấy huơ lên trước mặt tôi, nói: “Tôi không đánh rơi. Nó cũng không phải găng tay của chúng ta đánh rơi.” Tôi bỗng ngẩn ra, ngẫm nghĩ rồi nói: “Chắc là của tổ B đánh rơi cũng nên?”
Thạch Bình Nhi gật đầu, rồi nhìn về phía sau tôi, khẽ nói: “Có một điều này tôi buộc phải nói với anh: dù sao chúng ta cũng vào đây rồi… nhưng anh phải hứa là không nói lại với người khác… Khoan đã, để tôi bảo họ cứ đứng nguyên tại chỗ nghỉ một lúc, anh cứ đi lên phía trước đợi tôi, rồi tôi sẽ nói cho anh biết, kẻo đứng đây nói thì họ sẽ nghe thấy.”
Nói rồi Thạch Bình Nhi đi về phía mọi người đang đứng, còn tôi thì từ từ đi lên phía trước, chỗ lúc nãy Thạch Bình Nhi dừng lại. Vừa đi tôi vừa chú ý mặt đất, nhận ra mặt đất ở đây rất khác thường, lúc thì là bùn, lúc thì là đất cục, rồi lại toàn cát là cát. Đi một chập, có lẽ đã đến vị trí cần thiết, tôi bỗng phát hiện ra phía trước có những dấu chân nhưng hoàn toàn không phải dấu chân của chúng tôi. Vì chúng tôi đều đi giày leo núi cùng một kiểu, khi bước trên đất mềm thì luôn để lại hai cái lỗ khá sâu trên mặt đất chứ không giống như các dấu chân phía trước luôn kéo dài ra, đế giày của chúng tôi cũng không có hoa văn. Dấu chân này rất sâu, chứng tỏ chủ nhân của nó có trọng lượng rất nặng hoặc là phải đeo vác những vật nặng.
Tôi đang mải nhìn thì bỗng có một bàn tay vỗ mạnh vào tôi, tôi giật mình, run bần bật suýt nữa thì quỳ sụp xuống. Giọng Thạch Bình Nhi: “Nói anh là gã nhát như cáy, anh còn không chịu công nhận kia đấy!”
Cô ngoảnh nhìn lại phía sau, rồi nói: “Anh đã nhìn thấy dấu chân ấy rồi à?” Tôi gật đầu. Cô nói tiếp: “Dấu chân ấy không hẳn là do tổ B để lại. Anh chú ý nhìn bên cạnh dấu chân ấy mà xem.” Tôi nhìn vào chỗ Thạch Bình Nhi chiếu đèn pin. Bên cạnh một dấu chân ở giữa, còn có một chuỗi dấu chân khác, giống như những dấu giày của tổ chúng tôi. Thạch Bình Nhi nói đó mới là dấu chân do tổ B để lại.
Cô mím môi nhìn tôi, định nói gì đó nhưng rồi lại thôi. Thấy vậy, tôi định giẫm lên, bước qua. Một lát sau Thạch Bình Nhi mới nói, câu nói của cô khiến tôi suýt ngã phệt xuống đất vì quá bất ngờ.
“Tổ B đã vào đây… từ ba năm trước.” Cô nói.
Tôi chưa kịp mở miệng hỏi thì Thạch Bình Nhi đã nói tiếp: “Nói cách khác, họ là tổ A, chúng ta mới là tổ B. Chúng ta là nhóm người thứ hai vào đây, họ là nhóm người thứ nhất.”
Tôi lắc đầu, không hiểu. Thạch Bình Nhi bảo tôi ngồi xuống, tựa lưng vào đám thạch nhũ, cô nói thật nhỏ vì không muốn các vị kia nghe thấy. Nhóm người đã vào động này, do công ty Mục Lâm chuẩn bị từ 5 năm trước đây, khi mọi công tác chuẩn bị đã hoàn tất thì cách đây 3 năm, tổ chức cho họ vào bằng cách dùng thuốc nổ để mở cửa vào động, chứ không chờ cửa hang cứ 30 năm một lần tự mở.
Tổ B gồm bốn người, một người trong đó là của tập đoàn Mục Lâm, người ấy là chị gái của Thạch Bình Nhi tên là Thạch Mai. Trong ba người kia có một người đến từ Thái Lan, là trợ giảng cho giáo sư tại một trường đại học lớn, và cũng là nhà tổ chức của Tổ chức thám hiểm tìm báu vật có tên là “Bayca”. Hai người còn lại, một người đến từ Hàn quốc, một người đến từ Cam-pu-chia. Phụ thân của người Hàn quốc này năm 1985 từng đi cùng một người Anh tên là Michel Hartcher trục vớt một con tàu chìm dưới biển phía nam Trung Quốc, và kiếm được một khoản tiền kếch xù. Sự kiện này khiến giới khảo cổ Trung Quốc quan tâm và bắt đầu chú ý đến công tác khảo cổ dưới biển, rồi năm 1987 họ phát hiện ra con tàu chìm mang tên “Nam Hải -1” nổi tiếng. Về người đến từ Cam-pu-chia, nghe nói đã có tuổi, cũng là thành viên của tổ chức thám hiểm Bayca, vốn là một quân nhân phục viên - nói cách khác, ông ta là “lính đánh thuê” cho chuyến thám hiểm ấy.
Tốp bốn người do Thạch Mai dẫn đầu tiến vào động, và chưa đầy 24 giờ sau đã hoàn toàn mất liên lạc với thế giới bên ngoài. Nửa tháng sau, tập đoàn Mục Lâm nhận định rằng tốp người này đã bỏ mạng, nhưng lãnh đạo cao nhất của Mục Lâm vẫn không từ bỏ quyết tâm khám phá động Tỵ Vân. Hành động khám phá động Tỵ Vân của họ vốn không được nhà nước cho phép, họ luôn phải tiến hành một cách bí mật. Lãnh đạo tập đoàn Mục Lâm dự định 5 năm sau mới tổ chức tiến vào động, nhưng cũng trong thời kỳ này họ phát hiện ra rằng cứ 30 năm một lần cửa động sẽ tự mở, và hiện tượng tự mở cửa lần này xảy ra trong năm nay. Họ bèn chuẩn bị tổ chức đội ngũ để tiến vào động. Đương nhiên, đội ngũ ấy không phải những người hiện giờ. Nhưng, vì xảy ra một sự việc đột xuất, họ phải cho giải tán đội ngũ ấy, rồi lại tập hợp một đội ngũ mới, chính là những người không chuyên nghiệp chúng tôi hiện giờ.
Đi được một chập, Thạch Bình Nhi và tôi dùng máy thông tin để báo cho nhau biết sĩ số. Thạch Bình Nhi ở phía trước nói: “Có lẽ chỉ lát nữa chúng ta sẽ gặp tổ B.” Tôi ngạc nhiên. Tổ B đã vào rồi à? Vào bằng cách nào? Nghĩ một lát, tôi cho rằng cái động này không chỉ có một cửa vào, nếu không, tổ B sẽ vào kiểu gì? Kể từ lúc đi vào, tôi đã chú ý đến cái động này, và thỉnh thoảng nhặt vài viên đá nhét vào túi đeo. Có vẻ như đây là động thạch nhũ nhưng lại thiếu một thứ: nước. Động thạch nhũ mà lại không có nước! Tôi sờ vào vài chỗ giống thạch nhũ buông xuống, thấy khô cong, bóp hơi mạnh một chút, chúng tả ra thành cát rơi xuống. Mặt đất bên dưới những sợi thạch nhũ cũng có những vấu lồi hình nấm, tuy có đeo găng tay nhưng tôi không dám sờ vào chúng, vì không biết chúng có an toàn hay không, lỡ bị dính chất gì đó vào găng tay cũng không hay, nếu là chất ăn mòn thì lại càng đáng sợ.
Cái hang này sâu kinh khủng, đi hơn nửa giờ rồi mà vẫn chưa nhìn thấy gì, và cũng tuyệt đối không le lói một tia sáng; thỉnh thoảng có nhìn thấy chút ánh sáng thì chỉ là do các sợi thạch nhũ phản quang từ ánh đèn pin mà thôi. Lúc này Mễ Đâu bỗng kêu lên một tiếng, cả tổ đều dừng lại. Tôi nhìn thấy Mông Nhân bước đến ôm lấy Mễ Đâu, lão Phó cũng bước lại, ông Chung Sênh thì lùi một bước về phía tôi. Thạch Bình Nhi đi đầu, dùng máy thông tin hỏi tôi rằng có chuyện gì. Tôi nói không biết. Cô bảo tôi cứ chờ, cô sẽ quay lại xem sao. Tôi thấy ánh đèn pin của Thạch Bình Nhi hắt về phía sau, rồi cô dần tiếp cận. Tôi đang đứng rất gần Mông Nhân và Mễ Đâu nhưng lối đi quá hẹp, chỉ có thể một người lách qua, vì cả đoạn đường này na ná như bậc cầu thang, hai bên lại mọc đầy thạch nhũ to nhỏ các cỡ… có vẻ như Thạch Bình Nhi bước đi cũng không dễ gì.
Cô bước đến gần Mễ Đâu, hỏi có chuyện gì thế? Mễ Đâu nói chân cô giẫm phải thứ gì đó mềm mềm, hình như có lông. Lão Phó liền buông một câu: “Đưa phụ nữ đi theo làm gì? Chỉ tổ rách việc!” Vừa dứt lời thì Mông Nhân “hừm…” một tiếng rõ to, lão Phó nín lặng. Thạch Bình Nhi bảo mọi người hãy lùi lại, đứng ở chỗ hơi rộng một chút, để cho tôi đi lên.
Mọi người lùi về chỗ bắt đầu vào đoạn đường này, tôi từ từ bước lên, đi đến chỗ Thạch Bình Nhi đang đứng. Cô chỉ tay xuống bên dưới. Tôi nhìn xuống, thấy mặt đất có một chiếc găng tay rất dày. Tôi nhặt chiếc găng tay lên, nói với Thạch Bình Nhi: “Găng của ai thế? Cô đánh rơi à?”
Thạch Bình Nhi cầm chiếc găng tay ấy huơ lên trước mặt tôi, nói: “Tôi không đánh rơi. Nó cũng không phải găng tay của chúng ta đánh rơi.” Tôi bỗng ngẩn ra, ngẫm nghĩ rồi nói: “Chắc là của tổ B đánh rơi cũng nên?”
Thạch Bình Nhi gật đầu, rồi nhìn về phía sau tôi, khẽ nói: “Có một điều này tôi buộc phải nói với anh: dù sao chúng ta cũng vào đây rồi… nhưng anh phải hứa là không nói lại với người khác… Khoan đã, để tôi bảo họ cứ đứng nguyên tại chỗ nghỉ một lúc, anh cứ đi lên phía trước đợi tôi, rồi tôi sẽ nói cho anh biết, kẻo đứng đây nói thì họ sẽ nghe thấy.”
Nói rồi Thạch Bình Nhi đi về phía mọi người đang đứng, còn tôi thì từ từ đi lên phía trước, chỗ lúc nãy Thạch Bình Nhi dừng lại. Vừa đi tôi vừa chú ý mặt đất, nhận ra mặt đất ở đây rất khác thường, lúc thì là bùn, lúc thì là đất cục, rồi lại toàn cát là cát. Đi một chập, có lẽ đã đến vị trí cần thiết, tôi bỗng phát hiện ra phía trước có những dấu chân nhưng hoàn toàn không phải dấu chân của chúng tôi. Vì chúng tôi đều đi giày leo núi cùng một kiểu, khi bước trên đất mềm thì luôn để lại hai cái lỗ khá sâu trên mặt đất chứ không giống như các dấu chân phía trước luôn kéo dài ra, đế giày của chúng tôi cũng không có hoa văn. Dấu chân này rất sâu, chứng tỏ chủ nhân của nó có trọng lượng rất nặng hoặc là phải đeo vác những vật nặng.
Tôi đang mải nhìn thì bỗng có một bàn tay vỗ mạnh vào tôi, tôi giật mình, run bần bật suýt nữa thì quỳ sụp xuống. Giọng Thạch Bình Nhi: “Nói anh là gã nhát như cáy, anh còn không chịu công nhận kia đấy!”
Cô ngoảnh nhìn lại phía sau, rồi nói: “Anh đã nhìn thấy dấu chân ấy rồi à?” Tôi gật đầu. Cô nói tiếp: “Dấu chân ấy không hẳn là do tổ B để lại. Anh chú ý nhìn bên cạnh dấu chân ấy mà xem.” Tôi nhìn vào chỗ Thạch Bình Nhi chiếu đèn pin. Bên cạnh một dấu chân ở giữa, còn có một chuỗi dấu chân khác, giống như những dấu giày của tổ chúng tôi. Thạch Bình Nhi nói đó mới là dấu chân do tổ B để lại.
Cô mím môi nhìn tôi, định nói gì đó nhưng rồi lại thôi. Thấy vậy, tôi định giẫm lên, bước qua. Một lát sau Thạch Bình Nhi mới nói, câu nói của cô khiến tôi suýt ngã phệt xuống đất vì quá bất ngờ.
“Tổ B đã vào đây… từ ba năm trước.” Cô nói.
Tôi chưa kịp mở miệng hỏi thì Thạch Bình Nhi đã nói tiếp: “Nói cách khác, họ là tổ A, chúng ta mới là tổ B. Chúng ta là nhóm người thứ hai vào đây, họ là nhóm người thứ nhất.”
Tôi lắc đầu, không hiểu. Thạch Bình Nhi bảo tôi ngồi xuống, tựa lưng vào đám thạch nhũ, cô nói thật nhỏ vì không muốn các vị kia nghe thấy. Nhóm người đã vào động này, do công ty Mục Lâm chuẩn bị từ 5 năm trước đây, khi mọi công tác chuẩn bị đã hoàn tất thì cách đây 3 năm, tổ chức cho họ vào bằng cách dùng thuốc nổ để mở cửa vào động, chứ không chờ cửa hang cứ 30 năm một lần tự mở.
Tổ B gồm bốn người, một người trong đó là của tập đoàn Mục Lâm, người ấy là chị gái của Thạch Bình Nhi tên là Thạch Mai. Trong ba người kia có một người đến từ Thái Lan, là trợ giảng cho giáo sư tại một trường đại học lớn, và cũng là nhà tổ chức của Tổ chức thám hiểm tìm báu vật có tên là “Bayca”. Hai người còn lại, một người đến từ Hàn quốc, một người đến từ Cam-pu-chia. Phụ thân của người Hàn quốc này năm 1985 từng đi cùng một người Anh tên là Michel Hartcher trục vớt một con tàu chìm dưới biển phía nam Trung Quốc, và kiếm được một khoản tiền kếch xù. Sự kiện này khiến giới khảo cổ Trung Quốc quan tâm và bắt đầu chú ý đến công tác khảo cổ dưới biển, rồi năm 1987 họ phát hiện ra con tàu chìm mang tên “Nam Hải -1” nổi tiếng. Về người đến từ Cam-pu-chia, nghe nói đã có tuổi, cũng là thành viên của tổ chức thám hiểm Bayca, vốn là một quân nhân phục viên - nói cách khác, ông ta là “lính đánh thuê” cho chuyến thám hiểm ấy.
Tốp bốn người do Thạch Mai dẫn đầu tiến vào động, và chưa đầy 24 giờ sau đã hoàn toàn mất liên lạc với thế giới bên ngoài. Nửa tháng sau, tập đoàn Mục Lâm nhận định rằng tốp người này đã bỏ mạng, nhưng lãnh đạo cao nhất của Mục Lâm vẫn không từ bỏ quyết tâm khám phá động Tỵ Vân. Hành động khám phá động Tỵ Vân của họ vốn không được nhà nước cho phép, họ luôn phải tiến hành một cách bí mật. Lãnh đạo tập đoàn Mục Lâm dự định 5 năm sau mới tổ chức tiến vào động, nhưng cũng trong thời kỳ này họ phát hiện ra rằng cứ 30 năm một lần cửa động sẽ tự mở, và hiện tượng tự mở cửa lần này xảy ra trong năm nay. Họ bèn chuẩn bị tổ chức đội ngũ để tiến vào động. Đương nhiên, đội ngũ ấy không phải những người hiện giờ. Nhưng, vì xảy ra một sự việc đột xuất, họ phải cho giải tán đội ngũ ấy, rồi lại tập hợp một đội ngũ mới, chính là những người không chuyên nghiệp chúng tôi hiện giờ.
Danh sách chương