Bữa cơm chiều, Đậu Hoàn bước vào phòng ăn. Cô ta cũng biết mình chẳng ra gì, rất không biết điều, đôi giày hoa bước trên sàn gỗ cũ kĩ, cô cười toe toét: “Có súp kia à!”
Các cô bé nhìn ả, họ tin rằng ánh mắt ấy có thể ngăn chặn con người mặt dày nhất trên đời. Nhưng không được.
“Chúng tôi chỉ có hai cái bánh bao, hay thật.”
Chẳng ai thèm chấp. George Trần đã làm hai thỏi bánh, mười sáu học sinh, hai linh mục và người giúp việc mới được hai thỏi. Được voi đòi tiên, cô ta tưởng đến đây làm khách chắc? “Các người ngày nào cũng ăn bánh bao quen rồi hả? Tôi ăn bánh ta chứ không ăn bánh Tây.” Đậu Hoàn nghiêng thùng súp đặt trên bàn về phía mình và ngó vào, thùng gần như trơ đáy, chỉ còn mấy lá rau cải nấu vàng và mấy sợi mì trương. Đậu Hoàn tiếp tục dày mặt vớ lấy cái muôi đồng, cái muôi có cán thẳng góc, muốn múc phải biết cách, tựa như múc nước giếng, lên xuống thẳng đứng. Múc như cô ta thì lần nào cũng đổ lại thùng. Đám nữ sinh coi như không có cô ta. Họ thản nhiên ngồi ăn.
“Ai giúp tôi nào?” Ả mặt dày giơ ra cái lúm đồng tiền.
Một cô bé nói: “Ai đi gọi linh mục Fabbi Atonado giùm.”
“Gọi rồi.” Một cô trả lời.
Hết cách, ả trề môi: “Chẳng giúp thì thôi.” Rồi kiễng chân nâng cái muôi lên nhưng tay ngắn, giơ quá đỉnh đầu mà cái muôi vẫn chưa lên đến mép thùng. Ả lại chữa ngượng: “Bàn cao quá.”
“Quả bí xanh chê bàn cao là đúng rồi.” Không biết ai nói xen vào.
“Có mày là quả bí xanh!” Đậu Hoàn không chịu nổi nữa, buông cả muôi rơi tõm vào trong thùng “choang” một cái như tiếng chiêng mở màn kịch.
“Quả bí thối!” Một cô bé nói.
Đậu Hoàn trợn mắt: “Có giỏi ra đây chửi!”
Các cô gái không muốn “giỏi”, để ý đến đứa mất dạy này coi như đề cao nó, cho nên các cô gái im lặng, lại tiếp tục ăn. Nhưng Đậu Hoàn vừa ra đến cửa lại có người nói: “Quả bí thối tháng sáu.”
Câu nói đó là của Từ Tiểu Ngu;
“Thối đến hạt cũng thối.” Sô-phi nói.
Đậu Hoàn quay lại, nhanh như cắt hất bát súp vào Sô-phi. Đậu Hoàn chẳng to hơn cô bé này bao nhiêu, dốt nát lại non dạ, chỉ có cơ thể sớm đẫy đà thôi. Các cô bé buồn bực tức tối đã lâu lúc này mới có dịp xả ra, lập tức lao về phía Đậu Hoàn. Một cô đóng sập cửa phòng ăn, tì lưng vào. Đậu Hoàn lúc đầu chỉ phá quấy bây giờ biến thành thù địch của các cô bé. Cửa đã bị chặn lại nhưng những câu chửi tục tằn của Đậu Hoàn không chặn được, từ rất xa Fabbi đã nghe thấy. George Trần sợ anh ta đến chậm bèn nói: “Chúng nó đánh nhau một lúc lâu rồi, chỉ sợ làm sao rồi đó!”
Mà đúng thật, cửa mở ra, mặt Đậu Hoàn be bét máu, một nắm tóc bị giật đi. Tay cô ta sờ lên mảng trụi bằng đồng xu ánh nến chiếu vào trắng nhởn. George Trần vội chạy đến nâng dậy, cô ta hất tay ra tự bò dậy nói cứng: “Mấy cái chổi phất trần đã bị gãy trên người mẹ chúng mày rồi, tao thèm sợ mấy cái đám trẻ con chúng mày à? Mười mấy đứa đánh một, đồ hèn!”
Các cô bé bị xúc phạm mặt tái đi, nước mắt lưng tròng. Mười mấy cô khăng khăng nói Đậu Hoàn mở mồm trước, ra tay trước. Các cô bị tổn thương đến thế nào? Những câu nói bẩn thỉu đầy dòi bọ chui vào lỗ tai sạch sẽ của các cô, những chuyện nhơ nhuốc giữa đàn ông và đàn bà chưa nghe thấy bao giờ, con này phơi bày hết ra.
Fabbi bảo George Trần đưa Đậu Hoàn về hầm. Lát sau George Trần quay lại bảo Fabbi, tiểu thư Triệu Ngọc Mặc muốn gặp phó linh mục. Fabbi nói: “Không gặp gỡ gì cả!” Anh giật mình vì chính cái giọng thô lỗ của mình. Hơn nữa George Trần cũng kinh hoàng trước bộ mặt như tấm gương phản chiếu sự bực bội và khó chịu của Fabbi. Phó linh mục lập tức quay người đi đến chỗ linh mục Engman, anh đi thoăn thoắt, nghĩ bụng: Hừm, cái cô Triệu Ngọc Mặc này tưởng dùng cặp mắt sai khiến được ta chắc? Ta đã làm gì để rơi vào bàn tay cô ta nào? Muốn gặp ta là gặp được ư?… Phải tìm cách tống khứ mụ này đi, kiên quyết thỉnh nguyện với linh mục Engman, nhét tất cả bọn chúng vào khu an toàn, không nhét được cũng nhét, bọn Nhật ngày nào cũng đến khu an toàn lùng gái, cho bọn Nhật lôi đi là xong!… Liệu có xong không?
Fabbi bỗng bước chậm lại, anh nhận ra rằng mình chẳng đến nỗi cứng rắn lắm.
Khi Fabbi Atonado lên sáu, trên đường đi truyền giáo, bố mẹ Fabbi Atonado chết cùng một lúc vì bệnh dịch. Chữ “mẹ” đối với cậu thực ra là bà vú, gọi là bà nhưng chỉ hơn mẹ mấy tuổi, bà đã chăm ẵm cậu bé từ khi Fabbi mới ra đời. Bầu vú nhão mềm của bà là chốn nương thân ấm áp tuổi ấu thơ của cậu, được nép mình vào đó là cậu ngủ ngon lành. Sau khi bố mẹ chết, người bà thật sự của anh đến Trung Quốc.
Bà ngoại mặc đồ đen, người cao to, tóc quăn, cậu bé nấp sau bà vú Trung Quốc, không làm sao bảo cậu chào bà ngoại của mình được. Bà đến để đưa cậu đi Mỹ, một ông giáo làng khó khăn lắm mới phiên dịch nổi cho hai bà cháu như thế, Fabbi nghe tin dữ co cẳng chạy biến.
Đang mùa gặt, khắp đồng đâu đâu cũng có những đống rơm để trốn. Đêm đến Fabbi lẻn về ngôi nhà tranh của bà vú lấy mấy thứ đồ ăn bà phơi dưới mái hiên đem về lều rơm của mình. Mười hai con vịt của bà đẻ trứng ở đâu cậu cũng biết. Trước khi bà ra bờ sông thu trứng thì cậu đã nhặt trước hút sống rồi. Khi phát hiện ra đồ vật liên tục bị mất, bà biết ngay là do trộm nhà, thế là bà có cách, bà quả phụ muốn giữ Fabbi đâu phải không có tính toán cho mình?
Bà ngoại của Fabbi thanh lý di sản của con gái và con rể, bán đi những đồ đạc và quần áo có thể bán được. Chờ Fabbi nửa tháng trời thành công cốc, cuối cùng bà chịu không nổi đồ ăn thức uống, chỗ ở, nhà xí và ruồi muỗi vùng nhà quê Giang Bắc Trung Quốc, bà bỏ kế hoạch đón cháu ngoại về nước. Bà nói với tộc trưởng bà vú rằng, một khi tìm thấy Fabbi, nhất định xin ông giáo viên viết thư bằng tiếng Anh cho bà để bà lại đến đón cháu.
Nhưng bà ngoại Fabbi chẳng bao giờ nhận được bức thư nào từ vùng quê Giang Bắc Trung Quốc. Khi lớn lên, đã có lần anh hối hận về sự lêu lổng của mình hồi bé, đó là khi anh được linh mục Engman nhận là học sinh của Viện Thần học. Sau khi bà ngoại trở về nước, Fabbi theo bà vú đến ở nhà người quen của bà, người này là bạn của bố mẹ cậu và cũng chính là người giới thiệu cho bố mẹ cậu nhận bà vú làm người giúp việc. Từ khi đưa Fabbi đến nhà ông này thì bà vú cũng làm luôn việc giặt giũ quét dọn ở đây. Fabbi cũng ăn cùng ở với các cậu ấm nhà này. Năm mười bảy tuổi, Fabbi tốt nghiệp trung học trường giáo hội Dương Châu, đúng vào khi linh mục Engman đến trường giảng dạy, linh mục rất chú ý đến thiếu gia Trung Quốc mang gương mặt người phương Tây, ông chủ động gặp và nói chuyện với anh. Khi Engman mỉm cười từ trên bục giảng bước xuống đi về phía mình, anh mới hiểu được nỗi cô đơn của chàng trai mười bảy tuổi, anh không thể nào là người Trung Quốc được. Phong thái đĩnh đạc nhã nhặn cùng tri thức và tài diễn đạt của linh mục Engman trong một giờ đã thu phục chàng Fabbi trẻ tuổi, khi đó anh mới ngộ ra rằng chưa bao giờ mình chịu làm người Trung Quốc. Anh hiểu rằng linh mục Engman thân thiết với anh cũng vì anh là người phương Tây, linh mục ngầm cho anh hiểu rằng để anh sống chung với người Trung Quốc, tiếp tục làm người Trung Quốc là đầy đọa anh. Engman và Fabbi nói chuyện với nhau trông như hai con lạc đà đứng giữa bầy ngựa, lại tâm đầu ý hợp như người cũ gặp nhau.
Khi linh mục rời Dương Châu quay về Nam Kinh, người xách hành lý cho ông chính là Fabbi Atonado.
Sau khi tốt nghiệp học viện Thần học, Fabbi được linh mục kiêm giáo sư Engman xin cho học bổng đi Mỹ học thêm ba năm. Anh tìm thấy toàn bộ gia tộc tại Mỹ, lớn bé già trẻ đông đúc. Goerge gặp họ hàng căng thẳng quá, anh gãi muốn rách cả da đầu như có cả tổ kiến lửa trên đó. Anh phát hiện ra rằng mình cũng chẳng làm nổi người Mỹ, hàn huyên với người thân ở Mỹ là một Fabbi giả nào đó còn Fabbi thật là ở trong lòng, anh đếm từng giây từng phút mong sao cuộc hội ngộ họ hàng có tính lịch sử này mau mau chấm dứt.
Anh nhè nhẹ gõ cửa nhà linh mục Engman, linh mục mời anh vào. Ông giữ trọn vẹn quan hệ với Fabbi như lần gặp đầu tiên, không hề thân thiết hơn một chút nào. Nếu bạn ở cạnh nhà ông thì lần đầu gặp, ông sẽ nói: “Rất vui được gặp ông!”, nhưng suốt mười năm sau đó, ông vẫn “rất vui được gặp ông!”. Ông có thể khiến cho người quen biết cảm thấy khô khan, sự thân thiết không hơn lên cũng chẳng chết đi.
“Có việc gì không, Fabbi?” Linh mục mời ngồi không khách sáo như mọi khi.
Fabbi đến để trình báo về cuộc đánh lộn giữa các nữ sinh với Đậu Hoàn và thúc giục ông đưa đám gái điếm đến khu an toàn. Nhưng bước chân vào phòng khách của Engman anh mới cảm thấy trong lòng vị linh mục đang đầy ắp những âu lo, nói câu chuyện đó sẽ là hấp tấp, không đúng lúc.
Linh mục đang nghe radio nước ngoài đưa tin về tình hình Nam Kinh, ông nhìn Antonado rảo bước đi đến rồi lại quay lại chiếc radio. Fabbi cùng ông nghe bản tin đầy những tạp âm xào xạo. Anh đưa mắt nhìn những khung ảnh đã được gỡ xuống xếp lại để phòng bom làm hỏng vỡ, nhìn bức tường trống trơn, anh vẫn nhớ như in vị trí và nội dung từng bức tranh vì mấy chục năm nay linh mục Engman không hề thay đổi hay dịch chuyển chúng. Trong cái khung hình bầu dục là ảnh của mẹ ông. Lúc đầu tấm ảnh rất nhỏ được gắn ở mặt sau chiếc đồng hồ bỏ túi mà người cha của ông để lại. Bức ảnh được phóng to và sửa sang vừa là tác phẩm nghệ thuật vừa là tác phẩm khoa học.
Phía trái bên dưới là bức ảnh toàn thân Engman thời trẻ chụp kỷ niệm ngày tốt nghiệp; bên phải là ảnh Giáo hoàng tiếp kiến Engman.
Linh mục Engman nói như nói với chính mình: “Có vẻ là thật rồi – họ đang bí mật tàn sát lính Trung Quốc. Tiếng súng vừa rồi là ở trường bắn bờ sông. Ngay cả phóng viên Nhật và phóng viên Đức cũng kinh hoàng trước tin này.”
Năm giờ sáng nay, tiếng súng rộ lên phía bờ sông. Tiếng súng máy dồn dập. Khi đó Engman còn ngờ rằng quân đội Trung Quốc đang chống cự. Nhưng người phụ trách khu an toàn nói với ông, tất cả lính Trung Quốc không kịp rút lui đều bị bắt. Kết hợp tin nghe được trên radio và tiếng súng sáng nay, Engman nói với Fabbi: “Nhật Bản không đếm xỉa đến luật quốc tế về tù binh, thách thức văn minh và nhân đạo? Anh có tin được không? Đây có phải người Nhật mà tôi được biết hay không?”
Fabbi nói: “Phải tìm cách kiếm lương thực và nước. Nếu không ngày mai là hết nước ăn rồi.”
Engman hiểu ý Fabbi: Lúc đầu tưởng rằng nội trong ba ngày, quân chiếm đóng sẽ ngừng chém giết, buông lưỡi gươm đao phủ xuống, tiếp nhận thành phố mà chúng đã thỏa sức chém giết. Giờ đây không những không hề có mảy may dấu hiệu của sự vãn hồi trật tự mà giết chóc đã trở thành thói quen, chẳng biết bao giờ mới ngừng lại. Fabbi còn có ý rằng, sự gia ân của linh mục đối với mười mấy mụ gái điếm, để cho họ lấy đi đồ ăn thức uống của nữ sinh, nay sắp đến lúc mọi người đều chịu chung hậu quả.
Linh mục nói: “Ngày mai tôi sẽ đi khu an toàn kiếm chút lương thực, cho dù là ít khoai tây, khoai lang, cũng tạm qua được hai ngày, không thể để bọn trẻ đói được.”
“Sau hai ngày thì sao? Còn nước nữa, làm thế nào?”
“Bây giờ chỉ tính được bằng giờ! Sống giờ nào hay giờ ấy!”
Fabbi nghe ra Engman sắp nổi nóng. Ông đã nhiều lần bảo Fabbi, ông muốn Fabbi khắc phục kiểu “tấn công tiêu cực”, tranh luận phải sáng sủa, phê phán phải thẳng thắn thoải mái như đại đa số người Mỹ. Kiểu “tấn công tiêu cực” như Fabbi là kiểu Trung Quốc, ông rất ghét.
Engman nói: “Về chuyện nước, anh có đề nghị gì thẳng thắn có tính xây dựng không?”
“Ngọc Mặc nói, khi chạy đến đây, họ có qua một cái hồ, tôi rất thuộc Nam Kinh mà không nhớ rằng gần đây có hồ, nhưng cô ta bảo cô ta nhìn thấy, tôi nghĩ bảo A Cố đi xem thử trước khi trời sáng.”
“Được, anh như vậy là rất tốt. Anh thấy chưa, có cách rồi đó.” Engman thưởng cho Fabbi một nụ cười, khác hẳn nụ cười thường thấy ở ông, luôn luôn lịch sự, thiếu sức nóng.
Fabbi rạo rực cả người, theo ông từng ấy năm, vậy mà chỉ trong mười phút anh được thấy ông giận dữ và nụ cười thật bụng. Xem ra có vẻ như sự xa lạ giữa hai người hàng xóm từng được giữ gìn cẩn thận nhiều năm đã bị xóa tan.
Linh mục Engman nói: “Gọi bọn trẻ đến sảnh lớn.”
Fabbi nói: “Chắc là chúng ngủ cả rồi.”
“Đi gọi đi.”
Các cô bé nhìn ả, họ tin rằng ánh mắt ấy có thể ngăn chặn con người mặt dày nhất trên đời. Nhưng không được.
“Chúng tôi chỉ có hai cái bánh bao, hay thật.”
Chẳng ai thèm chấp. George Trần đã làm hai thỏi bánh, mười sáu học sinh, hai linh mục và người giúp việc mới được hai thỏi. Được voi đòi tiên, cô ta tưởng đến đây làm khách chắc? “Các người ngày nào cũng ăn bánh bao quen rồi hả? Tôi ăn bánh ta chứ không ăn bánh Tây.” Đậu Hoàn nghiêng thùng súp đặt trên bàn về phía mình và ngó vào, thùng gần như trơ đáy, chỉ còn mấy lá rau cải nấu vàng và mấy sợi mì trương. Đậu Hoàn tiếp tục dày mặt vớ lấy cái muôi đồng, cái muôi có cán thẳng góc, muốn múc phải biết cách, tựa như múc nước giếng, lên xuống thẳng đứng. Múc như cô ta thì lần nào cũng đổ lại thùng. Đám nữ sinh coi như không có cô ta. Họ thản nhiên ngồi ăn.
“Ai giúp tôi nào?” Ả mặt dày giơ ra cái lúm đồng tiền.
Một cô bé nói: “Ai đi gọi linh mục Fabbi Atonado giùm.”
“Gọi rồi.” Một cô trả lời.
Hết cách, ả trề môi: “Chẳng giúp thì thôi.” Rồi kiễng chân nâng cái muôi lên nhưng tay ngắn, giơ quá đỉnh đầu mà cái muôi vẫn chưa lên đến mép thùng. Ả lại chữa ngượng: “Bàn cao quá.”
“Quả bí xanh chê bàn cao là đúng rồi.” Không biết ai nói xen vào.
“Có mày là quả bí xanh!” Đậu Hoàn không chịu nổi nữa, buông cả muôi rơi tõm vào trong thùng “choang” một cái như tiếng chiêng mở màn kịch.
“Quả bí thối!” Một cô bé nói.
Đậu Hoàn trợn mắt: “Có giỏi ra đây chửi!”
Các cô gái không muốn “giỏi”, để ý đến đứa mất dạy này coi như đề cao nó, cho nên các cô gái im lặng, lại tiếp tục ăn. Nhưng Đậu Hoàn vừa ra đến cửa lại có người nói: “Quả bí thối tháng sáu.”
Câu nói đó là của Từ Tiểu Ngu;
“Thối đến hạt cũng thối.” Sô-phi nói.
Đậu Hoàn quay lại, nhanh như cắt hất bát súp vào Sô-phi. Đậu Hoàn chẳng to hơn cô bé này bao nhiêu, dốt nát lại non dạ, chỉ có cơ thể sớm đẫy đà thôi. Các cô bé buồn bực tức tối đã lâu lúc này mới có dịp xả ra, lập tức lao về phía Đậu Hoàn. Một cô đóng sập cửa phòng ăn, tì lưng vào. Đậu Hoàn lúc đầu chỉ phá quấy bây giờ biến thành thù địch của các cô bé. Cửa đã bị chặn lại nhưng những câu chửi tục tằn của Đậu Hoàn không chặn được, từ rất xa Fabbi đã nghe thấy. George Trần sợ anh ta đến chậm bèn nói: “Chúng nó đánh nhau một lúc lâu rồi, chỉ sợ làm sao rồi đó!”
Mà đúng thật, cửa mở ra, mặt Đậu Hoàn be bét máu, một nắm tóc bị giật đi. Tay cô ta sờ lên mảng trụi bằng đồng xu ánh nến chiếu vào trắng nhởn. George Trần vội chạy đến nâng dậy, cô ta hất tay ra tự bò dậy nói cứng: “Mấy cái chổi phất trần đã bị gãy trên người mẹ chúng mày rồi, tao thèm sợ mấy cái đám trẻ con chúng mày à? Mười mấy đứa đánh một, đồ hèn!”
Các cô bé bị xúc phạm mặt tái đi, nước mắt lưng tròng. Mười mấy cô khăng khăng nói Đậu Hoàn mở mồm trước, ra tay trước. Các cô bị tổn thương đến thế nào? Những câu nói bẩn thỉu đầy dòi bọ chui vào lỗ tai sạch sẽ của các cô, những chuyện nhơ nhuốc giữa đàn ông và đàn bà chưa nghe thấy bao giờ, con này phơi bày hết ra.
Fabbi bảo George Trần đưa Đậu Hoàn về hầm. Lát sau George Trần quay lại bảo Fabbi, tiểu thư Triệu Ngọc Mặc muốn gặp phó linh mục. Fabbi nói: “Không gặp gỡ gì cả!” Anh giật mình vì chính cái giọng thô lỗ của mình. Hơn nữa George Trần cũng kinh hoàng trước bộ mặt như tấm gương phản chiếu sự bực bội và khó chịu của Fabbi. Phó linh mục lập tức quay người đi đến chỗ linh mục Engman, anh đi thoăn thoắt, nghĩ bụng: Hừm, cái cô Triệu Ngọc Mặc này tưởng dùng cặp mắt sai khiến được ta chắc? Ta đã làm gì để rơi vào bàn tay cô ta nào? Muốn gặp ta là gặp được ư?… Phải tìm cách tống khứ mụ này đi, kiên quyết thỉnh nguyện với linh mục Engman, nhét tất cả bọn chúng vào khu an toàn, không nhét được cũng nhét, bọn Nhật ngày nào cũng đến khu an toàn lùng gái, cho bọn Nhật lôi đi là xong!… Liệu có xong không?
Fabbi bỗng bước chậm lại, anh nhận ra rằng mình chẳng đến nỗi cứng rắn lắm.
Khi Fabbi Atonado lên sáu, trên đường đi truyền giáo, bố mẹ Fabbi Atonado chết cùng một lúc vì bệnh dịch. Chữ “mẹ” đối với cậu thực ra là bà vú, gọi là bà nhưng chỉ hơn mẹ mấy tuổi, bà đã chăm ẵm cậu bé từ khi Fabbi mới ra đời. Bầu vú nhão mềm của bà là chốn nương thân ấm áp tuổi ấu thơ của cậu, được nép mình vào đó là cậu ngủ ngon lành. Sau khi bố mẹ chết, người bà thật sự của anh đến Trung Quốc.
Bà ngoại mặc đồ đen, người cao to, tóc quăn, cậu bé nấp sau bà vú Trung Quốc, không làm sao bảo cậu chào bà ngoại của mình được. Bà đến để đưa cậu đi Mỹ, một ông giáo làng khó khăn lắm mới phiên dịch nổi cho hai bà cháu như thế, Fabbi nghe tin dữ co cẳng chạy biến.
Đang mùa gặt, khắp đồng đâu đâu cũng có những đống rơm để trốn. Đêm đến Fabbi lẻn về ngôi nhà tranh của bà vú lấy mấy thứ đồ ăn bà phơi dưới mái hiên đem về lều rơm của mình. Mười hai con vịt của bà đẻ trứng ở đâu cậu cũng biết. Trước khi bà ra bờ sông thu trứng thì cậu đã nhặt trước hút sống rồi. Khi phát hiện ra đồ vật liên tục bị mất, bà biết ngay là do trộm nhà, thế là bà có cách, bà quả phụ muốn giữ Fabbi đâu phải không có tính toán cho mình?
Bà ngoại của Fabbi thanh lý di sản của con gái và con rể, bán đi những đồ đạc và quần áo có thể bán được. Chờ Fabbi nửa tháng trời thành công cốc, cuối cùng bà chịu không nổi đồ ăn thức uống, chỗ ở, nhà xí và ruồi muỗi vùng nhà quê Giang Bắc Trung Quốc, bà bỏ kế hoạch đón cháu ngoại về nước. Bà nói với tộc trưởng bà vú rằng, một khi tìm thấy Fabbi, nhất định xin ông giáo viên viết thư bằng tiếng Anh cho bà để bà lại đến đón cháu.
Nhưng bà ngoại Fabbi chẳng bao giờ nhận được bức thư nào từ vùng quê Giang Bắc Trung Quốc. Khi lớn lên, đã có lần anh hối hận về sự lêu lổng của mình hồi bé, đó là khi anh được linh mục Engman nhận là học sinh của Viện Thần học. Sau khi bà ngoại trở về nước, Fabbi theo bà vú đến ở nhà người quen của bà, người này là bạn của bố mẹ cậu và cũng chính là người giới thiệu cho bố mẹ cậu nhận bà vú làm người giúp việc. Từ khi đưa Fabbi đến nhà ông này thì bà vú cũng làm luôn việc giặt giũ quét dọn ở đây. Fabbi cũng ăn cùng ở với các cậu ấm nhà này. Năm mười bảy tuổi, Fabbi tốt nghiệp trung học trường giáo hội Dương Châu, đúng vào khi linh mục Engman đến trường giảng dạy, linh mục rất chú ý đến thiếu gia Trung Quốc mang gương mặt người phương Tây, ông chủ động gặp và nói chuyện với anh. Khi Engman mỉm cười từ trên bục giảng bước xuống đi về phía mình, anh mới hiểu được nỗi cô đơn của chàng trai mười bảy tuổi, anh không thể nào là người Trung Quốc được. Phong thái đĩnh đạc nhã nhặn cùng tri thức và tài diễn đạt của linh mục Engman trong một giờ đã thu phục chàng Fabbi trẻ tuổi, khi đó anh mới ngộ ra rằng chưa bao giờ mình chịu làm người Trung Quốc. Anh hiểu rằng linh mục Engman thân thiết với anh cũng vì anh là người phương Tây, linh mục ngầm cho anh hiểu rằng để anh sống chung với người Trung Quốc, tiếp tục làm người Trung Quốc là đầy đọa anh. Engman và Fabbi nói chuyện với nhau trông như hai con lạc đà đứng giữa bầy ngựa, lại tâm đầu ý hợp như người cũ gặp nhau.
Khi linh mục rời Dương Châu quay về Nam Kinh, người xách hành lý cho ông chính là Fabbi Atonado.
Sau khi tốt nghiệp học viện Thần học, Fabbi được linh mục kiêm giáo sư Engman xin cho học bổng đi Mỹ học thêm ba năm. Anh tìm thấy toàn bộ gia tộc tại Mỹ, lớn bé già trẻ đông đúc. Goerge gặp họ hàng căng thẳng quá, anh gãi muốn rách cả da đầu như có cả tổ kiến lửa trên đó. Anh phát hiện ra rằng mình cũng chẳng làm nổi người Mỹ, hàn huyên với người thân ở Mỹ là một Fabbi giả nào đó còn Fabbi thật là ở trong lòng, anh đếm từng giây từng phút mong sao cuộc hội ngộ họ hàng có tính lịch sử này mau mau chấm dứt.
Anh nhè nhẹ gõ cửa nhà linh mục Engman, linh mục mời anh vào. Ông giữ trọn vẹn quan hệ với Fabbi như lần gặp đầu tiên, không hề thân thiết hơn một chút nào. Nếu bạn ở cạnh nhà ông thì lần đầu gặp, ông sẽ nói: “Rất vui được gặp ông!”, nhưng suốt mười năm sau đó, ông vẫn “rất vui được gặp ông!”. Ông có thể khiến cho người quen biết cảm thấy khô khan, sự thân thiết không hơn lên cũng chẳng chết đi.
“Có việc gì không, Fabbi?” Linh mục mời ngồi không khách sáo như mọi khi.
Fabbi đến để trình báo về cuộc đánh lộn giữa các nữ sinh với Đậu Hoàn và thúc giục ông đưa đám gái điếm đến khu an toàn. Nhưng bước chân vào phòng khách của Engman anh mới cảm thấy trong lòng vị linh mục đang đầy ắp những âu lo, nói câu chuyện đó sẽ là hấp tấp, không đúng lúc.
Linh mục đang nghe radio nước ngoài đưa tin về tình hình Nam Kinh, ông nhìn Antonado rảo bước đi đến rồi lại quay lại chiếc radio. Fabbi cùng ông nghe bản tin đầy những tạp âm xào xạo. Anh đưa mắt nhìn những khung ảnh đã được gỡ xuống xếp lại để phòng bom làm hỏng vỡ, nhìn bức tường trống trơn, anh vẫn nhớ như in vị trí và nội dung từng bức tranh vì mấy chục năm nay linh mục Engman không hề thay đổi hay dịch chuyển chúng. Trong cái khung hình bầu dục là ảnh của mẹ ông. Lúc đầu tấm ảnh rất nhỏ được gắn ở mặt sau chiếc đồng hồ bỏ túi mà người cha của ông để lại. Bức ảnh được phóng to và sửa sang vừa là tác phẩm nghệ thuật vừa là tác phẩm khoa học.
Phía trái bên dưới là bức ảnh toàn thân Engman thời trẻ chụp kỷ niệm ngày tốt nghiệp; bên phải là ảnh Giáo hoàng tiếp kiến Engman.
Linh mục Engman nói như nói với chính mình: “Có vẻ là thật rồi – họ đang bí mật tàn sát lính Trung Quốc. Tiếng súng vừa rồi là ở trường bắn bờ sông. Ngay cả phóng viên Nhật và phóng viên Đức cũng kinh hoàng trước tin này.”
Năm giờ sáng nay, tiếng súng rộ lên phía bờ sông. Tiếng súng máy dồn dập. Khi đó Engman còn ngờ rằng quân đội Trung Quốc đang chống cự. Nhưng người phụ trách khu an toàn nói với ông, tất cả lính Trung Quốc không kịp rút lui đều bị bắt. Kết hợp tin nghe được trên radio và tiếng súng sáng nay, Engman nói với Fabbi: “Nhật Bản không đếm xỉa đến luật quốc tế về tù binh, thách thức văn minh và nhân đạo? Anh có tin được không? Đây có phải người Nhật mà tôi được biết hay không?”
Fabbi nói: “Phải tìm cách kiếm lương thực và nước. Nếu không ngày mai là hết nước ăn rồi.”
Engman hiểu ý Fabbi: Lúc đầu tưởng rằng nội trong ba ngày, quân chiếm đóng sẽ ngừng chém giết, buông lưỡi gươm đao phủ xuống, tiếp nhận thành phố mà chúng đã thỏa sức chém giết. Giờ đây không những không hề có mảy may dấu hiệu của sự vãn hồi trật tự mà giết chóc đã trở thành thói quen, chẳng biết bao giờ mới ngừng lại. Fabbi còn có ý rằng, sự gia ân của linh mục đối với mười mấy mụ gái điếm, để cho họ lấy đi đồ ăn thức uống của nữ sinh, nay sắp đến lúc mọi người đều chịu chung hậu quả.
Linh mục nói: “Ngày mai tôi sẽ đi khu an toàn kiếm chút lương thực, cho dù là ít khoai tây, khoai lang, cũng tạm qua được hai ngày, không thể để bọn trẻ đói được.”
“Sau hai ngày thì sao? Còn nước nữa, làm thế nào?”
“Bây giờ chỉ tính được bằng giờ! Sống giờ nào hay giờ ấy!”
Fabbi nghe ra Engman sắp nổi nóng. Ông đã nhiều lần bảo Fabbi, ông muốn Fabbi khắc phục kiểu “tấn công tiêu cực”, tranh luận phải sáng sủa, phê phán phải thẳng thắn thoải mái như đại đa số người Mỹ. Kiểu “tấn công tiêu cực” như Fabbi là kiểu Trung Quốc, ông rất ghét.
Engman nói: “Về chuyện nước, anh có đề nghị gì thẳng thắn có tính xây dựng không?”
“Ngọc Mặc nói, khi chạy đến đây, họ có qua một cái hồ, tôi rất thuộc Nam Kinh mà không nhớ rằng gần đây có hồ, nhưng cô ta bảo cô ta nhìn thấy, tôi nghĩ bảo A Cố đi xem thử trước khi trời sáng.”
“Được, anh như vậy là rất tốt. Anh thấy chưa, có cách rồi đó.” Engman thưởng cho Fabbi một nụ cười, khác hẳn nụ cười thường thấy ở ông, luôn luôn lịch sự, thiếu sức nóng.
Fabbi rạo rực cả người, theo ông từng ấy năm, vậy mà chỉ trong mười phút anh được thấy ông giận dữ và nụ cười thật bụng. Xem ra có vẻ như sự xa lạ giữa hai người hàng xóm từng được giữ gìn cẩn thận nhiều năm đã bị xóa tan.
Linh mục Engman nói: “Gọi bọn trẻ đến sảnh lớn.”
Fabbi nói: “Chắc là chúng ngủ cả rồi.”
“Đi gọi đi.”
Danh sách chương