Trước khi gặt lúa, Tạ Trường Du và một đám người trong thôn lại vào núi, chuẩn bị kiếm thêm chút thịt rồi mang lên huyện đổi thành tiền. Người đông lực lượng lớn, họ kiếm được khá nhiều thịt. Vì thế cả một hội đều đeo thịt và cả da, lông, cùng lên huyện.
Bây giờ họ đều có “mối” cố định, cho dù không có thì cũng có thể theo người khác cùng bán cho người quen của đối phương, bởi thế không sợ không bán được, ai ai cũng phấn khởi lên huyện.
Tạ Trường Du mang da, lông đến tiệm may đổi thành tiền. Anh và tiệm may đó đã hợp tác rất nhiều lần rồi, anh còn từng vì đối phương cần da, lông mà đi săn bắt riêng một chuyến nữa. Thế nên cho dù là mùa này, đối phương cũng sẽ không cố ý hạ giá. Tiếp đó, anh lại bán hai thùng lươn chạch trong tay, cuối cùng mới đi đến nhà Tạ Trường Linh.
Tạ Trường Linh và Chu Lương Sinh đều có việc làm, hai cụ già trong nhà cũng chưa nghỉ hưu, bởi thế cuộc sống nhà họ cũng được coi như khá tốt. Một khi bố mẹ chồng có tiền trong tay thì sẽ không nhìn chằm chặp vào chút tiền của con trai và con dâu, ở phương diện tiêu tiền không chỉ tự do mà còn có thể tiết kiệm được không ít, thậm chí còn không cần chi trả sinh hoạt phí.
Tạ Trường Du đến nhà chị gái anh rể là vì lúc trước Tạ Trường Linh nhờ người về đội sản xuất số Chín nói chị có một người quen cần chút thịt, không quan trọng là thịt gì, chỉ cần tươi ngon là được, bảo Tạ Trường Du săn bắt xong thì mang đến.
Đương nhiên, cho dù không có chuyện này, Tạ Trường Du cũng sẽ đến đây. Dẫu sao đây cũng là nhà chị gái anh rể anh.
Lúc trước, Tạ Trường Du nói với Tạ Trường Linh những lời đó, chưa hẳn thật sự có ác ý rất lớn với Tạ Trường Linh. Anh chỉ dùng một thái độ kịch liệt bày tỏ ra suy nghĩ của mình, từ đó khiến chị gái và bố mẹ anh đều biết thái độ của anh mà thôi. Chỉ có thế, họ mới coi trọng, mới không tùy tiện sắp xếp mấy chuyện vớ vẩn.
Có đôi khi con người phải như thế, nếu bạn không tỏ thái độ bài xích quá mức mà cứ tỏ ra ôn hòa, người khác sẽ bất giác chẳng để tâm.
Tạ Trường Du đeo một chiếc gùi thịt to, đi vào tòa nhà, đến nhà Tạ Trường Linh bằng bước chân nặng nề.
Tạ Trường Linh biết hôm nay anh sẽ lên huyện. Sau khi đổi ca với người khác, chị ở nhà đợi anh.
Theo ý của Tạ Trường Linh, chị vốn hy vọng Tạ Trường Du lên huyện lúc chị được nghỉ. Nhưng mà Tạ Trường Du từ chối, dù sao anh cũng không lên huyện một mình mà đi cùng hội bạn, đâu thể vì một mình mình mà tùy tiện thay đổi thời gian được.
Tạ Trường Linh mở cửa, sau đó vội vã tháo chiếc gùi xuống cho Tạ Trường Du. “Nặng thế này, xem ra thu hoạch không ít nhỉ.”
“Cũng được.” Họ bẫy được mấy con hươu đỏ, cả đám chia nhau, thịt cũng không ít.
Tạ Trường Linh cười. “Đi nhiều như thế, cũng mệt rồi, vào uống chút nước ăn chút đồ đã.”
Tạ Trường Du nhìn đôi giày dưới chân mình, đổi giày xong thì vào nhà.
Nhà Tạ Trường Linh có hai phòng ngủ một phòng khách, diện tích không lớn. Nhưng đối với người trên huyện mà nói, có được một căn nhà riêng đã được coi là không tệ rồi. Bởi trên huyện phần nhiều là công nhân nhà máy không được phân nhà, cả gia đình đều chen chúc trong một căn nhà, dù thêm một chỗ đứng cũng không có.
Tạ Trường Du ngồi xuống, uống một ngụm nước Tạ Trường Linh đưa cho. Sau đó, ánh mắt anh dạo trên chút hoa quả, hạt dưa và lạc trên bàn trà.
Những gia đình có thể mua những thứ đó đặt trong nhà, cuộc sống đều rất khấm khá.
Tạ Trường Du thầm thở dài. Bản thân Tạ Trường Linh sống không tệ, nhưng khi về đội sản xuất thì gần như đều không mua gì về cho nhà, luôn trở về tay không. Thật ra không phải là anh muốn thứ gì của chị ấy, chỉ là cách làm như thế khiến người ta không thoải mái cho lắm.
“Anh rể không ở nhà à chị?”
“Vẫn đang ở bệnh viện đấy, công việc đó của anh ấy em cũng biết mà, bận lắm, chẳng dễ được nghỉ.”
Tạ Trường Du gật đầu.
“Em cũng nghỉ kha khá rồi, nhà cần thịt chị nói ở đâu, bây giờ em đưa đồ cho họ.”
Tư thế tao nhã của Tạ Trường Linh hơi khựng lại. “Bây giờ qua luôn, không nghỉ ngơi thêm chút nữa à?”
“Thôi.”
“À, thế được rồi, chị dẫn em qua đó.”
Ánh mắt Tạ Trường Linh lại dạo một vòng ở chiếc gùi đó. “Bố mẹ ở nhà vẫn ổn chứ?”
“Đều rất ổn.”
“Thế thì chị yên tâm rồi.”
Tạ Trường Du đeo gùi lên. Thịt để phía trên cùng trong chiếc gùi vốn chuẩn bị cho Tạ Trường Linh. Nhưng chính trong khoảnh khắc vừa rồi, Tạ Trường Du đột nhiên không muốn cho nữa.
Tạ Trường Linh dẫn Tạ Trường Du đi một đoạn xa thì mới đến một đại viện. Vừa tiến vào nơi này, Tạ Trường Du đã biết thân phận người có thể sống ở đây chắc chắn không tầm thường. Còn về việc bối cảnh của họ lớn thế nào thì không phải chuyện anh có thể đoán ra được. Dẫu sao đi chăng nữa, anh và họ cũng có cuộc sống khác nhau, là người thuộc về hai thế giới.
Tạ Trường Linh và Tạ Trường Du đứng ở ngoài gõ cửa. Khi cửa vừa được mở ra, Tạ Trường Linh bèn cười chào hỏi chủ nhân căn nhà.
Đối phương cũng rất niềm nở. “Đến rồi đấy à, mau vào đi. Đừng đổi giày làm gì, chứ thế này là được, dù sao cũng lâu lắm không quét dọn rồi.”
Tuy chủ nhà nói vậy nhưng Tạ Trường Linh và Tạ Trường Du vẫn đổi giày.
Tạ Trường Du đặt gùi xuống. Một người đàn ông trung niên đi qua, bê chiếc gùi lên rồi mở ra xem. “Đều là thịt ngon cả, lại còn tươi thế này, chỗ thịt này chú lấy hết.”
Bấy giờ, sắc mặt Tạ Trường Du hơi sững ra. “Chỗ thịt này không ít, một chốc một lát e là không ăn hết được, nếu làm thành thịt khô thì không đáng.”
Đối phương híp mắt. “Không sao, thịt ngon thế này, mang đi tặng cũng vừa ổn.”
Tạ Trường Du không nói gì nữa.
Người đàn ông trung niên đánh tiếng với Tạ Trường Du. “Cháu đeo nhiều đồ như thế, cũng mệt rồi, qua nghỉ ngơi chút đi!”
Tạ Trường Du không nghĩ nhiều, cùng Tạ Trường Linh đi qua ngồi.
Nhưng khi đi đến phòng khách, anh mới phát hiện trong đó có không ít người, bao gồm hai cụ già cao tuổi, còn có mấy người đàn ông và phụ nữ trung niên nữa.
Đây hẳn là một gia đình. Những người trung niên chắc là con trai, con dâu hoặc con gái, con rể của hai cụ già. Mấy chàng trai, cô gái còn lại là cháu nội, cháu ngoại của hai cụ già đó.
Tạ Trường Linh ngồi xuống rồi cười nhìn đối phương. Có thể nhìn ra, chị hơi thận trọng. Nhưng rốt cuộc, chị vẫn bày ra tư thế thoải mái. “Đây là em trai cháu, bình thường nhàn rỗi thì đi săn bắt, cũng coi như có ngón nghề, bây giờ buôn bán cũng không tệ, mọi người đều đặt thịt ở chỗ nó.”
“Chàng trai tuổi tác không lớn nhỉ?” Ông cụ đó nheo mắt nhìn Tạ Trường Du. Sau khi bắt gặp ánh mắt bình tĩnh của Tạ Trường Du, ông cụ bất giác vuốt râu. “Nhỏ vậy đã chui vào rừng, không sợ gặp phải sói, hổ hay báo à cháu?”
“Tuy sói, hổ, báo hung dữ, không dễ đấu với chúng, nhưng có thể nghĩ cách khống chế chúng, không cần đấu trực diện.”
Ông cụ nghe vậy thì ánh mắt nhìn anh đã hơi khác. “Nghe ý của câu này, tức là đã gặp sói, hổ, báo rồi. Giỏi lắm, đúng là giỏi lắm.”
“Đều là vì cuộc sống thôi ông.”
Từng gặp sói hổ báo rồi? Sắc mặt những người trong phòng nhìn Tạ Trường Du cũng đều thay đổi. Chỉ là suy nghĩ nội tâm của họ lại khác nhau. Có người cảm thấy tính cách anh dũng mãnh, dám khiêu chiến; cũng có người cảm thấy anh không biết trời cao đất dày, nhờ may mắn nên mới thoát khỏi tay những thứ nguy hiểm đó.
Lúc này, một cô gái lên tiếng: “Anh không sợ ư?”
“Đương nhiên sợ. Có điều sợ cũng vô dụng, hoặc là nó chết, hoặc là tôi chết. Vì để mình được sống, chỉ đành liều mạng thôi.”
Bấy giờ, cụ già cười nhìn cô gái đó, rồi giới thiệu: “Đây là cháu gái ông, tên Tiểu Như, năm nay học cấp hai, năm sau là tốt nghiệp rồi.”
Nếu lúc này Tạ Trường Du vẫn còn không hiểu ý nghĩa sâu xa kia, thế thì anh cũng quá ngốc rồi.
Mọi người hỏi không ít về chuyện săn bắt của anh, Tạ Trường Du đều trả lời lần lượt, bao gồm cô gái tên Tiểu Như đó cũng thích hỏi anh một vài câu.
Sau khi nói chuyện một lúc, bầu không khí cũng không tệ. Ông cụ lại nói: “Ở độ tuổi như của cháu thôi mà đã có một ngón nghề và tự lực cánh sinh được, đúng là rất hiếm có. Con trai con gái ông ở tuổi ấy đều còn đang ở nhà xin tiền mua quần áo, mua quà vặt đấy.”
Lời này vừa được nói ra, những người đàn ông, phụ nữ trung niên đó lập tức bất bình. Họ nói một vài lời bông đùa, khiến căn phòng tiếp tục giữ được sự thoải mái.
“Chỉ là bị bức ra thôi ông, không làm được nghề nghiệp gì, chỉ đành nghĩ vài cách kiếm chút tiền.” Tạ Trường Du không có ý dát vàng cho mình.
Ngược lại, ông cụ đó rất tán thưởng sự phóng khoáng này của anh. Nếu anh nhát chết, ngay cả xuất thân của mình cũng không muốn nhắc đến hoặc là tự ti muốn che giấu thì cũng sẽ không có màn đối thoại trong thời gian dài như vậy.
“Thế cháu không có dự định làm việc khác sao? Chàng trai à, ông thấy cháu không phải kiểu người không có suy nghĩ.”
Tạ Trường Du lắc đầu. “Tạm thời cháu còn chưa có suy nghĩ gì.”
“Nhưng ngón nghề của cháu phải dựa vào núi, một khi rời khỏi núi thì không làm được gì nữa cả. Trước đừng nói là động vật có ngày một ít đi hay không, dù những động vật đó đều còn sống thì cháu cũng không thể bảo đảm ngày nào mình cũng có thu hoạch lớn, rốt cuộc thì đó cũng không phải một công việc ổn định. Nói về bản thân cháu nhé, cháu thật sự bằng lòng sống cả đời ở nông thôn ư?”
“Thế thưa ông, ông có kiến nghị hay gì?”
“Tuổi tác cháu không lớn, bây giờ tiếp tục đi học cũng vẫn kịp, hoàn toàn có thể lựa chọn tiếp tục đi học. Đương nhiên, không phải là đi học rồi tốt nghiệp thì công việc sẽ tốt được bao nhiêu, nhưng dù sao cũng sẽ có thêm một sự lựa chọn, càng có thể học được không ít thứ.”
“Cảm ơn kiến nghị của ông, nhưng mà cháu quả thực không có hứng thú với việc học.”
Lúc này, người đàn ông trung niên đó không nhịn được nữa. “Lựa chọn đi học vẫn tốt hơn đấy. Đừng thấy bây giờ chỉ có thể học cấp ba thôi, nói không chừng một ngày nào đó khôi phục kỳ thi đại học thì có thể vào đại học đấy, đi học rồi tốt nghiệp thì tiền đồ rộng mở rồi.”
“A Thành.” Ông cụ vỗ sô pha, quát con trai.
Người đàn ông trung niên cũng biết mình đã lỡ lời. “Chú chỉ nói vậy thôi. Chủ yếu là vì công việc của chú có liên quan mật thiết nên chú có suy nghĩ cố chấp với việc học ấy mà.”
Tạ Trường Du đương nhiên không bận tâm, chủ yếu là bởi anh không có tư cách bận tâm.
Sau khi nói chuyện một hồi, Tạ Trường Du và Tạ Trường Linh được giữ lại ăn cơm trưa. Hai chị em đều không từ chối.
Ăn cơm xong, Tạ Trường Du không lập tức rời đi mà bị gọi lại. Bởi vì Văn Tiểu Như có hứng thú với chuyện săn bắt, đối phương hy vọng Tạ Trường Du có thể nói chuyện một chút với Văn Tiểu Như.
Văn Tiểu Như có diện mạo xinh đẹp. Dù sao thì bố mẹ cô nàng đều không tệ, vậy nên bản thân cô nàng cũng không thua kém.
Lúc này, Văn Tiểu Như mặc chiếc áo màu xanh non, chiếc váy màu vàng tươi, không nói về kiểu dáng mà chỉ nhìn màu sắc sặc sỡ thôi đã thấy được vẻ trẻ trung phơi phới của con gái nhà người ta rồi. Lại thêm việc cô nàng còn cố ý trang điểm nên trông rất có tinh thần, nếu đi trên đường lớn chắc chắn sẽ trở thành tiêu điểm.
“Anh gặp thỏ thì sẽ bắt sao?”
“Đúng.”
“Nhưng thỏ đáng yêu lắm mà.”
“Đúng là rất đáng yêu, nhưng thịt thì còn ngon hơn.”
“Ặc… Nhưng quá tàn nhẫn.”
“Tôi cảm thấy đối với tôi mà nói, không bắt được con mồi còn tàn nhẫn hơn. Cô nghĩ xem, nếu không bắt được con mồi, tôi không có thứ gì đổi lấy tiền, mà nếu không có tiền, tôi không thể mua đồ được, sau đó thì phải nhịn đói.”
“Hình như cũng đúng.”
……
Tạ Trường Du và Văn Tiểu Như cũng coi như nói chuyện vui vẻ nhỉ!
Trong những người có mặt, ngoài đôi nam nữ trung niên có sắc mặt khá phức tạp thì tâm trạng mọi người có vẻ đều không tệ.
Tạ Trường Linh còn nói chuyện vui vẻ với mọi người hơn.
Từ màn đối thoại của họ, Tạ Trường Du cũng hiểu, thì ra lúc ông cụ đó nằm viện, người làm phẫu thuật là Chu Lương Sinh, qua lại một hai lần như vậy nên họ quen biết nhau.
……
Lúc Tạ Trường Du và Tạ Trường Linh ra về, ông cụ đó bảo Văn Tiểu Như đi tiễn họ.
Tạ Trường Du vẫn đeo chiếc gùi được dọn ra đó.
Tạ Trường Linh cười trêu. “Tiểu Như đáng yêu lắm đúng không, khác hẳn với những cô gái trong thôn mình, quá đơn thuần luôn, ngay cả thỏ thật sự cũng chưa từng thấy, chứ mấy con thỏ xám xịt đó đáng yêu chỗ nào chứ.”
Kết quả là Tạ Trường Du không đáp lời.
“Trường Du, sao em không nói gì?”
“Chị bảo em nói gì?” Sắc mặt Tạ Trường Du hơi bất lực. “Phối hợp với chị lâu như thế, mệt rồi.”
“Em… em nói gì thế?”
“Lần trước chị về nhà, thái độ của em và chị hai đều không tốt, chị cảm thấy là vì sao?”
“Hai đứa không hiểu sự nhọc lòng của chị, cảm thấy chị tùy tiện sắp xếp cuộc đời hai đứa. Thế này mà là sắp xếp gì chứ, có ai không như thế này đâu, chị muốn kéo hai đứa…”
“Chị. Em và chị hai không vui vì trước khi chị tự quyết định, chị không hề về nhà hỏi xem chị hai muốn gì, hỏi xem suy nghĩ của em là gì. Chút thời gian đó rất gấp gáp với chị ư? Không chịu tốn chút thời gian hỏi xem em trai em gái mình nghĩ gì, sau đó đã tự sắp xếp tất cả…”
“Trường Du, em nói thế này khiến chị tổn thương đấy.”
Tạ Trường Du nhếch khóe môi. “Chị dùng chuyện mua thịt bảo em lên huyện, thực tế là vì cái gì, chị cảm thấy chị như thế thì không khiến em tổn thương ư?”
Tạ Trường Linh bị anh chọc tức đến mức bật cười. “Tạ Trường Du, con người Tiểu Như không tốt sao? Người ta có gia thế, diện mạo chỗ nào cũng tốt, nếu không phải vì con bé từng thấy em đến đưa thịt lúc ở nhà bạn nên có thiện cảm với em, thêm nữa là nhà họ quen anh rể em, cảm thấy người như nhà mình ít nhất cũng trong sạch, em cảm thấy em có tư cách được họ để mắt đến hả?”
“Ồ, con mẹ nó em còn nên cảm ơn ân huệ của mấy người phải không?” Tạ Trường Du cất bước bỏ đi, chẳng buồn nói tiếp với Tạ Trường Linh nữa.
Song Tạ Trường Linh lại không chịu để anh rời đi như vậy. Chị đi lên trước kéo anh lại. “Tạ Trường Du, rốt cuộc em có biết nhà họ làm gì không hả? Gia đình như thế, em bỏ qua cơ hội này, cả đời này cũng không có được nữa đâu.”
“Tạ Trường Du em không thèm.”
“Thế em bảo chị và anh rể em phải xử lý thế nào? Em thế này, nhà họ không vui, anh rể em, ngộ nhỡ công việc của anh rể em có vấn đề thì sao.”
“Đó là chuyện của mấy người… Vừa rồi em vẫn luôn hòa nhã đã là nghĩ đến việc chị là chị em, nếu không em bỏ đi lâu rồi.”
Tạ Trường Du không muốn nói thêm với Tạ Trường Linh nữa.
Không phải anh không hiểu ánh mắt soi mói của nhà họ Văn khi nhìn anh, thậm chí ông cụ đó còn vặn anh mấy câu. Thái độ nhìn xuống từ trên cao đó khiến anh vô cùng khó thích ứng. Dù rằng anh biết rất rõ điều đó là khó tránh khỏi, bởi dẫu sao có vài người muốn bị vặn mấy câu cũng chẳng có cơ hội ấy chứ!
Nhưng anh không muốn, cũng không thích. Đừng hỏi anh vì sao, cứ coi như anh còn chưa hiểu quy tắc của thế giới này, còn vô cùng không biết trời cao đất dày đi!
Tuy anh nghèo, cũng không có địa vị, nhưng dù sao cũng có thể tự tuyết định cuộc đời của bản thân mình chứ!
Tạ Trường Du không nán lại nói nhiều với Tạ Trường Linh. Anh có thể tưởng tượng được bà chị ấy sẽ nói gì, lại muốn nói rằng bản thân chị ấy cũng khó khăn, mà anh có được cơ hội này thì hiếm có biết mấy, nếu túm lấy thì không chỉ có thể để bố mẹ được sống cuộc sống tốt hơn, thậm chí con cháu đời sau cũng được hưởng phúc.
Ha ha, con cháu đời sau đều phải theo anh cùng làm kẻ ăn bám đấy.
Tạ Trường Du bị cảnh tượng mình tưởng tượng ra chọc đến nỗi bật cười, mấy thứ không vui vừa rồi nhanh chóng biến mất. Với tính cách ấy, chắc chắn chị gái anh sẽ tìm được lý do thích hợp để ứng phó, anh sẽ chẳng bị chị ấy bắt ép đâu.
- ----------------------------
Trước khi gặt lúa, một trận giông ập xuống, ngói trên mái nhà bị nện cho kêu loảng xoảng, khiến mọi người đều hoài nghi ngôi nhà sẽ sập xuống.
Lâm Tố Mỹ bị âm thanh đó đánh thức nên bò dậy khỏi giường. Kết quả là mọi người trong nhà đều bị cơn giông làm tỉnh giấc cả.
“Mưa đá hả?” Ngô Hoa thử đoán.
“Hình như thế.”
Từ phòng của Lương Anh và Lâm Bình truyền ra tiếng trẻ con khóc, Lương Anh vội đi dỗ con.
Mưa to, còn có đá, là nỗi lo ngay ngáy đối với người dân nông thôn. Tháng sau có thể bẻ ngô rồi, lúc này thân ngô thẳng đứng, nếu bị gió quật ngã thì tổn thất sẽ nghiêm trọng. Và cả các nông sản khác đều có nguy cơ bị gió thổi ngã nữa.
Nhưng mà cũng có chút lợi ích. Sau trận mưa này, hẳn là sẽ đón một quãng thời gian nắng to, không cần lo lắng cơn mưa ập xuống bất cứ lúc nào ảnh hưởng đến việc gặt lúa nữa.
Tuy mọi người đều tỉnh giấc, nhưng không thể có biện pháp nào với trận mưa này. Sau khi nói mấy câu, ai nấy đều tự về phòng mình.
Lâm Tố Mỹ nằm trên giường, trằn trọc thế nào cũng không ngủ được, lo sợ trận mưa to này sẽ gây ra bất trắc nào đó. Sau đó, cô lục tìm trong kí ức và nhận thấy quả thực không xuất hiện hậu họa gì, cuối cùng cô mới yên tâm ngủ.
Ngày hôm sau tỉnh dậy, mọi người đều không ổn nữa.
Trận mưa đá tuy diễn ra không bao lâu nhưng nện xuống khiến không ít ngói đều bị vỡ, dưới hiên nhà có không ít vụn ngói.
Vì thế, ngày hôm nay rất huyên náo. Thỉnh thoảng, có người đi lên dốc kiểm tra nông sản. Những người còn lại thì tự kiểm tra ngói vỡ trên hiên nhà mình, sau đó thay ngói, đề phòng trận mưa sau nhà sẽ bị dột.
Thông thường khi xây nhà, chỗ ngói được chuẩn bị đều không ít, chúng sẽ được đùn ở góc tường ngoài nhà và đậy lại, lúc gặp phải tình huống này thì chỗ ngói thừa đó sẽ được sử dụng.
Nhà Lâm Kiến Nghiệp cũng như thế.
Mọi người làm việc đều không trì hoãn, ngày mai có việc phải làm vào ngày mai, nếu hôm nay mà không làm xong thì ngày mai sẽ càng thê thảm. Cho nên một khi có chuyện gì, mọi người đều cố làm xong nhanh nhất có thể.
Lúc này, Lâm Kiến Nghiệp dùng thang trèo lên mái nhà và kiểm tra tình hình trên mái. Còn Lâm Bình đưa ngói cho ông để thay chỗ ngói đã vỡ.
Lâm Tố Mỹ đứng trong sân, mày nhíu chặt, lòng thắt lại, lo họ sẽ gặp bất trắc gì. Nhưng cô lại không dám gọi, sợ mình vừa lên tiếng sẽ khiến họ giật mình mà ngã xuống.
Nếu không phải vì sợ mình tỏ ra quá khác người, cô thật sự rất muốn chuyển tất cả rơm rạ ra, trải dưới hiên nhà, để nhỡ chẳng may xuất hiện bất trắc thì cũng không cần sợ.
Nhưng nếu thật sự làm thế, cô chắc chắn sẽ bị coi là kẻ điên. Bởi vì ngoài cô ra, vẻ mặt tất cả mọi người đều bình tĩnh cả.
Chuyện kiểm tra ngói năm nào cũng đều phải làm có được không? Đó là chuyện bình thường đến không thể bình thường hơn được nữa.
Trận mưa đó qua không bao lâu thì bắt đầu chính thức gặt lúa mì.
Lâm Tố Mỹ chủ động xin đi làm việc. Việc dưới ruộng cô đương nhiên không làm được, nhưng những việc khác thì có thể.
Trần Đông Mai và Lâm Kiến Nghiệp hơi do dự, song nghĩ đến những lời đàm tiếu sau lưng của mọi người trong thôn, cuối cùng họ vẫn đồng ý. Nhưng họ dặn đi dặn lại, nếu cô không làm được thì thôi, đừng miễn cưỡng.
Thu hoạch lương thực đã thành thông lệ của thôn. Không phải tất cả mọi người đều đi gặt. Một là bởi tuy sân chung rất to nhưng cũng không thể nào phơi hết tất cả thóc trong một lần được. Hai là nếu mọi người đều đi gặt hết thì gặp phải cơn mưa sẽ chết dở ngay, cho nên đều là gặt xong thì lập tức gánh về, sau đó thì đập lúa, tuốt hạt.
Công việc đập lúa đó thật sự là đập lúa.
Ghép hai chiếc ghế lại với nhau, bên trên đặt một tảng đá phẳng, sau đó cầm một nắm lúa lên đập mạnh vào tảng đá, hạt thóc sẽ bung ra.
Việc Lâm Tố Mỹ phải làm là dùng chiếc bồ cào không ngừng cào chỗ thóc được đập ra. Bởi vì ngoài thóc, vỏ trấu được đập ra thì còn có không ít phiến lá trên thân lúa nữa, phải cào chỗ lá đó ra, đồng thời cũng phải cào thóc sang một bên, không thể cứ đùn ở đó mãi được.
Công việc này nhẹ nhàng, nhưng phải làm không ngừng nên cũng rất mệt.
Song, so với việc gặt lúa, buộc lúa, gánh lúa thì cũng được coi là nhẹ nhàng rồi.
Lâm Tố Mỹ bịt kín mít từ đầu đến chân, mặc dù hơi nóng nhưng ít nhất có thể ngăn bụi dặm dính vào da, không đến mức vừa nóng vừa ngứa.
……
Buổi trưa, Quách Chí Cường và Tạ Trường Du cũng trở về từ ngoài ruộng.
Hai người họ cũng gặt lúa. Tuy mấy chàng trai mười mấy tuổi có sức có lực hơn, nhưng nếu gánh lúa thì vẫn không bì được với mấy người già trong thôn về khả năng chịu sức nặng.
Lúc đi qua sân phơi chung, Quách Chí Cường và Tạ Trường Du trông thấy Lâm Tố Mỹ…
Cảnh tượng này, nói thế nào đây, thật sự hơi khó thích ứng, vậy mà Lâm Tố Mỹ cũng ra ngoài làm việc…
Làm trông cũng ra dáng ra trò, nhưng mà lực không đủ, động tác không nhanh nhẹn dứt khoát bằng mấy người phụ nữ trong thôn, người khác cào hai cái, cô thì phải cào tận mấy cái.
Thế thì cũng thôi, quan trọng nhất là mặt cô bị phơi nắng đến nỗi đỏ ửng, tuy cô đã đội mũ rơm nhưng cũng không có tác dụng là bao.
Ngay cả Quách Chí Cường cũng cảm thấy, ừm, cô vẫn thích hợp ở trong nhà hơn…
“Ê mày, giữa cái con bé Tiểu Như gì đó với Lâm Tố Mỹ, ai đẹp hơn?”
Hôm đó Tạ Trường Du nán lại lâu như thế, Quách Chí Cường đương nhiên muốn hỏi anh đi làm gì, hỏi rồi lại hỏi, ít nhiều cũng đoán ra được một chút. Nếu đã đoán được, Tạ Trường Du có giấu nữa cũng chẳng ý nghĩa gì, anh bèn kể lại chuyện xảy ra ngày hôm đó.
Ai đẹp? Văn Tiểu Như ăn mặc cũng được coi như tươi sáng rực rỡ nhỉ, hơn nữa cô gái sinh ra trong gia đình như thế không chỉ có diện mạo xinh đẹp mà còn vô cùng có khí chất, nói chuyện có chừng mực, sẽ không khiến người ta thấy phản cảm.
Lâm Tố Mỹ thì sao?
Mặc kiểu gì đây? Như hận không thể quấn mình thành con nhộng vậy.
Thực ra đó không phải là điều mấu chốt…
Điều mấu chốt là Tạ Trường Du rất muốn cười, hình như có người cứ muốn so một bông hoa và một con cáo, hỏi xem ai đẹp hơn vậy, rất buồn cười.
Ừm, khi hình tượng của Văn Tiểu Như và hình tượng của Lâm Tố Mỹ đồng thời xuất hiện trong đầu anh, ặc, cảnh tượng đó hơi bị đẹp…
Tạ Trường Du thật sự bật cười.
“Đang hỏi mày đó!”
“Có gì hay mà hỏi, dù hai người đó trông thế nào thì đều đẹp hơn mày.”
Bây giờ họ đều có “mối” cố định, cho dù không có thì cũng có thể theo người khác cùng bán cho người quen của đối phương, bởi thế không sợ không bán được, ai ai cũng phấn khởi lên huyện.
Tạ Trường Du mang da, lông đến tiệm may đổi thành tiền. Anh và tiệm may đó đã hợp tác rất nhiều lần rồi, anh còn từng vì đối phương cần da, lông mà đi săn bắt riêng một chuyến nữa. Thế nên cho dù là mùa này, đối phương cũng sẽ không cố ý hạ giá. Tiếp đó, anh lại bán hai thùng lươn chạch trong tay, cuối cùng mới đi đến nhà Tạ Trường Linh.
Tạ Trường Linh và Chu Lương Sinh đều có việc làm, hai cụ già trong nhà cũng chưa nghỉ hưu, bởi thế cuộc sống nhà họ cũng được coi như khá tốt. Một khi bố mẹ chồng có tiền trong tay thì sẽ không nhìn chằm chặp vào chút tiền của con trai và con dâu, ở phương diện tiêu tiền không chỉ tự do mà còn có thể tiết kiệm được không ít, thậm chí còn không cần chi trả sinh hoạt phí.
Tạ Trường Du đến nhà chị gái anh rể là vì lúc trước Tạ Trường Linh nhờ người về đội sản xuất số Chín nói chị có một người quen cần chút thịt, không quan trọng là thịt gì, chỉ cần tươi ngon là được, bảo Tạ Trường Du săn bắt xong thì mang đến.
Đương nhiên, cho dù không có chuyện này, Tạ Trường Du cũng sẽ đến đây. Dẫu sao đây cũng là nhà chị gái anh rể anh.
Lúc trước, Tạ Trường Du nói với Tạ Trường Linh những lời đó, chưa hẳn thật sự có ác ý rất lớn với Tạ Trường Linh. Anh chỉ dùng một thái độ kịch liệt bày tỏ ra suy nghĩ của mình, từ đó khiến chị gái và bố mẹ anh đều biết thái độ của anh mà thôi. Chỉ có thế, họ mới coi trọng, mới không tùy tiện sắp xếp mấy chuyện vớ vẩn.
Có đôi khi con người phải như thế, nếu bạn không tỏ thái độ bài xích quá mức mà cứ tỏ ra ôn hòa, người khác sẽ bất giác chẳng để tâm.
Tạ Trường Du đeo một chiếc gùi thịt to, đi vào tòa nhà, đến nhà Tạ Trường Linh bằng bước chân nặng nề.
Tạ Trường Linh biết hôm nay anh sẽ lên huyện. Sau khi đổi ca với người khác, chị ở nhà đợi anh.
Theo ý của Tạ Trường Linh, chị vốn hy vọng Tạ Trường Du lên huyện lúc chị được nghỉ. Nhưng mà Tạ Trường Du từ chối, dù sao anh cũng không lên huyện một mình mà đi cùng hội bạn, đâu thể vì một mình mình mà tùy tiện thay đổi thời gian được.
Tạ Trường Linh mở cửa, sau đó vội vã tháo chiếc gùi xuống cho Tạ Trường Du. “Nặng thế này, xem ra thu hoạch không ít nhỉ.”
“Cũng được.” Họ bẫy được mấy con hươu đỏ, cả đám chia nhau, thịt cũng không ít.
Tạ Trường Linh cười. “Đi nhiều như thế, cũng mệt rồi, vào uống chút nước ăn chút đồ đã.”
Tạ Trường Du nhìn đôi giày dưới chân mình, đổi giày xong thì vào nhà.
Nhà Tạ Trường Linh có hai phòng ngủ một phòng khách, diện tích không lớn. Nhưng đối với người trên huyện mà nói, có được một căn nhà riêng đã được coi là không tệ rồi. Bởi trên huyện phần nhiều là công nhân nhà máy không được phân nhà, cả gia đình đều chen chúc trong một căn nhà, dù thêm một chỗ đứng cũng không có.
Tạ Trường Du ngồi xuống, uống một ngụm nước Tạ Trường Linh đưa cho. Sau đó, ánh mắt anh dạo trên chút hoa quả, hạt dưa và lạc trên bàn trà.
Những gia đình có thể mua những thứ đó đặt trong nhà, cuộc sống đều rất khấm khá.
Tạ Trường Du thầm thở dài. Bản thân Tạ Trường Linh sống không tệ, nhưng khi về đội sản xuất thì gần như đều không mua gì về cho nhà, luôn trở về tay không. Thật ra không phải là anh muốn thứ gì của chị ấy, chỉ là cách làm như thế khiến người ta không thoải mái cho lắm.
“Anh rể không ở nhà à chị?”
“Vẫn đang ở bệnh viện đấy, công việc đó của anh ấy em cũng biết mà, bận lắm, chẳng dễ được nghỉ.”
Tạ Trường Du gật đầu.
“Em cũng nghỉ kha khá rồi, nhà cần thịt chị nói ở đâu, bây giờ em đưa đồ cho họ.”
Tư thế tao nhã của Tạ Trường Linh hơi khựng lại. “Bây giờ qua luôn, không nghỉ ngơi thêm chút nữa à?”
“Thôi.”
“À, thế được rồi, chị dẫn em qua đó.”
Ánh mắt Tạ Trường Linh lại dạo một vòng ở chiếc gùi đó. “Bố mẹ ở nhà vẫn ổn chứ?”
“Đều rất ổn.”
“Thế thì chị yên tâm rồi.”
Tạ Trường Du đeo gùi lên. Thịt để phía trên cùng trong chiếc gùi vốn chuẩn bị cho Tạ Trường Linh. Nhưng chính trong khoảnh khắc vừa rồi, Tạ Trường Du đột nhiên không muốn cho nữa.
Tạ Trường Linh dẫn Tạ Trường Du đi một đoạn xa thì mới đến một đại viện. Vừa tiến vào nơi này, Tạ Trường Du đã biết thân phận người có thể sống ở đây chắc chắn không tầm thường. Còn về việc bối cảnh của họ lớn thế nào thì không phải chuyện anh có thể đoán ra được. Dẫu sao đi chăng nữa, anh và họ cũng có cuộc sống khác nhau, là người thuộc về hai thế giới.
Tạ Trường Linh và Tạ Trường Du đứng ở ngoài gõ cửa. Khi cửa vừa được mở ra, Tạ Trường Linh bèn cười chào hỏi chủ nhân căn nhà.
Đối phương cũng rất niềm nở. “Đến rồi đấy à, mau vào đi. Đừng đổi giày làm gì, chứ thế này là được, dù sao cũng lâu lắm không quét dọn rồi.”
Tuy chủ nhà nói vậy nhưng Tạ Trường Linh và Tạ Trường Du vẫn đổi giày.
Tạ Trường Du đặt gùi xuống. Một người đàn ông trung niên đi qua, bê chiếc gùi lên rồi mở ra xem. “Đều là thịt ngon cả, lại còn tươi thế này, chỗ thịt này chú lấy hết.”
Bấy giờ, sắc mặt Tạ Trường Du hơi sững ra. “Chỗ thịt này không ít, một chốc một lát e là không ăn hết được, nếu làm thành thịt khô thì không đáng.”
Đối phương híp mắt. “Không sao, thịt ngon thế này, mang đi tặng cũng vừa ổn.”
Tạ Trường Du không nói gì nữa.
Người đàn ông trung niên đánh tiếng với Tạ Trường Du. “Cháu đeo nhiều đồ như thế, cũng mệt rồi, qua nghỉ ngơi chút đi!”
Tạ Trường Du không nghĩ nhiều, cùng Tạ Trường Linh đi qua ngồi.
Nhưng khi đi đến phòng khách, anh mới phát hiện trong đó có không ít người, bao gồm hai cụ già cao tuổi, còn có mấy người đàn ông và phụ nữ trung niên nữa.
Đây hẳn là một gia đình. Những người trung niên chắc là con trai, con dâu hoặc con gái, con rể của hai cụ già. Mấy chàng trai, cô gái còn lại là cháu nội, cháu ngoại của hai cụ già đó.
Tạ Trường Linh ngồi xuống rồi cười nhìn đối phương. Có thể nhìn ra, chị hơi thận trọng. Nhưng rốt cuộc, chị vẫn bày ra tư thế thoải mái. “Đây là em trai cháu, bình thường nhàn rỗi thì đi săn bắt, cũng coi như có ngón nghề, bây giờ buôn bán cũng không tệ, mọi người đều đặt thịt ở chỗ nó.”
“Chàng trai tuổi tác không lớn nhỉ?” Ông cụ đó nheo mắt nhìn Tạ Trường Du. Sau khi bắt gặp ánh mắt bình tĩnh của Tạ Trường Du, ông cụ bất giác vuốt râu. “Nhỏ vậy đã chui vào rừng, không sợ gặp phải sói, hổ hay báo à cháu?”
“Tuy sói, hổ, báo hung dữ, không dễ đấu với chúng, nhưng có thể nghĩ cách khống chế chúng, không cần đấu trực diện.”
Ông cụ nghe vậy thì ánh mắt nhìn anh đã hơi khác. “Nghe ý của câu này, tức là đã gặp sói, hổ, báo rồi. Giỏi lắm, đúng là giỏi lắm.”
“Đều là vì cuộc sống thôi ông.”
Từng gặp sói hổ báo rồi? Sắc mặt những người trong phòng nhìn Tạ Trường Du cũng đều thay đổi. Chỉ là suy nghĩ nội tâm của họ lại khác nhau. Có người cảm thấy tính cách anh dũng mãnh, dám khiêu chiến; cũng có người cảm thấy anh không biết trời cao đất dày, nhờ may mắn nên mới thoát khỏi tay những thứ nguy hiểm đó.
Lúc này, một cô gái lên tiếng: “Anh không sợ ư?”
“Đương nhiên sợ. Có điều sợ cũng vô dụng, hoặc là nó chết, hoặc là tôi chết. Vì để mình được sống, chỉ đành liều mạng thôi.”
Bấy giờ, cụ già cười nhìn cô gái đó, rồi giới thiệu: “Đây là cháu gái ông, tên Tiểu Như, năm nay học cấp hai, năm sau là tốt nghiệp rồi.”
Nếu lúc này Tạ Trường Du vẫn còn không hiểu ý nghĩa sâu xa kia, thế thì anh cũng quá ngốc rồi.
Mọi người hỏi không ít về chuyện săn bắt của anh, Tạ Trường Du đều trả lời lần lượt, bao gồm cô gái tên Tiểu Như đó cũng thích hỏi anh một vài câu.
Sau khi nói chuyện một lúc, bầu không khí cũng không tệ. Ông cụ lại nói: “Ở độ tuổi như của cháu thôi mà đã có một ngón nghề và tự lực cánh sinh được, đúng là rất hiếm có. Con trai con gái ông ở tuổi ấy đều còn đang ở nhà xin tiền mua quần áo, mua quà vặt đấy.”
Lời này vừa được nói ra, những người đàn ông, phụ nữ trung niên đó lập tức bất bình. Họ nói một vài lời bông đùa, khiến căn phòng tiếp tục giữ được sự thoải mái.
“Chỉ là bị bức ra thôi ông, không làm được nghề nghiệp gì, chỉ đành nghĩ vài cách kiếm chút tiền.” Tạ Trường Du không có ý dát vàng cho mình.
Ngược lại, ông cụ đó rất tán thưởng sự phóng khoáng này của anh. Nếu anh nhát chết, ngay cả xuất thân của mình cũng không muốn nhắc đến hoặc là tự ti muốn che giấu thì cũng sẽ không có màn đối thoại trong thời gian dài như vậy.
“Thế cháu không có dự định làm việc khác sao? Chàng trai à, ông thấy cháu không phải kiểu người không có suy nghĩ.”
Tạ Trường Du lắc đầu. “Tạm thời cháu còn chưa có suy nghĩ gì.”
“Nhưng ngón nghề của cháu phải dựa vào núi, một khi rời khỏi núi thì không làm được gì nữa cả. Trước đừng nói là động vật có ngày một ít đi hay không, dù những động vật đó đều còn sống thì cháu cũng không thể bảo đảm ngày nào mình cũng có thu hoạch lớn, rốt cuộc thì đó cũng không phải một công việc ổn định. Nói về bản thân cháu nhé, cháu thật sự bằng lòng sống cả đời ở nông thôn ư?”
“Thế thưa ông, ông có kiến nghị hay gì?”
“Tuổi tác cháu không lớn, bây giờ tiếp tục đi học cũng vẫn kịp, hoàn toàn có thể lựa chọn tiếp tục đi học. Đương nhiên, không phải là đi học rồi tốt nghiệp thì công việc sẽ tốt được bao nhiêu, nhưng dù sao cũng sẽ có thêm một sự lựa chọn, càng có thể học được không ít thứ.”
“Cảm ơn kiến nghị của ông, nhưng mà cháu quả thực không có hứng thú với việc học.”
Lúc này, người đàn ông trung niên đó không nhịn được nữa. “Lựa chọn đi học vẫn tốt hơn đấy. Đừng thấy bây giờ chỉ có thể học cấp ba thôi, nói không chừng một ngày nào đó khôi phục kỳ thi đại học thì có thể vào đại học đấy, đi học rồi tốt nghiệp thì tiền đồ rộng mở rồi.”
“A Thành.” Ông cụ vỗ sô pha, quát con trai.
Người đàn ông trung niên cũng biết mình đã lỡ lời. “Chú chỉ nói vậy thôi. Chủ yếu là vì công việc của chú có liên quan mật thiết nên chú có suy nghĩ cố chấp với việc học ấy mà.”
Tạ Trường Du đương nhiên không bận tâm, chủ yếu là bởi anh không có tư cách bận tâm.
Sau khi nói chuyện một hồi, Tạ Trường Du và Tạ Trường Linh được giữ lại ăn cơm trưa. Hai chị em đều không từ chối.
Ăn cơm xong, Tạ Trường Du không lập tức rời đi mà bị gọi lại. Bởi vì Văn Tiểu Như có hứng thú với chuyện săn bắt, đối phương hy vọng Tạ Trường Du có thể nói chuyện một chút với Văn Tiểu Như.
Văn Tiểu Như có diện mạo xinh đẹp. Dù sao thì bố mẹ cô nàng đều không tệ, vậy nên bản thân cô nàng cũng không thua kém.
Lúc này, Văn Tiểu Như mặc chiếc áo màu xanh non, chiếc váy màu vàng tươi, không nói về kiểu dáng mà chỉ nhìn màu sắc sặc sỡ thôi đã thấy được vẻ trẻ trung phơi phới của con gái nhà người ta rồi. Lại thêm việc cô nàng còn cố ý trang điểm nên trông rất có tinh thần, nếu đi trên đường lớn chắc chắn sẽ trở thành tiêu điểm.
“Anh gặp thỏ thì sẽ bắt sao?”
“Đúng.”
“Nhưng thỏ đáng yêu lắm mà.”
“Đúng là rất đáng yêu, nhưng thịt thì còn ngon hơn.”
“Ặc… Nhưng quá tàn nhẫn.”
“Tôi cảm thấy đối với tôi mà nói, không bắt được con mồi còn tàn nhẫn hơn. Cô nghĩ xem, nếu không bắt được con mồi, tôi không có thứ gì đổi lấy tiền, mà nếu không có tiền, tôi không thể mua đồ được, sau đó thì phải nhịn đói.”
“Hình như cũng đúng.”
……
Tạ Trường Du và Văn Tiểu Như cũng coi như nói chuyện vui vẻ nhỉ!
Trong những người có mặt, ngoài đôi nam nữ trung niên có sắc mặt khá phức tạp thì tâm trạng mọi người có vẻ đều không tệ.
Tạ Trường Linh còn nói chuyện vui vẻ với mọi người hơn.
Từ màn đối thoại của họ, Tạ Trường Du cũng hiểu, thì ra lúc ông cụ đó nằm viện, người làm phẫu thuật là Chu Lương Sinh, qua lại một hai lần như vậy nên họ quen biết nhau.
……
Lúc Tạ Trường Du và Tạ Trường Linh ra về, ông cụ đó bảo Văn Tiểu Như đi tiễn họ.
Tạ Trường Du vẫn đeo chiếc gùi được dọn ra đó.
Tạ Trường Linh cười trêu. “Tiểu Như đáng yêu lắm đúng không, khác hẳn với những cô gái trong thôn mình, quá đơn thuần luôn, ngay cả thỏ thật sự cũng chưa từng thấy, chứ mấy con thỏ xám xịt đó đáng yêu chỗ nào chứ.”
Kết quả là Tạ Trường Du không đáp lời.
“Trường Du, sao em không nói gì?”
“Chị bảo em nói gì?” Sắc mặt Tạ Trường Du hơi bất lực. “Phối hợp với chị lâu như thế, mệt rồi.”
“Em… em nói gì thế?”
“Lần trước chị về nhà, thái độ của em và chị hai đều không tốt, chị cảm thấy là vì sao?”
“Hai đứa không hiểu sự nhọc lòng của chị, cảm thấy chị tùy tiện sắp xếp cuộc đời hai đứa. Thế này mà là sắp xếp gì chứ, có ai không như thế này đâu, chị muốn kéo hai đứa…”
“Chị. Em và chị hai không vui vì trước khi chị tự quyết định, chị không hề về nhà hỏi xem chị hai muốn gì, hỏi xem suy nghĩ của em là gì. Chút thời gian đó rất gấp gáp với chị ư? Không chịu tốn chút thời gian hỏi xem em trai em gái mình nghĩ gì, sau đó đã tự sắp xếp tất cả…”
“Trường Du, em nói thế này khiến chị tổn thương đấy.”
Tạ Trường Du nhếch khóe môi. “Chị dùng chuyện mua thịt bảo em lên huyện, thực tế là vì cái gì, chị cảm thấy chị như thế thì không khiến em tổn thương ư?”
Tạ Trường Linh bị anh chọc tức đến mức bật cười. “Tạ Trường Du, con người Tiểu Như không tốt sao? Người ta có gia thế, diện mạo chỗ nào cũng tốt, nếu không phải vì con bé từng thấy em đến đưa thịt lúc ở nhà bạn nên có thiện cảm với em, thêm nữa là nhà họ quen anh rể em, cảm thấy người như nhà mình ít nhất cũng trong sạch, em cảm thấy em có tư cách được họ để mắt đến hả?”
“Ồ, con mẹ nó em còn nên cảm ơn ân huệ của mấy người phải không?” Tạ Trường Du cất bước bỏ đi, chẳng buồn nói tiếp với Tạ Trường Linh nữa.
Song Tạ Trường Linh lại không chịu để anh rời đi như vậy. Chị đi lên trước kéo anh lại. “Tạ Trường Du, rốt cuộc em có biết nhà họ làm gì không hả? Gia đình như thế, em bỏ qua cơ hội này, cả đời này cũng không có được nữa đâu.”
“Tạ Trường Du em không thèm.”
“Thế em bảo chị và anh rể em phải xử lý thế nào? Em thế này, nhà họ không vui, anh rể em, ngộ nhỡ công việc của anh rể em có vấn đề thì sao.”
“Đó là chuyện của mấy người… Vừa rồi em vẫn luôn hòa nhã đã là nghĩ đến việc chị là chị em, nếu không em bỏ đi lâu rồi.”
Tạ Trường Du không muốn nói thêm với Tạ Trường Linh nữa.
Không phải anh không hiểu ánh mắt soi mói của nhà họ Văn khi nhìn anh, thậm chí ông cụ đó còn vặn anh mấy câu. Thái độ nhìn xuống từ trên cao đó khiến anh vô cùng khó thích ứng. Dù rằng anh biết rất rõ điều đó là khó tránh khỏi, bởi dẫu sao có vài người muốn bị vặn mấy câu cũng chẳng có cơ hội ấy chứ!
Nhưng anh không muốn, cũng không thích. Đừng hỏi anh vì sao, cứ coi như anh còn chưa hiểu quy tắc của thế giới này, còn vô cùng không biết trời cao đất dày đi!
Tuy anh nghèo, cũng không có địa vị, nhưng dù sao cũng có thể tự tuyết định cuộc đời của bản thân mình chứ!
Tạ Trường Du không nán lại nói nhiều với Tạ Trường Linh. Anh có thể tưởng tượng được bà chị ấy sẽ nói gì, lại muốn nói rằng bản thân chị ấy cũng khó khăn, mà anh có được cơ hội này thì hiếm có biết mấy, nếu túm lấy thì không chỉ có thể để bố mẹ được sống cuộc sống tốt hơn, thậm chí con cháu đời sau cũng được hưởng phúc.
Ha ha, con cháu đời sau đều phải theo anh cùng làm kẻ ăn bám đấy.
Tạ Trường Du bị cảnh tượng mình tưởng tượng ra chọc đến nỗi bật cười, mấy thứ không vui vừa rồi nhanh chóng biến mất. Với tính cách ấy, chắc chắn chị gái anh sẽ tìm được lý do thích hợp để ứng phó, anh sẽ chẳng bị chị ấy bắt ép đâu.
- ----------------------------
Trước khi gặt lúa, một trận giông ập xuống, ngói trên mái nhà bị nện cho kêu loảng xoảng, khiến mọi người đều hoài nghi ngôi nhà sẽ sập xuống.
Lâm Tố Mỹ bị âm thanh đó đánh thức nên bò dậy khỏi giường. Kết quả là mọi người trong nhà đều bị cơn giông làm tỉnh giấc cả.
“Mưa đá hả?” Ngô Hoa thử đoán.
“Hình như thế.”
Từ phòng của Lương Anh và Lâm Bình truyền ra tiếng trẻ con khóc, Lương Anh vội đi dỗ con.
Mưa to, còn có đá, là nỗi lo ngay ngáy đối với người dân nông thôn. Tháng sau có thể bẻ ngô rồi, lúc này thân ngô thẳng đứng, nếu bị gió quật ngã thì tổn thất sẽ nghiêm trọng. Và cả các nông sản khác đều có nguy cơ bị gió thổi ngã nữa.
Nhưng mà cũng có chút lợi ích. Sau trận mưa này, hẳn là sẽ đón một quãng thời gian nắng to, không cần lo lắng cơn mưa ập xuống bất cứ lúc nào ảnh hưởng đến việc gặt lúa nữa.
Tuy mọi người đều tỉnh giấc, nhưng không thể có biện pháp nào với trận mưa này. Sau khi nói mấy câu, ai nấy đều tự về phòng mình.
Lâm Tố Mỹ nằm trên giường, trằn trọc thế nào cũng không ngủ được, lo sợ trận mưa to này sẽ gây ra bất trắc nào đó. Sau đó, cô lục tìm trong kí ức và nhận thấy quả thực không xuất hiện hậu họa gì, cuối cùng cô mới yên tâm ngủ.
Ngày hôm sau tỉnh dậy, mọi người đều không ổn nữa.
Trận mưa đá tuy diễn ra không bao lâu nhưng nện xuống khiến không ít ngói đều bị vỡ, dưới hiên nhà có không ít vụn ngói.
Vì thế, ngày hôm nay rất huyên náo. Thỉnh thoảng, có người đi lên dốc kiểm tra nông sản. Những người còn lại thì tự kiểm tra ngói vỡ trên hiên nhà mình, sau đó thay ngói, đề phòng trận mưa sau nhà sẽ bị dột.
Thông thường khi xây nhà, chỗ ngói được chuẩn bị đều không ít, chúng sẽ được đùn ở góc tường ngoài nhà và đậy lại, lúc gặp phải tình huống này thì chỗ ngói thừa đó sẽ được sử dụng.
Nhà Lâm Kiến Nghiệp cũng như thế.
Mọi người làm việc đều không trì hoãn, ngày mai có việc phải làm vào ngày mai, nếu hôm nay mà không làm xong thì ngày mai sẽ càng thê thảm. Cho nên một khi có chuyện gì, mọi người đều cố làm xong nhanh nhất có thể.
Lúc này, Lâm Kiến Nghiệp dùng thang trèo lên mái nhà và kiểm tra tình hình trên mái. Còn Lâm Bình đưa ngói cho ông để thay chỗ ngói đã vỡ.
Lâm Tố Mỹ đứng trong sân, mày nhíu chặt, lòng thắt lại, lo họ sẽ gặp bất trắc gì. Nhưng cô lại không dám gọi, sợ mình vừa lên tiếng sẽ khiến họ giật mình mà ngã xuống.
Nếu không phải vì sợ mình tỏ ra quá khác người, cô thật sự rất muốn chuyển tất cả rơm rạ ra, trải dưới hiên nhà, để nhỡ chẳng may xuất hiện bất trắc thì cũng không cần sợ.
Nhưng nếu thật sự làm thế, cô chắc chắn sẽ bị coi là kẻ điên. Bởi vì ngoài cô ra, vẻ mặt tất cả mọi người đều bình tĩnh cả.
Chuyện kiểm tra ngói năm nào cũng đều phải làm có được không? Đó là chuyện bình thường đến không thể bình thường hơn được nữa.
Trận mưa đó qua không bao lâu thì bắt đầu chính thức gặt lúa mì.
Lâm Tố Mỹ chủ động xin đi làm việc. Việc dưới ruộng cô đương nhiên không làm được, nhưng những việc khác thì có thể.
Trần Đông Mai và Lâm Kiến Nghiệp hơi do dự, song nghĩ đến những lời đàm tiếu sau lưng của mọi người trong thôn, cuối cùng họ vẫn đồng ý. Nhưng họ dặn đi dặn lại, nếu cô không làm được thì thôi, đừng miễn cưỡng.
Thu hoạch lương thực đã thành thông lệ của thôn. Không phải tất cả mọi người đều đi gặt. Một là bởi tuy sân chung rất to nhưng cũng không thể nào phơi hết tất cả thóc trong một lần được. Hai là nếu mọi người đều đi gặt hết thì gặp phải cơn mưa sẽ chết dở ngay, cho nên đều là gặt xong thì lập tức gánh về, sau đó thì đập lúa, tuốt hạt.
Công việc đập lúa đó thật sự là đập lúa.
Ghép hai chiếc ghế lại với nhau, bên trên đặt một tảng đá phẳng, sau đó cầm một nắm lúa lên đập mạnh vào tảng đá, hạt thóc sẽ bung ra.
Việc Lâm Tố Mỹ phải làm là dùng chiếc bồ cào không ngừng cào chỗ thóc được đập ra. Bởi vì ngoài thóc, vỏ trấu được đập ra thì còn có không ít phiến lá trên thân lúa nữa, phải cào chỗ lá đó ra, đồng thời cũng phải cào thóc sang một bên, không thể cứ đùn ở đó mãi được.
Công việc này nhẹ nhàng, nhưng phải làm không ngừng nên cũng rất mệt.
Song, so với việc gặt lúa, buộc lúa, gánh lúa thì cũng được coi là nhẹ nhàng rồi.
Lâm Tố Mỹ bịt kín mít từ đầu đến chân, mặc dù hơi nóng nhưng ít nhất có thể ngăn bụi dặm dính vào da, không đến mức vừa nóng vừa ngứa.
……
Buổi trưa, Quách Chí Cường và Tạ Trường Du cũng trở về từ ngoài ruộng.
Hai người họ cũng gặt lúa. Tuy mấy chàng trai mười mấy tuổi có sức có lực hơn, nhưng nếu gánh lúa thì vẫn không bì được với mấy người già trong thôn về khả năng chịu sức nặng.
Lúc đi qua sân phơi chung, Quách Chí Cường và Tạ Trường Du trông thấy Lâm Tố Mỹ…
Cảnh tượng này, nói thế nào đây, thật sự hơi khó thích ứng, vậy mà Lâm Tố Mỹ cũng ra ngoài làm việc…
Làm trông cũng ra dáng ra trò, nhưng mà lực không đủ, động tác không nhanh nhẹn dứt khoát bằng mấy người phụ nữ trong thôn, người khác cào hai cái, cô thì phải cào tận mấy cái.
Thế thì cũng thôi, quan trọng nhất là mặt cô bị phơi nắng đến nỗi đỏ ửng, tuy cô đã đội mũ rơm nhưng cũng không có tác dụng là bao.
Ngay cả Quách Chí Cường cũng cảm thấy, ừm, cô vẫn thích hợp ở trong nhà hơn…
“Ê mày, giữa cái con bé Tiểu Như gì đó với Lâm Tố Mỹ, ai đẹp hơn?”
Hôm đó Tạ Trường Du nán lại lâu như thế, Quách Chí Cường đương nhiên muốn hỏi anh đi làm gì, hỏi rồi lại hỏi, ít nhiều cũng đoán ra được một chút. Nếu đã đoán được, Tạ Trường Du có giấu nữa cũng chẳng ý nghĩa gì, anh bèn kể lại chuyện xảy ra ngày hôm đó.
Ai đẹp? Văn Tiểu Như ăn mặc cũng được coi như tươi sáng rực rỡ nhỉ, hơn nữa cô gái sinh ra trong gia đình như thế không chỉ có diện mạo xinh đẹp mà còn vô cùng có khí chất, nói chuyện có chừng mực, sẽ không khiến người ta thấy phản cảm.
Lâm Tố Mỹ thì sao?
Mặc kiểu gì đây? Như hận không thể quấn mình thành con nhộng vậy.
Thực ra đó không phải là điều mấu chốt…
Điều mấu chốt là Tạ Trường Du rất muốn cười, hình như có người cứ muốn so một bông hoa và một con cáo, hỏi xem ai đẹp hơn vậy, rất buồn cười.
Ừm, khi hình tượng của Văn Tiểu Như và hình tượng của Lâm Tố Mỹ đồng thời xuất hiện trong đầu anh, ặc, cảnh tượng đó hơi bị đẹp…
Tạ Trường Du thật sự bật cười.
“Đang hỏi mày đó!”
“Có gì hay mà hỏi, dù hai người đó trông thế nào thì đều đẹp hơn mày.”
Danh sách chương