Trở lại trong cung, công chúa cáo trạng với phụ thân vụ đám sĩ tử thi rớt gây sự, kể lại việc họ vây công Âu Dương Tu, cũng thuật chuyện Âu Dương Tu ra đề, có điều, lược bỏ không đề cập đoạn nàng dọa dẫm đám Lưu Kỷ. Đặng đô tri nghe rồi cùng ta nhìn nhau cười, nhưng đều không lắm miệng bổ sung thêm.
Kim thượng được cho hay vụ việc Âu Dương Tu, không khỏi thở dài: “Đám sĩ tử thi rớt này cũng càn quấy quá rồi. Chuyện công kích quan khảo thí cũng chẳng phải lần đầu tiên. Nghe nói hôm trước Âu Dương Tu vừa mới từ trường thi về nhà, đã có người từ ngoài tường ném một quyển văn thư vào sân nhà y, y nhặt lên xem, thấy nguyên một thiên ‘Văn tế Âu Dương Tu’…”
Công chúa nhướng mày: “Sĩ tử gây chuyện bậc này, chẳng bằng bắt một tên lại, giết một răn trăm, ít nhất cũng chặt phứt một chân của hắn đi, hoặc nhốt lại dăm tháng một năm, phỏng chừng chúng sẽ đàng hoàng lại ngay thôi.”
“Làm vậy, họ sẽ càng lấy ngòi bút làm vũ khí, đến đại thần trong triều cũng sẽ hùa theo, tả cha con thành bạo quân muốn kìm chặt miệng lưỡi người ta, đốt sách giết học trò.” Kim thượng cười xua tay, ôn tồn chỉ bảo: “Con gái, trên đời có hai thứ nhất định không được động vào, trông thấy cũng phải đi vòng, một cái là tổ ong vò vẽ, cái còn lại chính là người đọc sách tụ tập thành đám.”
Công chúa chớp mắt ngẫm nghĩ, bỗng lăn ra cười bò: “Đúng nhỉ, dáng vẻ Âu Dương học sĩ hôm nay còn chẳng phải giống y hệt chọc trúng tổ ong vò vẽ sao!”
Cười xong, nàng cũng không quên nói hộ Âu Dương Tu: “Lần này Âu Dương học sĩ đắc tội quá nhiều người, ngày mai xướng danh sẽ lại có một đám sĩ tử tham gia thi đình thi rớt nữa, khó mà đảm bảo được về sau chuyện này không tái diễn. Dù sao cha cũng phải nghĩ cách, đừng để ông ấy lại bị ong vò vẽ đốt nữa đấy nhé!”
Kim thượng suy tính, mỉm cười: “Ừ, ta vẫn đang nghĩ đây.”
Hôm sau xướng danh, chúng ta mới phát hiện, để bảo vệ Âu DươngTu, ngài đã ra một quyết định không tầm thường đến nhường nào: Phàm là người tham gia thi đình năm nay đều ban thưởng thi đỗ tiến sĩ, không ai trượt rớt.
Thế là, mấy trăm tên người được xướng lên từng cái, khiến nghi thức xướng danh lần này đặc biệt lê thê. Cung quyến trên Thái Thanh Lâu xem mà mất hết hứng thú, vài người ngáp dài, nhỏ giọng oán thán đứng quá mệt mỏi, hơn nữa, tướng mạo vị trạng nguyên hôm nay cũng chẳng lấy gì làm xuất sắc.
Trạng nguyên khóa này là Chương Hành đất Kiến An, tuổi ngoài ba mươi, già giặn trang trọng, nhưng luận về dung mạo phong độ, tất nhiên là kém xa Phùng Kinh năm xưa.
Nhưng đối với công chúa và ta, lễ xướng danh cũng có một điểm sáng bất ngờ: Tiến sĩ đỗ hạng hai chính là kẻ sĩ áo xanh đã đứng ra biện hộ cho Âu Dương Tu một ngày trước – Tô Thức đất Mi Sơn.
Xem chừng công chúa cũng rất có hảo cảm với chàng, thế nên khi chúng tiến sĩ bái tạ hoàng hậu trước lầu Thái Thanh, nàng đặc biệt sai người thưởng nhiều thêm cho chàng cái bánh tiền hào (*).
(*) Không rõ chính xác là bánh gì, theo tư liệu thời Tống thì chỉ biết đây là một món ăn hoàng hậu ban thưởng cho các tiến sĩ đỗ đạt sau lễ xướng danh.
Hoàng hậu thấy thế, hỏi: “Huy Nhu cũng từng nghe đến văn danh của Tô Thức?”
Công chúa đáp không, có lẽ do nhất thời không tiện kể lại cụ thể căn nguyên, nàng bèn đơn giản tìm một lí do: “Con nom hắn thuận mắt.”
Câu này vừa nói ra đã làm rộ lên một trận cười của cung nhân, nàng cũng lười biện giải, trong lòng chẳng giữ điều gì thầm kín nên thần sắc tương đối tự nhiên.
Hoàng hậu mỉm cười, cũng nhìn Tô Thức, nói: “Cậu Tô Thức này tài trí mẫn tuệ, văn phong có chỗ tương tự Âu Dương học sĩ. Cậu ta có một đứa em trai, tên là Tô Triệt, hôm nay cũng đỗ tiến sĩ. Hiện giờ trong kinh hai anh em nổi danh lắm, mấy ngày trước cha con xem bài thi đình của họ xong mừng rỡ khôn xiết, đặc biệt nói với ta: ‘Âu Dương Tu quả nhiên có mắt nhìn người, cống cử bận này lựa được không ít kẻ sĩ có tài văn chương, trong đó có một cặp huynh đệ, tên là Tô Thức, Tô Triệt, đều có tài đảm đương tể chấp, bài của Tô Thức đáng khen hơn cả. Chẳng qua, ta đã có tuổi rồi, e rằng không dùng đến hai nhân tài này, có điều, giữ họ lại cho đời sau cũng là một ý hay.’”
Công chúa ngạc nhiên: “Cha đã thích vậy, sao không chọn Tô Thức làm trạng nguyên?”
Hoàng hậu đáp: “Ta cũng không biết, lát nữa con tự hỏi cha con đi.”
Sau, công chúa hỏi kim thượng chuyện này thật, kim thượng cười than: “Việc này kể ra đúng là một hiểu lầm. Bài thi đình do quan khảo thí duyệt trước, sau đó trình lên cho ta phê duyệt theo thứ tự quan khảo thí đề xuất. Ban đầu Âu Dương Tu phê duyện bài thi đình, đọc bài của Tô Thức tỏ ra rất khen ngợi, có ý chọn cậu ta đứng nhất, nhưng khi đó bài thi bít tên, y không biết ai là tác giả, lại thấy người này văn phong vừa vặn đúng kiểu mình thích, sợ bài văn này là của học trò mình Tằng Củng, nếu chọn làm trạng nguyên, chỉ e ngày sau sẽ rước lấy người khác chê trách, bèn đặt xuống hạng hai, xếp bài của Chương Hành lên đệ nhất. Lúc ta chấm bài, tuy thấy bài người đứng hai khá hơn người đứng nhất, nhưng lại nghĩ, Âu Dương học sĩ định vậy ắt có cái lý riêng của y, nếu không có sai khác gì lớn thì cứ tôn trọng ý kiến của y là hơn. Thế nên, cuối cùng vẫn giữ thứ tự theo Âu Dương học sĩ đề xuất, để Tô Thức chịu thiệt thòi làm bảng nhãn. Nào ngờ xướng danh xong, tiến sĩ vào điện tạ ơn, ta thấy Âu Dương Tu nhìn Tô Thức chằm chằm thì vô cùng ngạc nhiên, hỏi y nguyên nhân, y mới thấp giọng nói cho ta biết việc này. Hai ta nhìn nhau im lặng, đều cảm thấy tiếc nuối…”
Công chúa quốc triều khi sơ phong đều lấy mỹ danh hai chữ, đến lúc hạ giáng hoặc tân đế lên ngôi mới thụ ân nâng bậc, đổi thành phong hiệu tên nước, lễ ngộ bổng lộc đều tăng thêm. Tháng Sáu năm nay, kim thượng tấn phong Phúc Khang công chúa làm Duyện quốc công chúa. Khi ấy Âu Dương Tu là hàn lâm học sĩ được kim thượng trọng dụng nhất, sau tri cống cử, kim thượng lại ủy thác trọng trách cho y, lệnh y kiêm chức lễ bộ thị lang, lãnh đạo chư bác sĩ Lễ viện, sắp xếp nghi chế cho sách lễ và hôn lễ của công chúa.
Sở dĩ phải xếp đặt lại nghi chế hôn lễ là bởi kim thượng muốn lấy đại lễ trang trọng quy mô hoành tráng xưa nay chưa từng có để gả con gái, chi tiết sách lễ của công chúa lại càng phải thiết kế dụng tâm, bởi quốc triều trước giờ chưa có một vị công chúa nào từng hành sách lễ.
Thế nên, việc công chúa hành sách lễ không sao tránh được bị đại thần phê bình, nhất là sau khi kim thượng phong Miêu thục nghi lên làm hiền phi, hiền phi từ chối sách lễ, kim thượng chấp thuận thỉnh cầu của bà.
Hàn lâm học sĩ Hồ Túc tiến giánvì chuyện này: “Bệ hạ lên ngôi tới nay, từng tiến phong Sở quốc, Ngụy quốc hai vị đại trưởng công chúa, đều chưa một lần hành sách lễ, nay tiến phong Duyện quốc công chúa đã là vượt quá đại trưởng công chúa. Huống hồ Hiền phi cũng từ chối lễ thăng vị, hai mẹ con một hành một không, lễ nghĩa càng thêm không tương xứng. Viết vào sử sách, hậu thế sẽ có lời chê bai, nhất định sẽ nói bệ hạ thiên vị tình thân, uổng danh thánh đức.”
Nhưng lần này, kim thượng hoàn toàn bỏ ngoài tai lời can gián của y, vẫn lệnh chuẩn bị sách lễ cho công chúa, không chút che giấu công khai việc mình thiên vị con gái cho cả thiên hạ biết.
Rất nhanh đã tới đinh dậu tháng Bảy (*), ngày Duyện quốc công chúa nhận sách phong.
(*) Tính theo can chi, đây là ngày 23 tháng 7 âm lịch năm 1057.
Theo lễ nghi mới quy định, bách quan sẽ dâng tấu chúc mừng ở Văn Đức Điện, hộ bộ thị lang, tham tri chính sự Vương Nghiêu Thần và xu mật phó sứ, lễ bộ thị lang Điền Huống nhận nhiệm vụ sách sứ, bưng sách ấn từ Văn Đức Điện tới Nội Đông Môn, trước đó nhập nội đô tri giữ chức vụ nội cấp sự (*) sẽ tới Nghi Phượng Các, mời công chúa thay phục sức, mặc áo du địch (**), sách sứ lại tuyên bố phụng chế trao sách ấn cho công chúa, nội cấp sự nhận sách ấn vào trong, bưng ấn quỳ gối trao cho công chúa, công chúa bái tạ thụ ấn, nhận lời chúc tụng thăng vị của nội mệnh phụ, sau đó đến điện đế hậu bái tạ phụ mẫu.
(*) Chức vụ nội thị giữ vai trò liên hệ trong ngoài cung.
(**) Tên loại lễ phục cấp bậc cao nhất của mệnh phụ trong cung thời cổ đại, chỉ dưới lễ phục của hoàng hậu (gọi là huy y).
Ngày ấy, nội mệnh phụ trong cung đến bên ngoài Nghi Phượng Các từ rất sớm, lần lượt xếp hàng chỉnh tề, đợi công chúa đi ra, nhận sách ấn trong sân, nhập nội đô tri cũng đúng giờ có mặt ở gác, tuyên thỉnh công chúa thay phục sức, du địch, song mãi lâu sau vẫn không thấy công chúa xuất hiện, đô tri vô cùng kinh ngạc, cao giọng mời lại hai lần, cũng không thấy nàng có phản ứng gì.
Miêu hiền phi thống lĩnh nội mệnh phụ trong sân, không tiện rời đi, bèn đánh mắt ra hiệu bảo ta vào xem.
Ta vào rồi, hỏi thị nữ hầu hạ bên cửa phòng công chúa trước, họ nói công chúa đã sớm trang điểm xong, nhưng chẳng biết tại sao lại làm biếng nằm xuống, không chịu khoác lễ phục cài trâm miện.
Công chúa mặc áo đơn bằng vải sa trắng lót trong du địch, nằm trên giường quay người vào trong, búi tóc được ty sức chải chuốt công phu thì vẫn chưa rối loạn sợi nào.
Ta đi qua khẽ khàng gọi nàng, nàng cũng không xoay người lại, chỉ rầu rầu nói: “Ta không muốn hành sách lễ, huynh ra ngoài nói với họ, bảo họ giải tán đi.”
Ta tất nhiên không nhận lệnh, nói: “Công chúa muốn miễn sách lễ phải từ chối từ trước. Nay chư thần và mệnh phụ đã vào vị trí mà công chúa đóng cửa không ra sẽ thành thất lễ.”
“Huynh nói ta không từ chối từ trước à? Là cha nói thế nào cũng không đồng ý.” Nàng nghiêng đầu nhìn ta, hai mắt tối tăm đờ đẫn, “Ta cứ không muốn ra đấy, huynh bảo họ đi đi, ta mặc kệ, cùng lắm thì lát nữa huynh viết hộ ta cái sớ tạ tội dâng lên cha là được.”
Ta mỉm cười: “Thần chỉ là nội thị hầu hạ sinh hoạt hằng ngày của công chúa, thảo sớ không thuộc chức trách của thần.”
“Hử? Không phải huynh từng xin ta bổ huynh làm hàn lâm học sĩ à?” Công chúa ngồi dậy, vén vạt áo làm bộ thi lễ vạn phúc với ta, nói: “Kính nhờ Lương nội hàn thảo một thiên sớ tạ tội thay bản vị (*).”
(*) Nghĩ chắc mọi người có thể không biết từ này vì ít gặp, nhưng đại loại đây là cách tự xưng giống như hoàng hậu, thái tử xưng “bản cung”, tướng quân xưng “bản tướng” hay quan lại các cấp xưng “bản quan” với người dưới vậy đó, ở đây công chúa xưng “bản vị”.
Ta bèn ứng đối theo lời nàng: “Chiếu lệnh của công chúa không hợp lý, thần không dám thay mặt viết sớ, kính xin hoàn trả chức danh, mong công chúa thứ tội.”
Công chúa vỗ tay cười: “Đến tính xấu này của đại thần trong triều huynh cũng học được rồi!”
Ta chỉ cười không đáp. Nàng vẫn chưa từ bỏ ý định, chợt lại nói: “Không phải huynh nói, làm văn thay viết chữ hộ cho ta đều là chuyện vui vẻ sao? Huynh còn nói, huynh sẵn lòng làm tất thảy những điều ta muốn huynh làm…”
Sau đêm đó nói những lời này với nàng, quan hệ của chúng ta xuất hiện chút biến hóa rất đỗi vi diệu, dường như gần gũi hơn trước đây, song cả hai đều ăn ý không bàn đến chuyện này, đây là lần đầu tiên nàng đề cập tới lời nói khi ấy của ta. Tình cảm gắn bó ấm cúng giữa hai người trong đêm mưa theo câu nói một lần hiện lên, phất qua trái tim ta tựa một cơn gió xuân, niềm vui thích điềm tĩnh ấy khiến người ta lâng lâng như uống rượu, may mà lý trí sót lại của ta hãy còn biết đường nhắc nhở ta cự tuyệt dẫn dụ của nàng.
“Ơ? Thần từng nói vậy à?” Ta hỏi ngược lại như chuyện chưa từng xảy ra.
“Có, huynh có nói thế!” Nàng lập tức khẳng định.
Ta hé cười nhạt nhòa: “Thần nói khi nào ấy nhỉ?”
“Đêm hôm đó, trời mưa, ta đang khóc thì huynh đi vào…” Nàng hơi khựng lại, đại khái là ý thức được điều gì, lập tức ngậm miệng không nói nữa, gương mặt láng bóng như gốm sứ mơ hồ ửng lên sắc son hồng.
Ta cố ý ngó lơ sự khác thường của nàng, hời hợt nói: “Thật ư? Thần không nhớ.”
Đoạn quay đầu gọi Tiếu Diệp Nhi và Gia Khánh Tử đứng cạnh cửa, phân phó: “Hầu hạ công chúa thay y phục đi.”
“Ta có nói là muốn thay y phục hả?” Công chúa bất mãn chọi lại ta một câu.
Ta mỉm cười: “Cáo văn sách phong Duyện quốc công chúa là do Âu Dương nội hàn chấp bút, thần đoán công chúa nhất định sẽ có hứng thú ra ngoài nghe.”
“Chỉ toàn mấy lời ca tụng thôi, có gì hay mà nghe?” Công chúa than thở, nhưng nói thì nói vậy, nàng vẫn để thị nữ đỡ mình đến bên bàn trang điểm, đội miện cửu huy tứ phượng, tô điểm với chín đóa hoa, bận du địch xanh sẫm vạt dài tay rộng, đeo cặp bội bạch ngọc, choàng thêm đôi dải lụa đỏ thuần…
Cuối cùng cũng khoác xong lớp phục sức long trọng kia lên người, nàng nhìn mình trong gương, chợt nở nụ cười với ta sau lưng qua tấm kính: “Nhìn ta xem, có giống Ma Hát Lạc mặc người định đoạt trong đêm thất tịch không?”
Ta không lời đối đáp.
Nàng quay người nhìn thẳng vào ta, dùng giọng bình tĩnh nói ra một câu khiến người ta thương cảm: “Họ cũng coi ta là con phỗng, đóng gói thành món lễ vật xanh đỏ sặc sỡ rồi đem tặng cho con thỏ ngốc kia đó.”
Kim thượng được cho hay vụ việc Âu Dương Tu, không khỏi thở dài: “Đám sĩ tử thi rớt này cũng càn quấy quá rồi. Chuyện công kích quan khảo thí cũng chẳng phải lần đầu tiên. Nghe nói hôm trước Âu Dương Tu vừa mới từ trường thi về nhà, đã có người từ ngoài tường ném một quyển văn thư vào sân nhà y, y nhặt lên xem, thấy nguyên một thiên ‘Văn tế Âu Dương Tu’…”
Công chúa nhướng mày: “Sĩ tử gây chuyện bậc này, chẳng bằng bắt một tên lại, giết một răn trăm, ít nhất cũng chặt phứt một chân của hắn đi, hoặc nhốt lại dăm tháng một năm, phỏng chừng chúng sẽ đàng hoàng lại ngay thôi.”
“Làm vậy, họ sẽ càng lấy ngòi bút làm vũ khí, đến đại thần trong triều cũng sẽ hùa theo, tả cha con thành bạo quân muốn kìm chặt miệng lưỡi người ta, đốt sách giết học trò.” Kim thượng cười xua tay, ôn tồn chỉ bảo: “Con gái, trên đời có hai thứ nhất định không được động vào, trông thấy cũng phải đi vòng, một cái là tổ ong vò vẽ, cái còn lại chính là người đọc sách tụ tập thành đám.”
Công chúa chớp mắt ngẫm nghĩ, bỗng lăn ra cười bò: “Đúng nhỉ, dáng vẻ Âu Dương học sĩ hôm nay còn chẳng phải giống y hệt chọc trúng tổ ong vò vẽ sao!”
Cười xong, nàng cũng không quên nói hộ Âu Dương Tu: “Lần này Âu Dương học sĩ đắc tội quá nhiều người, ngày mai xướng danh sẽ lại có một đám sĩ tử tham gia thi đình thi rớt nữa, khó mà đảm bảo được về sau chuyện này không tái diễn. Dù sao cha cũng phải nghĩ cách, đừng để ông ấy lại bị ong vò vẽ đốt nữa đấy nhé!”
Kim thượng suy tính, mỉm cười: “Ừ, ta vẫn đang nghĩ đây.”
Hôm sau xướng danh, chúng ta mới phát hiện, để bảo vệ Âu DươngTu, ngài đã ra một quyết định không tầm thường đến nhường nào: Phàm là người tham gia thi đình năm nay đều ban thưởng thi đỗ tiến sĩ, không ai trượt rớt.
Thế là, mấy trăm tên người được xướng lên từng cái, khiến nghi thức xướng danh lần này đặc biệt lê thê. Cung quyến trên Thái Thanh Lâu xem mà mất hết hứng thú, vài người ngáp dài, nhỏ giọng oán thán đứng quá mệt mỏi, hơn nữa, tướng mạo vị trạng nguyên hôm nay cũng chẳng lấy gì làm xuất sắc.
Trạng nguyên khóa này là Chương Hành đất Kiến An, tuổi ngoài ba mươi, già giặn trang trọng, nhưng luận về dung mạo phong độ, tất nhiên là kém xa Phùng Kinh năm xưa.
Nhưng đối với công chúa và ta, lễ xướng danh cũng có một điểm sáng bất ngờ: Tiến sĩ đỗ hạng hai chính là kẻ sĩ áo xanh đã đứng ra biện hộ cho Âu Dương Tu một ngày trước – Tô Thức đất Mi Sơn.
Xem chừng công chúa cũng rất có hảo cảm với chàng, thế nên khi chúng tiến sĩ bái tạ hoàng hậu trước lầu Thái Thanh, nàng đặc biệt sai người thưởng nhiều thêm cho chàng cái bánh tiền hào (*).
(*) Không rõ chính xác là bánh gì, theo tư liệu thời Tống thì chỉ biết đây là một món ăn hoàng hậu ban thưởng cho các tiến sĩ đỗ đạt sau lễ xướng danh.
Hoàng hậu thấy thế, hỏi: “Huy Nhu cũng từng nghe đến văn danh của Tô Thức?”
Công chúa đáp không, có lẽ do nhất thời không tiện kể lại cụ thể căn nguyên, nàng bèn đơn giản tìm một lí do: “Con nom hắn thuận mắt.”
Câu này vừa nói ra đã làm rộ lên một trận cười của cung nhân, nàng cũng lười biện giải, trong lòng chẳng giữ điều gì thầm kín nên thần sắc tương đối tự nhiên.
Hoàng hậu mỉm cười, cũng nhìn Tô Thức, nói: “Cậu Tô Thức này tài trí mẫn tuệ, văn phong có chỗ tương tự Âu Dương học sĩ. Cậu ta có một đứa em trai, tên là Tô Triệt, hôm nay cũng đỗ tiến sĩ. Hiện giờ trong kinh hai anh em nổi danh lắm, mấy ngày trước cha con xem bài thi đình của họ xong mừng rỡ khôn xiết, đặc biệt nói với ta: ‘Âu Dương Tu quả nhiên có mắt nhìn người, cống cử bận này lựa được không ít kẻ sĩ có tài văn chương, trong đó có một cặp huynh đệ, tên là Tô Thức, Tô Triệt, đều có tài đảm đương tể chấp, bài của Tô Thức đáng khen hơn cả. Chẳng qua, ta đã có tuổi rồi, e rằng không dùng đến hai nhân tài này, có điều, giữ họ lại cho đời sau cũng là một ý hay.’”
Công chúa ngạc nhiên: “Cha đã thích vậy, sao không chọn Tô Thức làm trạng nguyên?”
Hoàng hậu đáp: “Ta cũng không biết, lát nữa con tự hỏi cha con đi.”
Sau, công chúa hỏi kim thượng chuyện này thật, kim thượng cười than: “Việc này kể ra đúng là một hiểu lầm. Bài thi đình do quan khảo thí duyệt trước, sau đó trình lên cho ta phê duyệt theo thứ tự quan khảo thí đề xuất. Ban đầu Âu Dương Tu phê duyện bài thi đình, đọc bài của Tô Thức tỏ ra rất khen ngợi, có ý chọn cậu ta đứng nhất, nhưng khi đó bài thi bít tên, y không biết ai là tác giả, lại thấy người này văn phong vừa vặn đúng kiểu mình thích, sợ bài văn này là của học trò mình Tằng Củng, nếu chọn làm trạng nguyên, chỉ e ngày sau sẽ rước lấy người khác chê trách, bèn đặt xuống hạng hai, xếp bài của Chương Hành lên đệ nhất. Lúc ta chấm bài, tuy thấy bài người đứng hai khá hơn người đứng nhất, nhưng lại nghĩ, Âu Dương học sĩ định vậy ắt có cái lý riêng của y, nếu không có sai khác gì lớn thì cứ tôn trọng ý kiến của y là hơn. Thế nên, cuối cùng vẫn giữ thứ tự theo Âu Dương học sĩ đề xuất, để Tô Thức chịu thiệt thòi làm bảng nhãn. Nào ngờ xướng danh xong, tiến sĩ vào điện tạ ơn, ta thấy Âu Dương Tu nhìn Tô Thức chằm chằm thì vô cùng ngạc nhiên, hỏi y nguyên nhân, y mới thấp giọng nói cho ta biết việc này. Hai ta nhìn nhau im lặng, đều cảm thấy tiếc nuối…”
Công chúa quốc triều khi sơ phong đều lấy mỹ danh hai chữ, đến lúc hạ giáng hoặc tân đế lên ngôi mới thụ ân nâng bậc, đổi thành phong hiệu tên nước, lễ ngộ bổng lộc đều tăng thêm. Tháng Sáu năm nay, kim thượng tấn phong Phúc Khang công chúa làm Duyện quốc công chúa. Khi ấy Âu Dương Tu là hàn lâm học sĩ được kim thượng trọng dụng nhất, sau tri cống cử, kim thượng lại ủy thác trọng trách cho y, lệnh y kiêm chức lễ bộ thị lang, lãnh đạo chư bác sĩ Lễ viện, sắp xếp nghi chế cho sách lễ và hôn lễ của công chúa.
Sở dĩ phải xếp đặt lại nghi chế hôn lễ là bởi kim thượng muốn lấy đại lễ trang trọng quy mô hoành tráng xưa nay chưa từng có để gả con gái, chi tiết sách lễ của công chúa lại càng phải thiết kế dụng tâm, bởi quốc triều trước giờ chưa có một vị công chúa nào từng hành sách lễ.
Thế nên, việc công chúa hành sách lễ không sao tránh được bị đại thần phê bình, nhất là sau khi kim thượng phong Miêu thục nghi lên làm hiền phi, hiền phi từ chối sách lễ, kim thượng chấp thuận thỉnh cầu của bà.
Hàn lâm học sĩ Hồ Túc tiến giánvì chuyện này: “Bệ hạ lên ngôi tới nay, từng tiến phong Sở quốc, Ngụy quốc hai vị đại trưởng công chúa, đều chưa một lần hành sách lễ, nay tiến phong Duyện quốc công chúa đã là vượt quá đại trưởng công chúa. Huống hồ Hiền phi cũng từ chối lễ thăng vị, hai mẹ con một hành một không, lễ nghĩa càng thêm không tương xứng. Viết vào sử sách, hậu thế sẽ có lời chê bai, nhất định sẽ nói bệ hạ thiên vị tình thân, uổng danh thánh đức.”
Nhưng lần này, kim thượng hoàn toàn bỏ ngoài tai lời can gián của y, vẫn lệnh chuẩn bị sách lễ cho công chúa, không chút che giấu công khai việc mình thiên vị con gái cho cả thiên hạ biết.
Rất nhanh đã tới đinh dậu tháng Bảy (*), ngày Duyện quốc công chúa nhận sách phong.
(*) Tính theo can chi, đây là ngày 23 tháng 7 âm lịch năm 1057.
Theo lễ nghi mới quy định, bách quan sẽ dâng tấu chúc mừng ở Văn Đức Điện, hộ bộ thị lang, tham tri chính sự Vương Nghiêu Thần và xu mật phó sứ, lễ bộ thị lang Điền Huống nhận nhiệm vụ sách sứ, bưng sách ấn từ Văn Đức Điện tới Nội Đông Môn, trước đó nhập nội đô tri giữ chức vụ nội cấp sự (*) sẽ tới Nghi Phượng Các, mời công chúa thay phục sức, mặc áo du địch (**), sách sứ lại tuyên bố phụng chế trao sách ấn cho công chúa, nội cấp sự nhận sách ấn vào trong, bưng ấn quỳ gối trao cho công chúa, công chúa bái tạ thụ ấn, nhận lời chúc tụng thăng vị của nội mệnh phụ, sau đó đến điện đế hậu bái tạ phụ mẫu.
(*) Chức vụ nội thị giữ vai trò liên hệ trong ngoài cung.
(**) Tên loại lễ phục cấp bậc cao nhất của mệnh phụ trong cung thời cổ đại, chỉ dưới lễ phục của hoàng hậu (gọi là huy y).
Ngày ấy, nội mệnh phụ trong cung đến bên ngoài Nghi Phượng Các từ rất sớm, lần lượt xếp hàng chỉnh tề, đợi công chúa đi ra, nhận sách ấn trong sân, nhập nội đô tri cũng đúng giờ có mặt ở gác, tuyên thỉnh công chúa thay phục sức, du địch, song mãi lâu sau vẫn không thấy công chúa xuất hiện, đô tri vô cùng kinh ngạc, cao giọng mời lại hai lần, cũng không thấy nàng có phản ứng gì.
Miêu hiền phi thống lĩnh nội mệnh phụ trong sân, không tiện rời đi, bèn đánh mắt ra hiệu bảo ta vào xem.
Ta vào rồi, hỏi thị nữ hầu hạ bên cửa phòng công chúa trước, họ nói công chúa đã sớm trang điểm xong, nhưng chẳng biết tại sao lại làm biếng nằm xuống, không chịu khoác lễ phục cài trâm miện.
Công chúa mặc áo đơn bằng vải sa trắng lót trong du địch, nằm trên giường quay người vào trong, búi tóc được ty sức chải chuốt công phu thì vẫn chưa rối loạn sợi nào.
Ta đi qua khẽ khàng gọi nàng, nàng cũng không xoay người lại, chỉ rầu rầu nói: “Ta không muốn hành sách lễ, huynh ra ngoài nói với họ, bảo họ giải tán đi.”
Ta tất nhiên không nhận lệnh, nói: “Công chúa muốn miễn sách lễ phải từ chối từ trước. Nay chư thần và mệnh phụ đã vào vị trí mà công chúa đóng cửa không ra sẽ thành thất lễ.”
“Huynh nói ta không từ chối từ trước à? Là cha nói thế nào cũng không đồng ý.” Nàng nghiêng đầu nhìn ta, hai mắt tối tăm đờ đẫn, “Ta cứ không muốn ra đấy, huynh bảo họ đi đi, ta mặc kệ, cùng lắm thì lát nữa huynh viết hộ ta cái sớ tạ tội dâng lên cha là được.”
Ta mỉm cười: “Thần chỉ là nội thị hầu hạ sinh hoạt hằng ngày của công chúa, thảo sớ không thuộc chức trách của thần.”
“Hử? Không phải huynh từng xin ta bổ huynh làm hàn lâm học sĩ à?” Công chúa ngồi dậy, vén vạt áo làm bộ thi lễ vạn phúc với ta, nói: “Kính nhờ Lương nội hàn thảo một thiên sớ tạ tội thay bản vị (*).”
(*) Nghĩ chắc mọi người có thể không biết từ này vì ít gặp, nhưng đại loại đây là cách tự xưng giống như hoàng hậu, thái tử xưng “bản cung”, tướng quân xưng “bản tướng” hay quan lại các cấp xưng “bản quan” với người dưới vậy đó, ở đây công chúa xưng “bản vị”.
Ta bèn ứng đối theo lời nàng: “Chiếu lệnh của công chúa không hợp lý, thần không dám thay mặt viết sớ, kính xin hoàn trả chức danh, mong công chúa thứ tội.”
Công chúa vỗ tay cười: “Đến tính xấu này của đại thần trong triều huynh cũng học được rồi!”
Ta chỉ cười không đáp. Nàng vẫn chưa từ bỏ ý định, chợt lại nói: “Không phải huynh nói, làm văn thay viết chữ hộ cho ta đều là chuyện vui vẻ sao? Huynh còn nói, huynh sẵn lòng làm tất thảy những điều ta muốn huynh làm…”
Sau đêm đó nói những lời này với nàng, quan hệ của chúng ta xuất hiện chút biến hóa rất đỗi vi diệu, dường như gần gũi hơn trước đây, song cả hai đều ăn ý không bàn đến chuyện này, đây là lần đầu tiên nàng đề cập tới lời nói khi ấy của ta. Tình cảm gắn bó ấm cúng giữa hai người trong đêm mưa theo câu nói một lần hiện lên, phất qua trái tim ta tựa một cơn gió xuân, niềm vui thích điềm tĩnh ấy khiến người ta lâng lâng như uống rượu, may mà lý trí sót lại của ta hãy còn biết đường nhắc nhở ta cự tuyệt dẫn dụ của nàng.
“Ơ? Thần từng nói vậy à?” Ta hỏi ngược lại như chuyện chưa từng xảy ra.
“Có, huynh có nói thế!” Nàng lập tức khẳng định.
Ta hé cười nhạt nhòa: “Thần nói khi nào ấy nhỉ?”
“Đêm hôm đó, trời mưa, ta đang khóc thì huynh đi vào…” Nàng hơi khựng lại, đại khái là ý thức được điều gì, lập tức ngậm miệng không nói nữa, gương mặt láng bóng như gốm sứ mơ hồ ửng lên sắc son hồng.
Ta cố ý ngó lơ sự khác thường của nàng, hời hợt nói: “Thật ư? Thần không nhớ.”
Đoạn quay đầu gọi Tiếu Diệp Nhi và Gia Khánh Tử đứng cạnh cửa, phân phó: “Hầu hạ công chúa thay y phục đi.”
“Ta có nói là muốn thay y phục hả?” Công chúa bất mãn chọi lại ta một câu.
Ta mỉm cười: “Cáo văn sách phong Duyện quốc công chúa là do Âu Dương nội hàn chấp bút, thần đoán công chúa nhất định sẽ có hứng thú ra ngoài nghe.”
“Chỉ toàn mấy lời ca tụng thôi, có gì hay mà nghe?” Công chúa than thở, nhưng nói thì nói vậy, nàng vẫn để thị nữ đỡ mình đến bên bàn trang điểm, đội miện cửu huy tứ phượng, tô điểm với chín đóa hoa, bận du địch xanh sẫm vạt dài tay rộng, đeo cặp bội bạch ngọc, choàng thêm đôi dải lụa đỏ thuần…
Cuối cùng cũng khoác xong lớp phục sức long trọng kia lên người, nàng nhìn mình trong gương, chợt nở nụ cười với ta sau lưng qua tấm kính: “Nhìn ta xem, có giống Ma Hát Lạc mặc người định đoạt trong đêm thất tịch không?”
Ta không lời đối đáp.
Nàng quay người nhìn thẳng vào ta, dùng giọng bình tĩnh nói ra một câu khiến người ta thương cảm: “Họ cũng coi ta là con phỗng, đóng gói thành món lễ vật xanh đỏ sặc sỡ rồi đem tặng cho con thỏ ngốc kia đó.”
Danh sách chương