Chiếc Mốt-cô-vích dừng lại trước cổng ngôi biệt thự trên một đường phố rợp bóng cây xà cừ. Ngoài anh thượng sĩ công an vũ trang ôm súng đứng như một pho tượng trước cổng, còn lại bên trong không một bóng người.
Bao ló đầu ra khỏi xe hỏi trống không:
- Anh Trung Chính có ở nhà không? Anh thượng sĩ công an vũ trang nhận ra Bao nên lễ phép đáp:
- Thưa bác, có đấy ạ. Nhưng bác chờ cháu gọi điện vào báo cho đồng chí thư ký riêng của bác Trung Chính đã.
- Cậu nói là có đồng chí Lê Thanh Bao, phái viên nông nghiệp của Ban bí thư xin gặp anh Trung Chính để báo cáo công việc.
Gọi điện báo xong, anh thượng sĩ công an vũ trang bước ra mở rộng hai cánh cửa cho xe của Bao vào. Chiếc xe chạy chầm chậm rồi đỗ ngay trên con đường rải đá cuội cạnh một cây hoa đại đang nở hoa trắng xóa. Mùi hương hoa đại tỏa ra thơm ngát. Không gian khuôn viên ngôi biệt thự trang nghiêm và tĩnh lặng như một ngôi chùa cổ.
Bao ra khỏi xe, xách cặp đi vào trong ngôi biệt thự.
Ông Trung Chính trạc tuổi trên năm lăm, người thấp, khuôn mặt tròn, trán cao, đôi mắt to lộ vẻ thông minh và cương nghị. Ông mặc bộ đồ Tôn Trung Sơn hàng ngày bước ra tiếp Bao ở phòng khách. Ông bắt tay Bao hỏi:
- Anh em trong tổ phái viên vẫn khỏe cả chứ?
Bao khúm núm:
- Dạ thưa anh, khỏe cả. Anh có khỏe không ạ?
- Mình lúc nào cũng như lúc nào. Chẳng biết đau ốm là gì. Công tác có vất vả lắm không?
- Thưa anh cũng khá vất vả. Chỉ có ba anh em mà phụ trách những hai tỉnh nên gần như thường xuyên phải đi xuống cơ sở.
Ông Trung Chính mời Bao ngồi và ông cũng ngồi xuống tựa lưng vào sa-lông:
- Mình cũng hình dung ra các cậu rất vất vả. Tình hình có gì mới không?
Bao nhanh nhảu đáp:
- Thưa anh có ạ. Ở tỉnh Phước Vĩnh đang có những diễn biến khá phức tạp nên tôi về xin ý kiến của anh.
Ông Trung Chính chẳng hề tỏ thái độ trước câu nói của Bao, vẫn nói với giọng lành lạnh:
- Thế à. Uống nước đi rồi kể cho mình nghe.
Bao cầm chén nước lên tỏ vẻ cung kính:
- Mời anh ạ.
- Cậu cứ tự nhiên. Ông Ẩn, ông Sắc thế nào. Có khỏe không?
- Hai anh ấy đều khoẻ. Anh Ẩn chỉ thỉnh thoảng lên cơn đau dạ dày.
- Bệnh dạ dày của cậu ấy có từ lâu. Không chữa dứt điểm để nó trở thành ung thư thì chết. Còn ông Hoàng Kim, bí thư tỉnh ủy Phước Vĩnh thế nào?
- Thưa anh. Anh Kim hơi gầy và cũng bị bệnh dạ dày giống anh Ẩn.
- Cái tạng của cậu ấy như vậy nên chẳng khi nào béo. Cậu Kim là một cán bộ có năng lực lãnh đạo. Tác phong lại rất quần chúng nên mình rất quý. Có lẽ Đại hội Đảng nhiệm kỳ tới sẽ đưa cậu ta vào Ban chấp hành Trung ương.
Bao hơi nhấp nhổm người:
- Đúng vậy, anh Kim là một cán bộ có tác phong quần chúng. Chỉ phải cái tội là thường hành động tùy tiện và nặng về cảm tính. Chưa hoàn toàn thoát khỏi bản chất tự do của một anh nông dân.
Ông Trung Chính nhận ra vẻ khó chịu của Bao khi nhắc đến ông Kim nên hỏi:
- Cậu có vẻ không thích cậu Kim lắm có phải không?
- Về tình cảm thì tôi rất quý anh Kim. Nhưng về quan điểm nhìn nhận các vấn đề thuộc phạm trù lí luận thì anh Kim và tôi ở hai thái cực khác nhau. Nói một cách khác là đối lập nhau.
Ông Trung Chính bắt đầu tỏ ra quan tâm đến câu nói của Bao:
- Trái ngược nhau ở điểm nào?
Bao không ngần ngại đáp:
- Tôi nhìn nhận sự vật dựa trên cơ sở đường lối và biện chứng, còn anh Kim thì nhìn nhận sự vật theo cảm tính, đôi khi rất cực đoan.
Ông Trung Chính hỏi:
- Hai người đã tranh luận với nhau bao giờ chưa?
- Cũng đã vài lần.
- Về vấn đề gì?
- Rất nhiều vấn đề nên tôi định hôm nay về đây báo cáo với anh.
- Có phải chuyện ở Phước Vĩnh có những diễn biến phức tạp mà cậu nói khi nãy không?
- Vâng.
Bao mở cặp lấy ra bản dự thảo của tỉnh ủy Phước Vĩnh cầm hai tay đặt xuống trước mặt ông Trung Chính:
- Thưa anh…
Ông Trung Chính nhìn vào tập giấy Bao vừa để xuống bàn hỏi cắt lời Bao:
- Tài liệu gì đấy?
- Thưa anh, đây là bản dự thảo về quản lí lao động nông nghiệp trong Hợp tác xã của tỉnh ủy Phước Vĩnh.
Ông Trung Chính cầm lên lật từng tờ xem lướt qua rồi đặt xuống bàn.
- Bây giờ cậu kể cho mình nghe chuyện gì đã xảy ra ở tỉnh Phước Vĩnh.
Bao đắn đo một lúc mới nói:
- Đáng ra việc này phải do anh Ẩn báo cáo với anh. Nhưng mấy lần tôi đề nghị, anh Ẩn vẫn chần chừ bảo để xem tình hình diễn biến đến đâu rồi báo cáo luôn thể. Tôi sợ để cho tình hình trở nên trầm trọng thì hậu quả xấu không thể lường được nên về báo cáo để anh nắm được và có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Ông Trung Chính vẫn không hề đổi sắc mặt hỏi:
- Tình hình nghiêm trọng đến thế kia à?
- Vâng. Theo tôi là rất nghiêm trọng.
- Cậu nói đi. Chuyện gì đã xảy ra ở Phước Vĩnh?
Bao biết tính của ông Trung Chính nên không hề quan tâm đến thái độ gần như lạnh nhạt của ông. Bao nói rành rọt:
- Về quan điểm của tỉnh ủy Phước Vĩnh, nói đúng hơn là của anh Kim như thế nào, anh đọc kỹ bản dự thảo về quản lí lao động nông nghiệp sẽ rõ. Tôi chỉ xin báo cáo những diễn biến lệch lạc gần một năm nay ở tỉnh Phước Vĩnh để anh nắm được. Do cách nhìn nhận, đánh giá tình hình Hợp tác xã hiện nay đang xuống cấp trầm trọng khiến đời sống nông dân xuống dưới mức nghèo khổ mà nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do cơ chế hiện hành…
Ông Trung Chính ngắt lời Bao:
- Có đúng tỉnh ủy Phước Vĩnh đánh giá như vậy không?
- Thưa anh đúng như thế đấy ạ. Trong bản dự thảo cũng ghi rõ điều này. Mấy lần tôi tranh luận với anh Kim về điểm này nhưng anh Kim vẫn khăng khăng cho rằng do cơ chế hiện nay là tập trung quan liêu bao cấp nên mới để lại hậu quả đói nghèo cho nông dân hứng chịu…
Ông Trung Chính thốt lên:
- Bậy. Rất bậy. Nhận định như thế là hồ đồ quá.
Bao chớp lấy lời ông Trung Chính:
- Từ chỗ nhận định mơ hồ ấy mà tỉnh ủy Phước Vĩnh đề ra những giải pháp có thể nói là phản Chủ nghĩa xã hội. Không những thế còn ủng hộ những hành động tự phát của nông dân, khiến nhiều Hợp tác xã chỉ còn là hình thức, còn thực chất bên trong là đang dần dần trở về với con đường làm ăn cá thể.
Trán ông Trung Chính nhăn lại:
- Cậu nói cụ thể cho mình biết những diễn biến cụ thể ở những Hợp tác xã đang làm ăn lệch lạc mà cậu nắm được cho mình nghe thử.
Bao phấn chấn hẳn lên:
- Vâng. Tôi xin nêu lên một số Hợp tác xã điển hình của lối làm ăn tùy tiện. Ở huyện Vĩnh Hòa có Hợp tác xã Hồng Vân. Hợp tác này đã chia đất cho xã viên làm vụ xen canh, trả ao cá trong các gia đình về cho hộ xã viên nuôi, chỉ nộp cho tập thể một phần, còn phần lớn đem đi bán ra bên ngoài. Nghiêm trọng hơn là có hai Hợp tác xã ở Vĩnh Hòa đã hóa giá công cụ sản xuất bán lại cho nông dân…
Ông Trung Chính không còn giữ được thái độ bình thản như lúc đầu nữa. Ông gằn trong cổ:
- Thế này thì nguy to, còn đâu là Hợp tác xã nữa. Ông Kim có biết việc này không?
- Có biết. Và chính anh Kim là người cổ vũ việc làm này.
Ông Trung Chính bực tức thật sự:
- Cái tay Kim này sao lại hồ đồ vậy nhỉ. Các cậu đều biết việc này cả chứ?
- Vâng. Chúng tôi đã xuống tận nơi kiểm tra và yêu cầu chấm dứt tình trạng làm ăn vô nguyên tắc trên. Nhưng lãnh đạo huyện Vĩnh Hòa và Hợp tác xã Hồng Vân được sự bao che của anh Kim và chị Thường, họ kiên quyết bảo vệ quan điểm của mình.
Ông Trung Chính ngạc nhiên:
- Cậu bảo sao. Cả cô Thường cũng bảo vệ quan điểm lệch lạc của huyện ủy Vĩnh Hòa?
Bao nhếch mép cười:
- Chị Thường bảo vệ hăng hái không kém gì anh Kim anh ạ.
Ông Trung Chính đứng lên đi đi lại lại trong phòng. Những điều Bao vừa nói với ông quả là quá bất ngờ. Đối với người khác không nói làm gì, nhưng đối với ông Kim và bà Thường, ông nghĩ không ai hiểu hai người này bằng ông. Không ai khác chính ông là người đã dìu dắt giáo dục hai người này đi làm cách mạng. Trải qua những ngày gian khổ, hiểm nguy khi Đảng đang còn hoạt động bí mật, họ tỏ ra là những người trung kiên, một lòng một dạ đi theo Đảng. Ông không tin trình độ ông Kim, bà Thường lại nhận thức một cách ngây thơ về con đường tập thể hóa Xã hội chủ nghĩa được. Phải chăng ngọn gió độc của chủ nghĩa xét lại đang len lỏi vào trong đầu óc của họ? Không bao giờ có chuyện đó. Vậy thì điều gì xui khiến ông Kim, bà Thường lại mở đường cho nông dân trở về với con đường làm ăn cá thể? Chưa tìm ra lời giải đáp nên ông Trung Chính quay lại ngồi vào sa-lông, nói với Bao giọng tâm sự:
- Cậu biết không. Cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình nhiều năm gắn bó với cậu Kim và cô Thường. Mình hết sức yêu thương và tin cậy ở họ. Mình lúc nào cũng nghĩ phẩm chất cách mạng ở họ không thua kém bất kỳ ai. Thời kỳ trước Cách mạng Tháng Tám, có những lúc Cách mạng đứng trước những khó khăn không thể tả, nhưng cả hai người lúc nào cũng kiên định với đường lối của Đảng chứ chưa thấy cô Thường và cậu Kim tỏ ra dao động bao giờ. Trong cuộc kháng chiến trường kỳ vừa qua cũng vậy. Cậu Kim hết làm bí thư huyện ủy đến bí thư tỉnh ủy nhưng ở cương vị nào cậu ấy cũng rất xứng đáng là một người lãnh đạo xông xáo, năng động. Không kể hiểm nguy vào tận vùng địch hậu để xây dựng cơ sở kháng chiến. Giờ đây toàn Đảng toàn dân ta chỉ còn một mục tiêu duy nhất là xây dựng Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đánh thắng đế quốc Mỹ để giải phóng miền Nam, tiến tới thống nhất đất nước thì họ lại có nhưng suy nghĩ ngược chiều. Cậu thử giải thích cho mình biết vì sao vậy?
Bao thuộc làu những điều mình đã suy nghĩ nên khi nghe ông Trung Chính nói như vậy liền tuôn ra một mạch:
- Tôi suy nghĩ không biết có đúng hay không. Tình hình các Đảng Cộng sản và Công nhân trên thế giới đang chịu tác động không nhỏ của Chủ nghĩa xét lại hiện đại. Điều đó có tác động ít nhiều đến một số cán bộ và đảng viên của ta. Không phải không có những hiện tượng đòi xem xét lại đường lối lãnh đạo của Đảng. Biểu hiện rõ nhất là trong giới văn nghệ sĩ và trí thức. Khi đọc kỹ bản dự thảo về việc quản lí lao động trong các Hợp tác xã nông nghiệp, tôi thấy nổi lên một vấn đề đáng lo ngại. Đó là khuynh hướng xa rời đường lối Hợp tác hóa của Đảng. Việc bán lại nông cụ cho cá thể, cho mở thị trường tự do trong việc bán khoai tây hay khoán ruộng đất cho hộ, dù vô tình hay hữu ý thì những hiện tượng này đều là biến tướng của xét lại.
Ông Trung Chính chưa xem kỹ bản dự thảo nên khi nghe Bao nói vậy ông tỏ vẻ ngạc nhiên:
- Cậu bảo sao. Cho khoán ruộng đất đến hộ?
Bao tiếp tục cái giọng đều đều của mình:
- Theo như đồng chí Đình, thường vụ tỉnh ủy, một con người kiên định, đấu tranh không khoan nhượng với những việc làm sai trái của anh Kim cho biết thì trong vụ chiêm sắp tới, anh Kim cho làm thí điểm khoán hộ cây lúa ở Hợp tác xã Gia Đạo. Việc này trong bản dự thảo cũng công khai đề cập tới.
Ông Trung Chính hỏi giọng tức bực:
- Cậu Ẩn, cậu Sắc có biết những việc này không?
- Thưa anh, cách đây mấy tuần, anh Ẩn và anh Sắc có xuống kiểm tra tình hình ở Gia Đạo nên tôi tin là hai anh ấy biết. Nhưng tôi có cảm giác hai anh ấy đang dao động trước hiệu quả đưa lại của việc thay đổi cung cách làm ăn của số Hợp tác xã nói trên.
- Tình hình nghiêm trọng như vậy sao không thấy các cậu báo cáo là thế nào?
- Tôi đã mấy lần đề nghị anh Ẩn báo cáo kịp thời với Ban bí thư, nhưng anh Ẩn bảo để chờ xem tình hình diễn biến như thế nào rồi kết luận và báo cáo một thể.
Ông Trung Chính giận dữ:
- Nghĩa là chờ phong trào Hợp tác xã tan rã rồi báo cáo luôn chứ gì? Mình không hiểu trách nhiệm các cậu để ở đâu?
- Anh Ẩn là ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, phó Ban nông nghiệp Trung ương được phân công làm tổ trưởng tổ phái viên, anh ấy không chịu báo cáo thì tôi và anh Sắc không thể vượt quyền anh ấy để báo cáo được. Tôi biết lần này tôi tự động về gặp anh để báo cáo là một việc làm vô nguyên tắc. Nhưng vì trách nhiệm của một đảng viên đối với sự nghiệp của Đảng, tôi không thể không làm.
Ông Trung Chính không quan tâm đến câu nói của Bao mà hỏi:
- Trong Ban thường vụ tỉnh ủy Phước Vĩnh không có ai có ý kiến với những việc làm của cậu Kim hay sao?
- Trong số bảy ủy viên thường vụ thì chỉ có hai người phản đối. Người phản đối quyết liệt nhất là đồng chí Đình, trưởng Ban tuyên huấn tỉnh ủy. Do đồng chí Đình đấu tranh mạnh nên có lần anh Kim định đẩy anh Đình đi làm chuyên gia ở Lào để khỏi cản trở việc làm của mình.
- Có cả chuyện đó nữa kia à?
- Chính miệng anh Đình nói cho tôi hay.
Ông Trung Chính kêu lên:
- Ông Kim ơi là ông Kim. Tôi hy vọng ở ông bao nhiêu thì giờ đây tôi lại thất vọng với ông bấy nhiêu.
Bao thấy như mở cờ trong bụng:
- Thưa anh. Anh có cho chỉ thị gì không ạ?
- Cậu về nói với cậu Ẩn ngày mai về gặp mình ngay. Nói với cậu ấy chuẩn bị tài liệu đầy đủ dành một ngày báo cáo toàn bộ diễn biến tình hình ở Phước Vĩnh.
Nói xong ông Trung Chính ngả người tựa vào thành ghế nhìn lên trần nhà thở dài. Bao hiểu ông Trung Chính muốn dừng câu chuyện ở đây nên đứng lên chào từ biệt. Người nhẹ lâng lâng.
Bao ló đầu ra khỏi xe hỏi trống không:
- Anh Trung Chính có ở nhà không? Anh thượng sĩ công an vũ trang nhận ra Bao nên lễ phép đáp:
- Thưa bác, có đấy ạ. Nhưng bác chờ cháu gọi điện vào báo cho đồng chí thư ký riêng của bác Trung Chính đã.
- Cậu nói là có đồng chí Lê Thanh Bao, phái viên nông nghiệp của Ban bí thư xin gặp anh Trung Chính để báo cáo công việc.
Gọi điện báo xong, anh thượng sĩ công an vũ trang bước ra mở rộng hai cánh cửa cho xe của Bao vào. Chiếc xe chạy chầm chậm rồi đỗ ngay trên con đường rải đá cuội cạnh một cây hoa đại đang nở hoa trắng xóa. Mùi hương hoa đại tỏa ra thơm ngát. Không gian khuôn viên ngôi biệt thự trang nghiêm và tĩnh lặng như một ngôi chùa cổ.
Bao ra khỏi xe, xách cặp đi vào trong ngôi biệt thự.
Ông Trung Chính trạc tuổi trên năm lăm, người thấp, khuôn mặt tròn, trán cao, đôi mắt to lộ vẻ thông minh và cương nghị. Ông mặc bộ đồ Tôn Trung Sơn hàng ngày bước ra tiếp Bao ở phòng khách. Ông bắt tay Bao hỏi:
- Anh em trong tổ phái viên vẫn khỏe cả chứ?
Bao khúm núm:
- Dạ thưa anh, khỏe cả. Anh có khỏe không ạ?
- Mình lúc nào cũng như lúc nào. Chẳng biết đau ốm là gì. Công tác có vất vả lắm không?
- Thưa anh cũng khá vất vả. Chỉ có ba anh em mà phụ trách những hai tỉnh nên gần như thường xuyên phải đi xuống cơ sở.
Ông Trung Chính mời Bao ngồi và ông cũng ngồi xuống tựa lưng vào sa-lông:
- Mình cũng hình dung ra các cậu rất vất vả. Tình hình có gì mới không?
Bao nhanh nhảu đáp:
- Thưa anh có ạ. Ở tỉnh Phước Vĩnh đang có những diễn biến khá phức tạp nên tôi về xin ý kiến của anh.
Ông Trung Chính chẳng hề tỏ thái độ trước câu nói của Bao, vẫn nói với giọng lành lạnh:
- Thế à. Uống nước đi rồi kể cho mình nghe.
Bao cầm chén nước lên tỏ vẻ cung kính:
- Mời anh ạ.
- Cậu cứ tự nhiên. Ông Ẩn, ông Sắc thế nào. Có khỏe không?
- Hai anh ấy đều khoẻ. Anh Ẩn chỉ thỉnh thoảng lên cơn đau dạ dày.
- Bệnh dạ dày của cậu ấy có từ lâu. Không chữa dứt điểm để nó trở thành ung thư thì chết. Còn ông Hoàng Kim, bí thư tỉnh ủy Phước Vĩnh thế nào?
- Thưa anh. Anh Kim hơi gầy và cũng bị bệnh dạ dày giống anh Ẩn.
- Cái tạng của cậu ấy như vậy nên chẳng khi nào béo. Cậu Kim là một cán bộ có năng lực lãnh đạo. Tác phong lại rất quần chúng nên mình rất quý. Có lẽ Đại hội Đảng nhiệm kỳ tới sẽ đưa cậu ta vào Ban chấp hành Trung ương.
Bao hơi nhấp nhổm người:
- Đúng vậy, anh Kim là một cán bộ có tác phong quần chúng. Chỉ phải cái tội là thường hành động tùy tiện và nặng về cảm tính. Chưa hoàn toàn thoát khỏi bản chất tự do của một anh nông dân.
Ông Trung Chính nhận ra vẻ khó chịu của Bao khi nhắc đến ông Kim nên hỏi:
- Cậu có vẻ không thích cậu Kim lắm có phải không?
- Về tình cảm thì tôi rất quý anh Kim. Nhưng về quan điểm nhìn nhận các vấn đề thuộc phạm trù lí luận thì anh Kim và tôi ở hai thái cực khác nhau. Nói một cách khác là đối lập nhau.
Ông Trung Chính bắt đầu tỏ ra quan tâm đến câu nói của Bao:
- Trái ngược nhau ở điểm nào?
Bao không ngần ngại đáp:
- Tôi nhìn nhận sự vật dựa trên cơ sở đường lối và biện chứng, còn anh Kim thì nhìn nhận sự vật theo cảm tính, đôi khi rất cực đoan.
Ông Trung Chính hỏi:
- Hai người đã tranh luận với nhau bao giờ chưa?
- Cũng đã vài lần.
- Về vấn đề gì?
- Rất nhiều vấn đề nên tôi định hôm nay về đây báo cáo với anh.
- Có phải chuyện ở Phước Vĩnh có những diễn biến phức tạp mà cậu nói khi nãy không?
- Vâng.
Bao mở cặp lấy ra bản dự thảo của tỉnh ủy Phước Vĩnh cầm hai tay đặt xuống trước mặt ông Trung Chính:
- Thưa anh…
Ông Trung Chính nhìn vào tập giấy Bao vừa để xuống bàn hỏi cắt lời Bao:
- Tài liệu gì đấy?
- Thưa anh, đây là bản dự thảo về quản lí lao động nông nghiệp trong Hợp tác xã của tỉnh ủy Phước Vĩnh.
Ông Trung Chính cầm lên lật từng tờ xem lướt qua rồi đặt xuống bàn.
- Bây giờ cậu kể cho mình nghe chuyện gì đã xảy ra ở tỉnh Phước Vĩnh.
Bao đắn đo một lúc mới nói:
- Đáng ra việc này phải do anh Ẩn báo cáo với anh. Nhưng mấy lần tôi đề nghị, anh Ẩn vẫn chần chừ bảo để xem tình hình diễn biến đến đâu rồi báo cáo luôn thể. Tôi sợ để cho tình hình trở nên trầm trọng thì hậu quả xấu không thể lường được nên về báo cáo để anh nắm được và có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Ông Trung Chính vẫn không hề đổi sắc mặt hỏi:
- Tình hình nghiêm trọng đến thế kia à?
- Vâng. Theo tôi là rất nghiêm trọng.
- Cậu nói đi. Chuyện gì đã xảy ra ở Phước Vĩnh?
Bao biết tính của ông Trung Chính nên không hề quan tâm đến thái độ gần như lạnh nhạt của ông. Bao nói rành rọt:
- Về quan điểm của tỉnh ủy Phước Vĩnh, nói đúng hơn là của anh Kim như thế nào, anh đọc kỹ bản dự thảo về quản lí lao động nông nghiệp sẽ rõ. Tôi chỉ xin báo cáo những diễn biến lệch lạc gần một năm nay ở tỉnh Phước Vĩnh để anh nắm được. Do cách nhìn nhận, đánh giá tình hình Hợp tác xã hiện nay đang xuống cấp trầm trọng khiến đời sống nông dân xuống dưới mức nghèo khổ mà nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do cơ chế hiện hành…
Ông Trung Chính ngắt lời Bao:
- Có đúng tỉnh ủy Phước Vĩnh đánh giá như vậy không?
- Thưa anh đúng như thế đấy ạ. Trong bản dự thảo cũng ghi rõ điều này. Mấy lần tôi tranh luận với anh Kim về điểm này nhưng anh Kim vẫn khăng khăng cho rằng do cơ chế hiện nay là tập trung quan liêu bao cấp nên mới để lại hậu quả đói nghèo cho nông dân hứng chịu…
Ông Trung Chính thốt lên:
- Bậy. Rất bậy. Nhận định như thế là hồ đồ quá.
Bao chớp lấy lời ông Trung Chính:
- Từ chỗ nhận định mơ hồ ấy mà tỉnh ủy Phước Vĩnh đề ra những giải pháp có thể nói là phản Chủ nghĩa xã hội. Không những thế còn ủng hộ những hành động tự phát của nông dân, khiến nhiều Hợp tác xã chỉ còn là hình thức, còn thực chất bên trong là đang dần dần trở về với con đường làm ăn cá thể.
Trán ông Trung Chính nhăn lại:
- Cậu nói cụ thể cho mình biết những diễn biến cụ thể ở những Hợp tác xã đang làm ăn lệch lạc mà cậu nắm được cho mình nghe thử.
Bao phấn chấn hẳn lên:
- Vâng. Tôi xin nêu lên một số Hợp tác xã điển hình của lối làm ăn tùy tiện. Ở huyện Vĩnh Hòa có Hợp tác xã Hồng Vân. Hợp tác này đã chia đất cho xã viên làm vụ xen canh, trả ao cá trong các gia đình về cho hộ xã viên nuôi, chỉ nộp cho tập thể một phần, còn phần lớn đem đi bán ra bên ngoài. Nghiêm trọng hơn là có hai Hợp tác xã ở Vĩnh Hòa đã hóa giá công cụ sản xuất bán lại cho nông dân…
Ông Trung Chính không còn giữ được thái độ bình thản như lúc đầu nữa. Ông gằn trong cổ:
- Thế này thì nguy to, còn đâu là Hợp tác xã nữa. Ông Kim có biết việc này không?
- Có biết. Và chính anh Kim là người cổ vũ việc làm này.
Ông Trung Chính bực tức thật sự:
- Cái tay Kim này sao lại hồ đồ vậy nhỉ. Các cậu đều biết việc này cả chứ?
- Vâng. Chúng tôi đã xuống tận nơi kiểm tra và yêu cầu chấm dứt tình trạng làm ăn vô nguyên tắc trên. Nhưng lãnh đạo huyện Vĩnh Hòa và Hợp tác xã Hồng Vân được sự bao che của anh Kim và chị Thường, họ kiên quyết bảo vệ quan điểm của mình.
Ông Trung Chính ngạc nhiên:
- Cậu bảo sao. Cả cô Thường cũng bảo vệ quan điểm lệch lạc của huyện ủy Vĩnh Hòa?
Bao nhếch mép cười:
- Chị Thường bảo vệ hăng hái không kém gì anh Kim anh ạ.
Ông Trung Chính đứng lên đi đi lại lại trong phòng. Những điều Bao vừa nói với ông quả là quá bất ngờ. Đối với người khác không nói làm gì, nhưng đối với ông Kim và bà Thường, ông nghĩ không ai hiểu hai người này bằng ông. Không ai khác chính ông là người đã dìu dắt giáo dục hai người này đi làm cách mạng. Trải qua những ngày gian khổ, hiểm nguy khi Đảng đang còn hoạt động bí mật, họ tỏ ra là những người trung kiên, một lòng một dạ đi theo Đảng. Ông không tin trình độ ông Kim, bà Thường lại nhận thức một cách ngây thơ về con đường tập thể hóa Xã hội chủ nghĩa được. Phải chăng ngọn gió độc của chủ nghĩa xét lại đang len lỏi vào trong đầu óc của họ? Không bao giờ có chuyện đó. Vậy thì điều gì xui khiến ông Kim, bà Thường lại mở đường cho nông dân trở về với con đường làm ăn cá thể? Chưa tìm ra lời giải đáp nên ông Trung Chính quay lại ngồi vào sa-lông, nói với Bao giọng tâm sự:
- Cậu biết không. Cuộc đời hoạt động Cách mạng của mình nhiều năm gắn bó với cậu Kim và cô Thường. Mình hết sức yêu thương và tin cậy ở họ. Mình lúc nào cũng nghĩ phẩm chất cách mạng ở họ không thua kém bất kỳ ai. Thời kỳ trước Cách mạng Tháng Tám, có những lúc Cách mạng đứng trước những khó khăn không thể tả, nhưng cả hai người lúc nào cũng kiên định với đường lối của Đảng chứ chưa thấy cô Thường và cậu Kim tỏ ra dao động bao giờ. Trong cuộc kháng chiến trường kỳ vừa qua cũng vậy. Cậu Kim hết làm bí thư huyện ủy đến bí thư tỉnh ủy nhưng ở cương vị nào cậu ấy cũng rất xứng đáng là một người lãnh đạo xông xáo, năng động. Không kể hiểm nguy vào tận vùng địch hậu để xây dựng cơ sở kháng chiến. Giờ đây toàn Đảng toàn dân ta chỉ còn một mục tiêu duy nhất là xây dựng Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và đánh thắng đế quốc Mỹ để giải phóng miền Nam, tiến tới thống nhất đất nước thì họ lại có nhưng suy nghĩ ngược chiều. Cậu thử giải thích cho mình biết vì sao vậy?
Bao thuộc làu những điều mình đã suy nghĩ nên khi nghe ông Trung Chính nói như vậy liền tuôn ra một mạch:
- Tôi suy nghĩ không biết có đúng hay không. Tình hình các Đảng Cộng sản và Công nhân trên thế giới đang chịu tác động không nhỏ của Chủ nghĩa xét lại hiện đại. Điều đó có tác động ít nhiều đến một số cán bộ và đảng viên của ta. Không phải không có những hiện tượng đòi xem xét lại đường lối lãnh đạo của Đảng. Biểu hiện rõ nhất là trong giới văn nghệ sĩ và trí thức. Khi đọc kỹ bản dự thảo về việc quản lí lao động trong các Hợp tác xã nông nghiệp, tôi thấy nổi lên một vấn đề đáng lo ngại. Đó là khuynh hướng xa rời đường lối Hợp tác hóa của Đảng. Việc bán lại nông cụ cho cá thể, cho mở thị trường tự do trong việc bán khoai tây hay khoán ruộng đất cho hộ, dù vô tình hay hữu ý thì những hiện tượng này đều là biến tướng của xét lại.
Ông Trung Chính chưa xem kỹ bản dự thảo nên khi nghe Bao nói vậy ông tỏ vẻ ngạc nhiên:
- Cậu bảo sao. Cho khoán ruộng đất đến hộ?
Bao tiếp tục cái giọng đều đều của mình:
- Theo như đồng chí Đình, thường vụ tỉnh ủy, một con người kiên định, đấu tranh không khoan nhượng với những việc làm sai trái của anh Kim cho biết thì trong vụ chiêm sắp tới, anh Kim cho làm thí điểm khoán hộ cây lúa ở Hợp tác xã Gia Đạo. Việc này trong bản dự thảo cũng công khai đề cập tới.
Ông Trung Chính hỏi giọng tức bực:
- Cậu Ẩn, cậu Sắc có biết những việc này không?
- Thưa anh, cách đây mấy tuần, anh Ẩn và anh Sắc có xuống kiểm tra tình hình ở Gia Đạo nên tôi tin là hai anh ấy biết. Nhưng tôi có cảm giác hai anh ấy đang dao động trước hiệu quả đưa lại của việc thay đổi cung cách làm ăn của số Hợp tác xã nói trên.
- Tình hình nghiêm trọng như vậy sao không thấy các cậu báo cáo là thế nào?
- Tôi đã mấy lần đề nghị anh Ẩn báo cáo kịp thời với Ban bí thư, nhưng anh Ẩn bảo để chờ xem tình hình diễn biến như thế nào rồi kết luận và báo cáo một thể.
Ông Trung Chính giận dữ:
- Nghĩa là chờ phong trào Hợp tác xã tan rã rồi báo cáo luôn chứ gì? Mình không hiểu trách nhiệm các cậu để ở đâu?
- Anh Ẩn là ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, phó Ban nông nghiệp Trung ương được phân công làm tổ trưởng tổ phái viên, anh ấy không chịu báo cáo thì tôi và anh Sắc không thể vượt quyền anh ấy để báo cáo được. Tôi biết lần này tôi tự động về gặp anh để báo cáo là một việc làm vô nguyên tắc. Nhưng vì trách nhiệm của một đảng viên đối với sự nghiệp của Đảng, tôi không thể không làm.
Ông Trung Chính không quan tâm đến câu nói của Bao mà hỏi:
- Trong Ban thường vụ tỉnh ủy Phước Vĩnh không có ai có ý kiến với những việc làm của cậu Kim hay sao?
- Trong số bảy ủy viên thường vụ thì chỉ có hai người phản đối. Người phản đối quyết liệt nhất là đồng chí Đình, trưởng Ban tuyên huấn tỉnh ủy. Do đồng chí Đình đấu tranh mạnh nên có lần anh Kim định đẩy anh Đình đi làm chuyên gia ở Lào để khỏi cản trở việc làm của mình.
- Có cả chuyện đó nữa kia à?
- Chính miệng anh Đình nói cho tôi hay.
Ông Trung Chính kêu lên:
- Ông Kim ơi là ông Kim. Tôi hy vọng ở ông bao nhiêu thì giờ đây tôi lại thất vọng với ông bấy nhiêu.
Bao thấy như mở cờ trong bụng:
- Thưa anh. Anh có cho chỉ thị gì không ạ?
- Cậu về nói với cậu Ẩn ngày mai về gặp mình ngay. Nói với cậu ấy chuẩn bị tài liệu đầy đủ dành một ngày báo cáo toàn bộ diễn biến tình hình ở Phước Vĩnh.
Nói xong ông Trung Chính ngả người tựa vào thành ghế nhìn lên trần nhà thở dài. Bao hiểu ông Trung Chính muốn dừng câu chuyện ở đây nên đứng lên chào từ biệt. Người nhẹ lâng lâng.
Danh sách chương