Buổi sáng mùa đông rét tê tê. Gió khua những cành lá nghe khô khốc. Lũ cò đã kéo nhau đi trú đông nên khuôn viên um tùm cây cổ thụ vắng lặng đến êm ả. Ông Kim đến phòng làm việc ngồi chưa ấm chỗ đã đứng lên bước ra bên ngoài chắp hai tay ra đàng sau, đi đi lại trên đoạn đường chạy qua trước phòng làm việc của mình với dáng điệu khoan thai hiếm thấy ở ông. Lạ thật, chưa khi nào ông thấy đầu óc mình lại thư thái như hôm nay. Mỗi bước chân ông đặt xuống đất là đâu đó những hình ảnh không theo một tuần tự nào hiện về trước mắt ông. Những gương mặt rạng rỡ của những người cùng chí hướng. Những cánh đồng lúa xanh tốt trải dài mênh mông đến tận chân trời. Đàn cò khoan thai vỗ cánh trên thảm lúa xanh mướt…
Có bước chân lước xước sau lưng, ông Kim quay lại nhìn. Ông Sắc chào ông bằng nụ cười:
- Có chuyện gì mà trông dáng điệu anh đi lại có vẻ trầm tư mặc tưởng thế? - Chẳng có việc gì nên dành chút thời gian ngẫm lại cái sự đời cho vui thôi.
Hai người lại đến ngồi vào cái ghế đá quen thuộc mọi ngày.
- Sáng nay thấy xe chạy qua đây tưởng các anh đi đâu?
- Xe đưa ông Bao đi Hà Nội.
Ông Kim hỏi:
- Về có việc gì thế?
Ông Sắc đáp:
- Tôi cũng chẳng biết. Thấy nói với anh Ẩn về Hà Nội có việc, tôi chẳng hỏi anh Ẩn là ông Bao đi Hà Nội có việc gì.
Thấy khí trời lành lạnh, ông Kim bảo ông Sắc:
- Vào phòng tôi pha một ấm nước uống cho ấm bụng nói chuyện cho vui.
Ông Sắc uống xong chén nước chè ông Kim đưa cho, đặt chén xuống bàn nói:
- Vừa rồi tổ chúng tôi có đọc bản dự thảo về quản lí lao động trong các Hợp tác xã nông nghiệp của tỉnh ủy các anh, tôi thấy có nhiều điểm hay lắm.
Ông Kim ngạc nhiên:
- Làm sao mà anh có bản dự thảo ấy trong tay để đọc?
- Ông Đình đưa cho ông Bao nhờ tổ chúng tôi đọc và cho biết quan điểm về bản dự thảo.
Ông Kim như bị dội nước nóng vào người. Ông Sắc biết ý, khuyên:
- Anh cứ bình tĩnh. Thực ra tôi nói chưa hết. Theo ông Bao nói lại thì ông Đình đã phản đối một số điểm trong bản dự thảo này trước mặt anh.
Ông Kim thừa nhận:
- Đúng như vậy. Tôi có trả lời ông Đình dù ông có báo cáo cho Ban bí thư, Bộ chính trị hay Tổng bí thư thì tôi vẫn cho rằng những điều nêu lên trong bản dự thảo là phù hợp với tình hình của các Hợp tác xã nông nghiệp trong tình hình mới. Tôi bực quá nên nói tiếp, dù có đưa tôi lên giàn thiêu thì tôi vẫn nói việc làm của tôi là đúng.
- Ông Đình cũng kể hết những chuyện này cho ông Bao nghe và ông Bao nói lại với chúng tôi. Anh nói câu đó hơi liều đấy. Nó mà đến tai anh Trung Chính thì anh no đòn.
Ông Kim hỏi:
- Vừa rồi anh khen bản dự thảo có những điểm hay lắm. Vậy anh nói cho tôi biết điểm nào cho chúng tôi vững tâm và nói cả những điểm theo anh là chưa được để chúng tôi nghiên cứu, sửa chữa khi soạn lại thành văn bản chính thức.
- Về phần đánh giá chung tình hình của Hợp tác xã nông nghiệp hiện nay, theo tôi các anh đánh giá như vậy là chính xác. Có thể có người phản đối vì cho rằng các anh đã phủ màu đen lên con đường tập thể hóa Xã hội chủ nghĩa.
- Ngay tay Đình cũng lên án tôi nhận định chủ quan, phiến diện đó thôi.
- Người ta quen tô hồng để bốc thơm nhau thành bệnh mãn tính mất rồi. Bây giờ nghe ai nói khác đi là bị coi là nói xấu chế độ. Điều này cực kỳ tai hại chẳng khác gì con người không nhận ra bệnh tật của mình. Chờ đến khi cấp cứu thì đã muộn.
Ông Kim nhìn ông Sắc bằng ánh mắt thiện cảm:
- Giá như ai cũng có cái nhìn biện chứng như anh thì mọi việc biến đổi sẽ dễ dàng hơn nhiều.
- Người có cái nhìn biện chứng là anh chứ không phải tôi. Anh là người đã nhận ra sự mâu thuẫn nội tại của sự vật và đã tìm cách phá vỡ nó, thúc đẩy nó sản sinh ra cái mới để thay thế cái cũ.
Ông Kim cười:
- Cũng chẳng nghĩ sâu sắc được đến thế. Thấy Hợp tác xã nông nghiệp làm ăn trì trệ, nông dân khổ cực nên mới tìm mọi cách làm cho nó ăn nên làm ra để bà con đỡ khổ. Đơn giản thế thôi anh ạ.
Ông Sắc phân vân giây lát rồi nói với ông Kim:
- Riêng phần phương hướng, nhiệm vụ, biện pháp tôi thấy anh đặt vấn đề cho khoán hộ là anh đang đánh đổi sinh mạng chính trị của mình đấy, anh có biết không?
Ông Kim rít một điếu thuốc lào, nhả khói rồi nói thong thả:
- Tôi biết là hết sức mạo hiểm nhưng tôi đã nhìn thấy tương lai của nó nên tôi vẫn quyết tâm làm cho bằng được. Thú thật với anh đôi khi nghĩ đến hậu quả mình phải gánh chịu, tôi thấy dao động đôi chút, nhưng lại nghĩ mình giống như anh chiến sĩ được giao nhiệm vụ ôm bộc phá lao lên mở cửa mở. Nếu nghĩ về mình mà chần chừ, trận đánh nhất định thất bại, đồng đội sẽ hy sinh. Thế là tự nhiên tôi thấy vững tin với việc khoán hộ. Anh Ẩn có nói gì về bản dự thảo không?
- Anh Ẩn thường thận trọng khi nhận xét về một vấn đề gì đó. Với bản dự thảo của các anh cũng vậy. Anh ấy chưa có ý kiến chính thức. Nhưng khi ông Bao đề nghị anh Ẩn báo cáo kịp thời với Ban bí thư thì anh Ẩn không đồng ý với lí do cần nghiên cứu kỹ những vấn đề mà mà bản dự thảo đề cập tới. Anh ấy cũng nói công khai là mình rất quan tâm đến phương pháp khoán hộ. Khi ông Bao hỏi quan tâm theo nghĩa tốt hay xấu thì anh chỉ trả lời là cần quan tâm nghiên cứu. Tôi nghĩ anh Ẩn sẽ ủng hộ các anh trong việc khoán hộ.
Biết ông Sắc là người có cái nhìn phóng khoáng nên ông Kim thú thực:
- Với anh thì tôi chẳng giấu gì. Mặc dù bản dự thảo đang ở trong thời kỳ tham khảo nhưng tôi đã cho triển khai khoán hộ tại một Hợp tác xã thuộc huyện Tam Bình ngay trong vụ chiêm này và giao cho cô Chi, bí thư huyện ủy trực tiếp chỉ đạo. Tôi muốn chứng minh suy nghĩ của mình là đúng.
Ông Sắc hỏi:
- Có phải Hợp tác xã Gia Đạo không?
Ông Kim ngạc nhiên:
- Sao anh biết?
- Lần xuống làm việc ở đó tôi có nhận xét Ban quản trị của Hợp tác xã này có thể làm nên chuyện khi dám mạnh dạn giải tán trại lợn của Hợp tác xã và khoán cho đội sản xuất. Đặc biệt là việc khoán lợn cho hộ xã viên.
Nghe ông Sắc nói thế, ông Kim khoe luôn:
- Nhân anh nói chuyện khoán lợn cho hộ, anh có biết Hợp tác xã Gia Đạo ngoài lợn các gia đình nuôi theo tiêu chuẩn nghĩa vụ ra thì khoản khoán cho đội sản xuất và hộ thu được bao nhiêu tấn không? Mười ba tấn rưỡi lợn hơi và gần hai trăm tấn phân chuồng. Con số không tồi chút nào có phải không?
Ông Sắc gật đầu tán thưởng:
- Đúng là một con số đầy ý nghĩa.
Có bước chân lước xước sau lưng, ông Kim quay lại nhìn. Ông Sắc chào ông bằng nụ cười:
- Có chuyện gì mà trông dáng điệu anh đi lại có vẻ trầm tư mặc tưởng thế? - Chẳng có việc gì nên dành chút thời gian ngẫm lại cái sự đời cho vui thôi.
Hai người lại đến ngồi vào cái ghế đá quen thuộc mọi ngày.
- Sáng nay thấy xe chạy qua đây tưởng các anh đi đâu?
- Xe đưa ông Bao đi Hà Nội.
Ông Kim hỏi:
- Về có việc gì thế?
Ông Sắc đáp:
- Tôi cũng chẳng biết. Thấy nói với anh Ẩn về Hà Nội có việc, tôi chẳng hỏi anh Ẩn là ông Bao đi Hà Nội có việc gì.
Thấy khí trời lành lạnh, ông Kim bảo ông Sắc:
- Vào phòng tôi pha một ấm nước uống cho ấm bụng nói chuyện cho vui.
Ông Sắc uống xong chén nước chè ông Kim đưa cho, đặt chén xuống bàn nói:
- Vừa rồi tổ chúng tôi có đọc bản dự thảo về quản lí lao động trong các Hợp tác xã nông nghiệp của tỉnh ủy các anh, tôi thấy có nhiều điểm hay lắm.
Ông Kim ngạc nhiên:
- Làm sao mà anh có bản dự thảo ấy trong tay để đọc?
- Ông Đình đưa cho ông Bao nhờ tổ chúng tôi đọc và cho biết quan điểm về bản dự thảo.
Ông Kim như bị dội nước nóng vào người. Ông Sắc biết ý, khuyên:
- Anh cứ bình tĩnh. Thực ra tôi nói chưa hết. Theo ông Bao nói lại thì ông Đình đã phản đối một số điểm trong bản dự thảo này trước mặt anh.
Ông Kim thừa nhận:
- Đúng như vậy. Tôi có trả lời ông Đình dù ông có báo cáo cho Ban bí thư, Bộ chính trị hay Tổng bí thư thì tôi vẫn cho rằng những điều nêu lên trong bản dự thảo là phù hợp với tình hình của các Hợp tác xã nông nghiệp trong tình hình mới. Tôi bực quá nên nói tiếp, dù có đưa tôi lên giàn thiêu thì tôi vẫn nói việc làm của tôi là đúng.
- Ông Đình cũng kể hết những chuyện này cho ông Bao nghe và ông Bao nói lại với chúng tôi. Anh nói câu đó hơi liều đấy. Nó mà đến tai anh Trung Chính thì anh no đòn.
Ông Kim hỏi:
- Vừa rồi anh khen bản dự thảo có những điểm hay lắm. Vậy anh nói cho tôi biết điểm nào cho chúng tôi vững tâm và nói cả những điểm theo anh là chưa được để chúng tôi nghiên cứu, sửa chữa khi soạn lại thành văn bản chính thức.
- Về phần đánh giá chung tình hình của Hợp tác xã nông nghiệp hiện nay, theo tôi các anh đánh giá như vậy là chính xác. Có thể có người phản đối vì cho rằng các anh đã phủ màu đen lên con đường tập thể hóa Xã hội chủ nghĩa.
- Ngay tay Đình cũng lên án tôi nhận định chủ quan, phiến diện đó thôi.
- Người ta quen tô hồng để bốc thơm nhau thành bệnh mãn tính mất rồi. Bây giờ nghe ai nói khác đi là bị coi là nói xấu chế độ. Điều này cực kỳ tai hại chẳng khác gì con người không nhận ra bệnh tật của mình. Chờ đến khi cấp cứu thì đã muộn.
Ông Kim nhìn ông Sắc bằng ánh mắt thiện cảm:
- Giá như ai cũng có cái nhìn biện chứng như anh thì mọi việc biến đổi sẽ dễ dàng hơn nhiều.
- Người có cái nhìn biện chứng là anh chứ không phải tôi. Anh là người đã nhận ra sự mâu thuẫn nội tại của sự vật và đã tìm cách phá vỡ nó, thúc đẩy nó sản sinh ra cái mới để thay thế cái cũ.
Ông Kim cười:
- Cũng chẳng nghĩ sâu sắc được đến thế. Thấy Hợp tác xã nông nghiệp làm ăn trì trệ, nông dân khổ cực nên mới tìm mọi cách làm cho nó ăn nên làm ra để bà con đỡ khổ. Đơn giản thế thôi anh ạ.
Ông Sắc phân vân giây lát rồi nói với ông Kim:
- Riêng phần phương hướng, nhiệm vụ, biện pháp tôi thấy anh đặt vấn đề cho khoán hộ là anh đang đánh đổi sinh mạng chính trị của mình đấy, anh có biết không?
Ông Kim rít một điếu thuốc lào, nhả khói rồi nói thong thả:
- Tôi biết là hết sức mạo hiểm nhưng tôi đã nhìn thấy tương lai của nó nên tôi vẫn quyết tâm làm cho bằng được. Thú thật với anh đôi khi nghĩ đến hậu quả mình phải gánh chịu, tôi thấy dao động đôi chút, nhưng lại nghĩ mình giống như anh chiến sĩ được giao nhiệm vụ ôm bộc phá lao lên mở cửa mở. Nếu nghĩ về mình mà chần chừ, trận đánh nhất định thất bại, đồng đội sẽ hy sinh. Thế là tự nhiên tôi thấy vững tin với việc khoán hộ. Anh Ẩn có nói gì về bản dự thảo không?
- Anh Ẩn thường thận trọng khi nhận xét về một vấn đề gì đó. Với bản dự thảo của các anh cũng vậy. Anh ấy chưa có ý kiến chính thức. Nhưng khi ông Bao đề nghị anh Ẩn báo cáo kịp thời với Ban bí thư thì anh Ẩn không đồng ý với lí do cần nghiên cứu kỹ những vấn đề mà mà bản dự thảo đề cập tới. Anh ấy cũng nói công khai là mình rất quan tâm đến phương pháp khoán hộ. Khi ông Bao hỏi quan tâm theo nghĩa tốt hay xấu thì anh chỉ trả lời là cần quan tâm nghiên cứu. Tôi nghĩ anh Ẩn sẽ ủng hộ các anh trong việc khoán hộ.
Biết ông Sắc là người có cái nhìn phóng khoáng nên ông Kim thú thực:
- Với anh thì tôi chẳng giấu gì. Mặc dù bản dự thảo đang ở trong thời kỳ tham khảo nhưng tôi đã cho triển khai khoán hộ tại một Hợp tác xã thuộc huyện Tam Bình ngay trong vụ chiêm này và giao cho cô Chi, bí thư huyện ủy trực tiếp chỉ đạo. Tôi muốn chứng minh suy nghĩ của mình là đúng.
Ông Sắc hỏi:
- Có phải Hợp tác xã Gia Đạo không?
Ông Kim ngạc nhiên:
- Sao anh biết?
- Lần xuống làm việc ở đó tôi có nhận xét Ban quản trị của Hợp tác xã này có thể làm nên chuyện khi dám mạnh dạn giải tán trại lợn của Hợp tác xã và khoán cho đội sản xuất. Đặc biệt là việc khoán lợn cho hộ xã viên.
Nghe ông Sắc nói thế, ông Kim khoe luôn:
- Nhân anh nói chuyện khoán lợn cho hộ, anh có biết Hợp tác xã Gia Đạo ngoài lợn các gia đình nuôi theo tiêu chuẩn nghĩa vụ ra thì khoản khoán cho đội sản xuất và hộ thu được bao nhiêu tấn không? Mười ba tấn rưỡi lợn hơi và gần hai trăm tấn phân chuồng. Con số không tồi chút nào có phải không?
Ông Sắc gật đầu tán thưởng:
- Đúng là một con số đầy ý nghĩa.
Danh sách chương