Nghỉ ngơi hai ngày, Bách Nhĩ biết được thời gian mang thai của á thú là bốn lần trăng tròn, không để ý những người khác ngăn cản, y lại mang theo những người lúc trước xuất phát. Thời điểm y tìm kiếm khắp nơi trong rừng rậm Lam Nguyệt mà không có kết quả, lại không biết rằng vì sự đắn đo, thờ ơ, lạnh nhạt của mình khi ở trên đảo Bối Mẫu, mà đã bỏ lỡ cơ hội gặp lại Đồ.
Mang thai được hai lần trăng tròn, bụng Bách Nhĩ liền dần dần rõ ra, qua lần trăng tròn thứ ba, liền to như trái bóng được thổi lên, khiến y và Tiểu Cổ, cùng vài thú nhân đi cùng lo lắng không thôi. Trong quá trình bào thai phát triển, ngoại trừ thỉnh thoảng y muốn ăn một vài thứ không tìm được ở thế giới này, thì về mặt tâm lý cũng không tới mức không thích ứng được, chỉ là đêm khuya thỉnh thoảng nằm mơ, liếc mắt nhìn cái bụng to ra, trong mông lung, tâm tình y cuối cùng vẫn có chút phức tạp và kỳ lạ, nhưng chờ sau khi tỉnh táo lại, liền ném cảm giác này ra sau đầu. Chỉ là sinh vài con thú con thôi mà, ngay cả chết y còn không sợ, thì sợ gì cái này chứ.
Lần đầu tiên thai máy, y thật sự bị hù dọa rất nhiều, lúc ấy đứng sững tại chỗ, không dám cử động, có cảm giác sởn tóc gáy từ sống lưng dâng lên, biểu tình dữ tợn tới mức hù dọa cả những người khác. Chờ sau này quen dần, thỉnh thoảng sờ lên bụng thấy chân tay nho nhỏ của chúng đạp lên bụng mình, y rốt cuộc mới thấy khắc sâu hơn, chân thật hơn đối với huyết mạch tương liên này. Đối với ba con thú con trong bụng, từ đáy lòng y mà nói, là có chờ mong, chứ không giống như hồi trước, chỉ xem như một chuyện tất yếu phải hoàn thành.
Kiếp trước thê tử của y do cơ thể yếu ớt, hai người chung đụng thì ít mà xa cách thì nhiều, đến nỗi tâm tình nàng u buồn, khi sinh sản thì một xác hai mạng. Sau này, y cũng không thân cận nữ sắc nữa, đối với chuyện con nối dõi cũng không bắt buộc, nên mãi tới khi chết trận, tuẫn thành, y cũng không lưu lại một nhi bán nữ. Nay có cơ hội có được một… không, là ba hài tử truyền thừa huyết mạch của chính mình, chỉ cần bỏ đi trở ngại tự sinh con trong lòng, lại có thể xem đây là một chuyện đáng vui mừng.
Đếm ngày, ở thời điểm tháng cuối, đoàn người Bách Nhĩ trở về bộ lạc. Khi đó đã là tháng cuối của mùa mưa, qua tháng này, sẽ tiến vào mùa tuyết rơi. Lần này họ không chỉ mang về một vài người ở bộ lạc khốn cùng, mà còn tìm được lúa đỏ thay thế cho lúa tẻ kiếp trước để làm lương thực chính, cùng với rất nhiều thứ trước đây chưa từng ăn qua.
Khi trở lại bộ lạc, thấy ở đường sông ra vào thung lũng dựng lên hai tòa lầu bằng đá cực cao. Tính tình của Tát cũng là sấm rền gió cuốn, lần trước mới nhắc tới việc này, không ngờ chớp mắt đã làm xong. Thú nhân ở trên lầu canh gác, từ xa đã nhìn thấy họ, lúc này liền dùng cách đưa tin độc đáo giữa các thú nhân, thông báo cho người trong bộ lạc, rất nhanh sau đó liền thấy có người chèo bè ra đón.
Tát không thể tưởng tượng được chuyến đi lần này của Bách Nhĩ lại mang về nhiều người như vậy, gã hơi có cảm giác trở tay không kịp. Nhà đá trong bộ lạc hoàn toàn không sắp xếp đủ, nên chỉ có thể tạm thời dựng lều lên ở. Sau đó trước khi mùa tuyết rơi tới, xây nhà đá cho xong. May mà hiện tại nhân thủ nhiều, công cụ đầy đủ hơn lúc mới tới thung lũng, tốc độ xây dựng đương nhiên trước kia không thể sánh bằng. Có điều người nhiều, thức ăn vào mùa tuyết rơi cũng cần nhiều hơn, nhưng bởi vì có á thú gia nhập, cộng thêm lúc trước vẫn cách quãng dự trữ thức ăn, nên ngược lại các thú nhân cảm thấy thoải mái hơn quá khứ rất nhiều.
Trước đây, á thú không thể vào rừng, dù thỉnh thoảng đào được một ít khoai lang tím, rau dại, cũng chỉ là ở gần bộ lạc, số lượng đương nhiên không nhiều. Còn thú nhân đi ra ngoài vừa phải săn bắt, vừa phải tiện thể đào một ít khoai lang tím trở về, như vậy một lần trăng tròn, muốn chuẩn bị thức ăn cho người trong cả bộ lạc ăn một mùa tuyết rơi đúng là quá gấp gáp. Cho nên mỗi khi vừa đến mùa tuyết rơi, không chỉ có một số người vì không được chia thức ăn mà đói chết, mà những thú nhân cần bảo vệ bộ lạc cũng thường không được ăn no một bữa. Mà hiện nay, không cần như lúc ban đầu mùa mưa, một hai tháng phải đi đào một vài loại mầm cây về trồng nữa, mà chỉ cần trực tiếp đào khoai lang chín, củ khổ tử ma, còn có một vài loại quả, rễ cây mới phát hiện, thức ăn mỗi ngày các á thú đem về cũng không kém hơn thú nhân.
Vốn dựa theo ý tưởng ban đầu của Đồ là, xây dựng một nhà kho chuyên dự trữ thức ăn, thế nhưng sau này, bởi vì khai thác đá dựng phòng, ở trên núi đá khai thác tạo thành một cái động sâu, ở trong lại mát mẻ, khô ráo, nên hiện nay cũng tiện thể làm thành chỗ cất trữ, ở ngoài có người trông coi. Cộng thêm lần trước nhóm người Bách Nhĩ từ bờ biển trở về, mang theo đầy đủ muối, nên con mồi mỗi ngày đánh về ngoại trừ để ăn, toàn bộ đều dùng muối ướp, phơi khô, sau đó bỏ vào động. Đáng giá nhắc tới là, thời gian Bách Nhĩ ra ngoài, A Chức đã dùng quả bông vê thành sợi, cũng dệt thành tấm vải bông đầu tiên, mà Đào Đào đã có biện pháp dùng đất nung ngoài trời, làm thành vài cái đồ gốm lớn, trong đó vò lớn được các á thú dùng để muối không ít rau dại. Đương nhiên đối với một bộ lạc đã có hơn ba trăm người mà nói, chút dưa chua đó không đáng kể chút nào, nhưng có còn hơn không.
Thời điểm này Bách Nhĩ sắp tới lúc sinh, nên tự nhiên bị mọi người ép ở trong phòng, an tâm dưỡng thai, chờ ngày sinh, bất cứ chuyện gì cũng không cho y làm. Mà vài thú nhân đi ra ngoài cùng y, cộng thêm Tiểu Cổ đã cao thêm không ít đều tham gia chuẩn bị thức ăn dự trữ khi vào đông. Giữa bận rộn, không có ai hỏi chuyện của Đồ nữa, tựa hồ toàn bộ bộ lạc chỉ có hai cha con Bách Nhĩ và Cổ còn kiên trì tin tưởng hắn vẫn còn sống.
Bách Nhĩ nhàn rỗi liền tìm a mạt của Mạc, còn có vài lão á thú, rất khiêm tốn thỉnh giáo họ chuyện liên quan tới sinh con. Tuy nguyên chủ từng mang thai, nhưng trước khi sinh đã xảy, cộng thêm không có qua lại với người trong bộ lạc, nên tới giờ y vẫn không biết á thú sinh con như thế nào, sinh con ở dạng gì, trước khi sinh cần chuẩn bị những gì, sau khi sinh lấy gì cho chúng ăn, vân vân…
Mấy ngày nay, y cũng chú ý tới biến hóa của cơ thể, y xác định tuyệt đối không có khả năng tiết sữa sau khi sinh, nên ở mặt thức ăn cho hài tử, nếu không chuẩn bị tốt lúc trước, chờ mùa tuyết rơi tới, sợ rằng sẽ không ổn.
Từ vài lão á thú có kinh nghiệm, y biết hài tử từ hậu huyệt chui ra, đương nhiên đáp án này cũng không ngoài dự kiến của y, dù sao ngoại trừ hậu huyệt, y thật sự tìm không ra chỗ khác có thể cho hài tử chui ra. Còn lúc sinh ra, nếu là giống đực thì sẽ là tiểu thú, qua ba lần trăng tròn có thể biến hóa thì là thú nhân, không biến hóa được thì là thú, nếu là giống cái, thì sinh thẳng ra hình người, chắc là hình dáng giống trẻ con kiếp trước của y. Thú cuối cùng sẽ bị đuổi vào rừng núi.
Nghe đến đó, lông mày Bách Nhĩ bất giác nhíu lại, trong trí nhớ của nguyên chủ cũng có loại tư tưởng này, chỉ là y quên mất. Do đã quen với thú nhân lúc hình người lúc hình thú, nên sinh ra một con thú con cũng không khó chấp nhận, nhưng nếu tiểu thú không biến hóa được mà bị đuổi đi, đây lại là điều y không thể chịu đựng được. Dù sao mang thai bốn lần trăng tròn, liền tương đương với chín tháng mười ngày ở kiếp trước, dù ban đầu không có cảm giác, nhưng sau thời gian dài như vậy cũng có tình cảm, sao có thể bỏ được? “Thú không thể biến hóa có bao nhiêu?” Y hỏi.
“Có khoảng một nửa.” Tán Tán nói, ánh mắt ông có chút ưu thương. Ông chưa bao giờ mang thai, cho dù là thú cũng không có mà sinh, nếu không, kể cả nó không thể biến hóa, ông cũng không nỡ đuổi đi.
“Tại sao nhất định phải đuổi đi?” Bách Nhĩ khó hiểu. Cho dù là thú, cũng là do thú nhân cùng á thú dựng dục mà ra, cũng là tộc loại, sao có thể nhẫn tâm như thế chứ?
“Đây là quy củ do lão tiền bối truyền xuống, nói là nếu giữ thú ở lại bộ lạc, bộ lạc sẽ gặp hạn.” A mạt Mạc trả lời.
“Vậy bộ lạc Hắc Hà không có thú, thú triều khiến bộ lạc bị hủy diệt lại tính trên người ai?” Trong ngực Bách Nhĩ chợt tràn ngập phiền muộn, ngữ khí không khỏi có chút không vui. Ngẫm lại sau khi sinh ba lần trăng tròn, ở kiếp trước cũng mới là sáu bảy tháng tuổi, ngay cả đi còn chưa được, vậy thú con bị đuổi vào rừng có thể sống sót sao?
Vài lão á thú đều không thể trả lời vấn đề này. Bách Nhĩ cũng không muốn họ trả lời, y bình tĩnh lại, chuyển đề tài.
Thú con và á thú mới sinh đều đút mật quả và nước của loại quả ngọt, vào mùa tuyết rơi thì cho chúng ăn canh khoai lang tím có thêm muối, chờ sau một lần trăng tròn, liền có thể đút canh thịt. Ba lần trăng tròn, vô luận là thú con hay á thú đều có thể ăn được một miếng thịt nhỏ.
Nghe được hai chữ mật quả, Bách Nhĩ nghĩ đến Đồ, trong lòng không khỏi xót xa, qua một hồi lâu mới ổn định được *** thần hỗn loạn, tiếp tục thỉnh giáo. Chưa từng làm phụ thân, cho dù là kiếp trước, đối với việc nuôi dưỡng con nhỏ y cũng không biết gì cả, nên y rất nghiêm túc lắng nghe các lão á thú, những chỗ không rõ liền hỏi lại vài lần, tới khi hiểu rõ mới thôi.
So ra, tiểu thú chịu đựng tốt hơn, sinh được vài ngày là có thể lảo đảo chạy khắp nơi. Tiểu á thú phải bế tới ba lần trăng tròn mới có thể chậm rãi học đi. Tiểu thú không sợ lạnh, nhưng tiểu á thú lại sợ, đây cũng là nguyên nhân tiểu á thú không dễ nuôi lớn. Mà sinh vào mùa tuyết rơi lại càng khó nuôi.
Sau khi hỏi rõ những thứ cần hỏi, Bách Nhĩ liền đi tìm Lão Thác, nhờ ông làm cho mình một cái giường nhỏ có lan can bốn phía, tới mùa tuyết rơi có thể đặt trong phòng có hố lửa. Sau đó y lại tìm A Chức, nhờ y dệt cho mấy tấm vải bông, sau đó dùng quả bông làm chăn đệm nhỏ cho chiếc giường. Bởi vì không xác định là tiểu thú hay là tiểu á thú, nên giữ lại ít vải, không có may thành quần áo, tới lúc đó quấn thẳng lấy thú con.
Trong lúc có rất nhiều quả bông, một mùa trước còn chưa xài hết, mùa này lại trổ ra, nên không lo lắng là không đủ dùng. Bởi vì là do Bách Nhĩ muốn, nên Tát bảo mười ba á thú cử ra hai người khéo tay từ mỗi nhóm, giúp A Chức se sợi, dệt vải. Trước khi mùa tuyết rơi đến, không chỉ làm đủ vải bông, đệm giường Bách Nhĩ muốn, mà còn dư thừa cho một số á thú làm quần áo để mặc. Còn những người không được chia tới, dĩ nhiên là chờ mùa tuyết rơi qua, có thời gian lại làm cho họ. Dù sao quả bông đã thu nhặt từ lâu cũng không sợ không có mà dùng.
Khi mọi thứ chuẩn bị đã đủ, tuyết đầu mùa còn chưa hạ xuống, Bách Nhĩ đã sinh. Ngày đó, ngoại trừ người đi săn thú và canh gác, tất cả mọi người đều dừng việc trong tay, tập hợp ở trong và ngoài thạch viện, khẩn trương chờ đợi sinh mệnh mới đã lâu nay không có, chào đời. Cát vu ngồi ở bên hố lửa lầu một, từ từ nhắm hai mắt, khuôn mặt bất biến khó có thể phát hiện ra nét khẩn trương. Tiểu Cổ ngồi bên cạnh, lát lại đứng lên, lát lại ngồi xuống, còn bất an hơn cả người sinh con là Bách Nhĩ. Tát khoang hai tay trước ngực, tựa vào cửa sổ, nhớ tới bạn tốt, trong mắt gã là nồng đậm bi thương cùng sự kiên định khó hiểu. Đám người Duẫn, Nặc, Giác, Mạc ngồi ở một gian phòng khác, nhiều người như vậy, nhưng không phát ra một tiếng động. Ngay cả Mục hoạt bát nhất cũng thành thật nằm bên chân a phụ nó.
Ở lầu hai, trên trán Bách Nhĩ đầy mồ hôi, mắt nhắm chặt, dưới sự trợ giúp của a mạt Mạc và hai á thú đã từng sinh con, bình tĩnh dựa theo cách họ nói mà dùng sức, dù cho hậu huyệt truyền tới cảm giác đau đớn khi bị xé rách, ngoại trừ sắc mặt y tái nhợt đi, thì cũng không lãng phí sức lực kêu rên một tiếng.
Không vội vàng, không hoảng hốt, không khóc, không kêu la, y giống như đang nghiêm túc, tập trung giải quyết một vấn đề khá khó, khiến trong lòng các á thú đều cảm thấy kỳ lạ, họ thấy vô luận là mình hay á thú khác sinh con cũng không im lặng như vậy, thậm chí có suy nghĩ khó hiểu là mình không nên ở đây quấy rầy y.
Sự thật chứng minh, thái độ Bách Nhĩ áp dụng rất chính xác, sinh con thuận lợi, y chỉ tốn nửa thời gian so với á thú khác để sinh ba đứa con. Trong đó có hai tiểu thú màu trắng, một tiểu á thú non mềm.
“Ai liếm cho chúng đây?” Sau khi kinh ngạc qua đi khi thấy số lượng ba con thú con, a mạt Mạc nhìn tiểu á thú mang theo chất nhầy trên người, oa oa khóc lớn trên tay mình, có chút khó xử hỏi.
Theo lệ thường, đều là a phụ của thú con liếm đi chất nhầy trên người chúng, nay Đồ đã không còn, vậy ai thay hắn làm chuyện này đây?
“Nước ấm nấu chưa?” Bách Nhĩ thở gấp một hơi, từ từ nhắm mắt lại, hỏi.
“Đã chuẩn bị xong rồi.” Một á thú khác vội đáp, đôi mắt nhìn Bách Nhĩ tràn đầy ngưỡng mộ, không phải vì sức lực của y mạnh hơn thú nhân, mà là vì năng lực sinh con của y mạnh hơn các á thú khác.
“Dùng nước ấm lau cho chúng, sau đó lấy vải bông và chăn đệm bao chúng lại.” Bách Nhĩ chậm rãi nói, cho dù sau khi sinh, y vẫn cho người ta cảm giác bình tĩnh. Thế nhưng không ai biết, trong lòng y lúc này là mất mát và khổ sở. Y đã biết từ lâu, thú con mới sinh phải do a phụ của chúng dùng lưỡi liếm sạch toàn thân làm nghi thức đón chúng chào đời, mà a phụ ba hài tử của y lại bỏ lỡ thời khắc quan trọng nhất này, dù y kiên cường hơn nữa, thì trái tim cũng chẳng phải làm bằng sắt đá, sao lại không có bi thương chứ.
Nghe thấy y nói, một á thú vội vàng chạy xuống, bưng bồn nước ấm đi lên, đồng thời báo tin vui cho những người đang khẩn trương chờ đợi là có hai tiểu thú và một tiểu á thú chào đời. Trong nhất thời, trong ngoài thạch viện đều sôi trào, ngay cả trên khuôn mặt vẫn âm trầm của Cát vu cũng lộ ra ý cười hiếm thấy.
Bách Nhĩ nằm trên thảm da thú, nhìn ba đứa con đã được lau sạch của chính mình, trong tai nghe thấy tiếng hoan hô huyên náo từ bên ngoài, ánh mắt y ngơ ngác một lát, sau đó khóe môi bất giác hiện lên một nụ cười dịu dàng, nhàn nhạt.
Mang thai được hai lần trăng tròn, bụng Bách Nhĩ liền dần dần rõ ra, qua lần trăng tròn thứ ba, liền to như trái bóng được thổi lên, khiến y và Tiểu Cổ, cùng vài thú nhân đi cùng lo lắng không thôi. Trong quá trình bào thai phát triển, ngoại trừ thỉnh thoảng y muốn ăn một vài thứ không tìm được ở thế giới này, thì về mặt tâm lý cũng không tới mức không thích ứng được, chỉ là đêm khuya thỉnh thoảng nằm mơ, liếc mắt nhìn cái bụng to ra, trong mông lung, tâm tình y cuối cùng vẫn có chút phức tạp và kỳ lạ, nhưng chờ sau khi tỉnh táo lại, liền ném cảm giác này ra sau đầu. Chỉ là sinh vài con thú con thôi mà, ngay cả chết y còn không sợ, thì sợ gì cái này chứ.
Lần đầu tiên thai máy, y thật sự bị hù dọa rất nhiều, lúc ấy đứng sững tại chỗ, không dám cử động, có cảm giác sởn tóc gáy từ sống lưng dâng lên, biểu tình dữ tợn tới mức hù dọa cả những người khác. Chờ sau này quen dần, thỉnh thoảng sờ lên bụng thấy chân tay nho nhỏ của chúng đạp lên bụng mình, y rốt cuộc mới thấy khắc sâu hơn, chân thật hơn đối với huyết mạch tương liên này. Đối với ba con thú con trong bụng, từ đáy lòng y mà nói, là có chờ mong, chứ không giống như hồi trước, chỉ xem như một chuyện tất yếu phải hoàn thành.
Kiếp trước thê tử của y do cơ thể yếu ớt, hai người chung đụng thì ít mà xa cách thì nhiều, đến nỗi tâm tình nàng u buồn, khi sinh sản thì một xác hai mạng. Sau này, y cũng không thân cận nữ sắc nữa, đối với chuyện con nối dõi cũng không bắt buộc, nên mãi tới khi chết trận, tuẫn thành, y cũng không lưu lại một nhi bán nữ. Nay có cơ hội có được một… không, là ba hài tử truyền thừa huyết mạch của chính mình, chỉ cần bỏ đi trở ngại tự sinh con trong lòng, lại có thể xem đây là một chuyện đáng vui mừng.
Đếm ngày, ở thời điểm tháng cuối, đoàn người Bách Nhĩ trở về bộ lạc. Khi đó đã là tháng cuối của mùa mưa, qua tháng này, sẽ tiến vào mùa tuyết rơi. Lần này họ không chỉ mang về một vài người ở bộ lạc khốn cùng, mà còn tìm được lúa đỏ thay thế cho lúa tẻ kiếp trước để làm lương thực chính, cùng với rất nhiều thứ trước đây chưa từng ăn qua.
Khi trở lại bộ lạc, thấy ở đường sông ra vào thung lũng dựng lên hai tòa lầu bằng đá cực cao. Tính tình của Tát cũng là sấm rền gió cuốn, lần trước mới nhắc tới việc này, không ngờ chớp mắt đã làm xong. Thú nhân ở trên lầu canh gác, từ xa đã nhìn thấy họ, lúc này liền dùng cách đưa tin độc đáo giữa các thú nhân, thông báo cho người trong bộ lạc, rất nhanh sau đó liền thấy có người chèo bè ra đón.
Tát không thể tưởng tượng được chuyến đi lần này của Bách Nhĩ lại mang về nhiều người như vậy, gã hơi có cảm giác trở tay không kịp. Nhà đá trong bộ lạc hoàn toàn không sắp xếp đủ, nên chỉ có thể tạm thời dựng lều lên ở. Sau đó trước khi mùa tuyết rơi tới, xây nhà đá cho xong. May mà hiện tại nhân thủ nhiều, công cụ đầy đủ hơn lúc mới tới thung lũng, tốc độ xây dựng đương nhiên trước kia không thể sánh bằng. Có điều người nhiều, thức ăn vào mùa tuyết rơi cũng cần nhiều hơn, nhưng bởi vì có á thú gia nhập, cộng thêm lúc trước vẫn cách quãng dự trữ thức ăn, nên ngược lại các thú nhân cảm thấy thoải mái hơn quá khứ rất nhiều.
Trước đây, á thú không thể vào rừng, dù thỉnh thoảng đào được một ít khoai lang tím, rau dại, cũng chỉ là ở gần bộ lạc, số lượng đương nhiên không nhiều. Còn thú nhân đi ra ngoài vừa phải săn bắt, vừa phải tiện thể đào một ít khoai lang tím trở về, như vậy một lần trăng tròn, muốn chuẩn bị thức ăn cho người trong cả bộ lạc ăn một mùa tuyết rơi đúng là quá gấp gáp. Cho nên mỗi khi vừa đến mùa tuyết rơi, không chỉ có một số người vì không được chia thức ăn mà đói chết, mà những thú nhân cần bảo vệ bộ lạc cũng thường không được ăn no một bữa. Mà hiện nay, không cần như lúc ban đầu mùa mưa, một hai tháng phải đi đào một vài loại mầm cây về trồng nữa, mà chỉ cần trực tiếp đào khoai lang chín, củ khổ tử ma, còn có một vài loại quả, rễ cây mới phát hiện, thức ăn mỗi ngày các á thú đem về cũng không kém hơn thú nhân.
Vốn dựa theo ý tưởng ban đầu của Đồ là, xây dựng một nhà kho chuyên dự trữ thức ăn, thế nhưng sau này, bởi vì khai thác đá dựng phòng, ở trên núi đá khai thác tạo thành một cái động sâu, ở trong lại mát mẻ, khô ráo, nên hiện nay cũng tiện thể làm thành chỗ cất trữ, ở ngoài có người trông coi. Cộng thêm lần trước nhóm người Bách Nhĩ từ bờ biển trở về, mang theo đầy đủ muối, nên con mồi mỗi ngày đánh về ngoại trừ để ăn, toàn bộ đều dùng muối ướp, phơi khô, sau đó bỏ vào động. Đáng giá nhắc tới là, thời gian Bách Nhĩ ra ngoài, A Chức đã dùng quả bông vê thành sợi, cũng dệt thành tấm vải bông đầu tiên, mà Đào Đào đã có biện pháp dùng đất nung ngoài trời, làm thành vài cái đồ gốm lớn, trong đó vò lớn được các á thú dùng để muối không ít rau dại. Đương nhiên đối với một bộ lạc đã có hơn ba trăm người mà nói, chút dưa chua đó không đáng kể chút nào, nhưng có còn hơn không.
Thời điểm này Bách Nhĩ sắp tới lúc sinh, nên tự nhiên bị mọi người ép ở trong phòng, an tâm dưỡng thai, chờ ngày sinh, bất cứ chuyện gì cũng không cho y làm. Mà vài thú nhân đi ra ngoài cùng y, cộng thêm Tiểu Cổ đã cao thêm không ít đều tham gia chuẩn bị thức ăn dự trữ khi vào đông. Giữa bận rộn, không có ai hỏi chuyện của Đồ nữa, tựa hồ toàn bộ bộ lạc chỉ có hai cha con Bách Nhĩ và Cổ còn kiên trì tin tưởng hắn vẫn còn sống.
Bách Nhĩ nhàn rỗi liền tìm a mạt của Mạc, còn có vài lão á thú, rất khiêm tốn thỉnh giáo họ chuyện liên quan tới sinh con. Tuy nguyên chủ từng mang thai, nhưng trước khi sinh đã xảy, cộng thêm không có qua lại với người trong bộ lạc, nên tới giờ y vẫn không biết á thú sinh con như thế nào, sinh con ở dạng gì, trước khi sinh cần chuẩn bị những gì, sau khi sinh lấy gì cho chúng ăn, vân vân…
Mấy ngày nay, y cũng chú ý tới biến hóa của cơ thể, y xác định tuyệt đối không có khả năng tiết sữa sau khi sinh, nên ở mặt thức ăn cho hài tử, nếu không chuẩn bị tốt lúc trước, chờ mùa tuyết rơi tới, sợ rằng sẽ không ổn.
Từ vài lão á thú có kinh nghiệm, y biết hài tử từ hậu huyệt chui ra, đương nhiên đáp án này cũng không ngoài dự kiến của y, dù sao ngoại trừ hậu huyệt, y thật sự tìm không ra chỗ khác có thể cho hài tử chui ra. Còn lúc sinh ra, nếu là giống đực thì sẽ là tiểu thú, qua ba lần trăng tròn có thể biến hóa thì là thú nhân, không biến hóa được thì là thú, nếu là giống cái, thì sinh thẳng ra hình người, chắc là hình dáng giống trẻ con kiếp trước của y. Thú cuối cùng sẽ bị đuổi vào rừng núi.
Nghe đến đó, lông mày Bách Nhĩ bất giác nhíu lại, trong trí nhớ của nguyên chủ cũng có loại tư tưởng này, chỉ là y quên mất. Do đã quen với thú nhân lúc hình người lúc hình thú, nên sinh ra một con thú con cũng không khó chấp nhận, nhưng nếu tiểu thú không biến hóa được mà bị đuổi đi, đây lại là điều y không thể chịu đựng được. Dù sao mang thai bốn lần trăng tròn, liền tương đương với chín tháng mười ngày ở kiếp trước, dù ban đầu không có cảm giác, nhưng sau thời gian dài như vậy cũng có tình cảm, sao có thể bỏ được? “Thú không thể biến hóa có bao nhiêu?” Y hỏi.
“Có khoảng một nửa.” Tán Tán nói, ánh mắt ông có chút ưu thương. Ông chưa bao giờ mang thai, cho dù là thú cũng không có mà sinh, nếu không, kể cả nó không thể biến hóa, ông cũng không nỡ đuổi đi.
“Tại sao nhất định phải đuổi đi?” Bách Nhĩ khó hiểu. Cho dù là thú, cũng là do thú nhân cùng á thú dựng dục mà ra, cũng là tộc loại, sao có thể nhẫn tâm như thế chứ?
“Đây là quy củ do lão tiền bối truyền xuống, nói là nếu giữ thú ở lại bộ lạc, bộ lạc sẽ gặp hạn.” A mạt Mạc trả lời.
“Vậy bộ lạc Hắc Hà không có thú, thú triều khiến bộ lạc bị hủy diệt lại tính trên người ai?” Trong ngực Bách Nhĩ chợt tràn ngập phiền muộn, ngữ khí không khỏi có chút không vui. Ngẫm lại sau khi sinh ba lần trăng tròn, ở kiếp trước cũng mới là sáu bảy tháng tuổi, ngay cả đi còn chưa được, vậy thú con bị đuổi vào rừng có thể sống sót sao?
Vài lão á thú đều không thể trả lời vấn đề này. Bách Nhĩ cũng không muốn họ trả lời, y bình tĩnh lại, chuyển đề tài.
Thú con và á thú mới sinh đều đút mật quả và nước của loại quả ngọt, vào mùa tuyết rơi thì cho chúng ăn canh khoai lang tím có thêm muối, chờ sau một lần trăng tròn, liền có thể đút canh thịt. Ba lần trăng tròn, vô luận là thú con hay á thú đều có thể ăn được một miếng thịt nhỏ.
Nghe được hai chữ mật quả, Bách Nhĩ nghĩ đến Đồ, trong lòng không khỏi xót xa, qua một hồi lâu mới ổn định được *** thần hỗn loạn, tiếp tục thỉnh giáo. Chưa từng làm phụ thân, cho dù là kiếp trước, đối với việc nuôi dưỡng con nhỏ y cũng không biết gì cả, nên y rất nghiêm túc lắng nghe các lão á thú, những chỗ không rõ liền hỏi lại vài lần, tới khi hiểu rõ mới thôi.
So ra, tiểu thú chịu đựng tốt hơn, sinh được vài ngày là có thể lảo đảo chạy khắp nơi. Tiểu á thú phải bế tới ba lần trăng tròn mới có thể chậm rãi học đi. Tiểu thú không sợ lạnh, nhưng tiểu á thú lại sợ, đây cũng là nguyên nhân tiểu á thú không dễ nuôi lớn. Mà sinh vào mùa tuyết rơi lại càng khó nuôi.
Sau khi hỏi rõ những thứ cần hỏi, Bách Nhĩ liền đi tìm Lão Thác, nhờ ông làm cho mình một cái giường nhỏ có lan can bốn phía, tới mùa tuyết rơi có thể đặt trong phòng có hố lửa. Sau đó y lại tìm A Chức, nhờ y dệt cho mấy tấm vải bông, sau đó dùng quả bông làm chăn đệm nhỏ cho chiếc giường. Bởi vì không xác định là tiểu thú hay là tiểu á thú, nên giữ lại ít vải, không có may thành quần áo, tới lúc đó quấn thẳng lấy thú con.
Trong lúc có rất nhiều quả bông, một mùa trước còn chưa xài hết, mùa này lại trổ ra, nên không lo lắng là không đủ dùng. Bởi vì là do Bách Nhĩ muốn, nên Tát bảo mười ba á thú cử ra hai người khéo tay từ mỗi nhóm, giúp A Chức se sợi, dệt vải. Trước khi mùa tuyết rơi đến, không chỉ làm đủ vải bông, đệm giường Bách Nhĩ muốn, mà còn dư thừa cho một số á thú làm quần áo để mặc. Còn những người không được chia tới, dĩ nhiên là chờ mùa tuyết rơi qua, có thời gian lại làm cho họ. Dù sao quả bông đã thu nhặt từ lâu cũng không sợ không có mà dùng.
Khi mọi thứ chuẩn bị đã đủ, tuyết đầu mùa còn chưa hạ xuống, Bách Nhĩ đã sinh. Ngày đó, ngoại trừ người đi săn thú và canh gác, tất cả mọi người đều dừng việc trong tay, tập hợp ở trong và ngoài thạch viện, khẩn trương chờ đợi sinh mệnh mới đã lâu nay không có, chào đời. Cát vu ngồi ở bên hố lửa lầu một, từ từ nhắm hai mắt, khuôn mặt bất biến khó có thể phát hiện ra nét khẩn trương. Tiểu Cổ ngồi bên cạnh, lát lại đứng lên, lát lại ngồi xuống, còn bất an hơn cả người sinh con là Bách Nhĩ. Tát khoang hai tay trước ngực, tựa vào cửa sổ, nhớ tới bạn tốt, trong mắt gã là nồng đậm bi thương cùng sự kiên định khó hiểu. Đám người Duẫn, Nặc, Giác, Mạc ngồi ở một gian phòng khác, nhiều người như vậy, nhưng không phát ra một tiếng động. Ngay cả Mục hoạt bát nhất cũng thành thật nằm bên chân a phụ nó.
Ở lầu hai, trên trán Bách Nhĩ đầy mồ hôi, mắt nhắm chặt, dưới sự trợ giúp của a mạt Mạc và hai á thú đã từng sinh con, bình tĩnh dựa theo cách họ nói mà dùng sức, dù cho hậu huyệt truyền tới cảm giác đau đớn khi bị xé rách, ngoại trừ sắc mặt y tái nhợt đi, thì cũng không lãng phí sức lực kêu rên một tiếng.
Không vội vàng, không hoảng hốt, không khóc, không kêu la, y giống như đang nghiêm túc, tập trung giải quyết một vấn đề khá khó, khiến trong lòng các á thú đều cảm thấy kỳ lạ, họ thấy vô luận là mình hay á thú khác sinh con cũng không im lặng như vậy, thậm chí có suy nghĩ khó hiểu là mình không nên ở đây quấy rầy y.
Sự thật chứng minh, thái độ Bách Nhĩ áp dụng rất chính xác, sinh con thuận lợi, y chỉ tốn nửa thời gian so với á thú khác để sinh ba đứa con. Trong đó có hai tiểu thú màu trắng, một tiểu á thú non mềm.
“Ai liếm cho chúng đây?” Sau khi kinh ngạc qua đi khi thấy số lượng ba con thú con, a mạt Mạc nhìn tiểu á thú mang theo chất nhầy trên người, oa oa khóc lớn trên tay mình, có chút khó xử hỏi.
Theo lệ thường, đều là a phụ của thú con liếm đi chất nhầy trên người chúng, nay Đồ đã không còn, vậy ai thay hắn làm chuyện này đây?
“Nước ấm nấu chưa?” Bách Nhĩ thở gấp một hơi, từ từ nhắm mắt lại, hỏi.
“Đã chuẩn bị xong rồi.” Một á thú khác vội đáp, đôi mắt nhìn Bách Nhĩ tràn đầy ngưỡng mộ, không phải vì sức lực của y mạnh hơn thú nhân, mà là vì năng lực sinh con của y mạnh hơn các á thú khác.
“Dùng nước ấm lau cho chúng, sau đó lấy vải bông và chăn đệm bao chúng lại.” Bách Nhĩ chậm rãi nói, cho dù sau khi sinh, y vẫn cho người ta cảm giác bình tĩnh. Thế nhưng không ai biết, trong lòng y lúc này là mất mát và khổ sở. Y đã biết từ lâu, thú con mới sinh phải do a phụ của chúng dùng lưỡi liếm sạch toàn thân làm nghi thức đón chúng chào đời, mà a phụ ba hài tử của y lại bỏ lỡ thời khắc quan trọng nhất này, dù y kiên cường hơn nữa, thì trái tim cũng chẳng phải làm bằng sắt đá, sao lại không có bi thương chứ.
Nghe thấy y nói, một á thú vội vàng chạy xuống, bưng bồn nước ấm đi lên, đồng thời báo tin vui cho những người đang khẩn trương chờ đợi là có hai tiểu thú và một tiểu á thú chào đời. Trong nhất thời, trong ngoài thạch viện đều sôi trào, ngay cả trên khuôn mặt vẫn âm trầm của Cát vu cũng lộ ra ý cười hiếm thấy.
Bách Nhĩ nằm trên thảm da thú, nhìn ba đứa con đã được lau sạch của chính mình, trong tai nghe thấy tiếng hoan hô huyên náo từ bên ngoài, ánh mắt y ngơ ngác một lát, sau đó khóe môi bất giác hiện lên một nụ cười dịu dàng, nhàn nhạt.
Danh sách chương