Cô về Bắc Kinh trước. Rồi lên đường sang Luân Đôn.
Trong lúc chờ đợi, để giết thời gian, cô vào hiệu sách sân bay thì bắt gặp một cuốn sách vừa đưa lên kệ.
Bình thường cô không đọc tiểu thuyết trong nước. Danh mục đọc rất thưa thớt, phần lớn lại là cổ thư và khoa học chuyên ngành. Thời gian của đời có hạn, chỉ nên đọc những sách hữu dụng hoặc đúng sở thích. Ngoài ra thì đừng đụng đến, đó là quan điểm của cô. Cuốn sách này không đăng ảnh tác giả, không gắn lời giới thiệu, cũng chưa nhuốm màu năm tháng. Tác giả là một nhà văn bán chạy được chú ý và cũng gây tranh cãi khá nhiều trong năm ấy. Đây là cuốn sách đầu tay của chị. Gồm sáu truyện ngắn. Tên sách là Lục đoạn.
Còn vài phút nữa thì lên máy bay. Cô tiện tay giở một trang, đọc đề từ của sách. Là thơ Rilke.
Dường như cái gì anh cũng muốn
Bóng đêm vô tận mỗi lần rơi xuống
Ánh sáng khiến lòng run rẩy mỗi bước bay lên.(*)
(*) Trích bài thơ Em thấy đấy, anh muốn quá nhiều (Du siehst ich will viel). Rainer Maria Rilke (1875-1926) là nhà thơ Áo sáng tác bằng tiếng Đức, một trong những nhà thơ lớn ở châu Âu thế kỉ XX. Thơ ông thời kì đầu nhuốm màu sắc của chủ nghĩa suy đồi, một cảm hứng chung phảng phất trong nhiều tác phẩm của An Ni Bảo Bối.
Lướt nhanh qua các truyện bên trong, cô quyết định mua cuốn sách. Đây là tác phẩm cuối cùng viết bằng tiếng Trung mà cô đọc trước khi rời đất nước.
Cô cất sách vào va li. Một chiếc va li đen đóng gói hoàn chỉnh cuộc đời của mười sáu năm qua. Hành lý là quần áo, sách vở, bản đồ, tranh kí họa, ảnh chụp. Tay cô đeo nhẫn của Trinh Lượng. Chiếc nhẫn này tượng trưng cho điều gì, cảm giác bất lực vì tình yêu dang dở, thái độ tàn khốc và xơ cứng của người đời, hay là cái giá phải trả khi mưu toan chống đối thế gian. Cô luôn cảm thấy Trinh Lượng không tranh với đời, chân phương, dễ hài lòng, kiêu hãnh một cách tao nhã. Họ chưa bao giờ phải bận tâm về sinh kế, khép nép cúi mình về chuyện ăn mặc đi lại, càng không cần dè dặt xã giao với bất cứ ai.
Cuối cùng cái giá phải trả cho bề ngoài đẹp đẽ đúng như bản thân mong muốn ấy, lại là một sự đầu hàng đau thương.
Phi trường về khuya, cô đứng trước vách kính, ngắm máy bay lên xuống trong màn đêm mênh mông, tự hỏi lòng mình, liệu còn có ngày quay lại. Tương lai mịt mù tăm tối, giờ chỉ biết vâng theo chứ không còn cách nào. Chấp nhận sự thật là sau mười ba tiếng đồng hồ nữa, sẽ đến một thành phố châu Âu cách xa vạn dặm. Bên kia địa cầu. Sống giữa những người khác màu da xa ngôn ngữ. Tồn tại trong một chiều dài lịch sử hoàn toàn lạ lẫm. Quá vãng của cô sẽ bị dẫm nát, nhường chỗ cho một lần nữa khai sinh.
Một lần nữa, giữa vô vàn lần xuất phát đã được số phận định sẵn. 1 giờ rưỡi sáng. Chen giữa biển người ngáp sái quai hàm mặt mũi mệt mỏi, đặt chân lên chiếc máy bay chở khách khổng lồ sắp xuyên màn đêm sang châu Âu.
Trong lúc chờ đợi, để giết thời gian, cô vào hiệu sách sân bay thì bắt gặp một cuốn sách vừa đưa lên kệ.
Bình thường cô không đọc tiểu thuyết trong nước. Danh mục đọc rất thưa thớt, phần lớn lại là cổ thư và khoa học chuyên ngành. Thời gian của đời có hạn, chỉ nên đọc những sách hữu dụng hoặc đúng sở thích. Ngoài ra thì đừng đụng đến, đó là quan điểm của cô. Cuốn sách này không đăng ảnh tác giả, không gắn lời giới thiệu, cũng chưa nhuốm màu năm tháng. Tác giả là một nhà văn bán chạy được chú ý và cũng gây tranh cãi khá nhiều trong năm ấy. Đây là cuốn sách đầu tay của chị. Gồm sáu truyện ngắn. Tên sách là Lục đoạn.
Còn vài phút nữa thì lên máy bay. Cô tiện tay giở một trang, đọc đề từ của sách. Là thơ Rilke.
Dường như cái gì anh cũng muốn
Bóng đêm vô tận mỗi lần rơi xuống
Ánh sáng khiến lòng run rẩy mỗi bước bay lên.(*)
(*) Trích bài thơ Em thấy đấy, anh muốn quá nhiều (Du siehst ich will viel). Rainer Maria Rilke (1875-1926) là nhà thơ Áo sáng tác bằng tiếng Đức, một trong những nhà thơ lớn ở châu Âu thế kỉ XX. Thơ ông thời kì đầu nhuốm màu sắc của chủ nghĩa suy đồi, một cảm hứng chung phảng phất trong nhiều tác phẩm của An Ni Bảo Bối.
Lướt nhanh qua các truyện bên trong, cô quyết định mua cuốn sách. Đây là tác phẩm cuối cùng viết bằng tiếng Trung mà cô đọc trước khi rời đất nước.
Cô cất sách vào va li. Một chiếc va li đen đóng gói hoàn chỉnh cuộc đời của mười sáu năm qua. Hành lý là quần áo, sách vở, bản đồ, tranh kí họa, ảnh chụp. Tay cô đeo nhẫn của Trinh Lượng. Chiếc nhẫn này tượng trưng cho điều gì, cảm giác bất lực vì tình yêu dang dở, thái độ tàn khốc và xơ cứng của người đời, hay là cái giá phải trả khi mưu toan chống đối thế gian. Cô luôn cảm thấy Trinh Lượng không tranh với đời, chân phương, dễ hài lòng, kiêu hãnh một cách tao nhã. Họ chưa bao giờ phải bận tâm về sinh kế, khép nép cúi mình về chuyện ăn mặc đi lại, càng không cần dè dặt xã giao với bất cứ ai.
Cuối cùng cái giá phải trả cho bề ngoài đẹp đẽ đúng như bản thân mong muốn ấy, lại là một sự đầu hàng đau thương.
Phi trường về khuya, cô đứng trước vách kính, ngắm máy bay lên xuống trong màn đêm mênh mông, tự hỏi lòng mình, liệu còn có ngày quay lại. Tương lai mịt mù tăm tối, giờ chỉ biết vâng theo chứ không còn cách nào. Chấp nhận sự thật là sau mười ba tiếng đồng hồ nữa, sẽ đến một thành phố châu Âu cách xa vạn dặm. Bên kia địa cầu. Sống giữa những người khác màu da xa ngôn ngữ. Tồn tại trong một chiều dài lịch sử hoàn toàn lạ lẫm. Quá vãng của cô sẽ bị dẫm nát, nhường chỗ cho một lần nữa khai sinh.
Một lần nữa, giữa vô vàn lần xuất phát đã được số phận định sẵn. 1 giờ rưỡi sáng. Chen giữa biển người ngáp sái quai hàm mặt mũi mệt mỏi, đặt chân lên chiếc máy bay chở khách khổng lồ sắp xuyên màn đêm sang châu Âu.
Danh sách chương