Truyện này tôi vốn không định viết Hậu ký, trước khi xuất bản mới quyết định thêm vào . Tiểu thuyết này mang chủ đề báo thù, tác giả vốn muốn định hình nam nữ phụ đáng ghét một chút, định hình nữ chính đáng thương một chút cho dễ đọc, nhưng trong quá trình viết, tôi lại không muốn phá hoại hình tượng của họ quá mức, ví dụ như Vân Trạch Tiêu Tề, phụ nữ chính nhưng lại cứu nữ chính, toàn văn đều không có biểu hiện tàn nhẫn độc ác; Diễm hoàng đáng ghét, nhưng đối với Thu Ảnh lại có vài phần thật lòng; Lưu Vũ và Phủ Liêm Uyển Ngọc đối với người trong lòng cũng có mặt tình thâm. Trên thế gian không có người xấu đến cùng, vai “ác” viết đến mức Tần Xuyên Lưu Vũ, Phủ Liêm Uyển Ngọc, tôi đã cảm thấy hơi quá rồi, thiết nghĩ chắc độc giả của tôi cũng có thể phát hiện, trong truyện của tôi chính diện và phản diện đều rất hài hòa, như Ma giới trong “Tiểu Hoàng không phải tiên” và hung thủ trong “Xuyên không chi Đệ nhất phu quân”, xem ra tôi thật không thích hợp với phong cách quá cực đoan, truyện này có chủ đề báo thù nhưng lại thiên về ôn hòa, không có sự xấu xa khiến người ta hận đến nghiến răng, độc giả có thể cảm thấy hơi bình thường không đủ thống khoái, chưa đạt đến hiệu quả định trước, tôi rất hổ thẹn và có lỗi .

Nữ chính tên “Nhạn Sơ”, lúc đặt tên không tốn quá nhiều công sức, vì tác giả trong lúc còn là độc giả từng rất thích hai câu thơ “Mưa tối đèn tàn cờ sắp tan. Tỉnh rượu gối chiếc chờ nhạn đến” (bài “Sau khi cờ tàn”), trong sách định ra Vĩnh hằng chi gian là Đạo môn không hỏi chuyện thế sự, vách núi, mây khói, hoa rơi, thị nữ… nữ chính xuất hiện trong hoàn cảnh chết đi sống lại, ngay từ đầu tôi đã nghĩ đến hai chữ “Nhạn Sơ”, nhạn đến trong mây, ý cảnh xa xăm tinh khiết rất thích hợp với sự cô tịch lạnh lẽo ở Vĩnh hằng chi gian, có ý cách xa trần thế, đồng thời cũng thể hiện tâm cảnh của nữ chính, bị phản bội, thân mang huyết thù, lòng như đã chết, đối với người và việc đều đạm mạc. Trung quốc từ xưa có câu nói Hồng nhạn truyền thư, nhạn bay ngang trời, truyền đến tin vui của trượng phu và nữ nhân khác. Cái tên này cũng ứng với tên “Tịch Lạc” trước đó của nàng, tịch dương đẹp vô hạn, tịch dương rơi xuống*, chứng tỏ vẻ đẹp đã không còn. Hơn nữa chim nhạn là động vật nhân hậu trung tín, nữ chính có vẻ như bất chấp tất cả mà báo thù, nhưng trong chi tiết đôi lúc lại thể hiện bản tính lương thiện. Vốn tôi muốn dùng tên “Nhạn Sơ” làm tên truyện, sau đó vì quá văn nghệ không phù hợp với tiểu thuyết thông thường nên đã đổi tên, đáng tiếc.

*Lạc: rơi

Trong truyện có ba “đạo cụ” quan trọng, một là kỳ hoa, hai là lá phong, ba là đàn và cờ của Tây Linh quân (hình như đây được tính là hai vật…)

Tôi chủ yếu muốn nói về đàn và cờ, một trong những nguồn linh cảm của truyện này là cờ. Một hôm nào đó tác giả buồn chán, trèo lên chỗ cao, vô tình nhìn thấy cảnh tượng người xe trong thành phố qua lại bận rộn, bỗng nhiên cảm thấy thế giới này giống như một bàn cờ cực lớn, mỗi người giống như một quân cờ được ông trời đặt xuống, một nửa vận mệnh là do mình nắm lấy, nhưng một nửa lại không do mình, mỗi một quân cờ đều cố gắng theo con đường của mình mà đi, cố gắng tạo ra giá trị của mình, nhưng lại ảnh hưởng lẫn nhau, có dìu dắt giúp đỡ, nhưng cũng có tổn thương kềm chế nhau. Như trong truyện, mỗi nhân vật đều bày cuộc vì mục đích của mình, trong lúc nữ chính bày cuộc để trả thù, cũng đối diện với các loại sát cuộc khác nhau, nhìn rộng hơn, trên thế giới có các loại thế lực tranh đoạt không ngừng, thế cuộc không ngừng xảy ra biến hóa, mỗi người bày cuộc nhỏ đã bị bao hàm trong một thế cuộc lớn, thế cuộc lớn này cứ tiếp tục, mãi không bao giờ dừng lại. Đó chính là ý nghĩ bộc phát của tác giả, rốt cuộc là bàn tay nào đang âm thầm thao túng bàn cờ? Ai có thể trở thành người cầm cờ chủ trì thế cuộc này? Câu trả lời đương nhiên là không có ai mạnh mẽ như vậy, may là trong tiểu thuyết này, chúng ta chỉ cần một “hư cấu” là có thể mặc sức tưởng tượng.

Vì vậy truyện này đã có hình tượng của Tây Linh quân.

Lấy thiên hạ làm thế cuộc, là một người có dã tâm, cảnh tượng lúc Tây Linh quân xuất hiện đa phần đều có đàn và cờ. Trong lịch sử, đàn từng được xưng tụng là “Tiếng của thánh nhân trị thế, vật của quân tử tu dưỡng”, đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của văn hóa Đạo gia, là sở thích của các ẩn giả đạm mạc xuất thế, còn cờ, bị cho là “hại trá tranh ngụy*”, thân phận của Tây Linh quân là ẩn giả Đạo môn, tác giả muốn dùng đàn để ẩn dụ vẻ ngoài đạm mạc xuất trần của hắn, dùng cờ để biểu hiện mặt khác được ẩn giấu của hắn.

*Đạo chơi cờ vây, hiểu theo ý mình là hãm hại, gian trá, tranh giành, ngụy trang (-_-)

Ngoài ra, về nhân vật Tiêu Viêm, ở một trình độ nhất định hắn đã bị một nhân vật nào đó ảnh hưởng, tính tình tà ác quái dị, mới nhìn khiến người ta căm ghét, nhưng sau khi biết nguyên nhân thì sẽ phát hiện, hắn mới là nhân vật bi kịch nhất trong truyện, một quân cờ thật sự, bị vận mệnh khống chế, đến quyền lợi sinh tử cũng không có, đột nhiên có một ngày, cuối cùng hắn đã có được tự do, vì vậy mà lộ ra mặt cực đoan, đáng ghét đến cực đoan, đồng thời có thú vui phá hoại tất cả quy tắc. Hắn khác với các nhân vật yêu nghiệt bình thường, sự điên cuồng của hắn không phải là sự biến thái và sa đọa sau khi trải qua những chuyện tàn khốc, mà là do được giải thoát sau khi bị giam cầm, giống như biểu hiện điên cuồng của một số bạn sau khi thi đại học xong, thời gian lâu rồi sẽ có sự hồi phục nhất định, từ chuyển biến thái độ của hắn đối với nữ chính có thể thấy, hắn có cảm tình, hắn cảnh tỉnh nàng, suy nghĩ cho nàng, đặc biệt là chờ đợi và tìm cách theo đuổi tự do, thay đổi tương lai của bản thân, đây đã là biểu hiện của người bình thường, đương nhiên tính cách của hắn đúng là có phần biến thái, không thể hoàn toàn bình thường. Tình cảm của Tiêu Viêm và nữ chính rất đặc biệt, gần như tình yêu đồng loại, có lẽ sẽ không được mọi người lý giải, nhưng với đặc điểm của hắn, nếu viết hắn bị nữ chính thu hút rồi thâm tình thì sẽ trở nên tầm thường, bởi vậy tác giả không viết như vậy, nhân vật này hơi có phong cách manga.

Lúc bắt đầu viết truyện này, có người đoán đây là phiên bản cổ đại của phim Temptation of Wife, kết quả chứng minh là không phải, trong câu chuyện này còn có câu chuyện khác, Thục Khách thích viết những tình tiết bất ngờ. Nếu nói câu chuyện này muốn biểu đạt điều gì, không phải tôi khuyến khích tư tưởng buông bỏ thù hận tuyên dương thánh mẫu thần phụ, chưa từng nếm trải sự đau khổ của người khác thì sẽ khó mà có bình luận công chính được, người khác hại chết người thân của bạn, bạn dễ dàng tha thứ cho hắn mới là lạ, chỉ có thể nói, đối với cuộc sống này chúng ta nên khoan dung, nữ chính báo huyết hải thâm thù, nhưng cuối cùng đã hối hận, so ra, chúng ta đang sống trong xã hội tiến bộ văn minh, thỉnh thoảng có xảy ra ma sát nhỏ với người khác thì đúng là không có gì đáng nói, thật không nên tính toán quá mức, vì lúc nói hay ra tay làm tổn thương người khác, bản thân cũng không thật sự vui vẻ.

Thật ra tác giả rất bái phục các kỳ thủ, từng mơ là cũng được cầm bát cờ đóng vai cao nhân, n năm trước từng may mắn được lập kỷ lục thua 39/40 trận trong giải cờ vây quần chúng, trận thắng duy nhất đó là do đối thủ chủ động xin thua, nguyên nhân là nhận thức của tác giả đối với cờ là bằng không, còn đối thủ thì chắc là số âm. Sự thật đã nói rõ khoảng cách giữa hiện thực và lý tưởng, nhưng bạn nhận thua kia chắc cũng coi tác giả là cao thủ nên có vẻ hâm mộ.

Ý của tác giả là truyện này kết thúc ở chính văn, cô bé trong Kết thúc có phải là Nhạn Sơ chuyển thế không, phát triển với Tây Linh quân thế nào, mời các bạn tự do tưởng tượng. Bản ở Đài Loan có thêm Ngoại truyện chỉ là để phối hợp với các bạn thích kết cuộc viên mãn mà thôi. Trong truyện này, tác giả thích nhất là nhân vật Tiêu Viêm và Giang Thu Ảnh.

Cảm ơn các độc giả đã ủng hộ truyện này và Thục Khách! Cảm ơn NXB! Chúc các bạn độc giả vui vẻ! Thục Khách

8/10/2012
Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện