“Con hồ ly tinh này! Mới bây lớn đã học thói lẳng lơ”
“Ối, bắt được con tiểu tiện nhân rồi à?” “Loại bỏ nhà theo trai này đáng diều tha quạ mổ”
“Vô liêm sỉ!” “Không biết xấu hổ”
…
Mộng Điệp khi đó vẫn gọi là A Tố nằm dập mặt trên nền đất đỏ, trong miệng nuốt phải cả vốc bùn, tóc tai bù xù, thảm đến mức nhìn tưởng như chết rồi. Xung quanh là người của trấn vây kín chỉ trỏ, những thứ ô uế như phân người và chất bài tiết động vật cũng bị người ta dội đầy vào người.
Ngay cả sức kêu lên ‘ta oan uổng’ cũng không có.
A Tố rất sợ hãi, nàng nằm trên đất, nhìn thấy mẫu thân gục đầu vào vai phụ thân, khóc không đứng lên nổi, phụ thân biểu tình thương giận đan xen quay mặt đưa mẫu thân đi.
Tại sao lại không đưa cả A Tố theo cùng? “Mặt mũi của liệt tổ liệt tông nhà này đều bị tiểu tiện nhân ném cho chó ăn hết rồi”
“Dìm nàng ta” “Dìm chết nàng ta” “Tuổi còn nhỏ đã lăng loàn hạ tiện, thêm mấy năm nữa không phải sẽ làm loạn cả trấn lên sao?!”
Bọn họ nói gì thế? A Tố không hiểu? Tại sao lại nói A Tố dụ dỗ Phùng Khánh Dư ca ca? Cả hai bọn họ đều kẹt trong núi một đêm mà, sao khi trở về trấn chỉ có mình nàng bị mắng chửi?
Phùng Khánh Dư đâu rồi?
A, hắn ở ngay kia! Hắn phải minh oan cho nàng, nếu không nàng sẽ bị đánh chết mất, phụ mẫu cũng sẽ không cần tới nàng nữa.
“A…a, A Phùn…”
Đôi tay bầm tím đưa về phía người kia, trước mặt có cơn gió mạnh ập đến. Phùng thúc sút thẳng vào mồm nàng, nàng cảm thấy lưỡi tanh lòm máu, đất và vị kinh tởm của phân động vật còn người thì văng đi, lăn mấy vòng trên đất.
A Tố mắt lờ đờ, ngực phập phồng, miệng không ngậm lại được sùi ra bọt máu, răng vãi trên nền đất.
Có tiếng Phùng thúc mắng chửi, nước bọt hôi hám nhổ toẹt một cái lên mặt nàng, chảy vào mắt nàng.
“Khánh Dư ngươi mau nhìn đi, từ rày ta cấm tiệt ngươi giao du với con súc sinh này! Có nghe chưa hả?”
“Mẫu thân đã nói nó là đứa đê tiện bao lần mà sao ngươi không chịu tin, đi thôi, chúng ta mau đi thôi”
“Cứ dính lấy nó sớm muộn gì cũng rước họa vào thân”
“Không phải thế đâu, A Tố muội ấy..” “Ối đừng đánh đừng đánh! Sao mình lại đánh A Dư, nó còn bé đã hiểu gì đâu, mau, mau xin lỗi phụ thân ngươi….ối thôi mà mình ơi, nó nhất thời hồ đồ mới bênh con hồ ly tinh ấy… thôi thôi chúng ta mau về đi.”
…A Tố không muốn nghe nữa, nắng chói chang làm mắt nàng căng tức, nàng khép mắt, đau đến mức ép nước dãi không ngừng rỉ ra nhầy nhụa.
Lúc A Tố tỉnh dậy người trong trấn đã đem nàng tới chỗ khác.
Người ta trói nàng, lột sạch nàng trần trụi như con lợn, tống vào cũi heo thả trôi sông.
Tóc và thanh chắn cũi cản mất tầm nhìn, nàng thấy trước mặt toàn những bọt khí.
Không thể giãy dụa, không thể hít thở, có ai ở trên bờ không? Làm ơn cứu ta với.
Từ nơi hư ảo nào đó vọng đến tiếng người, ngay trước khi ánh sáng trong mắt A Tố tắt lịm
“Nếu ta cứu ngươi thì ngươi có báo đáp ta không?”
Có! A Tố nguyện làm trâu làm ngựa cho hết kiếp người.
Nước ràn rạt rẽ sang hai bên, A Tố thần trí mơ hồ, tầm mắt mờ đục được vớt lên, có tiếng người khe khẽ nói lúc rõ lúc không.
“Hồi…chủ….gãy mất… răng và xương ngực…tay cũng….”
“Không rách màng… là được rồi…răng sữa….không lo….đưa đi…”
“Thối quá”
Phía dưới nước tiểu và phân lỏng không kiểm soát được tong tỏng rỉ ra, nói không chừng đã thối cả ruột rồi, người nọ xuýt xoa.
“Thật là đáng thương”
A Tố người mềm như sợi bún, tay gấp khúc kỳ dị do bị gãy xương, chỉ nhận biết được mờ mờ bóng người màu đỏ cầm ô, tóc đen rất dài, có người quỳ phủ phục xuống nền đất để người áo đỏ nọ đạp lên lưng, bước lên liễn, trướng sa đỏ đỏ hồng hồng lập tức buông xuống che đi.
Đời A Tố lần đầu thấy có thứ xa hoa như thế, đại liễn to bằng một gian nhà, phải đến ba mươi hai người khênh chứ không ít, tất cả đều là nữ tử mặc áo hồng đào, nhìn thật yểu điệu xinh đẹp, cổ chân cổ tay bọn họ đeo vòng lục lạc vàng, bước chân đều tăm tắp giữ cho liễn vững vàng, tiếng lục lạc lanh lảnh nhịp nhàng kêu nghe thật vui vẻ. Người mặc áo đỏ thật ung dung, rất biết hưởng thụ. A Tố thấy thực ngưỡng mộ.
Mắt A Tố nặng trĩu, gió hiu hiu xoa qua khuôn mặt nàng, may thay đau đớn quá lớn khiến nàng tê dại không còn cảm giác, nàng nghiêng đầu gục vào ngực nữ tử áo hồng đang ẵm ngửa nàng đi theo sau đại liễn. Người nọ còn chu đáo cởi ngoại bào quấn lại thân thể trần truồng của nàng.
Buồn ngủ quá, A Tố khép mắt, nước mắt giàn ra, may thay nữ tử đang bế nàng, nàng ấy không có ghét bỏ nàng bẩn thỉu hư thối.
- -----
Nam nhân tuấn lãng kế bên đưa ngón tay thô ráp lau nhẹ giọt nước mắt chực chờ chảy ra từ đuôi mắt Mộng Điệp. Y buông trục quyển, thật cẩn thận nâng đầu nàng vẫn đặt trên đùi y xuống gối, ngón tay nam tử luồn vào mái tóc đen xõa dài của nàng, dịu dàng làm tơi từng lọn tóc.
“Ái phi thật là, tóc còn chưa hong khô đã ngủ quên mất rồi---” sau này để nàng rời khỏi trẫm nàng bảo trẫm làm sao có thể yên tâm đây.
Tất nhiên vế sau Khánh Chiếu Đế không nói ra thành lời, y nhìn con bướm tim tím đậu ở đầu giường, khuôn mặt vô tình của bậc quân vương dưới ánh nến vàng vọt nhuốm màu ấm áp, khóe môi hàm chứa ý cười, là ý cười thật lòng chạm tới đáy mắt nhưng không thấy vui vẻ mà nặng tâm tình.
Trong số các huynh đệ của mình, Khánh Chiếu Đế là kẻ thiếu dã tâm nhất, y nghĩ sau khi phụ hoàng băng hà, Thái Tử lên ngôi, y sẽ chờ được phong vương cấp đất, làm một vương gia tiêu dao nhàn tản, nay đi chỗ này luận thơ, mai đi chỗ kia đối ẩm. Còn có thể ôm ôn hương nhuyễn ngọc trong lòng, thư sướng uống rượu hát vang trên đài cao lộng gió.
Y chính là người phong lưu như thế.
Nhưng sinh ra trong nhà Đế Vương, há lại có quyền chọn lựa.
Thái Tử đột nhiên qua đời, Lý Thừa Huy hầu hạ Thái Tử đêm ấy sợ tội, treo cổ tự vẫn trong phòng. Thế là cả hai người chết không đối chứng.
Tiền triều loạn thành một đoàn, Hoàng Hậu lúc này lên làm Thái Hậu, tạm buông rèm nhiếp chính, thân sinh của Thái Tử chỉ là một Phi vị, lúc này bị Thái Hậu chèn ép đủ đường, thêm nỗi đau mất con và sự nghiệt ngã khi bị nhà ngoại vứt bỏ, cũng dứt khoát nhảy xuống từ lầu cao chấm dứt thống khổ dày xéo.
Khánh Chiếu Đế khi ấy mới mười chín tuổi, học đạo quân tử, chỉ ham mê vẽ tranh làm thơ, tâm thái thanh sảng chịu không nổi minh tranh ám đấu tanh tưởi của huynh đệ thủ túc, đóng cửa từ chối tiếp tất cả những người đến lôi kéo, giữ vững lập trường trung lập của bản thân.
Nhưng có lẽ chính vì thế mà y bị Thái Hậu để mắt. Bà căn bản không muốn lập một Hoàng Đế anh minh hay có dã tâm, bà ta chỉ muốn địa vị vô song cùng quyền lực tối cao mà một nữ nhân có thể đạt được, cho nên Thái Hậu chọn vị Hoàng Tử không tranh với đời là y, để bà ta có thể vững vàng thao túng y, buông rèm nhiếp chính mãi…
Đêm trước ngày đăng cơ, y ngồi lặng trước gương đồng, nhìn áo cổn mũ miện, kìm nén cảm giác chông chênh trong lòng, cung nữ ngự tiền đi theo hầu hạ y từ ngày y còn là Hoàng Tử dịu dàng nói:
“Thái Tử, nên đi nghỉ thôi, ngày mai cử hành điển lễ sẽ mệt mỏi lắm”
“…”
Thấy y không có phản ứng, Mộng Điệp quay người ra hiệu cho cung nhân hầu hạ trong điện lui ra, nàng tiến đến kế bên dè dặt đặt tay lên tay y, ngữ điệu lo lắng.
“Thứ cho nô tỳ vô phép, Thái Tử đang vì điều gì mà nặng lòng như thế?”
Khánh Chiếu Đế lúc này là Thái Tử, y nghiến răng như đang kìm nén, bàn tay lật lại, năm ngón tay đan vào tay Mộng Điệp. Có rất nhiều tâm sự, nhưng cuối cùng lại ra một câu chẳng mấy liên quan.
“Bùi Viễn ta phụ bạc nàng rồi.”
Nếu y chỉ là một Vương Gia vô công rỗi nghề, bổng lộc vừa ăn, y thú nàng làm chính thất cũng sẽ không ai dị nghị, y cũng không cần vì khai chi tán diệp nặng nề kia mà phải nạp thêm thiếp thất. Nàng và y có thể cùng nhau trải qua cái gì gọi là “một đời một người” mà y vẫn được đọc trong thi ca của các tài tử.
Tết Nguyên tiêu năm y mười lăm tuổi, y lần đầu bạo dạn nắm lấy tay nàng, cũng những ngón tay đan chặt vào nhau như vậy, đôi mắt y sáng lên những tinh quang còn mặt nàng ửng đỏ vì lạnh. Y phát nguyện thề sẽ thú nàng, bọn họ chỉ cần đợi thôi, đợi phụ hoàng y chết, đợi giấc mộng uyên ương thành hiện thực.
Đó đã từng là tương lai ngay trước mắt, giờ thoáng cái hóa thành bọt nước tan đi, Bùi Viễn chua chát tự trách mình là thư sinh vô dụng, đớn hèn đến mức chẳng thể bảo vệ tâm nguyện một đời.
“Ta đã tưởng tượng ra nhiều viễn cảnh vô cùng hạnh phúc, khi mà nàng dạy con gái nhỏ cách cầm kim thêu khăn thì ta sẽ ở ngoài sân ngồi ghế mây, vót tre làm diều cùng con trai lớn.”
“Ta…” từng nghĩ tới một nhà bốn người như những bách tính bình thường, tháng Ba hàng năm cùng đi hội Đạp Thanh, đến Tám quây quần trong sân ăn những miếng bánh nướng.
Ta cũng từng nghĩ đến những đêm đông lạnh, ta vòng tay ôm lấy nàng, chúng ta cùng nép vào nhau nhỏ to tâm sự, ta nghiêng đầu cụng trán nghe nàng cười khúc khích.
“Nếu biết mọi chuyện sẽ như thế này, ngày đó ta chẳng nên hứa hẹn, lại làm lầm lỡ nàng cả tuổi thiếu nữ song sênh”
Mộng Điệp không nhìn thẳng vào y lúc y nói những lời đó, nàng rũ mắt, đôi mi dài như cánh bướm run lên, trên khuôn mặt thoắt trắng thoắt xanh chảy dài hai dòng lệ nóng như cực kỳ đau lòng, nhưng nhìn nàng như vậy Bùi Viễn thoáng lạnh tê lòng, bởi vì y đã kịp thấy trong mắt nàng ánh lên tia dối trá, sắc tím gian xảo trong con ngươi như con rắn độc, lóe qua thật nhanh để lại nọc độc thối cả can tỳ phế thận. Nàng không dám nhìn vào mắt hắn vì nàng có thật lòng đâu.
Bùi Viễn vẫn nghĩ y chỉ còn mình nàng thôi.
Nhưng hình như nàng đối với y cũng chỉ là một mảnh hư tình giả ý.
Càng về sau này y càng nhận ra nhiều điều.
Những việc trời đất bất dung nàng làm, hắn rõ như ban ngày.
Nàng mua chuộc cung nữ tú phòng, gài mười tám cái kim châm vào miếng lót giày và y phục của thiên kim Lâm thị nhập cung vi tú. Kim giấu rất hiểm, toàn bộ đều chui vào cơ thể của Lâm thị, ngày đêm giày vò không thể lấy ra được, giơ tay nhấc chân đều là tra tấn.
Lại nhân lúc hắn đưa Thái Hậu đi hành cung dâng hương, Mộng Điệp sai người rút trụi móng chân móng tay của một cung nữ sống sờ sờ, dùng chày giã vỡ xương, dội nước sôi trụng qua sau đó lấy vải thô bó chặt. Tới lúc hắn hồi cung đã qua mươi ngày, tay chân của cung nữ nọ biến thành quái chi dị tật, Mộng Điệp độc ác ở chỗ không giết luôn nàng ta mà ngày ngày ép nàng ta uống thuốc bổ đắt đỏ, khiến vết thương liền miệng theo hình dạng bị bó lại, mỗi lần định xé vải băng ra đều đau đớn như lột da, đành chịu cảnh cả đời tật nguyền, không thể tiếp tục hầu hạ, bị đuổi ra khỏi cung.
Nhẹ hơn thì có Cung Đáp Ứng, ỷ bản thân mang bầu mà lấy làm kiêu, lượn qua lượn lại bóng gió Mộng Điệp xuất thân thấp kém, phúc bạc không thể có con, Mộng Điệp lại là kẻ còn ngạo mạn hơn, trực tiếp cười lạnh tiến đến tát hai cái thật vang Cung Đáp Ứng, viện cớ Cung Đáp Ứng dĩ hạ phạm thượng, tâm tính ti tiện tổn hại âm đức, ảnh hưởng hoàng tự, phạt nàng ta quỳ bốn canh giờ dưới trời tuyết đổ chép kinh sám hối, tới mức Cung Đáp Ứng tím tái cả người ngã ra đất mới cho nhấc đi.
Hay như Trần Mỹ Nhân, làm điều trái tai gai mắt trước mặt Gia Quý Phi Mộng Điệp, bị phạt chân trần nhảy múa trên bàn chông, tất cả tân phi đều được vời đến xem mà lấy đó làm gương, người nào người nấy khi trở về nhìn nhau mặt lạnh toát.
Cũng có người hèn mọn thấp bé như Thái Bảo Lâm, sinh được trưởng tử, sợ thành cái gai trong mắt của Mộng Điệp, tự mình đẩy con ngã xuống hồ băng mùa đông sau đó vội vàng vớt lên. Để con trai lấy cớ bất cẩn ngã hồ, khiến cơ thể trẻ nhỏ nhiễm hàn khí cực âm, thường xuyên suy kiệt nhu nhược, không thể dùi mài văn võ mà thành kẻ bất tài rời xa tranh đấu quyền lực, dùng cách dã man bảo vệ mạng nhỏ của con mình trước nanh vuốt loài độc ác.
Những chuyện này giấu làm sao được Bùi Viễn.
Y có sợ hãi nàng, nhưng y không buông nàng ra được. Vả lại, Bùi Viễn mù quáng tới mức tự mình minh oan cho nàng, rằng suy cho cùng y là Hoàng Đế, những việc y làm còn đáng khinh hơn nàng gấp bội lần, mỗi lần nghĩ như vậy cõi lòng hắn lại nguôi ngoai đi.
Bùi Viễn có thể là một minh quân của Thanh Điên Quốc, nhưng lại là một ngu quân bên gối xà hạt mỹ nhân. Nam nhân như hắn thật đáng thương, biết rõ kết cục giữa hai người nhưng vẫn như con thiêu thân điên cuồng lao đầu vào lửa.
Vì Mộng Điệp y có thể bịt mắt để không thấy máu tanh trên áo nàng, có thể che tai không nghe lời đàm tiếu về nàng.
Bùi Viễn thảm hại.
Trong lòng Bùi Viễn Mộng Điệp là lẽ sống duy nhất, còn đối với Mộng Điệp hắn vĩnh viễn chỉ là vật cản đường mà thôi.
“Ối, bắt được con tiểu tiện nhân rồi à?” “Loại bỏ nhà theo trai này đáng diều tha quạ mổ”
“Vô liêm sỉ!” “Không biết xấu hổ”
…
Mộng Điệp khi đó vẫn gọi là A Tố nằm dập mặt trên nền đất đỏ, trong miệng nuốt phải cả vốc bùn, tóc tai bù xù, thảm đến mức nhìn tưởng như chết rồi. Xung quanh là người của trấn vây kín chỉ trỏ, những thứ ô uế như phân người và chất bài tiết động vật cũng bị người ta dội đầy vào người.
Ngay cả sức kêu lên ‘ta oan uổng’ cũng không có.
A Tố rất sợ hãi, nàng nằm trên đất, nhìn thấy mẫu thân gục đầu vào vai phụ thân, khóc không đứng lên nổi, phụ thân biểu tình thương giận đan xen quay mặt đưa mẫu thân đi.
Tại sao lại không đưa cả A Tố theo cùng? “Mặt mũi của liệt tổ liệt tông nhà này đều bị tiểu tiện nhân ném cho chó ăn hết rồi”
“Dìm nàng ta” “Dìm chết nàng ta” “Tuổi còn nhỏ đã lăng loàn hạ tiện, thêm mấy năm nữa không phải sẽ làm loạn cả trấn lên sao?!”
Bọn họ nói gì thế? A Tố không hiểu? Tại sao lại nói A Tố dụ dỗ Phùng Khánh Dư ca ca? Cả hai bọn họ đều kẹt trong núi một đêm mà, sao khi trở về trấn chỉ có mình nàng bị mắng chửi?
Phùng Khánh Dư đâu rồi?
A, hắn ở ngay kia! Hắn phải minh oan cho nàng, nếu không nàng sẽ bị đánh chết mất, phụ mẫu cũng sẽ không cần tới nàng nữa.
“A…a, A Phùn…”
Đôi tay bầm tím đưa về phía người kia, trước mặt có cơn gió mạnh ập đến. Phùng thúc sút thẳng vào mồm nàng, nàng cảm thấy lưỡi tanh lòm máu, đất và vị kinh tởm của phân động vật còn người thì văng đi, lăn mấy vòng trên đất.
A Tố mắt lờ đờ, ngực phập phồng, miệng không ngậm lại được sùi ra bọt máu, răng vãi trên nền đất.
Có tiếng Phùng thúc mắng chửi, nước bọt hôi hám nhổ toẹt một cái lên mặt nàng, chảy vào mắt nàng.
“Khánh Dư ngươi mau nhìn đi, từ rày ta cấm tiệt ngươi giao du với con súc sinh này! Có nghe chưa hả?”
“Mẫu thân đã nói nó là đứa đê tiện bao lần mà sao ngươi không chịu tin, đi thôi, chúng ta mau đi thôi”
“Cứ dính lấy nó sớm muộn gì cũng rước họa vào thân”
“Không phải thế đâu, A Tố muội ấy..” “Ối đừng đánh đừng đánh! Sao mình lại đánh A Dư, nó còn bé đã hiểu gì đâu, mau, mau xin lỗi phụ thân ngươi….ối thôi mà mình ơi, nó nhất thời hồ đồ mới bênh con hồ ly tinh ấy… thôi thôi chúng ta mau về đi.”
…A Tố không muốn nghe nữa, nắng chói chang làm mắt nàng căng tức, nàng khép mắt, đau đến mức ép nước dãi không ngừng rỉ ra nhầy nhụa.
Lúc A Tố tỉnh dậy người trong trấn đã đem nàng tới chỗ khác.
Người ta trói nàng, lột sạch nàng trần trụi như con lợn, tống vào cũi heo thả trôi sông.
Tóc và thanh chắn cũi cản mất tầm nhìn, nàng thấy trước mặt toàn những bọt khí.
Không thể giãy dụa, không thể hít thở, có ai ở trên bờ không? Làm ơn cứu ta với.
Từ nơi hư ảo nào đó vọng đến tiếng người, ngay trước khi ánh sáng trong mắt A Tố tắt lịm
“Nếu ta cứu ngươi thì ngươi có báo đáp ta không?”
Có! A Tố nguyện làm trâu làm ngựa cho hết kiếp người.
Nước ràn rạt rẽ sang hai bên, A Tố thần trí mơ hồ, tầm mắt mờ đục được vớt lên, có tiếng người khe khẽ nói lúc rõ lúc không.
“Hồi…chủ….gãy mất… răng và xương ngực…tay cũng….”
“Không rách màng… là được rồi…răng sữa….không lo….đưa đi…”
“Thối quá”
Phía dưới nước tiểu và phân lỏng không kiểm soát được tong tỏng rỉ ra, nói không chừng đã thối cả ruột rồi, người nọ xuýt xoa.
“Thật là đáng thương”
A Tố người mềm như sợi bún, tay gấp khúc kỳ dị do bị gãy xương, chỉ nhận biết được mờ mờ bóng người màu đỏ cầm ô, tóc đen rất dài, có người quỳ phủ phục xuống nền đất để người áo đỏ nọ đạp lên lưng, bước lên liễn, trướng sa đỏ đỏ hồng hồng lập tức buông xuống che đi.
Đời A Tố lần đầu thấy có thứ xa hoa như thế, đại liễn to bằng một gian nhà, phải đến ba mươi hai người khênh chứ không ít, tất cả đều là nữ tử mặc áo hồng đào, nhìn thật yểu điệu xinh đẹp, cổ chân cổ tay bọn họ đeo vòng lục lạc vàng, bước chân đều tăm tắp giữ cho liễn vững vàng, tiếng lục lạc lanh lảnh nhịp nhàng kêu nghe thật vui vẻ. Người mặc áo đỏ thật ung dung, rất biết hưởng thụ. A Tố thấy thực ngưỡng mộ.
Mắt A Tố nặng trĩu, gió hiu hiu xoa qua khuôn mặt nàng, may thay đau đớn quá lớn khiến nàng tê dại không còn cảm giác, nàng nghiêng đầu gục vào ngực nữ tử áo hồng đang ẵm ngửa nàng đi theo sau đại liễn. Người nọ còn chu đáo cởi ngoại bào quấn lại thân thể trần truồng của nàng.
Buồn ngủ quá, A Tố khép mắt, nước mắt giàn ra, may thay nữ tử đang bế nàng, nàng ấy không có ghét bỏ nàng bẩn thỉu hư thối.
- -----
Nam nhân tuấn lãng kế bên đưa ngón tay thô ráp lau nhẹ giọt nước mắt chực chờ chảy ra từ đuôi mắt Mộng Điệp. Y buông trục quyển, thật cẩn thận nâng đầu nàng vẫn đặt trên đùi y xuống gối, ngón tay nam tử luồn vào mái tóc đen xõa dài của nàng, dịu dàng làm tơi từng lọn tóc.
“Ái phi thật là, tóc còn chưa hong khô đã ngủ quên mất rồi---” sau này để nàng rời khỏi trẫm nàng bảo trẫm làm sao có thể yên tâm đây.
Tất nhiên vế sau Khánh Chiếu Đế không nói ra thành lời, y nhìn con bướm tim tím đậu ở đầu giường, khuôn mặt vô tình của bậc quân vương dưới ánh nến vàng vọt nhuốm màu ấm áp, khóe môi hàm chứa ý cười, là ý cười thật lòng chạm tới đáy mắt nhưng không thấy vui vẻ mà nặng tâm tình.
Trong số các huynh đệ của mình, Khánh Chiếu Đế là kẻ thiếu dã tâm nhất, y nghĩ sau khi phụ hoàng băng hà, Thái Tử lên ngôi, y sẽ chờ được phong vương cấp đất, làm một vương gia tiêu dao nhàn tản, nay đi chỗ này luận thơ, mai đi chỗ kia đối ẩm. Còn có thể ôm ôn hương nhuyễn ngọc trong lòng, thư sướng uống rượu hát vang trên đài cao lộng gió.
Y chính là người phong lưu như thế.
Nhưng sinh ra trong nhà Đế Vương, há lại có quyền chọn lựa.
Thái Tử đột nhiên qua đời, Lý Thừa Huy hầu hạ Thái Tử đêm ấy sợ tội, treo cổ tự vẫn trong phòng. Thế là cả hai người chết không đối chứng.
Tiền triều loạn thành một đoàn, Hoàng Hậu lúc này lên làm Thái Hậu, tạm buông rèm nhiếp chính, thân sinh của Thái Tử chỉ là một Phi vị, lúc này bị Thái Hậu chèn ép đủ đường, thêm nỗi đau mất con và sự nghiệt ngã khi bị nhà ngoại vứt bỏ, cũng dứt khoát nhảy xuống từ lầu cao chấm dứt thống khổ dày xéo.
Khánh Chiếu Đế khi ấy mới mười chín tuổi, học đạo quân tử, chỉ ham mê vẽ tranh làm thơ, tâm thái thanh sảng chịu không nổi minh tranh ám đấu tanh tưởi của huynh đệ thủ túc, đóng cửa từ chối tiếp tất cả những người đến lôi kéo, giữ vững lập trường trung lập của bản thân.
Nhưng có lẽ chính vì thế mà y bị Thái Hậu để mắt. Bà căn bản không muốn lập một Hoàng Đế anh minh hay có dã tâm, bà ta chỉ muốn địa vị vô song cùng quyền lực tối cao mà một nữ nhân có thể đạt được, cho nên Thái Hậu chọn vị Hoàng Tử không tranh với đời là y, để bà ta có thể vững vàng thao túng y, buông rèm nhiếp chính mãi…
Đêm trước ngày đăng cơ, y ngồi lặng trước gương đồng, nhìn áo cổn mũ miện, kìm nén cảm giác chông chênh trong lòng, cung nữ ngự tiền đi theo hầu hạ y từ ngày y còn là Hoàng Tử dịu dàng nói:
“Thái Tử, nên đi nghỉ thôi, ngày mai cử hành điển lễ sẽ mệt mỏi lắm”
“…”
Thấy y không có phản ứng, Mộng Điệp quay người ra hiệu cho cung nhân hầu hạ trong điện lui ra, nàng tiến đến kế bên dè dặt đặt tay lên tay y, ngữ điệu lo lắng.
“Thứ cho nô tỳ vô phép, Thái Tử đang vì điều gì mà nặng lòng như thế?”
Khánh Chiếu Đế lúc này là Thái Tử, y nghiến răng như đang kìm nén, bàn tay lật lại, năm ngón tay đan vào tay Mộng Điệp. Có rất nhiều tâm sự, nhưng cuối cùng lại ra một câu chẳng mấy liên quan.
“Bùi Viễn ta phụ bạc nàng rồi.”
Nếu y chỉ là một Vương Gia vô công rỗi nghề, bổng lộc vừa ăn, y thú nàng làm chính thất cũng sẽ không ai dị nghị, y cũng không cần vì khai chi tán diệp nặng nề kia mà phải nạp thêm thiếp thất. Nàng và y có thể cùng nhau trải qua cái gì gọi là “một đời một người” mà y vẫn được đọc trong thi ca của các tài tử.
Tết Nguyên tiêu năm y mười lăm tuổi, y lần đầu bạo dạn nắm lấy tay nàng, cũng những ngón tay đan chặt vào nhau như vậy, đôi mắt y sáng lên những tinh quang còn mặt nàng ửng đỏ vì lạnh. Y phát nguyện thề sẽ thú nàng, bọn họ chỉ cần đợi thôi, đợi phụ hoàng y chết, đợi giấc mộng uyên ương thành hiện thực.
Đó đã từng là tương lai ngay trước mắt, giờ thoáng cái hóa thành bọt nước tan đi, Bùi Viễn chua chát tự trách mình là thư sinh vô dụng, đớn hèn đến mức chẳng thể bảo vệ tâm nguyện một đời.
“Ta đã tưởng tượng ra nhiều viễn cảnh vô cùng hạnh phúc, khi mà nàng dạy con gái nhỏ cách cầm kim thêu khăn thì ta sẽ ở ngoài sân ngồi ghế mây, vót tre làm diều cùng con trai lớn.”
“Ta…” từng nghĩ tới một nhà bốn người như những bách tính bình thường, tháng Ba hàng năm cùng đi hội Đạp Thanh, đến Tám quây quần trong sân ăn những miếng bánh nướng.
Ta cũng từng nghĩ đến những đêm đông lạnh, ta vòng tay ôm lấy nàng, chúng ta cùng nép vào nhau nhỏ to tâm sự, ta nghiêng đầu cụng trán nghe nàng cười khúc khích.
“Nếu biết mọi chuyện sẽ như thế này, ngày đó ta chẳng nên hứa hẹn, lại làm lầm lỡ nàng cả tuổi thiếu nữ song sênh”
Mộng Điệp không nhìn thẳng vào y lúc y nói những lời đó, nàng rũ mắt, đôi mi dài như cánh bướm run lên, trên khuôn mặt thoắt trắng thoắt xanh chảy dài hai dòng lệ nóng như cực kỳ đau lòng, nhưng nhìn nàng như vậy Bùi Viễn thoáng lạnh tê lòng, bởi vì y đã kịp thấy trong mắt nàng ánh lên tia dối trá, sắc tím gian xảo trong con ngươi như con rắn độc, lóe qua thật nhanh để lại nọc độc thối cả can tỳ phế thận. Nàng không dám nhìn vào mắt hắn vì nàng có thật lòng đâu.
Bùi Viễn vẫn nghĩ y chỉ còn mình nàng thôi.
Nhưng hình như nàng đối với y cũng chỉ là một mảnh hư tình giả ý.
Càng về sau này y càng nhận ra nhiều điều.
Những việc trời đất bất dung nàng làm, hắn rõ như ban ngày.
Nàng mua chuộc cung nữ tú phòng, gài mười tám cái kim châm vào miếng lót giày và y phục của thiên kim Lâm thị nhập cung vi tú. Kim giấu rất hiểm, toàn bộ đều chui vào cơ thể của Lâm thị, ngày đêm giày vò không thể lấy ra được, giơ tay nhấc chân đều là tra tấn.
Lại nhân lúc hắn đưa Thái Hậu đi hành cung dâng hương, Mộng Điệp sai người rút trụi móng chân móng tay của một cung nữ sống sờ sờ, dùng chày giã vỡ xương, dội nước sôi trụng qua sau đó lấy vải thô bó chặt. Tới lúc hắn hồi cung đã qua mươi ngày, tay chân của cung nữ nọ biến thành quái chi dị tật, Mộng Điệp độc ác ở chỗ không giết luôn nàng ta mà ngày ngày ép nàng ta uống thuốc bổ đắt đỏ, khiến vết thương liền miệng theo hình dạng bị bó lại, mỗi lần định xé vải băng ra đều đau đớn như lột da, đành chịu cảnh cả đời tật nguyền, không thể tiếp tục hầu hạ, bị đuổi ra khỏi cung.
Nhẹ hơn thì có Cung Đáp Ứng, ỷ bản thân mang bầu mà lấy làm kiêu, lượn qua lượn lại bóng gió Mộng Điệp xuất thân thấp kém, phúc bạc không thể có con, Mộng Điệp lại là kẻ còn ngạo mạn hơn, trực tiếp cười lạnh tiến đến tát hai cái thật vang Cung Đáp Ứng, viện cớ Cung Đáp Ứng dĩ hạ phạm thượng, tâm tính ti tiện tổn hại âm đức, ảnh hưởng hoàng tự, phạt nàng ta quỳ bốn canh giờ dưới trời tuyết đổ chép kinh sám hối, tới mức Cung Đáp Ứng tím tái cả người ngã ra đất mới cho nhấc đi.
Hay như Trần Mỹ Nhân, làm điều trái tai gai mắt trước mặt Gia Quý Phi Mộng Điệp, bị phạt chân trần nhảy múa trên bàn chông, tất cả tân phi đều được vời đến xem mà lấy đó làm gương, người nào người nấy khi trở về nhìn nhau mặt lạnh toát.
Cũng có người hèn mọn thấp bé như Thái Bảo Lâm, sinh được trưởng tử, sợ thành cái gai trong mắt của Mộng Điệp, tự mình đẩy con ngã xuống hồ băng mùa đông sau đó vội vàng vớt lên. Để con trai lấy cớ bất cẩn ngã hồ, khiến cơ thể trẻ nhỏ nhiễm hàn khí cực âm, thường xuyên suy kiệt nhu nhược, không thể dùi mài văn võ mà thành kẻ bất tài rời xa tranh đấu quyền lực, dùng cách dã man bảo vệ mạng nhỏ của con mình trước nanh vuốt loài độc ác.
Những chuyện này giấu làm sao được Bùi Viễn.
Y có sợ hãi nàng, nhưng y không buông nàng ra được. Vả lại, Bùi Viễn mù quáng tới mức tự mình minh oan cho nàng, rằng suy cho cùng y là Hoàng Đế, những việc y làm còn đáng khinh hơn nàng gấp bội lần, mỗi lần nghĩ như vậy cõi lòng hắn lại nguôi ngoai đi.
Bùi Viễn có thể là một minh quân của Thanh Điên Quốc, nhưng lại là một ngu quân bên gối xà hạt mỹ nhân. Nam nhân như hắn thật đáng thương, biết rõ kết cục giữa hai người nhưng vẫn như con thiêu thân điên cuồng lao đầu vào lửa.
Vì Mộng Điệp y có thể bịt mắt để không thấy máu tanh trên áo nàng, có thể che tai không nghe lời đàm tiếu về nàng.
Bùi Viễn thảm hại.
Trong lòng Bùi Viễn Mộng Điệp là lẽ sống duy nhất, còn đối với Mộng Điệp hắn vĩnh viễn chỉ là vật cản đường mà thôi.
Danh sách chương