Tham quan hết khu biệt thự, Noah đứng trầm ngâm ngoài cửa chính, mắt trông ra khu rừng ở bên kia hồ nước nhỏ, được nối với bên này bởi một cây cầu. Nơi ấy mang vẻ hoang sơ, dường như màu sắc cây cối cũng không được xanh tươi như ngoài này. Cảm tưởng, bước sang đó là đặt chân vào một thế giới hoàn toàn khác.
– Anh Đào, khu vực bên kia là thế nào vậy? Nó có tên không? – Ba em chỉ gọi là khu vực cấm, còn cho người đặt biển báo. Mọi người không được phép bước vào đó, lý do thì em không rõ lắm. Hình như mẹ bảo chỗ đó đất đai có vấn đề.
– Vậy chắc anh không được sang rồi. – Noah nhún vai.
Sáng nay, ba mẹ và bác Phan ra ngoài từ sớm, còn mỗi Anh Đào, Vân Vân và Noah ở nhà. Ngày nghỉ nên Vân Vân chùm chăn ngủ nướng, khóa cả cửa để Anh Đào không vào gọi cô dậy được. Thành ra, chỉ có Anh Đào và Noah dậy đúng giờ ăn sáng và đi dạo vòng quanh nhà.
Noah tò mò trước cánh cửa khóa trái dẫn lên gác xép. Thông thường ở những ngôi biệt thự được truyền qua nhiều đời, sẽ có nhiều món đồ hay ho trên gác xép. Ban đầu, Anh Đào hơi ngần ngại vì cô chưa bao giờ tự mình trèo lên đó, nơi mà ba mẹ không hề khuyến khích chị em cô lên chơi. Do Noah phấn khởi quá, Anh Đào không nỡ dập tắt hy vọng, nên cô cùng anh vào phòng làm việc của ba tìm chìa khóa. Sau một hồi, họ tìm được chiếc chìa khóa bằng đồng đã xỉn màu, cất ở ngăn kéo dưới cùng của bàn làm việc. Vì hình dáng chiếc chìa khóa lạ lẫm hơn so với các chìa còn lại của ngôi nhà nên cả hai chắc mẩm họ đã tìm đúng.
Anh Đào mang cho Noah một chiếc đèn pin, rồi hai người trèo lên gác xép; Noah còn lịch thiệp đỡ tay giúp Anh Đào đi lên dễ dàng. Gác xép tối om, bụi bặm và chồng chất nhiều hộp đồ linh tinh, không vẻ gì đặc biệt như cô hình dung. Năm đó, Anh Đào bất giác hồi tưởng, liệu có phải cô thực sự đã nghe thấy tiếng chân của chị hai trên này? Cô bần thần đứng tại chỗ, chân hơi nhún lên muốn bước đi mà dòng ký ức kia ùa về khiến cô như người mất hồn. Thần hồn nát thần tính, cô quay phắt người, rọi đèn pin tía lia vì tưởng mình vừa nghe thấy người chạy sau lưng. Không đúng! Chỉ là cô nghĩ thế thôi! Dù sao, bầu không khí trên gác xép này cũng không hoàn toàn thoải mái do thiếu ánh sáng tự nhiên.
Anh Đào toan bước đến chỗ Noah thì chợt thấy dưới chân nhớp nháp, như vừa giẫm vào chỗ nào đó ẩm ướt và nhầy nhụa. Anh Đào căng thẳng giơ chân lên và rọi đèn xuống – chân cô vẫn sạch sẽ, chỉ dính chút bụi bẩn dưới gót mà thôi. Hay do mình cứ lo lắng quá, Anh Đào tự cấu nhẹ một cái. Gác xép không ai lên bao lâu nay, có thể có gì ngoài bụi cơ chứ?
Trong lúc Noah mải lục lọi các thùng xốp đầu tiên, Anh Đào đặc biệt chú ý đến một chiếc hòm gỗ đặt trên một cái bàn gỗ tròn ở sát ô cửa sổ nhỏ bụi giăng kín. Chiếc hòm không khóa, Anh Đào chỉ việc bạy nắp để mở ra. Bên trong, chiếc hòm lót vải nhung đỏ, và một chiếc mề đay vàng nằm ngay ngắn trên cái đệm lót nhỏ khác.
Anh Noah, cái này gọi là chi nhỉ? – Anh Đào cẩn thận nâng niu chiếc mề đay trên tay.
– Médaillon. Tiếng Việt nghĩa là tấm mề đay. Cái này là dây chuyền đeo cổ đó em.
– Lạ ghê ha? Em chưa từng thấy bao giờ. Ở Việt Nam, người ta không đeo kiểu dây chuyền như thế này.
– Ở phương Tây, người ta lưu giữ hình ảnh của nhau trong tấm mề đay.
Noah mở tấm mề đay, nhưng mặt trong không chứa ảnh của ai cả, chỉ có những hình vẽ, ký tự kỳ lạ, giống loại ngôn ngữ cổ nào đó.
– Có khi cái này thuộc về cụ cố đời đầu tiên ở ngôi nhà này á! Ba em kể, cụ cố cưới cụ bà người Pháp nên mới xây nhà theo lối kiến trúc kiểu Pháp.
– Ồ chắc đúng rồi ha!
Noah miết nhẹ tay quanh bề mặt khắc họa tiết vài bông hoa nhỏ cầu kỳ. Anh Đào thích thú muốn xem cùng nên chạm tay vào tấm mề đay, vô tình chạm vào tay Noah trước. Cô giật tay ngược lại, ngại ngùng nhìn xuống, môi mím chặt. Noah mỉm cười với Anh Đào rồi đặt tấm mề đay vào lòng bàn tay cô. Chuyến phiêu lưu trên gác xép không nhiều nhặn, bù lại, trái tim của Anh Đào càng thêm thổn thức.
Anh Đào chạy xuống khoe tấm mề đay với Vân Vân vừa tỉnh ngủ không lâu. Thay vì nghe chị ba thao thao bất tuyệt kể về nguồn gốc, Vân Vân chăm chăm nhìn vào những hình vẽ loằng ngoằng ở mặt trong của tấm mề đay, đến độ Anh Đào phải gọi hai, ba lần, Vân Vân mới ngẩn người ra, ú ớ.
– Con nhỏ này, như người trên mây vậy!
– Ủa, tên em là Vân Vân, nghĩa là “mây mây” mà! – Vân Vân đáp tỉnh bơ.
– Chắc đợi ba mẹ về rồi đưa ba mẹ coi sao. Món đồ trông quý giá thế này, ai lại bỏ trên gác xép?
– Chị ba có cảm giác chi khi cầm nó không?
– Cảm giác chi là sao?
– Em không biết. Em cứ thấy là lạ…
*
Chiều muộn, bà Thu Hiền vẫn kịp về để chuẩn bị bữa tối cho cả nhà. Ngày mai bà ở nhà nên Anh Đào có thể dẫn Noah đi thăm thú vài địa điểm hay ho. Anh Đào hào hứng đem tấm mề đay khoe ông Thanh Tùng; hóa ra bà nội cất trên gác xép trong khi ông cứ tưởng các em của mình cầm, còn bác Phan, cũng như Noah, cho rằng tấm mề đay mang đậm phong cách của người Pháp.
– Để mai đi với bác Phan, ba kiếm cái hộp đẹp đẹp đựng. Tấm mề đay lâu đời như thế, phải bảo quản cẩn trọng mới được.
– Dạ, vậy con gửi ba.
– Sao hôm nay tự dưng mò lên gác xép chi vậy con?
– Anh Noah tò mò nên con đi kiếm chìa khóa mở coi thử đó ba.
– Mai dẫn anh Noah ra ngoài chơi đi ha!
Anh Đào ngoan ngoãn gật đầu rồi rời phòng làm việc để vào bếp với mẹ, trước khi đi không quên ngoái lại nhìn tấm mề đay đặt trên bàn của ông Thanh Tùng. Hình như không chỉ mình Vân Vân, bản thân cô cũng bắt đầu mang cảm giác khó diễn giải thành lời đối với tầm mề đay.
*
Ngày hôm sau, Anh Đào dẫn Noah đi tới hồ Than Thở và đồi thông hai mộ nổi tiếng của Đà Lạt. Đi dạo mấy vòng, họ nghỉ chân tại một nhà chồi, ngắm nhìn phong lan trên đồi cao và trò chuyện vui vẻ.
Anh Đào kể cho Noah sự tích liên quan đến hồ Than Thở – câu chuyện tình lãng mạn buồn của Hoàng Tùng và Mai Nương. Vào thế kỷ XVIII, khi Nguyễn Huệ dấy binh đánh đuổi quân Thanh xâm lược, chàng trai tên Hoàng Tùng đã hưởng ứng tham gia. Trước khi chia tay, Hoàng Tùng và Mai Nương hẹn nhau bên bờ Than Thở, đợi khi mùa mai anh đào nở sẽ trở về bên nhau. Ở nhà, Mai Nương nghe tin Hoàng Tùng tử trận nên gieo mình xuống dòng sông. Trớ trêu thay, Hoàng Tùng chưa chết, về lại thấy người yêu không còn. Sau nhà Tây Sơn sụp đổ, Hoàng Tùng tìm đến dòng sông tự vẫn và đoàn tụ với người yêu.
Còn với đồi thông hai mộ, ai ai cũng đã nghe về mối tình oan trái của Thảo và Tâm. Vì không môn đăng hộ đối, Tâm bị bắt cưới người mình không yêu, nên đau khổ, xung phong đi lính. Thảo ở nhà nghe tin Tâm tử trận, liền tự tử và được chôn cất ngay dưới đồi thông. Tâm còn sống quay về, cũng tự vẫn, để lại thư tuyệt mệnh xin được yên nghỉ bên cạnh người mình yêu. Vào cuối những năm bảy mươi của thế kỷ trước, hai ngôi mộ đều đã được di dời, và nơi đây trang hoàng thành điểm du lịch như bây giờ.
– Nghe tội cho họ quá! – Noah bày tỏ sự thương tiếc.
– Mỗi lần nghe ba kể chuyện hồi bé, em đều khóc rưng rức.
– Anh Đào có vẻ là người dễ cảm động ha?
– Vâng, chắc vậy ạ! – Anh Đào thẹn thùng đáp.
– Khi nào rảnh, xuống Sài Gòn anh dẫn đi chơi. Ở Sài Gòn cũng có mấy chuyện anh muốn kể cho Anh Đào coi.
Rồi, cuộc trò chuyện chuyển hướng sang cuộc sống cá nhân của Noah và Anh Đào. Ở Sài Gòn, Noah không có nhiều bạn, đa phần cũng toàn người nước ngoài sang định cư. Anh thích vẽ nên quyết tâm theo học kiến trúc, tương lai trở thành một kiến trúc sư sẽ hỗ trợ cho công việc của bác Phan. Anh Đào khá ngạc nhiên khi người mang nét đẹp của con lai như Noah lại chưa có bạn gái; khỏi nói, cô nàng mừng ra mặt.
Anh Đào cũng muốn học vẽ nhưng thấy mình không có sẵn năng khiếu, càng chưa tìm được thầy dạy phù hợp nên nhân cơ hội này ngây ngô bắt Noah hứa sau này sẽ dạy cô vẽ; đổi lại, Noah kỳ vọng Anh Đào sẽ sớm ghé thăm nhà anh ở Sài Gòn.
Sau một hồi tán gẫu đủ thứ chuyện, cả hai đi thêm một vòng nữa, ngắm nhìn quang cảnh thơ mộng trước khi ra về. Noah mạnh dạn xin phép nắm tay Anh Đào, và cô ấp úng đồng ý. Người ta nói đàn ông con trai phương Tây bạo lắm, nhưng lúc này Anh Đào cũng không thể giấu nổi dòng cảm xúc đang dâng trào trong lòng. Cô liền mơ mộng, nếu chuyện này thành thực, nhất định sẽ giống chuyện tình của cụ cố nhà cô, với tín vật là tấm mề đay họ cùng tìm thấy hôm qua.
“Hức… hức… hức… hức…!”
Anh Đào đang cùng Noah rảo bước gần chỗ đồi thông hai mộ thì đột nhiên cô đứng khựng người, nụ cười vụt biến trên đôi môi nhỏ xinh. Cô quay người, đảo mắt như đang tìm kiếm ai đó.
– Anh Noah, anh có nghe thấy không?
– Anh không. Có tiếng chi à?
– Em rõ ràng vừa nghe thấy tiếng khóc…
Rời tay Noah, Anh Đào đi lùi lại một đoạn. Âm thanh ấy đến từ phía sau cô, vọng lên từ bên dưới.
“Hức… hức… hức… hức…!”
Tiếng khóc đầy ấm ức xen lẫn những tiếng sụt sịt và tiếng nấc nghẹn ngào. Giọng khóc này là của nữ, cảm tưởng như cô ấy đang phải thui thủi một mình, cố gắng giải tỏa đau buồn không thể nguôi trong lòng.
Anh Đào bám tay vào một cái cây lớn và ngó xuống, song chẳng có ai cả; thậm chí, người đi tham quan còn ở tít đằng xa, giả sử có người khóc thì cô cũng không thể nghe thấy từ khoảng cách này.
Cô thẫn thờ, đoán mình lại tưởng tượng vớ vẩn. Tuy là địa điểm du lịch nhưng nơi này cũng từng có người qua đời, ít nhiều sẽ đem đến cảm giác u uất cho những người đến thăm. Chắc do hồi hộp quá thôi, Anh Đào tự trấn an.
Anh Đào tặc lưỡi, cùng Noah đi thẳng ra bãi đỗ xe. Ông Thanh Tùng cho Noah mượn chiếc xe máy của mình để chở Anh Đào đi vi vu trong ngày. Noah cẩn thận cài quai mũ bảo hiểm cho Anh Đào, gạt cả chỗ đặt chân để cô trèo lên dễ dàng.
– Ôm chặt nha! Anh đi về nhanh đó!
Anh Đào lúng túng “vâng” một tiếng, trong lòng sướng rơn. Cô khẽ vòng tay qua người Noah, tựa nhẹ cằm lên vai anh. Qua gương chiếu hậu, cô bắt gặp hình ảnh phản chiếu của một người phụ nữ trẻ đằng xa, đang nhìn chằm chằm về phía cô và Noah. Cô ấy mặc một chiếc váy xanh xẻ vai gợi cảm, tóc đen nhánh lòa xòa che gần hết khuôn mặt, chừa mỗi đôi môi đỏ mận.
Hơi rùng mình, Anh Đào ngoái đầu để nhìn, nhưng sau lưng cô, không có ai đứng đó cả…
– Anh Đào, khu vực bên kia là thế nào vậy? Nó có tên không? – Ba em chỉ gọi là khu vực cấm, còn cho người đặt biển báo. Mọi người không được phép bước vào đó, lý do thì em không rõ lắm. Hình như mẹ bảo chỗ đó đất đai có vấn đề.
– Vậy chắc anh không được sang rồi. – Noah nhún vai.
Sáng nay, ba mẹ và bác Phan ra ngoài từ sớm, còn mỗi Anh Đào, Vân Vân và Noah ở nhà. Ngày nghỉ nên Vân Vân chùm chăn ngủ nướng, khóa cả cửa để Anh Đào không vào gọi cô dậy được. Thành ra, chỉ có Anh Đào và Noah dậy đúng giờ ăn sáng và đi dạo vòng quanh nhà.
Noah tò mò trước cánh cửa khóa trái dẫn lên gác xép. Thông thường ở những ngôi biệt thự được truyền qua nhiều đời, sẽ có nhiều món đồ hay ho trên gác xép. Ban đầu, Anh Đào hơi ngần ngại vì cô chưa bao giờ tự mình trèo lên đó, nơi mà ba mẹ không hề khuyến khích chị em cô lên chơi. Do Noah phấn khởi quá, Anh Đào không nỡ dập tắt hy vọng, nên cô cùng anh vào phòng làm việc của ba tìm chìa khóa. Sau một hồi, họ tìm được chiếc chìa khóa bằng đồng đã xỉn màu, cất ở ngăn kéo dưới cùng của bàn làm việc. Vì hình dáng chiếc chìa khóa lạ lẫm hơn so với các chìa còn lại của ngôi nhà nên cả hai chắc mẩm họ đã tìm đúng.
Anh Đào mang cho Noah một chiếc đèn pin, rồi hai người trèo lên gác xép; Noah còn lịch thiệp đỡ tay giúp Anh Đào đi lên dễ dàng. Gác xép tối om, bụi bặm và chồng chất nhiều hộp đồ linh tinh, không vẻ gì đặc biệt như cô hình dung. Năm đó, Anh Đào bất giác hồi tưởng, liệu có phải cô thực sự đã nghe thấy tiếng chân của chị hai trên này? Cô bần thần đứng tại chỗ, chân hơi nhún lên muốn bước đi mà dòng ký ức kia ùa về khiến cô như người mất hồn. Thần hồn nát thần tính, cô quay phắt người, rọi đèn pin tía lia vì tưởng mình vừa nghe thấy người chạy sau lưng. Không đúng! Chỉ là cô nghĩ thế thôi! Dù sao, bầu không khí trên gác xép này cũng không hoàn toàn thoải mái do thiếu ánh sáng tự nhiên.
Anh Đào toan bước đến chỗ Noah thì chợt thấy dưới chân nhớp nháp, như vừa giẫm vào chỗ nào đó ẩm ướt và nhầy nhụa. Anh Đào căng thẳng giơ chân lên và rọi đèn xuống – chân cô vẫn sạch sẽ, chỉ dính chút bụi bẩn dưới gót mà thôi. Hay do mình cứ lo lắng quá, Anh Đào tự cấu nhẹ một cái. Gác xép không ai lên bao lâu nay, có thể có gì ngoài bụi cơ chứ?
Trong lúc Noah mải lục lọi các thùng xốp đầu tiên, Anh Đào đặc biệt chú ý đến một chiếc hòm gỗ đặt trên một cái bàn gỗ tròn ở sát ô cửa sổ nhỏ bụi giăng kín. Chiếc hòm không khóa, Anh Đào chỉ việc bạy nắp để mở ra. Bên trong, chiếc hòm lót vải nhung đỏ, và một chiếc mề đay vàng nằm ngay ngắn trên cái đệm lót nhỏ khác.
Anh Noah, cái này gọi là chi nhỉ? – Anh Đào cẩn thận nâng niu chiếc mề đay trên tay.
– Médaillon. Tiếng Việt nghĩa là tấm mề đay. Cái này là dây chuyền đeo cổ đó em.
– Lạ ghê ha? Em chưa từng thấy bao giờ. Ở Việt Nam, người ta không đeo kiểu dây chuyền như thế này.
– Ở phương Tây, người ta lưu giữ hình ảnh của nhau trong tấm mề đay.
Noah mở tấm mề đay, nhưng mặt trong không chứa ảnh của ai cả, chỉ có những hình vẽ, ký tự kỳ lạ, giống loại ngôn ngữ cổ nào đó.
– Có khi cái này thuộc về cụ cố đời đầu tiên ở ngôi nhà này á! Ba em kể, cụ cố cưới cụ bà người Pháp nên mới xây nhà theo lối kiến trúc kiểu Pháp.
– Ồ chắc đúng rồi ha!
Noah miết nhẹ tay quanh bề mặt khắc họa tiết vài bông hoa nhỏ cầu kỳ. Anh Đào thích thú muốn xem cùng nên chạm tay vào tấm mề đay, vô tình chạm vào tay Noah trước. Cô giật tay ngược lại, ngại ngùng nhìn xuống, môi mím chặt. Noah mỉm cười với Anh Đào rồi đặt tấm mề đay vào lòng bàn tay cô. Chuyến phiêu lưu trên gác xép không nhiều nhặn, bù lại, trái tim của Anh Đào càng thêm thổn thức.
Anh Đào chạy xuống khoe tấm mề đay với Vân Vân vừa tỉnh ngủ không lâu. Thay vì nghe chị ba thao thao bất tuyệt kể về nguồn gốc, Vân Vân chăm chăm nhìn vào những hình vẽ loằng ngoằng ở mặt trong của tấm mề đay, đến độ Anh Đào phải gọi hai, ba lần, Vân Vân mới ngẩn người ra, ú ớ.
– Con nhỏ này, như người trên mây vậy!
– Ủa, tên em là Vân Vân, nghĩa là “mây mây” mà! – Vân Vân đáp tỉnh bơ.
– Chắc đợi ba mẹ về rồi đưa ba mẹ coi sao. Món đồ trông quý giá thế này, ai lại bỏ trên gác xép?
– Chị ba có cảm giác chi khi cầm nó không?
– Cảm giác chi là sao?
– Em không biết. Em cứ thấy là lạ…
*
Chiều muộn, bà Thu Hiền vẫn kịp về để chuẩn bị bữa tối cho cả nhà. Ngày mai bà ở nhà nên Anh Đào có thể dẫn Noah đi thăm thú vài địa điểm hay ho. Anh Đào hào hứng đem tấm mề đay khoe ông Thanh Tùng; hóa ra bà nội cất trên gác xép trong khi ông cứ tưởng các em của mình cầm, còn bác Phan, cũng như Noah, cho rằng tấm mề đay mang đậm phong cách của người Pháp.
– Để mai đi với bác Phan, ba kiếm cái hộp đẹp đẹp đựng. Tấm mề đay lâu đời như thế, phải bảo quản cẩn trọng mới được.
– Dạ, vậy con gửi ba.
– Sao hôm nay tự dưng mò lên gác xép chi vậy con?
– Anh Noah tò mò nên con đi kiếm chìa khóa mở coi thử đó ba.
– Mai dẫn anh Noah ra ngoài chơi đi ha!
Anh Đào ngoan ngoãn gật đầu rồi rời phòng làm việc để vào bếp với mẹ, trước khi đi không quên ngoái lại nhìn tấm mề đay đặt trên bàn của ông Thanh Tùng. Hình như không chỉ mình Vân Vân, bản thân cô cũng bắt đầu mang cảm giác khó diễn giải thành lời đối với tầm mề đay.
*
Ngày hôm sau, Anh Đào dẫn Noah đi tới hồ Than Thở và đồi thông hai mộ nổi tiếng của Đà Lạt. Đi dạo mấy vòng, họ nghỉ chân tại một nhà chồi, ngắm nhìn phong lan trên đồi cao và trò chuyện vui vẻ.
Anh Đào kể cho Noah sự tích liên quan đến hồ Than Thở – câu chuyện tình lãng mạn buồn của Hoàng Tùng và Mai Nương. Vào thế kỷ XVIII, khi Nguyễn Huệ dấy binh đánh đuổi quân Thanh xâm lược, chàng trai tên Hoàng Tùng đã hưởng ứng tham gia. Trước khi chia tay, Hoàng Tùng và Mai Nương hẹn nhau bên bờ Than Thở, đợi khi mùa mai anh đào nở sẽ trở về bên nhau. Ở nhà, Mai Nương nghe tin Hoàng Tùng tử trận nên gieo mình xuống dòng sông. Trớ trêu thay, Hoàng Tùng chưa chết, về lại thấy người yêu không còn. Sau nhà Tây Sơn sụp đổ, Hoàng Tùng tìm đến dòng sông tự vẫn và đoàn tụ với người yêu.
Còn với đồi thông hai mộ, ai ai cũng đã nghe về mối tình oan trái của Thảo và Tâm. Vì không môn đăng hộ đối, Tâm bị bắt cưới người mình không yêu, nên đau khổ, xung phong đi lính. Thảo ở nhà nghe tin Tâm tử trận, liền tự tử và được chôn cất ngay dưới đồi thông. Tâm còn sống quay về, cũng tự vẫn, để lại thư tuyệt mệnh xin được yên nghỉ bên cạnh người mình yêu. Vào cuối những năm bảy mươi của thế kỷ trước, hai ngôi mộ đều đã được di dời, và nơi đây trang hoàng thành điểm du lịch như bây giờ.
– Nghe tội cho họ quá! – Noah bày tỏ sự thương tiếc.
– Mỗi lần nghe ba kể chuyện hồi bé, em đều khóc rưng rức.
– Anh Đào có vẻ là người dễ cảm động ha?
– Vâng, chắc vậy ạ! – Anh Đào thẹn thùng đáp.
– Khi nào rảnh, xuống Sài Gòn anh dẫn đi chơi. Ở Sài Gòn cũng có mấy chuyện anh muốn kể cho Anh Đào coi.
Rồi, cuộc trò chuyện chuyển hướng sang cuộc sống cá nhân của Noah và Anh Đào. Ở Sài Gòn, Noah không có nhiều bạn, đa phần cũng toàn người nước ngoài sang định cư. Anh thích vẽ nên quyết tâm theo học kiến trúc, tương lai trở thành một kiến trúc sư sẽ hỗ trợ cho công việc của bác Phan. Anh Đào khá ngạc nhiên khi người mang nét đẹp của con lai như Noah lại chưa có bạn gái; khỏi nói, cô nàng mừng ra mặt.
Anh Đào cũng muốn học vẽ nhưng thấy mình không có sẵn năng khiếu, càng chưa tìm được thầy dạy phù hợp nên nhân cơ hội này ngây ngô bắt Noah hứa sau này sẽ dạy cô vẽ; đổi lại, Noah kỳ vọng Anh Đào sẽ sớm ghé thăm nhà anh ở Sài Gòn.
Sau một hồi tán gẫu đủ thứ chuyện, cả hai đi thêm một vòng nữa, ngắm nhìn quang cảnh thơ mộng trước khi ra về. Noah mạnh dạn xin phép nắm tay Anh Đào, và cô ấp úng đồng ý. Người ta nói đàn ông con trai phương Tây bạo lắm, nhưng lúc này Anh Đào cũng không thể giấu nổi dòng cảm xúc đang dâng trào trong lòng. Cô liền mơ mộng, nếu chuyện này thành thực, nhất định sẽ giống chuyện tình của cụ cố nhà cô, với tín vật là tấm mề đay họ cùng tìm thấy hôm qua.
“Hức… hức… hức… hức…!”
Anh Đào đang cùng Noah rảo bước gần chỗ đồi thông hai mộ thì đột nhiên cô đứng khựng người, nụ cười vụt biến trên đôi môi nhỏ xinh. Cô quay người, đảo mắt như đang tìm kiếm ai đó.
– Anh Noah, anh có nghe thấy không?
– Anh không. Có tiếng chi à?
– Em rõ ràng vừa nghe thấy tiếng khóc…
Rời tay Noah, Anh Đào đi lùi lại một đoạn. Âm thanh ấy đến từ phía sau cô, vọng lên từ bên dưới.
“Hức… hức… hức… hức…!”
Tiếng khóc đầy ấm ức xen lẫn những tiếng sụt sịt và tiếng nấc nghẹn ngào. Giọng khóc này là của nữ, cảm tưởng như cô ấy đang phải thui thủi một mình, cố gắng giải tỏa đau buồn không thể nguôi trong lòng.
Anh Đào bám tay vào một cái cây lớn và ngó xuống, song chẳng có ai cả; thậm chí, người đi tham quan còn ở tít đằng xa, giả sử có người khóc thì cô cũng không thể nghe thấy từ khoảng cách này.
Cô thẫn thờ, đoán mình lại tưởng tượng vớ vẩn. Tuy là địa điểm du lịch nhưng nơi này cũng từng có người qua đời, ít nhiều sẽ đem đến cảm giác u uất cho những người đến thăm. Chắc do hồi hộp quá thôi, Anh Đào tự trấn an.
Anh Đào tặc lưỡi, cùng Noah đi thẳng ra bãi đỗ xe. Ông Thanh Tùng cho Noah mượn chiếc xe máy của mình để chở Anh Đào đi vi vu trong ngày. Noah cẩn thận cài quai mũ bảo hiểm cho Anh Đào, gạt cả chỗ đặt chân để cô trèo lên dễ dàng.
– Ôm chặt nha! Anh đi về nhanh đó!
Anh Đào lúng túng “vâng” một tiếng, trong lòng sướng rơn. Cô khẽ vòng tay qua người Noah, tựa nhẹ cằm lên vai anh. Qua gương chiếu hậu, cô bắt gặp hình ảnh phản chiếu của một người phụ nữ trẻ đằng xa, đang nhìn chằm chằm về phía cô và Noah. Cô ấy mặc một chiếc váy xanh xẻ vai gợi cảm, tóc đen nhánh lòa xòa che gần hết khuôn mặt, chừa mỗi đôi môi đỏ mận.
Hơi rùng mình, Anh Đào ngoái đầu để nhìn, nhưng sau lưng cô, không có ai đứng đó cả…
Danh sách chương