Hắn vẫn nhớ khi mình phụng mệnh Yến Lãng đến đón Thôi Chưởng Châu.

Thiếu nữ mười bốn tuổi khi ấy, thân mặc tang phục, ôm chặt t.h.i t.h.ể mẫu thân mà gào khóc như dã thú mất mẹ, tuyệt vọng đến thương tâm.

Thi thể mẫu thân nàng không có tiền khâm liệm, bị đặt tạm trong nghĩa trang công, sắp sửa sinh dòi thối rữa.

Nghe nói là Tứ hoàng tử Yến Lãng ra mặt, đồng ý để mẫu thân nàng được nhập phần mộ tổ Thôi gia, an táng tử tế.

Vệ Diễn còn chưa kịp nói điều kiện là nàng phải gả cho Yến Lãng.

Thì nàng đã lau khô nước mắt, trong mắt đầy vẻ cảm kích:

“Nếu Tứ hoàng tử có lòng như vậy, bảo ta làm gì cũng được. Chưởng Châu dù c.h.ế.t trăm lần cũng chẳng từ.”

Nàng nói vậy, cũng thực sự làm được như lời.

Lúc Yến Lãng bị giam lỏng, nàng tự mình nếm thuốc thử độc, lại nhờ Vệ Diễn mượn y thư, học cách điều dưỡng thân thể cho hắn.

Vì biết chữ, nàng còn giúp đám thái giám và cung nhân viết thư về nhà, từng gây ra chuyện cười.

Học sĩ ngoài cung nhận viết thuê, tưởng nàng là cung nữ lương thiện nào đó, cuối thư còn hỏi nàng đã thành thân hay chưa.

Biết Yến Lãng yêu thích Thôi thị ngũ nương, nên Vệ Diễn chưa từng nói với ai, nhưng trong lòng hắn, vẫn luôn khâm phục nhân phẩm của Chưởng Châu.

“Lại đây giúp trẫm chọn xem, mai nên tặng Ngũ nương màu son gì.”

Vệ Diễn tự nhận mình là bề tôi trung quân, có lời chẳng thể không nói rõ:

“Bệ hạ, đế hậu hòa thuận là tấm gương cho thiên hạ, chớ để người đời dị nghị ngài bạc tình bạc nghĩa.”

Lời ấy khiến Yến Lãng mất cả hứng thú chọn son phấn.

Mây đen vần vũ phủ kín mái cung điện, Chu công công là người hiểu thời thế, rất biết điều mà dâng lên bàn cờ, lại bảo cung nữ dâng trà:

“Đây là loại trà cống mới dâng, Bệ hạ vẫn chờ ngày cùng Vệ tướng quân thưởng thức.”

Ván cờ trước mắt khiến Yến Lãng chợt nhớ tới năm xưa bị ba vị hoàng huynh vây khốn, Thôi Chưởng Châu khoác áo bào của hắn, cưỡi Bạch Sư mã phi thân đi dụ địch.

Nàng chẳng son phấn, nhưng đôi mắt lại sáng như lửa đuốc trong tay, bừng lên giữa màn đêm đen đặc, thiêu đốt trái tim của cả hắn lẫn Vệ Diễn.

Nàng nói: “Điện hạ, thiếp có thể vì người mà chết.”

Khi nàng hết lòng yêu hắn, thực sự có thể vì hắn mà bỏ mạng.

Những năm qua, hắn vẫn tự cho rằng bản thân đối đãi với Chưởng Châu cũng không bạc.

Thậm chí chấp nhận đợi nàng năm năm để có con, rồi mới đón Ngũ nương nhập cung.

Thậm chí đến cả viên giả tử đan mà Hòa đạo sĩ ở Bồng Lai sơn dâng lên, hắn cũng bằng lòng đưa cho nàng giữ lấy phòng thân.

“Dẫu trẫm có nguyện lòng… thì cũng chẳng còn lối để xuống thềm nữa rồi.”

Vệ Diễn đặt một quân cờ xuống, thở dài một tiếng:

“Thỏi son vừa chọn khi nãy trông cũng đẹp, nàng ấy chắc sẽ thích.

“Chi bằng triệu Lý Ngự sử về kinh đi, dù gì cũng là người nàng đích thân đề cử, một người cương trực chẳng xu nịnh quyền thần.”

Yến Lãng đứng dậy, dặn Chu công công:

“Thôi được rồi, đến Tiêm Gia cung.”

Giữa đêm tĩnh mịch, tiểu thái giám phụ trách truyền tang cấp tốc chạy như bay trong hành lang.

[Truyện được đăng tải duy nhất tại MonkeyD.net.vn -

Không cẩn thận, vấp ngã một cú nhào nhoài.

Tiếng tang vang lên bốn hồi, tiểu thái giám chẳng màng tuyết đọng trên người, vội vã bò dậy, lớn tiếng hô:

“Nương nương… băng hà rồi ——”

Tin buồn truyền vào điện, hộp son trong tay rơi mạnh xuống đất, vỡ vụn.

“Bệ hạ?! Bệ hạ cẩn thận, tuyết trơn đấy ——”

Tuyết ngoài điện rơi trắng xóa, nhẹ như bông, mềm như tơ.

Yến Lãng loạng choạng lao mình vào màn tuyết.

Trời đất đều một mảng trắng xóa, như ván cờ mà quân đen đã thua đến tận cùng.

“Nàng… chẳng phải hôm qua vẫn còn khỏe mạnh sao? Sao đột nhiên…”

Hằng nhi còn thơ dại, bị ánh mắt đỏ rực phẫn nộ của Yến Lãng dọa đến òa khóc:

“Con… con không biết… Hằng nhi cái gì cũng không biết…”

Trên án còn ba bản di chiếu để lại.

Một là dặn Ty Dược rằng đông năm nay không lạnh, phải đề phòng ôn dịch đầu xuân cùng năm mất mùa.

Một là bảo Nội vụ phủ chớ vì tang lễ của Hoàng hậu mà chậm trễ hôn sự cung nữ xuất cung.

Một là dặn hãy đưa Hằng nhi trở về bên cạnh mẫu thân nó, đừng khiến hai mẹ con tiếp tục phải chia lìa.

Không có lấy một câu, một lời, gửi lại cho hắn.

Cả hậu cung chìm trong bi ai.

Chỉ riêng Yến Lãng là không hề thương xót.

Hắn chỉ thấy… có chút phiền lòng.

Phiền muộn, vì nửa tháng trước Chưởng Châu cùng hắn đại cãi một trận, đến nay vẫn chưa chịu cúi đầu nhận lỗi.

Phiền muộn, vì đám Lễ bộ không biết nhìn sắc mặt, quỳ rạp ngoài điện, thưa rằng không biết nên định thụy hiệu gì cho nương nương, viết sinh bình ra sao, có nên nhập Hoàng lăng hay không.
~Truyện được đăng bởi Lộn Xộn page~
Tấu chương chồng chất như tuyết phủ mái hiên, bá quan đại thần từ việc Nội vụ phủ có người bị tống giam mà suy đoán ý chỉ của thiên tử, không tiếc bút mực mà ra sức viết lời ca ngợi.

Nói thụy hiệu “hiền đức ôn nhu”, thế nhưng nàng cũng từng vì Yến Lãng bị người ta cắt xén khẩu phần mà cầm đao rượt thái giám ba con phố, hung dữ như phụ nhân chợ búa, vừa chạy vừa rơi lệ vì xót cho hắn nhịn đói.

Nói sinh bình “tôn quý vô ưu”, nhưng hắn nhớ rõ sau khi đăng cơ, giữa hắn và Chưởng Châu hoặc là tranh cãi, hoặc là chiến tranh lạnh.

Nàng hình như luôn luôn khóc, mãi mãi đều là nước mắt.

Khi nhắc đến chuyện nhập Hoàng lăng, Yến Lãng rốt cuộc cũng nhớ đến chút tình nghĩa xưa cũ với Chưởng Châu, nghĩ phu thê một đời, hắn cũng không tiếc ban cho nàng phần vinh quang sau khi chết, chuẩn cho nàng cùng hắn đồng táng.

Thánh chỉ hợp táng còn chưa kịp hạ bút đỏ, chưởng sự Tôn cô cô của Tiêm Gia cung đã cung cung kính kính quỳ ngoài điện, tâu rằng nương nương lúc sinh thời từng có một nguyện cầu.

Yến Lãng đại khái cũng đoán được.

Phần nhiều là muốn cúi đầu nhận sai, xin thụy hiệu, cầu truy phong, lại xin hắn đừng để Thôi Minh Thư nhập cung.

“Không phải.”

“Nương nương nói không nguyện cùng Bệ hạ hợp táng, tự nguyện nhập Phi lăng.”

Yến Lãng sững sờ.

“Nương nương nói, kiếp này quá đỗi nhục nhằn, dù là trời xanh hay suối vàng, cũng chẳng muốn cùng Bệ hạ tương kiến nữa.”
Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện