Lúc cầm đơn gửi tiền ký tên, Dương Hiểu Phi đã hỏi tôi: “An Nhiên, chỗ anh có nghỉ cuối tuần không?”
“Thường thì đều nghỉ, thỉnh thoảng có tăng ca, còn các cậu?”
“Chỗ tụi em một tuần được nghỉ bốn ngày, mình muốn nghỉ ngày nào thì xin nghỉ ngày đó!”
“Ừa, cũng tốt.” -Nhận lại đơn gửi tiền, tôi đưa thẻ và biên lai cho Dương Hiểu Phi: “Phải rồi, trả găng tay cho cậu nè.” -Nhân lúc tôi khom xuống lấy găng từ trong ngăn kéo ra, Dương Hiểu Phi đã rời khỏi quầy giao dịch. Gã vừa đi vừa xua tay với tôi: “Không cần đâu ạ, không cần đâu ạ! Anh Hàn vừa cho em đôi khác rồi! Anh cứ giữ mà xài ạ!”
Tôi cười bất lực. Bình thường tôi cũng không có dịp gì để đeo loại găng tay này! Tan làm, sau khi kết sổ xong, tôi lấy sổ tay ra, lật đến trang có ghi chữ Hàn ở lề trên. Trên đó đã có hai ghi chép như sau:
“Có: 2000 (đã trả), 0.04.”
“Có: băng keo cá nhân x 4, 4.00.”
Dưới phần đó, tôi viết ngay ngắn:
“Nợ: găng tay x1, 3.00.”
Trên đường về ký túc xá, từ xa tôi đã nhìn thấy một công nhân môi trường đang đi loanh quanh “cái cây nở hoa” của tôi. Bấy giờ lòng tôi chợt buốt lại. Chắc không phải định dọn đống “hoa” của tôi đấy chứ? Tôi vội vàng tăng tốc. Lúc gần đến nơi thì quả nhiên nhìn thấy cụ già gầy guộc đang gỡ từng đóa “hoa” xuống. Tôi đang định qua bắt chuyện thì nào ngờ nhìn thấy người ta lau “hoa” lên áo rồi treo lên lại.
Cùng với tiếng thắng xe the thé, tôi gần nhu dừng ngay trước mặt cụ. Hẳn là bộ dạng hớt ha hớt hải này đã làm người công nhân môi trường giật mình. Cụ hoang mang nhìn tôi. Nhất thời tôi cũng hông biết nói gì, bèn chỉ vào chạc cây nói: “Hoa này đẹp quá cụ nhỉ?” Người công nhân môi trường gật đầu.
“Thế cứ để chúng treo ở trên cành đi ạ!” -Tôi nói.
“Ừa, thì cứ treo đấy đi!” -Cụ mỉm cười chất phác.
Tôi quan sát cành cây thì nhận ra trên đó đã có thêm một bông màu vàng so với hồi sáng.
Lúc gặp lại Hàn Mộ Vũ đã là một tuần sau đó. Trưa thứ năm tôi trực, hắn qua gửi bốn trăm tệ tiết kiệm rồi chuyển một ngàn tệ đi.
Lúc tôi giúp hắn điền đơn chuyển tiền, hắn tựa mặt lên bàn nhìn theo, mắt không chớp lấy một cái. Tôi giả vờ vô tình nhìn sang. Hắn kê cằm lên mu bàn tay. Trên mặt là thứ biểu cảm điềm tĩnh nhu hòa. Tôi nghĩ đây là thứ biểu cảm tôi thường thấy nhất. Rất nhiều người làm công ăn lương đều thấp thoáng mang thứ biểu cảm mãn nguyện, mong chờ và nhàn nhạt hạnh phúc này khi gửi những đồng tiền cực khổ mà mình kiếm được về mái nhà ở xa. Tuy biết rõ hắn chỉ đang chìm đắm trong cảm giác thành tựu khi nuôi sống gia đình, nhưng ánh nhìn chăm chú đó vẫn khiến tôi khó lòng tập trung. Đến ngón tay cũng không nghe hiệu lệnh, cẩn thận cỡ nào đến cuối cùng vẫn viết sai một nét khi điền số tiền bằng chữ.
Xấu hổ quá đi mất. Tôi khinh “mạnh” chính mình.
Xé tờ đơn ra mấy mảnh, viết lại!
Kết quả là càng căng thẳng lại càng sai. Sau khi xé liền ba tờ, tôi cảm thấy mặt mình có thể dùng để rán bánh.
Bình thường điền chi phiếu tôi cũng không phạm lỗi nào. Hôm nay chỉ viết tờ đơn chuyển tiền điện tử mà mắc lỗi liên tục. Không được, tôi không tin! Trong lúc đang vật lộn với chính bản thân mình, tôi nghe thấy Hàn Mộ Vũ nói: “An Nhiên, có phải tay anh vẫn chưa lành không?” -Thanh điệu chậm rãi cộng thêm giọng nói trong trẻo êm dịu như tiếng vọng của suối đêm chảy qua đá tảng, giữa núi cao trăng sáng.
Tôi ấp a ấp úng đáp: “Ừa, đúng là còn hơi đau!” -Rồi chuyển động ngón tay để phụ họa.
“Đơn tôi tự điền cho!” -Hắn xé một tờ đơn chuyển tiền điện tử ở bên cạnh xuống, bắt đầu đặt bút.
“Cậu biết điền thế nào à?” -Tôi hỏi.
“Học được lúc nhìn anh điền.” -Hắn đáp.
Ơ~ Thông minh ghê! Tôi bỏ qua sự thực là mình đã điền những mấy lần liền và kiên quyết quy kết thành quả học tập này cho khả năng tự học tốt của Hàn Mộ Vũ.
Cầm tờ đơn điền một lần đã xong của người ta, tôi đánh giá một cách khách quan và trung lập: “Khá lắm, rất tiêu chuẩn! Trước kia có điền qua hả?”
“Chưa!” -Hàn Mộ Vũ đáp, sau đó lại thêm một câu: “Tôi tốt nghiệp cấp ba rồi!”
“Ồ? Sau đó thì sao? Thi đại học?” -Tôi hỏi. Về hắn, tôi không biết mình lấy đâu ra nhiều sự hiếu kỳ như vậy. Lúc nào cũng muốn biết thêm chút chuyện của hắn. Tiếc là Hàn Mộ Vũ ít nói quá. Khó khăn lắm mới có cơ hội, tôi tuyệt đối không bỏ qua.
“Cũng có đi thi đại học, nhưng hôm nhận được giấy trúng tuyển, bố tôi ngã hư cột sống, bị liệt toàn thân.” -Lúc hắn nói chuyện, tay vô thức nghịch bút. Thực ra, tôi có thể đoán được là một đứa trẻ còn nhỏ như vậy đã một thân một mình chạy đến một thành phố xa lạ để làm thuê ắt sẽ có nỗi khổ riêng. Nhưng chính tai nghe hắn nói ra vẫn xót xa không ngớt.
“Thế…còn đại học của cậu?” -Tôi hỏi mặc dù tôi gàn như có thể đoán được đáp án.
Hắn lắc đầu: “Trước giờ, chỉ mình ba tôi đi bốc vác cho người ta kiếm tiền nuôi nhà. Ông ngã xuống rồi, nguồn thu nhập trong nhà cũng gãy. Đại học…tôi bỏ học rồi.”
Hắn vẫn dùng thứ ngữ điệu bình thản ấy. Chỉ khi kết thúc câu này, tôi mới để ý thấy hai hàng mày hắn khẽ cau lại. Nuối tiếc. Phải, chắc chắn hắn đã nuối tiếc. Bằng không biểu cảm của hắn đã không như thế khi nhắc về chuyện này: như thể vừa nuốt nhanh một viên thuốc đắng nghét.
Tiếng máy photo lạch cạch vang lên. Tôi ráng vét hết bụng dạ để nghĩ ra lời gì đó an ủi hắn: “À ừm…đại học bây giờ cũng chỉ có thế thôi…học hay không cũng không khác gì nhiều đâu…trong xã hội còn học được nhiều thứ hữu ích hơn…”
Hàng mi khép hờ của Hàn Mộ Vũ bỗng dưng ngước lên, mắt nhìn về phía tôi, dường như không hiểu những gì tôi vừa nói. Trước khi chạm vào ánh mắt của hắn, tôi đã quay đầu né tránh, để mặc cho thứ ánh mắt thẳng thừng như nước đó chạm vào má tôi rồi văng ra và tác động vào các xúc giác nhạy cảm của đầu dây thần kinh ở lớp biểu bì da. Trong tình trạng một bên người rất không thoải mái, tôi vẫn lúng túng giải thích: “Thật đấy! Tôi học đại học như học đại à….Chứ chẳng học được gì cả…”
Hắn ngập ngừng một lúc, cúi đầu xuống. Phần tóc mái dài rớt xuống, che nửa khuôn mặt. Hắn chẳng bình phẩm gì về lời nói của tôi, chỉ tiếp tục nói: “Về sau, tôi làm việc vặt cho họ hàng, tiền kiếm được còn chẳng đủ làm viện phí cho ba. Mẹ tôi sức khỏe vốn đã không tốt, con em cũng bỏ học để chăm sóc ba. Năm ngoái, ba tôi bị suy thận đột phát. Bệnh chưa tới một tuần đã qua đời. Khoảng thời gian đó, vì khám bệnh mà nhà tôi nợ họ hàng rất nhiều tiền. Quê tôi lương thấp quá, tôi nghe người ta nói bên này lương cao hơn một chút, nên mới qua đây làm thuê.”
Lần đầu nghe hắn nói nhiều như vậy, nhưng chữ nào chữ nấy cũng đầy gian khổ.
“Hàn Mộ Vũ…” -Tôi gọi tên hắn. Hắn không ngẩng đầu, chỉ hạ giọng đáp một tiếng “Ừ.”.
“…rồi sẽ tốt thôi…” -Tôi nói.
“…Ừa.“
Tiếng cửa tự động cắt ngang sự gượng gạo ngắn ngủi.
Có người vào làm thủ tục.
Tôi xếp lại biên lai đưa cho Hàn Mộ Vũ. Hắn cầm đơn. Lúc đứng dậy lại gọi tên tôi, hắn nói: “An Nhiên, mai anh rảnh không?”
“À…mai tôi được nghỉ! Có chuyện gì hả?” -Tôi hỏi.
“…Nếu anh chưa có kế hoạch gì khác, tôi muốn mời anh ăn cơm!”
GV: thực ra mình không hiểu mấy con số An Nhiên viết ở cuối mỗi dòng giao dịch trong sổ nợ…
“Thường thì đều nghỉ, thỉnh thoảng có tăng ca, còn các cậu?”
“Chỗ tụi em một tuần được nghỉ bốn ngày, mình muốn nghỉ ngày nào thì xin nghỉ ngày đó!”
“Ừa, cũng tốt.” -Nhận lại đơn gửi tiền, tôi đưa thẻ và biên lai cho Dương Hiểu Phi: “Phải rồi, trả găng tay cho cậu nè.” -Nhân lúc tôi khom xuống lấy găng từ trong ngăn kéo ra, Dương Hiểu Phi đã rời khỏi quầy giao dịch. Gã vừa đi vừa xua tay với tôi: “Không cần đâu ạ, không cần đâu ạ! Anh Hàn vừa cho em đôi khác rồi! Anh cứ giữ mà xài ạ!”
Tôi cười bất lực. Bình thường tôi cũng không có dịp gì để đeo loại găng tay này! Tan làm, sau khi kết sổ xong, tôi lấy sổ tay ra, lật đến trang có ghi chữ Hàn ở lề trên. Trên đó đã có hai ghi chép như sau:
“Có: 2000 (đã trả), 0.04.”
“Có: băng keo cá nhân x 4, 4.00.”
Dưới phần đó, tôi viết ngay ngắn:
“Nợ: găng tay x1, 3.00.”
Trên đường về ký túc xá, từ xa tôi đã nhìn thấy một công nhân môi trường đang đi loanh quanh “cái cây nở hoa” của tôi. Bấy giờ lòng tôi chợt buốt lại. Chắc không phải định dọn đống “hoa” của tôi đấy chứ? Tôi vội vàng tăng tốc. Lúc gần đến nơi thì quả nhiên nhìn thấy cụ già gầy guộc đang gỡ từng đóa “hoa” xuống. Tôi đang định qua bắt chuyện thì nào ngờ nhìn thấy người ta lau “hoa” lên áo rồi treo lên lại.
Cùng với tiếng thắng xe the thé, tôi gần nhu dừng ngay trước mặt cụ. Hẳn là bộ dạng hớt ha hớt hải này đã làm người công nhân môi trường giật mình. Cụ hoang mang nhìn tôi. Nhất thời tôi cũng hông biết nói gì, bèn chỉ vào chạc cây nói: “Hoa này đẹp quá cụ nhỉ?” Người công nhân môi trường gật đầu.
“Thế cứ để chúng treo ở trên cành đi ạ!” -Tôi nói.
“Ừa, thì cứ treo đấy đi!” -Cụ mỉm cười chất phác.
Tôi quan sát cành cây thì nhận ra trên đó đã có thêm một bông màu vàng so với hồi sáng.
Lúc gặp lại Hàn Mộ Vũ đã là một tuần sau đó. Trưa thứ năm tôi trực, hắn qua gửi bốn trăm tệ tiết kiệm rồi chuyển một ngàn tệ đi.
Lúc tôi giúp hắn điền đơn chuyển tiền, hắn tựa mặt lên bàn nhìn theo, mắt không chớp lấy một cái. Tôi giả vờ vô tình nhìn sang. Hắn kê cằm lên mu bàn tay. Trên mặt là thứ biểu cảm điềm tĩnh nhu hòa. Tôi nghĩ đây là thứ biểu cảm tôi thường thấy nhất. Rất nhiều người làm công ăn lương đều thấp thoáng mang thứ biểu cảm mãn nguyện, mong chờ và nhàn nhạt hạnh phúc này khi gửi những đồng tiền cực khổ mà mình kiếm được về mái nhà ở xa. Tuy biết rõ hắn chỉ đang chìm đắm trong cảm giác thành tựu khi nuôi sống gia đình, nhưng ánh nhìn chăm chú đó vẫn khiến tôi khó lòng tập trung. Đến ngón tay cũng không nghe hiệu lệnh, cẩn thận cỡ nào đến cuối cùng vẫn viết sai một nét khi điền số tiền bằng chữ.
Xấu hổ quá đi mất. Tôi khinh “mạnh” chính mình.
Xé tờ đơn ra mấy mảnh, viết lại!
Kết quả là càng căng thẳng lại càng sai. Sau khi xé liền ba tờ, tôi cảm thấy mặt mình có thể dùng để rán bánh.
Bình thường điền chi phiếu tôi cũng không phạm lỗi nào. Hôm nay chỉ viết tờ đơn chuyển tiền điện tử mà mắc lỗi liên tục. Không được, tôi không tin! Trong lúc đang vật lộn với chính bản thân mình, tôi nghe thấy Hàn Mộ Vũ nói: “An Nhiên, có phải tay anh vẫn chưa lành không?” -Thanh điệu chậm rãi cộng thêm giọng nói trong trẻo êm dịu như tiếng vọng của suối đêm chảy qua đá tảng, giữa núi cao trăng sáng.
Tôi ấp a ấp úng đáp: “Ừa, đúng là còn hơi đau!” -Rồi chuyển động ngón tay để phụ họa.
“Đơn tôi tự điền cho!” -Hắn xé một tờ đơn chuyển tiền điện tử ở bên cạnh xuống, bắt đầu đặt bút.
“Cậu biết điền thế nào à?” -Tôi hỏi.
“Học được lúc nhìn anh điền.” -Hắn đáp.
Ơ~ Thông minh ghê! Tôi bỏ qua sự thực là mình đã điền những mấy lần liền và kiên quyết quy kết thành quả học tập này cho khả năng tự học tốt của Hàn Mộ Vũ.
Cầm tờ đơn điền một lần đã xong của người ta, tôi đánh giá một cách khách quan và trung lập: “Khá lắm, rất tiêu chuẩn! Trước kia có điền qua hả?”
“Chưa!” -Hàn Mộ Vũ đáp, sau đó lại thêm một câu: “Tôi tốt nghiệp cấp ba rồi!”
“Ồ? Sau đó thì sao? Thi đại học?” -Tôi hỏi. Về hắn, tôi không biết mình lấy đâu ra nhiều sự hiếu kỳ như vậy. Lúc nào cũng muốn biết thêm chút chuyện của hắn. Tiếc là Hàn Mộ Vũ ít nói quá. Khó khăn lắm mới có cơ hội, tôi tuyệt đối không bỏ qua.
“Cũng có đi thi đại học, nhưng hôm nhận được giấy trúng tuyển, bố tôi ngã hư cột sống, bị liệt toàn thân.” -Lúc hắn nói chuyện, tay vô thức nghịch bút. Thực ra, tôi có thể đoán được là một đứa trẻ còn nhỏ như vậy đã một thân một mình chạy đến một thành phố xa lạ để làm thuê ắt sẽ có nỗi khổ riêng. Nhưng chính tai nghe hắn nói ra vẫn xót xa không ngớt.
“Thế…còn đại học của cậu?” -Tôi hỏi mặc dù tôi gàn như có thể đoán được đáp án.
Hắn lắc đầu: “Trước giờ, chỉ mình ba tôi đi bốc vác cho người ta kiếm tiền nuôi nhà. Ông ngã xuống rồi, nguồn thu nhập trong nhà cũng gãy. Đại học…tôi bỏ học rồi.”
Hắn vẫn dùng thứ ngữ điệu bình thản ấy. Chỉ khi kết thúc câu này, tôi mới để ý thấy hai hàng mày hắn khẽ cau lại. Nuối tiếc. Phải, chắc chắn hắn đã nuối tiếc. Bằng không biểu cảm của hắn đã không như thế khi nhắc về chuyện này: như thể vừa nuốt nhanh một viên thuốc đắng nghét.
Tiếng máy photo lạch cạch vang lên. Tôi ráng vét hết bụng dạ để nghĩ ra lời gì đó an ủi hắn: “À ừm…đại học bây giờ cũng chỉ có thế thôi…học hay không cũng không khác gì nhiều đâu…trong xã hội còn học được nhiều thứ hữu ích hơn…”
Hàng mi khép hờ của Hàn Mộ Vũ bỗng dưng ngước lên, mắt nhìn về phía tôi, dường như không hiểu những gì tôi vừa nói. Trước khi chạm vào ánh mắt của hắn, tôi đã quay đầu né tránh, để mặc cho thứ ánh mắt thẳng thừng như nước đó chạm vào má tôi rồi văng ra và tác động vào các xúc giác nhạy cảm của đầu dây thần kinh ở lớp biểu bì da. Trong tình trạng một bên người rất không thoải mái, tôi vẫn lúng túng giải thích: “Thật đấy! Tôi học đại học như học đại à….Chứ chẳng học được gì cả…”
Hắn ngập ngừng một lúc, cúi đầu xuống. Phần tóc mái dài rớt xuống, che nửa khuôn mặt. Hắn chẳng bình phẩm gì về lời nói của tôi, chỉ tiếp tục nói: “Về sau, tôi làm việc vặt cho họ hàng, tiền kiếm được còn chẳng đủ làm viện phí cho ba. Mẹ tôi sức khỏe vốn đã không tốt, con em cũng bỏ học để chăm sóc ba. Năm ngoái, ba tôi bị suy thận đột phát. Bệnh chưa tới một tuần đã qua đời. Khoảng thời gian đó, vì khám bệnh mà nhà tôi nợ họ hàng rất nhiều tiền. Quê tôi lương thấp quá, tôi nghe người ta nói bên này lương cao hơn một chút, nên mới qua đây làm thuê.”
Lần đầu nghe hắn nói nhiều như vậy, nhưng chữ nào chữ nấy cũng đầy gian khổ.
“Hàn Mộ Vũ…” -Tôi gọi tên hắn. Hắn không ngẩng đầu, chỉ hạ giọng đáp một tiếng “Ừ.”.
“…rồi sẽ tốt thôi…” -Tôi nói.
“…Ừa.“
Tiếng cửa tự động cắt ngang sự gượng gạo ngắn ngủi.
Có người vào làm thủ tục.
Tôi xếp lại biên lai đưa cho Hàn Mộ Vũ. Hắn cầm đơn. Lúc đứng dậy lại gọi tên tôi, hắn nói: “An Nhiên, mai anh rảnh không?”
“À…mai tôi được nghỉ! Có chuyện gì hả?” -Tôi hỏi.
“…Nếu anh chưa có kế hoạch gì khác, tôi muốn mời anh ăn cơm!”
GV: thực ra mình không hiểu mấy con số An Nhiên viết ở cuối mỗi dòng giao dịch trong sổ nợ…
Danh sách chương