Thịnh Kinh, đầu tháng tư năm mười lăm Sùng Trinh.

Trận chiến tháng tám năm ngoái đã mang đến đại nạn cho “Mãn Châu quốc” (1), cũng làm cho toàn bộ kiến trúc chủ yếu trong hoàng cung và kinh đô Thịnh Kinh hóa thành tro bụi, về sau, mặc dù Đa Nhĩ Cổn và Hào Cách tiến hành thu dọn và tu sửa nhưng nếu muốn khôi phục lại như xưa là không thể.

Buổi trưa, trong điện Sùng Chính đang tạm thời tu sửa, Phúc Lâm mặc long bào Mãn Thanh, đầu đội mão rông Kiến Nô, tuổi gần năm mươi, dè dặt ngồi trên ghế rồng, hoảng hốt nhìn hai ban văn võ đại thần đứng nghiêm ở phía dưới, thỉnh thoảng quay đầu lại nhìn về phía sau, phía sau Phúc Lâm cách bức rèm che là hoàng hậu Triết Triết của Hoàng Thái Cực, tuy nhiên bây giờ bà ta đã là Hoàng Thái Hậu.

Việc Phúc Lâm có thể bước lên ngôi vị hoàng đế là kết quả thỏa hiệp của mấy thế lực lớn trong nội bộ Kiến Nô.

Lẽ ra Hào Cách là người có tư cách nhất để kế vị, bởi vì y là con trai lớn của Hoàng Thái Cực, trong tay ba kỳ Chính Hoàng, Tương Hoàng và Chính Lam (2) trong quân đội, thế lực hế sức mạnh mẽ. Tuy nhiên thế lực của Đa Nhĩ Cổn cũng rất mạnh, trong tay y nắm giữ hai kỳ Chính Bạch, Tương Bạch của quân đội, ngoài ra các hoàng thân quốc thích nắm giữ hai kỳ Chính Hồng, Tương Hồng cũng ngầm ủng hộ Đa Nhĩ Cổn.

Có thể nói, thế lực của Hào Cách và Đa Nhĩ Cổn tương đương với nhau, nếu như cứng rắn đối chọi, quân đội Bát Kỳ chắc chắn sẽ xảy ra huyết chiến, không khéo sẽ là hai hổ cắn nhau, con què, con bị thương, cho nên Hào Cách và Đa Nhĩ Cổn cũng không dám hành động thiếu suy nghĩ. Hai người không hẹn mà cùng muốn tranh thủ sự ủng hộ của Tế Nhĩ Cáp Lãng và Nhạc Thác. Tế Nhĩ Cáp Lãng là kỳ chủ Tương Lam kỳ, Nhạc Thác vừa mới kế thừa hai kỳ Chính Hồng và Tương Hồng, nếu ai được hai người này ủng hộ, sẽ giành được ưu thế áp đảo.

Đa Nhĩ Cổn thử dò xét ý tứ của Tế Nhĩ Cáp Lãng và Nhạc Thác, phát hiện hai người khăng khăng ý định muốn tuyển người kế vị trong số các con trai của Hoàng Thái Cực. Phát hiện này khiến Đa Nhĩ Cổn rất nhụt chí, y biết mình đã không có hy vọng gì lên làm hoàng đế, nhưng nếu để Hào Cách lên ngôi, nhất định mình sẽ không có kết cục tốt.

Cho nên, Đa Nhĩ Cổn liền vin vào cớ Hào Cách không phải là con trai trưởng của Hoàng Thái Cực để bắt bí, nói rằng thứ tự kế vị là “có con dòng đích thì lập con dòng đích, không có con dòng đích mới lập con cả”, ý kiến này được Tễ Nhĩ Cáp Lãng và Nhạc Thác rất ủng hộ, các đại thần trong hai kỳ Chính Hoàng, Tương Hoàng, vốn kiên quyết ủng hộ Hào Cách, cũng không còn gì để nói, chỉ cần người kế vị là con của Hoàng Thái Cực là được, cũng không phải ngoài Hào Cách ra thì không được.

Đến lúc này, cái thế của Hào Cách đã mất, khuynh hướng đã định là chọn người kế vị trong số các con thuộc dòng đích của Hoàng Thái Cực.

Nói tới dòng đích, thì phải tính từ con trai của hoàng hậu, rồi đến con của bốn quý phi, sau đó mới tới con của thứ phi, mà Hào Cách lại là con của thứ phi Ô Lạp Thị của Hoàng Thái Cực.

Hoàng Thái Cực có một hoàng hậu và bốn phi, theo thứ tự từ cao xuống thấp là Hoàng hậu Triết Triết, Quan Sư Cung Quý phi Hải Lan Châu, Lân Chỉ Cung Quý phi Na Mộc Chung, Diễn Khánh Cung Quý phi Ba Đặc Mã, Vĩnh Phúc Cung Quý phi Bố Mộc Bố Thái, trong đó Hoàng hậu Triết Triết và Quý phi Ba Đặc Mã không có con. Quý Phi Hải Lan Châu dù được Hoàng Thái Cực sủng ái nhất và đã sanh hạ một đứa con, đứa bé được Hoàng Thái Cực sắc phong làm thái tử, đáng tiếc là chưa tới hai tuổi đã chết yểu. Bởi vậy cho nên, chính thức là con trai thuốc dòng đích của Hoàng Thái Cực chỉ có hai người, một người là Phúc Lâm, con của Vĩnh Phúc Cung Quý phi Bố Mộc Bố Thái, lúc ấy mới vừa bốn tuổi, người còn lại là Bác Mục Bát Quả Nhi, lúc ấy mới vừa ra đời.

Về thân phận mà nói, thì địa vị của Lân Chỉ Cung cao hơn Vĩnh Phúc Cung, vì vậy địa vị của Bát Mục Bát Quả Nhi cũng cao hơn Phúc Lâm, quan trọng hơn là, Bố Mộc Bố Thái - mẹ ruột của Phúc Lâm đã là tù binh của quân Minh, điều này rất bất lợi cho Phúc Lâm. Tuy nhiên thế lực của cha mẹ Bố Mộc Bố Thái, những người thuộc bộ tộc Khoa Nhĩ Thấm của Mông Cổ, đã phát huy tác dụng trong cuộc tranh giành quyền lực này, cuối cùng Phúc Lâm đã thắng Bác Mục Bát Quả Nhi, thuận lợi bước lên đế vị.

Hoàng thái hậu Triết Triết buồng rèm chấp chính, Tế Nhĩ Cáp Lãng, Nhạc Thác thành Nhiếp chính vương, quyền trọng nhất thời, còn người vốn có hy vọng nhất được kế vị là Hào Cách thì hầu như bị mọi người gạt bỏ và chèn ép, ba kỳ Chính Hoàng, Tương Hoàng, Chính Lam của y lần lượt bị Phúc Lâm, Bát Mục Bát Quả Nhi, Tế Nhĩ Cáp Lãng giành lấy, y trở thành người không được như ý nhất trong số các vương tử Kiến Nô.

Hôm nay triều đình mở hội nghị, các đại thần Kiến Nô tề tựu ở điện Sùng Chính là để bàn bạc một việc đại sự, đó là có khởi binh phạt Minh hay không? Nếu có, thì bắt đầu vào từ cửa ải nào? Đối với vấn đề khởi binh phạt Minh hay không, nội bộ Kiến Nô hầu như không có ý kiến bất đồng nào, Thịnh Kinh bị phá hủy, mấy vạn người Nữ Chân bị giết chóc, Thần phi, Trang phi bị bắt, tiên đế Hoàng Thái Cực và Lễ Thân vương Đại Thiện bị xử lăng trì ở Thái Thị Khẩu tại Bắc Kinh, mối huyết hải thâm cừu này không thể không báo.

Nhưng bắt đầu tấn công từ hướng nào, thì có hai luồng ý kiến khác nhau.

Thủ tịch Nhiếp chính vương Tế Nhĩ Cáp Lãng khăng khăng muốn phá cửa ải từ Đại Đồng mà vào, bởi vì Vương Phác đang ở Đại Đồng! Hoàng thái hậu Triết Triết cũng ủng hộ Tế Nhĩ Cáp Lãng, nguyên nhân rất đơn giản, bởi vì hồi tháng giêng năm thứ mười lăm Sùng Trinh, Vương Phác động binh đối với người Mông Cổ, chẳng những dẹp tan bộ tộc Thổ Mặc Đặc, mà còn tập kích triều đình của Khả Hãn Tam Bất Lạc Xuyên của bộ tộc Khoa Nhĩ Thấm, khiến bộ tộc Khoa Nhĩ Thấm tổn thất vô cùng nghiêm trọng, anh trai của Triết Triết là Ô Khắc Thiện cũng bị giết chết!

Nhưng Thứ tịch Nhiếp chính vương Đa Nhĩ Cổn và Nhạc Thác lại muốn đưa quân Bát Kỳ phá quan ải Mật Vân mà vào, tấn công thẳng đến kinh đô của Đại Minh, hai người cho là kẻ thù chân chính của “Đại Thanh Quốc” là chính là triều Đại Minh mà người đứng đầu là hoàng đế Sùng Trinh, nên dùng Bát Kỳ để gậy ông đập lưng ông, dùng thế tấn công như sấm sét công phá Bắc Kinh, bắt hoàng đế Sùng Trinh về Thịnh Kinh lăng trì xử tử, chỉ có như vậy mới có thể rửa sạch mối nhục to lớn mà Vương Phác gây ra cho Đại Thanh.

Cuối cùng, ý kiến của Thủ tịch Nhiếp chính vương Tế Nhĩ Cáp Lãng và Hoàng hậu Triết Triết chiếm ưu thế, đại quan Bát Kỳ lựa chọn tấn công từ Đại Đồng, trước hết phá tan Đại Đồng, bắt sống Vương Phác, sau đó kéo rốc tới kinh sư, bắt sống hoàng đế Sùng Trinh, cuối cùng đưa cả Sùng Trinh và Vương Phác về Thịnh Kinh lăng trì xử tử.

(1) Mãn châu quốc: tên nước do Hoàng Thái Cực đặt. Vốn tên cũ của Mãn châu quốc là Đại Kim hay còn gọi là Hậu Kim (để phân biệt với nhà Kim tồn tại từ năm 1115 đến năm 1234). Để giảm bớt ấn tượng vô cùng xấu của người Hán đối với những hành động cai trị tàn bạo của nhà Kim của người Nữ Chân do Hoàn Nhan A Cốt Đả lập nên. năm 1635, Hoàng Thái Cực bất ngờ tuyên bố đổi tên tộc người của mình từ Nữ Chân thành Mãn Châu, các vùng mà bộ tộc này trú ngụ cũng được gọi là Mãn Châu. Tháng 5 năm 1636, Hoàng Thái Cực lại đổi tên nước từ "Đại Kim" thành "Đại Thanh", chính thức thành lập triều đình nhà Thanh.

(2) Chính Hoàng kỳ, Tương Hoàng Kỳ và Chính Lam kỳ tạo thành “Thượng Tam Kỳ”, là ba kỳ có địa vị cao nhất, do đại hãn trực tiếp nắm giữ, năm kỳ còn lại gọi là “Hạ Ngũ Kỳ”.
Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện