Kì thi châu thuận lợi cử hành, Thông phán chủ trì tiến sĩ khoa, thi liên tiếp ba ngày. Âu Dương xem đề thi liền biết đã trúng số. Cũng không biết Minh Khanh dùng cách nào, đề thi này không khác những gì hắn học cả. Có câu rằng, khảo thí có thể làm trá, hạ bút như có thần. Ba ngày này, Âu Dương sảng khoái múa bút viết. Đúng là tiểu nhân đắc ý. Người khác mười năm gian khổ học hành, mình đây chỉ khổ sở hai canh giờ. Quả là bằng hữu nhiều đường đi rộng, không ngờ có thể lấy được đề thi.
Triều Tống lấy khoa cử làm quan làm trọng, Cao Cầu không xuất thân từ khoa cử, Hoàng đế dù yêu mến cũng không dám đề bạt hắn. Một khi trúng cử, có thể tham gia kì thi tỉnh ở kinh thành. Cho dù thi tỉnh rớt, cũng có thể đến Lại bộ thi hoặc là chờ ân khoa. Nếu đậu Tiến sĩ, liền thưởng quan, không cần khảo hạch Lại bộ nữa. Triều Tống ưu đãi cho quan viên thế nhưng lại là số một lịch sử.
Từ tú tài đến cử nhân, thoạt nhìn tựa hồ chỉ cách một bước ngắn, nhưng khác biệt như trời và đất. Cử nhân có thể không nộp thuế, thấy quan không cần quỳ, kiếm việc dễ dàng. . . Rất nhiều điểm tốt, thế nên ngày yết bảng trong thành Hàng Châu chính là ngày nhà thì vui sướng nhà thì buồn.
Ba người Âu Dương còn đang ăn điểm tâm, thì có hai sai dịch vào hỏi:
"Xin hỏi, Tân Thành Âu gia trang Âu Dương Âu công tử ở đây phải không?"
Âu Dương vừa đứng lên, chưởng quĩ đã trả lời trước một bước:
"Đúng vậy, vị này chính là Âu công tử."
Hắn cũng đoán được chuyện gì xảy ra.
Sai dịch hành lễ với Âu Dương nói:
"Chúc mừng Âu công tử, chúc mừng Âu giải nguyên đứng đầu bảng kì thi tuyển lần này."
Giải nguyên? Trời đất. . . Âu Dương thiếu chút nữa phun hết điểm tâm ra rồi té xỉu, ông trời thật không có mắt, không ngờ mình đứng nhất kì thi châu. Bản thân mình vẫn có lương tâm, yêu cầu không cao, không rớt là được rồi, giờ đoạt giải nguyên, thật có lỗi với người đứng thứ hai. Lát nữa xem tiểu tử xui xẻo kia là ai, thuận tiện an ủi đôi lời.
Mà Âu Bình một bên vui mừng định biếu quan sai ít tiền, nếu không phải Âu Dương còn lý trí giẫm hắn một cước, Âu Bình phỏng chừng liền giao cả túi tiền ra. Người chung quanh đều đứng dậy chúc mừng, chưởng quĩ thì lấy bút viết ra, mời Âu Dương đề thơ trên tường. Âu Dương ở trước mắt bao người cắn răng nửa ngày cuối cùng cũng viết ra một bài:
Vi hữu hi sinh đa tráng chí, Cảm khiếu nhật nguyệt hoán tân thiên, Nhân sinh tự cổ thùy vô tử, Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh.
Đồng thời trong lòng không ngừng la hét: Đừng ép ta nữa, ép ta nữa chỉ có thể giết Âu Dương ta thôi! "Mẹ nó, đánh chết cũng không ngờ sẽ đoạt Trạng Nguyên."
Lui về phòng khách, Âu Dương một thân toàn mồ hôi. Sờ sờ trái tim còn đập thình thịch như muốn đòi mạng.
Âu Bình không biết điều xông tới nói:
"Thiếu gia, Châu phủ đã phái khoái mã đi Tân Thành báo hỉ."
"Tránh ra đi!"
Tiểu Thanh bưng trà tiến đến:
"Không thấy thiếu gia bị dọa cho mất hồn rồi sao."
"Chớ nói nhảm, thiếu gia sao bị dọa được."
Âu Dương nghiêm túc nói:
"Bổn hiếu gia đang nghĩ ít bài thơ. Để phòng có gì thì dùng."
Tiểu Thanh nói:
"Thiếu gia viết thật hay, Nhân sinh tự cổ thùy vô tử. . ."
"Hừ! Thơ này không phải ta làm, hơn nữa thiếu gia ta khẳng định là có hai người viết."
Âu Dương mặt đỏ nói:
"Ta đây không phải là bị bức sao? Ầy. . . Cứ ngỡ chỉ có cưỡng bức, nào ngờ còn có bức người làm thơ."
Tiểu Thanh nói:
"Thiếu gia, ngươi người phải hảo hảo cám ơn Minh Khanh cô nương đấy."
"Tất nhiên phải thế rồi."
Tin mừng đến Tân Thành, Âu Phong mừng rỡ, tự mình đưa tin về Âu gia trang. Tiên sinh vừa nghe Âu Dương đoạt giải Nguyên, trong lòng cảm thán Đại Tống nhân tài điêu linh, lập tức quyết định vùi đầu đọc sách, ba năm sau tham gia kì thi châu. Đại bá thì mở đại yến hương thân, đừng nói giải Nguyên, cho dù chỉ trúng cử, cũng không có có lý do không mời khách, mà còn cố ý đi mời bà mẹ sao chổi của Âu Dương về thôn. Lời ra tiếng vào về việc Âu Dương đào hôn cũng bị tin mừng này trực tiếp san bằng.
Đêm báo kết quả, không khí ở thành Hàng Châu vui buồn lẫn lộn. Tiểu Thanh ra ngoài, Âu Bình thuận lợi lấy vàng ra. Âu Dương thì đi tham gia Châu phủ yến hội, theo như lệ được thưởng mười xâu tiền. Tri châu cùng Thông phán liên tục khen tặng Âu Dương, Âu Dương cũng không biết công chúa có lệnh, chỉ cảm thấy hai vị quan to khách khí quá mức, bầu không khí quỷ dị.
Bài thi của Âu Dương nằm trong top 10 thì không thành vấn đề, nhưng muốn nói đứng nhất, thực sự hơi miễn cưỡng. Các quan lại khác cũng không nghĩ người công chúa chọn lại có trình độ đến vậy. Dĩ nhiên là biết thời biết thế liền cho Âu Dương đoạt giải Nguyên. Cái gọi là tất cả đều vui vẻ, chính là chuyện thế này đây.
Yến tiệc của đám cử nhân khác với tiệc rượu của Âu Dương, Âu Dương thống khổ không chịu nổi, mệt mỏi ứng phó. Cứ thế đến cuối, đến tên một cử nhân khác cũng không nhớ kỹ, cũng quên luôn ý định muốn an ủi tên đứng thứ hai.
Minh Khanh đối với chuyện Âu Dương trúng cử vô cùng vui mừng, đây không chỉ đại biểu Âu Dương trúng cử, cũng đại biểu bản thân Minh Khanh trúng cử. Phải biết rằng bài thi đó, tất cả đều là thủ bút của Minh Khanh, đây là một loại cảm giác thành tựu. Âu Dương chân thành bày tỏ, chỉ cần nàng tìm được điểm dừng chân, hắn nhất định sẽ chuộc Minh Khanh ra, hơn nữa còn giúp nàng tìm một nhà khá giả.
. . .
Năm mươi lượng hoàng kim đổi được bảy trăm quan tiền. Âu Dương đổi năm trăm quan ở ngân hàng tư nhân thành chi phiếu Đông Kinh. Cái gọi là chi phiếu này, có thể đổi lấy tiền ở đất khách, lúc lấy tiền còn phải nói ra ám hiệu làm tin, đương nhiên không phải cả nước đều thông hành, chỉ có thể dùng ở những đô thành lớn.
Có tiền phải tiêu, Âu Dương biết rõ đạo lí này. Ngựa mặc dù không phải ngựa tốt, nhưng miễn cưỡng vẫn hơn đi bộ. Hơn nữa bởi vì không phải là ngựa tốt gì, Âu Dương mới yên tâm để hai tiểu quỷ học cưỡi. Mỗi người một con, Âu Dương đến vùng ngoại thành Hàng Châu bắt tay dạy bảo hai người. Âu Bình là nam nhân, tế bào vận động tương đối phát triển, sau khi ngã mấy lần, miễn cưỡng có thể cưỡi ngựa đi rồi. Về phần chạy trốn. . . ngựa này không tốt, sức chịu đựng cũng còn tạm, nhưng chỉ có thể chạy chậm.
Bắc Tống vốn cũng thử phát triển ngành sản xuất nuôi ngựa, nhưng bởi vì không nuôi ngựa, tỉ lệ ngựa tử vong rất cao, hơn nữa thành phẩm cực kỳ đắt. Lúc này mới vứt bỏ ý định nuôi được ngựa tốt. Ngoại trừ một ít ngựa của quan lại bên ngoài, nơi bán ngựa cho triều Tống phần lớn là dân tộc thiểu số Tây Nam, mà triều đình vì lung lạc những dân tộc thiểu số này, cho nên trả tiền cũng khá nhiều. Vì vậy cũng ngựa mới có giá cả đắt đỏ như vậy.
Về phần Tiểu Thanh, ngược lại có chút phiền toái, nếu không phải Âu Dương giúp đỡ, phỏng chừng đã ngã thành đầu heo. Tiểu Thanh mấy lần đề nghị thôi bỏ đi, nhưng Âu Dương rất kiên trì, hắn không có hứng thú đi bộ nữa. Tiểu Thanh đương nhiên biết ngựa, nàng biết công chúa trên đường còn phải đi những châu huyện khác, sợ Âu Dương có ngựarồi sẽ đến kinh thành trước công chúa.
Âu Dương vừa vịn Tiểu Thanh lên ngựa vừa nói:
"Lúc ngã, nhất định phải co chân trước lại, đừng giữ chân trong bàn đạp, vô cùng nguy hiểm. Kẹp chặt bụng ngựa, thu dây cương, không được có động tác dư thừa, nếu không ngựa sẽ hiểu nhầm ý của ngươi. Phải chú ý phối hợp tiết tấu của người và ngựa.
"A. . ."
Tiểu Thanh kẹp lấy bụng ngựa, lại ngã xuống. Âu Dương một tay kéo dây cương, một tay vịn Tiểu Thanh cười khổ:
"Ngươi xem Âu Bình, đã chạy quanh Hàng Châu một vòng rồi quay lại rồi."
Tiểu Thanh ảm đạm nói:
"Tiểu Thanh ngu dốt. . ."
"Không vội, từ từ sẽ được. Có điều, ngươi cứ ngã như vậy, ta cũng ăn hết đậu hủ rồi. Muốn ta ít chiếm chút tiện nghi, ngươi tốt nhất là cố gắng lên."
Mặt Tiểu Thanh lập tức đỏ bừng, giờ mới ý thức được mình và nam nhân này đã tiếp xúc nhiều lần. Lúc này không nói hai lời, xoay người lên ngựa, kẹp lấy ngựa bụng, vững vàng chạy trốn mất tiêu.
"Ơ?"
Trong lòng Âu Dương kinh ngạc, nha đầu kia có công phu sao.
Triều Tống lấy khoa cử làm quan làm trọng, Cao Cầu không xuất thân từ khoa cử, Hoàng đế dù yêu mến cũng không dám đề bạt hắn. Một khi trúng cử, có thể tham gia kì thi tỉnh ở kinh thành. Cho dù thi tỉnh rớt, cũng có thể đến Lại bộ thi hoặc là chờ ân khoa. Nếu đậu Tiến sĩ, liền thưởng quan, không cần khảo hạch Lại bộ nữa. Triều Tống ưu đãi cho quan viên thế nhưng lại là số một lịch sử.
Từ tú tài đến cử nhân, thoạt nhìn tựa hồ chỉ cách một bước ngắn, nhưng khác biệt như trời và đất. Cử nhân có thể không nộp thuế, thấy quan không cần quỳ, kiếm việc dễ dàng. . . Rất nhiều điểm tốt, thế nên ngày yết bảng trong thành Hàng Châu chính là ngày nhà thì vui sướng nhà thì buồn.
Ba người Âu Dương còn đang ăn điểm tâm, thì có hai sai dịch vào hỏi:
"Xin hỏi, Tân Thành Âu gia trang Âu Dương Âu công tử ở đây phải không?"
Âu Dương vừa đứng lên, chưởng quĩ đã trả lời trước một bước:
"Đúng vậy, vị này chính là Âu công tử."
Hắn cũng đoán được chuyện gì xảy ra.
Sai dịch hành lễ với Âu Dương nói:
"Chúc mừng Âu công tử, chúc mừng Âu giải nguyên đứng đầu bảng kì thi tuyển lần này."
Giải nguyên? Trời đất. . . Âu Dương thiếu chút nữa phun hết điểm tâm ra rồi té xỉu, ông trời thật không có mắt, không ngờ mình đứng nhất kì thi châu. Bản thân mình vẫn có lương tâm, yêu cầu không cao, không rớt là được rồi, giờ đoạt giải nguyên, thật có lỗi với người đứng thứ hai. Lát nữa xem tiểu tử xui xẻo kia là ai, thuận tiện an ủi đôi lời.
Mà Âu Bình một bên vui mừng định biếu quan sai ít tiền, nếu không phải Âu Dương còn lý trí giẫm hắn một cước, Âu Bình phỏng chừng liền giao cả túi tiền ra. Người chung quanh đều đứng dậy chúc mừng, chưởng quĩ thì lấy bút viết ra, mời Âu Dương đề thơ trên tường. Âu Dương ở trước mắt bao người cắn răng nửa ngày cuối cùng cũng viết ra một bài:
Vi hữu hi sinh đa tráng chí, Cảm khiếu nhật nguyệt hoán tân thiên, Nhân sinh tự cổ thùy vô tử, Lưu thủ đan tâm chiếu hãn thanh.
Đồng thời trong lòng không ngừng la hét: Đừng ép ta nữa, ép ta nữa chỉ có thể giết Âu Dương ta thôi! "Mẹ nó, đánh chết cũng không ngờ sẽ đoạt Trạng Nguyên."
Lui về phòng khách, Âu Dương một thân toàn mồ hôi. Sờ sờ trái tim còn đập thình thịch như muốn đòi mạng.
Âu Bình không biết điều xông tới nói:
"Thiếu gia, Châu phủ đã phái khoái mã đi Tân Thành báo hỉ."
"Tránh ra đi!"
Tiểu Thanh bưng trà tiến đến:
"Không thấy thiếu gia bị dọa cho mất hồn rồi sao."
"Chớ nói nhảm, thiếu gia sao bị dọa được."
Âu Dương nghiêm túc nói:
"Bổn hiếu gia đang nghĩ ít bài thơ. Để phòng có gì thì dùng."
Tiểu Thanh nói:
"Thiếu gia viết thật hay, Nhân sinh tự cổ thùy vô tử. . ."
"Hừ! Thơ này không phải ta làm, hơn nữa thiếu gia ta khẳng định là có hai người viết."
Âu Dương mặt đỏ nói:
"Ta đây không phải là bị bức sao? Ầy. . . Cứ ngỡ chỉ có cưỡng bức, nào ngờ còn có bức người làm thơ."
Tiểu Thanh nói:
"Thiếu gia, ngươi người phải hảo hảo cám ơn Minh Khanh cô nương đấy."
"Tất nhiên phải thế rồi."
Tin mừng đến Tân Thành, Âu Phong mừng rỡ, tự mình đưa tin về Âu gia trang. Tiên sinh vừa nghe Âu Dương đoạt giải Nguyên, trong lòng cảm thán Đại Tống nhân tài điêu linh, lập tức quyết định vùi đầu đọc sách, ba năm sau tham gia kì thi châu. Đại bá thì mở đại yến hương thân, đừng nói giải Nguyên, cho dù chỉ trúng cử, cũng không có có lý do không mời khách, mà còn cố ý đi mời bà mẹ sao chổi của Âu Dương về thôn. Lời ra tiếng vào về việc Âu Dương đào hôn cũng bị tin mừng này trực tiếp san bằng.
Đêm báo kết quả, không khí ở thành Hàng Châu vui buồn lẫn lộn. Tiểu Thanh ra ngoài, Âu Bình thuận lợi lấy vàng ra. Âu Dương thì đi tham gia Châu phủ yến hội, theo như lệ được thưởng mười xâu tiền. Tri châu cùng Thông phán liên tục khen tặng Âu Dương, Âu Dương cũng không biết công chúa có lệnh, chỉ cảm thấy hai vị quan to khách khí quá mức, bầu không khí quỷ dị.
Bài thi của Âu Dương nằm trong top 10 thì không thành vấn đề, nhưng muốn nói đứng nhất, thực sự hơi miễn cưỡng. Các quan lại khác cũng không nghĩ người công chúa chọn lại có trình độ đến vậy. Dĩ nhiên là biết thời biết thế liền cho Âu Dương đoạt giải Nguyên. Cái gọi là tất cả đều vui vẻ, chính là chuyện thế này đây.
Yến tiệc của đám cử nhân khác với tiệc rượu của Âu Dương, Âu Dương thống khổ không chịu nổi, mệt mỏi ứng phó. Cứ thế đến cuối, đến tên một cử nhân khác cũng không nhớ kỹ, cũng quên luôn ý định muốn an ủi tên đứng thứ hai.
Minh Khanh đối với chuyện Âu Dương trúng cử vô cùng vui mừng, đây không chỉ đại biểu Âu Dương trúng cử, cũng đại biểu bản thân Minh Khanh trúng cử. Phải biết rằng bài thi đó, tất cả đều là thủ bút của Minh Khanh, đây là một loại cảm giác thành tựu. Âu Dương chân thành bày tỏ, chỉ cần nàng tìm được điểm dừng chân, hắn nhất định sẽ chuộc Minh Khanh ra, hơn nữa còn giúp nàng tìm một nhà khá giả.
. . .
Năm mươi lượng hoàng kim đổi được bảy trăm quan tiền. Âu Dương đổi năm trăm quan ở ngân hàng tư nhân thành chi phiếu Đông Kinh. Cái gọi là chi phiếu này, có thể đổi lấy tiền ở đất khách, lúc lấy tiền còn phải nói ra ám hiệu làm tin, đương nhiên không phải cả nước đều thông hành, chỉ có thể dùng ở những đô thành lớn.
Có tiền phải tiêu, Âu Dương biết rõ đạo lí này. Ngựa mặc dù không phải ngựa tốt, nhưng miễn cưỡng vẫn hơn đi bộ. Hơn nữa bởi vì không phải là ngựa tốt gì, Âu Dương mới yên tâm để hai tiểu quỷ học cưỡi. Mỗi người một con, Âu Dương đến vùng ngoại thành Hàng Châu bắt tay dạy bảo hai người. Âu Bình là nam nhân, tế bào vận động tương đối phát triển, sau khi ngã mấy lần, miễn cưỡng có thể cưỡi ngựa đi rồi. Về phần chạy trốn. . . ngựa này không tốt, sức chịu đựng cũng còn tạm, nhưng chỉ có thể chạy chậm.
Bắc Tống vốn cũng thử phát triển ngành sản xuất nuôi ngựa, nhưng bởi vì không nuôi ngựa, tỉ lệ ngựa tử vong rất cao, hơn nữa thành phẩm cực kỳ đắt. Lúc này mới vứt bỏ ý định nuôi được ngựa tốt. Ngoại trừ một ít ngựa của quan lại bên ngoài, nơi bán ngựa cho triều Tống phần lớn là dân tộc thiểu số Tây Nam, mà triều đình vì lung lạc những dân tộc thiểu số này, cho nên trả tiền cũng khá nhiều. Vì vậy cũng ngựa mới có giá cả đắt đỏ như vậy.
Về phần Tiểu Thanh, ngược lại có chút phiền toái, nếu không phải Âu Dương giúp đỡ, phỏng chừng đã ngã thành đầu heo. Tiểu Thanh mấy lần đề nghị thôi bỏ đi, nhưng Âu Dương rất kiên trì, hắn không có hứng thú đi bộ nữa. Tiểu Thanh đương nhiên biết ngựa, nàng biết công chúa trên đường còn phải đi những châu huyện khác, sợ Âu Dương có ngựarồi sẽ đến kinh thành trước công chúa.
Âu Dương vừa vịn Tiểu Thanh lên ngựa vừa nói:
"Lúc ngã, nhất định phải co chân trước lại, đừng giữ chân trong bàn đạp, vô cùng nguy hiểm. Kẹp chặt bụng ngựa, thu dây cương, không được có động tác dư thừa, nếu không ngựa sẽ hiểu nhầm ý của ngươi. Phải chú ý phối hợp tiết tấu của người và ngựa.
"A. . ."
Tiểu Thanh kẹp lấy bụng ngựa, lại ngã xuống. Âu Dương một tay kéo dây cương, một tay vịn Tiểu Thanh cười khổ:
"Ngươi xem Âu Bình, đã chạy quanh Hàng Châu một vòng rồi quay lại rồi."
Tiểu Thanh ảm đạm nói:
"Tiểu Thanh ngu dốt. . ."
"Không vội, từ từ sẽ được. Có điều, ngươi cứ ngã như vậy, ta cũng ăn hết đậu hủ rồi. Muốn ta ít chiếm chút tiện nghi, ngươi tốt nhất là cố gắng lên."
Mặt Tiểu Thanh lập tức đỏ bừng, giờ mới ý thức được mình và nam nhân này đã tiếp xúc nhiều lần. Lúc này không nói hai lời, xoay người lên ngựa, kẹp lấy ngựa bụng, vững vàng chạy trốn mất tiêu.
"Ơ?"
Trong lòng Âu Dương kinh ngạc, nha đầu kia có công phu sao.
Danh sách chương