- Văn, đi với mẹ ra chợ nào. Mẹ mua cho con mấy bộ đồng phục mới.
- Sao phải đi sớm thế mẹ? - Để trưa về còn mở hàng chứ sao.
6h sáng, trời mùa hè, mặt trời đã lên tới ngọn cây. Không khí rất mát mẻ, sảng khoái. Hai mẹ con dắt nhau đi trên con phố công chức, nhiều nhà cũng bắt đầu thức dậy.
Dòng sông Tống Thuỷ, chạy dọc theo khu phố công chức. Đi một đoạn, lại có một cây cầu đá, bắc qua bờ sông. Dưới dòng, thỉnh thoảng lại có những chiếc xuồng nhỏ, thậm chí là cả những chiếc thuyền buồm kiểu Cận Tây, ngược dòng chạy qua. Thuyền buồm tới cầu vượt, lại gập cột buồm xuống. Văn nhìn theo, vẻ thích thú.
Phố công chức, thật sự rất đẹp. Rất dễ chịu. Yên tĩnh, trong lành. Không có mùi tanh hôi của hải sản, không có những mụ béo chửi nhau lúc sáng sớm, không có đánh ghen, không có tiếng khóc nhè. Văn rất ghét những tiếng động vào buổi sáng ở khu phố chợ, bởi vì nó nghĩ, tranh cãi, đánh ghen, chả có tác dụng gì mấy, mọi người chỉ đang cố để giải toả tâm lý bế bách mà thôi.
Văn không cần phải giải toả tâm lý, nên nó thấy, mọi người làm như vậy, rất lãng phí thời gian.
Chợ nơi đây cũng bận rộn, cũng chen chúc, không khác gì khu chợ cá. Nhưng giờ mới sáng sớm, mọi người mới mở hàng. Có rất nhiều mặt hàng kì lạ khiến nó thấy lạ lùng.
Gốm sứ này. Đồ gỗ này. Đồ trang trí này... Nó hỏi rất nhiều. Nó nhìn ngắm rất nhiều. Khiến mẹ nó phải giữ chặt tay nó, sợ làm rơi vỡ đồ của người ta.
“Thằng bé thật là tò mò. Đây là dấu hiệu của sự khao khát tri thức sao?”, chị Vân nhìn nó. Quả thực, cả dòng họ nó, đều khao khát tri thức, khao khát đến điên cuồng. Kẻ không nhận đủ tình yêu thương, lại bị tri thức choán lấy, rất có thể trở nên vô cảm. Chị không biết, liệu thằng bé đã hình thành đủ nhân cách để tiếp nhận tri thức hay chưa.
Bài văn của nó, được trường Kình Ngư up lên mạng, chị cũng đã đọc. Chị mừng, vì thằng bé, đã biết nghĩ cho mẹ. Chị mừng, vì nó đã bắt đầu cảm nhận được, thứ gọi là cảm xúc.
Tri thức, có thể bồi dưỡng bất cứ lúc nào, nhưng nhân cách, thì chỉ có thể xây dựng ngay từ khi còn thơ ấu.
Vương Vũ Hoành, tuổi thơ của hắn, quá thiếu tình thương, quá thiếu sự quan tâm, quá thiếu đồng cảm, đó là thiệt thòi của cả đời hắn, là thiệt thòi mà những năm tháng chung sống, Hoàng Bích Thanh đã cố gắng bù đắp cho hắn.
Nhưng dòng số mệnh, cứ như cuốn phăng đi mong muốn của chị, cuốn hắn vào con đường của Đế Vương. Dòng số mệnh ấy, ẩn ẩn đằng sau, còn có bóng dáng của Phạm Viết Phương.
Mải suy nghĩ, cũng đã dắt thằng Văn tới hàng quần áo. Không chỉ một hàng, mà là mấy hàng sát nhau.
Một bà béo bán hàng, tươi cười mời hai mẹ con vào chọn. Chị nói chị muốn mua đồng phục cho thằng Văn. Mẫu đồng phục của Kình Ngư.
Đồng phục của nhà trường, cần chung một thiết kế.
Các học viện nổi tiếng, thì đồng phục của họ, đều làm từ vải đặc biệt, có một ít công dụng, như: kháng nhiệt, kháng lực, kháng phép. Đối với những học viện này, đồng phục cũng là một nơi thể hiện lòng tự hào, thể hiện vị thế.
Nhưng trường Kình Ngư, sử dụng vải, đều là vải thông thường. Gia đình nào có tiền, đều ra ngoài đặt may riêng, như vậy có thể thoải mái sử dụng các loại vải tốt.
- Chị xem, đây là lụa tơ tằm, dệt tại Đông Hà, sợi lụa đã ngâm qua nước sông Lạch, chịu được nhiệt khá cao, lại kháng được một số loại tà phép cấp thấp...
- Đây là sợi đay miền Nam, hơi dày và thô ráp, nhưng có thể phân tán được một phần lực công phá...
Các loại vải, được đem ra giới thiệu, nhưng giá của chúng, cũng rất trên trời. Những mặt hàng này, đều bán cho những nhà có của.
- 500 hào 1 mét.
- Cái này, 1200 hào 1 mét. Mua 3 mét giảm còn 1000 hào.
…
Văn lè lưỡi, lắc đầu. Chỉ là một bộ quần áo mà thôi, có cần đắt thế không. Chưa kể, còn tiền công may nữa.
Chị nhìn nó, mỉm cười. Chị đưa mắt nhìn quanh gian hàng. Những súc lụa cao cấp, đều được treo lên, rất trang trọng. Đưa mắt xuống dưới, là những miếng vải rẻ tiền vứt la liệt, co rúm ró.
Chị đưa tay sờ lấy một mảnh vải.
- Vải đó là hàng phế phẩm, em lấy làm gì. Đây, chị giới thiệu với em loại này, đảm bảo...
- Em lấy loại này thôi.
- Loại đó, chị bán 50 xu một súc. Còn tiền công may, là 5 hào...
- Em chỉ cần mua vải thôi chị.
Bà bán hàng bỏ súc lụa vào cái túi, đưa cho Văn xách, vừa lầm bầm làu bàu. Đã không có tiền cũng bày đặt đi mua vải.
- Giờ mình đi đâu nữa hả mẹ?
- Tới chỗ này, mẹ biết một cô may đẹp lắm.
Mẹ dẫn nó vào một gian nhà nhỏ nằm ở một góc khuất của chợ. Gian nhà quá nhỏ, chỉ đủ để một người đi vào, lại tối tăm, ghê rợn.
Bên trong, tiếng máy khâu đang chạy tạch tạch tạch.
- A chị Thanh, lâu lắm mới tới.
Trong bóng tối, một giọng nói cất lên. Giọng nói này có chút gì rờn rợn.
- Chị đến may cho thằng Văn bộ đồng phục. Mẫu của trường Kình Ngư nhé. Mai chị tới lấy. Có gấp không?
- Không đâu chị, còn có mấy đơn hàng của quân đội, nhưng em vẫn ưu tiên chị nhất!
Chị lấy súc vải từ tay thằng Văn, đưa cho người ngồi sau chiếc máy khâu. Nó vẫn không nhìn thấy mặt mũi người đó, quá tối. Chỉ thấy một bàn tay ghẻ lở, gân guốc, móng tay dài ngoằng, bẩn thỉu, chìa ra nhận lấy súc vải.
Nó nhớ về những câu chuyện cổ tích của Cận Tây, về những bà phù thuỷ dệt tầm gai để làm bùa chú.
Bàn tay ghê rợn sờ qua súc vải.
- Ồ, đây là... tơ của cây đay non, rất là hiếm, nhưng mà sao... lại bị xử lý thế này. Quá khốn nạn rồi! Tơ này, nếu được phơi vào đêm Mãn Nguyệt, thì đã thành hàng Thượng Phẩm rồi!
- Cũng không phải kêu ca vậy, chị mua có 50 xu mà thôi. Sao, em xử lý được không?
- Mắt chị vẫn tinh như ngày nào. Cải tạo một chút, có thể đạt tới cấp 12, may ra thì được Trung Phẩm. Nhưng, chị phải đợi lâu đấy.
- Bao lâu?
- Hết ngày 15, đêm hôm đó mới có Mãn Nguyệt. Đêm hôm đấy em sẽ cấp tốc may cho chị.
- Ok, vậy chị đặt 3 bộ nhé, sáng 16 chị tới lấy.
- Một đêm 3 bộ? Không vấn đề gì.
- Cô vừa rồi, là ai thế mẹ?
Vừa bước ra khỏi cửa tiệm chật hẹp, Văn đã hỏi. Nó thấy gian nhà vừa rồi, hơi quái dị.
- À, là bạn của mẹ. Cô ấy không được ưa nhìn lắm, nên thích sống trong bóng tối. Con đừng sợ, cô ấy không ăn thịt trẻ con và phụ nữ đâu!
Mẹ nó vừa cười vừa nói. Nhưng Văn cứ thấy câu nói này sai sai ở chỗ nào. Không ăn thịt trẻ con và phụ nữ, vậy còn đàn ông thì sao?
- A! Cô Thanh, bạn Văn!
- Ô! Linh à? Con cũng đi chợ à?
- Con... hôm nay con muốn đi chợ nấu cho ba mẹ con một bữa, nhưng chưa biết mua gì, cô giúp con được không?
Trần Phương Linh hôm nay mặc một chiếc váy trắng, giày trắng, xách theo một chiếc giỏ to đùng, nhưng chưa mua được gì. Xa xa, mấy tên vệ sĩ đang không ngừng nhìn chòng chọc vào hai mẹ con nó.
- Được thôi, để cô tư vấn cho. Nhưng lần sau con vào chợ, đừng mặc thế này, dễ bị bẩn lắm, lại vướng víu. Đi qua đây, nếu con không chê, cô mua tặng con mấy bộ đồ gọn gàng để đi chợ.
- Cô à, con tự mua được rồi mà...
- Không sao đâu, con giúp việc ở chỗ cô nhiều mà thằng cu Quang keo kiệt không có trả lương, coi như lần này cô cảm ơn con đi. Có mấy bộ, cô thấy rẻ lắm, chỉ khoảng mười mấy hào thôi.
- Vậy con cũng mua tặng cô mấy bộ nước hoa nhé, đây cô, con biết tiệm này hay lắm...
- Văn, con về trước đi nhé.
Rốt cuộc, chỉ còn lại một mình Văn ở giữa chợ. Mẹ nó dẫn con đi mua đồng phục, súc vải có 50 xu mà thôi, nhưng lại kéo Linh đi mua những bộ đồ mười mấy hào.
Văn nhún vai, nó cũng không so đo chuyện đó, đồng phục 50 xu cũng không có vấn đề gì. Nó muốn đi dạo vòng quanh khu chợ một chút.
Trong chợ có rất nhiều hàng ăn, nhìn thì đã mắt mà ngửi thì nức mũi, nhưng trong túi nó không có đồng nào. Sáng nay còn chưa kịp ăn sáng, bụng nó kêu rột rột.
- Loại màu này bao nhiêu? 5 hào? Sao đắt vậy? Nhập từ Cận Tây về? Cái gì? Còn có chữ kí của Ngài Edward? Thôi đi ông, chữ kí ngài Edward, tôi cũng in ra được! Tôi cần màu Đại Nam là được rồi. Sao, dính tay khó rửa á? Dây linh tinh á? 3 ngày chưa phai á? Kệ, tôi cẩn thận một tí là được, cũng chỉ là màu vẽ thôi mà!
- Thầy Kiên!
- Ơ, là Văn đấy à?
Bên một quầy bán hoạ phẩm, Văn thấy thầy đang loay hoay mua đồ.
Màu cũng đã mua xong rồi. Hai thầy trò đi với nhau, thầy Kiên có chuyện muốn nói với nó.
- Văn à, em có tư chất Võ thuật rất tốt, đánh được cả Cường, đánh được cả Đỗ Lương. Sao em không đăng kí học Thể dục đi, sau này tương lai của em nhất định rất xán lạn.
- Em không có tư chất Võ thuật gì đâu, đều là do anh Thiên Anh dạy em đó.
- Thầy biết, nhưng dù có là Thiên Anh dạy đi nữa...
- Rột rột!
- Em đói à? Thầy cũng đói rồi, lại đây, ăn bánh cuốn không? Thầy mời, yên tâm.
Thầy Kiên chưa dạy nó một ngày nào, nhưng thầy đối với nó, lại rất nhiệt tình, và hào phóng. Nó nghĩ rằng thầy là người tốt, nhưng không hiểu vì sao, học sinh và giáo viên trong trường, lại không thích thầy. Là vì thầy tính hơi trẻ con, hay tọc mạch, hay lo chuyện bao đồng, lại không giỏi giao tiếp với con gái sao? Văn nghĩ, những thứ đó đâu nói lên điều gì.
- Văn này, em biết không, cái Linh mách cho thầy, vẽ ra tranh có thật nhiều hoa hồng để tặng cô Vân. 14 này, là sinh nhật cô ấy. Thầy mất cả đêm qua chỉ để nghiên cứu về hoa hồng. Giờ thầy nhắm mắt cũng vẽ được... vẽ... được... Á!!
Thầy la toáng lên.
- Em cứ ăn đi, thầy mua màu mà quên chưa mua cọ! Chờ thầy tí nhé chốc thầy quay lại trả tiền cho!
Thầy Kiên, trẻ con, tọc mạch, khó gần, nhưng lại rất tốt bụng.
Nó nghĩ vậy.
- Sao phải đi sớm thế mẹ? - Để trưa về còn mở hàng chứ sao.
6h sáng, trời mùa hè, mặt trời đã lên tới ngọn cây. Không khí rất mát mẻ, sảng khoái. Hai mẹ con dắt nhau đi trên con phố công chức, nhiều nhà cũng bắt đầu thức dậy.
Dòng sông Tống Thuỷ, chạy dọc theo khu phố công chức. Đi một đoạn, lại có một cây cầu đá, bắc qua bờ sông. Dưới dòng, thỉnh thoảng lại có những chiếc xuồng nhỏ, thậm chí là cả những chiếc thuyền buồm kiểu Cận Tây, ngược dòng chạy qua. Thuyền buồm tới cầu vượt, lại gập cột buồm xuống. Văn nhìn theo, vẻ thích thú.
Phố công chức, thật sự rất đẹp. Rất dễ chịu. Yên tĩnh, trong lành. Không có mùi tanh hôi của hải sản, không có những mụ béo chửi nhau lúc sáng sớm, không có đánh ghen, không có tiếng khóc nhè. Văn rất ghét những tiếng động vào buổi sáng ở khu phố chợ, bởi vì nó nghĩ, tranh cãi, đánh ghen, chả có tác dụng gì mấy, mọi người chỉ đang cố để giải toả tâm lý bế bách mà thôi.
Văn không cần phải giải toả tâm lý, nên nó thấy, mọi người làm như vậy, rất lãng phí thời gian.
Chợ nơi đây cũng bận rộn, cũng chen chúc, không khác gì khu chợ cá. Nhưng giờ mới sáng sớm, mọi người mới mở hàng. Có rất nhiều mặt hàng kì lạ khiến nó thấy lạ lùng.
Gốm sứ này. Đồ gỗ này. Đồ trang trí này... Nó hỏi rất nhiều. Nó nhìn ngắm rất nhiều. Khiến mẹ nó phải giữ chặt tay nó, sợ làm rơi vỡ đồ của người ta.
“Thằng bé thật là tò mò. Đây là dấu hiệu của sự khao khát tri thức sao?”, chị Vân nhìn nó. Quả thực, cả dòng họ nó, đều khao khát tri thức, khao khát đến điên cuồng. Kẻ không nhận đủ tình yêu thương, lại bị tri thức choán lấy, rất có thể trở nên vô cảm. Chị không biết, liệu thằng bé đã hình thành đủ nhân cách để tiếp nhận tri thức hay chưa.
Bài văn của nó, được trường Kình Ngư up lên mạng, chị cũng đã đọc. Chị mừng, vì thằng bé, đã biết nghĩ cho mẹ. Chị mừng, vì nó đã bắt đầu cảm nhận được, thứ gọi là cảm xúc.
Tri thức, có thể bồi dưỡng bất cứ lúc nào, nhưng nhân cách, thì chỉ có thể xây dựng ngay từ khi còn thơ ấu.
Vương Vũ Hoành, tuổi thơ của hắn, quá thiếu tình thương, quá thiếu sự quan tâm, quá thiếu đồng cảm, đó là thiệt thòi của cả đời hắn, là thiệt thòi mà những năm tháng chung sống, Hoàng Bích Thanh đã cố gắng bù đắp cho hắn.
Nhưng dòng số mệnh, cứ như cuốn phăng đi mong muốn của chị, cuốn hắn vào con đường của Đế Vương. Dòng số mệnh ấy, ẩn ẩn đằng sau, còn có bóng dáng của Phạm Viết Phương.
Mải suy nghĩ, cũng đã dắt thằng Văn tới hàng quần áo. Không chỉ một hàng, mà là mấy hàng sát nhau.
Một bà béo bán hàng, tươi cười mời hai mẹ con vào chọn. Chị nói chị muốn mua đồng phục cho thằng Văn. Mẫu đồng phục của Kình Ngư.
Đồng phục của nhà trường, cần chung một thiết kế.
Các học viện nổi tiếng, thì đồng phục của họ, đều làm từ vải đặc biệt, có một ít công dụng, như: kháng nhiệt, kháng lực, kháng phép. Đối với những học viện này, đồng phục cũng là một nơi thể hiện lòng tự hào, thể hiện vị thế.
Nhưng trường Kình Ngư, sử dụng vải, đều là vải thông thường. Gia đình nào có tiền, đều ra ngoài đặt may riêng, như vậy có thể thoải mái sử dụng các loại vải tốt.
- Chị xem, đây là lụa tơ tằm, dệt tại Đông Hà, sợi lụa đã ngâm qua nước sông Lạch, chịu được nhiệt khá cao, lại kháng được một số loại tà phép cấp thấp...
- Đây là sợi đay miền Nam, hơi dày và thô ráp, nhưng có thể phân tán được một phần lực công phá...
Các loại vải, được đem ra giới thiệu, nhưng giá của chúng, cũng rất trên trời. Những mặt hàng này, đều bán cho những nhà có của.
- 500 hào 1 mét.
- Cái này, 1200 hào 1 mét. Mua 3 mét giảm còn 1000 hào.
…
Văn lè lưỡi, lắc đầu. Chỉ là một bộ quần áo mà thôi, có cần đắt thế không. Chưa kể, còn tiền công may nữa.
Chị nhìn nó, mỉm cười. Chị đưa mắt nhìn quanh gian hàng. Những súc lụa cao cấp, đều được treo lên, rất trang trọng. Đưa mắt xuống dưới, là những miếng vải rẻ tiền vứt la liệt, co rúm ró.
Chị đưa tay sờ lấy một mảnh vải.
- Vải đó là hàng phế phẩm, em lấy làm gì. Đây, chị giới thiệu với em loại này, đảm bảo...
- Em lấy loại này thôi.
- Loại đó, chị bán 50 xu một súc. Còn tiền công may, là 5 hào...
- Em chỉ cần mua vải thôi chị.
Bà bán hàng bỏ súc lụa vào cái túi, đưa cho Văn xách, vừa lầm bầm làu bàu. Đã không có tiền cũng bày đặt đi mua vải.
- Giờ mình đi đâu nữa hả mẹ?
- Tới chỗ này, mẹ biết một cô may đẹp lắm.
Mẹ dẫn nó vào một gian nhà nhỏ nằm ở một góc khuất của chợ. Gian nhà quá nhỏ, chỉ đủ để một người đi vào, lại tối tăm, ghê rợn.
Bên trong, tiếng máy khâu đang chạy tạch tạch tạch.
- A chị Thanh, lâu lắm mới tới.
Trong bóng tối, một giọng nói cất lên. Giọng nói này có chút gì rờn rợn.
- Chị đến may cho thằng Văn bộ đồng phục. Mẫu của trường Kình Ngư nhé. Mai chị tới lấy. Có gấp không?
- Không đâu chị, còn có mấy đơn hàng của quân đội, nhưng em vẫn ưu tiên chị nhất!
Chị lấy súc vải từ tay thằng Văn, đưa cho người ngồi sau chiếc máy khâu. Nó vẫn không nhìn thấy mặt mũi người đó, quá tối. Chỉ thấy một bàn tay ghẻ lở, gân guốc, móng tay dài ngoằng, bẩn thỉu, chìa ra nhận lấy súc vải.
Nó nhớ về những câu chuyện cổ tích của Cận Tây, về những bà phù thuỷ dệt tầm gai để làm bùa chú.
Bàn tay ghê rợn sờ qua súc vải.
- Ồ, đây là... tơ của cây đay non, rất là hiếm, nhưng mà sao... lại bị xử lý thế này. Quá khốn nạn rồi! Tơ này, nếu được phơi vào đêm Mãn Nguyệt, thì đã thành hàng Thượng Phẩm rồi!
- Cũng không phải kêu ca vậy, chị mua có 50 xu mà thôi. Sao, em xử lý được không?
- Mắt chị vẫn tinh như ngày nào. Cải tạo một chút, có thể đạt tới cấp 12, may ra thì được Trung Phẩm. Nhưng, chị phải đợi lâu đấy.
- Bao lâu?
- Hết ngày 15, đêm hôm đó mới có Mãn Nguyệt. Đêm hôm đấy em sẽ cấp tốc may cho chị.
- Ok, vậy chị đặt 3 bộ nhé, sáng 16 chị tới lấy.
- Một đêm 3 bộ? Không vấn đề gì.
- Cô vừa rồi, là ai thế mẹ?
Vừa bước ra khỏi cửa tiệm chật hẹp, Văn đã hỏi. Nó thấy gian nhà vừa rồi, hơi quái dị.
- À, là bạn của mẹ. Cô ấy không được ưa nhìn lắm, nên thích sống trong bóng tối. Con đừng sợ, cô ấy không ăn thịt trẻ con và phụ nữ đâu!
Mẹ nó vừa cười vừa nói. Nhưng Văn cứ thấy câu nói này sai sai ở chỗ nào. Không ăn thịt trẻ con và phụ nữ, vậy còn đàn ông thì sao?
- A! Cô Thanh, bạn Văn!
- Ô! Linh à? Con cũng đi chợ à?
- Con... hôm nay con muốn đi chợ nấu cho ba mẹ con một bữa, nhưng chưa biết mua gì, cô giúp con được không?
Trần Phương Linh hôm nay mặc một chiếc váy trắng, giày trắng, xách theo một chiếc giỏ to đùng, nhưng chưa mua được gì. Xa xa, mấy tên vệ sĩ đang không ngừng nhìn chòng chọc vào hai mẹ con nó.
- Được thôi, để cô tư vấn cho. Nhưng lần sau con vào chợ, đừng mặc thế này, dễ bị bẩn lắm, lại vướng víu. Đi qua đây, nếu con không chê, cô mua tặng con mấy bộ đồ gọn gàng để đi chợ.
- Cô à, con tự mua được rồi mà...
- Không sao đâu, con giúp việc ở chỗ cô nhiều mà thằng cu Quang keo kiệt không có trả lương, coi như lần này cô cảm ơn con đi. Có mấy bộ, cô thấy rẻ lắm, chỉ khoảng mười mấy hào thôi.
- Vậy con cũng mua tặng cô mấy bộ nước hoa nhé, đây cô, con biết tiệm này hay lắm...
- Văn, con về trước đi nhé.
Rốt cuộc, chỉ còn lại một mình Văn ở giữa chợ. Mẹ nó dẫn con đi mua đồng phục, súc vải có 50 xu mà thôi, nhưng lại kéo Linh đi mua những bộ đồ mười mấy hào.
Văn nhún vai, nó cũng không so đo chuyện đó, đồng phục 50 xu cũng không có vấn đề gì. Nó muốn đi dạo vòng quanh khu chợ một chút.
Trong chợ có rất nhiều hàng ăn, nhìn thì đã mắt mà ngửi thì nức mũi, nhưng trong túi nó không có đồng nào. Sáng nay còn chưa kịp ăn sáng, bụng nó kêu rột rột.
- Loại màu này bao nhiêu? 5 hào? Sao đắt vậy? Nhập từ Cận Tây về? Cái gì? Còn có chữ kí của Ngài Edward? Thôi đi ông, chữ kí ngài Edward, tôi cũng in ra được! Tôi cần màu Đại Nam là được rồi. Sao, dính tay khó rửa á? Dây linh tinh á? 3 ngày chưa phai á? Kệ, tôi cẩn thận một tí là được, cũng chỉ là màu vẽ thôi mà!
- Thầy Kiên!
- Ơ, là Văn đấy à?
Bên một quầy bán hoạ phẩm, Văn thấy thầy đang loay hoay mua đồ.
Màu cũng đã mua xong rồi. Hai thầy trò đi với nhau, thầy Kiên có chuyện muốn nói với nó.
- Văn à, em có tư chất Võ thuật rất tốt, đánh được cả Cường, đánh được cả Đỗ Lương. Sao em không đăng kí học Thể dục đi, sau này tương lai của em nhất định rất xán lạn.
- Em không có tư chất Võ thuật gì đâu, đều là do anh Thiên Anh dạy em đó.
- Thầy biết, nhưng dù có là Thiên Anh dạy đi nữa...
- Rột rột!
- Em đói à? Thầy cũng đói rồi, lại đây, ăn bánh cuốn không? Thầy mời, yên tâm.
Thầy Kiên chưa dạy nó một ngày nào, nhưng thầy đối với nó, lại rất nhiệt tình, và hào phóng. Nó nghĩ rằng thầy là người tốt, nhưng không hiểu vì sao, học sinh và giáo viên trong trường, lại không thích thầy. Là vì thầy tính hơi trẻ con, hay tọc mạch, hay lo chuyện bao đồng, lại không giỏi giao tiếp với con gái sao? Văn nghĩ, những thứ đó đâu nói lên điều gì.
- Văn này, em biết không, cái Linh mách cho thầy, vẽ ra tranh có thật nhiều hoa hồng để tặng cô Vân. 14 này, là sinh nhật cô ấy. Thầy mất cả đêm qua chỉ để nghiên cứu về hoa hồng. Giờ thầy nhắm mắt cũng vẽ được... vẽ... được... Á!!
Thầy la toáng lên.
- Em cứ ăn đi, thầy mua màu mà quên chưa mua cọ! Chờ thầy tí nhé chốc thầy quay lại trả tiền cho!
Thầy Kiên, trẻ con, tọc mạch, khó gần, nhưng lại rất tốt bụng.
Nó nghĩ vậy.
Danh sách chương