Chiều nay đường sá kinh thành cũng như mọi hôm tấp nập vô cùng. Từ trong một quán trọ bình dân, hai thanh niên một cao một thấp bước ra. Thật ra hai người này là hai cô nương. Cô cao ráo vận y phục màu thanh thiên, đầu đội mũ đen, chóp mũ gắn một viên thạch cũng màu thanh thiên, bím tóc dài được buộc bằng sợi cước nâu. Cô thấp hơn vận y phục màu hồ thủy, đầu đội mũ đen, gương mặt tuy không đẹp nhưng hình vóc cũng cân đối dễ coi. Hôm nay là ngày đầu tiên của hội đèn trời. Hằng năm, hội đèn trời đều được tổ chức ở bờ Vô Định hà, kéo dài ba ngày, người trong và ngoài thành đều kéo tới hai bên bờ sông tham dự lễ hội, một quang cảnh vô cùng đông đúc như thế nên sự hiện diện của hai người con gái cải nam trang kia cũng không khiến ai ngờ vực.
- Tiểu Điệp à – Cô gái vận y phục màu thanh thiên nói – Chúng ta đi mua quà mừng thọ rồi đi xem cuộc thi thơ nhé? Tiểu Điệp gật đầu hô vâng, từ khi ra khỏi nhà trọ nàng không ngừng nhủ bụng đáng lý ra nàng nên vận y phục màu nâu và hóa trang thành tiểu đồng thì đúng hơn, nhưng nàng biết nàng có thuyết phục thế nào cô gái vận y phục màu thanh thiên cũng sẽ không bằng lòng đâu, vì cô ấy chưa từng xem nàng là nô tài mà luôn xem nàng như em.
Tiểu Điệp vừa song bước bên cạnh cô gái vận y phục thanh thiên vừa mỉm cười, nàng cảm thấy mình thật sự rất may mắn khi được trở thành nô tì của vị tiểu chủ này. Vị tiểu chủ của nàng là một cô gái xinh đẹp vô cùng, đôi mắt to đen như đêm đen nhưng lại sáng long lanh như hai viên trân châu. Thêm vào gương mặt thanh tú, đôi mi dài và cong, sống mũi thẳng tắp, miệng trái tim. Làn da trắng trong chiếc áo màu thanh thiên khiến cô nàng trông đẹp như hoa sóng trên biển. Nói chung là một cô gái đẹp, nhìn mà không chán mắt. Tiểu Điệp nhủ bụng bất kỳ nam nhân nào nhìn thấy cũng sẽ bị thu hút bởi vẻ đẹp thanh thoát và tươi trẻ của tiểu chủ nàng. Bởi tiểu chủ nàng có vẻ đẹp đến độ ngay người cùng phái như nàng cũng phải mê. Tân Nguyên, cái tên nghe cũng hay và thanh tân, như người.
Tiểu Điệp lại nghĩ đến việc Tân Nguyên không hề giống một vị cách cách nào nàng từng gặp qua, những người đó tuổi thơ của họ lớn lên trong vòng tay yêu thương tròn đầy của cha mẹ, được thầy về tận nhà chỉ dạy, gia đình bảo bọc từng chút một, rất ít tiếp xúc với chung quanh vì vậy tất cả kiến thức họ có gần như đều chỉ do cha mẹ và thầy truyền đạt nên không có được một ý niệm gì về sự phức tạp của cuộc đời. Tân Nguyên lại khác. Hồi còn ở Anh Cát Lợi, Tân Nguyên hoàn toàn tự lập. Tiểu Điệp nhủ bụng ngay cả bản thân nàng cũng phải trông cậy vào Tân Nguyên nhiều, nàng không quen ăn đồ tây, lại nữa lạ nước lạ cái nên lúc nào cũng bệnh, những lần bị bệnh đều do Tân Nguyên lo cho nàng. Xem ra Hiếu Trang phái nàng đi theo chăm sóc cách cách nhưng chính cách cách phải thức đêm hôm “hầu hạ” nàng. Từ việc pha trà, mua thuốc, đút nàng ăn, đắp chăn cho nàng... việc gì Tân Nguyên cũng làm. Tiểu Điệp cũng lấy làm lạ rằng hai mươi hai năm qua, những ngày tháng nhung lụa, quyền quý, cao sang... đối với Tân Nguyên đều không có ý nghĩa bằng những ngày tháng tự lập ngoài cung. Chỉ trong vài năm ngắn ngủi Tân Nguyên đã có thể nói thạo cả ba thứ tiếng, Anh, Nga, Latinh.
Tiểu Điệp suy nghĩ đến đây thấy nàng và Tân Nguyên đã đến Vô Định hà. Bờ sông chiều nay thật huyên náo, từ sạp bán vải vóc lụa là cho tới sạp bán nữ trang vàng bạc... không thiếu thứ gì. Vô Định hà rất dài, hơn một ngàn ba trăm dặm, không biết có tất cả bao nhiêu cái sạp dựng ở hai bên bờ sông chiều nay? Tiểu Điệp theo Tân Nguyên đi biết bao nhiêu chỗ, đi biết bao nhiêu sạp hàng để tìm mua một món quà cho Hiếu Trang. Cuối cùng khi đi đến một nơi bán tượng điêu khắc Tân Nguyên tìm gặp một sợi dây chuyền với mặt dây chuyền được tạo bằng ba vòng gỗ tròn lồng vào nhau, giữa ba vòng gỗ đều khắc hình Phật bà Quan Âm, xen kẽ những vòng gỗ còn có những mảnh trăng lưỡi liềm chạm bằng đá xanh, mỗi một mảnh trăng đều có thể di động, đưa qua đưa lại. Sợi dây chuyền làm đôi mắt Tân Nguyên sáng rỡ nhưng Tiểu Điệp lại nhỏ giọng bảo:
- Dây chuyền này đẹp nhưng mà nếu làm quà mừng thọ có vẻ bình thường quá không?
Tân Nguyên cười nói:
- Con người càng sống bình thường chừng nào họ sống khoẻ chừng ấy.
Hai người mua dây chuyền xong lại tiếp tục đi đến khu thơ tranh, như hằng năm, trong đêm đầu tiên của hội đèn trời hai viện trưởng của trường học Cảnh Sơn và trường học Yên Sơn đều mở một cuộc thi thơ.
Tân Nguyên và Tiểu Điệp gia nhập đám đông đang xúm xít trước một túp lều chờ xem cuộc thi.
Túp lều rất to, trong lều đặt một cái bàn và hai cái ghế, trên bàn có một tấm tranh hoa mai và hai chiếc đồng hồ cát. Hai ông lão ngồi phía sau chiếc bàn này. Ông lão ngồi bên phải mặc y phục nâu, tóc đã điểm sương, trên vầng trán cao và rộng đã hằn nhiều nếp nhăn, bàn tay cũng có nhiều vết nhăn, người này chính là viện trưởng của trường học Cảnh Sơn - Tằng Tĩnh. Ông lão còn lại là Trương Hy - viện trưởng của trường học Yên Sơn. Trương Hy luôn nở nụ cười trên môi. Tuy năm nay ở tuổi gọi là xế chiều của đời người nhưng Trương Hy không để tuổi già lấy đi cái khuôn mặt tươi trẻ và đầy sức sống. Trong lều còn có thêm mười hai học sinh của hai trường học đang chia làm hai hàng đứng ở hai bên vách lều.
Tiểu Điệp thấy trên vách lều đều có treo tranh, nhưng các tác phẩm đều không đề tên, cũng không có ghi giá, nàng liền quay sang hỏi Tân Nguyên. Tân Nguyên chưa trả lời, một văn nhân đứng cạnh hai người giải thích:
- Có lẽ hai vị viện trưởng không muốn công chúng đến thưởng tranh bị giới hạn cảm nhận bởi bất cứ lý do gì, như tên tuổi tác giả hay giá bán tác phẩm. Điều đó giúp họ có thể nhìn nhận, đánh giá tác phẩm theo đúng mỹ cảm của họ.
Một văn nhân khác đứng gần đó nói:
- Hơn nữa việc mang tranh ra chợ thay vì các phòng trưng bày sang trọng đã phá vỡ rào cản giữa nghệ thuật và công chúng, đưa tác phẩm và nghệ sĩ tiếp cận trực tiếp tới người dân, mang đến cho công chúng mọi lứa tuổi cơ hội tiếp xúc nghệ thuật và giáo dục thẩm mỹ trực tiếp.
Một tú tài cũng gật đầu nói:
- Đây là cách làm nhằm đảm bảo người xem được hoàn toàn tự do thưởng thức nghệ thuật không giới hạn và các tác phẩm hoàn toàn công bằng trước công chúng. Cách làm này có thể mới đầu gây bỡ ngỡ cho người xem nhưng công chúng sẽ cảm nhận hiệu quả của cách sắp xếp tranh và hưởng ứng cách làm này.
Tú tài nọ vừa dứt lời, một tràng pháo tay vang lên. Tằng Tĩnh và Trương Hy đứng dậy ôm quyền chào mọi người. Tằng Tĩnh chờ cho tràng pháo tay lắng xuống một chút nhìn mọi người nói:
- Cám ơn các vị đã đến xem cuộc thi thơ năm nay. Tiêu đề các câu đố năm nay xoay quanh thơ Thi Tiên. Trường học của lão phu xin phép đưa ra tiêu đề đầu tiên.
Tằng Tĩnh dứt lời cùng Trương Hy ngồi xuống ghế. Một học sinh của Tằng Tĩnh hỏi nhóm học sinh của Trương Hy:
- Xin hỏi các vị, người ta đọc thơ Lý Bạch xong đa số cảm thấy trong trong lòng nóng nảy, đôi khi cảm thấy vui vẻ, nhưng có bài nào khi đọc xong khiến cho lòng người tê tái hay không?
Tằng Tĩnh giơ tay lật ngược chiếc đồng hồ cát. Các học sinh của Trương Hy không cần hội ý với nhau, một người liền cất giọng ngâm nga:
- Sinh giả vi quá khách
Tử giả vi quy nhân
Thiên địa nhất nghịch lữ
Đồng bi vạn cổ trần
Nguyệt thố không đảo dược
Phù tang dĩ thành tân
Bạch cốt tịch vô ngôn
Thanh tùng khởi tri xuân
Tiền hậu cánh thán ức
Phù vinh hà túc trân!
Bên ngoài lều vang lên tiếng vỗ tay. Sau khi đọc xong bài “Bắt chước ý xưa,” học sinh của Trương Hy nói:
- Xin các vị ngâm bài “Sơn trung dữ u nhân đối chước.”
Trương Hy dốc ngược chiếc đồng hồ cát. Học trò của Tăng Tĩnh cũng không cần hội ý với nhau, đồng thanh đọc:
- Lưỡng nhân đối chước sơn hoa khai
Nhất bôi nhất bôi phục nhất bôi
Ngã tuý dục miên khanh thả khứ
Minh triêu hữu ý bão cầm lai
Tiếng ngâm nga vừa dứt, toán học trò của Trương Hy thay phiên nhau nói:
- Xin hỏi các vị câu thơ đầu “lưỡng nhân đối chước sơn hoa khai” là nói hai vị lưỡng nhân nào đang đối thơ?
- Còn câu “nhất bôi nhất bôi phục nhất bôi” là uống bao nhiêu li rượu?
- Lại nữa chữ “khanh” trong câu “ngã tuý dục miên khanh thả khứ” là nói một nam nhân hay một nữ nhân?
- Cuối cùng là câu “minh triêu hữu ý bão cầm lai” nghĩa là ôm cây cầm gì đến?
Học trò của Trương Hy nói xong. Các học trò của Tằng Tĩnh liền hội ý nhau.
Bên ngoài lều cũng vang lên tiếng luận bàn sôi nổi, một tú tài nói:
- Theo tại hạ thì nếu câu “Ngã tuý dục miên khanh thả khứ” ám chỉ một nam nhân, thì phải viết là Ngã tuý dục miên “quân” thả khứ cho nên tại hạ nghĩ câu này là nói một nữ nhân.
Một tú tài khác lắc đầu:
- Tại hạ thì thấy không hẳn là nữ nhân, vì từ xưa tới nay có nữ nhân nào lại dám ở giữa sơn hoa nhất bôi nhất bôi phục nhất bôi?
Khi này cát trong bình đã chảy gần cạn, sau một hồi hội ý với nhau học trò Tằng Tĩnh đưa cặp mắt áy náy nhìn thầy. Tằng Tĩnh cũng không ngờ năm nay trường học Trương Hy lại ra một tiêu đề khó giải đáp thế này.
Đám học trò của Trương Hy chờ cho cát từ bình này đã chảy hết vào bình kia, nhìn học sinh của Tằng Tĩnh hỏi:
- Xin hỏi các vị đã có câu trả lời chưa?
Học trò Tằng Tĩnh lắc đầu, một học trò của Trương Hy bước lại gần bàn cầm lên bức tranh hoa mai rồi quay mặt ra ngoài lều nói:
- Xin hỏi các vị có người nào trả lời được những câu hỏi vừa rồi của trường học chúng tôi không? Nếu trả lời được chúng tôi xin tặng bức tranh hoa mai có chữ ký của viện trưởng chúng tôi.
Những người đang xem cuộc thi thơ nhìn nhau, chợt có tiếng vang lên:
- Tiểu sinh vô cùng ngưỡng mộ hai vị viện trưởng của trường học Cảnh Sơn và trường học Yên Sơn, tiểu sinh luôn mong có chữ ký của hai vị nên tiểu sinh xin mạng phép múa rìu qua mắt thợ, xin thử trả lời những câu hỏi vừa rồi.
- Xin mời vị công tử này – Học trò Trương Hy nói.
Đám đông tản ra một chút nhường đường cho Tân Nguyên bước vào lều. Sau khi Tân Nguyên vào lều và cúi chào Trương Hy và Tằng Tĩnh rồi, nhẹ nhàng nói:
- Dạ theo tiểu sinh thì câu “nhất bôi nhất bôi phục nhất bôi” là tả cảnh hai người đối ẩm với nhau, trước mặt có rượu ngon nhưng chỉ có một người uống và tổng cộng uống ba li rượu. Người uống rượu chính là Thi Tiên, người còn lại là vợ ông ta.
Mắt Trương Hy sáng lên:
- Cậu trẻ này, tại sao cậu quả quyết chỉ có một người uống rượu và hai lưỡng nhân trong bài thơ là Thi Tiên và vợ ông ta?
Tân Nguyên nói:
- Dạ thưa viện trưởng, tiểu sinh nghĩ vậy vì theo những gì tiểu sinh được biết thì Khai Nguyên năm mười lăm Thi Tiên lấy cháu gái của Hứa Viên Sư ở An Lục làm vợ, cho nên chữ “khanh” trong “khanh thả khứ” được lấy từ hai chữ “ái khanh” để chỉ ý trung nhân của Thi Tiên. Đã là phụ nữ thì không thể nào uống rượu ở giữa “sơn hoa” cho nên có thể nói chỉ một mình Thi Tiên uống rượu, lúc đó uống ba li. Còn “Minh triêu hữu ý bão cầm lai” năm chữ “hữu ý bão cầm lai” gộp lại là chữ “duyên tình,” thật ra trong thơ chỉ nói về tình trong tình ý, hai người có tình sẽ nên duyên chứ hoàn toàn không phải đang nói về một cây đàn tranh hay đàn tỳ bà.
Trương Hy nghe Tân Nguyên nói xong bật cười sảng khoái. Tăng Tĩnh cũng gật gù. Học trò của Trương Hy đồng loạt vỗ tay, một người nói:
- Vị văn nhân này, huynh đã nói đúng cả rồi, xin hỏi huynh tên gì để viện trưởng chúng tôi đề tên của huynh lên tranh?
Tân Nguyên nói:
- Tiểu sinh tên Tân Nguyễn, người Hồ Nam. Tiểu sinh vừa mới tới kinh thành sáng nay.
Trương Hy nói:
- Cậu trả lời xuất sắc lắm, không biết ở Hồ Nam cậu theo học vị phu tử nào?
Tân Nguyên nói:
- Dạ thưa viện trưởng hồi ở Hồ Nam tiểu sinh chỉ theo cha học làm thơ, không qua trường lớp. Vừa nãy đã múa rìu qua mắt thợ xin hai vị và mọi người lượng thứ.
Trương Hy cười vui vẻ nói:
- Thế Tân Nguyễn đến kinh thành làm gì?
Tân Nguyên nói:
- Dạ thưa viện trưởng, tháng trước tiểu sinh đã đệ đơn và may mắn được nhận vào thơ cục ở Quốc tử giám nên hôm nay đến kinh thành nhận việc đối chiếu thơ.
Tằng Tĩnh nghe Tân Nguyên nói được nhận vào Quốc tử giám làm công việc đối chiếu thơ để in ra sách, cũng cười vui vẻ nói:
- Đúng là tuổi trẻ tài cao, xin chúc mừng cậu.
Tân Nguyên ôm quyền xá Tằng Tĩnh, Tằng Tĩnh lại nói:
- Xem chừng cậu rất am hiểu các bài thơ của Thi Tiên, không biết cậu thích bài thơ nào của Thi Tiên nhất vậy?
Tân Nguyên đáp:
- Dạ thưa viện trưởng tiểu sinh thích nhất bài “Lục Thuỷ khúc.”
Nói xong liền đọc:
- Lục Thuỷ minh thu nguyệt
Nam hồ thái bạch tần
Hà hoa kiều dục ngữ
Sầu diễn đãng chu nhân
Các văn nhân nghe câu thơ cuối cùng của Tân Nguyên, cau mày nhìn nhau, một người nói:
- Bài Lục Thuỷ Khúc cực ngắn, tất cả chỉ có hai mươi chữ, hắn được nhận vào làm việc trong thơ cục lại đọc sai hết một chữ.
Người khác nói:
- Hai câu cuối “hà hoa kiều dục ngữ sầu sát đãng chu nhân” hắn lại đọc thành “hà hoa kiều dục ngữ sầu diễn đãng chu nhân.”
Người thứ ba nói:
- Câu đó hắn chỉ đọc sai một chữ nhưng lại làm sai hết cả nghĩa của nó.
Người thứ tư nói:
- Té ra chỉ là mua ghế thôi, làm ta cứ tưởng trong bụng hắn đầy một ổ văn chương!
Tân Nguyên nghe rõ những lời này nhưng vẫn thản nhiên. Tằng Tĩnh nhìn Tân Nguyên dịu giọng nói:
- Ta không nghĩ cậu không thuộc thơ, cậu thay chữ “sát” thành chữ “diễn” chắc có dụng ý chi đây?
Tân Nguyên nói:
- Theo những gì tiểu sinh biết thì bài này được viết sau khi Thi Tiên được ân xá nên tâm trạng của ông ấy lúc đó tự do tự tại, vô cùng thoải mái. Nếu mà đọc theo nguyên văn là “sầu sát đãng chu nhân” nghĩa là “sầu sát đất” thì tiểu sinh nhận thấy không giống với tâm trạng Thi Tiên chút nào, nên đổi lại chữ “sầu sát đất” thành chữ “sầu diễn” để trả lại sự thoải mái cho Thi Tiên.
Tân Nguyên nói tới đây ngoài lều vang lên tiếng bất bình:
- Hắn tự ý sửa thơ đúng là không tôn trọng tác giả chút nào!
- Người như vậy cũng được nhận vào thơ cục làm việc ư?
- Chúng ta đi tìm Sách đại nhân khiếu nại đi thôi!
Trương Hy đứng lên khỏi ghế nói bằng giọng ôn tồn:
- Xin mọi người hãy nghe cậu trẻ này giải thích xong trước đã, công việc ở thơ cục là đối chiếu các bài thơ xưa để mang đi in. Mà thơ xưa chẳng còn bản gốc nên việc những người trong thơ cục Quốc tử giám tranh luận đúng sai để in ra sách là chuyện hẳn hoi.
Đoạn quay sang Tân Nguyên, Trương Hy tiếp:
- Cậu trẻ à, cậu hãy nói tiếp đi.
Tân Nguyên ôm quyền bái Trương Hy nhưng không nói tiếp mà hướng mặt ra ngoài lều hỏi đám đông:
- Viện trưởng đã nói vậy, tiểu sinh xin mạo muội nói tiếp về chữ “diễn” trong câu thơ cuối cùng của Lục Thủy Khúc. Nhưng trước khi tiểu sinh tiếp tục nêu ra nguyên do vì sao lại sửa câu thơ đó xin hỏi có người nào có cùng suy nghĩ như tiểu sinh không?
Tân Nguyên nói xong chờ đợi nhưng phần đông những người đứng ngoài lều đều lắc đầu im lặng nhìn nàng, bỗng Tân Nguyên nghe có tiếng nói:
- Câu đó đúng là phải thay chữ “sát” thành chữ “diễn.”
Lời này làm đám đông nhốn nháo cả lên, họ cũng làm như vừa nãy với Tân Nguyên, dạt sang hai bên nhường đường cho Cửu Dương để chàng đi vào lều nhưng Cửu Dương chỉ đứng bên ngoài. Tân Nguyên nhìn Cửu Dương mỉm cười. Cửu Dương cũng tươi cười đáp trả nàng.
Trương Hy nhìn Cửu Dương nói:
- Cậu trẻ này, cậu giải thích chữ “sầu diễn” đó cho chúng tôi nghe đi.
Cửu Dương cúi chào Trương Hy và Tằng Tĩnh, sau đó nói:
- Trước khi vãn bối nêu ra ý nghĩ của mình về hai chữ “sầu diễn,” vãn bối xin được bắt đầu từ câu đầu tiên của bài Lục Thủy Khúc để chỉ ra người chép lại bài thơ này từ ban đầu đã có sơ hở rồi.
Tằng Tĩnh cũng đứng lên khỏi ghế nói:
- Ồ, câu “Lục Thủy minh thu nguyệt” có chữ nào không đúng vậy?
Cửu Dương nói:
- Không phải không đúng mà câu này tả cảnh những người dân sống bên bờ sông Đãng Châu đang cùng nhau ca hát vào một ngày thu, không phải Lục Thủy ở Hồ Nam như mọi người thường hay nghĩ đến khi đọc bài thơ này.
Tằng Tĩnh suy nghĩ lời của Cửu Dương, chàng tiếp:
- Theo những gì vãn bối được biết thì Hồ Nam có Lục Thủy. Nhưng sau khi Thi Tiên được ân xá ở Vu Sơn đi đến Hàm Dương đã sáng tác bài thơ này, khi đó ông ta còn chưa đến Hồ Nam, một người chưa đến nơi thì không thể nào tức cảnh sinh tình đến độ sầu sát đất được. Thi Tiên vốn không phải đặt Lục Thủy Khúc để nói về thu sắc của Lục Thủy Hồ Nam. Cho nên bản gốc của bài thơ đúng là Thi Tiên đã dùng chữ “diễn,” không phải chữ “sát.”
Cửu Dương nói tới đây một tú tài đứng ngoài lều kêu lên:
- Có lẽ do đường đến Hồ Nam khá xa, Thi Tiên sợ khi đến Hồ Nam mùa thu đã qua mất rồi sẽ không thể thưởng cảnh lá rơi trên Lục Thủy nên buồn sát đất?
Cửu Dương lắc đầu:
- Hai chữ “Lục Thủy” đúng ra là tựa đề của một cầm khúc nói về một người sống dưới thời Nam Triều. Trong cầm khúc đó, người Nam Triều đã đàn một bản cổ nhạc trong một buổi chiều thu trên sông Đãng Châu. Ghe của người Nam Triều đi đến đâu tiếng hát vang lên đến đó, người dân sống ở hai bên bờ Đãng Châu đã đồng ca với cầm khúc của ông ta, ủng hộ tiếng nhạc của ông ta. Cho nên Lục Thủy Khúc của Thi Tiên chính là nói về cầm khúc của người Nam Triều này. Thi Tiên đã dùng chữ “diễn” để chỉ con sông chật hẹp nào rồi cũng sẽ đưa ra biển lớn, một cảm giác tự do tự tại. Thêm vào đó, Thi Tiên cũng nhắc khéo đến những người đã không hề bỏ cuộc, luôn tìm cách giải vây cho ông nên ông mới được ân xá, những ân nhân của Thi Tiên cũng như những người dân đã đồng ca cầm khúc với người Nam Triều, họ đã dùng tiếng hát của mình đẩy chiếc ghe đi tìm tự do. Bài thơ này nói lên cảm giác vô cùng thoải mái của Thi Tiên, không phải sầu sát đất.
Trương Hy nói:
- Cầm phổ mà cậu vừa nói xuất xứ ở tả truyện hay thơ kinh?
Cửu Dương nói:
- Xuất xứ ở Cầm Phổ Hán Đường.
Trương Hy nhìn Cửu Dương bằng ánh mắt thán phục, Tằng Tĩnh cũng nhìn Tân Nguyên với ánh mắt như Trương Hy và nói:
- Hai cậu quả đúng y câu tuổi trẻ tài cao.
Tằng Tĩnh cũng nói:
- Hai cậu hiểu biết rất nhiều.
Tân Nguyên nhìn Tằng Tĩnh và Trương Hy, nói:
- Đa tạ hai vị viện trưởng đã khen, tiểu sinh không dám nhận.
Nàng dứt lời quay đầu nhìn Cửu Dương nhưng không nhìn thấy chàng. Tân Nguyên vội vã ôm quyền bái chào Tằng Tĩnh và Trương Hy rồi ra khỏi lều nhưng vẫn không tìm thấy Cửu Dương. Thoắt như một cơn gió, chàng đi mất.
(còn tiếp)
- Tiểu Điệp à – Cô gái vận y phục màu thanh thiên nói – Chúng ta đi mua quà mừng thọ rồi đi xem cuộc thi thơ nhé? Tiểu Điệp gật đầu hô vâng, từ khi ra khỏi nhà trọ nàng không ngừng nhủ bụng đáng lý ra nàng nên vận y phục màu nâu và hóa trang thành tiểu đồng thì đúng hơn, nhưng nàng biết nàng có thuyết phục thế nào cô gái vận y phục màu thanh thiên cũng sẽ không bằng lòng đâu, vì cô ấy chưa từng xem nàng là nô tài mà luôn xem nàng như em.
Tiểu Điệp vừa song bước bên cạnh cô gái vận y phục thanh thiên vừa mỉm cười, nàng cảm thấy mình thật sự rất may mắn khi được trở thành nô tì của vị tiểu chủ này. Vị tiểu chủ của nàng là một cô gái xinh đẹp vô cùng, đôi mắt to đen như đêm đen nhưng lại sáng long lanh như hai viên trân châu. Thêm vào gương mặt thanh tú, đôi mi dài và cong, sống mũi thẳng tắp, miệng trái tim. Làn da trắng trong chiếc áo màu thanh thiên khiến cô nàng trông đẹp như hoa sóng trên biển. Nói chung là một cô gái đẹp, nhìn mà không chán mắt. Tiểu Điệp nhủ bụng bất kỳ nam nhân nào nhìn thấy cũng sẽ bị thu hút bởi vẻ đẹp thanh thoát và tươi trẻ của tiểu chủ nàng. Bởi tiểu chủ nàng có vẻ đẹp đến độ ngay người cùng phái như nàng cũng phải mê. Tân Nguyên, cái tên nghe cũng hay và thanh tân, như người.
Tiểu Điệp lại nghĩ đến việc Tân Nguyên không hề giống một vị cách cách nào nàng từng gặp qua, những người đó tuổi thơ của họ lớn lên trong vòng tay yêu thương tròn đầy của cha mẹ, được thầy về tận nhà chỉ dạy, gia đình bảo bọc từng chút một, rất ít tiếp xúc với chung quanh vì vậy tất cả kiến thức họ có gần như đều chỉ do cha mẹ và thầy truyền đạt nên không có được một ý niệm gì về sự phức tạp của cuộc đời. Tân Nguyên lại khác. Hồi còn ở Anh Cát Lợi, Tân Nguyên hoàn toàn tự lập. Tiểu Điệp nhủ bụng ngay cả bản thân nàng cũng phải trông cậy vào Tân Nguyên nhiều, nàng không quen ăn đồ tây, lại nữa lạ nước lạ cái nên lúc nào cũng bệnh, những lần bị bệnh đều do Tân Nguyên lo cho nàng. Xem ra Hiếu Trang phái nàng đi theo chăm sóc cách cách nhưng chính cách cách phải thức đêm hôm “hầu hạ” nàng. Từ việc pha trà, mua thuốc, đút nàng ăn, đắp chăn cho nàng... việc gì Tân Nguyên cũng làm. Tiểu Điệp cũng lấy làm lạ rằng hai mươi hai năm qua, những ngày tháng nhung lụa, quyền quý, cao sang... đối với Tân Nguyên đều không có ý nghĩa bằng những ngày tháng tự lập ngoài cung. Chỉ trong vài năm ngắn ngủi Tân Nguyên đã có thể nói thạo cả ba thứ tiếng, Anh, Nga, Latinh.
Tiểu Điệp suy nghĩ đến đây thấy nàng và Tân Nguyên đã đến Vô Định hà. Bờ sông chiều nay thật huyên náo, từ sạp bán vải vóc lụa là cho tới sạp bán nữ trang vàng bạc... không thiếu thứ gì. Vô Định hà rất dài, hơn một ngàn ba trăm dặm, không biết có tất cả bao nhiêu cái sạp dựng ở hai bên bờ sông chiều nay? Tiểu Điệp theo Tân Nguyên đi biết bao nhiêu chỗ, đi biết bao nhiêu sạp hàng để tìm mua một món quà cho Hiếu Trang. Cuối cùng khi đi đến một nơi bán tượng điêu khắc Tân Nguyên tìm gặp một sợi dây chuyền với mặt dây chuyền được tạo bằng ba vòng gỗ tròn lồng vào nhau, giữa ba vòng gỗ đều khắc hình Phật bà Quan Âm, xen kẽ những vòng gỗ còn có những mảnh trăng lưỡi liềm chạm bằng đá xanh, mỗi một mảnh trăng đều có thể di động, đưa qua đưa lại. Sợi dây chuyền làm đôi mắt Tân Nguyên sáng rỡ nhưng Tiểu Điệp lại nhỏ giọng bảo:
- Dây chuyền này đẹp nhưng mà nếu làm quà mừng thọ có vẻ bình thường quá không?
Tân Nguyên cười nói:
- Con người càng sống bình thường chừng nào họ sống khoẻ chừng ấy.
Hai người mua dây chuyền xong lại tiếp tục đi đến khu thơ tranh, như hằng năm, trong đêm đầu tiên của hội đèn trời hai viện trưởng của trường học Cảnh Sơn và trường học Yên Sơn đều mở một cuộc thi thơ.
Tân Nguyên và Tiểu Điệp gia nhập đám đông đang xúm xít trước một túp lều chờ xem cuộc thi.
Túp lều rất to, trong lều đặt một cái bàn và hai cái ghế, trên bàn có một tấm tranh hoa mai và hai chiếc đồng hồ cát. Hai ông lão ngồi phía sau chiếc bàn này. Ông lão ngồi bên phải mặc y phục nâu, tóc đã điểm sương, trên vầng trán cao và rộng đã hằn nhiều nếp nhăn, bàn tay cũng có nhiều vết nhăn, người này chính là viện trưởng của trường học Cảnh Sơn - Tằng Tĩnh. Ông lão còn lại là Trương Hy - viện trưởng của trường học Yên Sơn. Trương Hy luôn nở nụ cười trên môi. Tuy năm nay ở tuổi gọi là xế chiều của đời người nhưng Trương Hy không để tuổi già lấy đi cái khuôn mặt tươi trẻ và đầy sức sống. Trong lều còn có thêm mười hai học sinh của hai trường học đang chia làm hai hàng đứng ở hai bên vách lều.
Tiểu Điệp thấy trên vách lều đều có treo tranh, nhưng các tác phẩm đều không đề tên, cũng không có ghi giá, nàng liền quay sang hỏi Tân Nguyên. Tân Nguyên chưa trả lời, một văn nhân đứng cạnh hai người giải thích:
- Có lẽ hai vị viện trưởng không muốn công chúng đến thưởng tranh bị giới hạn cảm nhận bởi bất cứ lý do gì, như tên tuổi tác giả hay giá bán tác phẩm. Điều đó giúp họ có thể nhìn nhận, đánh giá tác phẩm theo đúng mỹ cảm của họ.
Một văn nhân khác đứng gần đó nói:
- Hơn nữa việc mang tranh ra chợ thay vì các phòng trưng bày sang trọng đã phá vỡ rào cản giữa nghệ thuật và công chúng, đưa tác phẩm và nghệ sĩ tiếp cận trực tiếp tới người dân, mang đến cho công chúng mọi lứa tuổi cơ hội tiếp xúc nghệ thuật và giáo dục thẩm mỹ trực tiếp.
Một tú tài cũng gật đầu nói:
- Đây là cách làm nhằm đảm bảo người xem được hoàn toàn tự do thưởng thức nghệ thuật không giới hạn và các tác phẩm hoàn toàn công bằng trước công chúng. Cách làm này có thể mới đầu gây bỡ ngỡ cho người xem nhưng công chúng sẽ cảm nhận hiệu quả của cách sắp xếp tranh và hưởng ứng cách làm này.
Tú tài nọ vừa dứt lời, một tràng pháo tay vang lên. Tằng Tĩnh và Trương Hy đứng dậy ôm quyền chào mọi người. Tằng Tĩnh chờ cho tràng pháo tay lắng xuống một chút nhìn mọi người nói:
- Cám ơn các vị đã đến xem cuộc thi thơ năm nay. Tiêu đề các câu đố năm nay xoay quanh thơ Thi Tiên. Trường học của lão phu xin phép đưa ra tiêu đề đầu tiên.
Tằng Tĩnh dứt lời cùng Trương Hy ngồi xuống ghế. Một học sinh của Tằng Tĩnh hỏi nhóm học sinh của Trương Hy:
- Xin hỏi các vị, người ta đọc thơ Lý Bạch xong đa số cảm thấy trong trong lòng nóng nảy, đôi khi cảm thấy vui vẻ, nhưng có bài nào khi đọc xong khiến cho lòng người tê tái hay không?
Tằng Tĩnh giơ tay lật ngược chiếc đồng hồ cát. Các học sinh của Trương Hy không cần hội ý với nhau, một người liền cất giọng ngâm nga:
- Sinh giả vi quá khách
Tử giả vi quy nhân
Thiên địa nhất nghịch lữ
Đồng bi vạn cổ trần
Nguyệt thố không đảo dược
Phù tang dĩ thành tân
Bạch cốt tịch vô ngôn
Thanh tùng khởi tri xuân
Tiền hậu cánh thán ức
Phù vinh hà túc trân!
Bên ngoài lều vang lên tiếng vỗ tay. Sau khi đọc xong bài “Bắt chước ý xưa,” học sinh của Trương Hy nói:
- Xin các vị ngâm bài “Sơn trung dữ u nhân đối chước.”
Trương Hy dốc ngược chiếc đồng hồ cát. Học trò của Tăng Tĩnh cũng không cần hội ý với nhau, đồng thanh đọc:
- Lưỡng nhân đối chước sơn hoa khai
Nhất bôi nhất bôi phục nhất bôi
Ngã tuý dục miên khanh thả khứ
Minh triêu hữu ý bão cầm lai
Tiếng ngâm nga vừa dứt, toán học trò của Trương Hy thay phiên nhau nói:
- Xin hỏi các vị câu thơ đầu “lưỡng nhân đối chước sơn hoa khai” là nói hai vị lưỡng nhân nào đang đối thơ?
- Còn câu “nhất bôi nhất bôi phục nhất bôi” là uống bao nhiêu li rượu?
- Lại nữa chữ “khanh” trong câu “ngã tuý dục miên khanh thả khứ” là nói một nam nhân hay một nữ nhân?
- Cuối cùng là câu “minh triêu hữu ý bão cầm lai” nghĩa là ôm cây cầm gì đến?
Học trò của Trương Hy nói xong. Các học trò của Tằng Tĩnh liền hội ý nhau.
Bên ngoài lều cũng vang lên tiếng luận bàn sôi nổi, một tú tài nói:
- Theo tại hạ thì nếu câu “Ngã tuý dục miên khanh thả khứ” ám chỉ một nam nhân, thì phải viết là Ngã tuý dục miên “quân” thả khứ cho nên tại hạ nghĩ câu này là nói một nữ nhân.
Một tú tài khác lắc đầu:
- Tại hạ thì thấy không hẳn là nữ nhân, vì từ xưa tới nay có nữ nhân nào lại dám ở giữa sơn hoa nhất bôi nhất bôi phục nhất bôi?
Khi này cát trong bình đã chảy gần cạn, sau một hồi hội ý với nhau học trò Tằng Tĩnh đưa cặp mắt áy náy nhìn thầy. Tằng Tĩnh cũng không ngờ năm nay trường học Trương Hy lại ra một tiêu đề khó giải đáp thế này.
Đám học trò của Trương Hy chờ cho cát từ bình này đã chảy hết vào bình kia, nhìn học sinh của Tằng Tĩnh hỏi:
- Xin hỏi các vị đã có câu trả lời chưa?
Học trò Tằng Tĩnh lắc đầu, một học trò của Trương Hy bước lại gần bàn cầm lên bức tranh hoa mai rồi quay mặt ra ngoài lều nói:
- Xin hỏi các vị có người nào trả lời được những câu hỏi vừa rồi của trường học chúng tôi không? Nếu trả lời được chúng tôi xin tặng bức tranh hoa mai có chữ ký của viện trưởng chúng tôi.
Những người đang xem cuộc thi thơ nhìn nhau, chợt có tiếng vang lên:
- Tiểu sinh vô cùng ngưỡng mộ hai vị viện trưởng của trường học Cảnh Sơn và trường học Yên Sơn, tiểu sinh luôn mong có chữ ký của hai vị nên tiểu sinh xin mạng phép múa rìu qua mắt thợ, xin thử trả lời những câu hỏi vừa rồi.
- Xin mời vị công tử này – Học trò Trương Hy nói.
Đám đông tản ra một chút nhường đường cho Tân Nguyên bước vào lều. Sau khi Tân Nguyên vào lều và cúi chào Trương Hy và Tằng Tĩnh rồi, nhẹ nhàng nói:
- Dạ theo tiểu sinh thì câu “nhất bôi nhất bôi phục nhất bôi” là tả cảnh hai người đối ẩm với nhau, trước mặt có rượu ngon nhưng chỉ có một người uống và tổng cộng uống ba li rượu. Người uống rượu chính là Thi Tiên, người còn lại là vợ ông ta.
Mắt Trương Hy sáng lên:
- Cậu trẻ này, tại sao cậu quả quyết chỉ có một người uống rượu và hai lưỡng nhân trong bài thơ là Thi Tiên và vợ ông ta?
Tân Nguyên nói:
- Dạ thưa viện trưởng, tiểu sinh nghĩ vậy vì theo những gì tiểu sinh được biết thì Khai Nguyên năm mười lăm Thi Tiên lấy cháu gái của Hứa Viên Sư ở An Lục làm vợ, cho nên chữ “khanh” trong “khanh thả khứ” được lấy từ hai chữ “ái khanh” để chỉ ý trung nhân của Thi Tiên. Đã là phụ nữ thì không thể nào uống rượu ở giữa “sơn hoa” cho nên có thể nói chỉ một mình Thi Tiên uống rượu, lúc đó uống ba li. Còn “Minh triêu hữu ý bão cầm lai” năm chữ “hữu ý bão cầm lai” gộp lại là chữ “duyên tình,” thật ra trong thơ chỉ nói về tình trong tình ý, hai người có tình sẽ nên duyên chứ hoàn toàn không phải đang nói về một cây đàn tranh hay đàn tỳ bà.
Trương Hy nghe Tân Nguyên nói xong bật cười sảng khoái. Tăng Tĩnh cũng gật gù. Học trò của Trương Hy đồng loạt vỗ tay, một người nói:
- Vị văn nhân này, huynh đã nói đúng cả rồi, xin hỏi huynh tên gì để viện trưởng chúng tôi đề tên của huynh lên tranh?
Tân Nguyên nói:
- Tiểu sinh tên Tân Nguyễn, người Hồ Nam. Tiểu sinh vừa mới tới kinh thành sáng nay.
Trương Hy nói:
- Cậu trả lời xuất sắc lắm, không biết ở Hồ Nam cậu theo học vị phu tử nào?
Tân Nguyên nói:
- Dạ thưa viện trưởng hồi ở Hồ Nam tiểu sinh chỉ theo cha học làm thơ, không qua trường lớp. Vừa nãy đã múa rìu qua mắt thợ xin hai vị và mọi người lượng thứ.
Trương Hy cười vui vẻ nói:
- Thế Tân Nguyễn đến kinh thành làm gì?
Tân Nguyên nói:
- Dạ thưa viện trưởng, tháng trước tiểu sinh đã đệ đơn và may mắn được nhận vào thơ cục ở Quốc tử giám nên hôm nay đến kinh thành nhận việc đối chiếu thơ.
Tằng Tĩnh nghe Tân Nguyên nói được nhận vào Quốc tử giám làm công việc đối chiếu thơ để in ra sách, cũng cười vui vẻ nói:
- Đúng là tuổi trẻ tài cao, xin chúc mừng cậu.
Tân Nguyên ôm quyền xá Tằng Tĩnh, Tằng Tĩnh lại nói:
- Xem chừng cậu rất am hiểu các bài thơ của Thi Tiên, không biết cậu thích bài thơ nào của Thi Tiên nhất vậy?
Tân Nguyên đáp:
- Dạ thưa viện trưởng tiểu sinh thích nhất bài “Lục Thuỷ khúc.”
Nói xong liền đọc:
- Lục Thuỷ minh thu nguyệt
Nam hồ thái bạch tần
Hà hoa kiều dục ngữ
Sầu diễn đãng chu nhân
Các văn nhân nghe câu thơ cuối cùng của Tân Nguyên, cau mày nhìn nhau, một người nói:
- Bài Lục Thuỷ Khúc cực ngắn, tất cả chỉ có hai mươi chữ, hắn được nhận vào làm việc trong thơ cục lại đọc sai hết một chữ.
Người khác nói:
- Hai câu cuối “hà hoa kiều dục ngữ sầu sát đãng chu nhân” hắn lại đọc thành “hà hoa kiều dục ngữ sầu diễn đãng chu nhân.”
Người thứ ba nói:
- Câu đó hắn chỉ đọc sai một chữ nhưng lại làm sai hết cả nghĩa của nó.
Người thứ tư nói:
- Té ra chỉ là mua ghế thôi, làm ta cứ tưởng trong bụng hắn đầy một ổ văn chương!
Tân Nguyên nghe rõ những lời này nhưng vẫn thản nhiên. Tằng Tĩnh nhìn Tân Nguyên dịu giọng nói:
- Ta không nghĩ cậu không thuộc thơ, cậu thay chữ “sát” thành chữ “diễn” chắc có dụng ý chi đây?
Tân Nguyên nói:
- Theo những gì tiểu sinh biết thì bài này được viết sau khi Thi Tiên được ân xá nên tâm trạng của ông ấy lúc đó tự do tự tại, vô cùng thoải mái. Nếu mà đọc theo nguyên văn là “sầu sát đãng chu nhân” nghĩa là “sầu sát đất” thì tiểu sinh nhận thấy không giống với tâm trạng Thi Tiên chút nào, nên đổi lại chữ “sầu sát đất” thành chữ “sầu diễn” để trả lại sự thoải mái cho Thi Tiên.
Tân Nguyên nói tới đây ngoài lều vang lên tiếng bất bình:
- Hắn tự ý sửa thơ đúng là không tôn trọng tác giả chút nào!
- Người như vậy cũng được nhận vào thơ cục làm việc ư?
- Chúng ta đi tìm Sách đại nhân khiếu nại đi thôi!
Trương Hy đứng lên khỏi ghế nói bằng giọng ôn tồn:
- Xin mọi người hãy nghe cậu trẻ này giải thích xong trước đã, công việc ở thơ cục là đối chiếu các bài thơ xưa để mang đi in. Mà thơ xưa chẳng còn bản gốc nên việc những người trong thơ cục Quốc tử giám tranh luận đúng sai để in ra sách là chuyện hẳn hoi.
Đoạn quay sang Tân Nguyên, Trương Hy tiếp:
- Cậu trẻ à, cậu hãy nói tiếp đi.
Tân Nguyên ôm quyền bái Trương Hy nhưng không nói tiếp mà hướng mặt ra ngoài lều hỏi đám đông:
- Viện trưởng đã nói vậy, tiểu sinh xin mạo muội nói tiếp về chữ “diễn” trong câu thơ cuối cùng của Lục Thủy Khúc. Nhưng trước khi tiểu sinh tiếp tục nêu ra nguyên do vì sao lại sửa câu thơ đó xin hỏi có người nào có cùng suy nghĩ như tiểu sinh không?
Tân Nguyên nói xong chờ đợi nhưng phần đông những người đứng ngoài lều đều lắc đầu im lặng nhìn nàng, bỗng Tân Nguyên nghe có tiếng nói:
- Câu đó đúng là phải thay chữ “sát” thành chữ “diễn.”
Lời này làm đám đông nhốn nháo cả lên, họ cũng làm như vừa nãy với Tân Nguyên, dạt sang hai bên nhường đường cho Cửu Dương để chàng đi vào lều nhưng Cửu Dương chỉ đứng bên ngoài. Tân Nguyên nhìn Cửu Dương mỉm cười. Cửu Dương cũng tươi cười đáp trả nàng.
Trương Hy nhìn Cửu Dương nói:
- Cậu trẻ này, cậu giải thích chữ “sầu diễn” đó cho chúng tôi nghe đi.
Cửu Dương cúi chào Trương Hy và Tằng Tĩnh, sau đó nói:
- Trước khi vãn bối nêu ra ý nghĩ của mình về hai chữ “sầu diễn,” vãn bối xin được bắt đầu từ câu đầu tiên của bài Lục Thủy Khúc để chỉ ra người chép lại bài thơ này từ ban đầu đã có sơ hở rồi.
Tằng Tĩnh cũng đứng lên khỏi ghế nói:
- Ồ, câu “Lục Thủy minh thu nguyệt” có chữ nào không đúng vậy?
Cửu Dương nói:
- Không phải không đúng mà câu này tả cảnh những người dân sống bên bờ sông Đãng Châu đang cùng nhau ca hát vào một ngày thu, không phải Lục Thủy ở Hồ Nam như mọi người thường hay nghĩ đến khi đọc bài thơ này.
Tằng Tĩnh suy nghĩ lời của Cửu Dương, chàng tiếp:
- Theo những gì vãn bối được biết thì Hồ Nam có Lục Thủy. Nhưng sau khi Thi Tiên được ân xá ở Vu Sơn đi đến Hàm Dương đã sáng tác bài thơ này, khi đó ông ta còn chưa đến Hồ Nam, một người chưa đến nơi thì không thể nào tức cảnh sinh tình đến độ sầu sát đất được. Thi Tiên vốn không phải đặt Lục Thủy Khúc để nói về thu sắc của Lục Thủy Hồ Nam. Cho nên bản gốc của bài thơ đúng là Thi Tiên đã dùng chữ “diễn,” không phải chữ “sát.”
Cửu Dương nói tới đây một tú tài đứng ngoài lều kêu lên:
- Có lẽ do đường đến Hồ Nam khá xa, Thi Tiên sợ khi đến Hồ Nam mùa thu đã qua mất rồi sẽ không thể thưởng cảnh lá rơi trên Lục Thủy nên buồn sát đất?
Cửu Dương lắc đầu:
- Hai chữ “Lục Thủy” đúng ra là tựa đề của một cầm khúc nói về một người sống dưới thời Nam Triều. Trong cầm khúc đó, người Nam Triều đã đàn một bản cổ nhạc trong một buổi chiều thu trên sông Đãng Châu. Ghe của người Nam Triều đi đến đâu tiếng hát vang lên đến đó, người dân sống ở hai bên bờ Đãng Châu đã đồng ca với cầm khúc của ông ta, ủng hộ tiếng nhạc của ông ta. Cho nên Lục Thủy Khúc của Thi Tiên chính là nói về cầm khúc của người Nam Triều này. Thi Tiên đã dùng chữ “diễn” để chỉ con sông chật hẹp nào rồi cũng sẽ đưa ra biển lớn, một cảm giác tự do tự tại. Thêm vào đó, Thi Tiên cũng nhắc khéo đến những người đã không hề bỏ cuộc, luôn tìm cách giải vây cho ông nên ông mới được ân xá, những ân nhân của Thi Tiên cũng như những người dân đã đồng ca cầm khúc với người Nam Triều, họ đã dùng tiếng hát của mình đẩy chiếc ghe đi tìm tự do. Bài thơ này nói lên cảm giác vô cùng thoải mái của Thi Tiên, không phải sầu sát đất.
Trương Hy nói:
- Cầm phổ mà cậu vừa nói xuất xứ ở tả truyện hay thơ kinh?
Cửu Dương nói:
- Xuất xứ ở Cầm Phổ Hán Đường.
Trương Hy nhìn Cửu Dương bằng ánh mắt thán phục, Tằng Tĩnh cũng nhìn Tân Nguyên với ánh mắt như Trương Hy và nói:
- Hai cậu quả đúng y câu tuổi trẻ tài cao.
Tằng Tĩnh cũng nói:
- Hai cậu hiểu biết rất nhiều.
Tân Nguyên nhìn Tằng Tĩnh và Trương Hy, nói:
- Đa tạ hai vị viện trưởng đã khen, tiểu sinh không dám nhận.
Nàng dứt lời quay đầu nhìn Cửu Dương nhưng không nhìn thấy chàng. Tân Nguyên vội vã ôm quyền bái chào Tằng Tĩnh và Trương Hy rồi ra khỏi lều nhưng vẫn không tìm thấy Cửu Dương. Thoắt như một cơn gió, chàng đi mất.
(còn tiếp)
Danh sách chương