Khi này trời đang vào đêm, một cỗ xe ngựa chạy băng băng qua cầu Vô Định hà hướng đến một dãy nhà đá. Bọn lính cai ngục thấy cờ hiệu treo trên cửa sổ xe, cúi đầu hành lễ rồi một tên mở cánh cổng sắt.
Tô Khất bước xuống xe cho bọn lính miễn lễ, đoạn nói muốn đưa một người ra khỏi ngục. Một tên lính bèn cầm lồng đèn đi trước dẫn đường. Tô Khất cầm một gói vải màu đen đi theo tên lính vào trong nhà đá, ánh sáng phát ra từ chiếc lồng đèn trên tay tên lính vẫn không làm giảm bớt bầu không khí tịch mịch. Đi sâu vào nhà tù như vào âm phủ, ánh sáng càng lúc càng nhợt nhạt, khắp nơi phất phơ tơ nhện, mặt đất ẩm mốc mùi bùn lầy. Tô Khất và tên lính dừng lại trước một ngăn ngục vương vãi nào rơm nào rạ.
Người ngồi trong căn ngục là một nam nhân, trên cổ đeo gông, y vận một chiếc áo trắng đầy vết dầu và mồ hôi, đầu tóc thì lâu ngày chưa cạo, dài đến mấy tấc lại dính bết vào trán bởi mồ hôi, giầy dưới chân cũng thủng một lỗ hở cả bít tất vừa đen vừa bẩn. Y đang ngồi khép đôi mắt, lưng tựa vào tường. Tên lính không biết người này còn thức hay đã ngủ rồi.
- Xin chào Cửu Dương tiên sinh! Chúng ta lại gặp nhau. Hay là bản quan nên gọi ngài là Tần viện trưởng đây? Cửu Dương nghe tiếng Tô Khất mà vẫn tiếp tục ngồi im, cũng không buồn mở mắt ra.
Sắc mặt Tô Khất u ám khi nhớ tới trận lửa ở hẻm Đá Ma nhưng Tô Khất lấy lại vẻ ung dung, tiếp tục mỉm cười nói:
- Phủ Viễn tướng quân sai bản quan đến mời tiên sinh, ngài ấy đã chuẩn bị tiệc rượu tẩy trần cho ngài ở phủ Viễn, rất mong được hàn huyên với ngài.
Cửu Dương tiếp tục giữ im lặng, Tô Khất nhớ lại lời dặn dò, tiếp:
- Bản quan biết tiên sinh không muốn đi nhưng ngài ở trong căn ngục này lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của ngài mất thôi, vả lại ngài không muốn có người đau lòng vì ngài, phải chăng?
Tô Khất vừa dứt lời, toàn thân Cửu Dương chấn động, cặp mắt mở toang rực thần quang, bắn ra những luồng oai phong sắc bén. Trước ánh nhìn phát hỏa ấy, tên lính cai ngục khiếp đảm, vội bước ra khỏi căn ngục.
Nhưng Tô Khất vẫn đứng trong căn ngục tiếp tục nhìn xuống Cửu Dương bằng ánh mắt bình tĩnh, Tô Khất thấy tia lửa vẫn còn lóe lên trong mắt Cửu Dương, chẳng những không sợ mà còn nở một nụ cười.
Lòng Cửu Dương căng thẳng như sợi dây đàn. Tô Khất thấy cặp mắt sắc bén như móng vuốt của loài ưng phiển nhìn chàng không chớp, nói:
- Bản quan không nói gạt tiên sinh, nàng ấy vẫn còn sống, còn sống rất tốt nữa là đằng khác, nàng ấy được thái hoàng thái hậu đối đãi như một vị khách quý ở trong thái y viện.
Lời của Tô Khất như cất được gánh nặng chất chứa sâu trong ngực Cửu Dương. Chàng nghĩ đến tuổi thơ ấu của chàng và nữ thần y, luôn luôn lúc nào nàng cũng bị giày vò dưới mầm mống cừu hận, tinh thần nàng lúc nào cũng nặng nề. Khi lớn lên, đang lúc sắp có được một tấm chồng, trong một đêm nàng lại lâm phải cảnh tay trắng. Nàng mất hết tất cả, trở thành kẻ lạc lõng, bơ vơ. Cái cảnh ngộ bi thảm ấy không khỏi khiến chàng mủi lòng mủi dạ. Bây giờ nghe nói người con gái đáng tội nghiệp đó đang có một cuộc sống bình lặng, Cửu Dương kín đáo thở ra một hơi, chỉ mong nàng sẽ mãi không phải lâm vào khổ cảnh nữa.
Tô Khất lặng lẽ quan sát nhất cử nhất động của Cửu Dương, đoạn Tô Khất phất nhẹ tay, tên lính cai ngục bước vào, Tô Khất nói:
- Mau tháo cùm gông trên mình tiên sinh ra.
Tên lính do dự. Tô Khất biết tên lính sợ sau khi cởi trói cho Cửu Dương rồi, trên đường tới phủ Viễn, Cửu Dương sẽ nhân cơ hội tháo chạy.
Tô Khất trước sau vẫn giữ vẻ lịch thiệp hòa nhã, nói với tên lính mà mắt vẫn nhìn Cửu Dương:
- Ngươi không phải lo, cứ việc làm theo lời ta, Phật nói “cái điều chúng ta muốn níu kéo thì tự bản chất đã là không thể níu kéo được. Người quyết bước đi, chúng ta không thể nào giữ chân họ lại, chỉ những người tự nguyện sẽ ở lại bên cạnh chúng ta.”
Tên lính bước lại đứng sát vào Tô Khất, nhỏ giọng nói:
- Dựa vào đâu mà ngài nói hắn sẽ tự nguyện ở lại?
Tô Khất vẫn nhìn Cửu Dương, nói bằng giọng sang sảng:
- Ngài ấy có nguyên nhân ở lại kinh thành này, bằng chứng là ngài ấy vẫn còn sống và ngồi ở đây. Không phải sao?
Tên lính do dự thêm một chút nữa, đặt lồng đèn xuống đất, bước lại cúi xuống tháo gông cùm trên mình Cửu Dương.
Tô Khất cũng bước lại cúi xuống đặt một gói vải bên cạnh Cửu Dương, rồi thẳng người dậy nói:
- Đây là y phục hồi trước của tiên sinh, bản quan đã cho người giặt sạch, những vật trong y phục cũng còn nguyên vẹn, không thiếu một vật gì. Xin trả lại tiên sinh.
Nửa canh giờ sau Tiêu Phong đang ở trong thư phòng phủ Viễn. Cánh cửa thư phòng kẹt một tiếng rồi mở ra, Tô Khất xuất hiện ngoài hành lang, đi vào phòng, theo sau là Cửu Dương, trên mình không còn đeo gông cùm.
Tiêu Phong ngồi chễm chệ bên chiếc bàn đặt ở giữa gian phòng.
Kiều Tam Bảo đứng hầu phía sau Tiêu Phong, lặng thầm quan sát khuôn mặt khôi ngô của Cửu Dương. Kiều Tam Bảo thấy Cửu Dương tướng mạo phi thường, dáng người rất cao, có thể nói cao ngang ngửa Tiêu Phong, bộ áo quần trắng làm nổi bật phong cách nho nhã khiến cho bất kỳ người nào nhìn vào cũng có cảm tình ngay giây phút đầu tiên gặp gỡ. Kiều Tam Bảo tiếp tục nhủ bụng chàng có rất nhiều năm giao thiệp trong giới quan trường, đã từng gặp biết bao nhiêu người, phong độ có, quắc thước có, oai vệ cũng có… nhưng chưa bao giờ nhìn thấy một người nào nổi bật như người hiện đang đứng trước mặt chàng vậy. Từ ý nghĩ đẹp này chuyển sang ý nghĩ đẹp khác thì bỗng Tô Khất lên tiếng:
- Mạt tướng xin phép cáo lui.
Sau khi Tô Khất biến mất trong màn đêm, Tiêu Phong nhìn Cửu Dương thêm một chút nữa mới đứng dậy, chỉ tay vào một chiếc ghế nói:
- Mời tiên sinh.
Kiều Tam Bảo kéo ghế ra.
Cửu Dương khẽ đưa mắt nhìn quanh thư phòng thấy bốn góc phòng đều treo đèn nhưng vẫn không làm căn phòng sáng lên chút nào. Trái lại, bầu không khí trong phòng lạnh lẽo âm u như đang bố trí một âm mưu đen tối, những chuyện ám muội sẽ xảy ra ở đây. Cửu Dương nghĩ vậy vẫn ngồi xuống ghế.
Tiêu Phong chờ Cửu Dương an toạ, cũng ngồi trở lại chiếc ghế đối diện, nhưng sau đó Tiêu Phong không nói gì thêm. Một bầu không khí yên lặng khó thở bao trùm căn phòng. Kiều Tam Bảo chỉ nghe tiếng róc rách đổ xuống từ bình rượu trên tay Tiêu Phong.
Sau khi Tiêu Phong rót rượu vào hai cái li bằng men trắng có vẽ hồng hạc bay qua khuôn trăng, dời một li tới trước mặt Cửu Dương.
- Mời tiên sinh.
Tiêu Phong nói.
Cửu Dương không cầm li rượu lên, mặt mày chàng lạnh ngắt, vô cảm như đá. Tiêu Phong cầm lấy li rượu của chàng lên uống cạn rượu trong li rồi đặt chiếc li xuống bàn.
Tiêu Phong lại rót thêm li rượu khác cho chàng, vừa rót rượu vừa phất tay với Kiều Tam Bảo. Kiều Tam Bảo với dáng thủ lễ, cúi đầu cung kính.
- Nô tài xin phép ra ngoài.
Kiều Tam Bảo nói rồi rời đi.
Chỉ còn lại hai người, một hồi lâu sau vẫn không ai nói với ai lời nào. Tiêu Phong lại tiếp tục kính Cửu Dương thêm hai li rượu nữa. Cửu Dương từ đầu tới cuối không uống một giọt rượu. Không biết qua bao lâu sau, Cửu Dương mới chậm rãi lên tiếng:
- Ngươi không phải Tế Nhĩ Ha Lãng.
Âm thanh này lọt vào tai Tiêu Phong, chàng im lặng một chút rồi cười ha hả nói:
- Quả thật không có gì có thể qua mặt được Tần viện trưởng của Tây hồ thư viện. Nhạc mỗ thật tình khâm phục, vô cùng khâm phục.
Nhạc Chung Kỳ nói rồi tháo tấm “mặt nạ da người” mà Kiều Tam Bảo dịch dung cho chàng xuống đặt lên bàn.
- Tại sao các hạ biết tại hạ không phải Phủ Viễn tướng quân?
Nhạc Chung Kỳ hỏi.
Cửu Dương im lặng trước câu hỏi của Nhạc Chung Kỳ, sự thật thì lúc chàng bước vào căn phòng này chàng đã sớm để ý thấy người đàn ông ngồi bên bàn thân hình dũng mãnh, lồng ngực rộng, săn chắc tràn đầy khí khái. Nhưng đã là một cao thủ võ lâm thì thể hình ngoài tráng kiện còn phải cân xứng, về điểm này không phải các võ sinh nào cũng đạt được, thông thường những người tập võ tứ chi sẽ không hài hòa, nghĩa là tay thuận và chân thuận đều to hơn, vì một bên thân thể thường chênh hơn về sức mạnh và sự linh hoạt. Nhưng đối với những cao thủ thì không được phép để bất kỳ chỗ nào trên mình trội hơn cả vì thân thể phát triển đồng đều mới có thể ứng phó được các mũi tấn công hay đột kích từ mọi góc độ. Cho nên khi chàng nhìn thấy hai bàn tay Nhạc Chung Kỳ khi rót rượu, bàn tay phải to hơn tay trái một chút đã biết người này không phải người mà binh khí phổ xếp vào hàng thứ ba.
Nhạc Chung Kỳ chờ một chút không nghe Cửu Dương trả lời, nói:
- Thật sự phủ Viễn tướng quân muốn để các hạ đi nhưng tại hạ muốn bàn với các hạ về chuyện phúc thọ cao.
Nhạc Chung Kỳ nói tới đây Cửu Dương đứng dậy định rời đi, Nhạc Chung Kỳ cũng vụt đứng lên.
- Tại hạ biết các hạ không muốn làm việc cho triều Thanh nhưng vấn đề phúc thọ cao là vấn đề chung của muôn dân, bất kỳ là người Mãn hay người Hán cũng đều nên đóng góp một chút công lao.
Cửu Dương xoay mình định bước ra khỏi thư phòng, Nhạc Chung Kỳ bèn lao tới chắn đường Cửu Dương nói thêm:
- Tại hạ biết các hạ nhung nhớ nữ thần y cô nương nhưng ngày nào phúc thọ cao vẫn còn hoành hành trong dân gian ngày đó các hạ sẽ không thể gặp lại nàng.
Cửu Dương khẽ chau mày nhìn Nhạc Chung Kỳ, lại nghĩ đến Tô Khất, thầm nhủ những lời nói lễ độ và cảm tình nhân nhượng mà Tô Khất đối với chàng ở trong căn ngục tất cả đều là giả dối. Mục đích của Tô Khất chính là muốn chàng đến căn phủ này nghe điều kiện của Nhạc Chung Kỳ. Bằng chứng là mỗi một câu nói của Nhạc Chung Kỳ câu nào câu nấy đều có chủ ý khống chế tinh thần chàng. Hễ mỗi một cử động của người con gái trong lòng chàng cũng đều bị những người này nắm rõ trong lòng bàn tay. Bởi vậy mà cuộc đối đáp này từ lúc mới bắt đầu thì chàng đã lãnh về phần thua thiệt cho mình rồi. Cửu Dương đau khổ nghĩ sao mà tình thế của chàng lại thay đổi ngoài sức tưởng tượng như vầy? Bản thân chàng là một đương gia, giờ bị buộc phải đi giúp sức cho triều Thanh. Như vậy thì huyết cừu gia tộc, mối hận bang hội tan đàn xẻ nghé, chàng phải phủi tay cho bằng hết ư?
Lòng Cửu Dương còn đang nặng như đeo chì, Nhạc Chung Kỳ lại nói:
- Hiện thời thái hoàng thái hậu đối xử rất tốt với nữ thần y, sẽ không ai dám làm điều gì phương hại đến nàng ấy. Nhưng tất cả đều tùy thuộc ở ngài, ngài hiểu chứ?
Bấy giờ Phi Nhi đứng nấp phía sau một bụi cây bên ngoài thư phòng lắng nghe Nhạc Chung Kỳ liên tục dùng đạo công tâm với Cửu Dương. Nàng thấy Nhạc Chung Kỳ vừa uy hiếp vừa dụng lời ngon ngọt, cương nhu dùng kèm đối với Cửu Dương.
Phi Nhi cũng biết trong lòng Cửu Dương đắn đo về những lời nói của Nhạc Chung Kỳ. Phi Nhi biết ở trong lòng Cửu Dương từ lâu đã thành tâm dựng nữ thần y làm nữ thần trong trái tim chàng, bây giờ chỉ dựa vào một cú lắc đầu hay gật đầu của chàng vị nữ thần ấy sẽ bị phương hại. Phi Nhi nén tiếng thở dài, nàng có thể cảm giác được trong lòng Cửu Dương ngùn ngụt lửa hờn. Nhưng vì sự an toàn tiếp tục của nữ thần y, chàng buộc phải bình tâm tìm một giải pháp về chuyện phúc thọ cao...
Lại nói đến bên trong thư phòng, Cửu Dương đang bần thần nghĩ ngợi rất lung về điều kiện của Nhạc Chung Kỳ. Ngoài mặt, Cửu Dương cố không biểu lộ cảm xúc nhưng ánh mắt chàng nhìn Nhạc Chung Kỳ đã không còn sắc bén như khi vừa vào phòng mà đã chuyển thành bi thương.
Cửu Dương còn đang suy tính về việc phúc thọ cao, đột nhiên Nhạc Chung Kỳ lấy một thanh chủy thủ ra hướng tới vai chàng đâm ra.
Cửu Dương phản xạ nhanh như chớp, vừa ngả người ra phía sau tránh chủy thủ vừa thi triển Mãnh Công Độc chưởng đánh thẳng vào giữa ngực Nhạc Chung Kỳ, chưởng pháp đi nhanh như một cơn gió cuốn.
Nhạc Chung Kỳ buộc phải thu tay về, trước khi lạng mình sang bên trái tránh đòn. Khi Cửu Dương thẳng người lên, Cửu Dương lại thấy bàn tay Nhạc Chung Kỳ vung ra. Cửu Dương bèn nhảy lên cao hai thước tránh chủy thủ đang trên đường tập kích bả vai chàng, sau khi đáp xuống sàn nhà, chàng dùng bàn tay trái xuất Cầm Nã trảo chụp lấy cổ Nhạc Chung Kỳ.
Nhạc Chung Kỳ thấy Cửu Dương vừa thoái chiêu vừa tấn công nhanh như sấm chớp, trong lòng kinh hoảng. Nhạc Chung Kỳ nhủ bụng cũng chỉ vì cái tính tò mò của chàng mà sắp sửa gây ra họa sát thân cho mình. Sự thật thì chàng chỉ muốn xem thử võ công của Cửu Dương, nên mới chủ trương cuộc gặp gỡ này. Vì chàng thường nghe người trong giới giang hồ đồn Cửu Dương là một trong ba cao thủ xếp đầu binh khí phổ, nhưng Cửu Dương lại là dạng người ôn văn điềm tĩnh, rất ít khi chấp nhận lời mời tỉ thí võ nghệ. Nên chàng phải tìm cách buộc Cửu Dương phải bộc lộ hết cái thần thái hào hùng của mình.
Đúng là tình cảm của Cửu Dương dành cho nữ thần y lâu ngày thành quen, tình yêu tích lũy mãi mỗi lúc một dày thế nên khi nghe nhắc đến nàng là bị kích thích như điên như cuồng, điên cuồng gấp trăm lần lúc bình thường.
May cho Nhạc Chung Kỳ, lúc mà bàn tay trái của Cửu Dương đã gần chụp trúng cổ Nhạc Chung Kỳ, Tiêu Phong thình lình xuất hiện, bước nhanh vào phòng, Tiêu Phong túm lấy lưng áo Nhạc Chung Kỳ kéo ra ngoài hành lang, trong khi tay trái Tiêu Phong tung Bình Phong Hạc quyền đấm thẳng vào bàn tay trái Cửu Dương.
Binh! Hai bàn tay chạm nhau, phát ra một tiếng động lớn, làm đồ đạc trong phòng rung lên như đang có một trận động đất.
- Phủ Viễn tướng quân, hãy cẩn thận! - Nhạc Chung Kỳ đứng ngoài hành lang nói vọng vào thư phòng – “Gia Cát tái lai” quả nhiên danh bất hư truyền! Quyền pháp rất nhanh!
Thật sự Tiêu Phong chẳng cần Nhạc Chung Kỳ phải nhắc nhở chàng, vừa nãy chàng đỡ được một đòn từ Cửu Dương, cảm giác rêm cả cánh tay, cơn đau cũng lan lên bả vai. Tiêu Phong không ngờ nội công của Cửu Dương thâm hậu tới chừng này.
Phi Nhi vẫn còn nấp bên ngoài thư phòng nhìn hai người đàn ông tỉ thí võ công.
Cửu Dương sử các thế đánh trong Bát tuyệt môn quyền của Thiếu Lâm liên tục đánh ra đến bảy tám quyền.
Mới ban đầu, Tiêu Phong không ngừng lách mình sang hai bên tránh đòn quyền. Nhưng sang đến đòn thứ hai mươi, Tiêu Phong biết không thể cố thủ mãi bèn tìm cách tiến công để Cửu Dương không thể tiếp tục tấn công chàng nữa. Tiêu Phong thi triển các chiêu thức của Ưng trảo phiên tử quyền, cũng ra quyền không hề ngơi tay, mỗi quyền đều đánh vào chỗ yếu hại trên mình Cửu Dương.
Cửu Dương biết Tiêu Phong đánh Bát Quái quyền thuật này là của Ưng trảo môn, loại quyền coi trọng kình đạo, tốc độ, bởi vậy chàng không thể tiếp quyền. Lại nữa, yếu quyết của Thiếu Lâm là khi địch nhân công kích mãnh liệt, những chiêu phản đòn sẽ không dùng cương chế cương mà dùng tĩnh chế động, lạnh chế nóng. Ví như mùa đông cử động cho cơ thể ấm áp còn mùa hè thì ngồi yên cho hạ hỏa, vì tĩnh hàn là vô vi, hỏa nhiệt là hữu vi. Mà vô vi lại thắng hữu vi thế nên vô vi là chuẩn tắc khắp thiên hạ.
Cửu Dương bèn sử các chiêu thức trong bộ chưởng pháp La Hán Liên Hoàn tự nhiên như mây bay trên trời. Hai tay Cửu Dương múa chưởng ra liên tục, đánh vào những chỗ yếu hại trên mình Tiêu Phong. Lúc này đôi chưởng của Cửu Dương tựa như hai món binh khí, chưởng phải thì như một cây kiếm, chưởng trái xỉa tới như một cây đao. Tiêu Phong chỉ cảm thấy chưởng phong vù vù, chiêu nào chiêu nấy kình lực vô biên, hiểm hóc vô cùng, chiêu số của Cửu Dương đều đánh vào tử huyệt chàng. Tiêu Phong không khỏi kinh hãi, thầm nhủ: “Người này quả nhiên danh đồn không ngoa, trong bóng tối mà có thể nhận rõ huyệt đạo của mình như thế!”
Nhưng hai người đều là đồ đệ của Võ Thánh - Võ Ma nên Cửu Dương đánh một hồi không đả được tử huyệt của Tiêu Phong, Tiêu Phong cũng đánh không trúng chỗ hiểm trên mình Cửu Dương. Hai người một tấn một thủ rất chặt chẽ nên nhất thời chưa người nào có thể đả thương được đối phương. Tiêu Phong rất giỏi tiến công vì làm cho Cửu Dương không biết nơi và lúc phòng thủ còn Cửu Dương lại giỏi phòng thủ vì làm cho Tiêu Phong không biết phải tấn công vào dịp nào.
Một lúc sau, Cửu Dương biết không thể dây dưa mãi với Tiêu Phong bèn dốc hết thần oai, quát lớn một tiếng, tung Long Phi cước, cú đá bằng chân phải nhưng Tiêu Phong nghiêng người ra sau tránh được. Vừa mới thẳng người dậy, Tiêu Phong đã thấy Cửu Dương dùng Xà Hành Nhuyễn quyền đánh tới ngực chàng. Cửu Dương phát chiêu vừa chuẩn xác vừa mạnh như cú mổ tấn công con mồi của loài chim diều ăn rắn thực thụ trên thảo nguyên vùng hồi cương. Nhưng đó chỉ là hư chiêu, Tiêu Phong thấy đồng thời chân trái Cửu Dương lại tung ra một cú đá vào cổ tay chàng.
Tiêu Phong dùng đòn chỏ Thiết Thủ quyền gạt tay Cửu Dương sang một bên. Ngón đòn chỏ truy cản chiêu đánh hờ vừa chấm dứt, Tiêu Phong nhác thấy cú đá biến ảo mạc trắc, thực hư khó đoán nên không biết phải đối phó thế nào.
Tiêu Phong còn đang lúng túng tìm cách tránh một cước này thì bốp một tiếng, đùi chàng đã trúng một cước khiến chàng thoái lui mấy bước. Trước những chiêu thức đi nhanh chớp nhoáng của Cửu Dương, Tiêu Phong vừa thán phục vừa nghĩ, quyền pháp và cước pháp của Thiếu Lâm đúng là đã hòa tan vào nhau, bổ trợ cho nhau mà thành hình.
Tiêu Phong biết cú đá vừa rồi chính là Hoành Địa Tảo cước, một thế đá trong bộ cước pháp Nhị thập tứ thế. Hoành Địa Tảo cước là thế đá trực diện, nghĩa là rất gần đối phương mới phát huy được tác dụng nên cần có đòn tay đánh giả trước khi tung đòn đá. Đòn đá này nhằm vào phần hạ bộ xuống cẳng chân hoặc khớp gối chân trước của đối phương.
Cả hai người đàn ông lại xáp vào nhau như đôi mãnh hổ tranh mồi, chớp mắt đã trao đổi gần hai trăm chiêu.
Trước các cước pháp, quyền pháp và chưởng pháp đa dạng của Cửu Dương, cả thảy đều biến hóa vô lường khiến Tiêu Phong cảm giác như các chiêu thức của mình bị khóa chặt. Tiêu Phong bèn cho tay vào trong áo choàng.
Cửu Dương thấy tay trái Tiêu Phong đang đánh còn tay phải biến mất trong áo choàng thì biết Tiêu Phong muốn rút phi đao. Khi tay phải của Tiêu Phong nắm được cán đao thì trước ngực cũng lộ ra một khoảng trống. Cửu Dương phát hiện ra nhược điểm đó bèn dùng La Hán Mai Hoa quyền đánh ra phía trước mặt, chiêu này sử cạnh bàn tay như lưỡi gươm chém ngang yết hầu Tiêu Phong.
Tiêu Phong ra chiêu Thiết Thủ Hoành Phong, dùng đòn chỏ cản đòn quyền, buộc Cửu Dương thu tay về nhưng Cửu Dương không sợ ngạnh công của đối phương, bị cản đòn bèn đổi quyền thành cầm nã thủ, tay Cửu Dương gấp rút chộp cổ tay đang cầm đao của Tiêu Phong không để Tiêu Phong có thể sử Cửu ẩn phi hoàn đao.
Tiêu Phong không thể rút phi đao, chỉ đành lừa thế tìm cách đánh bật Cửu Dương ra ngoài rồi mới rút đao, hơn nữa Tiêu Phong cũng nghĩ chàng đã hứa với nữ thần y để người này đi nên không quyết liệt đổi mạng, khiến cả đôi bên cùng tổn thương. Tiêu Phong tận dụng Ưng Huyền Ảo Bộ, xoay chuyển thân hình như chim ưng chao liệng trên trời mà tránh đòn tập kích từ Cửu Dương.
Nhạc Chung Kỳ đứng xem trận đánh bên ngoài hành lang mà đổ mồ hôi toàn thân, trong lòng chàng hồi hộp vô cùng, tuy chàng lăn lộn trong giang hồ lâu năm và đã trải qua vô số nguy nan, đúng là chưa có chuyện nguy hiểm gì mà chưa từng gặp qua, dù kẻ địch hung ác đến bao nhiêu chàng cũng chẳng hề lo sợ nhưng lúc này nhìn Cửu Dương đánh nhau với Tiêu Phong, thân pháp của Cửu Dương càng đánh càng nhanh, Nhạc Chung Kỳ suýt nữa kêu thêm người đến giải nguy. Nhưng chàng thấy Tiêu Phong vẫn chưa xuất Cửu Ẩn phi hoàn đao cũng hơi yên tâm, thầm nhủ: “Tuy võ công của Cửu Dương cực cao nhưng Tiêu Phong cũng là nhân vật lừng lẫy trên võ lâm, chẳng thể nào trong khoảnh khắc mà đã bị chế phục, hơn nữa từ trước tới nay khi Tiêu Phong lâm trận không cần người khác tương trợ. Thêm vào đó hai đồ đệ của Võ Thánh - Võ Ma cũng đã đến lúc phải gặp nhau, cùng phân cao thấp một trận với nhau…”
Lại nói tới Tiêu Phong cuối cùng cũng lừa được thế rút được phi đao.
Cửu Dương nhìn thấy chín thanh phi đao trong tay Tiêu Phong, lập tức lui ba bước thủ thế.
Tiêu Phong vung tay tấn công trước, hai thanh phi đao bay thẳng, chia ra tả hữu tập kích hai bên vai Cửu Dương. Đường bay của bảy thanh phi đao còn lại uốn lượn như những con trăn, phong tỏa khắp các đại huyệt trên thân mình Cửu Dương.
Cửu Dương đã từng nghe Võ Thánh nói về tuyệt kỹ Cửu Ẩn phi hoàn đao, nổi danh khắp vùng Đông Bắc, nên chú tâm chiết giải, thủ nhiều hơn công.
Cửu Dương nghiêng người ra sau tránh được hai thanh phi đao, nhưng bảy thanh đao còn lại chàng chỉ nghe được tiếng gió, không thấy phương hướng mà chúng đang tập kích chàng.
Đao pháp khác với quyền thuật và chưởng pháp ở chỗ không phải ai có công lực thâm hậu hơn là tất thắng. Sắt thép là vật hấp thụ chân khí với mức độ rất thấp nên dù tu vi chênh lệch hai ba chục năm, kẻ lão thành cũng chẳng dễ dùng tay không đánh bay sắt thép. Hơn nữa đường đao của đao pháp Cửu Ẩn phi hoàn đao nhanh như chớp, thời gian của mỗi lần va chạm rất ngắn, lực phản chấn rất ít. Do vậy khi phản hồi những chiêu thức đánh bằng đao thì chiêu thức kỳ ảo là điều tiên quyết rồi mới đến công lực.
Mà đao pháp Cửu Ẩn phi hoàn đao thì không thiếu yếu tố linh diệu, biến hóa. Tiêu Phong liên tục tung ra những thanh đao, quyết chẳng để đối phương kịp đổi hơi. Những cú phóng đao quả đã đến mức thượng thừa.
Nhưng đối thủ của Tiêu Phong lại là một bậc đại hành gia về võ thuật. Cửu Dương rèn luyện từ lúc còn rất nhỏ nên võ thuật hòa cả vào tâm ý. Vả lại sau này chàng được Võ Thánh truyền cho Vô ảnh cước pháp nên tiến thêm một bước dài trên con đường võ đạo.
Tiêu Phong thấy Cửu Dương đang đứng trước mặt chàng, thân hình bỗng chia ra làm hai, rồi từ hai bóng dáng lại tiếp tục phân ra làm bốn bóng dáng, bốn bóng dáng cùng lúc xuất cước vào những thanh phi đao.
Tiêu Phong giật mình trước cước pháp tinh vi, nhuần nhuyễn, vô thủy vô chung, dường như không có điểm bắt đầu cũng không có điểm kết thúc. Đòn thế nhẹ nhàng uyển chuyển xen lẫn mãnh liệt, trong nhu có cương, tự nhiên tự tại như nước suối thong thả chảy qua khe đá nhưng lại có lúc ào ạt như những trận lũ cuồn. Nhưng tuyệt nhiên các cú đá không phát ra một âm thanh nào, quả đúng như câu “hỏa thượng thủy hạ, thủy trọng hạ khinh,” nghĩa là khi xuất đòn thì tĩnh lặng khiến cho vạn vật đồng nhất thể, một quy tắc vô thượng của võ thuật.
Tiêu Phong lại thấy những thanh phi đao bay ngược về phía chàng, vừa liên tục nhảy tránh ám khí của chính mình, vừa phải tránh những bàn chân đang không ngừng tấn công từ bốn phương, tám hướng, chỉ cần chàng hớ hênh một chút là lập tức dính đòn ngay. Vô ảnh cước pháp bấy lâu trên giang hồ vốn tung hoành vi diệu đến mức gần như vô hình, thần kỳ đến mức vô thanh. Tiêu Phong liên tục tìm cách chiết giải Vô ảnh cước pháp, cái tâm trạng như bị địch nhân đưa vào khoảng trống đó thật không dễ chịu chút nào.
Lại nói đến Cửu Dương càng lúc chàng càng dồn công lực vào những cú đá sấm sét, sang cước pháp thứ mười tám, Cửu Dương dùng đến toàn bộ nội công. Đương lúc Tiêu Phong chuẩn bị thoái chiêu, bỗng một vật trong áo choàng của chàng rơi ra. Cửu Dương tròn mắt khi thấy Tiêu Phong không còn hộ thân, cúi xuống chộp lấy món vật để không rơi vỡ.
Vô ảnh cước pháp chính là tuyệt học của Thiếu Lâm, chỉ có những cao thủ có trên ba mươi năm tu vi mới có thể thi triển cước pháp này. Và tùy theo mức độ thâm hậu của công lực mà cước pháp xuất ra mạnh như thế nào. Cửu Dương tuổi chưa quá hai mươi lăm mà như có đến hơn năm mươi năm công lực, đạt được thành tựu hôm nay quả là chuyện hiếm trên đời. Nhạc Chung Kỳ thấy Tiêu Phong sắp trúng cước pháp vào yết hầu, còn đang kinh hồn, thì Cửu Dương dịch bàn chân chàng hướng xuống ngực Tiêu Phong vài phân.
“Hự!” Tiêu Phong kêu lên một tiếng trước khi ngã ngửa ra đất. Nhạc Chung Kỳ đương nhiên biết chủ soái đang thấy đủ ba mươi sáu ông sao nhấp nháy trước mặt. Quả thật Tiêu Phong lãnh một cước trúng huyệt Trung Phủ, cảm thấy xương cốt rã rời, toàn thân đau đớn, đến tận gan phổi.
Sau khi thu nội công về, Cửu Dương mở to mắt nhìn món vật trong tay Tiêu Phong. Cửu Dương phải chớp mắt vài ba lần để không trông lầm, và chàng nhận ra vật mà Tiêu Phong xả mạng bắt lấy chính là một miếng ngọc bội do ngọc cổ bích ngàn năm chạm ra.
Sau khi nhận ra miếng ngọc gia truyền, Cửu Dương tiếp tục tròn mắt nhìn Tiêu Phong. Tiêu Phong đang thở trong khó khăn, cũng nhìn lại Cửu Dương, bốn mắt nhìn nhau được một khoảnh khắc, Tiêu Phong đưa trả miếng ngọc cho Cửu Dương.
Bên ngoài hành lang Nhạc Chung Kỳ trố mắt mà nhìn, không hiểu tại sao vừa nãy Cửu Dương có thể một cước lấy mạng Tiêu Phong, nửa chừng thu hồi công lực vì miếng ngọc này, Tiêu Phong cũng vì nó mà không màng tánh mạng của mình.
Cửu Dương cầm miếng ngọc. Một cơn gió từ bên ngoài cửa sổ thổi vào khiến thư phòng trở nên mát dịu. Cửu Dương đưa mắt nhìn một góc trong phòng thấy ở trên kệ có đặt một chồng sớ tâu, nét mặt chàng bỗng dưng giãn ra.
Khi này Phi Nhi đã không còn nấp bên ngoài hành lang, lúc nàng chính mắt thấy Tiêu Phong sắp sửa bị trúng một đòn chí mạng từ Cửu Dương, nàng như chết điếng người, nghe lòng trống vắng như sa mạc. Đến khi nghe Tiêu Phong kêu hự một tiếng và miệng chàng phun ra một bãi máu, thì mồ hôi của Phi Nhi túa ra ướt sũng y phục nàng. Nhưng sau đó nàng lại thấy chàng chỉ bị thương, tánh mạng không hề gì, nàng lặng lẽ rời khỏi chỗ nấp, đi về hướng phòng ngủ của nàng. Vừa đi, gương mặt tuấn kiệt, tánh tình dũng cảm, phóng khoáng mà thân thiện của Tiêu Phong vấn vương trong tâm tưởng nàng, và gợi nên nỗi bi thương. Nàng tự nhiên nghĩ đến lần hai người đi thăm Đàm Giá tự nàng đã xin được một quẻ xăm, trong xăm nói chàng và nàng có duyên mà không phận với nhau, nếu muốn bên nhau, chắc chắn phải chờ đến kiếp lai sinh. Nàng nghĩ tới đây tự nhiên nước mắt rơi xuống như mưa.
Lại nói đến Tiêu Phong đã có thể ngồi dậy được và Cửu Dương cũng quay mặt lại, hai người nhìn nhau im lặng một lúc, Tiêu Phong nói:
- Người trong thiên hạ đồn “Gia Cát tái lai” võ công cái thế, hơn nữa cũng rất giỏi binh pháp, xử trí tình huống rành rẽ, ứng biến nhanh nhạy. Không phải tại hạ có ý tâng bốc, thật tình tại hạ nghe người ta bảo cho dù đối thủ có là Tôn đại binh pháp gia tái xuất hoặc là bất kỳ người nào các hạ cũng đối phó được. Hôm nay được gặp quả là danh bất hư truyền.
Cửu Dương bỏ qua mấy lời lọt tai, nói:
- Không cần nói tốt làm gì, ta biết mục đích của các người nhưng câu trả lời của ta vẫn là không thể nào.
Tiêu Phong ngồi trên sàn nhà nhìn Cửu Dương bằng ánh mắt như không biết Cửu Dương đang nói gì, Nhạc Chung Kỳ chạy vào thư phòng đến bên Tiêu Phong nói:
- Lúc nãy mạt tướng nói với ngài ấy hiện thời nội chánh triều đình hỗn loạn, ngoại chánh lại càng tệ hại, tam mệnh đại thần không những hối lộ của dân mà còn cấu kết với quan địa phương thu nhập bạch phiến từ các bến cảng, dụ dỗ thanh thiếu niên đi theo con đường hút xách bỏ bê chuyện học hành. Chẳng chuyện xấu xa gì mà ba người này không làm. Dân chúng kinh thành dưới quyền cai trị của toán binh áo đỏ ngày nào cũng nếm mùi máu tanh trong miệng nhưng không ai dám lên tiếng, hằng ngày cuộc sống của người dân đau khổ vô cùng.
Nhạc Chung Kỳ nói tới đây quay sang Cửu Dương nói thêm chuyện Át Tất Long và Tô Khắc Táp Cáp làm giao dịch với công ty Đông Ấn của Anh, nhập vào nước một lượng thuốc phiện cực lớn. Đỉnh điểm vào tuần rồi người Anh mang đến bốn mươi ngàn thùng nha phiến, mỗi thùng có khối lượng gần một tạ, nhẩm tính, người Anh đã mang vào gần ba ngàn tấn thuốc phiện hằng năm. Hàng chục triệu người dân mê muội trong ảo giác do thuốc phiện mang lại. Hiếu Trang đã liên tiếp ban nhiều sắc lệnh cấm thuốc phiện nhưng bất thành. Dường như triều đình càng ngăn cấm, người dân hút càng nhiều. Đám thương nhân mang thuốc phiện vào bến cảng ngày càng dày đặc với sự tiếp tay của Át Tất Long và Tô Khắc Táp Cáp. Thuốc phiện được đưa vào theo kiểu tàu buôn neo ở ngoài khơi, xa bờ một quãng, khỏi hải phận và bọn buôn lậu chèo thuyền nhỏ ra chở thuốc phiện vào bờ để phân phối lại cho đầu nậu, đầu nậu cung cấp cho con nghiện.
Nhạc Chung Kỳ nói xong không thấy Cửu Dương phản ứng, lại nói:
- Tại hạ hiểu giữa người Hán và người Mãn có một khoảng cách, nhất là sau trận đánh Thiên Sơn càng làm cho khoảng cách này lớn hơn nhưng ngũ hành biến hóa luôn luôn, bốn mùa thay đổi không ngừng, ngày có lúc ngắn lúc dài, trăng hết khuyết thì lại tròn. Người Mãn người Hán chỉ cách nhau bằng một âm gọi, ranh giới chủng tộc vì vậy rất mong manh mà dân chúng trong lúc này lại rất cần một minh quân bình định thiên hạ. Các hạ là một người văn võ toàn tài khiến cho người khác phục sát đất, nếu hoàng thượng được các hạ giúp đỡ không phải chuyện lấy lại binh quyền từ tay tam mệnh đại thần để giúp dân là sớm muộn hay sao?
Lời của Nhạc Chung Kỳ không chạm vào được Cửu Dương. Cửu Dương chờ Nhạc Chung Kỳ nói xong, nhìn Tiêu Phong nói:
- Ngươi đã có Sách Ngạch Đồ nổi tiếng khắp thiên hạ là một người kín đáo cẩn trọng, còn có Tô Khất trung nghĩa cương trực, Sách Ni và Long Khoa Đa, hai người này mỗi một hành động đều có thâm ý. Chỉ với bốn người ta vừa nói đó, tận dụng trí tuệ của họ giúp cho ngươi thì đã có thể đè bẹp uy phong của tam mệnh đại thần. Lại nữa trong sở quân cơ tài thần dũng sĩ đếm cũng không hết được, tất cả đều có thể giúp cho ngươi, không cần ta hợp mưu.
Tiêu Phong còn chưa trả lời. Nhạc Chung Kỳ nói:
- Những người mà các hạ vừa nhắc chỉ biết suy nghĩ trường trị cửu an, không thể bày mưu đặt chước đối phó tam mệnh đại thần.
Cửu Dương im lặng, Nhạc Chung Kỳ tiếp:
- Chúng tôi phải làm thế nào mới thuyết phục được các hạ giúp chúng tôi tìm cách đối phó tam mệnh đại thần, đối phó tệ nạn phúc thọ cao?
Cửu Dương không cần suy nghĩ, nhìn Tiêu Phong nói:
- Nếu ngươi cam lòng chịu chết, ta sẽ làm theo ý nguyện của hắn tìm cách đối phó tam mệnh đại thần.
Lời này của Cửu Dương tạo thành bầu không khí u ám bao trùm toàn diện.
Nhạc Chung Kỳ cố kiềm chế cơn giận đang nổi lên như núi lửa đang chuẩn bị phun trào, nói:
- Tại hạ biết sau huyết án hồi cương, kiếm, đao, tiêu, súng trường, thậm chí là đại bác của người trong hội phục Minh tất cả đều chĩa vào phủ Viễn tướng quân, quyết chí giết chết ngài nhưng dù cho có giết được ngài cũng không thể quay ngược được tình hình.
Cửu Dương vẫn nhìn Tiêu Phong nói:
- Ngươi giết rất nhiều người trong trận đánh Nam lộ Thiên sơn, thiêu hủy các phân đà khắp nơi, phàm ai có chút ít huyết khí cũng không để ngươi tiếp tục sống.
Nhạc Chung Kỳ định phản bác lời Cửu Dương, Tiêu Phong nói:
- Xin mời.
Tiêu Phong dứt lời nhặt một thanh phi đao trên sàn nhà đưa cho Cửu Dương. Cửu Dương cất miếng ngọc vào trong áo cầm lấy phi đao, Nhạc Chung Kỳ nói:
- Không được! Các hạ không thể giết ngài ấy, ngài ấy không thể chết! Nếu các hạ giết ngài ấy sẽ không còn ai điều khiển binh đoàn Chính Bạch Kỳ!
Tiêu Phong nói:
- Tô Khất có thể điều khiển Chính Bạch Kỳ.
Đoạn nhìn Cửu Dương, Tiêu Phong nói thêm:
- Hôm nay các hạ cầm đao cắt đầu tại hạ, sau đó trách nhiệm chống đối tam mệnh đại thần xin giao lại cho các hạ quán xuyến.
Cửu Dương nghe lời Tiêu Phong thành khẩn như một tội đồ sám hối, nhủ bụng nếu chàng còn không mau ra tay, đây là cơ hội ngàn năm một thuở, trả thù cho các vong linh của các huynh đệ trong hội. Nhưng một suy nghĩ cũng đột nhiên nổi lên trong đầu chàng, sự mâu thuẫn đang giằng xé tâm hồn chàng làm cho lòng chàng quằn quại, đau khổ như một con sâu trong cuống hoa.
Cửu Dương im lặng một chút nhìn Tiêu Phong hỏi:
- Khi cha ngươi tử chiến trên sa trường ông ấy hưởng dương năm mươi sáu tuổi, năm nay ngươi còn chưa qua hai mươi lăm tuổi, đã mất mạng, ngươi không thấy cuộc đời quá ngắn hay sao?
Tiêu Phong im lặng.
Cửu Dương chờ một chút không nghe Tiêu Phong trả lời, nâng thanh đao lên. Tiêu Phong vẫn không nói không rằng, không gật đầu cũng không lắc đầu, bốn con ngươi sâu hút giao nhau.
Phập một tiếng vang lên. Nhạc Chung Kỳ giật nẩy người, khi hoàn hồn mới hay thanh phi đao không cắm vào mình Tiêu Phong mà cắm vào chồng sớ tâu. Nhạc Chung Kỳ tròn mắt nhìn Cửu Dương.
- Tại sao các hạ không xuống tay?
Tiêu Phong cũng ngạc nhiên hỏi Cửu Dương.
Cửu Dương không trả lời, dường như chàng đã khám phá con người thật của Tiêu Phong. Những tia sát khí trong mắt Cửu Dương tan biến dần.
Cửu Dương im lặng một chút đáp:
- Tô Khất không đủ từng trải. Những người điều khiển được đoàn quân Chính Bạch Kỳ phải là những người có đôi bàn tay đẫm máu.
Tiêu Phong nói:
- Xem ra tại hạ đối với các hạ còn có chút dùng được?
Cửu Dương nói:
- Ngươi không phải lý do ta hạ thanh đao.
Tiêu Phong nghe Cửu Dương trả lời, đưa mắt nhìn chồng tấu sớ.
- Thì ra những tờ giấy đó đã cứu mạng tại hạ.
Cửu Dương gật đầu:
- Trong chuyện “Sa sát tử” lần này, ngươi đã tận tâm tận sức phục vụ cho dân. Cho nên trong lúc này nếu ta giết ngươi thì không phải là giết một ôn quan mà là một vị quan thanh liêm. Tuy rằng ta trả được thù cho những huynh đệ của ta nhưng thiên hạ bá tánh lại mất đi một vị quan tốt.
Tiêu Phong ôm quyền:
- Đa tạ quá khen, thật không ngờ người có đôi bàn tay nhuộm đầy máu tanh như tại hạ lại được nghe một lời như vầy.
Cửu Dương nói:
- Ta thấy được sự tàn nhẫn của ngươi, cũng thấy được sự từ bi của ngươi.
Nhạc Chung Kỳ nói:
- Các hạ nói vậy chẳng lẽ đã đồng ý cùng chúng tôi giúp hoàng thượng đối phó tam mệnh đại thần?
Cửu Dương nói:
- Phổ biến hành chánh, tạo phúc cho dân, những chuyện này hợp tâm nguyện các người cũng hợp tâm ý ta. Nhưng các người giữ ta lại cạnh bên, như là thấy lửa không sợ bỏng, thấy rắn không sợ cắn trúng sao?
Tiêu Phong chưa trả lời, Nhạc Chung Kỳ cười nói:
- Nếu các hạ không giúp hoàng thượng sớm muộn gì trận nội chiến cũng xảy ra, lúc tam mệnh đại thần đoạt được toàn bộ binh quyền chúng tôi cũng chỉ có con đường chết thôi.
Cửu Dương nghe nhắc Khang Hi, nhìn Tiêu Phong nói:
- Ta thấy ngươi đối với hoàng thượng của ngươi nhất mực tận trung, thủy chung không có bất kỳ đề phòng nào, nhưng gần vua như gần cọp, mà ngươi cũng không khác Ngao Bái, trong tay hai người đều nắm một số binh quyền quyết định vận mệnh đại Thanh. Ta có năm câu này muốn tặng ngươi.
Tiêu Phong mỉm cười nói:
- Tại hạ sẵn sàng được nghe.
Cửu Dương nói:
- Phong thần Thanh vận
Nhân nghĩa đôn hậu
Phúc thọ miên trường
Vị cập nhân quân
Cửu Dương nói xong để cho Tiêu Phong yên lặng đeo đuổi ý nghĩ riêng trong đầu.
Nhạc Chung Kỳ khẽ cau mày:
- Lời của các hạ đều là ý tốt, nhất là câu cuối, vị cập nhân quân, câu này là chỉ hoàng thượng đăng cơ làm hoàng đế, phúc thọ lâu dài, mai này sẽ mang đến hạnh phúc cho vạn dân.
Cửu Dương gật đầu, Nhạc Chung Kỳ vẫn cau mày nói:
- Nhưng khi nãy các hạ nói tặng Phủ Viễn tướng quân năm câu, nhưng lúc nãy chỉ đọc bốn câu, xin hỏi câu cuối cùng là gì?
Cửu Dương nói:
- Ngộ cẩu bất cát.
Nhạc Chung Kỳ nhíu chặt hai hàng lông mày suy nghĩ bốn chữ “Ngộ cẩu bất cát” của Cửu Dương, một lát sau lắc đầu nói:
- Tại hạ không hiểu chữ “cát” cuối cùng trong câu Ngộ cẩu bất cát. Bốn câu thơ trước, các hạ nói hoàng thượng là một nhân quân, trong tương lai sẽ thành công đoạt lại binh quyền từ tay tam mệnh đại thần nhưng câu thứ năm thì lại nói hoàng thượng sẽ gặp phải chướng ngại vật, “bất cát” nghĩ là không được cát tường, phải chăng? Nhưng nếu tam mệnh đại thần đã bị tiêu diệt rồi thì chướng ngại vật cuối cùng là gì đây?
Tiêu Phong như đọc thấu những ý nghĩ của Cửu Dương, im lặng không nói.
Cửu Dương nhìn Nhạc Chung Kỳ, trả lời:
- Tuy rằng tam mệnh đại thần rất đáng sợ đối với mọi người nhưng thực ra ba người này đối với Khang Hi chỉ là những con chó nhỏ thôi. Sau này Khang Hi lấy lại được binh quyền từ tay ba người đó rồi sẽ phiền não về một con chó khác, tuy là nó rất trung thành với chủ nhân của nó nhưng chủ nhân của nó lại nghi kỵ nó, tìm cách trừ đi nó, để phòng nó không cắn trả lại. Không quá mười năm, lời này của ta nhất định sẽ ứng nghiệm. Nhưng nếu con chó đó không quá tận trung với chủ không chừng nó sẽ sống thọ hơn.
Lời của Cửu Dương khiến Tiêu Phong sực nhớ đến lời của cha chàng, người đã từng nói với chàng trước khi qua đời, những lời nói của người đã ám ảnh chàng, mãi cho tới ngày hôm nay, những lời lẽ tuyệt vọng, như vết chàm khắc sâu vào tim chàng.
Tiêu Phong nói:
- Cho dù tương lai nghiệt ngã thế nào tại hạ vẫn một lòng tận trung với chủ nhân của mình.
Cửu Dương thở ra:
- Thế là ta chẳng còn cơ hội phục hận nữa rồi! Ngươi sẽ không sống được bao lâu nữa! Cái ngày hoàng thượng của ngươi chính thức lấy lại binh quyền từ tay Ngao Bái cũng sẽ lập tức loại bỏ những người có địa vị trong triều, để những người đó không nuôi dã tâm tiếm vị. Đến chừng đó nhất định máu sẽ chảy thành sông.
Nhạc Chung Kỳ đã hiểu ra ý nghĩa trong câu nói thứ năm của Cửu Dương, đưa mắt nhìn Tiêu Phong. Tiêu Phong nói:
- Như vậy cũng không hẳn là chuyện xấu xa, vì sau khi tại hạ chết rồi chẳng phải món nợ tiêu diệt bang hội của các hạ chẳng cần các hạ phải nhọc công đi đòi nữa sao?
Cửu Dương cười bi thiết nói:
- Đêm nay ta tha mạng cho ngươi nhưng mai này ta muốn tự tay đánh bại và lấy thủ cấp của ngươi để trả thù cho các bằng hữu trong hội phục Minh. Ta hy vọng cái ngày ta đến tìm ngươi giữa hai chúng ta sẽ có một trận tỉ thí công bằng với nhau, nhất là ngươi sẽ không vì một miếng ngọc mà bị chết oan.
Tiêu Phong cũng cười nói:
- Lúc nãy chẳng phải Nhạc tướng quân nói ngũ hành luôn thay đổi hay sao? Biết đâu thời cuộc trong tương lai cũng sẽ đổi thay, tới chừng đó chỉ cần các hạ chọn một địa điểm giao đấu, tại hạ sẽ sẵn sàng đến đó chờ các hạ đại giá quang lâm.
Cửu Dương cảm thấy không thể nào thuyết phục được khối đá lì lợm này nữa, lặng lẽ quay đi.
Nhạc Chung Kỳ đưa mắt nhìn theo Cửu Dương, vừa nhìn chiếc bóng Cửu Dương khuất trên hành lang vừa dìu Tiêu Phong đứng lên. Tiêu Phong bị thương không nhẹ, ôm lấy ngực thở từng hơi nặng nề, ngồi phịch xuống ghế. Những chiếc lồng đèn treo trong thư phòng bị một cơn gió thình lình len vào thổi tắt cả, khiến cho bóng tối bao trùm khắp nơi. Không gian bên ngoài cũng đen ngòm như một cái hố sâu, trên trời chỉ còn sót lại một vài ngôi sao.
(còn tiếp)
Tô Khất bước xuống xe cho bọn lính miễn lễ, đoạn nói muốn đưa một người ra khỏi ngục. Một tên lính bèn cầm lồng đèn đi trước dẫn đường. Tô Khất cầm một gói vải màu đen đi theo tên lính vào trong nhà đá, ánh sáng phát ra từ chiếc lồng đèn trên tay tên lính vẫn không làm giảm bớt bầu không khí tịch mịch. Đi sâu vào nhà tù như vào âm phủ, ánh sáng càng lúc càng nhợt nhạt, khắp nơi phất phơ tơ nhện, mặt đất ẩm mốc mùi bùn lầy. Tô Khất và tên lính dừng lại trước một ngăn ngục vương vãi nào rơm nào rạ.
Người ngồi trong căn ngục là một nam nhân, trên cổ đeo gông, y vận một chiếc áo trắng đầy vết dầu và mồ hôi, đầu tóc thì lâu ngày chưa cạo, dài đến mấy tấc lại dính bết vào trán bởi mồ hôi, giầy dưới chân cũng thủng một lỗ hở cả bít tất vừa đen vừa bẩn. Y đang ngồi khép đôi mắt, lưng tựa vào tường. Tên lính không biết người này còn thức hay đã ngủ rồi.
- Xin chào Cửu Dương tiên sinh! Chúng ta lại gặp nhau. Hay là bản quan nên gọi ngài là Tần viện trưởng đây? Cửu Dương nghe tiếng Tô Khất mà vẫn tiếp tục ngồi im, cũng không buồn mở mắt ra.
Sắc mặt Tô Khất u ám khi nhớ tới trận lửa ở hẻm Đá Ma nhưng Tô Khất lấy lại vẻ ung dung, tiếp tục mỉm cười nói:
- Phủ Viễn tướng quân sai bản quan đến mời tiên sinh, ngài ấy đã chuẩn bị tiệc rượu tẩy trần cho ngài ở phủ Viễn, rất mong được hàn huyên với ngài.
Cửu Dương tiếp tục giữ im lặng, Tô Khất nhớ lại lời dặn dò, tiếp:
- Bản quan biết tiên sinh không muốn đi nhưng ngài ở trong căn ngục này lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của ngài mất thôi, vả lại ngài không muốn có người đau lòng vì ngài, phải chăng?
Tô Khất vừa dứt lời, toàn thân Cửu Dương chấn động, cặp mắt mở toang rực thần quang, bắn ra những luồng oai phong sắc bén. Trước ánh nhìn phát hỏa ấy, tên lính cai ngục khiếp đảm, vội bước ra khỏi căn ngục.
Nhưng Tô Khất vẫn đứng trong căn ngục tiếp tục nhìn xuống Cửu Dương bằng ánh mắt bình tĩnh, Tô Khất thấy tia lửa vẫn còn lóe lên trong mắt Cửu Dương, chẳng những không sợ mà còn nở một nụ cười.
Lòng Cửu Dương căng thẳng như sợi dây đàn. Tô Khất thấy cặp mắt sắc bén như móng vuốt của loài ưng phiển nhìn chàng không chớp, nói:
- Bản quan không nói gạt tiên sinh, nàng ấy vẫn còn sống, còn sống rất tốt nữa là đằng khác, nàng ấy được thái hoàng thái hậu đối đãi như một vị khách quý ở trong thái y viện.
Lời của Tô Khất như cất được gánh nặng chất chứa sâu trong ngực Cửu Dương. Chàng nghĩ đến tuổi thơ ấu của chàng và nữ thần y, luôn luôn lúc nào nàng cũng bị giày vò dưới mầm mống cừu hận, tinh thần nàng lúc nào cũng nặng nề. Khi lớn lên, đang lúc sắp có được một tấm chồng, trong một đêm nàng lại lâm phải cảnh tay trắng. Nàng mất hết tất cả, trở thành kẻ lạc lõng, bơ vơ. Cái cảnh ngộ bi thảm ấy không khỏi khiến chàng mủi lòng mủi dạ. Bây giờ nghe nói người con gái đáng tội nghiệp đó đang có một cuộc sống bình lặng, Cửu Dương kín đáo thở ra một hơi, chỉ mong nàng sẽ mãi không phải lâm vào khổ cảnh nữa.
Tô Khất lặng lẽ quan sát nhất cử nhất động của Cửu Dương, đoạn Tô Khất phất nhẹ tay, tên lính cai ngục bước vào, Tô Khất nói:
- Mau tháo cùm gông trên mình tiên sinh ra.
Tên lính do dự. Tô Khất biết tên lính sợ sau khi cởi trói cho Cửu Dương rồi, trên đường tới phủ Viễn, Cửu Dương sẽ nhân cơ hội tháo chạy.
Tô Khất trước sau vẫn giữ vẻ lịch thiệp hòa nhã, nói với tên lính mà mắt vẫn nhìn Cửu Dương:
- Ngươi không phải lo, cứ việc làm theo lời ta, Phật nói “cái điều chúng ta muốn níu kéo thì tự bản chất đã là không thể níu kéo được. Người quyết bước đi, chúng ta không thể nào giữ chân họ lại, chỉ những người tự nguyện sẽ ở lại bên cạnh chúng ta.”
Tên lính bước lại đứng sát vào Tô Khất, nhỏ giọng nói:
- Dựa vào đâu mà ngài nói hắn sẽ tự nguyện ở lại?
Tô Khất vẫn nhìn Cửu Dương, nói bằng giọng sang sảng:
- Ngài ấy có nguyên nhân ở lại kinh thành này, bằng chứng là ngài ấy vẫn còn sống và ngồi ở đây. Không phải sao?
Tên lính do dự thêm một chút nữa, đặt lồng đèn xuống đất, bước lại cúi xuống tháo gông cùm trên mình Cửu Dương.
Tô Khất cũng bước lại cúi xuống đặt một gói vải bên cạnh Cửu Dương, rồi thẳng người dậy nói:
- Đây là y phục hồi trước của tiên sinh, bản quan đã cho người giặt sạch, những vật trong y phục cũng còn nguyên vẹn, không thiếu một vật gì. Xin trả lại tiên sinh.
Nửa canh giờ sau Tiêu Phong đang ở trong thư phòng phủ Viễn. Cánh cửa thư phòng kẹt một tiếng rồi mở ra, Tô Khất xuất hiện ngoài hành lang, đi vào phòng, theo sau là Cửu Dương, trên mình không còn đeo gông cùm.
Tiêu Phong ngồi chễm chệ bên chiếc bàn đặt ở giữa gian phòng.
Kiều Tam Bảo đứng hầu phía sau Tiêu Phong, lặng thầm quan sát khuôn mặt khôi ngô của Cửu Dương. Kiều Tam Bảo thấy Cửu Dương tướng mạo phi thường, dáng người rất cao, có thể nói cao ngang ngửa Tiêu Phong, bộ áo quần trắng làm nổi bật phong cách nho nhã khiến cho bất kỳ người nào nhìn vào cũng có cảm tình ngay giây phút đầu tiên gặp gỡ. Kiều Tam Bảo tiếp tục nhủ bụng chàng có rất nhiều năm giao thiệp trong giới quan trường, đã từng gặp biết bao nhiêu người, phong độ có, quắc thước có, oai vệ cũng có… nhưng chưa bao giờ nhìn thấy một người nào nổi bật như người hiện đang đứng trước mặt chàng vậy. Từ ý nghĩ đẹp này chuyển sang ý nghĩ đẹp khác thì bỗng Tô Khất lên tiếng:
- Mạt tướng xin phép cáo lui.
Sau khi Tô Khất biến mất trong màn đêm, Tiêu Phong nhìn Cửu Dương thêm một chút nữa mới đứng dậy, chỉ tay vào một chiếc ghế nói:
- Mời tiên sinh.
Kiều Tam Bảo kéo ghế ra.
Cửu Dương khẽ đưa mắt nhìn quanh thư phòng thấy bốn góc phòng đều treo đèn nhưng vẫn không làm căn phòng sáng lên chút nào. Trái lại, bầu không khí trong phòng lạnh lẽo âm u như đang bố trí một âm mưu đen tối, những chuyện ám muội sẽ xảy ra ở đây. Cửu Dương nghĩ vậy vẫn ngồi xuống ghế.
Tiêu Phong chờ Cửu Dương an toạ, cũng ngồi trở lại chiếc ghế đối diện, nhưng sau đó Tiêu Phong không nói gì thêm. Một bầu không khí yên lặng khó thở bao trùm căn phòng. Kiều Tam Bảo chỉ nghe tiếng róc rách đổ xuống từ bình rượu trên tay Tiêu Phong.
Sau khi Tiêu Phong rót rượu vào hai cái li bằng men trắng có vẽ hồng hạc bay qua khuôn trăng, dời một li tới trước mặt Cửu Dương.
- Mời tiên sinh.
Tiêu Phong nói.
Cửu Dương không cầm li rượu lên, mặt mày chàng lạnh ngắt, vô cảm như đá. Tiêu Phong cầm lấy li rượu của chàng lên uống cạn rượu trong li rồi đặt chiếc li xuống bàn.
Tiêu Phong lại rót thêm li rượu khác cho chàng, vừa rót rượu vừa phất tay với Kiều Tam Bảo. Kiều Tam Bảo với dáng thủ lễ, cúi đầu cung kính.
- Nô tài xin phép ra ngoài.
Kiều Tam Bảo nói rồi rời đi.
Chỉ còn lại hai người, một hồi lâu sau vẫn không ai nói với ai lời nào. Tiêu Phong lại tiếp tục kính Cửu Dương thêm hai li rượu nữa. Cửu Dương từ đầu tới cuối không uống một giọt rượu. Không biết qua bao lâu sau, Cửu Dương mới chậm rãi lên tiếng:
- Ngươi không phải Tế Nhĩ Ha Lãng.
Âm thanh này lọt vào tai Tiêu Phong, chàng im lặng một chút rồi cười ha hả nói:
- Quả thật không có gì có thể qua mặt được Tần viện trưởng của Tây hồ thư viện. Nhạc mỗ thật tình khâm phục, vô cùng khâm phục.
Nhạc Chung Kỳ nói rồi tháo tấm “mặt nạ da người” mà Kiều Tam Bảo dịch dung cho chàng xuống đặt lên bàn.
- Tại sao các hạ biết tại hạ không phải Phủ Viễn tướng quân?
Nhạc Chung Kỳ hỏi.
Cửu Dương im lặng trước câu hỏi của Nhạc Chung Kỳ, sự thật thì lúc chàng bước vào căn phòng này chàng đã sớm để ý thấy người đàn ông ngồi bên bàn thân hình dũng mãnh, lồng ngực rộng, săn chắc tràn đầy khí khái. Nhưng đã là một cao thủ võ lâm thì thể hình ngoài tráng kiện còn phải cân xứng, về điểm này không phải các võ sinh nào cũng đạt được, thông thường những người tập võ tứ chi sẽ không hài hòa, nghĩa là tay thuận và chân thuận đều to hơn, vì một bên thân thể thường chênh hơn về sức mạnh và sự linh hoạt. Nhưng đối với những cao thủ thì không được phép để bất kỳ chỗ nào trên mình trội hơn cả vì thân thể phát triển đồng đều mới có thể ứng phó được các mũi tấn công hay đột kích từ mọi góc độ. Cho nên khi chàng nhìn thấy hai bàn tay Nhạc Chung Kỳ khi rót rượu, bàn tay phải to hơn tay trái một chút đã biết người này không phải người mà binh khí phổ xếp vào hàng thứ ba.
Nhạc Chung Kỳ chờ một chút không nghe Cửu Dương trả lời, nói:
- Thật sự phủ Viễn tướng quân muốn để các hạ đi nhưng tại hạ muốn bàn với các hạ về chuyện phúc thọ cao.
Nhạc Chung Kỳ nói tới đây Cửu Dương đứng dậy định rời đi, Nhạc Chung Kỳ cũng vụt đứng lên.
- Tại hạ biết các hạ không muốn làm việc cho triều Thanh nhưng vấn đề phúc thọ cao là vấn đề chung của muôn dân, bất kỳ là người Mãn hay người Hán cũng đều nên đóng góp một chút công lao.
Cửu Dương xoay mình định bước ra khỏi thư phòng, Nhạc Chung Kỳ bèn lao tới chắn đường Cửu Dương nói thêm:
- Tại hạ biết các hạ nhung nhớ nữ thần y cô nương nhưng ngày nào phúc thọ cao vẫn còn hoành hành trong dân gian ngày đó các hạ sẽ không thể gặp lại nàng.
Cửu Dương khẽ chau mày nhìn Nhạc Chung Kỳ, lại nghĩ đến Tô Khất, thầm nhủ những lời nói lễ độ và cảm tình nhân nhượng mà Tô Khất đối với chàng ở trong căn ngục tất cả đều là giả dối. Mục đích của Tô Khất chính là muốn chàng đến căn phủ này nghe điều kiện của Nhạc Chung Kỳ. Bằng chứng là mỗi một câu nói của Nhạc Chung Kỳ câu nào câu nấy đều có chủ ý khống chế tinh thần chàng. Hễ mỗi một cử động của người con gái trong lòng chàng cũng đều bị những người này nắm rõ trong lòng bàn tay. Bởi vậy mà cuộc đối đáp này từ lúc mới bắt đầu thì chàng đã lãnh về phần thua thiệt cho mình rồi. Cửu Dương đau khổ nghĩ sao mà tình thế của chàng lại thay đổi ngoài sức tưởng tượng như vầy? Bản thân chàng là một đương gia, giờ bị buộc phải đi giúp sức cho triều Thanh. Như vậy thì huyết cừu gia tộc, mối hận bang hội tan đàn xẻ nghé, chàng phải phủi tay cho bằng hết ư?
Lòng Cửu Dương còn đang nặng như đeo chì, Nhạc Chung Kỳ lại nói:
- Hiện thời thái hoàng thái hậu đối xử rất tốt với nữ thần y, sẽ không ai dám làm điều gì phương hại đến nàng ấy. Nhưng tất cả đều tùy thuộc ở ngài, ngài hiểu chứ?
Bấy giờ Phi Nhi đứng nấp phía sau một bụi cây bên ngoài thư phòng lắng nghe Nhạc Chung Kỳ liên tục dùng đạo công tâm với Cửu Dương. Nàng thấy Nhạc Chung Kỳ vừa uy hiếp vừa dụng lời ngon ngọt, cương nhu dùng kèm đối với Cửu Dương.
Phi Nhi cũng biết trong lòng Cửu Dương đắn đo về những lời nói của Nhạc Chung Kỳ. Phi Nhi biết ở trong lòng Cửu Dương từ lâu đã thành tâm dựng nữ thần y làm nữ thần trong trái tim chàng, bây giờ chỉ dựa vào một cú lắc đầu hay gật đầu của chàng vị nữ thần ấy sẽ bị phương hại. Phi Nhi nén tiếng thở dài, nàng có thể cảm giác được trong lòng Cửu Dương ngùn ngụt lửa hờn. Nhưng vì sự an toàn tiếp tục của nữ thần y, chàng buộc phải bình tâm tìm một giải pháp về chuyện phúc thọ cao...
Lại nói đến bên trong thư phòng, Cửu Dương đang bần thần nghĩ ngợi rất lung về điều kiện của Nhạc Chung Kỳ. Ngoài mặt, Cửu Dương cố không biểu lộ cảm xúc nhưng ánh mắt chàng nhìn Nhạc Chung Kỳ đã không còn sắc bén như khi vừa vào phòng mà đã chuyển thành bi thương.
Cửu Dương còn đang suy tính về việc phúc thọ cao, đột nhiên Nhạc Chung Kỳ lấy một thanh chủy thủ ra hướng tới vai chàng đâm ra.
Cửu Dương phản xạ nhanh như chớp, vừa ngả người ra phía sau tránh chủy thủ vừa thi triển Mãnh Công Độc chưởng đánh thẳng vào giữa ngực Nhạc Chung Kỳ, chưởng pháp đi nhanh như một cơn gió cuốn.
Nhạc Chung Kỳ buộc phải thu tay về, trước khi lạng mình sang bên trái tránh đòn. Khi Cửu Dương thẳng người lên, Cửu Dương lại thấy bàn tay Nhạc Chung Kỳ vung ra. Cửu Dương bèn nhảy lên cao hai thước tránh chủy thủ đang trên đường tập kích bả vai chàng, sau khi đáp xuống sàn nhà, chàng dùng bàn tay trái xuất Cầm Nã trảo chụp lấy cổ Nhạc Chung Kỳ.
Nhạc Chung Kỳ thấy Cửu Dương vừa thoái chiêu vừa tấn công nhanh như sấm chớp, trong lòng kinh hoảng. Nhạc Chung Kỳ nhủ bụng cũng chỉ vì cái tính tò mò của chàng mà sắp sửa gây ra họa sát thân cho mình. Sự thật thì chàng chỉ muốn xem thử võ công của Cửu Dương, nên mới chủ trương cuộc gặp gỡ này. Vì chàng thường nghe người trong giới giang hồ đồn Cửu Dương là một trong ba cao thủ xếp đầu binh khí phổ, nhưng Cửu Dương lại là dạng người ôn văn điềm tĩnh, rất ít khi chấp nhận lời mời tỉ thí võ nghệ. Nên chàng phải tìm cách buộc Cửu Dương phải bộc lộ hết cái thần thái hào hùng của mình.
Đúng là tình cảm của Cửu Dương dành cho nữ thần y lâu ngày thành quen, tình yêu tích lũy mãi mỗi lúc một dày thế nên khi nghe nhắc đến nàng là bị kích thích như điên như cuồng, điên cuồng gấp trăm lần lúc bình thường.
May cho Nhạc Chung Kỳ, lúc mà bàn tay trái của Cửu Dương đã gần chụp trúng cổ Nhạc Chung Kỳ, Tiêu Phong thình lình xuất hiện, bước nhanh vào phòng, Tiêu Phong túm lấy lưng áo Nhạc Chung Kỳ kéo ra ngoài hành lang, trong khi tay trái Tiêu Phong tung Bình Phong Hạc quyền đấm thẳng vào bàn tay trái Cửu Dương.
Binh! Hai bàn tay chạm nhau, phát ra một tiếng động lớn, làm đồ đạc trong phòng rung lên như đang có một trận động đất.
- Phủ Viễn tướng quân, hãy cẩn thận! - Nhạc Chung Kỳ đứng ngoài hành lang nói vọng vào thư phòng – “Gia Cát tái lai” quả nhiên danh bất hư truyền! Quyền pháp rất nhanh!
Thật sự Tiêu Phong chẳng cần Nhạc Chung Kỳ phải nhắc nhở chàng, vừa nãy chàng đỡ được một đòn từ Cửu Dương, cảm giác rêm cả cánh tay, cơn đau cũng lan lên bả vai. Tiêu Phong không ngờ nội công của Cửu Dương thâm hậu tới chừng này.
Phi Nhi vẫn còn nấp bên ngoài thư phòng nhìn hai người đàn ông tỉ thí võ công.
Cửu Dương sử các thế đánh trong Bát tuyệt môn quyền của Thiếu Lâm liên tục đánh ra đến bảy tám quyền.
Mới ban đầu, Tiêu Phong không ngừng lách mình sang hai bên tránh đòn quyền. Nhưng sang đến đòn thứ hai mươi, Tiêu Phong biết không thể cố thủ mãi bèn tìm cách tiến công để Cửu Dương không thể tiếp tục tấn công chàng nữa. Tiêu Phong thi triển các chiêu thức của Ưng trảo phiên tử quyền, cũng ra quyền không hề ngơi tay, mỗi quyền đều đánh vào chỗ yếu hại trên mình Cửu Dương.
Cửu Dương biết Tiêu Phong đánh Bát Quái quyền thuật này là của Ưng trảo môn, loại quyền coi trọng kình đạo, tốc độ, bởi vậy chàng không thể tiếp quyền. Lại nữa, yếu quyết của Thiếu Lâm là khi địch nhân công kích mãnh liệt, những chiêu phản đòn sẽ không dùng cương chế cương mà dùng tĩnh chế động, lạnh chế nóng. Ví như mùa đông cử động cho cơ thể ấm áp còn mùa hè thì ngồi yên cho hạ hỏa, vì tĩnh hàn là vô vi, hỏa nhiệt là hữu vi. Mà vô vi lại thắng hữu vi thế nên vô vi là chuẩn tắc khắp thiên hạ.
Cửu Dương bèn sử các chiêu thức trong bộ chưởng pháp La Hán Liên Hoàn tự nhiên như mây bay trên trời. Hai tay Cửu Dương múa chưởng ra liên tục, đánh vào những chỗ yếu hại trên mình Tiêu Phong. Lúc này đôi chưởng của Cửu Dương tựa như hai món binh khí, chưởng phải thì như một cây kiếm, chưởng trái xỉa tới như một cây đao. Tiêu Phong chỉ cảm thấy chưởng phong vù vù, chiêu nào chiêu nấy kình lực vô biên, hiểm hóc vô cùng, chiêu số của Cửu Dương đều đánh vào tử huyệt chàng. Tiêu Phong không khỏi kinh hãi, thầm nhủ: “Người này quả nhiên danh đồn không ngoa, trong bóng tối mà có thể nhận rõ huyệt đạo của mình như thế!”
Nhưng hai người đều là đồ đệ của Võ Thánh - Võ Ma nên Cửu Dương đánh một hồi không đả được tử huyệt của Tiêu Phong, Tiêu Phong cũng đánh không trúng chỗ hiểm trên mình Cửu Dương. Hai người một tấn một thủ rất chặt chẽ nên nhất thời chưa người nào có thể đả thương được đối phương. Tiêu Phong rất giỏi tiến công vì làm cho Cửu Dương không biết nơi và lúc phòng thủ còn Cửu Dương lại giỏi phòng thủ vì làm cho Tiêu Phong không biết phải tấn công vào dịp nào.
Một lúc sau, Cửu Dương biết không thể dây dưa mãi với Tiêu Phong bèn dốc hết thần oai, quát lớn một tiếng, tung Long Phi cước, cú đá bằng chân phải nhưng Tiêu Phong nghiêng người ra sau tránh được. Vừa mới thẳng người dậy, Tiêu Phong đã thấy Cửu Dương dùng Xà Hành Nhuyễn quyền đánh tới ngực chàng. Cửu Dương phát chiêu vừa chuẩn xác vừa mạnh như cú mổ tấn công con mồi của loài chim diều ăn rắn thực thụ trên thảo nguyên vùng hồi cương. Nhưng đó chỉ là hư chiêu, Tiêu Phong thấy đồng thời chân trái Cửu Dương lại tung ra một cú đá vào cổ tay chàng.
Tiêu Phong dùng đòn chỏ Thiết Thủ quyền gạt tay Cửu Dương sang một bên. Ngón đòn chỏ truy cản chiêu đánh hờ vừa chấm dứt, Tiêu Phong nhác thấy cú đá biến ảo mạc trắc, thực hư khó đoán nên không biết phải đối phó thế nào.
Tiêu Phong còn đang lúng túng tìm cách tránh một cước này thì bốp một tiếng, đùi chàng đã trúng một cước khiến chàng thoái lui mấy bước. Trước những chiêu thức đi nhanh chớp nhoáng của Cửu Dương, Tiêu Phong vừa thán phục vừa nghĩ, quyền pháp và cước pháp của Thiếu Lâm đúng là đã hòa tan vào nhau, bổ trợ cho nhau mà thành hình.
Tiêu Phong biết cú đá vừa rồi chính là Hoành Địa Tảo cước, một thế đá trong bộ cước pháp Nhị thập tứ thế. Hoành Địa Tảo cước là thế đá trực diện, nghĩa là rất gần đối phương mới phát huy được tác dụng nên cần có đòn tay đánh giả trước khi tung đòn đá. Đòn đá này nhằm vào phần hạ bộ xuống cẳng chân hoặc khớp gối chân trước của đối phương.
Cả hai người đàn ông lại xáp vào nhau như đôi mãnh hổ tranh mồi, chớp mắt đã trao đổi gần hai trăm chiêu.
Trước các cước pháp, quyền pháp và chưởng pháp đa dạng của Cửu Dương, cả thảy đều biến hóa vô lường khiến Tiêu Phong cảm giác như các chiêu thức của mình bị khóa chặt. Tiêu Phong bèn cho tay vào trong áo choàng.
Cửu Dương thấy tay trái Tiêu Phong đang đánh còn tay phải biến mất trong áo choàng thì biết Tiêu Phong muốn rút phi đao. Khi tay phải của Tiêu Phong nắm được cán đao thì trước ngực cũng lộ ra một khoảng trống. Cửu Dương phát hiện ra nhược điểm đó bèn dùng La Hán Mai Hoa quyền đánh ra phía trước mặt, chiêu này sử cạnh bàn tay như lưỡi gươm chém ngang yết hầu Tiêu Phong.
Tiêu Phong ra chiêu Thiết Thủ Hoành Phong, dùng đòn chỏ cản đòn quyền, buộc Cửu Dương thu tay về nhưng Cửu Dương không sợ ngạnh công của đối phương, bị cản đòn bèn đổi quyền thành cầm nã thủ, tay Cửu Dương gấp rút chộp cổ tay đang cầm đao của Tiêu Phong không để Tiêu Phong có thể sử Cửu ẩn phi hoàn đao.
Tiêu Phong không thể rút phi đao, chỉ đành lừa thế tìm cách đánh bật Cửu Dương ra ngoài rồi mới rút đao, hơn nữa Tiêu Phong cũng nghĩ chàng đã hứa với nữ thần y để người này đi nên không quyết liệt đổi mạng, khiến cả đôi bên cùng tổn thương. Tiêu Phong tận dụng Ưng Huyền Ảo Bộ, xoay chuyển thân hình như chim ưng chao liệng trên trời mà tránh đòn tập kích từ Cửu Dương.
Nhạc Chung Kỳ đứng xem trận đánh bên ngoài hành lang mà đổ mồ hôi toàn thân, trong lòng chàng hồi hộp vô cùng, tuy chàng lăn lộn trong giang hồ lâu năm và đã trải qua vô số nguy nan, đúng là chưa có chuyện nguy hiểm gì mà chưa từng gặp qua, dù kẻ địch hung ác đến bao nhiêu chàng cũng chẳng hề lo sợ nhưng lúc này nhìn Cửu Dương đánh nhau với Tiêu Phong, thân pháp của Cửu Dương càng đánh càng nhanh, Nhạc Chung Kỳ suýt nữa kêu thêm người đến giải nguy. Nhưng chàng thấy Tiêu Phong vẫn chưa xuất Cửu Ẩn phi hoàn đao cũng hơi yên tâm, thầm nhủ: “Tuy võ công của Cửu Dương cực cao nhưng Tiêu Phong cũng là nhân vật lừng lẫy trên võ lâm, chẳng thể nào trong khoảnh khắc mà đã bị chế phục, hơn nữa từ trước tới nay khi Tiêu Phong lâm trận không cần người khác tương trợ. Thêm vào đó hai đồ đệ của Võ Thánh - Võ Ma cũng đã đến lúc phải gặp nhau, cùng phân cao thấp một trận với nhau…”
Lại nói tới Tiêu Phong cuối cùng cũng lừa được thế rút được phi đao.
Cửu Dương nhìn thấy chín thanh phi đao trong tay Tiêu Phong, lập tức lui ba bước thủ thế.
Tiêu Phong vung tay tấn công trước, hai thanh phi đao bay thẳng, chia ra tả hữu tập kích hai bên vai Cửu Dương. Đường bay của bảy thanh phi đao còn lại uốn lượn như những con trăn, phong tỏa khắp các đại huyệt trên thân mình Cửu Dương.
Cửu Dương đã từng nghe Võ Thánh nói về tuyệt kỹ Cửu Ẩn phi hoàn đao, nổi danh khắp vùng Đông Bắc, nên chú tâm chiết giải, thủ nhiều hơn công.
Cửu Dương nghiêng người ra sau tránh được hai thanh phi đao, nhưng bảy thanh đao còn lại chàng chỉ nghe được tiếng gió, không thấy phương hướng mà chúng đang tập kích chàng.
Đao pháp khác với quyền thuật và chưởng pháp ở chỗ không phải ai có công lực thâm hậu hơn là tất thắng. Sắt thép là vật hấp thụ chân khí với mức độ rất thấp nên dù tu vi chênh lệch hai ba chục năm, kẻ lão thành cũng chẳng dễ dùng tay không đánh bay sắt thép. Hơn nữa đường đao của đao pháp Cửu Ẩn phi hoàn đao nhanh như chớp, thời gian của mỗi lần va chạm rất ngắn, lực phản chấn rất ít. Do vậy khi phản hồi những chiêu thức đánh bằng đao thì chiêu thức kỳ ảo là điều tiên quyết rồi mới đến công lực.
Mà đao pháp Cửu Ẩn phi hoàn đao thì không thiếu yếu tố linh diệu, biến hóa. Tiêu Phong liên tục tung ra những thanh đao, quyết chẳng để đối phương kịp đổi hơi. Những cú phóng đao quả đã đến mức thượng thừa.
Nhưng đối thủ của Tiêu Phong lại là một bậc đại hành gia về võ thuật. Cửu Dương rèn luyện từ lúc còn rất nhỏ nên võ thuật hòa cả vào tâm ý. Vả lại sau này chàng được Võ Thánh truyền cho Vô ảnh cước pháp nên tiến thêm một bước dài trên con đường võ đạo.
Tiêu Phong thấy Cửu Dương đang đứng trước mặt chàng, thân hình bỗng chia ra làm hai, rồi từ hai bóng dáng lại tiếp tục phân ra làm bốn bóng dáng, bốn bóng dáng cùng lúc xuất cước vào những thanh phi đao.
Tiêu Phong giật mình trước cước pháp tinh vi, nhuần nhuyễn, vô thủy vô chung, dường như không có điểm bắt đầu cũng không có điểm kết thúc. Đòn thế nhẹ nhàng uyển chuyển xen lẫn mãnh liệt, trong nhu có cương, tự nhiên tự tại như nước suối thong thả chảy qua khe đá nhưng lại có lúc ào ạt như những trận lũ cuồn. Nhưng tuyệt nhiên các cú đá không phát ra một âm thanh nào, quả đúng như câu “hỏa thượng thủy hạ, thủy trọng hạ khinh,” nghĩa là khi xuất đòn thì tĩnh lặng khiến cho vạn vật đồng nhất thể, một quy tắc vô thượng của võ thuật.
Tiêu Phong lại thấy những thanh phi đao bay ngược về phía chàng, vừa liên tục nhảy tránh ám khí của chính mình, vừa phải tránh những bàn chân đang không ngừng tấn công từ bốn phương, tám hướng, chỉ cần chàng hớ hênh một chút là lập tức dính đòn ngay. Vô ảnh cước pháp bấy lâu trên giang hồ vốn tung hoành vi diệu đến mức gần như vô hình, thần kỳ đến mức vô thanh. Tiêu Phong liên tục tìm cách chiết giải Vô ảnh cước pháp, cái tâm trạng như bị địch nhân đưa vào khoảng trống đó thật không dễ chịu chút nào.
Lại nói đến Cửu Dương càng lúc chàng càng dồn công lực vào những cú đá sấm sét, sang cước pháp thứ mười tám, Cửu Dương dùng đến toàn bộ nội công. Đương lúc Tiêu Phong chuẩn bị thoái chiêu, bỗng một vật trong áo choàng của chàng rơi ra. Cửu Dương tròn mắt khi thấy Tiêu Phong không còn hộ thân, cúi xuống chộp lấy món vật để không rơi vỡ.
Vô ảnh cước pháp chính là tuyệt học của Thiếu Lâm, chỉ có những cao thủ có trên ba mươi năm tu vi mới có thể thi triển cước pháp này. Và tùy theo mức độ thâm hậu của công lực mà cước pháp xuất ra mạnh như thế nào. Cửu Dương tuổi chưa quá hai mươi lăm mà như có đến hơn năm mươi năm công lực, đạt được thành tựu hôm nay quả là chuyện hiếm trên đời. Nhạc Chung Kỳ thấy Tiêu Phong sắp trúng cước pháp vào yết hầu, còn đang kinh hồn, thì Cửu Dương dịch bàn chân chàng hướng xuống ngực Tiêu Phong vài phân.
“Hự!” Tiêu Phong kêu lên một tiếng trước khi ngã ngửa ra đất. Nhạc Chung Kỳ đương nhiên biết chủ soái đang thấy đủ ba mươi sáu ông sao nhấp nháy trước mặt. Quả thật Tiêu Phong lãnh một cước trúng huyệt Trung Phủ, cảm thấy xương cốt rã rời, toàn thân đau đớn, đến tận gan phổi.
Sau khi thu nội công về, Cửu Dương mở to mắt nhìn món vật trong tay Tiêu Phong. Cửu Dương phải chớp mắt vài ba lần để không trông lầm, và chàng nhận ra vật mà Tiêu Phong xả mạng bắt lấy chính là một miếng ngọc bội do ngọc cổ bích ngàn năm chạm ra.
Sau khi nhận ra miếng ngọc gia truyền, Cửu Dương tiếp tục tròn mắt nhìn Tiêu Phong. Tiêu Phong đang thở trong khó khăn, cũng nhìn lại Cửu Dương, bốn mắt nhìn nhau được một khoảnh khắc, Tiêu Phong đưa trả miếng ngọc cho Cửu Dương.
Bên ngoài hành lang Nhạc Chung Kỳ trố mắt mà nhìn, không hiểu tại sao vừa nãy Cửu Dương có thể một cước lấy mạng Tiêu Phong, nửa chừng thu hồi công lực vì miếng ngọc này, Tiêu Phong cũng vì nó mà không màng tánh mạng của mình.
Cửu Dương cầm miếng ngọc. Một cơn gió từ bên ngoài cửa sổ thổi vào khiến thư phòng trở nên mát dịu. Cửu Dương đưa mắt nhìn một góc trong phòng thấy ở trên kệ có đặt một chồng sớ tâu, nét mặt chàng bỗng dưng giãn ra.
Khi này Phi Nhi đã không còn nấp bên ngoài hành lang, lúc nàng chính mắt thấy Tiêu Phong sắp sửa bị trúng một đòn chí mạng từ Cửu Dương, nàng như chết điếng người, nghe lòng trống vắng như sa mạc. Đến khi nghe Tiêu Phong kêu hự một tiếng và miệng chàng phun ra một bãi máu, thì mồ hôi của Phi Nhi túa ra ướt sũng y phục nàng. Nhưng sau đó nàng lại thấy chàng chỉ bị thương, tánh mạng không hề gì, nàng lặng lẽ rời khỏi chỗ nấp, đi về hướng phòng ngủ của nàng. Vừa đi, gương mặt tuấn kiệt, tánh tình dũng cảm, phóng khoáng mà thân thiện của Tiêu Phong vấn vương trong tâm tưởng nàng, và gợi nên nỗi bi thương. Nàng tự nhiên nghĩ đến lần hai người đi thăm Đàm Giá tự nàng đã xin được một quẻ xăm, trong xăm nói chàng và nàng có duyên mà không phận với nhau, nếu muốn bên nhau, chắc chắn phải chờ đến kiếp lai sinh. Nàng nghĩ tới đây tự nhiên nước mắt rơi xuống như mưa.
Lại nói đến Tiêu Phong đã có thể ngồi dậy được và Cửu Dương cũng quay mặt lại, hai người nhìn nhau im lặng một lúc, Tiêu Phong nói:
- Người trong thiên hạ đồn “Gia Cát tái lai” võ công cái thế, hơn nữa cũng rất giỏi binh pháp, xử trí tình huống rành rẽ, ứng biến nhanh nhạy. Không phải tại hạ có ý tâng bốc, thật tình tại hạ nghe người ta bảo cho dù đối thủ có là Tôn đại binh pháp gia tái xuất hoặc là bất kỳ người nào các hạ cũng đối phó được. Hôm nay được gặp quả là danh bất hư truyền.
Cửu Dương bỏ qua mấy lời lọt tai, nói:
- Không cần nói tốt làm gì, ta biết mục đích của các người nhưng câu trả lời của ta vẫn là không thể nào.
Tiêu Phong ngồi trên sàn nhà nhìn Cửu Dương bằng ánh mắt như không biết Cửu Dương đang nói gì, Nhạc Chung Kỳ chạy vào thư phòng đến bên Tiêu Phong nói:
- Lúc nãy mạt tướng nói với ngài ấy hiện thời nội chánh triều đình hỗn loạn, ngoại chánh lại càng tệ hại, tam mệnh đại thần không những hối lộ của dân mà còn cấu kết với quan địa phương thu nhập bạch phiến từ các bến cảng, dụ dỗ thanh thiếu niên đi theo con đường hút xách bỏ bê chuyện học hành. Chẳng chuyện xấu xa gì mà ba người này không làm. Dân chúng kinh thành dưới quyền cai trị của toán binh áo đỏ ngày nào cũng nếm mùi máu tanh trong miệng nhưng không ai dám lên tiếng, hằng ngày cuộc sống của người dân đau khổ vô cùng.
Nhạc Chung Kỳ nói tới đây quay sang Cửu Dương nói thêm chuyện Át Tất Long và Tô Khắc Táp Cáp làm giao dịch với công ty Đông Ấn của Anh, nhập vào nước một lượng thuốc phiện cực lớn. Đỉnh điểm vào tuần rồi người Anh mang đến bốn mươi ngàn thùng nha phiến, mỗi thùng có khối lượng gần một tạ, nhẩm tính, người Anh đã mang vào gần ba ngàn tấn thuốc phiện hằng năm. Hàng chục triệu người dân mê muội trong ảo giác do thuốc phiện mang lại. Hiếu Trang đã liên tiếp ban nhiều sắc lệnh cấm thuốc phiện nhưng bất thành. Dường như triều đình càng ngăn cấm, người dân hút càng nhiều. Đám thương nhân mang thuốc phiện vào bến cảng ngày càng dày đặc với sự tiếp tay của Át Tất Long và Tô Khắc Táp Cáp. Thuốc phiện được đưa vào theo kiểu tàu buôn neo ở ngoài khơi, xa bờ một quãng, khỏi hải phận và bọn buôn lậu chèo thuyền nhỏ ra chở thuốc phiện vào bờ để phân phối lại cho đầu nậu, đầu nậu cung cấp cho con nghiện.
Nhạc Chung Kỳ nói xong không thấy Cửu Dương phản ứng, lại nói:
- Tại hạ hiểu giữa người Hán và người Mãn có một khoảng cách, nhất là sau trận đánh Thiên Sơn càng làm cho khoảng cách này lớn hơn nhưng ngũ hành biến hóa luôn luôn, bốn mùa thay đổi không ngừng, ngày có lúc ngắn lúc dài, trăng hết khuyết thì lại tròn. Người Mãn người Hán chỉ cách nhau bằng một âm gọi, ranh giới chủng tộc vì vậy rất mong manh mà dân chúng trong lúc này lại rất cần một minh quân bình định thiên hạ. Các hạ là một người văn võ toàn tài khiến cho người khác phục sát đất, nếu hoàng thượng được các hạ giúp đỡ không phải chuyện lấy lại binh quyền từ tay tam mệnh đại thần để giúp dân là sớm muộn hay sao?
Lời của Nhạc Chung Kỳ không chạm vào được Cửu Dương. Cửu Dương chờ Nhạc Chung Kỳ nói xong, nhìn Tiêu Phong nói:
- Ngươi đã có Sách Ngạch Đồ nổi tiếng khắp thiên hạ là một người kín đáo cẩn trọng, còn có Tô Khất trung nghĩa cương trực, Sách Ni và Long Khoa Đa, hai người này mỗi một hành động đều có thâm ý. Chỉ với bốn người ta vừa nói đó, tận dụng trí tuệ của họ giúp cho ngươi thì đã có thể đè bẹp uy phong của tam mệnh đại thần. Lại nữa trong sở quân cơ tài thần dũng sĩ đếm cũng không hết được, tất cả đều có thể giúp cho ngươi, không cần ta hợp mưu.
Tiêu Phong còn chưa trả lời. Nhạc Chung Kỳ nói:
- Những người mà các hạ vừa nhắc chỉ biết suy nghĩ trường trị cửu an, không thể bày mưu đặt chước đối phó tam mệnh đại thần.
Cửu Dương im lặng, Nhạc Chung Kỳ tiếp:
- Chúng tôi phải làm thế nào mới thuyết phục được các hạ giúp chúng tôi tìm cách đối phó tam mệnh đại thần, đối phó tệ nạn phúc thọ cao?
Cửu Dương không cần suy nghĩ, nhìn Tiêu Phong nói:
- Nếu ngươi cam lòng chịu chết, ta sẽ làm theo ý nguyện của hắn tìm cách đối phó tam mệnh đại thần.
Lời này của Cửu Dương tạo thành bầu không khí u ám bao trùm toàn diện.
Nhạc Chung Kỳ cố kiềm chế cơn giận đang nổi lên như núi lửa đang chuẩn bị phun trào, nói:
- Tại hạ biết sau huyết án hồi cương, kiếm, đao, tiêu, súng trường, thậm chí là đại bác của người trong hội phục Minh tất cả đều chĩa vào phủ Viễn tướng quân, quyết chí giết chết ngài nhưng dù cho có giết được ngài cũng không thể quay ngược được tình hình.
Cửu Dương vẫn nhìn Tiêu Phong nói:
- Ngươi giết rất nhiều người trong trận đánh Nam lộ Thiên sơn, thiêu hủy các phân đà khắp nơi, phàm ai có chút ít huyết khí cũng không để ngươi tiếp tục sống.
Nhạc Chung Kỳ định phản bác lời Cửu Dương, Tiêu Phong nói:
- Xin mời.
Tiêu Phong dứt lời nhặt một thanh phi đao trên sàn nhà đưa cho Cửu Dương. Cửu Dương cất miếng ngọc vào trong áo cầm lấy phi đao, Nhạc Chung Kỳ nói:
- Không được! Các hạ không thể giết ngài ấy, ngài ấy không thể chết! Nếu các hạ giết ngài ấy sẽ không còn ai điều khiển binh đoàn Chính Bạch Kỳ!
Tiêu Phong nói:
- Tô Khất có thể điều khiển Chính Bạch Kỳ.
Đoạn nhìn Cửu Dương, Tiêu Phong nói thêm:
- Hôm nay các hạ cầm đao cắt đầu tại hạ, sau đó trách nhiệm chống đối tam mệnh đại thần xin giao lại cho các hạ quán xuyến.
Cửu Dương nghe lời Tiêu Phong thành khẩn như một tội đồ sám hối, nhủ bụng nếu chàng còn không mau ra tay, đây là cơ hội ngàn năm một thuở, trả thù cho các vong linh của các huynh đệ trong hội. Nhưng một suy nghĩ cũng đột nhiên nổi lên trong đầu chàng, sự mâu thuẫn đang giằng xé tâm hồn chàng làm cho lòng chàng quằn quại, đau khổ như một con sâu trong cuống hoa.
Cửu Dương im lặng một chút nhìn Tiêu Phong hỏi:
- Khi cha ngươi tử chiến trên sa trường ông ấy hưởng dương năm mươi sáu tuổi, năm nay ngươi còn chưa qua hai mươi lăm tuổi, đã mất mạng, ngươi không thấy cuộc đời quá ngắn hay sao?
Tiêu Phong im lặng.
Cửu Dương chờ một chút không nghe Tiêu Phong trả lời, nâng thanh đao lên. Tiêu Phong vẫn không nói không rằng, không gật đầu cũng không lắc đầu, bốn con ngươi sâu hút giao nhau.
Phập một tiếng vang lên. Nhạc Chung Kỳ giật nẩy người, khi hoàn hồn mới hay thanh phi đao không cắm vào mình Tiêu Phong mà cắm vào chồng sớ tâu. Nhạc Chung Kỳ tròn mắt nhìn Cửu Dương.
- Tại sao các hạ không xuống tay?
Tiêu Phong cũng ngạc nhiên hỏi Cửu Dương.
Cửu Dương không trả lời, dường như chàng đã khám phá con người thật của Tiêu Phong. Những tia sát khí trong mắt Cửu Dương tan biến dần.
Cửu Dương im lặng một chút đáp:
- Tô Khất không đủ từng trải. Những người điều khiển được đoàn quân Chính Bạch Kỳ phải là những người có đôi bàn tay đẫm máu.
Tiêu Phong nói:
- Xem ra tại hạ đối với các hạ còn có chút dùng được?
Cửu Dương nói:
- Ngươi không phải lý do ta hạ thanh đao.
Tiêu Phong nghe Cửu Dương trả lời, đưa mắt nhìn chồng tấu sớ.
- Thì ra những tờ giấy đó đã cứu mạng tại hạ.
Cửu Dương gật đầu:
- Trong chuyện “Sa sát tử” lần này, ngươi đã tận tâm tận sức phục vụ cho dân. Cho nên trong lúc này nếu ta giết ngươi thì không phải là giết một ôn quan mà là một vị quan thanh liêm. Tuy rằng ta trả được thù cho những huynh đệ của ta nhưng thiên hạ bá tánh lại mất đi một vị quan tốt.
Tiêu Phong ôm quyền:
- Đa tạ quá khen, thật không ngờ người có đôi bàn tay nhuộm đầy máu tanh như tại hạ lại được nghe một lời như vầy.
Cửu Dương nói:
- Ta thấy được sự tàn nhẫn của ngươi, cũng thấy được sự từ bi của ngươi.
Nhạc Chung Kỳ nói:
- Các hạ nói vậy chẳng lẽ đã đồng ý cùng chúng tôi giúp hoàng thượng đối phó tam mệnh đại thần?
Cửu Dương nói:
- Phổ biến hành chánh, tạo phúc cho dân, những chuyện này hợp tâm nguyện các người cũng hợp tâm ý ta. Nhưng các người giữ ta lại cạnh bên, như là thấy lửa không sợ bỏng, thấy rắn không sợ cắn trúng sao?
Tiêu Phong chưa trả lời, Nhạc Chung Kỳ cười nói:
- Nếu các hạ không giúp hoàng thượng sớm muộn gì trận nội chiến cũng xảy ra, lúc tam mệnh đại thần đoạt được toàn bộ binh quyền chúng tôi cũng chỉ có con đường chết thôi.
Cửu Dương nghe nhắc Khang Hi, nhìn Tiêu Phong nói:
- Ta thấy ngươi đối với hoàng thượng của ngươi nhất mực tận trung, thủy chung không có bất kỳ đề phòng nào, nhưng gần vua như gần cọp, mà ngươi cũng không khác Ngao Bái, trong tay hai người đều nắm một số binh quyền quyết định vận mệnh đại Thanh. Ta có năm câu này muốn tặng ngươi.
Tiêu Phong mỉm cười nói:
- Tại hạ sẵn sàng được nghe.
Cửu Dương nói:
- Phong thần Thanh vận
Nhân nghĩa đôn hậu
Phúc thọ miên trường
Vị cập nhân quân
Cửu Dương nói xong để cho Tiêu Phong yên lặng đeo đuổi ý nghĩ riêng trong đầu.
Nhạc Chung Kỳ khẽ cau mày:
- Lời của các hạ đều là ý tốt, nhất là câu cuối, vị cập nhân quân, câu này là chỉ hoàng thượng đăng cơ làm hoàng đế, phúc thọ lâu dài, mai này sẽ mang đến hạnh phúc cho vạn dân.
Cửu Dương gật đầu, Nhạc Chung Kỳ vẫn cau mày nói:
- Nhưng khi nãy các hạ nói tặng Phủ Viễn tướng quân năm câu, nhưng lúc nãy chỉ đọc bốn câu, xin hỏi câu cuối cùng là gì?
Cửu Dương nói:
- Ngộ cẩu bất cát.
Nhạc Chung Kỳ nhíu chặt hai hàng lông mày suy nghĩ bốn chữ “Ngộ cẩu bất cát” của Cửu Dương, một lát sau lắc đầu nói:
- Tại hạ không hiểu chữ “cát” cuối cùng trong câu Ngộ cẩu bất cát. Bốn câu thơ trước, các hạ nói hoàng thượng là một nhân quân, trong tương lai sẽ thành công đoạt lại binh quyền từ tay tam mệnh đại thần nhưng câu thứ năm thì lại nói hoàng thượng sẽ gặp phải chướng ngại vật, “bất cát” nghĩ là không được cát tường, phải chăng? Nhưng nếu tam mệnh đại thần đã bị tiêu diệt rồi thì chướng ngại vật cuối cùng là gì đây?
Tiêu Phong như đọc thấu những ý nghĩ của Cửu Dương, im lặng không nói.
Cửu Dương nhìn Nhạc Chung Kỳ, trả lời:
- Tuy rằng tam mệnh đại thần rất đáng sợ đối với mọi người nhưng thực ra ba người này đối với Khang Hi chỉ là những con chó nhỏ thôi. Sau này Khang Hi lấy lại được binh quyền từ tay ba người đó rồi sẽ phiền não về một con chó khác, tuy là nó rất trung thành với chủ nhân của nó nhưng chủ nhân của nó lại nghi kỵ nó, tìm cách trừ đi nó, để phòng nó không cắn trả lại. Không quá mười năm, lời này của ta nhất định sẽ ứng nghiệm. Nhưng nếu con chó đó không quá tận trung với chủ không chừng nó sẽ sống thọ hơn.
Lời của Cửu Dương khiến Tiêu Phong sực nhớ đến lời của cha chàng, người đã từng nói với chàng trước khi qua đời, những lời nói của người đã ám ảnh chàng, mãi cho tới ngày hôm nay, những lời lẽ tuyệt vọng, như vết chàm khắc sâu vào tim chàng.
Tiêu Phong nói:
- Cho dù tương lai nghiệt ngã thế nào tại hạ vẫn một lòng tận trung với chủ nhân của mình.
Cửu Dương thở ra:
- Thế là ta chẳng còn cơ hội phục hận nữa rồi! Ngươi sẽ không sống được bao lâu nữa! Cái ngày hoàng thượng của ngươi chính thức lấy lại binh quyền từ tay Ngao Bái cũng sẽ lập tức loại bỏ những người có địa vị trong triều, để những người đó không nuôi dã tâm tiếm vị. Đến chừng đó nhất định máu sẽ chảy thành sông.
Nhạc Chung Kỳ đã hiểu ra ý nghĩa trong câu nói thứ năm của Cửu Dương, đưa mắt nhìn Tiêu Phong. Tiêu Phong nói:
- Như vậy cũng không hẳn là chuyện xấu xa, vì sau khi tại hạ chết rồi chẳng phải món nợ tiêu diệt bang hội của các hạ chẳng cần các hạ phải nhọc công đi đòi nữa sao?
Cửu Dương cười bi thiết nói:
- Đêm nay ta tha mạng cho ngươi nhưng mai này ta muốn tự tay đánh bại và lấy thủ cấp của ngươi để trả thù cho các bằng hữu trong hội phục Minh. Ta hy vọng cái ngày ta đến tìm ngươi giữa hai chúng ta sẽ có một trận tỉ thí công bằng với nhau, nhất là ngươi sẽ không vì một miếng ngọc mà bị chết oan.
Tiêu Phong cũng cười nói:
- Lúc nãy chẳng phải Nhạc tướng quân nói ngũ hành luôn thay đổi hay sao? Biết đâu thời cuộc trong tương lai cũng sẽ đổi thay, tới chừng đó chỉ cần các hạ chọn một địa điểm giao đấu, tại hạ sẽ sẵn sàng đến đó chờ các hạ đại giá quang lâm.
Cửu Dương cảm thấy không thể nào thuyết phục được khối đá lì lợm này nữa, lặng lẽ quay đi.
Nhạc Chung Kỳ đưa mắt nhìn theo Cửu Dương, vừa nhìn chiếc bóng Cửu Dương khuất trên hành lang vừa dìu Tiêu Phong đứng lên. Tiêu Phong bị thương không nhẹ, ôm lấy ngực thở từng hơi nặng nề, ngồi phịch xuống ghế. Những chiếc lồng đèn treo trong thư phòng bị một cơn gió thình lình len vào thổi tắt cả, khiến cho bóng tối bao trùm khắp nơi. Không gian bên ngoài cũng đen ngòm như một cái hố sâu, trên trời chỉ còn sót lại một vài ngôi sao.
(còn tiếp)
Danh sách chương