Tào Thuần thay Trương Liêu giữu chức Đại đô đốc U châu. Triệu Doãn và Từ Hoảng thì trở về Nghiệp Đô có việc khác làm.

Kể từ đó, vị trí Thái thú Lũng Tây bị khuyết. Mạnh Kiến tiếp nhận chức vụ của Từ Thứ, tạm lĩnh chức vụ Thái thú Lũng Tây.

Có điều một số vị trí chủ yếu là sắp xếp để giúp Tào Bằng chinh phạt Ích châu.

<!--Ambient video inpage desktop-->

Đợi sau khi trận chiến Ích châu chấm dứt, Mạnh Kiến sẽ đảm nhận thái thú quận Cao Câu Lệ, đóng ở thành Quốc Nội.

Trước khi Tào Bằng nhận chức Chinh Tây Đại tướng quân, Tào Tháo đã nói rõ nên Mạnh Kiến không có ý gì khác.

Nay Tào Hưu là thái thú Kim thành, lại thêm chức Tây Bộ đô úy, tổng lĩnh sự việc của rợ Khương.

Ý Tào Tháo muốn trong năm nay thiết lập phủ Đại hành ở Kim thành, Đô đốc tộc Khương. Mà người chọn cho phủ Đại Hành cũng chính là Tào Hưu. Sở dĩ, mọi việc còn chưa công bố đó phần lớn là còn do chiến sự Ích Châu.

Số lương nhân sự thay đổi rất nhiều. Chẳng hạn như Tô Tắc về tới Nghiệp đô thì lĩnh chức Thái thú Ngụy quận, đô úy Nghiệp thành...

Trong thời gian hai năm, toàn bộ Lương châu có sự thay đổi mạnh mẽ khiến cho Tào Bằng cũng không kịp phản ứng.

Cũng may gốc rễ của hắn cũng không bị động tới nhiều lắm.

Ngay sau hôm Tào Bằng tới Lâm Thao, thái thú Võ Đô là Cổ Tinh, Nam bộ Đô Úy Hác Chiêu và phó trung lang tướng Trương Cáp đều tới báo danh. Sau khi bàn bạn xong, Tào Bằng lấy Trương Cáp và Hác Chiêu làm tiên phong, lĩnh ba vạn binh mã, chia thành hai đường tiến vào Hán Trung. Tào Bằng thì lĩnh bốn vạn binh mã đóng ở trung quân, hội họp với Sa Ma Kha, Vương Bình ở Vũ Lăng rồi thẳng tiến tới Hán Trung. Ngoại trừ đó ra, còn có năm vạn binh mã ở Vũ Đô làm hậu quân, đảm bảo cho con đường lương thảo được thông suốt.

Sau khi sắp xếp xong, quân Tào chính thức xuất phát về Hán Trung.

Ngày mùng hai, tháng hai năm Kiến An thứ mười bảy, cùng một ngày với quân Tào xuất phát, thái thú Hán Trung là Thạch Thao cũng nhận được thư của Mạnh Đạt từ cửa Bạch Thủy.

Mạnh Đạt đồng ý mở cửa Bạch Thủy, chính thức quy hàng Tào Tháo.

Tin tức này vừa tới khiến cho Thạch Thao vô cùng mừng rỡ.

Y hỏa tốc lệnh cho Điển Mãn, Hứa Nghi từ Miện Dương tới tiếp nhận cửa Bạch Thủy.

Nhưng không ngờ hai người Điển Mãn và Hứa Nghi tới cửa Bạch Thủy liền rơi vào phục kích của quân Thục. Điển Mãn và Hứa Nghi liều chết cuối cùng cũng xông ra khỏi đám loạn quân mà rút về. Quân Thục liền bày phòng tuyến ở cửa Bạch Thủy ngồi chờ quân Tào tới. Không khí của trận đại chiến càng lúc càng dày khiến cho hết sức căng thẳng.

- Tên cẩu tặc Mạnh Đạt thay đổi thất thường, làm cho Điển tướng quân và Hứa tướng quân bị thua.

Khi Tào Bằng tới Nam Trịnh, quân Tào đã ổn định được tiền tuyết.

Trận chiến ở cửa Bạch Thủy, mặc dù quân Tào tổn thất nặng nề nhưng không ảnh hưởng tới gôc rễ. Hai người Điển Mãn và Hứa Nghi bị thua lui về Miện Dương liền chỉnh đốn binh mã, thủ vững không ra. Thạch Thao nhận tội, báo cáo tình hình v Tào Bằng.

Tào Bằng và Pháp Chính nhìn nhau rồi cùng thở dài.

- Chỉ sợ trận chiến này không phải do Mạnh Đạt phản mà là kế của Gia Cát Lượng.

Lúc này, chỉ sợ Mạnh Đạt đã trở thành tù nhân, thậm chí là bị Gia Cát Lượng giết chết. Đáng tiếc là Tử Độ không quyết đoán từ trước, đầu thân vào chỗ khác. Trận chiến này thật sự là sơ xuất của ta.

Mạnh Đạt chắc chắn bị giết.

Cho dù chư chết thì có lẽ cũng đã trở thành tù nhân, sớm muộn gì cũng khó thoát chết.

Tào Bằng nhíu mày, mà trầm tư.

Còn Pháp Chính sau lúc thất thần, lập tức trở lại bình thường, đè nén đau thương, cẩn thận hỏi tình hình.

- Ngươi nói là binh mã của Gia Cát Lượng không sợ đao thương? Nếu là một người khác nói vậy có lẽ Pháp Chính đã nghi ngờ y cố tình gây rối, dao động lòng quân.

Nhưng Thạch Thao thì khác. Mặc dù, y không phải người đi theo Tào Bằng sớm nhất nhưng cũng là người phụ tá lâu đời dưới tay Tào Bằng. Lòng trung thành của Thạch Thao với Tào Bằng không cần phải nói nhiều. Hơn nữa, Pháp Chính từng tiếp xúc với Thạch Thao nên có một sự hiểu biết rất rõ. Đó là một người thật thà...

Nhưng trên đời này thật sự lại có người không sợ đao thương?

Thạch Thao nói:

- Viên Đức tướng quân phái người hồi báo rằng quân Thục được trang bị hết sức kỳ lạ, không sợ đao thương, rất khó ngăn cản. Với khả năng của Viên Đức tướng quân, muốn chém giết đối phương cũng rất khó khăn. Hơn nữa, những người đó sử dụng nỏ ngắn, tên độc, đi lạnh cực nhanh, rất khó đối phó. Hứa tướng quân cũng phái người tới báo rằng đối phương không cần thuyền vẫn vượt qua được Bạch thủy, hết sức quái dị. Xin Đại tướng quân định đoạt.

Nỏ ngắn tên độc?

Pháp Chính thốt lên:

- Chẳng lẽ là quân Nam man?

Tào Bằng ngẩng đầu lên nhìn Thạch Thao nói:

- Đằng Giáp Binh? Chẳng lẽ trên đời này thật sự có Đằng Giáp Binh?

Mặc dù thời gian đã lâu nhưng hắn vẫn còn nhớ rất rõ. Tào Bằng vẫn còn nhớ rõ, trong Tam quốc diễn nghĩa, khi Gia Cát Lượng bảy lần bắt Mạnh Hoạch, Mạch Hoạch từng mời Ngột Đột Cốt dẫn quân Giáp mây tham chiến khiến cho quân Thục tổn thất nặng. Cuối cùng, Gia Cát Lượng sử dụng hỏa công tiêu diệt đối phương mới có giai thoại lưu truyền thiên cổ về bảy lần bắt Mạnh Hoạch. Có điều trong chính sử không ghi lại về Đằng Giáp Binh. Vì vậy mà khi Thạch Thao thuật lại tình hình trận chiến, Tào Bằng cũng không nghĩ tới việc này. Nhưng khi Thạch Thao miêu tả cụ thì thì rõ ràng đó chính là Đằng Giáp Binh.

Mà Pháp Chính nhắc tới quân Nam Man lại cùng đúng với suy nghĩ của Tào Bằng.

Chẳng lẽ đó chính là Đằng Giáp Binh?

Pháp Chính từng sống ở Ích châu một thời gian cho nên cũng biết một chút về Nam man.

Khi nghe thấy Tào Bằng nói tới ba chữ Đằng Giáp Binh Pháp Chính lặng đi một chút rồi gật đầu nói:

- Ba chữ đó cũng đúng. Khi ta ở Ích châu cũng từng nghe người ta nói Nam man có một loại mây, sau khi sống được trăm năm hết sức cứng cỏi. Dân bản xứ lấy nó bện thành giáp có thể tương đương với giáp nhẹ, chống được tên nỏ, đao thương không thể chém vào, gặp nước không chìm. Nhưng ta mới chỉ nghe người ta nói tới mà chưa hề gặp. Theo như lời Nghiễm Nguyên nói thì phương thức chiến đấu này có lẽ xuất phát từ Nam man. Chẳng lẽ, Lưu bị ở đó hai năm lại tìm được mối liên hệ với họ? Nếu vậy thì hơi rắc rối.

Tào Bằng nghe thấy vậy thì mỉm cười.

- Đằng Giáp Binh không có gì đáng lo, ta có cách tiêu diệt. Quan trọng ở đây, lần này, Gia Cát Lượng đóng quân ở cửa Hà Manh, lại có quân Nam man tới đây thực sự là rất rắc rối. Nghiễm Nguyên! Ngươi lập tức phái người tới Miện Dương thông báo cho hai vị huynh trưởng của ta, nói họ thủ vững không ra. Đợi khi ta tới xem xét tình hình. Còn có, ta không hy vọng xảy ra tình huống giao chiến với binh giáp mây nữa. Cần phải có sự chuẩn bị mới tốt.

Tào Bằng nhớ rõ khi Gia Cát Lượng tấn công Nam man gặp rất nhiều rắc rối.

Đương nhiên bây giờ, Tào Bằng không cần phải lơ lắng tới địa hình đặc biệt của Nam man. Nhưng một chút sự hiểu biết vẫn cần phải trinh thám. Chẳng hạn như lần này quân Nam man xuất binh nào tới đây.

Biết người biết ta trăm trận trăm thắng.

Lần này, Tào Bằng phải đối mặt với Gia Cát Lượng hay cái người mà hơn hai ngày năm sau được mọi người gọi là Gia Cát Khổng Minh.

Mặc dù hắn biết trong Tam quốc diễn nghĩa có phần phô trương cho Khổng Minh.

Nhưng một khi phải đối đầu, Tào Bằng hết sức cẩn thận.

Pháp Chính không nhịn được lên tiếng:

- Nhưng cho dù vậy thì tốc độ tiến quân của ta cũng sẽ chậm đi.

Tào Bằng cười to:

- Gia Cát Lượng nghĩ ta nóng lòng tiến quân cho nên mới dồn binh tới cửa Hà Manh, đích thân đốc chiến. Thật ra ta không hề sốt ruột. Trước khi ta rời Cao Lệ từng có người nói với ta rằng, nước đầy thì tràn, tốt quá hóa hỏng. Y còn nói với ta rằng, nếu chiến sự ở Ích châu nổ ra, ta không nên là người đầu tiên tiến vào Thành Đô... Vì vậy mà ta cũng không quan tâm. Bây giờ cứ ở cửa Hà Manh quyết chiến với Gia Cát Lượng. Truyền lệnh của ta, tả quân Trương Cáp, hữu quân Hách Chiêu không được vọng động. Lệnh cho Hoàng Trung làm tiên phong, Quách Hoài làm tham quân, xuất phát tới Miện Dương. Ta sẽ theo sau đốc quân. Để xem đám Nam binh trong truyền thuyết lợi hại tới mức nào.
Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện