Bọn ta ở khách điếm Mạnh gia cả buổi sáng, đến lúc chạng vạng người của Mạnh gia mới đưa cha của Mộc Nhiên trở lại. May mắn ta đã cho người nói trước với ông ấy Mộc Nhiên ở chỗ ta, nếu không ông ấy sẽ không thong thả mà đi đến chiều muộn thế này. Tiểu Lang an bài tốt nơi ở cho họ, rồi mới rảnh rỗi cùng ta đi hỏi thăm cha Mộc Nhiên chuyện ban ngày.
Ta đoán không sai, cha của muội ấy chính là muốn Trung Lương Giáp sư phụ nhận muội ấy làm đệ tử. Nói ra thì cũng một phần vì ông lo cho nữ nhi nhà mình, con bé không nói được, lại có phần ngây thơ, nếu chẳng may ông có mệnh hệ gì thì nàng biết phải làm sao.
Hồi trẻ ông ấy từng đi lính, một thời gian dài không có tin tức. Nương muội ấy một mình sinh muội ấy ra, nuôi muội ấy đến năm 3 tuổi thì đột ngột qua đời để lại muội ấy một mình.
May mắn là năm đó một lão nương tốt bụng đã cưu mang muội ấy, nhưng cũng vì nhà nghèo không có tiền chẩn bệnh nên bệnh tình muội ấy mới ngày một nghiêm trọng. Mãi sau lúc ông trở về thì nương tử đã không còn, nữ nhi duy nhất lại vì một trận sốt thập tử nhất sinh mà mất đi giọng nói, trí thông minh cũng dừng lại ở lúc 8 tuổi.
Ta không biết trong khoảng thời gian dài dằng dẳng 5 năm trời như vậy, một tiểu cô nương mới 3 tuổi không cha không mẹ đã phải sống thế nào. Ta nghe kể lại mà nước mắt không kìm được lặng lẽ rơi bên khóe mắt.
Ta âm thầm cảm kích ông trời, Mộc Nhiên mặc dù hơi ngờ nghệch nhưng muội ấy rất ngoan, nghe hiểu tất cả mọi thứ người khác nói, chỉ là không thể nói được. Ông trời lấy đi của muội ấy giọng nói cùng trí thông minh, lại cho muội ấy một tâm hồn thuần khiết và trong sáng nhất, khiến người ta muốn yêu thương, bảo bọc.
Ta khó lòng hình dung một người phụ nữ như nương muội ấy, một mình nuôi con đã gặp phải những chuyện gì, còn cả lí do mất ta nghe qua cũng khá mơ hồ, tuy tò mò là thật nhưng không thể đào sâu vết thương của người ta cũng là thật, ta hiểu.
Mấy ngày sau, một thiếu niên mặt mày cương trực, khí tức quanh người đều toát ra cảm giác của một người từng luyện võ, còn là loại vô cùng kiệt suất xuất hiện trước khách điếm Mạnh gia. Nghe Tiểu Trúc thuật lại y tự xưng là đệ tử của sư phụ Trung Lương Giáp đến tìm Đào bá bá _ chính là cha của Mộc Nhiên.
Nghe người kể lại, y ngồi cùng Đào bá khá lâu, trước khi đi còn dặn hai tuần nữa sau kỳ thi ở Minh gia hãy đưa
Mộc Nhiên đến Trung Lương Đường gặp sư phụ. Ta nghe cái tên Trung Lương Đường này cảm thấy cực kỳ lạ lẫm.
Ở kinh thành trước giờ làm gì có nơi nào như vậy chứ.
Nhưng sự tò mò này của ta cũng không kéo dài lâu, vì phạm thúc đã đến mang cho ta một tin tức cực kỳ vui vẻ.
Lúc trước ta hay than vãn mình không được may mắn, có lẽ ông trời đã nghe thấu lòng ta, liên tiếp mang tới cho ta nhiều chuyện vui như vậy. Ta hạnh phúc đến mức ra khỏi Hoa phủ cũng không kìm được sự vui vẻ trên mặt, vừa đi vừa lẩm nhẩm mấy bài hát may mắn mà ngày nhỏ Tổ Mẫu hay dạy ta.
Lúc đến trước Hi viên, ta đã thấy sau hậu viện ngoài Phạm thúc và cha ta, còn có một tiểu đệ đệ. Vẻ mặt đệ ấy rất điềm tĩnh, không có lấy một tia sợ hãi.
Nhìn thấy ta, Phạm thúc đã niềm nở bước đến vui vẻ cho ta biết chuyện ta để xuất lúc trước đã may mắn có kết quả tốt. Thúc ấy cho người âm thầm dò la khắp nơi cũng không thấy người khách bí ẩn mua loại gạo đó, cứ tưởng đã chuẩn bị từ bỏ thế mà lại ngoài ý muốn có phát hiện mới.
Một người làm trong Hi Viên tìm thấy một hiệu gạo nằm ở một con ngõ nhỏ trông khá vắng vẻ, ban đầu không định vào hỏi. Lúc định xoay người bước đi thì tình cờ nghe một tiểu đệ đệ chạy tới hỏi mua, y bèn theo sau, biết được nhà đệ ấy, vội vàng về bẩm báo với Phạm thúc.
Phải nói là từ vị trí nhà đệ ấy cách Hi Viên một khoảng khá xa, đường đi lại cực kì gập gềnh quanh co, đợi lúc
Phạm thúc đến nơi đã là 2 canh giờ sau.
Ta nhìn kỹ đệ ấy, một thân áo bạc đơn sơ, đôi chỗ còn bị rách phải dùng vải thô chắp vá mới có thể mặc tiếp. Đệ ấy trông chừng 13 tuổi, dáng người cao gầy, lại có phần hơi quá gầy.
Ta bái kiến phụ thân, cháo hỏi qua Phạm thúc, lại tiến đến gần đệ ấy: "'Tiểu đệ này, tỷ tỷ có thể gọi đệ là gì nhỉ?"
Đệ ấy nhìn ta đầy điềm tĩnh, bộ dáng cứ như ông cụ non, suy nghĩ một lúc lại mở miệng nói bằng tông giọng trẻ con: "Ta tên là Húc Bằng, tỷ cứ gọi ta là Tiểu Bằng là được. Còn tỷ?"
"Ta là Hoa Chân Tâm, đệ gọi ta Hoa Nhị tỷ tỷ là được."
"Ta nghe lão râu rậm đằng kia nói tỷ muốn tìm ta, là có chuyện gì sao? Sao tỷ lại biết ta"
"Chẳng dấu gì đệ, gần đây ta sắp tham gia một kỳ thi chế biến gạo quan trọng. Chúng ta đều gặp khó khăn loại gạo lật, rất khó chín, khi nấu xong lại vừa cứng vừa khô, còn có mùi khét.
Tình cờ biết được đệ rất hay ghé đến mua, trong khi rất hiếm người thật sự mua nó, thế nên mạo muội cho người mời đệ đến đây hỏi thăm một chút. Nếu đệ không ngại, có thể nói cho ta đệ làm thế nào chế biến loại gạo này không."
Đệ ấy nhìn ta như nhìn một sinh vật lạ, vẻ mặt cực kỳ ngạc nhiên như thể nhà ta bán gạo tất nhiên phải biết chế biến nó hơn đệ ấy. Đệ ấy nhanh chóng thu lại biểu cảm trên gương mặt mình, hắng giọng nói:
"Ta chẳng qua là cũng học lại từ mẫu thân, người lúc còn sống từng nói gạo này người thường không bao giờ ăn, nhà ta nghèo chỉ có thể mua loại này, giá rẻ nếu biết nấu cũng sẽ rất ngon, cũng rất bổ dưỡng. Người còn chỉ ta cách chế biến nó nữa."
Nói đến đây đệ ấy giọng đệ ấy như hơi ngậm ngùi, gương mặt giãn ra nhớ về quá khứ vui vẻ trước kia bất giác mỉm cười, lại tiếp tục: "Kỳ thật nấu cũng rất đơn giản. Tỷ có từng chăm trẻ con chưa."
Đệ ấy nói đến đây giọng điệu cũng mềm mại đi đôi chút, nụ cười dịu dàng xuất hiện trên gương mặt non trẻ: "Gạo này cũng như một đứa trẻ bướng bỉnh, cần phải yêu chiều. Không được nấu quá lâu, cũng không thể nấu quá vội.
Cần phải điều chỉnh độ lửa vừa phải, trước khi nấu lại ngâm qua nước một chút cho gạo mềm ra, khi nấu cho thêm nhiều nước một chút.
Nó như một đứa trẻ thích mềm không thích cứng, phải dịu dàng đối xử với nó. Bản chất mùi khét và sự thô cứng của gạo sau khi nấu mà mọi người hay nói đều là do nấu quá lâu mà ra. Cũng như trẻ con có thể chiều nhưng không thể chiều quá sẽ dễ hư.
Tỷ chỉ cần chú ý mấy điều này khi nấu, thì khi gạo chín sẽ vô cùng ngoan ngoãn, độ dẻo vừa phải, chín dẻo thơm ngon, cực kỳ bổ dưỡng. Khi tỷ đối xử tốt với chúng cũng sẽ đối xử lại với tỷ cực kỳ tốt."
Nếu các nàng cảm thấy vui vẻ khi đọc truyện của ta, hãy cho ta 1 like hoặc 1 comment để ta có thể hiểu các nàng nhiều hơn như cách các nàng dần dần hiểu rõ hơn nhân vật của ta vậy. Ta luôn luôn vui lòng đón nhận mọi lời khen chê mang tính tích cực khích lệ của các nàng.
Ta đoán không sai, cha của muội ấy chính là muốn Trung Lương Giáp sư phụ nhận muội ấy làm đệ tử. Nói ra thì cũng một phần vì ông lo cho nữ nhi nhà mình, con bé không nói được, lại có phần ngây thơ, nếu chẳng may ông có mệnh hệ gì thì nàng biết phải làm sao.
Hồi trẻ ông ấy từng đi lính, một thời gian dài không có tin tức. Nương muội ấy một mình sinh muội ấy ra, nuôi muội ấy đến năm 3 tuổi thì đột ngột qua đời để lại muội ấy một mình.
May mắn là năm đó một lão nương tốt bụng đã cưu mang muội ấy, nhưng cũng vì nhà nghèo không có tiền chẩn bệnh nên bệnh tình muội ấy mới ngày một nghiêm trọng. Mãi sau lúc ông trở về thì nương tử đã không còn, nữ nhi duy nhất lại vì một trận sốt thập tử nhất sinh mà mất đi giọng nói, trí thông minh cũng dừng lại ở lúc 8 tuổi.
Ta không biết trong khoảng thời gian dài dằng dẳng 5 năm trời như vậy, một tiểu cô nương mới 3 tuổi không cha không mẹ đã phải sống thế nào. Ta nghe kể lại mà nước mắt không kìm được lặng lẽ rơi bên khóe mắt.
Ta âm thầm cảm kích ông trời, Mộc Nhiên mặc dù hơi ngờ nghệch nhưng muội ấy rất ngoan, nghe hiểu tất cả mọi thứ người khác nói, chỉ là không thể nói được. Ông trời lấy đi của muội ấy giọng nói cùng trí thông minh, lại cho muội ấy một tâm hồn thuần khiết và trong sáng nhất, khiến người ta muốn yêu thương, bảo bọc.
Ta khó lòng hình dung một người phụ nữ như nương muội ấy, một mình nuôi con đã gặp phải những chuyện gì, còn cả lí do mất ta nghe qua cũng khá mơ hồ, tuy tò mò là thật nhưng không thể đào sâu vết thương của người ta cũng là thật, ta hiểu.
Mấy ngày sau, một thiếu niên mặt mày cương trực, khí tức quanh người đều toát ra cảm giác của một người từng luyện võ, còn là loại vô cùng kiệt suất xuất hiện trước khách điếm Mạnh gia. Nghe Tiểu Trúc thuật lại y tự xưng là đệ tử của sư phụ Trung Lương Giáp đến tìm Đào bá bá _ chính là cha của Mộc Nhiên.
Nghe người kể lại, y ngồi cùng Đào bá khá lâu, trước khi đi còn dặn hai tuần nữa sau kỳ thi ở Minh gia hãy đưa
Mộc Nhiên đến Trung Lương Đường gặp sư phụ. Ta nghe cái tên Trung Lương Đường này cảm thấy cực kỳ lạ lẫm.
Ở kinh thành trước giờ làm gì có nơi nào như vậy chứ.
Nhưng sự tò mò này của ta cũng không kéo dài lâu, vì phạm thúc đã đến mang cho ta một tin tức cực kỳ vui vẻ.
Lúc trước ta hay than vãn mình không được may mắn, có lẽ ông trời đã nghe thấu lòng ta, liên tiếp mang tới cho ta nhiều chuyện vui như vậy. Ta hạnh phúc đến mức ra khỏi Hoa phủ cũng không kìm được sự vui vẻ trên mặt, vừa đi vừa lẩm nhẩm mấy bài hát may mắn mà ngày nhỏ Tổ Mẫu hay dạy ta.
Lúc đến trước Hi viên, ta đã thấy sau hậu viện ngoài Phạm thúc và cha ta, còn có một tiểu đệ đệ. Vẻ mặt đệ ấy rất điềm tĩnh, không có lấy một tia sợ hãi.
Nhìn thấy ta, Phạm thúc đã niềm nở bước đến vui vẻ cho ta biết chuyện ta để xuất lúc trước đã may mắn có kết quả tốt. Thúc ấy cho người âm thầm dò la khắp nơi cũng không thấy người khách bí ẩn mua loại gạo đó, cứ tưởng đã chuẩn bị từ bỏ thế mà lại ngoài ý muốn có phát hiện mới.
Một người làm trong Hi Viên tìm thấy một hiệu gạo nằm ở một con ngõ nhỏ trông khá vắng vẻ, ban đầu không định vào hỏi. Lúc định xoay người bước đi thì tình cờ nghe một tiểu đệ đệ chạy tới hỏi mua, y bèn theo sau, biết được nhà đệ ấy, vội vàng về bẩm báo với Phạm thúc.
Phải nói là từ vị trí nhà đệ ấy cách Hi Viên một khoảng khá xa, đường đi lại cực kì gập gềnh quanh co, đợi lúc
Phạm thúc đến nơi đã là 2 canh giờ sau.
Ta nhìn kỹ đệ ấy, một thân áo bạc đơn sơ, đôi chỗ còn bị rách phải dùng vải thô chắp vá mới có thể mặc tiếp. Đệ ấy trông chừng 13 tuổi, dáng người cao gầy, lại có phần hơi quá gầy.
Ta bái kiến phụ thân, cháo hỏi qua Phạm thúc, lại tiến đến gần đệ ấy: "'Tiểu đệ này, tỷ tỷ có thể gọi đệ là gì nhỉ?"
Đệ ấy nhìn ta đầy điềm tĩnh, bộ dáng cứ như ông cụ non, suy nghĩ một lúc lại mở miệng nói bằng tông giọng trẻ con: "Ta tên là Húc Bằng, tỷ cứ gọi ta là Tiểu Bằng là được. Còn tỷ?"
"Ta là Hoa Chân Tâm, đệ gọi ta Hoa Nhị tỷ tỷ là được."
"Ta nghe lão râu rậm đằng kia nói tỷ muốn tìm ta, là có chuyện gì sao? Sao tỷ lại biết ta"
"Chẳng dấu gì đệ, gần đây ta sắp tham gia một kỳ thi chế biến gạo quan trọng. Chúng ta đều gặp khó khăn loại gạo lật, rất khó chín, khi nấu xong lại vừa cứng vừa khô, còn có mùi khét.
Tình cờ biết được đệ rất hay ghé đến mua, trong khi rất hiếm người thật sự mua nó, thế nên mạo muội cho người mời đệ đến đây hỏi thăm một chút. Nếu đệ không ngại, có thể nói cho ta đệ làm thế nào chế biến loại gạo này không."
Đệ ấy nhìn ta như nhìn một sinh vật lạ, vẻ mặt cực kỳ ngạc nhiên như thể nhà ta bán gạo tất nhiên phải biết chế biến nó hơn đệ ấy. Đệ ấy nhanh chóng thu lại biểu cảm trên gương mặt mình, hắng giọng nói:
"Ta chẳng qua là cũng học lại từ mẫu thân, người lúc còn sống từng nói gạo này người thường không bao giờ ăn, nhà ta nghèo chỉ có thể mua loại này, giá rẻ nếu biết nấu cũng sẽ rất ngon, cũng rất bổ dưỡng. Người còn chỉ ta cách chế biến nó nữa."
Nói đến đây đệ ấy giọng đệ ấy như hơi ngậm ngùi, gương mặt giãn ra nhớ về quá khứ vui vẻ trước kia bất giác mỉm cười, lại tiếp tục: "Kỳ thật nấu cũng rất đơn giản. Tỷ có từng chăm trẻ con chưa."
Đệ ấy nói đến đây giọng điệu cũng mềm mại đi đôi chút, nụ cười dịu dàng xuất hiện trên gương mặt non trẻ: "Gạo này cũng như một đứa trẻ bướng bỉnh, cần phải yêu chiều. Không được nấu quá lâu, cũng không thể nấu quá vội.
Cần phải điều chỉnh độ lửa vừa phải, trước khi nấu lại ngâm qua nước một chút cho gạo mềm ra, khi nấu cho thêm nhiều nước một chút.
Nó như một đứa trẻ thích mềm không thích cứng, phải dịu dàng đối xử với nó. Bản chất mùi khét và sự thô cứng của gạo sau khi nấu mà mọi người hay nói đều là do nấu quá lâu mà ra. Cũng như trẻ con có thể chiều nhưng không thể chiều quá sẽ dễ hư.
Tỷ chỉ cần chú ý mấy điều này khi nấu, thì khi gạo chín sẽ vô cùng ngoan ngoãn, độ dẻo vừa phải, chín dẻo thơm ngon, cực kỳ bổ dưỡng. Khi tỷ đối xử tốt với chúng cũng sẽ đối xử lại với tỷ cực kỳ tốt."
Nếu các nàng cảm thấy vui vẻ khi đọc truyện của ta, hãy cho ta 1 like hoặc 1 comment để ta có thể hiểu các nàng nhiều hơn như cách các nàng dần dần hiểu rõ hơn nhân vật của ta vậy. Ta luôn luôn vui lòng đón nhận mọi lời khen chê mang tính tích cực khích lệ của các nàng.
Danh sách chương