"Nhất môn hướng hậu, nhất môn tiền." (câu của nhà sư)

"Lưỡng đầu chỉ địa, lưỡng đầu thiên." (câu của cô thôn nữ)

Chiếu theo hai vế đối, thứ tự câu chữ thì cô thôn nữ đem "lưỡng đầu chỉ địa" đối với "nhất môn hướng hậu", còn "lưỡng đầu thiên" thì đối với "nhất môn tiền". Tức là hai cái đầu dưới của thầy trò nhà sư thì cô thôn nữ đem đối với "cái ấy" của con trâu cái, còn hai cái đầu trên của thầy trò nhà sư thì nàng lại đem đối với "cái kia" của mình.

Vị sư già vốn gốc là một nho sinh, mặc dù xuất gia nhưng vẫn còn nặng lòng trần tục, thời điểm dạo ngang qua thôn, nhìn thấy thôn nữ chăn trâu dưới ruộng, tức cảnh sinh tình nên đọc lên hai câu thơ để khoe cái tài văn chương. Sư nghĩ một người nông dân, lại là phận nữ nhi như cô thôn nữ thì không thể đào đâu ra chữ nghĩa để mà đối đáp lại. Ai dè...

Cô thôn nữ chẳng những có thể đối mà còn đối rất thâm, rất xấc!

- Ha ha ha...!

Đối lập với khuôn mặt hầm hầm của hai thầy trò nhà sư, cô thôn nữ kia lại rất vui vẻ, đối xong liền cười phá lên. Tiếng cười mới sảng khoái làm sao...

Bản thân câu đối đã khiến thầy trò nhà sư tái mặt, giờ lại nghe tiếng cười thích chí của cô thôn nữ, bọn họ lại càng giận hơn. Thế là hai thầy trò họ tìm cách bắt bẻ, chỉ trích cô thôn nữ, khép nàng vào cái tội làm nhục người tu hành. Nhưng lần này thầy trò nhà sư đã chọn sai người để bỡn cợt. Cô thôn nữ chẳng phải dạng vừa, lập tức lớn tiếng cãi lại, lý lẽ tràn đầy.

Cứ thế, ba người cãi nhau ngày càng quyết liệt, khiến cho bầu không khí đồng quê vốn đang yên tĩnh bỗng trở nên ầm ĩ khác hẳn mọi ngày.

Trần Tĩnh Kỳ và Bao Tự đứng xem một lúc, rốt cuộc vẫn là bị kéo vào cuộc cãi vã. Hai thầy trò nhà sư lẫn cô thôn nữ, ai cũng đều mong muốn Trần Tĩnh Kỳ và Bao Tự đứng về phía họ. Mà Trần Tĩnh Kỳ, hắn vẫn chưa tỏ thái độ gì, càng không có ý nói ra thân phận, chỉ bảo bọn họ hãy đến huyện đường để được giải quyết.

Thầy trò nhà sư cảm thấy bản thân đã bị làm nhục, quyết ăn thua đủ nên liền đồng ý lên quan. Phần cô thôn nữ, nàng cũng chả thèm sợ, gật đầu, nhảy lên lưng trâu đi luôn.

- Công tử, ngài có ý gì vậy, tại sao không phân xử luôn tại đây? Bản thân ngài không phải là Án sát sứ quận Hà Nam này ư? Bao Tự trông theo thân ảnh cô thôn nữ và hai thầy trò nhà sư đang kéo nhau lên quan, nghi hoặc hỏi Trần Tĩnh Kỳ.

Trần Tĩnh Kỳ mỉm cười, bảo:

- Xử án cũng nên xử ở công đường chứ. Ta nhớ khoảng cách từ đây đến huyện đường cũng không xa lắm. Nào, chúng ta đi theo họ.

Bao Tự dù chưa hiểu được dụng ý, song vẫn cưỡi lừa đi theo.

...

Lên tới huyện đường, thời điểm quan huyện vừa lộ diện, Trần Tĩnh Kỳ liền tiến lại, đem tấm kim bài tượng trưng cho thân phận đưa ra.

Lưu Tuấn Nghĩa - Tri huyện An Khuê - xem qua kim bài, xác định không giả liền khom lưng cúi đầu hướng Trần Tĩnh Kỳ hành lễ ngay tại công đường:

- Ti chức Lưu Tuấn Nghĩa - Tri huyện An Khuê - khấu kiến Án sát sứ đại nhân!

Hả?

Đứng giữa công đường, hai thầy trò nhà sư và cả cô thôn nữ ai nấy đều trố mắt lên nhìn Trần Tĩnh Kỳ. Bọn họ không thể tin được cái người áo vải quần thô này lại là Án sát sứ của quận Hà Nam. Trang phục so với bọn họ cũng chả có tốt hơn bao nhiêu a. Thêm nữa lại còn trẻ như vậy...

"Xem ra ông Án sát sứ này là đang cải trang vi hành."

Cô thôn nữ thầm nghĩ, tiếp tục quan sát Trần Tĩnh Kỳ.

Như cảm nhận được ánh mắt của nàng, Trần Tĩnh Kỳ quay đầu ngó lại, nở một nụ cười.

"Ông cười cái gì chứ? Bộ lừa được người ta thì vui lắm hay sao..."

Cô thôn nữ thu lại ánh nhìn, cúi thấp đầu.

Rầm!

Chợt, một thanh âm va đập vang lên, khiến cho cô thôn nữ phải giật mình. Nàng ngẩng đầu lên thì thấy vị Án sát sứ áo vải quần thô kia đã thế chỗ quan huyện, ngồi vào ghế, xem bộ dáng hẳn là sẽ đích thân phân xử vụ này.

- Quỳ xuống!

Theo lệnh quan, hai thầy trò nhà sư và cô thôn nữ cùng nhau quỳ giữa công đường.

Sau khi hỏi qua một hồi, Trần Tĩnh Kỳ lúc này đã nắm rõ lai lịch của ba người. Hai nhà sư, sư già gọi Nan Ngộ, sư trẻ gọi Minh Tâm, vốn cũng không phải người thôn Đoài. Còn cô thôn nữ, nàng họ Lê, tên Ngọc Chân, chính thị dân ở thôn Đoài, có cha là một thầy dạy học.

"Thì ra thôn nữ này là con của một trí thức, thảo nào lại rành chữ nghĩa như vậy."

Trần Tĩnh Kỳ âm thầm lưu tâm. Hắn tỏ vẻ trầm ngâm một lúc rồi cất giọng:

- Chuyện xảy ra giữa các ngươi, ta đã tận mắt chứng kiến, có nhận xét như sau. Đầu tiên là hai thầy trò nhà sư, các ngươi thân là kẻ xuất gia, đáng ra không nên mở miệng thốt những lời khiếm nhã như vậy. Còn Lê Ngọc Chân, hai câu đối lại của nhà ngươi, nếu đem so sánh với hai thầy trò nhà sư thì quá xấc; thầy trò sư bảo ngươi nhục mạ người tu hành cũng chẳng phải sai.

Quỳ bên dưới, Lê Ngọc Chân có chút không phục:

- Bẩm quan lớn! Nếu không phải hai thầy trò nhà sư này chọc ghẹo, có ý tứ miệt thị dân nữ thì dân nữ làm sao lại hỗn với họ được!

- Dạ bẩm quan lớn! Bần tăng đi ngang qua, trông thấy khung cảnh thôn quê thanh bình, nhất thời cao hứng mà đọc lên hai câu thơ như vậy, cảnh sao thì tả y như thế, trong lòng nào có ý tứ miệt khinh. Cúi mong quan lớn đèn trời soi xét!

Vị sư già Nan Ngộ ngay lập tức biện bạch.

Lê Ngọc Chân dễ gì chịu thua, phản bác ngay.

Trên ghế công đường, Trần Tĩnh Kỳ đập bàn một cái rõ to, buộc cho thầy trò nhà sư và cô thôn nữ Lê Ngọc Chân phải an tĩnh lại.

- Các ngươi cãi vã chẳng qua cũng là chuyện văn chương, nay ta cũng dùng văn chương để giải quyết. Như vầy đi, bây giờ ta sẽ ra câu đối, các ngươi theo đó mà đối lại. Nếu ai đối hay, đối chuẩn thì ta sẽ xử người ấy thắng. Các ngươi đã rõ chưa?

- Dân nữ xin nghe theo ý quan lớn!

Lê Ngọc Chân lập tức đồng ý, gương mặt tràn đầy tự tin.

Vị sư già Nan Ngộ bởi đã biết lai lịch của Lê Ngọc Chân, rõ nàng là con của một thầy dạy học nên trong lòng khó tránh có chút lo ngại, song nghĩ lại bản thân cũng gốc thư sinh, biết nhiều chữ nghĩa nên nhanh chóng an tâm trở lại.

Trần Tĩnh Kỳ cất giọng đọc:

- Huyện môn khai, huyện môn khai, Huyện quan cư chính vị, Huyện nha lưỡng biên bài, dân dã đáo hậu lai.

(Câu này mọi người có thể hiểu đại khái là cửa quan huyện mở ra, ông quan huyện ngồi ở chỗ của mình, huyện nha hai bên, người dân quê đi vào sau)

Câu đối này cũng không có gì cao thâm, Trần Tĩnh Kỳ chỉ đơn giản là tả lại cảnh thăng đường của quan huyện thường ngày.

Vị sư già Nan Ngộ nghe qua câu đối, trong đầu liền nghĩ ngay đến nhà chùa của mình, bèn đối lại rằng:

- Thiền môn khai, thiền môn khai, Thích ca cư chính vị, bồ tát lưỡng biên bài, sư sãi đáo hậu lai.

Vị sư già đối xong, nhẹ nhõm nở một nụ cười, nhìn về phía cô thôn nữ ra bộ dương dương tự đắc.

Trần Tĩnh Kỳ nhìn xuống, trông thấy Lê Ngọc Chân ấp a ấp úng, không khỏi nghi hoặc.

Lẽ nào nàng ta đối không được? Đề hắn ra cũng đâu tính khó.

- Lê Ngọc Chân, thế nào? Ngươi đối được, hay là không đối được, mau nói cho ta rõ.

- Bẩm quan lớn, dân nữ.. có thể đối được, chỉ là...

- Sao?

- Thưa quan lớn, câu đối của dân nữ, sợ rằng sẽ có chút thất lễ.

Thất lễ?

Trần Tĩnh Kỳ nhớ lại câu đối "Lưỡng đầu chỉ địa, lưỡng đầu thiên" trước đó của nàng, bụng thầm nghĩ: "Cô gái này không lẽ lại có ý tục gì..."

Trong dạ hiếu kỳ, hắn mới bảo:

- Lê Ngọc Chân, ngươi cứ việc đối lại, có gì thất lễ ta sẽ bỏ qua. Nhưng mà nhớ là phải đối cho chuẩn.

- Dạ!

Có được sự cho phép của Trần Tĩnh Kỳ, Lê Ngọc Chân liền vui vẻ cười tươi, đọc to lên:

- Âm hộ khai, âm hộ khai, âm vật cư chính vị, âm mao lưỡng biên bài, sư sãi đáo hậu lai!

(Tà: Chắc không cần giải thích đâu nhỉ ^^)
Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện