Hoàng cung chính là nơi ta sinh ra, một chiếc lồng sơn son thiếp vàng nhưng ta vẫn không muốn rời đi bởi vì nơi ấy có những người thân thiết nhất.
Vừa chào đời Kim Vãng Tích đã được Khâm Định hoàng đế và Thành Nguyên hoàng hậu hết lòng thương yêu coi như viên ngọc quý trong tay.
Một tháng sau, Khâm Định hoàng đế tổ chức lễ ban phong hiệu Thiên Tư công chúa và thanh trường kiếm Bạch Ngọc quý giá cho tiểu công chúa trước bá quan văn võ.
Thế lực của Lâm gia có thể nói vững chắc như núi, sáng ngang với Vũ gia, Tạ gia, Bùi gia, Thành Nguyên hoàng hậu càng được hoàng thượng sủng ái hơn trước.
Thân phận công chúa tôn quý, từ nhỏ Kim Vãng Tích được đọc sách, học chữ, luyện kiếm những việc khác không cần đụng tay bởi xung quanh luôn có mười cung nữ hầu hạ.
Kim Vãng Tích là một tiểu công chúa kiên cường, thông minh được hoàng thượng yêu thương ban cho Tư Phong cung nhưng tiểu công chúa không hề biết được nơi đây chính là chiếc lồng son hoa lệ tách biệt mình với thế giới bên ngoài.
Suốt tám năm tiểu công chúa ngoan ngoãn ở trong hoàng cung, trong đầu chưa từng có ý nghĩ sẽ rời khỏi nơi đây nhưng rồi một thiếu niên xuất hiện trong cuộc đời của Kim Vãng Tích.
Người đó không ai khác chính là Quảng Văn hầu Lý Thiệu Văn con trai của Lý thiếu bảo Lý Cử Chính mới nhậm chức và Dụ Thánh công chúa.
Sau những hiểu lầm không đáng có đã được hoà giải bởi Khâm Định hoàng đế, Lý Thiệu Văn âu yếm gọi “Tử nhi biểu muội” làm Kim Vãng Tích ngại ngùng, Kim Vãng Tích cũng đáp lại “Thiệu Văn ca ca.”
Bên nhau đọc sách ở Thư các, ngắm hoa sen vàng trong hồ nước Tư Phong cung, Lý Thiệu Văn thư sinh nho nhã, nụ cười khiến bao nhiêu cung nữ trong cung say đắm không dứt ra được, Kim Vãng Tích lúc ấy mới chỉ mười tuổi không so được với một thiếu niên đã mười năm tuổi.
Ở độ tuổi của Lý Thiệu Văn không ít công tử quyền quý đã đính ước hoặc lập gia thất hoặc ít nhất trong lòng cũng phải vương vấn một tiểu thư khuê các nào đó nhưng Kim Vãng Tích lại chỉ thấy Lý Thiệu Văn dành hầu hết thời gian đến Tư Phong cung cùng Kim Vãng Tích đọc sách, bỏ qua nhiều ánh mắt ngưỡng mộ của các cung nữ xung quanh.
Lý Thiệu Văn thân thiết với Kim Thiên Phúc, cũng chính là tứ hoàng huynh của Kim Vãng Tích có lẽ do hai người đều là nam nhi lại đồng trang lứa. Kim Thiên Phúc luôn cầm trên tay chiếc quạt giấy màu trắng, trên nan quạt bằng gỗ được khắc tinh tế, nét chữ trên quạt cũng là của một danh sĩ nổi tiếng ở Bắc Định quốc nhiều năm trước, ngày ngày ôm khư khư chiếc quạt, trân trọng không cho người khác động tới. Điều này làm Kim Vãng Tích tò mò hỏi “Tứ hoàng huynh, tại sao huynh lúc nào cũng cầm theo chiếc quạt đó?”
Kim Thiên Phúc bình thường ôn nhu thanh cao nhưng khi đối mặt với tiểu hoàng muội đều không giữ được bình tĩnh “Hoàng huynh không được luyện kiếm và luyện cung, chỉ đành cầm quạt vẽ tranh làm thơ, du ngoạn non sông, tìm đến khắp các hội thơ trong Kinh thành. Chiến quạt này tuy nhìn đơn giản nhưng thực chất có giá trị vô cùng lớn.” Nhìn Kim Thiên Từ bắn cung cùng phụ hoàng được dạy dỗ cẩn thận, Kim Thiên Hữu được Đinh tướng quân giúp luyện kiếm, thể trạng yếu ớt Kim Thiên Phúc chỉ còn cách ép mình ở trong vương phủ đọc sách luyện chữ mà thôi.
Kinh thành? Là nơi như thế nào? Kim Vãng Tích nói với Lý Thiệu Văn “Thiệu Văn ca ca, Tích nhi muốn ra khỏi hoàng cung đến Kinh thành.”
“Chuyện này…” Lý Thiệu Văn khó xử nhìn sang Kim Thiên Phúc giữ lấy tay Kim Vãng Tích “Đệ không có ý kiến nào sao?”
“Nếu Tử nhi muốn, hoàng huynh sẽ giúp muội nhưng hoàng muội phải hứa nghe theo lời hoàng huynh và biểu ca.” Kim Thiên Phúc phất phất cái quạt trắng trước mặt Kim Vãng Tích đắc ý nói. Kim Vãng Tích không ngờ được tứ hoàng huynh hồi nhỏ lại khác với người nhiều năm sau mình gặp lại như vậy.
Theo kế hoạch của Kim Thiên Phúc, Lý Thiệu Văn giấu Kim Vãng Tích trong xe ngựa, lúc đó Long vệ quân đã thuộc quản lý của Lý gia do vậy không ai khám xét xe ngựa nếu nghe thấy giọng của Lý Thiệu Văn. Kim Vãng Tích nắm chặt tay Lý Thiệu Văn sợ mọi chuyện lỡ như bị bại lộ, mẫu hậu sẽ không vui.
“Tử nhi, muội làm biểu ca đau.” Lý Thiệu Văn lên tiếng, dáng vẻ thư sinh như thân liễu khiến người ta thương xót.
Kim Vãng Tích nhìn lại hoá ra mình vô tình bấm móng tay vào tay biểu ca nên xin lỗi “Biểu ca, Tích nhi không cố ý.”
“Không sao, biểu ca đùa muội thôi.” Lý Thiệu Văn nhìn ra bên ngoài xe ngựa không có vấn đề gì mới để ý tới Kim Vãng Tích “Chúng ta tới Ngọc Hiên lầu, hôm nay ở đó nhộn nhịp vô cùng.”
Kim Vãng Tích thấy Lý Thiệu Văn ghé mắt ra bên ngoài cũng làm theo, lần đầu tiên được ngắm nhìn cảnh tấp nập tại Kinh thành, Kim Vãng Tích thốt lên “Biểu ca, kia là thứ gì?”
Đằng trước chính là lầu cao của Ngọc Hiên lầu, Lý Thiệu Văn cười “Đêm nay là hội thơ, Cảnh Minh vương đã mời không ít nho sĩ trong Kinh thành tới đây để đàm đạo thơ văn, kia chính là Ngọc Hiên lầu, thứ thú vị nhất là rượu Xuân Hoa, mùi vị thơm ngào ngạt của hoa mùa xuân thấm trong rượu, vừa uống rượu vừa luận thơ văn, Cảnh Minh vương thích nhất là điều này.”
Thì ra đêm nay là hội thơ, tứ hoàng huynh bảo dẫn mình đi chơi nhưng cuối cùng lại lôi mình tới hội thơ làm gì? Những vần thơ họ làm mình hiểu được bao nhiêu chứ? Kim Vãng Tích lẽo đẽo theo chân Lý Thiệu Văn bước vào bên trong Ngọc Hiên lầu.
Đêm nay thật náo nhiệt, sự xuất hiện của Cảnh Minh vương nổi tiếng tài hoa phong nhã khiến không ít tiểu thư đài các cũng muốn mượn cớ đến xem nhưng Kim Thiên Phúc đều cho thuộc hạ ngăn lại bởi không muốn làm mất nhã hứng ngắm trăng luận thơ.
Kim Vãng Tích được Lý Thiệu Văn dắt vào gian phòng phía trong đằng sau tấm bình phong trên lầu, ở bên ngoài có tầm hơn mười vị công tử cũng trạc tuổi Kim Thiên Phúc ăn mặc ôn nhã ngồi sẵn vào ghế từ từ viết chữ lên trang giấy, nét bút của họ uyển chuyển có thần. Kim Vãng Tích trầm trồ, không hổ danh là hảo hữu của tứ hoàng huynh, người nào cũng có phong thái nho sĩ đứng đắn đúng mực.
Không khí trên lầu vô cùng yên tĩnh, bên ngoài tiếng bút mực dừng lại, Kim Thiên Phúc cùng bọn họ bình thơ rồi khen ngợi nhau đủ điều.
Vừa chào đời Kim Vãng Tích đã được Khâm Định hoàng đế và Thành Nguyên hoàng hậu hết lòng thương yêu coi như viên ngọc quý trong tay.
Một tháng sau, Khâm Định hoàng đế tổ chức lễ ban phong hiệu Thiên Tư công chúa và thanh trường kiếm Bạch Ngọc quý giá cho tiểu công chúa trước bá quan văn võ.
Thế lực của Lâm gia có thể nói vững chắc như núi, sáng ngang với Vũ gia, Tạ gia, Bùi gia, Thành Nguyên hoàng hậu càng được hoàng thượng sủng ái hơn trước.
Thân phận công chúa tôn quý, từ nhỏ Kim Vãng Tích được đọc sách, học chữ, luyện kiếm những việc khác không cần đụng tay bởi xung quanh luôn có mười cung nữ hầu hạ.
Kim Vãng Tích là một tiểu công chúa kiên cường, thông minh được hoàng thượng yêu thương ban cho Tư Phong cung nhưng tiểu công chúa không hề biết được nơi đây chính là chiếc lồng son hoa lệ tách biệt mình với thế giới bên ngoài.
Suốt tám năm tiểu công chúa ngoan ngoãn ở trong hoàng cung, trong đầu chưa từng có ý nghĩ sẽ rời khỏi nơi đây nhưng rồi một thiếu niên xuất hiện trong cuộc đời của Kim Vãng Tích.
Người đó không ai khác chính là Quảng Văn hầu Lý Thiệu Văn con trai của Lý thiếu bảo Lý Cử Chính mới nhậm chức và Dụ Thánh công chúa.
Sau những hiểu lầm không đáng có đã được hoà giải bởi Khâm Định hoàng đế, Lý Thiệu Văn âu yếm gọi “Tử nhi biểu muội” làm Kim Vãng Tích ngại ngùng, Kim Vãng Tích cũng đáp lại “Thiệu Văn ca ca.”
Bên nhau đọc sách ở Thư các, ngắm hoa sen vàng trong hồ nước Tư Phong cung, Lý Thiệu Văn thư sinh nho nhã, nụ cười khiến bao nhiêu cung nữ trong cung say đắm không dứt ra được, Kim Vãng Tích lúc ấy mới chỉ mười tuổi không so được với một thiếu niên đã mười năm tuổi.
Ở độ tuổi của Lý Thiệu Văn không ít công tử quyền quý đã đính ước hoặc lập gia thất hoặc ít nhất trong lòng cũng phải vương vấn một tiểu thư khuê các nào đó nhưng Kim Vãng Tích lại chỉ thấy Lý Thiệu Văn dành hầu hết thời gian đến Tư Phong cung cùng Kim Vãng Tích đọc sách, bỏ qua nhiều ánh mắt ngưỡng mộ của các cung nữ xung quanh.
Lý Thiệu Văn thân thiết với Kim Thiên Phúc, cũng chính là tứ hoàng huynh của Kim Vãng Tích có lẽ do hai người đều là nam nhi lại đồng trang lứa. Kim Thiên Phúc luôn cầm trên tay chiếc quạt giấy màu trắng, trên nan quạt bằng gỗ được khắc tinh tế, nét chữ trên quạt cũng là của một danh sĩ nổi tiếng ở Bắc Định quốc nhiều năm trước, ngày ngày ôm khư khư chiếc quạt, trân trọng không cho người khác động tới. Điều này làm Kim Vãng Tích tò mò hỏi “Tứ hoàng huynh, tại sao huynh lúc nào cũng cầm theo chiếc quạt đó?”
Kim Thiên Phúc bình thường ôn nhu thanh cao nhưng khi đối mặt với tiểu hoàng muội đều không giữ được bình tĩnh “Hoàng huynh không được luyện kiếm và luyện cung, chỉ đành cầm quạt vẽ tranh làm thơ, du ngoạn non sông, tìm đến khắp các hội thơ trong Kinh thành. Chiến quạt này tuy nhìn đơn giản nhưng thực chất có giá trị vô cùng lớn.” Nhìn Kim Thiên Từ bắn cung cùng phụ hoàng được dạy dỗ cẩn thận, Kim Thiên Hữu được Đinh tướng quân giúp luyện kiếm, thể trạng yếu ớt Kim Thiên Phúc chỉ còn cách ép mình ở trong vương phủ đọc sách luyện chữ mà thôi.
Kinh thành? Là nơi như thế nào? Kim Vãng Tích nói với Lý Thiệu Văn “Thiệu Văn ca ca, Tích nhi muốn ra khỏi hoàng cung đến Kinh thành.”
“Chuyện này…” Lý Thiệu Văn khó xử nhìn sang Kim Thiên Phúc giữ lấy tay Kim Vãng Tích “Đệ không có ý kiến nào sao?”
“Nếu Tử nhi muốn, hoàng huynh sẽ giúp muội nhưng hoàng muội phải hứa nghe theo lời hoàng huynh và biểu ca.” Kim Thiên Phúc phất phất cái quạt trắng trước mặt Kim Vãng Tích đắc ý nói. Kim Vãng Tích không ngờ được tứ hoàng huynh hồi nhỏ lại khác với người nhiều năm sau mình gặp lại như vậy.
Theo kế hoạch của Kim Thiên Phúc, Lý Thiệu Văn giấu Kim Vãng Tích trong xe ngựa, lúc đó Long vệ quân đã thuộc quản lý của Lý gia do vậy không ai khám xét xe ngựa nếu nghe thấy giọng của Lý Thiệu Văn. Kim Vãng Tích nắm chặt tay Lý Thiệu Văn sợ mọi chuyện lỡ như bị bại lộ, mẫu hậu sẽ không vui.
“Tử nhi, muội làm biểu ca đau.” Lý Thiệu Văn lên tiếng, dáng vẻ thư sinh như thân liễu khiến người ta thương xót.
Kim Vãng Tích nhìn lại hoá ra mình vô tình bấm móng tay vào tay biểu ca nên xin lỗi “Biểu ca, Tích nhi không cố ý.”
“Không sao, biểu ca đùa muội thôi.” Lý Thiệu Văn nhìn ra bên ngoài xe ngựa không có vấn đề gì mới để ý tới Kim Vãng Tích “Chúng ta tới Ngọc Hiên lầu, hôm nay ở đó nhộn nhịp vô cùng.”
Kim Vãng Tích thấy Lý Thiệu Văn ghé mắt ra bên ngoài cũng làm theo, lần đầu tiên được ngắm nhìn cảnh tấp nập tại Kinh thành, Kim Vãng Tích thốt lên “Biểu ca, kia là thứ gì?”
Đằng trước chính là lầu cao của Ngọc Hiên lầu, Lý Thiệu Văn cười “Đêm nay là hội thơ, Cảnh Minh vương đã mời không ít nho sĩ trong Kinh thành tới đây để đàm đạo thơ văn, kia chính là Ngọc Hiên lầu, thứ thú vị nhất là rượu Xuân Hoa, mùi vị thơm ngào ngạt của hoa mùa xuân thấm trong rượu, vừa uống rượu vừa luận thơ văn, Cảnh Minh vương thích nhất là điều này.”
Thì ra đêm nay là hội thơ, tứ hoàng huynh bảo dẫn mình đi chơi nhưng cuối cùng lại lôi mình tới hội thơ làm gì? Những vần thơ họ làm mình hiểu được bao nhiêu chứ? Kim Vãng Tích lẽo đẽo theo chân Lý Thiệu Văn bước vào bên trong Ngọc Hiên lầu.
Đêm nay thật náo nhiệt, sự xuất hiện của Cảnh Minh vương nổi tiếng tài hoa phong nhã khiến không ít tiểu thư đài các cũng muốn mượn cớ đến xem nhưng Kim Thiên Phúc đều cho thuộc hạ ngăn lại bởi không muốn làm mất nhã hứng ngắm trăng luận thơ.
Kim Vãng Tích được Lý Thiệu Văn dắt vào gian phòng phía trong đằng sau tấm bình phong trên lầu, ở bên ngoài có tầm hơn mười vị công tử cũng trạc tuổi Kim Thiên Phúc ăn mặc ôn nhã ngồi sẵn vào ghế từ từ viết chữ lên trang giấy, nét bút của họ uyển chuyển có thần. Kim Vãng Tích trầm trồ, không hổ danh là hảo hữu của tứ hoàng huynh, người nào cũng có phong thái nho sĩ đứng đắn đúng mực.
Không khí trên lầu vô cùng yên tĩnh, bên ngoài tiếng bút mực dừng lại, Kim Thiên Phúc cùng bọn họ bình thơ rồi khen ngợi nhau đủ điều.
Danh sách chương