Từ lúc vào tháng chạp, từ trên xuống dưới Công phủ bắt đầu bận rộn chuẩn bị đón tết. Sau tiết lạp bát càng bận rộn hơn, bọn nha đầu, người hầu bận bịu thu dọn sảnh ngoài Công phủ, dựng cổng chào trải thảm đỏ, treo đèn lồng, làm các loại màn thầu, bánh ngọt. Chỉ riêng hấp màn thầu thôi đã đáng chú ý rồi, chia thành đủ kiểu đủ dáng, bánh lớn thì nửa cân, nhỏ thì một lạng bột mì là hấp được hai ba cái, có nhiều mục đích. Dâng lễ có, chủ tử ăn có, dùng ăn cơm có, dùng uống rượu có, vân vân và vân vân.
Đông Phương Manh nếm một lượt các loại màn thầu. Yến Hồng sợ hắn trướng bụng, giống như mẹ già mạng khổ cứ phải chạy theo sau lưng hắn thỉnh thoảng cho hắn uống miếng nước. Có điều làm chủ tử cũng tốt nha, chuyện gì cũng không cần làm, chỉ cần xem thôi, còn có thể đàng hoàng hưởng thụ thành quả lao động của người khác, quả thật thần tiên cũng khó cầu.
Mười lăm tháng chạp, trước sân nhà chính còn dựng ‘Thiên Địa Lầu’ thờ các vị thần, lập ‘Triêu Thiên Can’ để tới tết thì thắp ‘Triêu Thiên Đăng’. Triêu Thiên Can làm bằng tre, cao ba trượng, thân tre sơn màu đỏ, ngọn tre treo một cái lồng đèn đỏ, bên trong gắn một cây nến đỏ lớn nặng một cân, đốt hàng ngày, dùng ròng rọc treo lên, thắp mãi đến đúng tiết nguyên tiêu rằm tháng một.
Đông Phương Manh cứ ngồi ngay cửa lớn lại bắt đầu có hứng thú với công việc sơn đỏ, cả ngày đều vác cái thùng gỗ nhỏ, hào hứng ấn mấy dấu tay đỏ lòm khắp nơi. Yến Hồng nhìn sao cũng cảm thấy giống mấy bàn tay máu mà bọn xã hội đen báo thù ấn lên trong mấy phim Hongkong, để tránh hiểu lầm không cần thiết, đành phải tìm cho hắn cái chổi nhỏ, để hắn dùng chổi vẽ tranh.
Ngoại trừ ra lệnh cho hạ nhân canh phòng nghiêm ngặt Thiên Địa Lầu, những chỗ khác Công gia mặc cho hắn phát huy, huống chi lão Công gia còn cảm thấy con mình tùy tiện vẽ bừa mấy bức tranh nhìn cũng khá đẹp mắt, chỉ là màu sắc hơi đơn điệu, tuyền một màu đỏ.
Chỉ có Yến Hồng dở khóc dở mếu. Thật ra buổi tối ba ngày trước tiểu ngốc nhà nàng xem Tị Hỏa Đồ một chút, ngày hôm đó chạy khắp nơi in móng vuốt không biết có nhớ tới chuyện này hay không mà copy hoàn toàn một bức xuân cung đồ rực lửa trong phòng tắm, còn vẽ thật lớn nữa!
May mà hắn cũng chỉ phát điên trong phòng tắm một lần, thơi gian còn lại chỉ vẽ lung tung chim cò cá cảnh bình thường.
Chỉ là từ sau ngày đó, phòng tắm của Lạc Phong Uyển có một bức tường quanh năm treo một lớp màn thật dày, mỗi lần Yến Hồng tắm rửa thỉnh thoảng còn dở lên xem một chút.
Mười tám tháng mười hai, đại cát, nên tế tổ.
Đầu đêm hôm trước, Yến Hồng đã giảng giải cho Đông Phương Manh nghe ngày mai cần làm những gì. Tuy có rất nhiều chuyện hắn không hiểu nhưng trí nhớ thì cực kỳ lợi hại, lúc nào làm gì, nhớ không chệch đi đâu được. Yến Hồng cũng vui vẻ xem hắn là bộ nhớ di động, lỡ mình có quên, chỉ cần hỏi “Bây giờ là giờ X, nên làm chuyện gì nào?”
Cam đoan đáp không sai một chữ.
Ngày hôm sau, Yến Hồng đứng cạnh Đông Phương Manh, y theo quy củ lão phu nhân dạy trước đó, đầu tiên bái thần thánh và tượng Phật thờ trong Thiên Địa Lâu, sau đó lại tới từ đường bái bài vị tổ tiên, cuối cùng tới chính sảnh từ đường dập đầu với tộc trưởng. Tộc trưởng gia tộc Đông Phương hiện tại do lão Công gia quyền cao chức trọng đảm đương, tộc nhân đều được hưởng phước.
Có điều khiến Yến Hồng chú ý là một ông lão râu tóc trắng xóa, nhìn ít nhất cũng ** chục tuổi, sau nghe ngóng mới biết, a, đó là tam thúc của phụ thân lão Công gia, tam thúc công, thế hệ già cả chân chân chính chính đức cao vọng trọng nhé, tới một trăm linh hai tuổi rồi! Xứng đáng với danh xưng Thọ Tinh!
Thấy Đông Phương Manh cứ nhìn chằm chằm chòm râu trắng muốt của ông cụ, Yến Hồng sợ hắn kích động muốn đi qua giật, vội vàng lôi hắn dập đầu cho xong việc.
Mãi đến hôm nay, Yến Hồng mới nhận mặt rất nhiều họ hàng thân tộc, có điều chi hệ không nhiều, phần lớn là dòng thứ, rải rác các huyện thành ở Di Lăng.
Cuối cùng, dưới sự chứng kiến của dòng họ, tên Yến Hồng được ghi vào gia phả, xếp cùng với Đông Phương Manh, là vợ chồng. Yến Hồng bị đánh động bởi không khí nghiêm trang và thận trọng, thành thử cũng chân chính có giác ngộ của một phần tử trong gia tộc Đông Phương. Dù sao trước đó nàng luôn xem mình là một cá thể độc lập, tuy đón nhận Đông Phương Manh nhưng lại chưa từng liên kết vận mệnh của mình với cả Đông Phương gia, mãi đến lúc này nàng mới cảm nhận sâu sắc sức mạnh của dòng tộc cổ đại.
Cả quá trình Đông Phương Manh đều im lặng, đờ đẫn đi theo nàng quỳ lạy dập đầu, vẻ mặt mờ mịt. Có điều nếu Yến Hồng buột miệng hỏi hắn “Giờ này một khắc phải làm gì nào?” Hắn sẽ ngơ ngáo nhưng trả lời cực kỳ nhanh chóng chuẩn xác, gần như hình thành phản xạ có điều kiện.
Rốt cuộc sáng sớm ngày mười chín, Mộc Vũ Phi và tiểu công chúa mạnh ai về nhà nấy, mạnh ai nấy kiếm mẹ mình. Đông Phương Tề tống hai Phật sống không bớt lo này đi, chỉ ở kinh thành chu toàn một lượt lại quay về Di Lăng, trước đêm giao thừa chạy về tới nhà.
Hai mươi ba tháng chạp, cúng ông táo. Bá tánh bình dân cung kính, thành kính với “vua táo” nhưng người Công phủ không xem trọng ông táo, cho rằng địa vị ông không bằng Luy Tổ (một vị nữ thần rất được dân Di Lăng tôn thờ), tiền tài không bằng Vương Mẫu, thành thử chủ nhân Công phủ sẽ không đích thân cúng ông táo, chỉ phái một quản sự nho nhỏ bày đồ cúng, thắp nhang, khấn vái vài câu tượng trưng. Ngày này còn được gọi là “tết ông táo”.
Qua tết ông táo, cách tết âm lịch chỉ còn sáu bảy ngày, phải quét tước toàn bộ phòng ốc, thường gọi là tảo trần, trảo trần để bỏ cũ đón mới, quét sạch điềm xấu. Còn phải dán cửa, dán tranh tết vân vân.
Đời trước đời này Yến Hồng đều rất hào hứng với truyền thống cắt giấy dán cửa của dân tộc, cầm kéo cùng ngồi cắt chung với năm đóa kim hoa ở gian ngoài. Đừng xem thường mấy tờ giấy đỏ nhỏ xíu này, qua bàn tay khéo léo của nhóm nha đầu có thể biến thành đủ loại hoa văn tuyệt vời, có hỉ thước đăng mai, yến xuyên đào liễu, khổng tước hí mẫu đơn, sư tử cổn tú cầu, tam dương (Dương) khai thái, song long hí châu, lộc hạc đồng xuân (** đồng xuân), ngũ bức (Phúc) phủng thị, tê ngưu vọng nguyệt, liên (Liên) niên hữu ngư (Dư), uyên ương hí thủy, lưu hải hí kim thiền, hòa hợp nhị tiên vân vân[29]. Yến Hồng xem thế là đủ cũng cảm thấy chênh lệch quá lớn, hết cách, trên phương diện thủ công ngoài tay nghề nấu ăn ngon ra, mấy việc thêu thùa cắt dán gì đó trình độ nàng chỉ ở mức nhập môn.
Quay đầu nhìn, nàng giận à, vì sao cái tên Đông Phương Manh này lần đầu tiên cầm kéo mà cắt đẹp hơn nàng hả?! Tên này có thể đừng phát triển toàn diện như vậy không, a a a, nàng bị áp lực lớn lắm! Tướng công toàn năng thế này, bị nữ nhân khác biết còn không liều mạng cướp?!
Không được, vội vàng kéo hắn qua một bên giáo dục: “Manh Manh phải nhớ kỹ nhé, sau này cắt hoa hoa chỉ được cắt cho Hồng Hồng và cha mẹ với các ca ca thôi, vẽ tranh cũng thế! Ừm, chỉ được cho Hồng Hồng hôn hôn, ách, ăn bánh bao của Hồng Hồng, còn có ôm ôm nữa, biết chưa?” Thật ra nàng muốn nói nhất là, sau này trong mắt trong lòng cũng chỉ được có một mình nàng! Chẳng qua nói như vậy độ khó quá cao, nàng vẫn nên đổi cách nói sao cho Đông Phương Manh nghe hiểu, khụ.
Đông Phương Manh hoàn toàn không nghe rõ một tràng liến thoắng như pháo nổ của nàng, chỉ gật đầu lia lịa, sau đó cầm tờ giấy đỏ lên tiếp tục cua cua quẹo quẹo cắt cắt, không tới một lát cắt ra một con vịt con, hắn cười tít mắt đưa cho Yến Hồng: “Tiểu Cường!”
Một lát sau, một nhà Tiểu Cường cắt ra hết, cả “mẹ nuôi gà” Tiểu Hoa cũng không bỏ sót, xem ra còn nhớ bọn chúng đây. Yến Hồng nhìn thấy hết sức dễ thương, hào hứng kéo hắn dán thành một hàng dài lên cửa sổ, còn sáng ý hơn mấy cái hỉ thước đăng mai nhiều, cái này người ta gọi là “bầy vịt đón xuân!”
Đêm ba mươi, giao thừa, Công gia phu nhân và con trai, con dâu trước sau nối đuôi nhau vào từ đường, tổ miếu cúng bái, mỗi mâm bày mười món đồ cúng, hai dĩa màn thầu, ba ly rượu cúng, dập đầu chúc tết. Lúc Công gia bái miếu, do trưởng tử Đông Phương Ngọc không có mặt nên thứ tử Đông Phương Tề bưng bát nhang, đèn sa, chụp đèn mỗi thứ một cặp đi trước dẫn đường. Phu nhân bái miếu thì có nữ bộc hầu hạ, trước sau còn có tùy tùng theo hầu. Ngoài bái miếu tổ từ đường ra còn bái các vị thần thánh thờ trong Thiên Địa Lâu, lão phu nhân còn dẫn Yến Hồng đặc biệt đi bái tế Tống Tử Quan Âm, hic.
Công gia phu nhân đến miếu tổ, từ đường dập đầu xong quay về trước lầu chính, để con trai con dâu, quản sự lớn nhỏ, nha đầu, bà tử, sai vặt dập đầu chúc tết bọn họ. Sau đó bắt đầu đón giao thừa.
Đông Phương Manh xưa nay đến giờ là đi ngủ, Công gia cũng không nhẫn tâm thấy con ngồi trên ghế gục đầu ‘câu cá’ như thế, bèn phát bao lì xì trước, để Yến Hồng dẫn hắn đi ngủ. Kết quả tên này vừa thấy giường liền nhớ tới quy định trước đó của Yến Hồng, lôi nàng giày vò một bận mới thỏa mãn thiếp đi.
Yến Hồng xét thấy hắn không kiêng dè gì mà biểu diễn hôm sinh nhật, phí hết nước miếng mới lập ba điều luật với hắn: ban ngày không thể ôm ôm, chỉ được hôn hôn sau lưng người khác, buổi tối mới được ôm ôm nhưng không được quá hai lần. Đông Phương Manh miễn cưỡng lắm mới làm được, đương nhiên, trong tình huống hắn chịu phối hợp.
Yến Hồng thấy hắn ngủ say, đứng dậy lì xì cho bọn nha đầu, dưới sự yêu cầu nhất trí của bọn nha đầu, ăn một chút canh nguyên bảo rồi mới ngủ.
Sáng sớm mùng một, Đông Phương Manh tự mình mặc một bộ áo gấm đỏ thẫm, nhìn rất vui mừng, y chang cái bao lì xì di động. Để phối hợp với hắn, Yến Hồng cũng mặc một bộ áo đỏ thẫm, mặc xong ngoắc tay: “Manh Manh!”
Hắn lập tức có phản ứng, nghiêng đầu nhìn nàng, mắt cong thành nửa vầng trăng, hiển nhiên tâm tình rất tốt.
“Manh Manh, Hồng Hồng mặc giống Manh Manh, có thích không?”
Hắn không gật cũng chả lắc, nhìn nàng hồi lâu, lâu tới mức bụng nàng bắt đầu đánh lô tô, chẳng lẽ hắn không thích? “Manh Manh không thích, vậy Hồng Hồng đi đổi nha?” Ôi, chẳng mấy khi mặc đồ tình nhân, đáng tiếc hắn không thích.
Thấy hắn vẫn không phản ứng, Yến Hồng than thầm, chuẩn bị đi thay đồ thì nghe hắn thì thào: “Thích.”
Yến Hồng không kềm được nhếch miệng lên, hóa ra không phải không thích mà là quá thích nên nhìn ngây người luôn…
Bọn nha đầu che miệng cười trộm, Yến Hồng mặt dày tự khen mình: “Hừ hừ, hâm mộ hả? Cái này gọi là quần áo phu thê biết chưa?” Nói xong còn vênh váo hừ hừ kéo Đông Phương Manh đi chúc tết vợ chồng Công gia phu nhân.
Dịp tết, phiên chợ đầu năm rất náo nhiệt, trừ bán đồ đạc các loại còn có các trò văn nghệ dân gian như xiếc ảo thuật, đàn ca, kể chuyện, đánh quyền mãi võ. Buổi chiều có hội đèn rồng, dân gian Di Lăng thịnh hành rất nhiều hoạt động múa đèn rồng, múa chèo thuyền, đi cà kheo, múa sư tử, Yến Hồng nhìn không chớp mắt.
Náo nhiệt như thế kéo dài mãi đến sau rằm tháng một. Rằm tháng một, khoảng giờ hợi buổi tối, Công gia dẫn cả nhà thắp hương dâng cúng, đốt giấy tiền, sau đó đốt pháo, dọn bài vị tổ tiên với ý đưa tiễn ông bà, một cái tết ồn ào náo nhiệt đến đây cũng kết thúc.
[29] Nghĩa là: Hỉ thước đậu nhành mai, chim yến đậu nhành đào nhành liễu, công đùa mẫu đơn, sư tử lăn tú cầu, ba con dê (mặt trời) mang điềm lành, song long giỡn hạt châu, nai hạc đứng (đậu) ngô đồng cây xuân (** đồng xuân), năm con dơi (phúc) nâng thọ, tê giác ngắm trăng, cá chép trong hoa sen, uyên ương giỡn nước, Lưu Hải nghịch ve sầu, nhị tiên hòa hợp.
Đông Phương Manh nếm một lượt các loại màn thầu. Yến Hồng sợ hắn trướng bụng, giống như mẹ già mạng khổ cứ phải chạy theo sau lưng hắn thỉnh thoảng cho hắn uống miếng nước. Có điều làm chủ tử cũng tốt nha, chuyện gì cũng không cần làm, chỉ cần xem thôi, còn có thể đàng hoàng hưởng thụ thành quả lao động của người khác, quả thật thần tiên cũng khó cầu.
Mười lăm tháng chạp, trước sân nhà chính còn dựng ‘Thiên Địa Lầu’ thờ các vị thần, lập ‘Triêu Thiên Can’ để tới tết thì thắp ‘Triêu Thiên Đăng’. Triêu Thiên Can làm bằng tre, cao ba trượng, thân tre sơn màu đỏ, ngọn tre treo một cái lồng đèn đỏ, bên trong gắn một cây nến đỏ lớn nặng một cân, đốt hàng ngày, dùng ròng rọc treo lên, thắp mãi đến đúng tiết nguyên tiêu rằm tháng một.
Đông Phương Manh cứ ngồi ngay cửa lớn lại bắt đầu có hứng thú với công việc sơn đỏ, cả ngày đều vác cái thùng gỗ nhỏ, hào hứng ấn mấy dấu tay đỏ lòm khắp nơi. Yến Hồng nhìn sao cũng cảm thấy giống mấy bàn tay máu mà bọn xã hội đen báo thù ấn lên trong mấy phim Hongkong, để tránh hiểu lầm không cần thiết, đành phải tìm cho hắn cái chổi nhỏ, để hắn dùng chổi vẽ tranh.
Ngoại trừ ra lệnh cho hạ nhân canh phòng nghiêm ngặt Thiên Địa Lầu, những chỗ khác Công gia mặc cho hắn phát huy, huống chi lão Công gia còn cảm thấy con mình tùy tiện vẽ bừa mấy bức tranh nhìn cũng khá đẹp mắt, chỉ là màu sắc hơi đơn điệu, tuyền một màu đỏ.
Chỉ có Yến Hồng dở khóc dở mếu. Thật ra buổi tối ba ngày trước tiểu ngốc nhà nàng xem Tị Hỏa Đồ một chút, ngày hôm đó chạy khắp nơi in móng vuốt không biết có nhớ tới chuyện này hay không mà copy hoàn toàn một bức xuân cung đồ rực lửa trong phòng tắm, còn vẽ thật lớn nữa!
May mà hắn cũng chỉ phát điên trong phòng tắm một lần, thơi gian còn lại chỉ vẽ lung tung chim cò cá cảnh bình thường.
Chỉ là từ sau ngày đó, phòng tắm của Lạc Phong Uyển có một bức tường quanh năm treo một lớp màn thật dày, mỗi lần Yến Hồng tắm rửa thỉnh thoảng còn dở lên xem một chút.
Mười tám tháng mười hai, đại cát, nên tế tổ.
Đầu đêm hôm trước, Yến Hồng đã giảng giải cho Đông Phương Manh nghe ngày mai cần làm những gì. Tuy có rất nhiều chuyện hắn không hiểu nhưng trí nhớ thì cực kỳ lợi hại, lúc nào làm gì, nhớ không chệch đi đâu được. Yến Hồng cũng vui vẻ xem hắn là bộ nhớ di động, lỡ mình có quên, chỉ cần hỏi “Bây giờ là giờ X, nên làm chuyện gì nào?”
Cam đoan đáp không sai một chữ.
Ngày hôm sau, Yến Hồng đứng cạnh Đông Phương Manh, y theo quy củ lão phu nhân dạy trước đó, đầu tiên bái thần thánh và tượng Phật thờ trong Thiên Địa Lâu, sau đó lại tới từ đường bái bài vị tổ tiên, cuối cùng tới chính sảnh từ đường dập đầu với tộc trưởng. Tộc trưởng gia tộc Đông Phương hiện tại do lão Công gia quyền cao chức trọng đảm đương, tộc nhân đều được hưởng phước.
Có điều khiến Yến Hồng chú ý là một ông lão râu tóc trắng xóa, nhìn ít nhất cũng ** chục tuổi, sau nghe ngóng mới biết, a, đó là tam thúc của phụ thân lão Công gia, tam thúc công, thế hệ già cả chân chân chính chính đức cao vọng trọng nhé, tới một trăm linh hai tuổi rồi! Xứng đáng với danh xưng Thọ Tinh!
Thấy Đông Phương Manh cứ nhìn chằm chằm chòm râu trắng muốt của ông cụ, Yến Hồng sợ hắn kích động muốn đi qua giật, vội vàng lôi hắn dập đầu cho xong việc.
Mãi đến hôm nay, Yến Hồng mới nhận mặt rất nhiều họ hàng thân tộc, có điều chi hệ không nhiều, phần lớn là dòng thứ, rải rác các huyện thành ở Di Lăng.
Cuối cùng, dưới sự chứng kiến của dòng họ, tên Yến Hồng được ghi vào gia phả, xếp cùng với Đông Phương Manh, là vợ chồng. Yến Hồng bị đánh động bởi không khí nghiêm trang và thận trọng, thành thử cũng chân chính có giác ngộ của một phần tử trong gia tộc Đông Phương. Dù sao trước đó nàng luôn xem mình là một cá thể độc lập, tuy đón nhận Đông Phương Manh nhưng lại chưa từng liên kết vận mệnh của mình với cả Đông Phương gia, mãi đến lúc này nàng mới cảm nhận sâu sắc sức mạnh của dòng tộc cổ đại.
Cả quá trình Đông Phương Manh đều im lặng, đờ đẫn đi theo nàng quỳ lạy dập đầu, vẻ mặt mờ mịt. Có điều nếu Yến Hồng buột miệng hỏi hắn “Giờ này một khắc phải làm gì nào?” Hắn sẽ ngơ ngáo nhưng trả lời cực kỳ nhanh chóng chuẩn xác, gần như hình thành phản xạ có điều kiện.
Rốt cuộc sáng sớm ngày mười chín, Mộc Vũ Phi và tiểu công chúa mạnh ai về nhà nấy, mạnh ai nấy kiếm mẹ mình. Đông Phương Tề tống hai Phật sống không bớt lo này đi, chỉ ở kinh thành chu toàn một lượt lại quay về Di Lăng, trước đêm giao thừa chạy về tới nhà.
Hai mươi ba tháng chạp, cúng ông táo. Bá tánh bình dân cung kính, thành kính với “vua táo” nhưng người Công phủ không xem trọng ông táo, cho rằng địa vị ông không bằng Luy Tổ (một vị nữ thần rất được dân Di Lăng tôn thờ), tiền tài không bằng Vương Mẫu, thành thử chủ nhân Công phủ sẽ không đích thân cúng ông táo, chỉ phái một quản sự nho nhỏ bày đồ cúng, thắp nhang, khấn vái vài câu tượng trưng. Ngày này còn được gọi là “tết ông táo”.
Qua tết ông táo, cách tết âm lịch chỉ còn sáu bảy ngày, phải quét tước toàn bộ phòng ốc, thường gọi là tảo trần, trảo trần để bỏ cũ đón mới, quét sạch điềm xấu. Còn phải dán cửa, dán tranh tết vân vân.
Đời trước đời này Yến Hồng đều rất hào hứng với truyền thống cắt giấy dán cửa của dân tộc, cầm kéo cùng ngồi cắt chung với năm đóa kim hoa ở gian ngoài. Đừng xem thường mấy tờ giấy đỏ nhỏ xíu này, qua bàn tay khéo léo của nhóm nha đầu có thể biến thành đủ loại hoa văn tuyệt vời, có hỉ thước đăng mai, yến xuyên đào liễu, khổng tước hí mẫu đơn, sư tử cổn tú cầu, tam dương (Dương) khai thái, song long hí châu, lộc hạc đồng xuân (** đồng xuân), ngũ bức (Phúc) phủng thị, tê ngưu vọng nguyệt, liên (Liên) niên hữu ngư (Dư), uyên ương hí thủy, lưu hải hí kim thiền, hòa hợp nhị tiên vân vân[29]. Yến Hồng xem thế là đủ cũng cảm thấy chênh lệch quá lớn, hết cách, trên phương diện thủ công ngoài tay nghề nấu ăn ngon ra, mấy việc thêu thùa cắt dán gì đó trình độ nàng chỉ ở mức nhập môn.
Quay đầu nhìn, nàng giận à, vì sao cái tên Đông Phương Manh này lần đầu tiên cầm kéo mà cắt đẹp hơn nàng hả?! Tên này có thể đừng phát triển toàn diện như vậy không, a a a, nàng bị áp lực lớn lắm! Tướng công toàn năng thế này, bị nữ nhân khác biết còn không liều mạng cướp?!
Không được, vội vàng kéo hắn qua một bên giáo dục: “Manh Manh phải nhớ kỹ nhé, sau này cắt hoa hoa chỉ được cắt cho Hồng Hồng và cha mẹ với các ca ca thôi, vẽ tranh cũng thế! Ừm, chỉ được cho Hồng Hồng hôn hôn, ách, ăn bánh bao của Hồng Hồng, còn có ôm ôm nữa, biết chưa?” Thật ra nàng muốn nói nhất là, sau này trong mắt trong lòng cũng chỉ được có một mình nàng! Chẳng qua nói như vậy độ khó quá cao, nàng vẫn nên đổi cách nói sao cho Đông Phương Manh nghe hiểu, khụ.
Đông Phương Manh hoàn toàn không nghe rõ một tràng liến thoắng như pháo nổ của nàng, chỉ gật đầu lia lịa, sau đó cầm tờ giấy đỏ lên tiếp tục cua cua quẹo quẹo cắt cắt, không tới một lát cắt ra một con vịt con, hắn cười tít mắt đưa cho Yến Hồng: “Tiểu Cường!”
Một lát sau, một nhà Tiểu Cường cắt ra hết, cả “mẹ nuôi gà” Tiểu Hoa cũng không bỏ sót, xem ra còn nhớ bọn chúng đây. Yến Hồng nhìn thấy hết sức dễ thương, hào hứng kéo hắn dán thành một hàng dài lên cửa sổ, còn sáng ý hơn mấy cái hỉ thước đăng mai nhiều, cái này người ta gọi là “bầy vịt đón xuân!”
Đêm ba mươi, giao thừa, Công gia phu nhân và con trai, con dâu trước sau nối đuôi nhau vào từ đường, tổ miếu cúng bái, mỗi mâm bày mười món đồ cúng, hai dĩa màn thầu, ba ly rượu cúng, dập đầu chúc tết. Lúc Công gia bái miếu, do trưởng tử Đông Phương Ngọc không có mặt nên thứ tử Đông Phương Tề bưng bát nhang, đèn sa, chụp đèn mỗi thứ một cặp đi trước dẫn đường. Phu nhân bái miếu thì có nữ bộc hầu hạ, trước sau còn có tùy tùng theo hầu. Ngoài bái miếu tổ từ đường ra còn bái các vị thần thánh thờ trong Thiên Địa Lâu, lão phu nhân còn dẫn Yến Hồng đặc biệt đi bái tế Tống Tử Quan Âm, hic.
Công gia phu nhân đến miếu tổ, từ đường dập đầu xong quay về trước lầu chính, để con trai con dâu, quản sự lớn nhỏ, nha đầu, bà tử, sai vặt dập đầu chúc tết bọn họ. Sau đó bắt đầu đón giao thừa.
Đông Phương Manh xưa nay đến giờ là đi ngủ, Công gia cũng không nhẫn tâm thấy con ngồi trên ghế gục đầu ‘câu cá’ như thế, bèn phát bao lì xì trước, để Yến Hồng dẫn hắn đi ngủ. Kết quả tên này vừa thấy giường liền nhớ tới quy định trước đó của Yến Hồng, lôi nàng giày vò một bận mới thỏa mãn thiếp đi.
Yến Hồng xét thấy hắn không kiêng dè gì mà biểu diễn hôm sinh nhật, phí hết nước miếng mới lập ba điều luật với hắn: ban ngày không thể ôm ôm, chỉ được hôn hôn sau lưng người khác, buổi tối mới được ôm ôm nhưng không được quá hai lần. Đông Phương Manh miễn cưỡng lắm mới làm được, đương nhiên, trong tình huống hắn chịu phối hợp.
Yến Hồng thấy hắn ngủ say, đứng dậy lì xì cho bọn nha đầu, dưới sự yêu cầu nhất trí của bọn nha đầu, ăn một chút canh nguyên bảo rồi mới ngủ.
Sáng sớm mùng một, Đông Phương Manh tự mình mặc một bộ áo gấm đỏ thẫm, nhìn rất vui mừng, y chang cái bao lì xì di động. Để phối hợp với hắn, Yến Hồng cũng mặc một bộ áo đỏ thẫm, mặc xong ngoắc tay: “Manh Manh!”
Hắn lập tức có phản ứng, nghiêng đầu nhìn nàng, mắt cong thành nửa vầng trăng, hiển nhiên tâm tình rất tốt.
“Manh Manh, Hồng Hồng mặc giống Manh Manh, có thích không?”
Hắn không gật cũng chả lắc, nhìn nàng hồi lâu, lâu tới mức bụng nàng bắt đầu đánh lô tô, chẳng lẽ hắn không thích? “Manh Manh không thích, vậy Hồng Hồng đi đổi nha?” Ôi, chẳng mấy khi mặc đồ tình nhân, đáng tiếc hắn không thích.
Thấy hắn vẫn không phản ứng, Yến Hồng than thầm, chuẩn bị đi thay đồ thì nghe hắn thì thào: “Thích.”
Yến Hồng không kềm được nhếch miệng lên, hóa ra không phải không thích mà là quá thích nên nhìn ngây người luôn…
Bọn nha đầu che miệng cười trộm, Yến Hồng mặt dày tự khen mình: “Hừ hừ, hâm mộ hả? Cái này gọi là quần áo phu thê biết chưa?” Nói xong còn vênh váo hừ hừ kéo Đông Phương Manh đi chúc tết vợ chồng Công gia phu nhân.
Dịp tết, phiên chợ đầu năm rất náo nhiệt, trừ bán đồ đạc các loại còn có các trò văn nghệ dân gian như xiếc ảo thuật, đàn ca, kể chuyện, đánh quyền mãi võ. Buổi chiều có hội đèn rồng, dân gian Di Lăng thịnh hành rất nhiều hoạt động múa đèn rồng, múa chèo thuyền, đi cà kheo, múa sư tử, Yến Hồng nhìn không chớp mắt.
Náo nhiệt như thế kéo dài mãi đến sau rằm tháng một. Rằm tháng một, khoảng giờ hợi buổi tối, Công gia dẫn cả nhà thắp hương dâng cúng, đốt giấy tiền, sau đó đốt pháo, dọn bài vị tổ tiên với ý đưa tiễn ông bà, một cái tết ồn ào náo nhiệt đến đây cũng kết thúc.
[29] Nghĩa là: Hỉ thước đậu nhành mai, chim yến đậu nhành đào nhành liễu, công đùa mẫu đơn, sư tử lăn tú cầu, ba con dê (mặt trời) mang điềm lành, song long giỡn hạt châu, nai hạc đứng (đậu) ngô đồng cây xuân (** đồng xuân), năm con dơi (phúc) nâng thọ, tê giác ngắm trăng, cá chép trong hoa sen, uyên ương giỡn nước, Lưu Hải nghịch ve sầu, nhị tiên hòa hợp.
Danh sách chương