Lý gia trang đã thuận lợi xây xong. Xây
dựng công trình này mất thời gian cả một năm. Lý Phỉ cũng thu dọn mất
hơn một tháng mới có thể chính thức chuyển vào ở.
Mùa xuân đến, các cây ăn quả phía tây đã nở hoa, đó là nhờ vào không gian của Lý Phỉ. Lý Phỉ đem mầm móng các cây hoa quả đó vào trong không gian để một thời gian, đợi chúng cao lớn lên Lý Phỉ mới đem chúng chuyển ra ngoài, hơn nữa còn tưới thêm nước trong không gian, những cây ăn quả này lớn rất nhanh. Hoa lê trắng noãn khắp núi đồi, và còn các loại hoa khác nữa, tranh nhau khoe sắc, làm cho cảnh sắc Lý gia trang càng thêm mỹ lệ.
Mà toàn bộ Lý gia trang thì có vẻ giản dị hơn. Xa xa trông lại chỉ như một thôn trang nhỏ của nông dân.
Thực ra nông trang cũng không hề nhỏ, chỉ là toàn bộ trang viên bị bao quanh bởi ba ngọn núi, nên nhìn từ bên ngoài thì nó có vẻ nhỏ thôi! Điền Dân của Lý Phỉ không bao gồm thôn dân Lý gia thôn, tổng cộng có hơn năm mươi hộ, những người đó đều ở khu nhà Lý Phỉ cho xây riêng.
Có hai mươi hộ được bố trí ở cửa Lý gia trang, các hộ ở theo hình cánh quạt, vừa vặn vây quanh cửa lớn của Lý gia trang. Như vậy, nếu có ai đi vào Lý gia trang thì Điền Dân nơi này đều có thể nhìn thấy. Còn có hơn ba mươi hộ đều là xây ở chỗ khu vực gần hồ nước hoặc cách ngọn núi không xa. Khi xây các ngôi nhà này đều không cách nhau quá xa, một nhà có việc đều có thể liên hệ hàng xóm. Mảnh đất trống gần đó, Lý Phỉ cho trồng một ít loại quý hiếm rau dưa. Những cây rau này ngoài cung cấp cho chính mình dùng, còn lại mang bán cho cư dân trong thành, chủ yếu là những hộ khá giả, thu nhập chắc cũng không ít.
Có một số Điền Dân trông giữ cây ăn quả, hoặc là hồ nước, Lý Phỉ sẽ dựa theo thu hoạch hàng năm, chia tiền hoặc là lương thực cho bọn họ, người nào trồng tốt, thu hoạch nhiều thì được chia nhiều tiền hơn. Mà những hộ trồng bông hoặc khoai lang cũng tính như vậy, có thể đổi tiền, cũng có thể đổi thành lương thực, cho nên số gạo thu hoạch hằng năm là sẽ không bán đi.
Đi vào đại môn, thứ nhất là một cái viện lớn. Thông qua gian viện này có thể trực tiếp tới sân viện thứ hai, là hai viện nhỏ hai bên. Hai viện nhỏ này phân biệt để nam bộc và nữ bộc ở.
Bởi vì viện này quá lớn, một mình Lý Phỉ không thể trông nom hết, nên đã nhờ Hoàng môi giới mua thêm rất nhiều nô bộc.
Hai viện hai bên là Lý Phỉ xây dựng bắt chước kiểu tứ hợp viện Bắc Kinh, đều có một cái giếng, trồng mấy gốc chuối cho nhà có màu xanh, cho nên có rất nhiều phòng. Nha hoàn và tùy tùng đều chia làm bốn thứ bậc.
Nhất đẳng nô bộc thường chỉ có một hai người, một người một gian phòng, bậc hai hai người một gian, bậc ba bốn người một gian, đánh tạp chính là tám người một gian, nhưng phòng rộng hơn một chút, đãi ngộ cũng không giống nhau.
Nhất đẳng nha hoàn Lý Phỉ lần này chọn ra hai người, một người chuyên môn chiếu cố Nữu Nữu, một người chuyên thu xếp mọi công việc lớn nhỏ trong viện.
Viện thứ hai càng đẹp hơn và rộng hơn, phía nam có ba viện độc lập, phân biệt là Đón Khách Cư, Xa Hương Cư, Sơn Trà Viên. Xa Hương Cư là một đình viện độc lập thanh tĩnh, cao lớn rộng mở, sân khéo léo tinh xảo, tường sân cao ngất như tranh giấy, trên tường vẽ dây leo, dưới tường có các bồn hoa, Thiên Trúc và Trúc Tùng, cùng với hoa quế, ngọc lan, hương sắc hợp lòng người. Đón Khách Cư có nhiều hòn non bộ và hoa sơn trà, non bộ các màu phân bố chằng chịt, ở giữa lại có thể thấy được các loại hoa sơn trà, khi hoa nở càng xinh đẹp. Cuối cùng là Sơn Trà viên, bên ngoài hành lang và tường vây uốn lượn, bên trong trồng Sơn Trà, Hải Đường, Chuối Tây, Trúc, các loại hoa và cây cảnh tràn ngập cảnh sắc. Phía bắc cũng là ba tiểu viện dành cho các quản sự ở, là Lý Phỉ cấp phúc lợi cho mấy người Hồ thúc.
Từng cái tiểu viện lớn nhỏ khác nhau, hình thức cũng khác nhau. Nhà Hồ thúc nhiều người nên nhiều phòng ở chút, sân cũng lớn hơn, bên trong ngoài một cái giếng còn có một cây Ngô đồng. Trong sân còn có giàn nho, dưới giàn bày một bộ bàn đá, bởi vì Hồ thúc rất thích chơi cờ cùng người khác.
Sân Trương thị ngoài có cái giếng còn có cây Hải đường, mỗi lần quả chín làm bọn nhỏ rất thích thú. Lý Phỉ còn trồng ở đại môn để cho xinh đẹp nhà cửa thôi, không ngờ là bọn nhỏ lại còn thích ăn.
Sân nhà Xuân Vân trồng nhiều các loại hoa cỏ
Qua sân viện thứ hai đi vào là sân viện thứ ba, cũng chính là địa phương Lý Phỉ ở. Đầu tiên là một gian đại sảnh, Lý Phỉ dùng để chiêu đãi khách nhân. Sân tổng cộng chia làm ba cái sân nhỏ, Đông Uyển, Tây Uyển, Nam Uyển. Tên đặt theo phương hướng trong viện.
Đông Uyển là nơi Lý Phỉ ở có một ao nhỏ, ao không sâu, chung quanh trồng hoa mai, cây quế, còn có mảnh rừng trúc nhỏ. Đi về phía tây là so le Ngô đồng và rừng trúc, khe nước vờn quanh.
Lý Phỉ xây riêng cho Nữu Nữu một sân viện, không gian trống lớn, bên cạnh gieo trồng mấy cây Anh đào, Hải đường. Dưới tàng cây Hải đường cao lớn là một con ngựa gỗ, bàn đu dây. Góc cuối phía nam là chỗ ở của ba con chó.
Tất cả các sân đều là hành lang gấp khúc, cây cối vờn quanh, nên nơi này còn trồng thêm giàn nho. Bởi vì Nữu Nữu thích nhất nho, mà nho nơi này là được tưới bằng nước trong không gian, kết trái to tròn.
Tây Uyển giống như một hoa viên, ngày xuân, Sơn trà như lửa, Ngọc lan như tuyết, Hạnh Hoa nở rộ. Ngày hè Hà hoa bên hồ nở rộ như ẩn như hiện, Phù dung như gấm. Vào đông Hoa Mai xòe cánh, độc ngạo băng sương.
Nam Uyển nổi bật nhất chính là có mảnh hồ lớn. Có thể du hồ, trong hồ có một đình nhỏ, một nửa xây ở trên bờ, một nửa thân hướng ra mặt nước, có vẻ linh động xinh đẹp tuyệt trần, mùa hè ở chỗ này rất mát mẻ.
Mà trong hồ là một đảo nhỏ, trên có cái đình nhỏ, bốn phía đều là Hà Hoa, khi Hà Hoa nở rộ liền có vẻ phong tình.
Bên hồ có Ngô đồng che ấm, Thúy trúc sinh tình.
Về phương diện quản sự, Hồ thúc phụ trách ngoại viện, Hoa Tử phụ trách Điền Dân, Đạt Tử không có chuyện làm riêng, trực tiếp nghe Lý Phỉ chỉ thị. Nội viện là Trương thị phụ trách, nương Xuân Hoa phụ trách mua đồ như trước, Hồ đại nương là quản sự phòng bếp, còn mời thêm một bà tử chuyên môn quản nha hoàn tiền viện, đương nhiên bà không thể quản hạt nha hoàn bậc một, như vậy có thể để hai bên áp chế nhau.
Đương nhiên Lý Phỉ chuyển nhà cũng không có giấu diếm mẹ Xuân Hoa, dù sao việc này cũng không giấu giếm được. Ngày hôm sau mẹ Xuân Hoa mang theo cả nhà đến, trừ cha Xuân Hoa. Dạo qua một vòng Lý gia trang. Thật không ngờ nữ nhi của mình lại có nhiều tiền vậy, mấy ngọn núi phía trước, còn có những đám ruộng đất này, bây giờ còn có đại viện này, thỉnh nha hoàn tùy tùng đều nhiều như vậy. Cho nên kêu gào muốn tới ở.
Lý Phỉ không quan tâm tới bà ta, trực tiếp từ chối. Cũng có khi mẹ Xuân Hoa còn bày ra được một ít tình thương của mẹ, nhưng đa số thời gian là làm cực phẩm, tuyệt đối là kẻ được voi đòi tiên. Lý Phỉ không cho bà ta sắc mặt tốt xem. Mẹ Xuân Hoa nhìn thèm đại viện to lớn không được ở, nhiều nô bộc như vậy không thể sai. Trước đây bà ăn không đủ no mặc không đủ ấm, đến bán cả nữ nhi. Bây giờ cuộc sống tốt hơn thấy chưa thỏa mãn, lại muốn tốt hơn nữa. Chỉ là nhà này tốt như thế nào thì ngươi cũng không có khả năng muốn là được.
Bà chuẩn bị dùng tuyệt chiêu khóc lóc om sòm, Lý Phỉ không nói lời nào, chỉ dùng đôi mắt lạnh lùng nhìn bà. Chờ đến khi bà ta khóc mỏi, Lý Phỉ mới mở miệng: “Đem địa khế tòa nhà bà ta ở đến đây.”
Mẹ Xuân Hoa thôi khóc: “Con, con là muốn thu hồi nhà đó lại?”
“Đúng vậy, bà vẫn là về chỗ trước đây ở đi, Hồ thúc, về sau hàng tháng không cần đưa tiền nữa, ngày mai gọi người giúp bọn họ chuyển nhà.”
Lý Phỉ nhìn Lý Mai bên cạnh rơi lệ ôm hai đứa nhỏ, tuy có chút thương tiếc nó, nhưng với mẹ Xuân Hoa thì nàng không có chút tâm tư nào.
Mẹ Xuân Hoa sợ tới mức ngây người, há mồm, trợn mắt nhìn Lý Phỉ.
“Ta không muốn sống, không sống! Sao lại sinh ra một cái nữ nhi như vậy! Không sống…”
“Mẹ, người đừng như vậy nữa, những thứ này là tự tỷ tỷ kiếm được, chúng ta ở cái nhà kia không phải tốt lắm sao? Mẹ!” Lý Mai rơi lệ lã chã khuyên người mẹ của nó, nó thật bất đắc dĩ với người mẹ này, thất vọng, nhưng dù sao đó cũng là mẹ ruột của nó.
Mẹ Xuân Hoa còn muốn nháo, nhưng nhìn địa khế trong tay Lý Phỉ, còn có lời nàng vừa nói, ánh mắt lạnh băng băng kia, trong lòng bà có chút e sợ, bà sợ cái ánh mắt đó, đó không phải là ánh mắt của nữ nhi của bà. Lúc trước khi bà mang đem Xuân Hoa đi bán, thật lòng bà cũng không muốn, nhưng là trong nhà thật sự không còn cách nào, thân thích không cho vay tiền, cho nên mới bán. Cũng may vận khí Xuân Hoa không tệ, được bán vào nhà cao cửa rộng Lý Phủ, có ăn có mặc, còn có hàng tháng cứu trợ trong nhà, bà liền quên mất việc nữ nhi bị bán, thậm chí bà còn nghĩ ở Lý Phủ còn hơn ở nhà chịu khổ.
Sau đó Xuân Hoa cũng rời đi, cũng không biết đi đâu, bà đang lo lắng tới đám tiền hàng tháng. Cũng may cuối cùng Lý Phỉ đã trở lại, bây giờ còn có nhiều tiền, lại mua nhà ở cho bà. Nghĩ đến cuộc sống tốt đẹp sắp thành không. Nghĩ đến vương bà tử đến nhà mình chơi với con mắt hâm mộ ghen tỵ. Hơn nữa mỗi tháng bà còn có năm lượng bạc, đấy là cuộc sống trước đây mơ cũng không dám. Còn có hàng tháng nàng đều đưa tới các loại hoa quả, còn có vải dệt tốt, cái gì cũng có, bà không muốn buông tha những thứ đó.
Cuối cùng thì mẹ Xuân Hoa cũng đi.
Lý Phỉ nghĩ may mà mình trước đây giữ lại địa khế, như vậy cuộc sống của mình mới có thể yên tĩnh chút!
Mùa xuân đến, các cây ăn quả phía tây đã nở hoa, đó là nhờ vào không gian của Lý Phỉ. Lý Phỉ đem mầm móng các cây hoa quả đó vào trong không gian để một thời gian, đợi chúng cao lớn lên Lý Phỉ mới đem chúng chuyển ra ngoài, hơn nữa còn tưới thêm nước trong không gian, những cây ăn quả này lớn rất nhanh. Hoa lê trắng noãn khắp núi đồi, và còn các loại hoa khác nữa, tranh nhau khoe sắc, làm cho cảnh sắc Lý gia trang càng thêm mỹ lệ.
Mà toàn bộ Lý gia trang thì có vẻ giản dị hơn. Xa xa trông lại chỉ như một thôn trang nhỏ của nông dân.
Thực ra nông trang cũng không hề nhỏ, chỉ là toàn bộ trang viên bị bao quanh bởi ba ngọn núi, nên nhìn từ bên ngoài thì nó có vẻ nhỏ thôi! Điền Dân của Lý Phỉ không bao gồm thôn dân Lý gia thôn, tổng cộng có hơn năm mươi hộ, những người đó đều ở khu nhà Lý Phỉ cho xây riêng.
Có hai mươi hộ được bố trí ở cửa Lý gia trang, các hộ ở theo hình cánh quạt, vừa vặn vây quanh cửa lớn của Lý gia trang. Như vậy, nếu có ai đi vào Lý gia trang thì Điền Dân nơi này đều có thể nhìn thấy. Còn có hơn ba mươi hộ đều là xây ở chỗ khu vực gần hồ nước hoặc cách ngọn núi không xa. Khi xây các ngôi nhà này đều không cách nhau quá xa, một nhà có việc đều có thể liên hệ hàng xóm. Mảnh đất trống gần đó, Lý Phỉ cho trồng một ít loại quý hiếm rau dưa. Những cây rau này ngoài cung cấp cho chính mình dùng, còn lại mang bán cho cư dân trong thành, chủ yếu là những hộ khá giả, thu nhập chắc cũng không ít.
Có một số Điền Dân trông giữ cây ăn quả, hoặc là hồ nước, Lý Phỉ sẽ dựa theo thu hoạch hàng năm, chia tiền hoặc là lương thực cho bọn họ, người nào trồng tốt, thu hoạch nhiều thì được chia nhiều tiền hơn. Mà những hộ trồng bông hoặc khoai lang cũng tính như vậy, có thể đổi tiền, cũng có thể đổi thành lương thực, cho nên số gạo thu hoạch hằng năm là sẽ không bán đi.
Đi vào đại môn, thứ nhất là một cái viện lớn. Thông qua gian viện này có thể trực tiếp tới sân viện thứ hai, là hai viện nhỏ hai bên. Hai viện nhỏ này phân biệt để nam bộc và nữ bộc ở.
Bởi vì viện này quá lớn, một mình Lý Phỉ không thể trông nom hết, nên đã nhờ Hoàng môi giới mua thêm rất nhiều nô bộc.
Hai viện hai bên là Lý Phỉ xây dựng bắt chước kiểu tứ hợp viện Bắc Kinh, đều có một cái giếng, trồng mấy gốc chuối cho nhà có màu xanh, cho nên có rất nhiều phòng. Nha hoàn và tùy tùng đều chia làm bốn thứ bậc.
Nhất đẳng nô bộc thường chỉ có một hai người, một người một gian phòng, bậc hai hai người một gian, bậc ba bốn người một gian, đánh tạp chính là tám người một gian, nhưng phòng rộng hơn một chút, đãi ngộ cũng không giống nhau.
Nhất đẳng nha hoàn Lý Phỉ lần này chọn ra hai người, một người chuyên môn chiếu cố Nữu Nữu, một người chuyên thu xếp mọi công việc lớn nhỏ trong viện.
Viện thứ hai càng đẹp hơn và rộng hơn, phía nam có ba viện độc lập, phân biệt là Đón Khách Cư, Xa Hương Cư, Sơn Trà Viên. Xa Hương Cư là một đình viện độc lập thanh tĩnh, cao lớn rộng mở, sân khéo léo tinh xảo, tường sân cao ngất như tranh giấy, trên tường vẽ dây leo, dưới tường có các bồn hoa, Thiên Trúc và Trúc Tùng, cùng với hoa quế, ngọc lan, hương sắc hợp lòng người. Đón Khách Cư có nhiều hòn non bộ và hoa sơn trà, non bộ các màu phân bố chằng chịt, ở giữa lại có thể thấy được các loại hoa sơn trà, khi hoa nở càng xinh đẹp. Cuối cùng là Sơn Trà viên, bên ngoài hành lang và tường vây uốn lượn, bên trong trồng Sơn Trà, Hải Đường, Chuối Tây, Trúc, các loại hoa và cây cảnh tràn ngập cảnh sắc. Phía bắc cũng là ba tiểu viện dành cho các quản sự ở, là Lý Phỉ cấp phúc lợi cho mấy người Hồ thúc.
Từng cái tiểu viện lớn nhỏ khác nhau, hình thức cũng khác nhau. Nhà Hồ thúc nhiều người nên nhiều phòng ở chút, sân cũng lớn hơn, bên trong ngoài một cái giếng còn có một cây Ngô đồng. Trong sân còn có giàn nho, dưới giàn bày một bộ bàn đá, bởi vì Hồ thúc rất thích chơi cờ cùng người khác.
Sân Trương thị ngoài có cái giếng còn có cây Hải đường, mỗi lần quả chín làm bọn nhỏ rất thích thú. Lý Phỉ còn trồng ở đại môn để cho xinh đẹp nhà cửa thôi, không ngờ là bọn nhỏ lại còn thích ăn.
Sân nhà Xuân Vân trồng nhiều các loại hoa cỏ
Qua sân viện thứ hai đi vào là sân viện thứ ba, cũng chính là địa phương Lý Phỉ ở. Đầu tiên là một gian đại sảnh, Lý Phỉ dùng để chiêu đãi khách nhân. Sân tổng cộng chia làm ba cái sân nhỏ, Đông Uyển, Tây Uyển, Nam Uyển. Tên đặt theo phương hướng trong viện.
Đông Uyển là nơi Lý Phỉ ở có một ao nhỏ, ao không sâu, chung quanh trồng hoa mai, cây quế, còn có mảnh rừng trúc nhỏ. Đi về phía tây là so le Ngô đồng và rừng trúc, khe nước vờn quanh.
Lý Phỉ xây riêng cho Nữu Nữu một sân viện, không gian trống lớn, bên cạnh gieo trồng mấy cây Anh đào, Hải đường. Dưới tàng cây Hải đường cao lớn là một con ngựa gỗ, bàn đu dây. Góc cuối phía nam là chỗ ở của ba con chó.
Tất cả các sân đều là hành lang gấp khúc, cây cối vờn quanh, nên nơi này còn trồng thêm giàn nho. Bởi vì Nữu Nữu thích nhất nho, mà nho nơi này là được tưới bằng nước trong không gian, kết trái to tròn.
Tây Uyển giống như một hoa viên, ngày xuân, Sơn trà như lửa, Ngọc lan như tuyết, Hạnh Hoa nở rộ. Ngày hè Hà hoa bên hồ nở rộ như ẩn như hiện, Phù dung như gấm. Vào đông Hoa Mai xòe cánh, độc ngạo băng sương.
Nam Uyển nổi bật nhất chính là có mảnh hồ lớn. Có thể du hồ, trong hồ có một đình nhỏ, một nửa xây ở trên bờ, một nửa thân hướng ra mặt nước, có vẻ linh động xinh đẹp tuyệt trần, mùa hè ở chỗ này rất mát mẻ.
Mà trong hồ là một đảo nhỏ, trên có cái đình nhỏ, bốn phía đều là Hà Hoa, khi Hà Hoa nở rộ liền có vẻ phong tình.
Bên hồ có Ngô đồng che ấm, Thúy trúc sinh tình.
Về phương diện quản sự, Hồ thúc phụ trách ngoại viện, Hoa Tử phụ trách Điền Dân, Đạt Tử không có chuyện làm riêng, trực tiếp nghe Lý Phỉ chỉ thị. Nội viện là Trương thị phụ trách, nương Xuân Hoa phụ trách mua đồ như trước, Hồ đại nương là quản sự phòng bếp, còn mời thêm một bà tử chuyên môn quản nha hoàn tiền viện, đương nhiên bà không thể quản hạt nha hoàn bậc một, như vậy có thể để hai bên áp chế nhau.
Đương nhiên Lý Phỉ chuyển nhà cũng không có giấu diếm mẹ Xuân Hoa, dù sao việc này cũng không giấu giếm được. Ngày hôm sau mẹ Xuân Hoa mang theo cả nhà đến, trừ cha Xuân Hoa. Dạo qua một vòng Lý gia trang. Thật không ngờ nữ nhi của mình lại có nhiều tiền vậy, mấy ngọn núi phía trước, còn có những đám ruộng đất này, bây giờ còn có đại viện này, thỉnh nha hoàn tùy tùng đều nhiều như vậy. Cho nên kêu gào muốn tới ở.
Lý Phỉ không quan tâm tới bà ta, trực tiếp từ chối. Cũng có khi mẹ Xuân Hoa còn bày ra được một ít tình thương của mẹ, nhưng đa số thời gian là làm cực phẩm, tuyệt đối là kẻ được voi đòi tiên. Lý Phỉ không cho bà ta sắc mặt tốt xem. Mẹ Xuân Hoa nhìn thèm đại viện to lớn không được ở, nhiều nô bộc như vậy không thể sai. Trước đây bà ăn không đủ no mặc không đủ ấm, đến bán cả nữ nhi. Bây giờ cuộc sống tốt hơn thấy chưa thỏa mãn, lại muốn tốt hơn nữa. Chỉ là nhà này tốt như thế nào thì ngươi cũng không có khả năng muốn là được.
Bà chuẩn bị dùng tuyệt chiêu khóc lóc om sòm, Lý Phỉ không nói lời nào, chỉ dùng đôi mắt lạnh lùng nhìn bà. Chờ đến khi bà ta khóc mỏi, Lý Phỉ mới mở miệng: “Đem địa khế tòa nhà bà ta ở đến đây.”
Mẹ Xuân Hoa thôi khóc: “Con, con là muốn thu hồi nhà đó lại?”
“Đúng vậy, bà vẫn là về chỗ trước đây ở đi, Hồ thúc, về sau hàng tháng không cần đưa tiền nữa, ngày mai gọi người giúp bọn họ chuyển nhà.”
Lý Phỉ nhìn Lý Mai bên cạnh rơi lệ ôm hai đứa nhỏ, tuy có chút thương tiếc nó, nhưng với mẹ Xuân Hoa thì nàng không có chút tâm tư nào.
Mẹ Xuân Hoa sợ tới mức ngây người, há mồm, trợn mắt nhìn Lý Phỉ.
“Ta không muốn sống, không sống! Sao lại sinh ra một cái nữ nhi như vậy! Không sống…”
“Mẹ, người đừng như vậy nữa, những thứ này là tự tỷ tỷ kiếm được, chúng ta ở cái nhà kia không phải tốt lắm sao? Mẹ!” Lý Mai rơi lệ lã chã khuyên người mẹ của nó, nó thật bất đắc dĩ với người mẹ này, thất vọng, nhưng dù sao đó cũng là mẹ ruột của nó.
Mẹ Xuân Hoa còn muốn nháo, nhưng nhìn địa khế trong tay Lý Phỉ, còn có lời nàng vừa nói, ánh mắt lạnh băng băng kia, trong lòng bà có chút e sợ, bà sợ cái ánh mắt đó, đó không phải là ánh mắt của nữ nhi của bà. Lúc trước khi bà mang đem Xuân Hoa đi bán, thật lòng bà cũng không muốn, nhưng là trong nhà thật sự không còn cách nào, thân thích không cho vay tiền, cho nên mới bán. Cũng may vận khí Xuân Hoa không tệ, được bán vào nhà cao cửa rộng Lý Phủ, có ăn có mặc, còn có hàng tháng cứu trợ trong nhà, bà liền quên mất việc nữ nhi bị bán, thậm chí bà còn nghĩ ở Lý Phủ còn hơn ở nhà chịu khổ.
Sau đó Xuân Hoa cũng rời đi, cũng không biết đi đâu, bà đang lo lắng tới đám tiền hàng tháng. Cũng may cuối cùng Lý Phỉ đã trở lại, bây giờ còn có nhiều tiền, lại mua nhà ở cho bà. Nghĩ đến cuộc sống tốt đẹp sắp thành không. Nghĩ đến vương bà tử đến nhà mình chơi với con mắt hâm mộ ghen tỵ. Hơn nữa mỗi tháng bà còn có năm lượng bạc, đấy là cuộc sống trước đây mơ cũng không dám. Còn có hàng tháng nàng đều đưa tới các loại hoa quả, còn có vải dệt tốt, cái gì cũng có, bà không muốn buông tha những thứ đó.
Cuối cùng thì mẹ Xuân Hoa cũng đi.
Lý Phỉ nghĩ may mà mình trước đây giữ lại địa khế, như vậy cuộc sống của mình mới có thể yên tĩnh chút!
Danh sách chương