La Nhất Hải suýt chút thì không học đại học.
Trước kỳ thi đại học, việc kinh doanh của La phụ không được tốt lắm. Sau khi xin nghỉ việc ở Công ty Rượu Đường, ông tự lập một xưởng đường, là xưởng duy nhất toàn tỉnh. Mấy năm đầu dựa vào may mắn cùng thời thế, thật sự là kiếm được một chút. Thế nhưng mười mấy năm qua đi, sản lượng không đủ, cộng thêm giá đường hạ liên tục mấy năm liền, có thể gắng gượng cân bằng thu chi đã là khá lắm rồi.
Nghĩ đến trong nhà vẫn còn ba đứa, sắp sửa là bốn đứa em phải đi học, La Nhất Hải liền muốn bỏ thi đại học. Cha mẹ tái hôn, biến động thành viên gia đình, mấy đứa trẻ đương độ tuổi nhạy cảm khiến anh không cách nào yên tâm được. Huống hồ, Tiểu Hồ căn bản không thể rời xa anh được.
La phụ đương nhiên không đồng ý, ông bảo anh muốn thi trường nào thì cứ thi, thi không được có thể năm sau thi tiếp, không cần lo lắng chuyện trong nhà.
La Nhất Hải liền hỏi, “Vậy gia đình ai lo? Cha hay là Dì Nhạc?”
La phụ chẳng thèm suy nghĩ, “Hai ta cùng lo!”
La Nhất Hải thở dài, “Ngay cả chuyện ăn uống của Nguy Nhiên hai người cũng lo không xong. Cha có biết chén đũa trong nhà chúng ta để ở đâu không? Tiền ga đi đâu nộp không?”
La phụ không phục, “Con đi rồi bọn ta không sống được chắc? Yên tâm đi, có ba mà!”
La phụ rất hồn nhiên. Ông nghĩ bụng, bây giờ con cái đều lớn cả rồi, Tiểu Hồ cũng phải vào tiểu học, thế nào cũng dễ chăm hơn là hồi nhỏ chứ? Ban ngày suốt cả ngày đều ở trường, buổi tối về nhà tìm vú em nấu bữa cơm, giặt quần áo là xong, có gì mà khó khăn đâu? La phụ cả đời này luôn lãng mạn, lạc quan đơn thuần, cũng cả một đời không thực tế, không tính toán dầu muối – Đầu mà nóng lên, liền hứa hẹn với La mẫu “Một đời mật ngọt” đi lập một xưởng đường, nhưng trước nay không hề biết, cũng chẳng đi tìm hiểu cái mùi tanh tưởi của sinh nở và tã lót.
Liệu có nhớ sinh nhật của mỗi đứa con, nhớ được quyển tiểu thuyết mà Nhị Hà thích, có thể cùng Tam Giang chơi game cả đêm, có thể làm ngựa cho Tiểu Hồ cưỡi đâu – Ai khóc ai đói, lại chỉ có thể bảo mấy đứa con “Đi tìm mẹ con” hay là “Đi tìm anh cả”.
La Nhất Hải chỉ có thể lần nữa thở dài.
Rời nhà bốn năm, anh nghĩ cũng chẳng dám nghĩ. Ngộ nhỡ tiểu lưu manh ăn hiếp La Nhị Hà? Ngộ nhỡ La Tam Giang bị đưa vào trại cải tạo thiếu niên? Tiểu Hồ thì sao? Tiểu Hồ mà không thấy anh là có thể cả ngày không ăn không uống. Anh vứt không được, đánh cược không nổi. Chọn lựa để mình tiếc nuối, chẳng dám lựa chọn khiến mình hối hận.
Dưới sự kiên trì của La phụ, anh điều hòa rồi thì vào một trường đại học tuyến hai ở bản địa, bởi vì gần nhà.
Anh gửi đơn cho bên trường, xin miễn luôn huấn luyện quân sự khép kín. Hiện tại nhớ lại, La Nhất Hải cảm thấy lựa chọn của mình rất đúng, nếu như mình không có nhà, cái nhà này không chừng đã loạn thành một nồi cháo rồi.
Nếu nói La Nhất Hải trước nay chưa từng oán giận ư? Chuyện này vẫn là có.
Từ nhỏ anh đã thích viết viết vẽ vẽ, làm đại diện của giờ mỹ thuật, từng học ngoại khóa, La phụ cũng hết sức phấn khởi chuẩn bị cho anh đi theo con đường nghệ thuật. Thế nhưng sau khi La mẫu qua đời, chẳng kiên trì được đến cao trung, anh buộc lòng phải nghỉ lớp phụ đạo.
Thời gian vốn để học vẽ sau giờ lên lớp, thì anh phải đến nhà trẻ đón La Tiểu Hồ, sau đó về làm cơm cho gia đình, dỗ La Tiểu Hồ ngủ, thu dọn đồ chơi của em út, phụ đạo bài vở cho Nhị Hà, giặt quần áo dơ dính đầy bùn đất của La Tam Giang, rồi lại tắm cho La Tam Giang, sau đó chuẩn bị cơm cho ngày mai, chuẩn bị cặp sách ngày hôm sau cho mỗi đứa, còn phải thường xuyên đến xưởng đường lấy quần quần áo của La phụ để giặt đổi – Bà mẹ toàn chức làm gì thì anh làm nấy, ngay cả thời gian để oán giận cuộc sống cũng chẳng có.
La phụ chẳng hề phát hiện, con trai lớn từ sớm đã không còn rảnh rỗi để cầm giá vẽ lên nữa.
Rất nhiều năm sau này, mọi người đều nói: Những đứa con nhà họ La ai nấy đều rất giỏi giang. Đáng tiếc là La lão đại, người hơn ba mươi rồi, thế mà ngay cả một căn nhà cũng không dư ra được.
Trước kỳ thi đại học, việc kinh doanh của La phụ không được tốt lắm. Sau khi xin nghỉ việc ở Công ty Rượu Đường, ông tự lập một xưởng đường, là xưởng duy nhất toàn tỉnh. Mấy năm đầu dựa vào may mắn cùng thời thế, thật sự là kiếm được một chút. Thế nhưng mười mấy năm qua đi, sản lượng không đủ, cộng thêm giá đường hạ liên tục mấy năm liền, có thể gắng gượng cân bằng thu chi đã là khá lắm rồi.
Nghĩ đến trong nhà vẫn còn ba đứa, sắp sửa là bốn đứa em phải đi học, La Nhất Hải liền muốn bỏ thi đại học. Cha mẹ tái hôn, biến động thành viên gia đình, mấy đứa trẻ đương độ tuổi nhạy cảm khiến anh không cách nào yên tâm được. Huống hồ, Tiểu Hồ căn bản không thể rời xa anh được.
La phụ đương nhiên không đồng ý, ông bảo anh muốn thi trường nào thì cứ thi, thi không được có thể năm sau thi tiếp, không cần lo lắng chuyện trong nhà.
La Nhất Hải liền hỏi, “Vậy gia đình ai lo? Cha hay là Dì Nhạc?”
La phụ chẳng thèm suy nghĩ, “Hai ta cùng lo!”
La Nhất Hải thở dài, “Ngay cả chuyện ăn uống của Nguy Nhiên hai người cũng lo không xong. Cha có biết chén đũa trong nhà chúng ta để ở đâu không? Tiền ga đi đâu nộp không?”
La phụ không phục, “Con đi rồi bọn ta không sống được chắc? Yên tâm đi, có ba mà!”
La phụ rất hồn nhiên. Ông nghĩ bụng, bây giờ con cái đều lớn cả rồi, Tiểu Hồ cũng phải vào tiểu học, thế nào cũng dễ chăm hơn là hồi nhỏ chứ? Ban ngày suốt cả ngày đều ở trường, buổi tối về nhà tìm vú em nấu bữa cơm, giặt quần áo là xong, có gì mà khó khăn đâu? La phụ cả đời này luôn lãng mạn, lạc quan đơn thuần, cũng cả một đời không thực tế, không tính toán dầu muối – Đầu mà nóng lên, liền hứa hẹn với La mẫu “Một đời mật ngọt” đi lập một xưởng đường, nhưng trước nay không hề biết, cũng chẳng đi tìm hiểu cái mùi tanh tưởi của sinh nở và tã lót.
Liệu có nhớ sinh nhật của mỗi đứa con, nhớ được quyển tiểu thuyết mà Nhị Hà thích, có thể cùng Tam Giang chơi game cả đêm, có thể làm ngựa cho Tiểu Hồ cưỡi đâu – Ai khóc ai đói, lại chỉ có thể bảo mấy đứa con “Đi tìm mẹ con” hay là “Đi tìm anh cả”.
La Nhất Hải chỉ có thể lần nữa thở dài.
Rời nhà bốn năm, anh nghĩ cũng chẳng dám nghĩ. Ngộ nhỡ tiểu lưu manh ăn hiếp La Nhị Hà? Ngộ nhỡ La Tam Giang bị đưa vào trại cải tạo thiếu niên? Tiểu Hồ thì sao? Tiểu Hồ mà không thấy anh là có thể cả ngày không ăn không uống. Anh vứt không được, đánh cược không nổi. Chọn lựa để mình tiếc nuối, chẳng dám lựa chọn khiến mình hối hận.
Dưới sự kiên trì của La phụ, anh điều hòa rồi thì vào một trường đại học tuyến hai ở bản địa, bởi vì gần nhà.
Anh gửi đơn cho bên trường, xin miễn luôn huấn luyện quân sự khép kín. Hiện tại nhớ lại, La Nhất Hải cảm thấy lựa chọn của mình rất đúng, nếu như mình không có nhà, cái nhà này không chừng đã loạn thành một nồi cháo rồi.
Nếu nói La Nhất Hải trước nay chưa từng oán giận ư? Chuyện này vẫn là có.
Từ nhỏ anh đã thích viết viết vẽ vẽ, làm đại diện của giờ mỹ thuật, từng học ngoại khóa, La phụ cũng hết sức phấn khởi chuẩn bị cho anh đi theo con đường nghệ thuật. Thế nhưng sau khi La mẫu qua đời, chẳng kiên trì được đến cao trung, anh buộc lòng phải nghỉ lớp phụ đạo.
Thời gian vốn để học vẽ sau giờ lên lớp, thì anh phải đến nhà trẻ đón La Tiểu Hồ, sau đó về làm cơm cho gia đình, dỗ La Tiểu Hồ ngủ, thu dọn đồ chơi của em út, phụ đạo bài vở cho Nhị Hà, giặt quần áo dơ dính đầy bùn đất của La Tam Giang, rồi lại tắm cho La Tam Giang, sau đó chuẩn bị cơm cho ngày mai, chuẩn bị cặp sách ngày hôm sau cho mỗi đứa, còn phải thường xuyên đến xưởng đường lấy quần quần áo của La phụ để giặt đổi – Bà mẹ toàn chức làm gì thì anh làm nấy, ngay cả thời gian để oán giận cuộc sống cũng chẳng có.
La phụ chẳng hề phát hiện, con trai lớn từ sớm đã không còn rảnh rỗi để cầm giá vẽ lên nữa.
Rất nhiều năm sau này, mọi người đều nói: Những đứa con nhà họ La ai nấy đều rất giỏi giang. Đáng tiếc là La lão đại, người hơn ba mươi rồi, thế mà ngay cả một căn nhà cũng không dư ra được.
Danh sách chương