Ba bốn tháng trôi qua, bây giờ đã đến giữa mùa đông. Lâu nay tôi vẫn đi học và đã có thể đánh vần được, đọc được, viết được chút ít và đã có thể thuộc bảng cửu chương đến chỗ sáu lần bảy là ba mươi lăm. Tôi không tin chắc là mình có thể giỏi được hơn thế nữa nếu mình còn sống. Dù sao thì tôi cũng không thích cái môn toán cho lắm.
Lúc đầu, tôi rất ghét đến nhà trường, nhưng dần dà đi học thì tôi thấy cũng chịu được. Lúc nào thấy trong người mệt, không bình thường, thì tôi trốn học. Và hôm sau bị trận đòn, tôi lại học hành tử tế, hăng hơn. Cứ thế, việc học đối với tôi dễ dàng dần dần. Tôi cũng đã quen với tính nết của bà goá và thấy không đến nỗi bực mình lắm. Sống trong một căn nhà, ngủ trên một chiếc giường riêng, lắm khi tôi cũng thấy nó trói buộc mình thế nào ấy. Vì thế, trước đấy lúc trời còn chưa lạnh lắm, thỉnh thoảng tôi vẫn hay lẩn ra ngủ ngoài rừng. Đối với tôi, như vậy là nghỉ ngơi được. Tôi chỉ thích nhất những cách sống cũ. Nhưng khi phải sống mới như thế này, tôi cũng hơi thích một chút. Bà goá bảo tôi rằng uốn theo những cái đó tuy có chậm chạp nhưng chắc chắn, và cũng không có chỗ nào chê trách được cả. Bà ta nói là bà ta không đến nỗi phải hổ thẹn về tôi.
Một buổi sáng trong khi đang ăn sáng thì tôi đánh đổ cái đĩa đựng muối. Tôi vội vàng lấy tay vét thật nhanh, vứt ra sau vai bên trái để tránh điều đen rủi, nhưng bỗng cô Watson ở đâu vào đứng ngay trước mặt và chặn lại. Cô ấy bảo:
- Huck, bỏ tay ra, sao lúc nào cũng nghịch bẩn thế? Bà goá nói thêm vào một câu nhẹ thôi; nhưng cái đó cũng không thể làm cho tôi tránh khỏi cái không may được, tôi biết chắc như thế. Sau bữa ăn, tôi bước ra ngoài, trong lòng thấy lo lắng run sợ, không biết rằng cái điều không may ấy sẽ rơi vào tôi ở chỗ nào và không biết nó sẽ ra sao đây. Cũng có những cách để tránh khỏi một số điều đen đủi, nhưng trường hợp này không ở trong số đó; cho nên tôi chẳng còn biết làm thế nào, chỉ luẩn quẩn với những ý nghĩa buồn rầu sợ sệt.
Tôi xuống dưới vườn, trèo qua cái ngách hàng rào, ở bên chỗ người ta vẫn ra vào. Trên mặt đất, tuyết xuống mới được phủ vài ba phân, tôi bỗng thấy có vết chân người. Những vết chân này từ phía núi đã đi tới vết chân dừng lại ở chỗ ngách này một lúc rồi lại đi quanh hàng rào. Thật lạ quá, ai đứng quanh quẩn ở đó như vậy mà sao lại không vào. Tôi không sao đoán ra được. Dù thế nào, cái đó cũng rất kỳ lạ. Tôi đang định đi lần theo vết chân, nhưng tôi cúi xuống nhìn kỹ vết chân đã. Lúc đầu không thấy có gì, nhưng sau tôi nhận ra. Có một dấu chữ thập ở gót giầy bên trái đóng bằng đinh to, cái đó để tránh khỏi gặp phải quỷ thần.
Tôi vùng ngay dậy và mải miết chạy xuống đồi. Chốc chốc lại ngoái nhìn về đằng sau, nhưng không thấy một ai. Tôi chạy ba chân bốn cẳng đến nhà chánh án Thatcher. Lão ta thấy tôi, hỏi:
- Sao thế, làm gì mà hớt hải thế. Đến lấy tiền lãi phải không?
Tôi đáp:
- Không phải đâu ông ạ. Thế có tiền lãi cho cháu đấy ư?
- Có chứ. Đến hôm qua vừa được nửa năm. Như vậy là đi hơn một trăm năm mươi đô la. Một món kếch sù cho cậu đấy. Nhưng tốt nhất là cậu hãy cứ gửi lại để tôi góp thêm vào với món sáu nghìn đồng cũ, không thì cậu lấy về lại cũng đến tiêu hết thôi.
- Không, ông ạ, cháu chẳng muốn tiêu đâu cả sáu nghìn trước cũng thế. Cháu muốn ông cầm lấy, biếu ông đấy, cả sáu nghìn, tất cả.
Lão ta rất ngạc nhiên. Hình như lão ta không thể hiểu nổi tại sao.
Lão hỏi:
- Cậu nói như vậy nghĩa là thế nào?
- Xin ông đừng hỏi cháu một câu nào về cái đó nữa. Ông hãy giữ lấy món tiền ấy, ông có muốn thế không?
Lão ta nói:
- Tôi thật khó nghĩ quá. Có chuyện gì thế hả cậu?
Tôi đáp:
- Xin ông cứ cầm lấy cả vàng và đừng hỏi cháu làm gì nữa. Cháu không muốn nói dối đâu.
Lão ta suy nghĩ một lát rồi nói:
- Thôi tôi hiểu rồi. Tức là cậu muốn bán tất cả tài sản đó của cậu cho tôi, chứ không phải là biếu. Đúng thế chứ?
Rồi lão viết cái gì trên một mảnh giấy, đọc lên và nói:
- Cậu thấy không? Trong này nói là giao kèo. Như vậy nghĩa là tôi đã mua cả của cậu và trả tiền cho cậu. Đây nhé cậu hãy cầm lấy một đô la. Bây giờ cậu ký vào đây đi.
Tôi ký tên rồi ra về
Jim, anh da đen làm việc cho cô Watson, có một búi lông to bằng quả đấm mà hắn ta lấy ở cái ngăn dạ dày thứ tư của một con bò, và hắn vẫn dùng cái đó làm trò ảo thuật. Hắn bảo rằng trong búi lông ấy có con ma và nó biết tất cả mọi thứ. Đêm đó, tôi lò mò đến chỗ Jim và nói với hắn rằng bố tôi để lại dấu chân ở trên tuyết. Điều tôi muốn biết là bố tôi sẽ làm gì và có định ở lại đấy không? Jim lấy búi lông ra, nói lảm nhảm những gì với nó một lúc, rồi giơ lên cao, lại buông ra cho nó rơi xuống sàn nhà. Cái búi lông rơi xuống đánh bịch một cái và lăn đi vài ba tấc. Jim lại nhặt lên, lại thả cho rơi xuống một lần nữa, cái búi lông lắng nghe. Nhưng vô ích. Jim bảo là cái búi lông nó không muốn nói. Jim bảo rằng có khi không có tiền thì nó không chịu nói đâu. Tôi bảo tôi có đồng tiền hai mươi lăm xu làm giả, đã cũ rồi và cũng không thể đem tiêu được. Tôi cứ nói đi nói lại mãi như vậy (tôi đã tính sẵn trong bụng là không đả động gì đến đồng đô la mà lão chánh án Thatcher vừa đưa cho tôi). Tôi bảo đồng tiền đó xấu lắm, nhưng có thể là cái búi lông nó chịu nhận. Vì có lẽ nó không phân biệt được tốt xấu thế nào chăng. Jim cầm lấy đồng tiền, ngửi ngửi, đưa lên rằng cắn thử, rồi xoa xoa cho sạch. Rồi hắn bảo là sẽ nói khéo để cho cái búi lông tưởng là đồng tiền tốt. Hắn nói là sẽ bổ đôi một củ khoai sống rồi đem ấp đồng tiền vào giữa, để qua một đêm đến sáng hôm sau về không còn thấy nó trơ đồng ra nữa và cũng không còn vết bẩn, bất cứ ai trên tỉnh cũng có thể nhầm mà lấy chứ đừng nói cái búi lông. Trước đấy, tôi cũng đã biết lấy củ khoai làm như thế, nhưng lâu ngày rồi quên đi.
Jim để đồng tiền xuống dưới búi lông rồi lại quỳ xuống lắng nghe. Lần này hắn bảo cái búi lông đã ứng quẻ rồi. Hắn bảo cái búi lông sẽ phán cho tôi được giàu to đến như tôi muốn. Tôi bảo ừ, được, cứ làm đi xem nào. Thế là cái búi lông nói với Jim, và Jim truyền lại cho tôi rằng:
- Chưa biết là ông bố cậu sẽ làm gì đây. Có thể ông ấy sẽ đi xa, cũng có thể ông ấy định ở lại. Nhưng tốt nhất là cứ yên trí và cứ để mặc ông ấy muốn làm gì thì làm. Có hai vị thiên thần đang bay quanh người ông ấy. Thiên thần trắng và sáng lấp lánh. Còn một thiên thần thì đen. Thiên thần trắng dẫn ông ấy đi theo con đường tốt ít lâu, rồi thiên thần đen nhảy vào và phá hỏng hết. Chưa thể nói được là cuối cùng thiên thần nào sẽ bắt ông ấy đi. Nhưng còn cậu thì không hề gì. Đời cậu sẽ gặp nhiều cái rắc rối, mà cũng có nhiều cái vui mừng đấy. Có khi cậu bị đau đớn lại có khi ốm yếu, nhưng rồi lần nào cậu cũng trở lại lành lặn như thường. Có hai cô thiếu nữ bay lượn ở bên cậu trong suốt cuộc đời cậu. Một cô trắng trẻo, một cô đen đủi. Một cô giàu một cô nghèo. Cậu sẽ cưới cô nghèo trước, rồi sau đến lượt cô giàu. Cậu phải tránh xa những chỗ sông nước, xa chừng nào hay chừng đó. Và nhất là đừng có làm gì mạo hiểm, nhỡ ra người ta ghi tên tuổi cậu vào sổ thì cậu sẽ bị treo cổ.
Đêm đó, lúc tôi vừa thắp cây nến và đi lên buồng thì thấy bố tôi ngồi trong đó từ bao giờ, thôi, đích thật là bố tôi rồi!
Lúc đầu, tôi rất ghét đến nhà trường, nhưng dần dà đi học thì tôi thấy cũng chịu được. Lúc nào thấy trong người mệt, không bình thường, thì tôi trốn học. Và hôm sau bị trận đòn, tôi lại học hành tử tế, hăng hơn. Cứ thế, việc học đối với tôi dễ dàng dần dần. Tôi cũng đã quen với tính nết của bà goá và thấy không đến nỗi bực mình lắm. Sống trong một căn nhà, ngủ trên một chiếc giường riêng, lắm khi tôi cũng thấy nó trói buộc mình thế nào ấy. Vì thế, trước đấy lúc trời còn chưa lạnh lắm, thỉnh thoảng tôi vẫn hay lẩn ra ngủ ngoài rừng. Đối với tôi, như vậy là nghỉ ngơi được. Tôi chỉ thích nhất những cách sống cũ. Nhưng khi phải sống mới như thế này, tôi cũng hơi thích một chút. Bà goá bảo tôi rằng uốn theo những cái đó tuy có chậm chạp nhưng chắc chắn, và cũng không có chỗ nào chê trách được cả. Bà ta nói là bà ta không đến nỗi phải hổ thẹn về tôi.
Một buổi sáng trong khi đang ăn sáng thì tôi đánh đổ cái đĩa đựng muối. Tôi vội vàng lấy tay vét thật nhanh, vứt ra sau vai bên trái để tránh điều đen rủi, nhưng bỗng cô Watson ở đâu vào đứng ngay trước mặt và chặn lại. Cô ấy bảo:
- Huck, bỏ tay ra, sao lúc nào cũng nghịch bẩn thế? Bà goá nói thêm vào một câu nhẹ thôi; nhưng cái đó cũng không thể làm cho tôi tránh khỏi cái không may được, tôi biết chắc như thế. Sau bữa ăn, tôi bước ra ngoài, trong lòng thấy lo lắng run sợ, không biết rằng cái điều không may ấy sẽ rơi vào tôi ở chỗ nào và không biết nó sẽ ra sao đây. Cũng có những cách để tránh khỏi một số điều đen đủi, nhưng trường hợp này không ở trong số đó; cho nên tôi chẳng còn biết làm thế nào, chỉ luẩn quẩn với những ý nghĩa buồn rầu sợ sệt.
Tôi xuống dưới vườn, trèo qua cái ngách hàng rào, ở bên chỗ người ta vẫn ra vào. Trên mặt đất, tuyết xuống mới được phủ vài ba phân, tôi bỗng thấy có vết chân người. Những vết chân này từ phía núi đã đi tới vết chân dừng lại ở chỗ ngách này một lúc rồi lại đi quanh hàng rào. Thật lạ quá, ai đứng quanh quẩn ở đó như vậy mà sao lại không vào. Tôi không sao đoán ra được. Dù thế nào, cái đó cũng rất kỳ lạ. Tôi đang định đi lần theo vết chân, nhưng tôi cúi xuống nhìn kỹ vết chân đã. Lúc đầu không thấy có gì, nhưng sau tôi nhận ra. Có một dấu chữ thập ở gót giầy bên trái đóng bằng đinh to, cái đó để tránh khỏi gặp phải quỷ thần.
Tôi vùng ngay dậy và mải miết chạy xuống đồi. Chốc chốc lại ngoái nhìn về đằng sau, nhưng không thấy một ai. Tôi chạy ba chân bốn cẳng đến nhà chánh án Thatcher. Lão ta thấy tôi, hỏi:
- Sao thế, làm gì mà hớt hải thế. Đến lấy tiền lãi phải không?
Tôi đáp:
- Không phải đâu ông ạ. Thế có tiền lãi cho cháu đấy ư?
- Có chứ. Đến hôm qua vừa được nửa năm. Như vậy là đi hơn một trăm năm mươi đô la. Một món kếch sù cho cậu đấy. Nhưng tốt nhất là cậu hãy cứ gửi lại để tôi góp thêm vào với món sáu nghìn đồng cũ, không thì cậu lấy về lại cũng đến tiêu hết thôi.
- Không, ông ạ, cháu chẳng muốn tiêu đâu cả sáu nghìn trước cũng thế. Cháu muốn ông cầm lấy, biếu ông đấy, cả sáu nghìn, tất cả.
Lão ta rất ngạc nhiên. Hình như lão ta không thể hiểu nổi tại sao.
Lão hỏi:
- Cậu nói như vậy nghĩa là thế nào?
- Xin ông đừng hỏi cháu một câu nào về cái đó nữa. Ông hãy giữ lấy món tiền ấy, ông có muốn thế không?
Lão ta nói:
- Tôi thật khó nghĩ quá. Có chuyện gì thế hả cậu?
Tôi đáp:
- Xin ông cứ cầm lấy cả vàng và đừng hỏi cháu làm gì nữa. Cháu không muốn nói dối đâu.
Lão ta suy nghĩ một lát rồi nói:
- Thôi tôi hiểu rồi. Tức là cậu muốn bán tất cả tài sản đó của cậu cho tôi, chứ không phải là biếu. Đúng thế chứ?
Rồi lão viết cái gì trên một mảnh giấy, đọc lên và nói:
- Cậu thấy không? Trong này nói là giao kèo. Như vậy nghĩa là tôi đã mua cả của cậu và trả tiền cho cậu. Đây nhé cậu hãy cầm lấy một đô la. Bây giờ cậu ký vào đây đi.
Tôi ký tên rồi ra về
Jim, anh da đen làm việc cho cô Watson, có một búi lông to bằng quả đấm mà hắn ta lấy ở cái ngăn dạ dày thứ tư của một con bò, và hắn vẫn dùng cái đó làm trò ảo thuật. Hắn bảo rằng trong búi lông ấy có con ma và nó biết tất cả mọi thứ. Đêm đó, tôi lò mò đến chỗ Jim và nói với hắn rằng bố tôi để lại dấu chân ở trên tuyết. Điều tôi muốn biết là bố tôi sẽ làm gì và có định ở lại đấy không? Jim lấy búi lông ra, nói lảm nhảm những gì với nó một lúc, rồi giơ lên cao, lại buông ra cho nó rơi xuống sàn nhà. Cái búi lông rơi xuống đánh bịch một cái và lăn đi vài ba tấc. Jim lại nhặt lên, lại thả cho rơi xuống một lần nữa, cái búi lông lắng nghe. Nhưng vô ích. Jim bảo là cái búi lông nó không muốn nói. Jim bảo rằng có khi không có tiền thì nó không chịu nói đâu. Tôi bảo tôi có đồng tiền hai mươi lăm xu làm giả, đã cũ rồi và cũng không thể đem tiêu được. Tôi cứ nói đi nói lại mãi như vậy (tôi đã tính sẵn trong bụng là không đả động gì đến đồng đô la mà lão chánh án Thatcher vừa đưa cho tôi). Tôi bảo đồng tiền đó xấu lắm, nhưng có thể là cái búi lông nó chịu nhận. Vì có lẽ nó không phân biệt được tốt xấu thế nào chăng. Jim cầm lấy đồng tiền, ngửi ngửi, đưa lên rằng cắn thử, rồi xoa xoa cho sạch. Rồi hắn bảo là sẽ nói khéo để cho cái búi lông tưởng là đồng tiền tốt. Hắn nói là sẽ bổ đôi một củ khoai sống rồi đem ấp đồng tiền vào giữa, để qua một đêm đến sáng hôm sau về không còn thấy nó trơ đồng ra nữa và cũng không còn vết bẩn, bất cứ ai trên tỉnh cũng có thể nhầm mà lấy chứ đừng nói cái búi lông. Trước đấy, tôi cũng đã biết lấy củ khoai làm như thế, nhưng lâu ngày rồi quên đi.
Jim để đồng tiền xuống dưới búi lông rồi lại quỳ xuống lắng nghe. Lần này hắn bảo cái búi lông đã ứng quẻ rồi. Hắn bảo cái búi lông sẽ phán cho tôi được giàu to đến như tôi muốn. Tôi bảo ừ, được, cứ làm đi xem nào. Thế là cái búi lông nói với Jim, và Jim truyền lại cho tôi rằng:
- Chưa biết là ông bố cậu sẽ làm gì đây. Có thể ông ấy sẽ đi xa, cũng có thể ông ấy định ở lại. Nhưng tốt nhất là cứ yên trí và cứ để mặc ông ấy muốn làm gì thì làm. Có hai vị thiên thần đang bay quanh người ông ấy. Thiên thần trắng và sáng lấp lánh. Còn một thiên thần thì đen. Thiên thần trắng dẫn ông ấy đi theo con đường tốt ít lâu, rồi thiên thần đen nhảy vào và phá hỏng hết. Chưa thể nói được là cuối cùng thiên thần nào sẽ bắt ông ấy đi. Nhưng còn cậu thì không hề gì. Đời cậu sẽ gặp nhiều cái rắc rối, mà cũng có nhiều cái vui mừng đấy. Có khi cậu bị đau đớn lại có khi ốm yếu, nhưng rồi lần nào cậu cũng trở lại lành lặn như thường. Có hai cô thiếu nữ bay lượn ở bên cậu trong suốt cuộc đời cậu. Một cô trắng trẻo, một cô đen đủi. Một cô giàu một cô nghèo. Cậu sẽ cưới cô nghèo trước, rồi sau đến lượt cô giàu. Cậu phải tránh xa những chỗ sông nước, xa chừng nào hay chừng đó. Và nhất là đừng có làm gì mạo hiểm, nhỡ ra người ta ghi tên tuổi cậu vào sổ thì cậu sẽ bị treo cổ.
Đêm đó, lúc tôi vừa thắp cây nến và đi lên buồng thì thấy bố tôi ngồi trong đó từ bao giờ, thôi, đích thật là bố tôi rồi!
Danh sách chương