Thấy hai người nào đó nói chuyện càng lúc càng thái quá, Lâm Hồng khôngnhịn nổi nữa mà nói: "Mấy người đến để thăm con trai tôi đó! Có cần soimói thế không hả? Với lại con trai tôi khó coi chỗ nào chứ!"

Văn Thiên Lãng nhìn đứa nhỏ cười bảo: "Khó coi càng tốt! Ai cũng bảo nhỏkhó coi lớn lên mới đẹp. Văn Liệt lúc bé cũng xấu lắm, giờ đẹp rồi đó. "

Văn Liệt không quan tâm ông cha mình nói gì, cậu chỉ muốn xem thử em trai và em gái mình trông như thế nào.

Cậu em trai trông có vẻ không ưa nhìn, tuy không có nếp nhăn nhưng ngũ quan chưa nảy nở nên khiến cho đứa bé trở nên xấu xí. Bây giờ bé đang nằmtrong nôi ngủ say, nằm thẳng, đôi bàn tay nắm chặt.

"Em thích em trai chứ?" Tiêu Vũ ở bên cạnh hỏi.

Văn Liệt lắc đầu, nói: "Em đã có em trai rồi."

Tiêu Vũ sửng sốt, Văn Liệt quay đầu nhìn Quý Du và Tiểu Quang bên cạnh, nóivới Tiêu Vũ: "Bọn họ muốn đến xem em bé." Cậu mỉm cười rồi nói: "Nên emdẫn họ đến xem."

Tiêu Vũ: "......"

Nhìn khung cảnh hài hợp giữa nam chủ và hai nhân vật phản diện hi sinh (pháo hôi), Tiêu Vũ có chút chột dạ, cô nói: "Vậy là tốt rồi, chúng ta về nhà thôi."

Quý Du nhìn em bé trong nôi, quay đầu lại và vui vẻ nói với Tiêu Vũ: "Mẹơi, em bé thật dễ thương, mẹ sinh cho con thêm một em gái nữa đi ạ."

Quý Huyền nắm chặt tay, nở nụ cười vui mừng với Quý Du.

Tiêu Vũ sờ đầu cô bé, không đồng ý cũng không từ chối.

Quý Du và Tiêu Nhược Quang nhiệt tình hơn Văn Liệt rất nhiều, vây quanh nôi một lúc lâu, Lâm Hồng nhìn chằm chằm vào bên này không rời mắt.

Trước đây cô ta đã gài bẫy Văn Liệt mấy lần, bây giờ đứa con đang ở bên cạnhVăn Liệt, làm sao cô ta yên tâm được, cô ta sợ thằng ranh Văn Liệt không biết vu hồi (đánh lén sau lưng) là gì, thẳng tay quăng đứa bé xuống đất luôn.

Đến khi Văn Liệt chuẩn bị rời đi, thấy cậu không động tay chân gì, lúc này Lâm Hồng mới yên tâm.

Hai người phụ nữ vừa mới sinh xong không có chút sức lực gì, lúc này đangnằm bẹp trên giường, Văn Thiên Lãng thuê 3 người bảo mẫu, hai người locho người lớn, một người chăm sóc trẻ nhỏ.

Vì là phòng đơn nên không chen chúc lắm.

Khi Tiêu Vũ rời đi, Văn Liệt còn liếc nhìn Lâm Hồng một cách nhìn lạnh lùng.

Người nhà họ Văn cũng đang từ từ đến rồi, Tiêu Vũ không muốn gặp mặt ông cụVăn, Văn Liệt cũng không muốn, cho nên bọn họ rời đi trước khi người nhà họ Văn đến.

Buổi tối, Tiêu Vũ và Quý Huyền ngồi trên ghế sofa xem TV, Tiêu Vũ nói: "Y Lam Nhã coi như cầu gì được nấy* rồi.

*Gốc: 求仁得仁:cầu nhân đức được nhân đức, tóm lại là đạt thành lý tưởng nguyện vọng - Nguồn: hoasinhanhca.wordpress.com

Quý Huyền không quan tâm đến Y Lam Nhã, anh thuận miệng đáp: "Ừm, Tiêu Vũ,anh nghĩ kĩ rồi, em thấy tụi mình đi Hawaii hưởng tuần trăng mật đượckhông?"

Tiêu Vũ cau mày hỏi lại anh: "Hưởng tuần trăng mật sao? Chúng mình còn chưa kết hôn, tuần trăng mật cái gì chứ?"

Quý Huyền ngay lập tức nói: "Kết hôn tốt đó! Có thể đến đảo Fiji chụp ảnh cưới, nghe nói khung cảnh ở đó rất tuyệt vời!"

Tiêu Vũ: "......."

"Mẹ, mẹ với cha định đi chơi ạ?" Tiêu Nhược Quang ngồi bên cạnh họ đang xemphim hoạt hình, nghe cha mình nói thế, nhóc liền quay đầu hỏi.

Quý Huyền nói: "Cha đưa mẹ đi chơi, mai mốt sẽ đưa mấy con đi."

Tiêu Nhược Quang hỏi: "Sao cha không đưa con đi chung thế? Con không ngoan ạ?"

Quý Huyền nhất thời cay đắng rồi nói: "Chà ~ Con để cha ngẫm nghĩ xem nên trả lời con như thế nào nhé."

Tiêu Vũ liếc nhìn anh, cười cười, sau đó quay lại nói với Tiêu Nhược Quang:"Không có gì, mấy hôm nữa cha mẹ sẽ dẫn con đi chơi công viên giải trínhé."

Lúc này Tiêu Nhược Quang mói hoan hô đi tìm Quý Du với Văn Liệt, hôm nay hai nhóc này không đi học nên có không ít bài cần bổsung.

Trong tháng tiếp theo, Tiêu Vũ dốc toàn sức vào bài luận văn, hơn nữa cô còn biết về kỳ thi cuối kỳ từ Thôi Thiến Nhu.

Trường học đã có cải cách, vì từng có trường hợp giáo viên chủ nhiệm cho họcsinh mình điểm cao nhưng lại cho học sinh ở lớp khác điểm thấp, ngay cảkhi năng lực của học sinh đó tốt hơn học sinh của vị giáo viên đó.

Chuyện này không phải lần đầu, kỳ thi cuối cấp năm nào cũng có một hai hoặcnhiều trường hợp như vậy. Thậm chí có những lần chấm điểm không côngbằng do thẩm mỹ khác nhau. Do vậy, trường đã đưa ra một hệ thống chấmđiểm mới vào năm ngoái, tách biệt việc giảng dạy và kiểm tra, các giáoviên đứng lớp không được làm giáo viên chấm điểm.

Trường còn đặc biệt mời các nhà soạn nhạc nổi tiếng, nhạc trưởng các dàn nhạc giaohưởng và các chuyên gia khác nhau ở Trung Quốc làm giám khảo. Bản nhạcdự thi cũng được thay đổi từ nhạc tự chọn sang nhạc trường chọn, đến lúc thi học sinh mới biết tác phẩm mình phải biểu diễn là gì. Nếu chưachuẩn bị hoặc tìm hiểu trước về tác phẩm thì bạn đó chỉ có thể tự mìnhphân tích và chuẩn bị trong thời gian rất ngắn.

Những người được trường thuê sẽ đánh giá sinh viên từ các góc độ chuyên môn khác nhau,không những thế họ còn có thể chấm điểm một cách công minh và bình đẳng. Các góc độ diễn giải mới về tác phẩm của học sinh cũng không bị cản trở bởi những hạn chế của giáo viên ở trường.

Mặc dù việc giảng dạy và kiểm tra đã được tách biệt nhưng một số kỳ kiểm tra chuyên môn vẫncần thiết. Vì vậy, Tiêu Vũ phải chuẩn bị luận văn tốt nghiệp, bài kiểmtra viết chuyên nghiệp cho kỳ thi cuối kỳ, và phần buổi biểu diễn tạichỗ trong khoảng thời gian ngắn ngủi này. Chỉ khi Tiêu Vũ kiếm đủ tínchỉ, cô mới được nhận bằng tốt nghiệp

Âm nhạc Trung Quốc, lịchsử âm nhạc phương Tây và sự đánh giá về các kiệt tác, lý thuyết âm nhạccơ bản, phong cách âm nhạc và phân tích tác phẩm, v.v., thi suốt cảtuần.

Tiêu Vũ cảm tạ những kiến thức nguyên thân lưu lại,....mẹnó điều này hoàn toàn không hẳn nhé! Bởi vì kiến thức nguyên thân đểlại, cộng với việc cô chăm chỉ ôn tập trong khoảng thời gian này, vớithông tin tra cứu được lúc viết luận văn, Tiêu Vũ rất thành công trongviệc......đậu vớt.

Vào ngày thi xong, Bối Tuệ còn cố tình chạyđi xem điểm của cô, giáo viên quen biết cô ta chỉ nghĩ đó là bạn cũ củaTiêu Vũ nên không giấu diếm gì.

Bối Tuệ hỏi Tiêu Vũ thi thế nào? Các giáo viên đều nói thi không tệ, không tệ, nhất thời khiến cô ta không thể làm gì được.

Khi Đoạn Bân nói với Tiêu Vũ, Tiêu Vũ cũng thở phào nhẹ nhõm, sau khi kếtthúc môn thi cuối cùng mà Tiêu Vũ cho là phiền phức nhất, cô bắt đầuchuẩn bị cho tiết mục dự thi biểu diễn.

Biểu diễn vẫn là sở trường của Tiêu Vũ, đặc biệt cô đã có kinh nghiệm thi đấu nên cũng bình tĩnh hơn các học sinh khác.

Vào ngày thi, Tiêu Vũ vẫn ăn mặc giản dị rồi đi ra ngoài.

Mỗi ngày đều có rất nhiều người tham gia kỳ thi, dàn nhạc, biểu diễnpiano... Khi Tiêu Vũ đến, Thôi Thiến Nhu và Lôi Văn Lực đang xem lại các bản nhạc.

Tiêu Vũ thắc mắc: "Bàn nhạc là chọn ngẫu nhiên mà?"

Thôi Thiến Nhu gật đầu nói: "Đúng rồi ạ."

Tiêu Vũ hỏi: "Vậy....Mấy đứa đang nhìn cái gì vậy?"

Thôi Thiến Nhu đáp: "Tuy bản nhạc biểu diễn được chọn ngẫu nhiên, nhưngquanh đi quẩn lại có mấy khúc nhạc đó thôi, xem trước vài cái, biết đâutrúng tủ thì sao?"

Tiêu Vũ: ".....Không phải phải nhớ hết à?"

Thôi Thiến Nhu nhìn cô với ánh mắt khiếp sợ: "Chị nhớ hết rồi ạ?"

Tiêu Vũ nhìn vẻ mặt của cô ấy, rồi nói: "Nói thế nào nhỉ? Nhớ một chút thôi!"

Tiêu Vũ không có mặt dày nói cô đã học thuộc hết, biểu tình Thôi Thiến Nhu cho thấy học phổ nhạc không dễ dàng gì.

Thôi Thiến Nhu vẫn hâm mộ nói: "Woa ~ Chắc chắn chị nhớ không ít, sao chịthuộc lòng bản nhạc thế? Em cũng tính là học piano từ tấm bé, nhưng bốiphổ (học thuộc bản nhạc) vẫn luôn là điểm yếu của em. Lần trướcđi thực tập với thầy Duẩn ở dàn nhạc giao hưởng, bởi vì quá lo lắng nênchỉ nhớ vài ô nhịp, 6 trang nhạc, em nhớ lung tung beng cả lên."

Tiêu Vũ liền đáp: "Chị thấy không phải em nhớ không được, là do em hồi hộp quá nhỉ?"

Thôi Thiến Nhu nghĩ nghĩ rồi đáp: "Hình như là thế, dù sao khi bước lên sân khấu, đầu óc em trống rỗng luôn."



Tiêu Vũ gật đầu, rồi bảo: "Em là bởi tâm lý chịu đựng với khả năng ứng biếnvới việc thay đổi môi trường chưa tốt. Rảnh rỗi thì nghe nhạc piano, dùlà ăn, đi dạo hay trò chuyện. Cũng giống như học thuộc từ tiếng Anh, chị thường nhẩm từ ăn, vừa đi vừa học thuộc lòng. Ngoài ra, đọc lại bảnnhạc nhiều lần, luyện tập nhiều hơn, nghe nhiều, đọc nhiều, luyện nhiềuhơn, đây là nền tảng của một nghệ sĩ piano."

Thôi Thiến Nhu lại hỏi: "Cái đó có quy luật không chị?"

Tiêu Vũ cười nói: "Tóm lại, học thuộc trước đã, có rất nhiều bản nhạc thuộclòng. Cho dù phải đàn những giai điệu piano mà mình chưa từng thấy, thậm chí không biết thì không hẳn không thể. Đây không phải dị năng đặc biệt trong truyền thuyết gì, đều từ việc luyện tập hằng ngày mà ra. Mỗi mộtbản nhạc đều có một chủ đề, từ từ, tự em sẽ nắm được cấu trúc với quyluật của nó. Tất cả, đều bằng việc em luyện đàn nhiều, nghe nhiều,nghiên cứu thật nhiều thì mới có thể tổng kết lại, mỗi nốt nhạc, lựcđàn, ký hiệu nhạc*, phân đoạn, v.v., tất cả đều đã được học và chúngtương đối có quy luật."

*Gốc - 音樂符號 = Ký hiệu âm nhạc: lànhững ký hiệu thường được sử dụng trong bản nhạc để thể hiện các đặcđiểm khác nhau của âm thanh, chẳng hạn như cao độ, giá trị thời gian, âm lượng,....

Tiêu Vũ ngồi trước mặt Thôi Thiến Nhu và mở mộtbản sonata cho cô ấy xem: " Chúng ta đều biết rằng một bản sonata có 3phần: phần trình bày, phần phát triển và phần tái hiện. Phần trình bàythể hiện chủ đề, xu hướng và nội dung cơ bản. Phần phát triển là sự phát triển, chuyển biến và cũng là phần khó, cảm xúc được bộc lộ gay gắt.Phần tái hiện là tái hiện lại chủ đề chính, giai điệu chính, về cơ bảnthì nó vẫn giữ nguyên nhưng sẽ có một số nốt nhỏ bổ sung. Tuy nhiên, chị nhớ vấn đề học thuộc lòng nhạc chỉ rắc rối khi mới học đàn thôi chứ? Em sắp tốt nghiệp, còn không được thì sao em thi vào đây được?"

Thôi Thiến Nhu xấu hổ đáp: "Lúc thi tuyển sinh đại học đấy, em ăn hên, thi trúng bài học thuộc rồi."

Tiêu Vũ gật đầu. "Cố gắng đừng học thuộc lòng mọi thứ, hầu hết những người chơi piano đều thuộc bản nhạc như vậy đấy."

Thôi Thiến Nhu bị Tiêu Vũ đả kích thật lớn, uể oải nằm liệt ra bàn. Lôi VănLực nhìn cô ấy, nói một cách khó tin: "Cậu vẫn chưa thuộc cuốn này luônđó hả? Đây là cuốn thường thấy nhất đấy."

Vì vậy, Thôi Thiến Nhu còn bị đả kích mạnh hơn.

Khi giáo viên đến thông báo phòng thi, Tiêu Vũ và những người khác cùng nhau đến đó.

Trên đường đi, Lôi Văn Lực nói với Nhan Hàm: "Nghe nói sẽ bốc nhiều ngườitạo thành một dàn nhạc giao hưởng rồi cùng nhau biểu diễn đấy, cái nàycòn khó hơn trước nữa."

Nhan Hàm gật đầu nói: "Hồi thực tập, tao có tham gia một lần hồi rồi, khó thiệt. Trong bản hòa tấu, đại đa số là đàn piano nhưng cũng phải chú ý đến cảm xúc âm nhạc xung quanh, khôngthể tự mình solo được. Xem thử giáo viên chấm thế nào, năm ngoái tao cóquen một đàn anh bắt được bản hòa tấu, kết quả là đàn quá nhập tâm nênrõ ràng đàn rất tốt nhưng vẫn không đạt tiêu chuẩn đấy."

Lôi Văn Lực than: "Vậy thì nhọ quá đi, nếu không dính bản hòa tấu mà là bản độc tấu thì nhất định ảnh đậu rồi."

Nhan Hàm nói: "Đúng vậy! Cũng hên là đủ tín chỉ, không thì sẽ phải thi lại."

Mấy người vừa đi vừa tán gẫu, Tiêu Vũ nhìn quanh, khán phòng của trường rất lớn, trường cấp 3 trong trí nhớ của cô không thể sánh được. Ở thế giớicũ, trường cấp 3 của cô chỉ là một trường trung học phổ thông bìnhthường, đồng thời cũng là trường trung học phổ thông có tỷ lệ nhập họccực kỳ thấp. Trường trung học trong ký ức của nguyên thân tốt hơn, làtrường cấp 3 nổi danh về âm nhạc ở thủ đô, trang thiết bị toàn hàng xịn, chưa kể diện tích rộng, môi trường cũng thuộc loại bậc nhất.

Khán phòng của hai trường không chênh lệch mấy, nhưng khán phòng trường đạihọc vẫn có sự khác biệt. Bản thân trường đại học đã có diện tích lớn hơn trường cấp 3 nhiều, ký túc xá xa hơn, từ đó đến trường toàn phải đi xe, chưa kể bên trong còn có siêu thị và rạp chiếu phim, cái gì cần đều có.

Căn tin có thể được tính từ căn tin 1, rồi con số lớn dần đều...

Khán phòng của trường đại học có 8.000 chỗ ngồi và khoảng 30.000 sinh viên.Sinh viên tốt nghiệp khóa này tầm khoảng 7.000 người, kỳ thi này đượcchia ngày ra. Trong 7 ngày, mỗi ngày có 1.000 người tới làm bài kiểmtra. Tiêu Vũ nằm ở đợt thứ năm, khi cô bước vào thì có rất nhiều ngườingồi ở hàng ghế đầu quan sát.

Sau khi giáo viên điểm danh xong,thấy mọi người đã đến đông đủ nên đóng cửa ra vào. Sau đó thông báo xemai là độc tấu, ai đàn bản hòa tấu.

Đối với Tiêu Vũ, độc tấu hayhòa tấu đều có lợi hơn cho cô. Độc tấu thì cô đã luyện ở nhà rất lâurồi, còn hòa tấu thì cô cũng có một trình diễn hòa tấu hoàn hảo ở cuộcthi piano Âu Mỹ.

Lôi Văn Lực và Nhan Hàm đều 'bị dính chưởng'bản hòa tấu, còn hòa Thôi Thiến Nhu thì được bản piano độc tấu. Tiêu Vũthầm nghĩ rằng vận may của Thôi Thiến Nhu thật tốt, em ấy có thể qua ảiđầu vào và giờ thì qua được ải tốt nghiệp. Tuy rằng không có nghĩa độctấu đơn giản như đan giỏ, nhưng xét cho cùng, chơi solo sẽ khiến mọingười chú ý đến kỹ năng chơi piano của bạn hơn.

"Số 337, Tiêu Vũ, piano bản hòa tấu."

Tiêu Vũ đi lên nhận mảnh giấy, nhìn đề mục của mình, sau đó mặt cô đen thui ~ Tchaikovsky -《Giao hưởng số 1》*

*Đây là bản concerto đầu tiên mà nhà soạn nhạc người Nga Pyotr IlyichTchaikovsky viết cho piano, được coi là một trong những bản concerto cho piano hay nhất.

Tiêu Vũ: "......."

Thôi Thiến Nhu quay đầu lại bản nhạc của cô, cô ấy giật mình nói: "Uhm, đề....của chị....có vẻ khó."

Tiêu Vũ thở hắt ra và nói: "Chúng ta sắp tốt nghiệp rồi, đúng là nên đàn bản nhạc này, với lại chúng ta không phải học sinh nghiệp dư, chúng ta làdân chuyên."

Thôi Thiến Nhu hỏi cô: "Chị có nhớ bản nhạc này không?"

Tiêu Vũ nói: "Chị có xem bản phổ của bản nhạc này, với lại cũng chưa nói chị phải đàn hết toàn bộ bản hòa tấu này. Em có biết bản hòa tấu nàykhông?"

Mặc dù Thôi Thiến Nhu thắc mắc tại sao Tiêu Vũ lại hỏiđiều này nhưng cô ấy vẫn đáp: "Giáo viên có nói bản nhạc này đượcTchaikovsky sáng tác khi ông 34 tuổi. Lúc đấy, ông chỉ là một nghệ sĩpiano với trình độ trung bình, là giáo sư bộ môn hòa thanh (lý thuyết âm nhạc) của Nhạc viện*. Lúc đầu tác phẩm này được đưa cho NikolayRubinstein**, người được coi là nghệ sĩ piano xuất sắc nhất thế giới vào thời điểm đó, nhưng Rubinstein đã tỏ ra không hài lòng về tác phẩm. Sau đó, Tchaikovsky đã đưa tác phẩm đến tay của nghệ sĩ piano Hans vonBülow***, và sau đó Hans von Bülow đã chơi bản nhạc này trong một buổibiểu diễn, từ đây bản nhạc này trở nên nổi tiếng khắp thế giới. "

*Là nhạc viện Moscow nổi tiếng, khi này nhạc viện chỉ mới thành lập

*Nikolai Grigorievich Rubinstein - bậc thầy piano, nhà soạn nhạc, nhà soạn nhạcvà người sáng lập Nhạc viện Moscow nổi tiếng. Ông là bạn thân của PyotrIlyich Tchaikovsky.

***Hans von Bülow: nghệ sĩ piano và nhạc trưởng người Đức có độ chính xác, nhạy bén, và những diễn giải sâu sắc về âm nhạc.

Tiêu Vũ gật đầu, lấy điện thoại ra tra thông tin của tác phẩm này, tác phẩmphản ánh tình yêu cuộc sống và niềm thiết tha với ánh sáng củaTchaikovsky. Bản concerto này có sức mạnh to lớn cùng với quy mô lớn, là sự kết hợp với chất trữ tình chân thành và sự thẳng thắn.

Tácphẩm có nội dung tư tưởng và hình tượng nghệ thuật phong phú, đề tài đadạng, sức phát triển mãnh liệt mạnh mẽ, đó đều là những nét hấp dẫn kỳthú của nó.

Bản hòa tấu này có thể coi là đỉnh cao của âm nhạc piano Nga vào thế kỷ 19, cũng là sáng tác tài năng nhất lúc bấy giờ.

Tiêu Vũ: "......"

Cho dù không có vấn đề gì với kỹ thuật đàn, điều này nhờ 404 thêm vào, vềmặt cảm xúc thì cô cũng thể hiện ngày càng tốt hơn. Nhưng trình diễn quy mô lớn vẫn gây khó khăn cho cô, bản nhạc khó nhằn thế này, chơi thế nào để đủ tốt nghiệp? Chơi thế nào mới bộc lộ năng lực của cô?

Mọingười đều đã có bản nhạc riêng của mình, giáo viên thông báo cho Tiêu Vũ và những người thi chung với cô, Tiêu Vũ vội đi tìm những người đó.

Vì cơ bản trong giao hưởng không dùng đến đàn piano, trừ khi nó là một bản hòa tấu. Mà một bản hòa tấu, piano là nhân vật chính, piano và dàn nhạc có mối quan hệ cạnh tranh và bổ sung cho nhau. Về điểm này, cần mọingười nghiên cứu thống nhất cách làm thế nào cho tốt, cảm xúc ở đâu, cao trào ở đâu,...vv

Tiêu Vũ không thi vào buổi sáng nên đã đi ăntrưa với dàn nhạc, khi quay lại thì cùng bàn bạc với nhau để cải tiếnmột chút. Vì không có nhạc cụ và phải ở đây chờ nên không có cách nào để diễn tập, chỉ có thể giải thích bằng lời nói rồi mọi người tự tưởngtượng thôi.

Lúc 3 giờ chiều, đến lượt Tiêu Vũ và những người khác.

Bốn âm sắc mạnh mẽ của kèn Pháp làm phần mở màn, tiếp theo bốn hợp âmB-flat minor, kế là tiếng violon, cello và piano ở D-flat major. Năm vịgiám khảo đều chăm chú lắng nghe, gật đầu, hai giáo viên bên trái còntrò chuyện với nhau.

Đi vào chương thứ 2, sau màn giới thiệungắn gọn với Pizzicato* và biểu diễn sáo cho chủ đề đầu tiên, Tiêu Vũvội vã đuổi theo, tiếp tục chuyển sang F major, sau đó 2 cello trở lạivới chủ đề trong D-flat major và oboe tiếp tục nó.

* Pizzicato: Kỹ thuật gảy dây đàn của Violin, Cello, Bass là một kỹ thuật mà người chơi thiên về chơi đàn bằng cách gảy dây đàn.

Tiêu Vũ cảm thấy rất tốt, các học sinh dưới khán đài cũng vậy, họ đang đắm chìm trong sự bình tĩnh.

Với cảm giác này, đến với chương thứ 3. Với Allegro*, hai giai điệu chính luân phiên biểu diễn.

*Nghĩa sát là vui tươi, sống động. Còn định nghĩa là Tương đối nhanh.

Tiêu Vũ cố gắng hết sức để tận hưởng trong thế giới piano, sau khi hai lầnxuất hiện nữa*, piano được tô đậm đến đến tột cùng. Cho đến khi kếtthúc, dàn nhạc và đàn piano cùng nhau cất lên âm thanh chiến thắng mạnhmẽ nhất của toàn bộ bài hát.

*Hai chủ đề đề chính được thể hiện trong một cấu trúc ABABAB

Mọi người dừng lại, quay đầu nhìn về phía năm vị giám khảo, sau đó khom lưng cúi chào họ.

Một vài giáo viên vỗ tay, và giáo viên đầu tiên mở lời nhận xét.

"Rất tốt, chương thứ nhất đã đóng tốt vai trò chủ đạo và xác định đặc điểm của tác phẩm. Adagio (Thong thả) và scherzo* ở chương hai kết hợp một cách hòa hợp*, và chương thứ ba đã bản tóm tắt toàn bộ bài hát, tương ứng với hai chương đầu tiên. Nhìnchung không có vấn đề cả, tuy mức độ hợp tác chưa cao nhưng không mắcsai lầm lớn nào. Cá nhân tôi tin rằng mọi sinh viên đều rất tuyệt vời và đạt tiêu chuẩn. "

*Scherzo: Khúc nhạc thường là nhanh, vui tươi với tính chất châm biếm, mỉa mai, hài hước.

*Gốc là 有机结合 - kết hợp hữu cơ = chỉ sự kết hợp giữa hai hoặc nhiều thứ màkhông mâu thuẫn hoặc chèn ép nhau, thay vào đó, mỗi thứ đều thể hiện thế mạnh riêng.



Dù ai cũng toát mồ hôi hột nhưng khi nghe những lời này đều mỉm cười.

Giáo viên giám khảo thứ hai cũng nhận xét: "Chương đầu tiên rất tuyệt vời và đa dạng, có nhiều bản hòa tấu không thể sánh bằng. Phần trình diễn củacác em rất tốt, chương đầu tiên, kèn Pháp biểu diễn rất nổi bật, bạnchơi đàn piano cũng rất tuyệt, các hợp âm dày đặc to vang theo sau tiếng kèn Pháp mà không đoạt đi sự chú ý. Đồng thời, mặc dù bạn chơi đànpiano chỉ làm nền cho chủ đề đầu tiên, nhưng vẫn phát huy tính chủ đạocủa nhạc cụ độc tấu. Ngay cả ban nhạc hòa tấu, piano vẫn rất rõ ràng, to và mạnh mẽ. Có thể nói là rất tốt, chúc mừng em."

Nghe vậy, Tiêu Vũ thở phào nhẹ nhõm. Cô biết rằng điều này có nghĩa cô đã vượt qua bài kiểm tra.

Tiêu Vũ chú ý tới ban giám khảo, nhất là một người trẻ tuổi ở bên tay phải.Có thể thấy anh ta là con lai, và cô không thấy anh ta phát biểu ở cácmàn biểu diễn khác. Nhưng đó không phải nguyên do Tiêu Vũ chú ý đến anhta, mà bởi vì anh ta trông quen mắt.

Nếu.....Tiêu Vũ nghĩ, nếu cô nhớ không lầm, hình như đó là giám khảo vòng sơ khảo của cuộc thi Piano Âu Mỹ thì phải?

Người đàn ông thấy Tiêu Vũ đang nhìn mình, liền gật đầu với cô. Sau khi tấtcả bốn giám khảo khác đánh giá xong, anh ta nói: "Âm nhạc vui tai dễchịu, chương thứ 2 tao nhã giản dị, khí chất dân tộc đẹp đẽ, phản ánhcái nhìn của con người đối với thiên nhiên, phản ánh tình cảm yêu thương giữa con người với thiên nhiên. Chủ đề vẫn không thay đổi, biến đổi chỉ có âm sắc của nhạc cụ, có thể nói biểu diễn rất hoàn hảo."

Tiêu Vũ nhìn anh ta, anh ta cười rồi nói: "Chương thứ ba cũng rất tuyệt,tràn đầy sức sống và tinh thần. Nếu phải nói, thì mỗi bạn trong dàn nhạc rất khá, đương nhiên, cá nhân tôi nghĩ rằng học sinh chơi piano rấtthành công, cho nên tôi không có nhiều điều để nhận xét và kiến nghị. "

Bốn giáo viên khác đều nhìn về phía người đàn ông, anh ta nhún vai nói: "Rất tốt."

Cả ban nhạc cúi đầu cảm ơn rồi bước xuống. Còn về việc vui vẻ thế nào sau khi xuống sân khấu là một chuyện khác.

Khi Tiêu Vũ thu dọn đồ đạc và đi tới cổng trường thì thấy vị giám khảo conlai đang dựa ở cổng trường. Anh ta thấy thấy Tiêu Vũ đi ra liền đứngthẳng dậy.

"Xin chào." Tiêu Vũ đoán chắc anh ta đang đợi mình nên dừng lại.

Người đàn ông nói: "Xin chào, tôi tên là Lancelot Emil."

Tiêu Vũ cau mày: "Người Tây sao?"

Lancelot Emil cười nói: "Tôi là người gốc Hoa, nhưng lớn lên ở phương Tây."

Tiêu Vũ gật đầu, cô hỏi anh ta: "Vậy thì, anh ở đây đợi tôi là bởi....?"

"Tôi không hiểu, tại sao cô không đồng ý hợp đồng với ban nhạc Bách Nhạc?"

Tiêu Vũ nhìn anh, rồi hỏi "Anh biết ban nhạc Bách Nhạc?"

Lancelot Emil đáp: "Vâng, tôi thay mặt cho dàn nhạc tới đây để kiểm tra cô. Côđã đủ tiêu chuẩn, cho nên, cô đã nhận được thông báo."

Tiêu Vũsuy nghĩ một lúc, đúng là sau khi nhận được quán quân cuộc thi piano ÂuMỹ, cô mới nhận được thông báo, cô nói: "Tôi không từ chối, chỉ là tôikhông có thời gian. Gần đây kỳ thi đã kết thúc, mấy hôm nữa tôi sẽ đếngặp mọi người để ký hợp đồng."

Lancelot Emil gật đầu, Tiêu Vũ nói: "Tôi đi trước. "

Lancelot Emil ngăn cô lại và hỏi: "Đúng rồi, tôi nghe nói rằng cô từng bị tai nạn xe hơi. "

Tiêu Vũ mỉm cười liếc anh ta: "Nghe nói sao? Anh nghe ai nói thế?"

Lancelot Emil sửng sốt, Tiêu Vũ tiếp tục nói: "Tôi không biết tại sao anh lạitìm tôi? Nhưng, tôi sẽ đi, và tôi cũng sẽ tìm hiểu lý do tại sao anh lại tìm tôi. "

Tiêu Vũ nói xong thì cười với anh ta rồi quay người rời đi.

Lancelot Emil nhìn theo bóng lưng của Tiêu Vũ, nhìn cô lên xe rời đi, anh tasửng sốt: "Ể? Không phải mấy người đó nói cô ấy rất nghèo sao?"

Trong xe, Quý Huyền cũng hỏi Tiêu Vũ: "Người đứng ở cửa là ai thế?"

Tiêu Vũ nghiêm túc nói: "Anh đoán xem. "

Quý Huyền: "......Giáo sư à?"

Tiêu Vũ giả vờ sợ hãi và nói," Wow, anh thật tuyệt vời quá đê?"

Quý Huyền nhìn cô một cách hoài nghi: "Nếu anh nói đó là bạn học thì sao?"

Tiêu Vũ cười nhẹ: "Thì anh cũng sẽ nhận được câu trả lời như vậy."

Quý Huyền: "......." Em thật hề hước mà!

"Em biết rồi." Tiêu Vũ đau lòng nhặt một viên socola lên, vừa bấm số vừanói: "Có phải anh đang nghi ngờ em không? Có phải anh nghĩ anh ta làngười tình của em đúng không? Nói đi, có phải anh nghi ngờ em đúng hôm?Em còn chưa kết hôn với anh mà anh đã nghi ngờ em rồi, em buồn, em khổsở, em đau lòng muốn chớt ~"

Quý Huyền nhìn Tiêu Vũ vừa ăn socola, vừa diễn kịch, hơn nữa còn nói một cách tình cảm quyết liệt.

Quý Huyền: ".....Không dám."

Chú thích thêm

#1 PIANO CONCERTO No.1 của TCHAIKOVSKY – Nguồn: Wikipedia; Fb: Nghiên cứu và phê bình âm nhạc và Nhacodien.com

https://youtu.be/hNfpMRSCFPE

Concerto số 1 cho piano của Tchaikovsky đã thể hiện rõ chất Nga và con ngườitrong nhà soạn nhạc vĩ đại, đồng thời còn thể hiện trào lưu lãng mạn phổ biến thời đó.

Concerto này được dành cho 2 sáo, 2 oboe, 2clarinet in B-flat, 2 bassoon, 4 horn in F, 2 trumpet in F, 3 kèntrombone (2 tenor, 1 bass), kiểng (bộ gõ bằng đồng), piano solo, và dàndây.

Concerto được viết theo hình thức truyền thống gồm 3 chương. Thời gian nhạc chạy từ 30 – 35 phút, phần lớn nằm ở chương đầu.

Chương 1: Allegro non troppo e molto maestoso – Allegro con spirito – "Những ước vọng trên hành trình mùa đông"

Chương nhạc đã thể hiện rõ niềm tự hào về sức mạnh của con người trước sốphận. Chương nhạc được mở đầu bằng tiếng kèn mang tính phát hiệu lệnh.Sau mỗi đoạn 4 tiếng kèn như thế, cả dàn nhạc giao hưởng đáp lại. Tiếptheo thì piano xuất hiện, tạo khúc đệm để các nhạc cụ bộ dây và bộ gỗthể hiện một chủ đề. Piano thể hiện lại chủ đề đó và dạo thêm một đoạnnữa để rồi chủ đề được thể hiện lại một lần nữa bởi cả dàn nhạc (chủ đềnày chính là chủ đề khiến người ta nhớ đến nó nhiều nhất).

Chương 2: Andantino semplice – Allegro vivace assai/Prestissimo – "miền thê lương, chốn sương mù"

Chương adagio của bản giao hưởng ghi lại cảm xúc của tác giả về chuyến đi chơi đến đảo Valaam trên hồ Ladoga.

Đây có lẽ cũng là chương nhạc thể hiện rõ nhất chất Nga trong âm nhạc củaTchaikovsky. Nghe chương 2, ta có thể cảm nhận những giai điệu của dânca Nga. Đồng thời ta cũng có thể thấy ngay phong cách của tác giả: đằmthắm, sâu lắng như chính con người thật của ông. Chương nhạc được mở đầu bởi các nhạc cụ bộ gỗ, rồi được tiếp bởi sự thể hiện là chủ đề củapiano với phần đệm của dàn nhạc dây.

Chương 3: Allegro con fuoco

Chương 3 có nhiều điểm tương đồng với chương 1. Chương 3 chỉ có khác chương 1 ở chỗ chương này nhanh hơn.



Piano Concerto No.1 in B flat minor, Op. 23 được Tchaikovsky sáng tác trongmùa đông năm 1874 – 1875. Nó được dự định đề tặng Nikolai Rubinstein,tuy nhiên nói nó "sẽ không dùng làm gì được". Dù vậy Tchaikovsky từ chối bất cứ điều gì để thay đổi nó và loại bỏ đề tặng Rubinstein. Theo lờikhuyên của nghệ sĩ piano Carl Klindworth, bản thảo được gửi cho Hans von Bulow, người đã vui vẻ biểu diễn nó.

Trong thế kỷ XX, PianoConcerto No.1 trở thành tiết mục hàng đầu của các nghệ sĩ piano hàng đầu của thế giới. Kể từ năm 1958, concerto này đã trở thành một phần trongchương trình bắt buộc của vòng chung kết piano cuộc thi Tchaikovsky quốc tế.

#2 Nikolai Grigorievich Rubinstein (28/11/1829 – 20/11/1894) – Nguồn: vi.public-welfare.com

Ông là anh của nhà soạn nhạc và nhạc sĩ đàn dương cầm Nikolai Rubinstein.

Anton Rubinstein sáng tác các tác phẩm trữ tình, lãng mạn, giàu tính giaiđiệu và sức biểu cảm, sử dụng màu sắc phương Đông rất tinh tế.Rubinstein còn đặt nền móng cho sự nghiệp giáo dục âm nhạc chuyên nghiệp ở nước Nga.

#3 Hans von Bülow (8/1/1830 – 12/2/1894) – Nguồn: delphipages.live

Ông là nghệ sĩ piano và nhạc trưởng người Đức có độ chính xác, nhạy bén, và những diễn giải sâu sắc về âm nhạc, cũng là một nhà báo âm nhạc sắc sảo và hóm hỉnh.
Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện