Ngày hôm sau, quan viên bản xứ và thân sỹ địa phương lần lượt đến chính thức thăm viếng khâm sai đại nhân, nhất là những quan lại và thân sỹ hôm qua không có tư cách tham dự tiệc tẩy trần khoản đãi Dương khâm sai.
Đương nhiên tất cả những người đến viếng thăm đều không thể đi tay không: hoặc ngân phiếu, hoặc châu báu thư họa, hoặc đặc sản địa phương; dược liệu trân quý các loại cũng không ít. Dương Lăng cố ý tạo hình tượng một viên quan tham tiền hám lợi vô trách nhiệm, cho nên y không khước từ một ai.
Cao Văn Tâm không biết rõ nội tình, nàng không thích lão gia nhà mình biến thành kẻ cơ hội như vậy. Trong lòng bực bội song lại không tiện phát tiết, cho nên mặc dù được Dương Lăng sai ngồi làm "kế toán viên", nàng lại chẳng thèm đếm xỉa đến những kẻ biếu quà.
May mà những người này đều sớm hay rằng Dương Lăng lần này đến đây chỉ mang theo một cô tỳ nữ xinh đẹp này, hơn nữa nghe nói mỗi tối nàng thường xuyên len lén chui vào phòng khâm sai. Ai còn dám đối đãi với nàng như thị nữ chứ?
Giang Nam là địa phương đông đúc và giàu có nhất thiên hạ. Những phú hào đó đều có gia tài ức vạn, đến thăm viếng xưởng đốc Nội xưởng có quyền lực khuynh đảo triều đình nào dám tặng lễ vật tầm thường? Tuy không dám nói là kỳ trân dị bảo nhưng những món quà biếu tặng cũng đều đắt giá vô cùng.
Cao Văn Tâm đang ghi chép từng hạng mục, bỗng nhiên nha sai dẫn một thương nhân buôn muối vào. Không ngờ người này đem tặng bốn mỹ nữ gồm hai người Cao Ly và hai người Đông Doanh. Bốn nữ tử này dáng điệu tuy không xinh đẹp bằng Cao Văn Tâm, nhưng vẻ phong tình ngoại quốc ấy lại quả thực rất mới mẻ.
Cao Văn Tâm thật sự đã nổi giận, nàng mang bút lông xông thẳng vào phòng khách. Dương Lăng vừa mới tiễn một thương nhân buôn trà về, thấy nàng đang cầm bút lông, dáng điệu tức giận trông rất xinh đẹp, không khỏi cười hỏi:
- Sao vậy? Ai lại chọc cô giận à? Cao Văn Tâm chua chát đáp:
- Lễ vật người ta tặng, tiểu tỳ đều sai người đưa vào trong kho. Giờ có người đến tặng bốn món vật sống, tiểu tỳ không biết có nên đưa lên giường lão gia hay không, cho nên phải đến xin ý kiến lão gia.
Dương Lăng đảo tròng mắt rồi cười nói:
- Đưa lên giường tôi à? Ha ha, có phải có người đến tặng mỹ nữ không? Đi đi đi, ra ngoài xem thử.
Y còn tưởng có người tặng mỹ nữ Giang Nam cho mình, khi ra ngoài nhìn thì lại là bốn nữ tử nước ngoài, đương nhiên nhận ra người đeo bọc vải nhỏ trên lưng là người Nhật Bản, bất giác ngẩn ra.
Đang cung kính chờ đợi khâm sai đại nhân triệu vào gặp, vị thương gia buôn muối trông thấy bốn tay nha sai đang vây quanh một vị công tử thiếu niên vận cẩm bào đai ngọc đi ra, vị mỹ nhân ghi chép sổ sách nọ đang cầm cây bút lông đi theo sau, môi cong như thoa mỡ, thì biết người đi trước chính là khâm sai đại nhân. Gã không khỏi có cảm giác được yêu mến mà lo sợ, bèn quỳ xuống cười nịnh nọt thưa:
- Thảo dân Đỗ Sách bái kiến khâm sai đại nhân!
Dương Lăng nói:
- Bản quan xuôi Giang Nam chỉ là tuần tra tình hình thuế khoá địa phương thôi, thực không muốn làm phiền đến danh lưu thân sỹ địa phương. Đỗ tiên sinh đang bao bộn bề lo toan mà vẫn đến thăm viếng, bản quan thẹn không dám cáng đáng.
Tay thương gia buôn muối Đỗ Sách đó cười bồi đáp:
- Nào có nào có! Thảo dân may mắn gặp được đại nhân, đó vận tốt của thảo dân. À... thảo dân nghe nói đại nhân đi đường mệt mỏi, ngay cả nha đầu để sai vặt bên người cũng không có, cho nên đã cố công mua bốn thị tỳ tặng đại nhân để hầu hạ hằng ngày, xin đại nhân vui lòng nhận cho.
Đứng bên cạnh, Cao Văn Tâm ho khan hai tiếng. Dương Lăng nghe thấy trong lòng cười thầm, y cũng không tính sẽ xuống Giang Nam đem theo một đám mỹ nữ về biến nhà mình thành Đại Quan viên(4). Đang tính mở miệng từ chối khéo, y chợt nghe một giọng cười nói oang oang cất lên:
- Thì ra ông chủ họ Đỗ cũng đến rồi à? Chạy còn nhanh hơn ta! Ha ha ha, ông có tặng mỹ nhân thì cũng nên tặng cực phẩm một chút mới được! Nhớ khi xưa có vị tuyệt sắc giai nhân, đến ta thấy mà còn mê mẩn, âm thầm trao lòng cho Dương đại nhân mà Dương đại nhân vẫn năm lần bảy lượt từ chối khéo, sao đại nhân có thể để mắt đến mấy cô gái này?
Lời vừa dứt, liền thấy một vị quan văn râu ria xồm xoàm, hai tay chắp sau lưng, ưỡn bụng bước dài đến nơi. Dương Lăng ngước mắt nhìn, trông thấy đúng là huyện lệnh Mẫn Văn Kiến một đao chém chết vương tử Thát Đát ở Kê Minh khi xưa, liền vội chạy lên mấy bước, nắm chặt tay lão mừng rỡ chào:
- Mẫn đại nhân!! Đã mấy tháng không gặp, thật nhớ ông muốn chết.
Mẫn Văn Kiến vẫn trực tính như xưa, chỉ là bụng đã bự hơn một chút, lão vội cựa khỏi tay y, quỳ xuống làm lễ:
- Hạ quan Mẫn Văn Kiến ra mắt...
Dương Lăng ngăn đỡ lão dậy, trách:
- Mẫn đại nhân của ta ơi! Đến Giang Nam rồi, nhìn đại nhân nói chuyện cũng đã ra vẻ nho nhã, sao lại còn chú trọng đến những thứ lễ nghi rườm rà này nữa? Nếu không có ơn tri ngộ của đại nhân, sao có tại hạ hôm nay. Đại nhân cũng đừng khách khí như vậy nữa.
Mẫn Văn Kiến đứng thẳng người lên cười nói:
- Lễ nghi nào nên chú trọng vẫn cần phải chú trọng chứ! Ha ha ha! Từ lúc đại nhân đến kinh sư, thường có những tin tức khó tin lan truyền đến Giang Nam, Mẫn mỗ nghe kể xong lúc thì thấp thỏm lo lắng, khi lại vui sướng không thôi. Vốn dĩ còn tính chạy chọt khắp nơi để điều đại nhân đến Giang Nam. Giờ thực tốt quá, rốt cuộc đại nhân đã đến, nhưng lại không phải do Mẫn mỗ điều động, ha ha ha...
Thương gia Đỗ Sách bước tới cười nói:
- Hoá ra Diêm vận sứ đại nhân và khâm sai đại nhân là cố giao à! Thất kính thất kính.
Mẫn Văn Kiến nheo cặp mắt tròn như đậu xanh nhìn hắn rồi cười nói:
- Sao? Có phải là cảm thấy kính nể bản quan rồi không?
Lão lại liếc mắt sang bốn mỹ nhân ngoại quốc nọ, nói tiếp:
- Đừng bảo bọn họ ở đây nữa! Ngươi cũng được xem như là một nhân vật khôn khéo, không lẽ chưa từng nghe nói chuyện đương kim thiên tử hạ chỉ ban thiếp sao? Dương đại nhân có tầm mắt như thế nào? Mấy nha đầu non nớt này lọt được vào mắt đại nhân ư?
Dương Lăng bật cười nói:
- Mẫn đại nhân! Đại nhân đến Giang Nam mới có mấy tháng mà giờ đã xuất khẩu thành thơ rồi. Thật sự khiến người ta phải rửa mắt mà nhìn.
Mẫn Văn Kiến nghe vậy thì cười lớn:
- Không còn cách nào khác, không còn cách nào khác! Cả ngày nghe bọn họ nói những từ ngữ này nên lỗ tai ta cũng quen rồi, thế nào cũng phải nhớ được mấy câu.
Dương Lăng vừa chuyện trò cùng lão, vừa mời hai người vào phòng khách, rồi kêu người dâng trà tiếp đãi.
Thật ra vị thương nhân buôn muối nọ còn buôn bán thứ khác. Lần này hắn đến Hàng Châu là để tiếp nhận một lượng hàng hóa lớn từ trong kinh do thuyền quan Dương Lăng vận chuyển. Mắt thấy người đẹp mà mình đem tặng không hợp tâm ý của khâm sai đại nhân nhưng cũng không thể cứ đến tay không một chuyến như vậy. Phải biết rằng bấu víu được vào gốc cây to này, sau này có chuyện gì, chỉ cần đại nhân thuận miệng nói một câu thì hắn cũng được ích lợi không biết đến dường nào.
Nghĩ đến đây, ông chủ họ Đỗ lấy từ trong ngực ra một đôi khuyên tai trân châu, vốn là món quà lão mua từ Kim Lăng chuẩn bị tặng cho người thiếp xinh đẹp mà lão sủng ái nhất, hai tay dâng lên thưa:
- Là thảo dân lỗ mãng rồi! Bốn cô gái này chốc nữa thảo dân sẽ dẫn đi. Đôi khuyên tai trân châu này chính là chút lễ mọn, thật sự không tỏ được lòng kính trọng, đại nhân nhất định phải nể mặt cho.
Đôi khuyên tai trân châu đó được chế tạo xinh đẹp tinh xảo, trân châu bóng tròn chắc mẩy, kích cỡ đều đặn, màu sắc và ánh sáng thu hút người ta, đặt trong lòng bàn tay tỏa ra ánh sáng mượt mà thăm thẳm, vừa nhìn liền biết ngay nó là châu báu đắt giá vô cùng. Dương Lăng thuận tay nhận lấy rồi đưa cho Cao Văn Tâm, thấy nàng còn cầm bút, liền cười nói:
- Không cần ghi đâu, đôi khuyên tai này tặng cho cô đó.
Cao Văn Tâm đỏ mặt liếc y một cái rồi nhanh nhẹn xoay người đi ra. Vẻ vui mừng e thẹn hiện lên bất chợt ấy cực kỳ rung động lòng người. Ông chủ họ Đỗ bừng tỉnh, thầm nhủ: "Thì ra khâm sai đại nhân mê luyến người con gái này, khó trách y không nhận mỹ tỳ mình tặng. Tư dung của vị cô nương này quả thực hơn bọn chúng không chỉ là một bậc."
Hai người và Dương Lăng chuyện trò một hồi về chuyện nhà chuyện cửa. Tâm ý đã tặng xong, biết rõ rằng khâm sai đại nhân và Mẫn đại nhân xa cách lâu ngày mới gặp ắt có nhiều chuyện muốn thổ lộ, cho nên Đỗ Sách ngồi một lát thì đứng dậy cáo từ.
Tiễn Đỗ Sách về xong, Dương Lăng và Mẫn Văn Kiến quay lại chỗ ngồi. Mẫn Văn Kiến mời:
- Đại nhân! Lần này xuôi Nam nhất định ngài phải tranh thủ đến Hải Ninh một chút đấy. Khoảng cách không quá xa, đến khi ấy để ta cũng được tận lễ chủ nhà.
Dương Lăng cười đáp:
- Nếu có cơ hội, tại hạ nhất định sẽ đi. Mẫn đại nhân ở Hải Ninh mọi thứ vẫn tốt chứ?
- Vẫn tốt, sự giàu có và sung túc nơi đây còn lâu phương Bắc mới sánh bằng, có điều quân đội nơi này so với biên quân của chúng ta thực thua kém quá xa. Nghe nói bây giờ phía bên kia biển, chư hầu các nơi của Nhật Bản đang làm loạn, thường có một vài võ sỹ và lãng nhân(5) thất thế không chốn nương thân bèn cấu kết với một số thuyền buôn đi đến chỗ của chúng ta cướp bóc khắp nơi.
Con bà nó chứ! Không ngờ là còn có một đám gian thương, cường hào, lưu manh, hải tặc của địa phương mật báo tin tức cho bọn chúng, dẫn đường cho bọn chúng, thậm chí còn trực tiếp tham gia cướp bóc.
Ta vừa đến Hải Ninh gặp đúng lúc phải giặc Oa đến tập kích quấy rối. May mà bản thân Diêm vận ty có đội ngũ hộ tống hơn ba trăm người, sức chiến đấu còn phải mạnh hơn quan binh một chút. Bọn giặc Oa đó lại không đông, bị ta dẫn người ra sức giáo huấn những tên ranh đó một trận, một cây Đại Khảm đao đã chém chết hơn hai chục tên. Hiện không còn thấy bọn chúng dám đến Diêm vận ty của ta sinh sự nữa.
Dương Lăng lại một lần nữa nghe đến hai chữ "giặc Oa" này, không kiềm lòng được bèn chú ý hỏi:
- Thế lực của những tên giặc Oa này lớn mạnh lắm sao?
Mẫn Văn Kiến cười khinh thường:
- Sức chiến đấu không bằng giặc Thát, nhân số lại chỉ là một đám giặc lang thang. Có điều đường bờ biển quá dài nên khó đề phòng cho xuể; hơn nữa quân đội nơi đây quá yếu, thông thường một đám giặc Oa khoảng trăm tên đổ bộ thì đã đủ để tung hoành ngang dọc rồi.
Ta nghe nói chư hầu các nơi ở Nhật Bản đang đấu đá tranh quyền lẫn nhau, trong tay đều thiếu bạc, cũng có chư hầu từng muốn thông thương buôn bán với Đại Minh chúng ta. Đáng tiếc số lượng bến cảng thương mại và hàng hoá giao dịch mà chúng ta cho phép lại quá ít, không thể thoả mãn nhu cầu của bọn chúng.
Bọn chúng chó cùng rứt giậu, bèn tổ chức luôn nhân mã rồi cấu kết với đám thương gia phạm pháp âm thầm buôn lậu. Nhược bằng bị thuỷ quân truy đuổi không buôn bán được thì đổi nghề chuyển sang làm cường đạo. Bọn chúng đến rồi đi ngay, trốn vào biển khơi, chúng ta thật không làm gì được bọn chúng.
Dương Lăng máy động trong lòng, thầm nghĩ: "Thì ra trong những hải tặc này có kẻ vì muốn làm ăn buôn bán hợp pháp không được mới đổi nghề làm hải tặc. Trước kia chỉ nghe nói giặc Oa tham lam tàn bạo, thường xuyên cướp bóc dân chúng vùng duyên hải chứ chưa hề được nghe ai nói đến nguyên nhân này.”
Dương Lăng lặng lẽ gật đầu, suy nghĩ một lúc rồi nói:
- Muốn giải quyết những vấn đề này, xem ra phải thực hiện song song việc khơi thông và ngăn chặn mới được. Một mặt tăng cường sức mạnh quân sự, khiến bọn chúng phải e dè, không dám tuỳ tiện xâm phạm; mặt khác còn phải mở cảng thông thương hợp pháp, chủ động làm ăn buôn bán với chúng, đôi bên cùng có lợi, có gì là không tốt
Những hải tặc đó chỉ dựa vào cướp bóc thì có thể cướp được bao nhiêu thứ từ trong tay dân chúng chứ? Đa số chỉ đủ trám miệng bọn chúng mà thôi. Nếu thấy rõ những ích lợi có thể kiếm được, ắt những kẻ này sẽ lắc mình biến thành thương nhân ngay...
Nói đến đây, Dương Lăng chợt ngậm miệng: Chỉnh đốn quân đội là việc Nội xưởng làm được sao? Mở cảng thông thương? Văn thần trong triều không gật đầu, chính sách này có thể được thực hiện à? Chỉ quyền lực và quan hệ không thì không đủ, còn phải thay đổi tư tưởng và nhận thức của mọi người, còn quá nhiều điều kiện chưa chín muồi, cho nên toàn bộ những thứ này dứt khoát không phải là những điều mà hiện giờ y có thể làm. Y có cơ hội và thời gian đi làm mấy việc này sao?
Mẫn Văn Kiến nghe nhưng không hiểu những thứ này, thấy y nhíu mày lo lắng cho dân chúng Giang Nam, bèn vội cười nói:
- Đại nhân không phải lo lắng. Giặc Oa phần lớn đến từ biển, từ biển muốn đổ bộ ắt phải dựa vào sức gió; cho nên mùa nào nổi gió gì, lúc nào giặc Oa lên bờ, phần lớn đều phải theo qui luật, có muốn thay đổi cũng không được.
Chúng ta đã chuẩn bị sẵn sàng thì bọn chúng sẽ không dấy lên được bao sóng gió đâu. Cùng lắm chúng chỉ cướp đoạt ít làng chài, cũng không có bao bản lĩnh. Ờ... thông thường là giữa tháng tư, tháng năm và tháng chín, tháng mười hằng năm là những tháng thích hợp để đi thuyền vượt biển, lúc đó giặc Oa sẽ chạy đến cướp bóc. Trước khi đến thăm đại nhân ta đã sai quan binh Diêm vận ty tăng cường phòng bị, chỉ cần qua hai tháng này, bọn chúng có muốn đến nữa cũng phải đợi đến tháng tư năm sau thôi.
Dương Lăng và Mẫn Văn Kiến đang tán gẫu, Trịnh bách hộ chạy vào thưa:
- Khải bẩm xưởng đốc đại nhân, Mạc công công đã chuẩn bị xong kiệu xe, mời đại nhân cùng đến núi Sư Tử khảo sát.
Dương Lăng nghe vậy đứng lên, áy náy bảo:
- Mẫn đại nhân! Đại nhân và tại hạ xa cách từ lâu mới gặp lại, đáng lý tại hạ nên bày rượu cùng đại nhân chuyện trò cho thỏa thích một phen. Chỉ là hôm nay tại hạ đã cùng Mạc công công thoả thuận sẽ cùng đến núi trà tuần tra. Không biết Mẫn đại nhân trọ ở nơi nào, đợi tối nay tại hạ trở về sẽ lại cho người mời đại nhân đến, chúng ta cùng nhau nâng chén, không say không về.
Mẫn Văn Kiến cười hào sảng đáp:
- Với giao tình của hai ta, đại nhân còn nói những lời khách sáo này làm gì? Có điều đại nhân đường sá xa xôi đến đây, muốn gặp mặt một lần không dễ, cho nên ta mới tranh thủ thời gian chạy đến. Cha già bệnh tình nguy kịch, Diêm vận sứ đại nhân đã xin phép nghỉ về quê; ta thực không dám gác lại công việc quá lâu, cho nên hôm nay sẽ phải chạy về rồi. Nếu đại nhân có thể đến Hải Ninh tuần tra, chúng ta sẽ lại uống thoả thích một phen.
Dương Lăng hồ hởi:
- Được! Khó có dịp đến Giang Nam một chuyến, tại hạ nhất định sẽ đến Hải Ninh.
Mẫn Văn Kiến chợt nhướng mày, cười giảo quyệt:
- Đã biết khó có dịp đến Giang Nam một chuyến, vậy... có đi Kim Lăng không?
Dương Lăng ngẩn ra:
- Nam Kinh? Lần này tuần thị thuế khoá Giang Nam, hình như không cần đi Nam Kinh thì phải?
Y vừa đáp vừa thầm nghĩ trong lòng: "Đi đến đó làm gì nhỉ? Vương Quỳnh đang ở Nam Kinh, tuy rằng lão già ấy hận mình đến thấu xương nhưng thực ra bản tính không tệ, mình cũng không muốn làm khó lão, nhưng nếu đi đến đó khó tránh phải chạm mặt cùng lão. Con trai lão chết trong tay mình, đến lúc gặp lão cũng không biết sẽ xảy ra chuyện gì đây. Còn về phần Mã Liên Nhi... chậc!”
Mẫn Văn Kiến cười hắc hắc đáp:
- Lộ trình không xa quá, thật ra nhín chút thời gian đại nhân cũng có thể đi thăm Kim Lăng một lúc.
Lão mỉm cười nói tiếp:
- Lúc ta vận chuyển muối đến Nam Kinh, đã từng tình cờ gặp ái nữ của Mã dịch thừa. Cô nàng đó thực sự là nghĩa nặng tình sâu với đại nhân à! Nếu đại nhân phụ người ta, ngay cả ta cũng sẽ nhìn không vừa mắt đâu.
Lão vừa nói vừa rút từ trong ống tay áo một tờ giấy đã được gấp lại, nhét vào trong tay Dương Lăng:
- Đây là nơi ở của nàng ấy. Ha ha, ta đã hết lời trong chuyện này rồi, đi hay không đại nhân hãy tự quyết định.
Xử lý xong việc này, dường như Mẫn Văn Kiến hết sức vui vẻ, toét miệng cười đắc chí.
Dương Lăng tiễn lão ra khỏi cổng, trông thấy trước cổng đã có hai kiệu ngựa đang đậu, Trịnh bách hộ dẫn theo một ít nha sai, còn có thuế lại (nhân viên thu thuế) và một ít nô bộc của Mạc phủ đang đứng bên ngoài.
Dương Lăng cáo từ Mẫn Văn Kiến, dõi theo chiếc kiệu của lão từ từ đi xa. Y đứng dưới bức tường xanh mọc đầy dây leo, ngắm nhìn liễu xanh sông biếc cạnh bờ tường, ngẩn ngơ vuốt ve miếng giấy trong tay thật lâu.
Bồi hồi, y dường như nhìn thấy một người con gái xinh đẹp mặc đồ trắng thướt tha mờ ảo, yểu điệu mảnh mai như một đoá thược dược, nhẹ nhàng bước ra từ trong nước, khuôn ngài ẩn chứa mối thâm tình, đang đi về phía y. Dáng đi thong thả ấy, cử chỉ không chỗ nào không quyến rũ ấy, khiến cho người ta phải thất thần.
"Quân tự minh nguyệt ngã tự vụ,
Vụ tùy nguyệt ẩn không lưu lộ,
Chích duyên cảm quân nhất hồi cố,
Ngã tiện tư quân triều dữ mộ.
Hồn tuỳ quân khứ thiên nhai lộ,
Y đái tiệm khoan bất giác khốc,
Tích thán niên hoa như triều lộ,
Hà thời hàm nên sào quân ốc...
Tam thập lục luân minh nguyệt hậu,
Đương vi quân tác nghê thường vũ..."
Dịch thơ:
Thiếp tựa mù giăng chàng tựa trăng
Trăng lặn mù tan đọng sương lan
Cảm lòng chàng một phen ngóng lại
Tim này nhớ ai bao ngày sang
Hồn theo chàng đến cuối chân trời
Thân gầy áo rộng lệ tuôn rơi
Xuân xanh tàn tận dường sương sớm
Khi nao hội ngộ hỡi người ơi
Ba sáu mùa trăng tỏ sẽ qua
Sẽ múa chàng khúc Nghê Thường ca... (hieusol)
Dương Lăng khẽ ngâm hết câu thơ cuối cùng, nghĩ đến ba mươi sáu mùa trăng tỏ sau, mình và Mã Liên Nhi sớm đã người, ma hai ngả, đôi đường li biệt, trong lòng không khỏi dâng lên một nỗi bi ai. Y dằn lòng, vo chặt mảnh giấy ghi nơi ở của Mã Liên Nhi lại, đang định thuận tay vứt xuống sông, chợt nghe bên cạnh có tiếng người vỗ tay khen:
- Thơ hay! Thơ hay! Nếu như ty chức đoán không sai, đây hẳn là của một vị cô nương đa tình tặng cho đại nhân thì phải.
Dương Lăng quay đầu lại nhìn, thấy Mạc Thanh Hà đang đứng bên cạnh vỗ tay mỉm cười, vị phu nhân xinh đẹp muôn vẻ phong tình cũng đứng cạnh bên, ánh mắt đầy vẻ kỳ lạ, hiển nhiên tán thưởng vô cùng.
Phong tục tập quán Giang Nam cởi mở, khác xa với kinh thành phương Bắc, vị phu nhân này của Mạc Thanh Hà cũng không quá kiêng kị. Lão gia nhà mình muốn đi đến núi Sư Tử, nàng ta liền tiễn ra đến cổng. Vừa nghe thấy Dương Lăng ngâm thơ, nàng không khỏi tán thưởng, cười nói với Mạc Thanh Hà:
- Lão gia! Từ sau khi nghe được bài thơ "Đào Hoa am" do tài tử Đường Dần(6) của Tô Châu sáng tác ở biệt thự Đào Hoa am vào tháng sáu năm nay, thiếp thân đã không còn nghe được bài thơ hay nào có ý cảnh như vậy nữa. Nếu như Dương đại nhân không chê, có thể cho phép thiếp thân chép bài thơ này lại hay không?
Mạc Thanh Hà chau mày vờ trách:
- Chớ nên vô lễ! Sao lại để cho đại nhân khó xử như vậy?
Dương Lăng cười nói:
- Việc này không sao!
Y vừa nói vừa thuận tay cất miếng giấy nọ vào ngực, rồi tiếp:
- Đợi bản đốc và Mạc đại nhân từ trên núi trở về, sẽ đọc lại cho phu nhân nghe là được.
Trước mặt vị "thái giám có vợ" này, Dương Lăng không tiện gọi hắn là công công, bèn đổi gọi thành đại nhân. Vợ chồng Mạc Thanh Hà nghe xong trên mặt lập tức lộ vẻ vui mừng. Mạc Phu Nhân tươi cười duyên dáng nói:
- Khi nãy thiếp thân chỉ chú ý đến ý cảnh trong thơ, chưa nhớ hết lời. Chỉ cần đại nhân ngâm lại một lượt, thiếp thân liền sẽ nhớ ngay.
Dương Lăng kinh ngạc nhìn nàng ta, không ngờ người con gái này học thức uyên bác, có khả năng xem qua là nhớ, thế là y liền đọc lại bài thơ một lượt. Mạc phu nhân chăm chú lắng nghe, sau đó không nén được vui mừng vỗ tay:
- Thiếp thân đã nhớ rồi, giờ thiếp thân sẽ về chép lại.
Nói đoạn cũng không cáo biệt, nàng dịu dàng như hoa xuyên liễu phớt, hạnh phúc dẫn hai nha hoàn quay trở vào phủ.
Mạc Thanh Hà chỉ biết cười nhìn theo bóng lưng nàng, rồi nói với Dương Lăng:
- Tiện thiếp trước giờ vẫn luôn không biết lễ phép, khiến đại nhân chê cười rồi.
Dương Lăng nói:
- Thẳng tính mà làm, ấy là chân nhân*. Tôn phu nhân tính tình bộc trực, không hề có tâm cơ, như vậy có gì là không tốt? Ha ha, bản quan phải tiếp với mấy vị khách nên ra hơi trễ, đã phiền đại nhân phải đợi lâu. Giờ chúng ta đến núi Sư Tử đi dạo thôi.
*(chân nhân vừa nghĩa là người đắc đạo vừa nghĩa là người sống thật)
Mạc Thanh Hà nghe y nói "đi dạo" núi Sư Tử, không khỏi cười lớn. Hai người cùng lên kiệu ngựa, Dương Lăng dẫn theo một trăm hai mươi nha sai, Mạc Thanh Hà cũng mang theo bốn mươi viên thuế lại, cùng chạy về phía núi Sư Tử.
Hàng Châu có Tây Hồ trong veo trang nhã, có bờ Phú Xuân trong xanh gợn sóng, có dòng Tiền Đường thủy triều lên thủy triều rút, có núi Nam Ngô, Bắc Cô, phong cảnh rất nhiều. Thật ra quang cảnh của Hàng Châu chủ yếu nằm ở những lâm viên và cảnh quan nhân văn của vùng Giang Nam êm dịu; có rất nhiều cảnh vật tự nhiên nhưng mang nặng dấu ấn của con người, nếu bỏ lớp ý cảnh đó đi thì cũng sẽ không còn gì hay ho nữa.
Chẳng hạn như ngôi mộ của Tô Tiểu Tiểu bên cạnh Tây Hồ. Nếu không phải vì nàng là danh kỹ Giang Nam phong lưu thiên cổ, có nhiều câu thơ ưu mỹ như:
"U lan lộ, như đề nhãn. Vô vật kết đồng tâm, yên hoa bất kham tiễn.
Thảo như nhân, tùng như cái. Phong vi thường, thuỷ vi bội..."*
được văn nhân mặc khách lưu lại, thì chỉ nhìn phần mộ đó thôi cũng sẽ chẳng thấy ý vị gì.
*Lan đọng sương, như giọt lệ, lấy gì kết đồng tâm. Trăng hoa đâu nỡ dứt?
Cỏ như tơ, thông che bóng. Gió là áo, nước điểm trang...
Quang cảnh Hàng Châu vốn không phải theo kiểu "nhìn núi ra thơ", núi Sư Tử lại hết sức tầm thường. Trong con mắt của người đã quen nhìn những ngọn danh sơn trên thế giới như Dương Lăng, nó càng cực kỳ nhạt nhẽo vô vị. Nhưng chính trên mỏm núi trông hết sức tầm thường này, lại sản xuất ra thứ trà ngon Long Tỉnh vang danh thiên hạ.
Ở Tô Hàng, núi Hổ Khâu vì suối mà có tiếng, ngọn Phi Lai vì Linh Ẩn tự mà nổi danh. Ngọn Sư Tử sơn này chính là nhờ trà Long Tỉnh mà vang danh thiên hạ.
Khi kiệu quan vừa lên núi, sớm đã có viên thuế giám phụ trách trông coi núi này dẫn người chạy vội ra nghênh đón, đưa hai vị đại nhân vào trong một căn nhà gỗ được xây dựa sườn núi.
Dương Lăng ngồi xuống chiếc ghế dựa bằng tre, cười ha hả:
- Tháng này, nếu ở phương Bắc thì sớm đã có gió thu hiu hiu, cây cối điêu linh rồi. Nơi này lại vẫn cỏ cây xanh ngát, hơn nữa khí trời vẫn còn thiêu đốt như vậy!
Mạc Thanh Hà đáp:
- Ở Giang Nam sông nước hãy coi như còn mát mẻ, xuôi Nam vào trong nội địa một chút sẽ càng nóng bức hơn. Người đâu rồi, mau dâng trà ngon lên cho đại nhân giải nhiệt coi!
Dương Lăng nghe hai chữ "trà ngon", không khỏi âm thầm cười nhạt. Y rờ bọc trà nhỏ cất trong người, chỉ đợi nước trà được bưng lên, nếm thử tư vị liền sẽ hỏi rõ Mạc Thanh Hà trước mặt mọi người. Có điều y có ý định thu phục Mạc Thanh Hà nên cũng không muốn làm quá, chỉ muốn răn đe áp bức hắn một chút, khiến hắn thần phục là được.
Một người con gái hái trà mặc áo màu xanh ngọc, váy vải hoa bằng sáp nhạt màu, eo thon thắt dây đai màu đen, tóc buộc khăn vải, trên gương mặt mang một nụ cười dịu dàng, nhẹ bước vào phòng, nhanh nhẹn pha một ấm trà, rồi dâng cho Dương Lăng và Mạc Thanh Hà mỗi người một chén.
Dương Lăng nâng chén trà lên, thấy lá trà vẫn đang xoay tròn trong nước như lưỡi con chim sẻ. Y liếc Mạc Thanh Hà, rồi thong thả ung dung đưa chén lên mũi ngửi thử, không khỏi lại ngẩn ra.
Mùi vị của trà này thơm nức mũi, giống hệt như mùi vị của loại cực phẩm hoàng gia mà lúc ở trấn Thượng Hải y đã thưởng thức. “Mạc Thanh Hà giấu riêng trà ngon, trà cung phụng cho cung đình so với thứ này kém hơn rất nhiều. Hôm nay ở trước mặt vị khâm sai từ trong kinh đến để điều tra như mình mà hắn lại không hề biết kiêng kị, thản nhiên dâng lên loại trà này. Chẳng lẽ hắn không sợ mình phát giác ra sự khác thường, hạch hắn tội khi quân sao?”
Dương Lăng thoáng ngẩn ra, ngước mắt nhìn Mạc Thanh Hà đang mỉm cười chờ y thưởng thức mùi vị, không dằn lòng được bèn hỏi:
- Mạc đại nhân! Trà này của đại nhân mùi hương ngào ngạt, thấm tận tâm can tỳ phế, quả thực là cực phẩm. Có điều... khi ở trong kinh bản đốc cũng đã từng uống ngự trà trong cung, trà tiến cống mà Hoàng thượng uống so với trà này của ngài kém hơn không chỉ một bậc. Không biết Mạc đại nhân giải thích thế nào đây?
Chú thích:
(4) Đại Quan viên là ngôi biệt thự do Giả Phủ xây dựng dùng làm hành cung cho quý phi thăm viếng trong tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần, được dùng để ví như chốn Bồng Lai.
(5) tiếng Nhật là Ronin, nghĩa là "con người trôi dạt", một thuật ngữ chỉ những samurai vô chủ. (trích wiki)
(6) Đường Dần (1470 - 1523) là một danh hoạ, một nhà thơ nổi tiếng đời nhà Minh. Đường Dần tự là Tử Uý, Bá Hổ (nên còn được gọi là Đường Bá Hổ), hiệu là Lục Như cư sĩ, Đào Hoa am chủ, tự xưng là Minh triều Giang Nam đệ nhất phong lưu tài tử.
Bài Đào Hoa am
Đào hoa ổ lý đào hoa am
Đào hoa am lý đào hoa tiên
Đào hoa tiên nhân chủng đào thụ
Hựu trích đào hoa hoán tửu tiền
Tửu tỉnh chỉ tại hoa tiền tọa
Tửu túy hoàn lai hoa hạ miên
Bán tỉnh bán túy nhật phục nhật
Hoa lạc hoa khai niên phục niên
Đãn nguyện lão tử hoa tửu gian
Bất nguyện cúc cung xa mã tiền
Xa trần mã túc quý giả thú
Tửu trản hoa chi bần giả duyên
Nhược tương phú quý tỉ bần giả
Nhất tại bình địa nhất tại thiên
Nhược tương bần tiện tỉ xa mã
Tha đắc khu trì ngã đắc nhàn
Biệt nhân tiếu ngã thái phong điên
Ngã tiếu tha nhân khán bất xuyên
Bất kiến Ngũ Lăng hào kiệt mộ
Vô hoa vô tửu sừ tác điền.
Dịch thơ:
Lũng Ðào Hoa
Lũng Ðào hoa, am hoa một mái,
Trong hoa am tự tại tiên hoa.
Tiên hoa trồng cội đào hoa,
Chiết cành ta lấy đổi ra rượu nồng.
Khi tỉnh rượu ung dung kề cận,
Uống say nằm ngủ khểnh dưới hoa.
Tỉnh say ngày lại ngày qua,
Hoa tươi hoa rụng la đà tháng năm.
Chốn ngựa xe chẳng cần luồn cúi,
Ước nguyền rằng chết với rượu hoa.
Bụi xe dấu ngựa cao xa,
Cành hoa chén rượu cùng ta duyên nghèo.
Đem phú quý so đo đạm bạc,
Một đất bằng một ngất trời xanh.
Ngựa xe đem sánh thanh bần,
Người toan bận rộn, ta phần thong dong.
Người cười ta cuồng ngông khờ khạo,
Ta cười người điên đảo ngược xuôi.
Ngũ lăng phần mộ san rồi,
Không hoa không rượu cũng thời ruộng sâu. (Người dịch: Hạt Cát)
Đương nhiên tất cả những người đến viếng thăm đều không thể đi tay không: hoặc ngân phiếu, hoặc châu báu thư họa, hoặc đặc sản địa phương; dược liệu trân quý các loại cũng không ít. Dương Lăng cố ý tạo hình tượng một viên quan tham tiền hám lợi vô trách nhiệm, cho nên y không khước từ một ai.
Cao Văn Tâm không biết rõ nội tình, nàng không thích lão gia nhà mình biến thành kẻ cơ hội như vậy. Trong lòng bực bội song lại không tiện phát tiết, cho nên mặc dù được Dương Lăng sai ngồi làm "kế toán viên", nàng lại chẳng thèm đếm xỉa đến những kẻ biếu quà.
May mà những người này đều sớm hay rằng Dương Lăng lần này đến đây chỉ mang theo một cô tỳ nữ xinh đẹp này, hơn nữa nghe nói mỗi tối nàng thường xuyên len lén chui vào phòng khâm sai. Ai còn dám đối đãi với nàng như thị nữ chứ?
Giang Nam là địa phương đông đúc và giàu có nhất thiên hạ. Những phú hào đó đều có gia tài ức vạn, đến thăm viếng xưởng đốc Nội xưởng có quyền lực khuynh đảo triều đình nào dám tặng lễ vật tầm thường? Tuy không dám nói là kỳ trân dị bảo nhưng những món quà biếu tặng cũng đều đắt giá vô cùng.
Cao Văn Tâm đang ghi chép từng hạng mục, bỗng nhiên nha sai dẫn một thương nhân buôn muối vào. Không ngờ người này đem tặng bốn mỹ nữ gồm hai người Cao Ly và hai người Đông Doanh. Bốn nữ tử này dáng điệu tuy không xinh đẹp bằng Cao Văn Tâm, nhưng vẻ phong tình ngoại quốc ấy lại quả thực rất mới mẻ.
Cao Văn Tâm thật sự đã nổi giận, nàng mang bút lông xông thẳng vào phòng khách. Dương Lăng vừa mới tiễn một thương nhân buôn trà về, thấy nàng đang cầm bút lông, dáng điệu tức giận trông rất xinh đẹp, không khỏi cười hỏi:
- Sao vậy? Ai lại chọc cô giận à? Cao Văn Tâm chua chát đáp:
- Lễ vật người ta tặng, tiểu tỳ đều sai người đưa vào trong kho. Giờ có người đến tặng bốn món vật sống, tiểu tỳ không biết có nên đưa lên giường lão gia hay không, cho nên phải đến xin ý kiến lão gia.
Dương Lăng đảo tròng mắt rồi cười nói:
- Đưa lên giường tôi à? Ha ha, có phải có người đến tặng mỹ nữ không? Đi đi đi, ra ngoài xem thử.
Y còn tưởng có người tặng mỹ nữ Giang Nam cho mình, khi ra ngoài nhìn thì lại là bốn nữ tử nước ngoài, đương nhiên nhận ra người đeo bọc vải nhỏ trên lưng là người Nhật Bản, bất giác ngẩn ra.
Đang cung kính chờ đợi khâm sai đại nhân triệu vào gặp, vị thương gia buôn muối trông thấy bốn tay nha sai đang vây quanh một vị công tử thiếu niên vận cẩm bào đai ngọc đi ra, vị mỹ nhân ghi chép sổ sách nọ đang cầm cây bút lông đi theo sau, môi cong như thoa mỡ, thì biết người đi trước chính là khâm sai đại nhân. Gã không khỏi có cảm giác được yêu mến mà lo sợ, bèn quỳ xuống cười nịnh nọt thưa:
- Thảo dân Đỗ Sách bái kiến khâm sai đại nhân!
Dương Lăng nói:
- Bản quan xuôi Giang Nam chỉ là tuần tra tình hình thuế khoá địa phương thôi, thực không muốn làm phiền đến danh lưu thân sỹ địa phương. Đỗ tiên sinh đang bao bộn bề lo toan mà vẫn đến thăm viếng, bản quan thẹn không dám cáng đáng.
Tay thương gia buôn muối Đỗ Sách đó cười bồi đáp:
- Nào có nào có! Thảo dân may mắn gặp được đại nhân, đó vận tốt của thảo dân. À... thảo dân nghe nói đại nhân đi đường mệt mỏi, ngay cả nha đầu để sai vặt bên người cũng không có, cho nên đã cố công mua bốn thị tỳ tặng đại nhân để hầu hạ hằng ngày, xin đại nhân vui lòng nhận cho.
Đứng bên cạnh, Cao Văn Tâm ho khan hai tiếng. Dương Lăng nghe thấy trong lòng cười thầm, y cũng không tính sẽ xuống Giang Nam đem theo một đám mỹ nữ về biến nhà mình thành Đại Quan viên(4). Đang tính mở miệng từ chối khéo, y chợt nghe một giọng cười nói oang oang cất lên:
- Thì ra ông chủ họ Đỗ cũng đến rồi à? Chạy còn nhanh hơn ta! Ha ha ha, ông có tặng mỹ nhân thì cũng nên tặng cực phẩm một chút mới được! Nhớ khi xưa có vị tuyệt sắc giai nhân, đến ta thấy mà còn mê mẩn, âm thầm trao lòng cho Dương đại nhân mà Dương đại nhân vẫn năm lần bảy lượt từ chối khéo, sao đại nhân có thể để mắt đến mấy cô gái này?
Lời vừa dứt, liền thấy một vị quan văn râu ria xồm xoàm, hai tay chắp sau lưng, ưỡn bụng bước dài đến nơi. Dương Lăng ngước mắt nhìn, trông thấy đúng là huyện lệnh Mẫn Văn Kiến một đao chém chết vương tử Thát Đát ở Kê Minh khi xưa, liền vội chạy lên mấy bước, nắm chặt tay lão mừng rỡ chào:
- Mẫn đại nhân!! Đã mấy tháng không gặp, thật nhớ ông muốn chết.
Mẫn Văn Kiến vẫn trực tính như xưa, chỉ là bụng đã bự hơn một chút, lão vội cựa khỏi tay y, quỳ xuống làm lễ:
- Hạ quan Mẫn Văn Kiến ra mắt...
Dương Lăng ngăn đỡ lão dậy, trách:
- Mẫn đại nhân của ta ơi! Đến Giang Nam rồi, nhìn đại nhân nói chuyện cũng đã ra vẻ nho nhã, sao lại còn chú trọng đến những thứ lễ nghi rườm rà này nữa? Nếu không có ơn tri ngộ của đại nhân, sao có tại hạ hôm nay. Đại nhân cũng đừng khách khí như vậy nữa.
Mẫn Văn Kiến đứng thẳng người lên cười nói:
- Lễ nghi nào nên chú trọng vẫn cần phải chú trọng chứ! Ha ha ha! Từ lúc đại nhân đến kinh sư, thường có những tin tức khó tin lan truyền đến Giang Nam, Mẫn mỗ nghe kể xong lúc thì thấp thỏm lo lắng, khi lại vui sướng không thôi. Vốn dĩ còn tính chạy chọt khắp nơi để điều đại nhân đến Giang Nam. Giờ thực tốt quá, rốt cuộc đại nhân đã đến, nhưng lại không phải do Mẫn mỗ điều động, ha ha ha...
Thương gia Đỗ Sách bước tới cười nói:
- Hoá ra Diêm vận sứ đại nhân và khâm sai đại nhân là cố giao à! Thất kính thất kính.
Mẫn Văn Kiến nheo cặp mắt tròn như đậu xanh nhìn hắn rồi cười nói:
- Sao? Có phải là cảm thấy kính nể bản quan rồi không?
Lão lại liếc mắt sang bốn mỹ nhân ngoại quốc nọ, nói tiếp:
- Đừng bảo bọn họ ở đây nữa! Ngươi cũng được xem như là một nhân vật khôn khéo, không lẽ chưa từng nghe nói chuyện đương kim thiên tử hạ chỉ ban thiếp sao? Dương đại nhân có tầm mắt như thế nào? Mấy nha đầu non nớt này lọt được vào mắt đại nhân ư?
Dương Lăng bật cười nói:
- Mẫn đại nhân! Đại nhân đến Giang Nam mới có mấy tháng mà giờ đã xuất khẩu thành thơ rồi. Thật sự khiến người ta phải rửa mắt mà nhìn.
Mẫn Văn Kiến nghe vậy thì cười lớn:
- Không còn cách nào khác, không còn cách nào khác! Cả ngày nghe bọn họ nói những từ ngữ này nên lỗ tai ta cũng quen rồi, thế nào cũng phải nhớ được mấy câu.
Dương Lăng vừa chuyện trò cùng lão, vừa mời hai người vào phòng khách, rồi kêu người dâng trà tiếp đãi.
Thật ra vị thương nhân buôn muối nọ còn buôn bán thứ khác. Lần này hắn đến Hàng Châu là để tiếp nhận một lượng hàng hóa lớn từ trong kinh do thuyền quan Dương Lăng vận chuyển. Mắt thấy người đẹp mà mình đem tặng không hợp tâm ý của khâm sai đại nhân nhưng cũng không thể cứ đến tay không một chuyến như vậy. Phải biết rằng bấu víu được vào gốc cây to này, sau này có chuyện gì, chỉ cần đại nhân thuận miệng nói một câu thì hắn cũng được ích lợi không biết đến dường nào.
Nghĩ đến đây, ông chủ họ Đỗ lấy từ trong ngực ra một đôi khuyên tai trân châu, vốn là món quà lão mua từ Kim Lăng chuẩn bị tặng cho người thiếp xinh đẹp mà lão sủng ái nhất, hai tay dâng lên thưa:
- Là thảo dân lỗ mãng rồi! Bốn cô gái này chốc nữa thảo dân sẽ dẫn đi. Đôi khuyên tai trân châu này chính là chút lễ mọn, thật sự không tỏ được lòng kính trọng, đại nhân nhất định phải nể mặt cho.
Đôi khuyên tai trân châu đó được chế tạo xinh đẹp tinh xảo, trân châu bóng tròn chắc mẩy, kích cỡ đều đặn, màu sắc và ánh sáng thu hút người ta, đặt trong lòng bàn tay tỏa ra ánh sáng mượt mà thăm thẳm, vừa nhìn liền biết ngay nó là châu báu đắt giá vô cùng. Dương Lăng thuận tay nhận lấy rồi đưa cho Cao Văn Tâm, thấy nàng còn cầm bút, liền cười nói:
- Không cần ghi đâu, đôi khuyên tai này tặng cho cô đó.
Cao Văn Tâm đỏ mặt liếc y một cái rồi nhanh nhẹn xoay người đi ra. Vẻ vui mừng e thẹn hiện lên bất chợt ấy cực kỳ rung động lòng người. Ông chủ họ Đỗ bừng tỉnh, thầm nhủ: "Thì ra khâm sai đại nhân mê luyến người con gái này, khó trách y không nhận mỹ tỳ mình tặng. Tư dung của vị cô nương này quả thực hơn bọn chúng không chỉ là một bậc."
Hai người và Dương Lăng chuyện trò một hồi về chuyện nhà chuyện cửa. Tâm ý đã tặng xong, biết rõ rằng khâm sai đại nhân và Mẫn đại nhân xa cách lâu ngày mới gặp ắt có nhiều chuyện muốn thổ lộ, cho nên Đỗ Sách ngồi một lát thì đứng dậy cáo từ.
Tiễn Đỗ Sách về xong, Dương Lăng và Mẫn Văn Kiến quay lại chỗ ngồi. Mẫn Văn Kiến mời:
- Đại nhân! Lần này xuôi Nam nhất định ngài phải tranh thủ đến Hải Ninh một chút đấy. Khoảng cách không quá xa, đến khi ấy để ta cũng được tận lễ chủ nhà.
Dương Lăng cười đáp:
- Nếu có cơ hội, tại hạ nhất định sẽ đi. Mẫn đại nhân ở Hải Ninh mọi thứ vẫn tốt chứ?
- Vẫn tốt, sự giàu có và sung túc nơi đây còn lâu phương Bắc mới sánh bằng, có điều quân đội nơi này so với biên quân của chúng ta thực thua kém quá xa. Nghe nói bây giờ phía bên kia biển, chư hầu các nơi của Nhật Bản đang làm loạn, thường có một vài võ sỹ và lãng nhân(5) thất thế không chốn nương thân bèn cấu kết với một số thuyền buôn đi đến chỗ của chúng ta cướp bóc khắp nơi.
Con bà nó chứ! Không ngờ là còn có một đám gian thương, cường hào, lưu manh, hải tặc của địa phương mật báo tin tức cho bọn chúng, dẫn đường cho bọn chúng, thậm chí còn trực tiếp tham gia cướp bóc.
Ta vừa đến Hải Ninh gặp đúng lúc phải giặc Oa đến tập kích quấy rối. May mà bản thân Diêm vận ty có đội ngũ hộ tống hơn ba trăm người, sức chiến đấu còn phải mạnh hơn quan binh một chút. Bọn giặc Oa đó lại không đông, bị ta dẫn người ra sức giáo huấn những tên ranh đó một trận, một cây Đại Khảm đao đã chém chết hơn hai chục tên. Hiện không còn thấy bọn chúng dám đến Diêm vận ty của ta sinh sự nữa.
Dương Lăng lại một lần nữa nghe đến hai chữ "giặc Oa" này, không kiềm lòng được bèn chú ý hỏi:
- Thế lực của những tên giặc Oa này lớn mạnh lắm sao?
Mẫn Văn Kiến cười khinh thường:
- Sức chiến đấu không bằng giặc Thát, nhân số lại chỉ là một đám giặc lang thang. Có điều đường bờ biển quá dài nên khó đề phòng cho xuể; hơn nữa quân đội nơi đây quá yếu, thông thường một đám giặc Oa khoảng trăm tên đổ bộ thì đã đủ để tung hoành ngang dọc rồi.
Ta nghe nói chư hầu các nơi ở Nhật Bản đang đấu đá tranh quyền lẫn nhau, trong tay đều thiếu bạc, cũng có chư hầu từng muốn thông thương buôn bán với Đại Minh chúng ta. Đáng tiếc số lượng bến cảng thương mại và hàng hoá giao dịch mà chúng ta cho phép lại quá ít, không thể thoả mãn nhu cầu của bọn chúng.
Bọn chúng chó cùng rứt giậu, bèn tổ chức luôn nhân mã rồi cấu kết với đám thương gia phạm pháp âm thầm buôn lậu. Nhược bằng bị thuỷ quân truy đuổi không buôn bán được thì đổi nghề chuyển sang làm cường đạo. Bọn chúng đến rồi đi ngay, trốn vào biển khơi, chúng ta thật không làm gì được bọn chúng.
Dương Lăng máy động trong lòng, thầm nghĩ: "Thì ra trong những hải tặc này có kẻ vì muốn làm ăn buôn bán hợp pháp không được mới đổi nghề làm hải tặc. Trước kia chỉ nghe nói giặc Oa tham lam tàn bạo, thường xuyên cướp bóc dân chúng vùng duyên hải chứ chưa hề được nghe ai nói đến nguyên nhân này.”
Dương Lăng lặng lẽ gật đầu, suy nghĩ một lúc rồi nói:
- Muốn giải quyết những vấn đề này, xem ra phải thực hiện song song việc khơi thông và ngăn chặn mới được. Một mặt tăng cường sức mạnh quân sự, khiến bọn chúng phải e dè, không dám tuỳ tiện xâm phạm; mặt khác còn phải mở cảng thông thương hợp pháp, chủ động làm ăn buôn bán với chúng, đôi bên cùng có lợi, có gì là không tốt
Những hải tặc đó chỉ dựa vào cướp bóc thì có thể cướp được bao nhiêu thứ từ trong tay dân chúng chứ? Đa số chỉ đủ trám miệng bọn chúng mà thôi. Nếu thấy rõ những ích lợi có thể kiếm được, ắt những kẻ này sẽ lắc mình biến thành thương nhân ngay...
Nói đến đây, Dương Lăng chợt ngậm miệng: Chỉnh đốn quân đội là việc Nội xưởng làm được sao? Mở cảng thông thương? Văn thần trong triều không gật đầu, chính sách này có thể được thực hiện à? Chỉ quyền lực và quan hệ không thì không đủ, còn phải thay đổi tư tưởng và nhận thức của mọi người, còn quá nhiều điều kiện chưa chín muồi, cho nên toàn bộ những thứ này dứt khoát không phải là những điều mà hiện giờ y có thể làm. Y có cơ hội và thời gian đi làm mấy việc này sao?
Mẫn Văn Kiến nghe nhưng không hiểu những thứ này, thấy y nhíu mày lo lắng cho dân chúng Giang Nam, bèn vội cười nói:
- Đại nhân không phải lo lắng. Giặc Oa phần lớn đến từ biển, từ biển muốn đổ bộ ắt phải dựa vào sức gió; cho nên mùa nào nổi gió gì, lúc nào giặc Oa lên bờ, phần lớn đều phải theo qui luật, có muốn thay đổi cũng không được.
Chúng ta đã chuẩn bị sẵn sàng thì bọn chúng sẽ không dấy lên được bao sóng gió đâu. Cùng lắm chúng chỉ cướp đoạt ít làng chài, cũng không có bao bản lĩnh. Ờ... thông thường là giữa tháng tư, tháng năm và tháng chín, tháng mười hằng năm là những tháng thích hợp để đi thuyền vượt biển, lúc đó giặc Oa sẽ chạy đến cướp bóc. Trước khi đến thăm đại nhân ta đã sai quan binh Diêm vận ty tăng cường phòng bị, chỉ cần qua hai tháng này, bọn chúng có muốn đến nữa cũng phải đợi đến tháng tư năm sau thôi.
Dương Lăng và Mẫn Văn Kiến đang tán gẫu, Trịnh bách hộ chạy vào thưa:
- Khải bẩm xưởng đốc đại nhân, Mạc công công đã chuẩn bị xong kiệu xe, mời đại nhân cùng đến núi Sư Tử khảo sát.
Dương Lăng nghe vậy đứng lên, áy náy bảo:
- Mẫn đại nhân! Đại nhân và tại hạ xa cách từ lâu mới gặp lại, đáng lý tại hạ nên bày rượu cùng đại nhân chuyện trò cho thỏa thích một phen. Chỉ là hôm nay tại hạ đã cùng Mạc công công thoả thuận sẽ cùng đến núi trà tuần tra. Không biết Mẫn đại nhân trọ ở nơi nào, đợi tối nay tại hạ trở về sẽ lại cho người mời đại nhân đến, chúng ta cùng nhau nâng chén, không say không về.
Mẫn Văn Kiến cười hào sảng đáp:
- Với giao tình của hai ta, đại nhân còn nói những lời khách sáo này làm gì? Có điều đại nhân đường sá xa xôi đến đây, muốn gặp mặt một lần không dễ, cho nên ta mới tranh thủ thời gian chạy đến. Cha già bệnh tình nguy kịch, Diêm vận sứ đại nhân đã xin phép nghỉ về quê; ta thực không dám gác lại công việc quá lâu, cho nên hôm nay sẽ phải chạy về rồi. Nếu đại nhân có thể đến Hải Ninh tuần tra, chúng ta sẽ lại uống thoả thích một phen.
Dương Lăng hồ hởi:
- Được! Khó có dịp đến Giang Nam một chuyến, tại hạ nhất định sẽ đến Hải Ninh.
Mẫn Văn Kiến chợt nhướng mày, cười giảo quyệt:
- Đã biết khó có dịp đến Giang Nam một chuyến, vậy... có đi Kim Lăng không?
Dương Lăng ngẩn ra:
- Nam Kinh? Lần này tuần thị thuế khoá Giang Nam, hình như không cần đi Nam Kinh thì phải?
Y vừa đáp vừa thầm nghĩ trong lòng: "Đi đến đó làm gì nhỉ? Vương Quỳnh đang ở Nam Kinh, tuy rằng lão già ấy hận mình đến thấu xương nhưng thực ra bản tính không tệ, mình cũng không muốn làm khó lão, nhưng nếu đi đến đó khó tránh phải chạm mặt cùng lão. Con trai lão chết trong tay mình, đến lúc gặp lão cũng không biết sẽ xảy ra chuyện gì đây. Còn về phần Mã Liên Nhi... chậc!”
Mẫn Văn Kiến cười hắc hắc đáp:
- Lộ trình không xa quá, thật ra nhín chút thời gian đại nhân cũng có thể đi thăm Kim Lăng một lúc.
Lão mỉm cười nói tiếp:
- Lúc ta vận chuyển muối đến Nam Kinh, đã từng tình cờ gặp ái nữ của Mã dịch thừa. Cô nàng đó thực sự là nghĩa nặng tình sâu với đại nhân à! Nếu đại nhân phụ người ta, ngay cả ta cũng sẽ nhìn không vừa mắt đâu.
Lão vừa nói vừa rút từ trong ống tay áo một tờ giấy đã được gấp lại, nhét vào trong tay Dương Lăng:
- Đây là nơi ở của nàng ấy. Ha ha, ta đã hết lời trong chuyện này rồi, đi hay không đại nhân hãy tự quyết định.
Xử lý xong việc này, dường như Mẫn Văn Kiến hết sức vui vẻ, toét miệng cười đắc chí.
Dương Lăng tiễn lão ra khỏi cổng, trông thấy trước cổng đã có hai kiệu ngựa đang đậu, Trịnh bách hộ dẫn theo một ít nha sai, còn có thuế lại (nhân viên thu thuế) và một ít nô bộc của Mạc phủ đang đứng bên ngoài.
Dương Lăng cáo từ Mẫn Văn Kiến, dõi theo chiếc kiệu của lão từ từ đi xa. Y đứng dưới bức tường xanh mọc đầy dây leo, ngắm nhìn liễu xanh sông biếc cạnh bờ tường, ngẩn ngơ vuốt ve miếng giấy trong tay thật lâu.
Bồi hồi, y dường như nhìn thấy một người con gái xinh đẹp mặc đồ trắng thướt tha mờ ảo, yểu điệu mảnh mai như một đoá thược dược, nhẹ nhàng bước ra từ trong nước, khuôn ngài ẩn chứa mối thâm tình, đang đi về phía y. Dáng đi thong thả ấy, cử chỉ không chỗ nào không quyến rũ ấy, khiến cho người ta phải thất thần.
"Quân tự minh nguyệt ngã tự vụ,
Vụ tùy nguyệt ẩn không lưu lộ,
Chích duyên cảm quân nhất hồi cố,
Ngã tiện tư quân triều dữ mộ.
Hồn tuỳ quân khứ thiên nhai lộ,
Y đái tiệm khoan bất giác khốc,
Tích thán niên hoa như triều lộ,
Hà thời hàm nên sào quân ốc...
Tam thập lục luân minh nguyệt hậu,
Đương vi quân tác nghê thường vũ..."
Dịch thơ:
Thiếp tựa mù giăng chàng tựa trăng
Trăng lặn mù tan đọng sương lan
Cảm lòng chàng một phen ngóng lại
Tim này nhớ ai bao ngày sang
Hồn theo chàng đến cuối chân trời
Thân gầy áo rộng lệ tuôn rơi
Xuân xanh tàn tận dường sương sớm
Khi nao hội ngộ hỡi người ơi
Ba sáu mùa trăng tỏ sẽ qua
Sẽ múa chàng khúc Nghê Thường ca... (hieusol)
Dương Lăng khẽ ngâm hết câu thơ cuối cùng, nghĩ đến ba mươi sáu mùa trăng tỏ sau, mình và Mã Liên Nhi sớm đã người, ma hai ngả, đôi đường li biệt, trong lòng không khỏi dâng lên một nỗi bi ai. Y dằn lòng, vo chặt mảnh giấy ghi nơi ở của Mã Liên Nhi lại, đang định thuận tay vứt xuống sông, chợt nghe bên cạnh có tiếng người vỗ tay khen:
- Thơ hay! Thơ hay! Nếu như ty chức đoán không sai, đây hẳn là của một vị cô nương đa tình tặng cho đại nhân thì phải.
Dương Lăng quay đầu lại nhìn, thấy Mạc Thanh Hà đang đứng bên cạnh vỗ tay mỉm cười, vị phu nhân xinh đẹp muôn vẻ phong tình cũng đứng cạnh bên, ánh mắt đầy vẻ kỳ lạ, hiển nhiên tán thưởng vô cùng.
Phong tục tập quán Giang Nam cởi mở, khác xa với kinh thành phương Bắc, vị phu nhân này của Mạc Thanh Hà cũng không quá kiêng kị. Lão gia nhà mình muốn đi đến núi Sư Tử, nàng ta liền tiễn ra đến cổng. Vừa nghe thấy Dương Lăng ngâm thơ, nàng không khỏi tán thưởng, cười nói với Mạc Thanh Hà:
- Lão gia! Từ sau khi nghe được bài thơ "Đào Hoa am" do tài tử Đường Dần(6) của Tô Châu sáng tác ở biệt thự Đào Hoa am vào tháng sáu năm nay, thiếp thân đã không còn nghe được bài thơ hay nào có ý cảnh như vậy nữa. Nếu như Dương đại nhân không chê, có thể cho phép thiếp thân chép bài thơ này lại hay không?
Mạc Thanh Hà chau mày vờ trách:
- Chớ nên vô lễ! Sao lại để cho đại nhân khó xử như vậy?
Dương Lăng cười nói:
- Việc này không sao!
Y vừa nói vừa thuận tay cất miếng giấy nọ vào ngực, rồi tiếp:
- Đợi bản đốc và Mạc đại nhân từ trên núi trở về, sẽ đọc lại cho phu nhân nghe là được.
Trước mặt vị "thái giám có vợ" này, Dương Lăng không tiện gọi hắn là công công, bèn đổi gọi thành đại nhân. Vợ chồng Mạc Thanh Hà nghe xong trên mặt lập tức lộ vẻ vui mừng. Mạc Phu Nhân tươi cười duyên dáng nói:
- Khi nãy thiếp thân chỉ chú ý đến ý cảnh trong thơ, chưa nhớ hết lời. Chỉ cần đại nhân ngâm lại một lượt, thiếp thân liền sẽ nhớ ngay.
Dương Lăng kinh ngạc nhìn nàng ta, không ngờ người con gái này học thức uyên bác, có khả năng xem qua là nhớ, thế là y liền đọc lại bài thơ một lượt. Mạc phu nhân chăm chú lắng nghe, sau đó không nén được vui mừng vỗ tay:
- Thiếp thân đã nhớ rồi, giờ thiếp thân sẽ về chép lại.
Nói đoạn cũng không cáo biệt, nàng dịu dàng như hoa xuyên liễu phớt, hạnh phúc dẫn hai nha hoàn quay trở vào phủ.
Mạc Thanh Hà chỉ biết cười nhìn theo bóng lưng nàng, rồi nói với Dương Lăng:
- Tiện thiếp trước giờ vẫn luôn không biết lễ phép, khiến đại nhân chê cười rồi.
Dương Lăng nói:
- Thẳng tính mà làm, ấy là chân nhân*. Tôn phu nhân tính tình bộc trực, không hề có tâm cơ, như vậy có gì là không tốt? Ha ha, bản quan phải tiếp với mấy vị khách nên ra hơi trễ, đã phiền đại nhân phải đợi lâu. Giờ chúng ta đến núi Sư Tử đi dạo thôi.
*(chân nhân vừa nghĩa là người đắc đạo vừa nghĩa là người sống thật)
Mạc Thanh Hà nghe y nói "đi dạo" núi Sư Tử, không khỏi cười lớn. Hai người cùng lên kiệu ngựa, Dương Lăng dẫn theo một trăm hai mươi nha sai, Mạc Thanh Hà cũng mang theo bốn mươi viên thuế lại, cùng chạy về phía núi Sư Tử.
Hàng Châu có Tây Hồ trong veo trang nhã, có bờ Phú Xuân trong xanh gợn sóng, có dòng Tiền Đường thủy triều lên thủy triều rút, có núi Nam Ngô, Bắc Cô, phong cảnh rất nhiều. Thật ra quang cảnh của Hàng Châu chủ yếu nằm ở những lâm viên và cảnh quan nhân văn của vùng Giang Nam êm dịu; có rất nhiều cảnh vật tự nhiên nhưng mang nặng dấu ấn của con người, nếu bỏ lớp ý cảnh đó đi thì cũng sẽ không còn gì hay ho nữa.
Chẳng hạn như ngôi mộ của Tô Tiểu Tiểu bên cạnh Tây Hồ. Nếu không phải vì nàng là danh kỹ Giang Nam phong lưu thiên cổ, có nhiều câu thơ ưu mỹ như:
"U lan lộ, như đề nhãn. Vô vật kết đồng tâm, yên hoa bất kham tiễn.
Thảo như nhân, tùng như cái. Phong vi thường, thuỷ vi bội..."*
được văn nhân mặc khách lưu lại, thì chỉ nhìn phần mộ đó thôi cũng sẽ chẳng thấy ý vị gì.
*Lan đọng sương, như giọt lệ, lấy gì kết đồng tâm. Trăng hoa đâu nỡ dứt?
Cỏ như tơ, thông che bóng. Gió là áo, nước điểm trang...
Quang cảnh Hàng Châu vốn không phải theo kiểu "nhìn núi ra thơ", núi Sư Tử lại hết sức tầm thường. Trong con mắt của người đã quen nhìn những ngọn danh sơn trên thế giới như Dương Lăng, nó càng cực kỳ nhạt nhẽo vô vị. Nhưng chính trên mỏm núi trông hết sức tầm thường này, lại sản xuất ra thứ trà ngon Long Tỉnh vang danh thiên hạ.
Ở Tô Hàng, núi Hổ Khâu vì suối mà có tiếng, ngọn Phi Lai vì Linh Ẩn tự mà nổi danh. Ngọn Sư Tử sơn này chính là nhờ trà Long Tỉnh mà vang danh thiên hạ.
Khi kiệu quan vừa lên núi, sớm đã có viên thuế giám phụ trách trông coi núi này dẫn người chạy vội ra nghênh đón, đưa hai vị đại nhân vào trong một căn nhà gỗ được xây dựa sườn núi.
Dương Lăng ngồi xuống chiếc ghế dựa bằng tre, cười ha hả:
- Tháng này, nếu ở phương Bắc thì sớm đã có gió thu hiu hiu, cây cối điêu linh rồi. Nơi này lại vẫn cỏ cây xanh ngát, hơn nữa khí trời vẫn còn thiêu đốt như vậy!
Mạc Thanh Hà đáp:
- Ở Giang Nam sông nước hãy coi như còn mát mẻ, xuôi Nam vào trong nội địa một chút sẽ càng nóng bức hơn. Người đâu rồi, mau dâng trà ngon lên cho đại nhân giải nhiệt coi!
Dương Lăng nghe hai chữ "trà ngon", không khỏi âm thầm cười nhạt. Y rờ bọc trà nhỏ cất trong người, chỉ đợi nước trà được bưng lên, nếm thử tư vị liền sẽ hỏi rõ Mạc Thanh Hà trước mặt mọi người. Có điều y có ý định thu phục Mạc Thanh Hà nên cũng không muốn làm quá, chỉ muốn răn đe áp bức hắn một chút, khiến hắn thần phục là được.
Một người con gái hái trà mặc áo màu xanh ngọc, váy vải hoa bằng sáp nhạt màu, eo thon thắt dây đai màu đen, tóc buộc khăn vải, trên gương mặt mang một nụ cười dịu dàng, nhẹ bước vào phòng, nhanh nhẹn pha một ấm trà, rồi dâng cho Dương Lăng và Mạc Thanh Hà mỗi người một chén.
Dương Lăng nâng chén trà lên, thấy lá trà vẫn đang xoay tròn trong nước như lưỡi con chim sẻ. Y liếc Mạc Thanh Hà, rồi thong thả ung dung đưa chén lên mũi ngửi thử, không khỏi lại ngẩn ra.
Mùi vị của trà này thơm nức mũi, giống hệt như mùi vị của loại cực phẩm hoàng gia mà lúc ở trấn Thượng Hải y đã thưởng thức. “Mạc Thanh Hà giấu riêng trà ngon, trà cung phụng cho cung đình so với thứ này kém hơn rất nhiều. Hôm nay ở trước mặt vị khâm sai từ trong kinh đến để điều tra như mình mà hắn lại không hề biết kiêng kị, thản nhiên dâng lên loại trà này. Chẳng lẽ hắn không sợ mình phát giác ra sự khác thường, hạch hắn tội khi quân sao?”
Dương Lăng thoáng ngẩn ra, ngước mắt nhìn Mạc Thanh Hà đang mỉm cười chờ y thưởng thức mùi vị, không dằn lòng được bèn hỏi:
- Mạc đại nhân! Trà này của đại nhân mùi hương ngào ngạt, thấm tận tâm can tỳ phế, quả thực là cực phẩm. Có điều... khi ở trong kinh bản đốc cũng đã từng uống ngự trà trong cung, trà tiến cống mà Hoàng thượng uống so với trà này của ngài kém hơn không chỉ một bậc. Không biết Mạc đại nhân giải thích thế nào đây?
Chú thích:
(4) Đại Quan viên là ngôi biệt thự do Giả Phủ xây dựng dùng làm hành cung cho quý phi thăm viếng trong tiểu thuyết Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần, được dùng để ví như chốn Bồng Lai.
(5) tiếng Nhật là Ronin, nghĩa là "con người trôi dạt", một thuật ngữ chỉ những samurai vô chủ. (trích wiki)
(6) Đường Dần (1470 - 1523) là một danh hoạ, một nhà thơ nổi tiếng đời nhà Minh. Đường Dần tự là Tử Uý, Bá Hổ (nên còn được gọi là Đường Bá Hổ), hiệu là Lục Như cư sĩ, Đào Hoa am chủ, tự xưng là Minh triều Giang Nam đệ nhất phong lưu tài tử.
Bài Đào Hoa am
Đào hoa ổ lý đào hoa am
Đào hoa am lý đào hoa tiên
Đào hoa tiên nhân chủng đào thụ
Hựu trích đào hoa hoán tửu tiền
Tửu tỉnh chỉ tại hoa tiền tọa
Tửu túy hoàn lai hoa hạ miên
Bán tỉnh bán túy nhật phục nhật
Hoa lạc hoa khai niên phục niên
Đãn nguyện lão tử hoa tửu gian
Bất nguyện cúc cung xa mã tiền
Xa trần mã túc quý giả thú
Tửu trản hoa chi bần giả duyên
Nhược tương phú quý tỉ bần giả
Nhất tại bình địa nhất tại thiên
Nhược tương bần tiện tỉ xa mã
Tha đắc khu trì ngã đắc nhàn
Biệt nhân tiếu ngã thái phong điên
Ngã tiếu tha nhân khán bất xuyên
Bất kiến Ngũ Lăng hào kiệt mộ
Vô hoa vô tửu sừ tác điền.
Dịch thơ:
Lũng Ðào Hoa
Lũng Ðào hoa, am hoa một mái,
Trong hoa am tự tại tiên hoa.
Tiên hoa trồng cội đào hoa,
Chiết cành ta lấy đổi ra rượu nồng.
Khi tỉnh rượu ung dung kề cận,
Uống say nằm ngủ khểnh dưới hoa.
Tỉnh say ngày lại ngày qua,
Hoa tươi hoa rụng la đà tháng năm.
Chốn ngựa xe chẳng cần luồn cúi,
Ước nguyền rằng chết với rượu hoa.
Bụi xe dấu ngựa cao xa,
Cành hoa chén rượu cùng ta duyên nghèo.
Đem phú quý so đo đạm bạc,
Một đất bằng một ngất trời xanh.
Ngựa xe đem sánh thanh bần,
Người toan bận rộn, ta phần thong dong.
Người cười ta cuồng ngông khờ khạo,
Ta cười người điên đảo ngược xuôi.
Ngũ lăng phần mộ san rồi,
Không hoa không rượu cũng thời ruộng sâu. (Người dịch: Hạt Cát)
Danh sách chương