Cách đây không lâu, Lê Thị Hà Tuyên - cô học trò 18 tuổi ở thị trấn Tuy Hòa (Phú Yên) - bị tai nạn do nổ bình gas tại phòng trọ. Cô bị phỏng toàn thân tới 66% và các bác sĩ tiên lượng khó qua khỏi. Quyết cứu lấy đứa con thương yêu, ba Tuyên đã đưa cô vào bệnh viện Chợ Rẫy và xin các bác sĩ phẫu thuật lấy da ở hai đùi mình để ghép cho con.
Những ngày này, người cha ấy vẫn đang lê lết đôi chân rỉ máu để chăm con.
Đó là một trong nhiều người cha mà tôi biết.
o O o
Nhà văn Jean - Louis Fournier trong tự truyện Ba ơi mình đi đâu? đã viết:
“Hồi còn trẻ, tôi thường ao ước về sau sinh được một lũ con. Tôi thấy mình vừa hát vừa leo lên những dãy núi, vượt qua các đại dương cùng những thủy thủ bé nhỏ nom rất giống tôi, đi khắp thế giới với phía sau là một bầy trẻ con vui vẻ, tò mò, ánh mắt sống động, những đứa trẻ sẽ được tôi dạy thật nhiều điều, tên gọi của cây cối, chim muông và các vì sao. Những đứa trẻ sẽ được tôi dạy chơi bóng rổ và bóng chuyền, những đứa trẻ sẽ cùng tôi thi đấu và không phải trận nào tôi cũng thắng”.
Giấc mơ đó chắc cũng giống giấc mơ của bất cứ người đàn ông nào.
Jean - Louis Fournier có đến hai đứa con trai thiểu năng và “tật nguyền vĩnh viễn”. Mathieu đã chết và Thomas mãi đến ba mươi tuổi vẫn chỉ có thể lặp đi lặp lại hàng chục câu hỏi: “Ba ơi mình đi đâu?”
“Những ai chưa từng sợ có một đứa con bất thường hãy giơ tay.
Chẳng có ai giơ tay cả.
Mọi người đều nghĩ đến chuyện đó như nghĩ đến một trận động đất, như nghĩ đến ngày tận thế, thứ gì đó chỉ xảy ra một lần.
Tôi có đến hai ngày tận thế.”
Những người đàn ông trở thành người cha không chỉ để hiện thực hóa ước mơ, mà còn để gánh vác trách nhiệm, nỗi lo lắng, đôi khi cả sự đau đớn và tuyệt vọng.
o O o
Tôi nhớ lúc nhỏ có lần phạm tội, mẹ phạt quỳ úp mặt vào tường suốt hai tiếng đồng hồ. Khi đi làm về, nghe mẹ kể lại, ba đã gọi tôi đến và nói: “Trở thành người như thế nào là tự do của con. Trở thành người tốt hay người xấu là tự do tuyệt đối của con. Con có toàn quyền lựa chọn cho cuộc đời mình. Ba mẹ yêu thương con không phải vì con ngoan mà vì con là con của ba mẹ, bởi vậy kể cả khi con trở thành một người xấu, một kẻ dối trá hay thậm chí trộm cắp, thì tình yêu của ba mẹ dành cho con vẫn không thay đổi. Nhưng ba muốn con biết rằng ba mẹ sẽ rất hạnh phúc và tự hào nếu con trở thành một người chính trực và biết yêu thương”.
Đó là lý do đầu tiên để tôi muốn trở thành một người chính trực và biết yêu thương. Thậm chí, tôi chỉ cần một lý do đó mà thôi.
Kinh Talmud viết: “Khi người dạy con trai mình, tức là người dạy con trai của con trai người”. Bởi thế, hiển nhiên là tôi cũng sẽ nói với con tôi những lời ba tôi đã nói.
o O o
Ngạn ngữ Anh chép rằng: “Một người cha hơn một trăm ông thầy”. Còn Sigmund Freud thì nói: “Tôi không thể nghĩ ra nhu cầu nào trong thời thơ ấu mạnh mẽ hơn nhu cầu có được sự bảo vệ của một người cha”.
Ai cũng có thể dạy một cậu con trai mới lớn lái xe hoặc mở bugi bị ướt ra lau khi đi qua quãng đường ngập nước. Nhưng thật đặc biệt khi cậu học những điều đó từ chính cha mình.
Ai cũng có thể dạy một cậu bé đá bóng và vẽ tranh. Ai cũng có thể đọc cho cậu bé nghe một cuốn sách hay kể chuyện trước khi ngủ. Ai cũng có thể trả lời những câu hỏi ngây thơ, tò mò và không ngừng nghỉ của cậu. Nhưng đó sẽ là những giây phút thần tiên nếu nó được một người cha thực hiện. Khi cậu có thể nằm trong lòng, gác chân lên bụng cha và cười khúc khích.
Và mẹ cậu sẽ bảo trông hai cha con giống nhau như hai hình vuông, hai hình tròn, hai ngôi sao, hai trái tim, hai giọt nước hay hai tam giác đồng dạng. Dù là gì thì cũng giống nhau một cách ngộ nghĩnh.
Và người ta nói đó là bằng chứng hiển nhiên nhất của sự tiếp nối.
o O o
Cha mẹ yêu thương chúng ta, và chúng ta yêu thương con cái mình bất kể giới tính. Nhưng có một điều chắc chắn là cha mẹ luôn chia sẻ điều gì đó đặc biệt hơn, sâu sắc hơn với những đứa con cùng phái tính với mình. Như mẹ và con gái, cha và con trai.
Cha và con gái là một tình cảm ngọt ngào, thậm chí dễ cảm nhận hơn tình cảm giữa cha và con trai. Một đứa con gái với những lọn tóc mềm và giọng nói nũng nịu có thể làm trái tim người cha tan chảy. Chỉ những cô con gái mới khiến người cha trở nên mềm mỏng và dịu dàng “Con gái rượu của ba!”. Còn những cậu con trai luôn ít có dịp được tận hưởng sự dịu dàng đó từ cha, mà trái lại, luôn là sự nghiêm khắc, cứng rắn và thậm chí lãnh đạm. Dẫu vậy, sợi dây kết nối giữa cha và con trai luôn mãnh liệt hơn những mối liên kết khác trong gia đình. Bởi “những gì nín lặng nơi người cha được nói ra nơi đứa con trai. Và tôi thường nhìn thấy ở những đứa con trai bí mật hiển lộ của người cha”(Friedrich Nietzsche).
o O o
Có bao nhiêu lần cha và con trai nhìn vào mắt nhau để nhìn thấy tình thương tràn đầy trong đó? Hãy chỉ nhìn vào mắt những khi đối đầu? Như Charles Wadsworth nói: “Lúc một người đàn ông nhận ra rằng cha mình có lẽ đã đúng, thường thì ông ta có một đứa con trai nghĩ rằng ông ta đã sai”.
Cha và con trai, sách vở thường dạy rằng hãy cố gắng để là bạn của nhau. Nhưng cũng như bạn bè đồng lứa, đôi khi ta không thể làm bạn với người mà ta mong được là bạn. Không phải người cha nào cũng có thể là bạn với con. Vì sự khác nhau (hay quá giống nhau?) về tính cách, cả hai có thể xung khắc như nước với lửa. Nhưng vậy thì sao? Cho dù không thể là bạn thì cả hai vẫn luôn là cha và con trai.
Chẳng lẽ điều đó không đủ tuyệt vời hay sao? o O o
Tôi nhớ ngày xưa khi tôi chuẩn bị nhập ngũ, cũng là lần đầu tiên xa nhà. Mẹ lăng xăng đồ đạc, nước mắt ngắn dài. Ba ngồi im không nói.
Tôi cứ ngỡ ba không để tâm.
Chiều nay, tôi bỗng nhớ lại dáng ngồi nghiêng nghiêng ấy, khi đọc được mấy câu thơ này:
“Không tiễn con ra phi trường,
Ba chỉ ngồi lặng yên quay mặt
Nghẹn lời thương đỏ mắt chuyện tương phùng”
Những ngày này, người cha ấy vẫn đang lê lết đôi chân rỉ máu để chăm con.
Đó là một trong nhiều người cha mà tôi biết.
o O o
Nhà văn Jean - Louis Fournier trong tự truyện Ba ơi mình đi đâu? đã viết:
“Hồi còn trẻ, tôi thường ao ước về sau sinh được một lũ con. Tôi thấy mình vừa hát vừa leo lên những dãy núi, vượt qua các đại dương cùng những thủy thủ bé nhỏ nom rất giống tôi, đi khắp thế giới với phía sau là một bầy trẻ con vui vẻ, tò mò, ánh mắt sống động, những đứa trẻ sẽ được tôi dạy thật nhiều điều, tên gọi của cây cối, chim muông và các vì sao. Những đứa trẻ sẽ được tôi dạy chơi bóng rổ và bóng chuyền, những đứa trẻ sẽ cùng tôi thi đấu và không phải trận nào tôi cũng thắng”.
Giấc mơ đó chắc cũng giống giấc mơ của bất cứ người đàn ông nào.
Jean - Louis Fournier có đến hai đứa con trai thiểu năng và “tật nguyền vĩnh viễn”. Mathieu đã chết và Thomas mãi đến ba mươi tuổi vẫn chỉ có thể lặp đi lặp lại hàng chục câu hỏi: “Ba ơi mình đi đâu?”
“Những ai chưa từng sợ có một đứa con bất thường hãy giơ tay.
Chẳng có ai giơ tay cả.
Mọi người đều nghĩ đến chuyện đó như nghĩ đến một trận động đất, như nghĩ đến ngày tận thế, thứ gì đó chỉ xảy ra một lần.
Tôi có đến hai ngày tận thế.”
Những người đàn ông trở thành người cha không chỉ để hiện thực hóa ước mơ, mà còn để gánh vác trách nhiệm, nỗi lo lắng, đôi khi cả sự đau đớn và tuyệt vọng.
o O o
Tôi nhớ lúc nhỏ có lần phạm tội, mẹ phạt quỳ úp mặt vào tường suốt hai tiếng đồng hồ. Khi đi làm về, nghe mẹ kể lại, ba đã gọi tôi đến và nói: “Trở thành người như thế nào là tự do của con. Trở thành người tốt hay người xấu là tự do tuyệt đối của con. Con có toàn quyền lựa chọn cho cuộc đời mình. Ba mẹ yêu thương con không phải vì con ngoan mà vì con là con của ba mẹ, bởi vậy kể cả khi con trở thành một người xấu, một kẻ dối trá hay thậm chí trộm cắp, thì tình yêu của ba mẹ dành cho con vẫn không thay đổi. Nhưng ba muốn con biết rằng ba mẹ sẽ rất hạnh phúc và tự hào nếu con trở thành một người chính trực và biết yêu thương”.
Đó là lý do đầu tiên để tôi muốn trở thành một người chính trực và biết yêu thương. Thậm chí, tôi chỉ cần một lý do đó mà thôi.
Kinh Talmud viết: “Khi người dạy con trai mình, tức là người dạy con trai của con trai người”. Bởi thế, hiển nhiên là tôi cũng sẽ nói với con tôi những lời ba tôi đã nói.
o O o
Ngạn ngữ Anh chép rằng: “Một người cha hơn một trăm ông thầy”. Còn Sigmund Freud thì nói: “Tôi không thể nghĩ ra nhu cầu nào trong thời thơ ấu mạnh mẽ hơn nhu cầu có được sự bảo vệ của một người cha”.
Ai cũng có thể dạy một cậu con trai mới lớn lái xe hoặc mở bugi bị ướt ra lau khi đi qua quãng đường ngập nước. Nhưng thật đặc biệt khi cậu học những điều đó từ chính cha mình.
Ai cũng có thể dạy một cậu bé đá bóng và vẽ tranh. Ai cũng có thể đọc cho cậu bé nghe một cuốn sách hay kể chuyện trước khi ngủ. Ai cũng có thể trả lời những câu hỏi ngây thơ, tò mò và không ngừng nghỉ của cậu. Nhưng đó sẽ là những giây phút thần tiên nếu nó được một người cha thực hiện. Khi cậu có thể nằm trong lòng, gác chân lên bụng cha và cười khúc khích.
Và mẹ cậu sẽ bảo trông hai cha con giống nhau như hai hình vuông, hai hình tròn, hai ngôi sao, hai trái tim, hai giọt nước hay hai tam giác đồng dạng. Dù là gì thì cũng giống nhau một cách ngộ nghĩnh.
Và người ta nói đó là bằng chứng hiển nhiên nhất của sự tiếp nối.
o O o
Cha mẹ yêu thương chúng ta, và chúng ta yêu thương con cái mình bất kể giới tính. Nhưng có một điều chắc chắn là cha mẹ luôn chia sẻ điều gì đó đặc biệt hơn, sâu sắc hơn với những đứa con cùng phái tính với mình. Như mẹ và con gái, cha và con trai.
Cha và con gái là một tình cảm ngọt ngào, thậm chí dễ cảm nhận hơn tình cảm giữa cha và con trai. Một đứa con gái với những lọn tóc mềm và giọng nói nũng nịu có thể làm trái tim người cha tan chảy. Chỉ những cô con gái mới khiến người cha trở nên mềm mỏng và dịu dàng “Con gái rượu của ba!”. Còn những cậu con trai luôn ít có dịp được tận hưởng sự dịu dàng đó từ cha, mà trái lại, luôn là sự nghiêm khắc, cứng rắn và thậm chí lãnh đạm. Dẫu vậy, sợi dây kết nối giữa cha và con trai luôn mãnh liệt hơn những mối liên kết khác trong gia đình. Bởi “những gì nín lặng nơi người cha được nói ra nơi đứa con trai. Và tôi thường nhìn thấy ở những đứa con trai bí mật hiển lộ của người cha”(Friedrich Nietzsche).
o O o
Có bao nhiêu lần cha và con trai nhìn vào mắt nhau để nhìn thấy tình thương tràn đầy trong đó? Hãy chỉ nhìn vào mắt những khi đối đầu? Như Charles Wadsworth nói: “Lúc một người đàn ông nhận ra rằng cha mình có lẽ đã đúng, thường thì ông ta có một đứa con trai nghĩ rằng ông ta đã sai”.
Cha và con trai, sách vở thường dạy rằng hãy cố gắng để là bạn của nhau. Nhưng cũng như bạn bè đồng lứa, đôi khi ta không thể làm bạn với người mà ta mong được là bạn. Không phải người cha nào cũng có thể là bạn với con. Vì sự khác nhau (hay quá giống nhau?) về tính cách, cả hai có thể xung khắc như nước với lửa. Nhưng vậy thì sao? Cho dù không thể là bạn thì cả hai vẫn luôn là cha và con trai.
Chẳng lẽ điều đó không đủ tuyệt vời hay sao? o O o
Tôi nhớ ngày xưa khi tôi chuẩn bị nhập ngũ, cũng là lần đầu tiên xa nhà. Mẹ lăng xăng đồ đạc, nước mắt ngắn dài. Ba ngồi im không nói.
Tôi cứ ngỡ ba không để tâm.
Chiều nay, tôi bỗng nhớ lại dáng ngồi nghiêng nghiêng ấy, khi đọc được mấy câu thơ này:
“Không tiễn con ra phi trường,
Ba chỉ ngồi lặng yên quay mặt
Nghẹn lời thương đỏ mắt chuyện tương phùng”
Danh sách chương