Đất lở, núi sập, tráng sĩ chết. Rồi mới có thang trời, đường đá móc nối liền nhau.

Ý thức vẫn còn thanh tỉnh, Giản Thanh nửa tỉnh nửa mê nghe Trương Cầm và mấy người đồng đội nhỏ giọng nói chuyện:" Đợt sạt lở núi vừa rồi đã chôn vùi một chiếc ô tô của Quân đội Giải phóng Nhân dân."

Cô chợt nghĩ đến câu thơ này trong bài 《Đường Thục khó đi.》

Tuần trước, trong tiết học tự chọn 《Giám định và thường thức thơ ca cổ đại.》, cô vừa cùng sinh viên phân tích những bài thơ mà mình tâm đắc.

Cô đã trải qua mười hai năm ở đất Thục, nơi mà cô đã học tiểu học và trung học cơ sở.

Cách đây vài tuần, trong khi làm giáo án, cô đã tìm và xem xét nghĩa của những bài thơ khó hiểu, liền nhìn thấy bài thơ《Đường Thục khó đi》đã từng học trước đó nên cô vô thức lấy bài thơ này để giảng dạy.

Cô nhớ lại những gì giáo viên dạy văn thường nói khi còn học trung học: Ý nghĩa của thơ nằm ở khả năng thốt ra những miêu tả chính xác khi nhìn thấy những bức tranh và trải nghiệm tương đồng. Dù trải qua hàng nghìn năm thăng trầm của cuộc đời, thế giới đổi thay, nhưng người xưa và người hiện đại đều có cùng một tâm trạng.

Người thời xưa và người hiện đại đều có chung một tâm trạng.

Đến 6h15, trời lại mưa.

Phía chân trời mây đen giăng kín lối khiến tầm nhìn hạn hẹp, nước mưa mịn màng xuyên qua rừng cây tạt vào mặt. Một y tá trẻ tuổi vừa mở miệng hứng nước mưa.

Ban đầu trong túi vật tư của họ có 5 chai nước suối, nhưng vì để đựng thuốc, họ đã phải bỏ lại 3 chai, chỉ lấy 2 chai để uống trên đường đi.

Cô ấy uống hết nước rồi.

Giản Thanh thấy vậy liền ném chai nước khoáng còn lại của mình cho cô ấy, nhắc nhở:" Ngoại trừ nước khoáng, cô đừng uống nước chưa đun sôi vào những ngày này."

Dân gian có câu: sau thiên tai ắt phải gặp đại dịch.

Người ta nói rằng điều kiện vệ sinh ở những vùng bị thiên tai còn lạc hậu và các bệnh truyền nhiễm rất dễ bùng phát.

Các đội kiểm soát dịch bệnh của tỉnh và các tỉnh lân cận lẽ ra cũng đã xuất phát và đang trên đường đến đây.

Đợt đầu tiên bệnh viện của họ được gửi đến là đội tiên phong, hoặc là những nòng cốt của các khoa khác nhau, hoặc là các bác sĩ và y tá có kinh nghiệm, cần phải tổ chức các hoạt động cứu hộ càng sớm càng tốt.

Đợt thứ hai sẽ có lợi hơn vì đồng đội ở đợt một đã bảo đảm vật chất hậu cần. Lúc này, cần xem xét công tác phòng chống dịch sau thiên tai và can thiệp tâm lý, vì thế chính phủ sẽ cử chuyên ngành tâm lý và sức khỏe cộng đồng đến.

Mười lăm phút sau, Trương Cầm lần lượt đánh thức các thành viên trong đội vẫn còn đang ngủ: "Mọi người dậy hết đi! Dậy mau lên! Đứng dậy tiếp tục lên đường nào!"

Bà ấy đã không chợp mắt suốt 16 tiếng đồng hồ, nhắm mắt cũng không dám, lúc nào cũng phải để ý đến dư chấn. Trên đường đi, bà thường bảo các thành viên trong nhóm liên hệ với người nhà, nhưng bà lại không có thời gian để liên hệ với người thân của mình.

Giản Thanh giúp bà ấy kéo từng người lên. Hơn 30 thành viên trong đội hỗ trợ lẫn nhau, tiếp tục trèo đèo vượt núi.

Bầu trời vừa hửng sáng, có rất nhiều phi đoàn trực thăng lục quân lượn vòng phía trên họ.

Nghe tiếng động, mọi người nhìn lên và nói: "Bọn họ muốn thả lính nhảy dù xuống phải không."

"Điều kiện khí hậu quá kém, nếu hạ cánh ở một nơi như vậy rất dễ dẫn đến chết người."

"Có người chết thì cũng chẳng biết phải làm sao, hiện tại không biết có bao nhiêu người phải hi sinh rồi."

Trên đường đi, họ gặp phải rất nhiều người tị nạn chạy trốn khỏi thảm họa. Người già đỡ đần trẻ nhỏ, khắp người dính đầy tro bụi vội vã chạy đi.

Vết thương của một số người đã bị thối rữa và bốc mùi. Đội ngũ y tế dừng lại, phát khẩu trang, sơ cứu vết thương cho họ, hướng dẫn một số vấn đề phòng chống dịch bệnh, nghe một số tin tức ở Quận B và gửi cho họ một số thuốc, sau đó tiếp tục lên đường.

Thời gian vàng để giải cứu đang từng giây từng phút trôi qua. Những người tị nạn dọc đường đi nói rằng quận B đã tan hoang, nhà cửa đều đổ rạp, không ai cứu được, họ đều đã chết, có đi cũng vô ích.

Nhưng đội ngũ y tế vẫn sẽ tận mắt đến để xác nhận tình hình và giải cứu những người bị chôn vùi dưới đống đổ nát. Bảy mươi hai giờ vàng vẫn chưa trôi qua, dưới đống đổ nát chắc chắn vẫn còn có người sống sót.

Vượt hàng chục km đường núi, đội viên đã nhiều lần ngất xỉu. Đi bộ hơn mười tiếng đồng hồ dưới mưa, đi từ đêm này sang ngày khác, rồi từ ngày này sang đêm khác, cuối cùng cũng đến nơi.

Sáu giờ tối. 28 giờ sau trận động đất, đội ngũ y tế khập khiễng bước vào và nhìn thấy thị trấn của quận bị đã bị san bằng.

Sắc trời tối tăm.

Thị trấn của quận trống rỗng, không có ánh sáng, không có âm thanh, yên lặng như vùng đất chết, chỉ có đèn pin treo lủng lẳng, chỉ có tiếng hét lớn của bọn họ:

"Có ai ở đây không? Chúng tôi đến từ Đội Y tế Giang Châu!"

"Có ai ở gần đây không?"

"Này! Ở đây còn có ai sống sót không?"

Giọng nói vang vọng trong quận lỵ vắng vẻ, sườn đồi xa xa vẫn còn đang rung chuyển, dọc đường có lác đác vài thân ảnh đã bị nghiền nát.

Giản Thanh nhắc nhở mọi người: "Đừng đi xuống những ngôi nhà phía dưới để xem, dư chấn có thể xảy ra bất cứ lúc nào".

Một bác sĩ trực trong khoa cấp cứu ngồi xổm xuống, nhìn xác chết bên đường, nước mắt lưng tròng, nói: "Không có dấu hiệu sinh tồn nào cả ..."

Có người khóc lóc hỏi, "Còn có ai sống sót để chúng ta cứu chữa không?"

Bọn họ trèo đèo vượt suối, lặn lội đường xa đến đây chỉ để nhìn thấy một thành phố chết.

Trương Cầm trấn an cảm xúc của mọi người:" Đừng khóc nữa, chúng ta đi về phía trước kiểm tra một chút đi, đi về phía trường học, trung tâm mua sắm, đến những chỗ đông người, nhất định phải còn người sống sót!"

Họ lại tiến về phía trước nhưng không nhìn thấy ngôi nhà nào còn nguyên vẹn, trong không khí tràn ngập mùi máu tanh, tất cả những gì bọn họ có thể nhìn thấy chỉ là một đống hoang tàn đổ nát.

Một đoàn người cố gắng khập khiễng tiến về phía trước với tốc độ thật nhanh khi nghe thấy tiếng kêu yếu ớt vọng từ nơi xa.

Dưới bức tường đổ nát, một số đang khóc, một số kêu cứu, một số rêи ɾỉ đau đớn, và một số đã chết.

Khi đứng trước thiên nhiên, con người bỗng trở nên nhỏ bé, mong manh như một con kiến.

Các thành viên trong đội đi phía trước đột nhiên hét lên: "Có người đến! Quân Giải phóng đến rồi!"

Điều đầu tiên đập vào mắt họ là đại dương xanh ngắt. Những người lính nhân dân mặc quân phục xanh, mang theo xẻng và găng tay, đang đào bới người trong đống đổ nát.

Tuy mọi người đều mang bao tay trắng nhưng lòng bàn tay đã nhuốm đầy máu tươi.

Các con đường đều bị phong tỏa và thiết bị cứu hộ lớn không thể vào được. Chỉ còn lại Quân Giải phóng và những người sống sót mặc kệ vết thương loang lổ trên người mà tiếp tục đào bới đến mức loang lổ máu.

Phía trước phế tích có rất nhiều người dính đầy bụi bặm, trên mặt đầy vệt máu. Khi nhìn thấy bác sĩ mặc áo blouse trắng, bọn họ liền chạy tới, gào khóc kêu cứu.

"Bác sĩ! Cứu con của tôi với!"

"Bác sĩ, tôi cầu xin các người, làm ơn cứu lấy con của tôi!"

"Bác sĩ, con của tôi còn ở bên trong, làm ơn xem giúp tình trạng của con bé đi!"

Quân đội cử người bàn bạc với Trương Cầm và báo cáo về tình hình hiện tại ở đây:" Đây là trường tiểu học, những học sinh trong đó bị đè không cứu được nữa. Khi chúng tôi đến, chính quyền địa phương và phụ huynh học sinh đã đứng ra tổ chức cứu hộ ở đây. Sau khi chúng tôi đến cũng bắt đầu cứu giúp với bọn họ."

Trương Cầm hỏi: "Thế còn các cơ sở y tế và thuốc chữa bệnh ở địa phương sao rồi?"

Nhiệm vụ mà đội y tế của họ nhận được là đóng quân tại bệnh viện quận địa phương, đóng quân tại ngôi làng địa phương và hỗ trợ công tác cứu hộ.

"Hơn 80% nhân viên y tế địa phương đã chết hoặc bị thương. Chính quyền quận đã cử người đến các bệnh viện và nhà thuốc đổ nát để đào bới thuốc. Buổi trưa, một đợt quân y hải quân đã đến đó để đóng quân. Bệnh viện quận không còn, mọi người đều phải ở trong những chiếc lều dựng tạm để thực hiện công tác cứu hộ."

Quân Giải phóng nhân dân và các đơn vị quân y trong tỉnh đều tiến vào vùng thiên tai trong vòng 24 giờ sau trận động đất.

Đường sá hư hỏng, thông tin liên lạc bị cắt, nơi này bỗng trở thành thành phố biệt lập. Tất cả đợt quân đầu tiên đều đi bộ, hầu như tất cả quân nhân và đội ngũ y tế đều đi bộ trong tình trạng tập tễnh.

Tình hình nghiêm trọng hơn nhiều so với dự kiến.

"Có một vài ngôi làng ở gần đây, nhưng trong trận động đất, hai ngọn núi đồng thời đổ sập xuống hòa thành một ngọn núi lớn cùng nhau ập xuống khiến toàn bộ ngôi làng đều biến mất."

Trương Cầm im lặng nửa giây, chỉ huy đội viên:" Dựng lều và vận chuyển thuốc về lều đi, tiếp theo các khoa tạm chia thành Văn phòng Đảng, Y, Dược, Nội, Ngoại, Nhi, Phụ sản, mỗi khoa phải có một người phụ trách. Người phụ trách từng khoa phải có trách nhiệm lãnh đạo nhân viên y tế trong khoa tiến hành ngay việc cứu chữa người bị thương."

Lúc đầu, khi Quân Giải phóng chưa tiến vào, địa phương không hề có lều trại và cũng chẳng có vật tư tiếp tế.

Mọi người phải nhặt gạch, cột nhà, mảnh vải trắng từ đống đổ nát, dựng vài lán trại, dọn vài cái bàn, trên mặt bàn có một mảnh giấy sóng, dùng bút dạ đen viết lên dòng chữ:' Chính quyền nhân dân quận' , 'Đại hội đồng nhân dân quận', 'Quận ủy', còn có nước khoáng được đào sẵn và mì gói trong nhà kho để phân phát cho các nạn nhân còn sống.

Đội y tế trực thuộc đã dựng lều tạm thời bên cạnh những lán trại này.

Trương Cầm nhặt một khúc gỗ, lấy lá cờ đỏ từ trong túi ra, treo lên trước cửa liều.

Giản Thanh nhặt một tấm bảng gỗ từ đống đổ nát và viết dòng chữ 'Điểm điều trị y tế tạm thời' và 'Chi bộ bệnh viện trực thuộc số một Đại học Giang Châu' lên.

Sau khi dựng lều, đội ngũ y tế chịu đựng đói, khát và mệt mỏi, bắt đầu điều trị cho bệnh nhân.

Quân Giải phóng Nhân dân ôm đứa trẻ này đến đứa trẻ khác lao ra từ đống đổ nát, tất cả đều bê bết máu.

Không có điện, không có thiết bị, chỉ có thể sờ tận tay và dùng kinh nghiệm để phán đoán thương tích; Nói là chia thành các khoa, nhưng hiện nay chấn thương phổ biến nhất là chấn thương dập nát và đè ép, tất cả mọi người đều trở thành đội cấp cứu khẩn cấp.

Nước và thức ăn của họ đều đã được tiêu thụ hết. Trương Cầm và Quân Giải phóng xin được tiếp tế lương khô và nước uống đưa cho các thành viên trong đội.

Những người tị nạn địa phương thấy thế liền đưa mì gói và nước khoáng vào lều của họ.

Họ đã định trực tiếp đưa cho Quân Giải phóng, nhưng Quân Giải phóng không ăn lương thực của người dân, vì thế người dân đã học được cách ném thẳng vào lều của họ.

Giản Thanh và một bác sĩ gây mê được cử đến hiện trường cứu hộ tuyến đầu để chịu trách nhiệm cấp cứu những bệnh nhân nặng, đánh giá thương tích của những đứa trẻ bị phơi nhiễm trong đống đổ nát, hoặc mở khí quản, hoặc mở kênh truyền tĩnh mạch, truyền thuốc chống nhiễm trùng, điều trị chống sốc, đợi Quân đội Giải phóng đào những đứa trẻ ra, sau đó chuyển đến điểm điều trị tạm thời, và nhóm phẫu thuật sẽ quyết định cắt cụt chi hay thực hiện các thao tác khác.

Đối mặt với hiện trường là đối mặt với cái chết.

Tấm trần nhà của tòa nhà dạy học được Quân giải phóng nâng lên, bên trong chứa đầy xác trẻ em với nhiều tư thế khác nhau, chân tay đứt gãy, khuôn mặt sưng vù và tím tái.

Cha mẹ ở bên ngoài đau lòng gào khóc, không ngừng gọi tên con mình.

Giản Thanh ngồi trên một tảng đá, trầm mặc nhìn hết thảy những điều này.

Bên cạnh còn có một nữ bác sĩ thuộc bệnh viện quận còn sống. Con gái cô ấy cũng là học sinh trường này, thi thể cháu bé vừa được đào lên, cô ấy chỉ đến và nhìn thoáng qua con mình rồi tiếp tục quay về vị trí để tiếp tục công tác cứu trợ.

--------

Lời editor: Các bạn đọc xong vui lòng ủng hộ mình bằng nút VOTE, xin chân thành cảm ơn các bạn rất nhiều.

Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện