Luôn có một phong cảnh trong sáng thanh tịnh cần bạn phải hối hả vội vã tới
đó; luôn có một khoảng tháng năm như nước, khiến chúng ta không thể thờ ơ phụ bạc nó. Suốt chặng đường đi vòng vèo ấy, bước chân giữa phong cảnh
tươi sáng của nhân gian, giữa hành lang lịch sử sâu hun hút, góp nhặt
những khoảnh khắc như gió cuốn mây trôi. Đi qua hết núi hết sông, ngắm
tận mưa khói lá rụng, ngọn núi chót vót ấy, Ngũ Đài trong lành chính là
hình bóng mà bạn cần tìm lúc này. Trong cảnh Thiền nguyên sơ này, những
khói lửa của linh hồn khi mờ khi tỏ đến vô cùng, dù bạn có đến đây với
những suy nghĩ hào hùng ngông cuồng đến đâu, chỉ cần bước chân vào thánh địa gọi là Ngũ Đài này, trăm mối ngổn ngang đều biến thành bình tĩnh
ung dung.
Chỉ là trong khoảnh khắc một chiếc lá lìa cành, hồng trần đã ở sau lưng, khiến bạn ngỡ rằng cửa Phật hóa ra không cao vời đến vậy, bước đi một thước, ngoái nhìn một cái, bạn đã có mặt giữa đất Phật. Đi xuyên qua núi Ngũ Đài, không khí mát mẻ bao trùm khắp núi non, còn cả mùi đàn hương thoang thoảng từ những đền miếu khác nhau thoảng về, khiến bạn ngất ngây say đắm.
Cho dù bạn biết rằng, cố chấp bước vào thánh địa mát lành này có thể sẽ bị rơi vào vòng xoáy của khói mây vạn trạng, không thể nào thoát ra; nhưng bạn vẫn cam tâm tình nguyện vứt bỏ sự ấm áp của khói lửa hồng trần, truy tìm sự minh mẫn hơn nữa trong cảnh Thiền mông lung này. Những tháng ngày mát lành nơi đây sẽ dần dần phủ lấp và làm dịu hàng nghìn hàng vạn suy nghĩ nóng vội, khiến cho những chúng sinh còn mê lầm giữa bùn lầy của nhân gian đến được con đường nhân sinh yên ả và thông đạt.
Kiếm tìm dọc theo những ngõ nhỏ sâu hút trong lịch sử, quãng đường nối liền từ thời Hán đến thời Đường trồng đầy cây bồ đề. Đứng trên núi Ngũ Đài, nhìn thấy Đại Hán xanh xanh, nhìn thấy triều Đường huy hoàng chói lọi, nhìn thấy biết bao đế vương cuồng vọng tay cầm kinh kệ thành khẩn nguyện cầu trước Phật, cầu cho Phật tổ phù hộ giang sơn, vạn đời nối tiếp. Những cuốn kinh ngả vàng ấy có thể mài giũa sự ngang ngược ngút trời của đế vương, cũng có thể trừ bỏ sự bi quan khiếp nhược của thế nhân, để trong một cuốn sách nhỏ hẹp, bạn có thể nhìn thấy bờ cõi rộng lớn của đời người.
Đặc biệt là triều Đường, đây là một triều đại tôn sùng Phật giáo, thịnh hành Phật giáo, vì hai vương triều Lý – Đường khởi binh từ Thái Nguyên mà có được thiên hạ, vì thế nên gọi núi Ngũ Đài là “Tổ tông thực đức chi sở” (nơi tổ tiên gầy dựng công đức). Mấy đời đế vương đều xây dựng chùa chiền trên núi Ngũ Đài, tăng lữ lớp lớp xuất hiện, bạn có thể tưởng tượng khí thế vạn phật ngồi trang nghiêm trên đài sen đó, Phạn âm quấn quít giữa mây khói mờ mịt, mà ngàn vạn khách hành hương từ Ngũ Hồ Tứ Hải lặn lội lên núi ngắm cảnh. Đây là nơi Phật Đà gặp gỡ chúng sinh, là dịp thuyết pháp giảng kinh ngàn năm mới gặp, là chốn phong vân hội tụ.
Đứng bên bờ năm tháng thênh thang, nhìn lại núi Ngũ Đài, giai đoạn Thịnh Đường huy hoàng sáng lạn năm đó đã biến mất trong mây khói mênh mang của lịch sử. Thế nên giang sơn hao gầy mà đế vương nhìn thấy trong chiếc chén, chính là cảm giác đổ vỡ hoang lạnh đến kinh người trong tim bạn. Cho dù núi Ngũ Đài ngày nay không được phồn thịnh như thời Đại Đường, nhưng vẫn còn đó sơn tự sừng sững, tăng lữ như mây. Trong khung cảnh núi trong nước mát này, những ngọn lửa Thiền vẫn luôn nhấp nháy, kinh kệ trước Phật vẫn luôn ngâm nga, không hề vì sự thay triều đổi đại mà ngừng nghỉ gián đoạn, cũng không vì năm tháng trôi qua mà bỗng chốc mệt mỏi.
Chỉ cần bạn đến đây bằng cả trái tim, bạn sẽ có thể nhìn thấy biết bao nhiêu chùa miếu mọc lên san sát giữa cơn gió mát già cỗi, biết bao nhiêu khói hương trở nên bừng sáng rực rỡ trong ngày tháng hoang lạnh. Sinh mệnh vốn là cái này chết đi cái kia sinh ra, khi bạn ngẩng đầu nhìn ra xa, vầng mặt trời đỏ ối từ từ nhô cao giữa dãy núi non trùng điệp ấy đã lại tỏa sáng soi chiếu thế gian, vương giả phong lưu.
Núi Ngũ Đài là đạo tràng của Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, chùa miếu giữa núi đều thờ cúng tượng Phật của Văn Thù Bồ Tát. Người toàn thân dát vàng, dáng vẻ như đồng tử, tóc búi cao năm chòm, tay trái cầm hoa, tay phải cầm kiếm, dùng Thiền lý trí tuệ, Phật nghĩa từ bi để độ hóa người đời. Mỗi khách hành hương cưỡi gió mà đến, dưới trời xanh biêng biếc bước vào từng tòa điện miếu thanh tịnh, hương khói thoang thoảng bồng bềnh, Phạn âm vang vọng xa xa, sẽ khiến bạn chợt tỏa hào quang, có lẽ những đạo lý bao năm nay vẫn chưa thấu ngộ, chỉ trong một sát na bỗng nhiên hiểu rõ.
Mà Văn Thù Bồ Tát trước mắt đang nhìn bạn, sẽ vì bạn mà mở cánh cửa lòng còn đóng kín, để bạn hiểu rằng, cuộc sống ngoài rượu thịt ê hề, vẫn còn có trăng thanh gió mát.
Có lúc, dù có ngàn vạn lời nói cũng không bằng một cái mỉm cười giơ cành hoa của Phật tổ. Bức tượng Phật có muôn vàn thần thái ấy, chẳng phải là một loại nhân sinh bách tướng khác hay sao? Trong thánh địa Ngũ Đài gió mây vạn dặm, công lợi mà người đời chăm chăm tìm kiếm, trong con mắt Phật tổ chẳng qua chỉ là phú quý phù vân, công danh hão huyền. Ngài có thể biến sinh mệnh tươi đẹp như hoa, cũng có thể coi vạn vật như tro bụi. Thời gian âm thầm trôi đi, những người đến đây cũng chỉ cần dừng lại trong giây lát, hiểu thấu một chút Phật pháp, giác ngộ một vài nét Thiền tâm, rồi sau đó tiếp tục đi đến chân trời.
Ở núi Ngũ Đài, đâu đâu cũng là núi lạ vách thiêng, dù vô tình hay hữu ý đều có thể gặp những ngọn núi này, vẻ đẹp tự nhiên sẽ khiến tư duy của bạn biến hóa muôn trùng. Dường như mỗi một ngả rẽ lối quặt đều là một bước ngoặt khổ tận cam lai, phong cảnh tự nhiên sáng sủa ấy, kiến thức lịch sử lớn lao, Phật học Thiền lý sâu sắc ấy, lại tưới tắm cho cõi lòng khiến bạn trở nên thông đạt ôn hòa. Năm ngọn núi như năm cột chống trời đâm thẳng lên trên, sừng sững cao vút, đỉnh núi lại bằng phẳng như cái đài, cái tên Ngũ Đài cũng từ đây mà ra.
Đứng giữa thắng cảnh Ngũ Đài, ngắm nhìn làn khói ngưng tụ xanh thẳm, ráng trời như gấm như hoa, ngắm sương khói phù vân, trăng treo đỉnh núi, khiến bạn lên cao mà không thấy lạnh lẽo, ở nơi huyền ảo mà chẳng thấy mông lung. Bởi vì mỗi đám mây màu lướt qua người bạn, mỗi làn gió mát thoảng qua áo khăn, đều nói với bạn rằng, bạn đang ở Ngũ Đài, bạn đang ở dưới chân Đại Phật, những câu chuyện bạn từng bỏ lỡ đều đã được gửi gắm trong năm tháng trôi đi. Bạn đến Ngũ Đài, đứng trên đỉnh cao, từ mây tụ đến mây tan, từ hoa nở đến hoa tàn, cho đến khi khói ráng nhuộm màu hoàng hôn, trăng tròn chiếu sáng trời đêm, giấc mộng mơ hồ vẫn chưa hề tỉnh lại.
Chỉ là trong khoảnh khắc một chiếc lá lìa cành, hồng trần đã ở sau lưng, khiến bạn ngỡ rằng cửa Phật hóa ra không cao vời đến vậy, bước đi một thước, ngoái nhìn một cái, bạn đã có mặt giữa đất Phật. Đi xuyên qua núi Ngũ Đài, không khí mát mẻ bao trùm khắp núi non, còn cả mùi đàn hương thoang thoảng từ những đền miếu khác nhau thoảng về, khiến bạn ngất ngây say đắm.
Cho dù bạn biết rằng, cố chấp bước vào thánh địa mát lành này có thể sẽ bị rơi vào vòng xoáy của khói mây vạn trạng, không thể nào thoát ra; nhưng bạn vẫn cam tâm tình nguyện vứt bỏ sự ấm áp của khói lửa hồng trần, truy tìm sự minh mẫn hơn nữa trong cảnh Thiền mông lung này. Những tháng ngày mát lành nơi đây sẽ dần dần phủ lấp và làm dịu hàng nghìn hàng vạn suy nghĩ nóng vội, khiến cho những chúng sinh còn mê lầm giữa bùn lầy của nhân gian đến được con đường nhân sinh yên ả và thông đạt.
Kiếm tìm dọc theo những ngõ nhỏ sâu hút trong lịch sử, quãng đường nối liền từ thời Hán đến thời Đường trồng đầy cây bồ đề. Đứng trên núi Ngũ Đài, nhìn thấy Đại Hán xanh xanh, nhìn thấy triều Đường huy hoàng chói lọi, nhìn thấy biết bao đế vương cuồng vọng tay cầm kinh kệ thành khẩn nguyện cầu trước Phật, cầu cho Phật tổ phù hộ giang sơn, vạn đời nối tiếp. Những cuốn kinh ngả vàng ấy có thể mài giũa sự ngang ngược ngút trời của đế vương, cũng có thể trừ bỏ sự bi quan khiếp nhược của thế nhân, để trong một cuốn sách nhỏ hẹp, bạn có thể nhìn thấy bờ cõi rộng lớn của đời người.
Đặc biệt là triều Đường, đây là một triều đại tôn sùng Phật giáo, thịnh hành Phật giáo, vì hai vương triều Lý – Đường khởi binh từ Thái Nguyên mà có được thiên hạ, vì thế nên gọi núi Ngũ Đài là “Tổ tông thực đức chi sở” (nơi tổ tiên gầy dựng công đức). Mấy đời đế vương đều xây dựng chùa chiền trên núi Ngũ Đài, tăng lữ lớp lớp xuất hiện, bạn có thể tưởng tượng khí thế vạn phật ngồi trang nghiêm trên đài sen đó, Phạn âm quấn quít giữa mây khói mờ mịt, mà ngàn vạn khách hành hương từ Ngũ Hồ Tứ Hải lặn lội lên núi ngắm cảnh. Đây là nơi Phật Đà gặp gỡ chúng sinh, là dịp thuyết pháp giảng kinh ngàn năm mới gặp, là chốn phong vân hội tụ.
Đứng bên bờ năm tháng thênh thang, nhìn lại núi Ngũ Đài, giai đoạn Thịnh Đường huy hoàng sáng lạn năm đó đã biến mất trong mây khói mênh mang của lịch sử. Thế nên giang sơn hao gầy mà đế vương nhìn thấy trong chiếc chén, chính là cảm giác đổ vỡ hoang lạnh đến kinh người trong tim bạn. Cho dù núi Ngũ Đài ngày nay không được phồn thịnh như thời Đại Đường, nhưng vẫn còn đó sơn tự sừng sững, tăng lữ như mây. Trong khung cảnh núi trong nước mát này, những ngọn lửa Thiền vẫn luôn nhấp nháy, kinh kệ trước Phật vẫn luôn ngâm nga, không hề vì sự thay triều đổi đại mà ngừng nghỉ gián đoạn, cũng không vì năm tháng trôi qua mà bỗng chốc mệt mỏi.
Chỉ cần bạn đến đây bằng cả trái tim, bạn sẽ có thể nhìn thấy biết bao nhiêu chùa miếu mọc lên san sát giữa cơn gió mát già cỗi, biết bao nhiêu khói hương trở nên bừng sáng rực rỡ trong ngày tháng hoang lạnh. Sinh mệnh vốn là cái này chết đi cái kia sinh ra, khi bạn ngẩng đầu nhìn ra xa, vầng mặt trời đỏ ối từ từ nhô cao giữa dãy núi non trùng điệp ấy đã lại tỏa sáng soi chiếu thế gian, vương giả phong lưu.
Núi Ngũ Đài là đạo tràng của Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, chùa miếu giữa núi đều thờ cúng tượng Phật của Văn Thù Bồ Tát. Người toàn thân dát vàng, dáng vẻ như đồng tử, tóc búi cao năm chòm, tay trái cầm hoa, tay phải cầm kiếm, dùng Thiền lý trí tuệ, Phật nghĩa từ bi để độ hóa người đời. Mỗi khách hành hương cưỡi gió mà đến, dưới trời xanh biêng biếc bước vào từng tòa điện miếu thanh tịnh, hương khói thoang thoảng bồng bềnh, Phạn âm vang vọng xa xa, sẽ khiến bạn chợt tỏa hào quang, có lẽ những đạo lý bao năm nay vẫn chưa thấu ngộ, chỉ trong một sát na bỗng nhiên hiểu rõ.
Mà Văn Thù Bồ Tát trước mắt đang nhìn bạn, sẽ vì bạn mà mở cánh cửa lòng còn đóng kín, để bạn hiểu rằng, cuộc sống ngoài rượu thịt ê hề, vẫn còn có trăng thanh gió mát.
Có lúc, dù có ngàn vạn lời nói cũng không bằng một cái mỉm cười giơ cành hoa của Phật tổ. Bức tượng Phật có muôn vàn thần thái ấy, chẳng phải là một loại nhân sinh bách tướng khác hay sao? Trong thánh địa Ngũ Đài gió mây vạn dặm, công lợi mà người đời chăm chăm tìm kiếm, trong con mắt Phật tổ chẳng qua chỉ là phú quý phù vân, công danh hão huyền. Ngài có thể biến sinh mệnh tươi đẹp như hoa, cũng có thể coi vạn vật như tro bụi. Thời gian âm thầm trôi đi, những người đến đây cũng chỉ cần dừng lại trong giây lát, hiểu thấu một chút Phật pháp, giác ngộ một vài nét Thiền tâm, rồi sau đó tiếp tục đi đến chân trời.
Ở núi Ngũ Đài, đâu đâu cũng là núi lạ vách thiêng, dù vô tình hay hữu ý đều có thể gặp những ngọn núi này, vẻ đẹp tự nhiên sẽ khiến tư duy của bạn biến hóa muôn trùng. Dường như mỗi một ngả rẽ lối quặt đều là một bước ngoặt khổ tận cam lai, phong cảnh tự nhiên sáng sủa ấy, kiến thức lịch sử lớn lao, Phật học Thiền lý sâu sắc ấy, lại tưới tắm cho cõi lòng khiến bạn trở nên thông đạt ôn hòa. Năm ngọn núi như năm cột chống trời đâm thẳng lên trên, sừng sững cao vút, đỉnh núi lại bằng phẳng như cái đài, cái tên Ngũ Đài cũng từ đây mà ra.
Đứng giữa thắng cảnh Ngũ Đài, ngắm nhìn làn khói ngưng tụ xanh thẳm, ráng trời như gấm như hoa, ngắm sương khói phù vân, trăng treo đỉnh núi, khiến bạn lên cao mà không thấy lạnh lẽo, ở nơi huyền ảo mà chẳng thấy mông lung. Bởi vì mỗi đám mây màu lướt qua người bạn, mỗi làn gió mát thoảng qua áo khăn, đều nói với bạn rằng, bạn đang ở Ngũ Đài, bạn đang ở dưới chân Đại Phật, những câu chuyện bạn từng bỏ lỡ đều đã được gửi gắm trong năm tháng trôi đi. Bạn đến Ngũ Đài, đứng trên đỉnh cao, từ mây tụ đến mây tan, từ hoa nở đến hoa tàn, cho đến khi khói ráng nhuộm màu hoàng hôn, trăng tròn chiếu sáng trời đêm, giấc mộng mơ hồ vẫn chưa hề tỉnh lại.
Danh sách chương