Trước năm mười bốn tuổi, Trình Trục có một cuộc sống yên bình, yên bình đến

mức tầm thường. Hàng ngày, cô chỉ đến ba nơi, tạo thành một đường thẳng, đến

trường, đi làm và về nhà, không có gì cần bận tâm, lại có vẻ như chuyện gì cũng

bận tâm.

Lúc đó, phiền não cố định mỗi ngày của cô là chiều nay ăn cơm gì và tối nay

Trình Vệ Quốc có về nhà không.

Trình Vệ Quốc luôn bận rộn kiếm tiền, ban đầu chỉ buôn bán nhỏ lẻ trên trấn,

sau khi dư dả, ông muốn làm ăn lớn hơn, thời gian ở nhà cũng càng ngày càng ít

đi.

Lúc đầu, mẹ Trình Trục lo lắng, xót chồng vất vả kiếm tiền, song thời gian dần

qua, bà cũng quen với việc không có chồng ở bên. Bà luôn cảm thấy tiền bạc

không quan trọng, cả nhà vui vẻ bên nhau là được, nhưng Trình Vệ Quốc không

hiểu điều đó, ông cho rằng tiền tài là nền móng của hạnh phúc. Quan niệm này

không thể nói là sai, nhưng trong khoảng thời gian đó, đối với nhà họ Trình mà

nói thì đó chắc chắn là một sai lầm lớn.

Từ nhỏ Trình Trục đã nghe Dương Văn dặn dò phải học hỏi Tôn Minh Trì, mẹ

Trình nói Tôn Minh Trì là đứa trẻ xuất sắc nhất thôn. Anh cư xử lễ phép, ngoan

ngoãn, vẻ ngoài cao lớn, ưa nhìn, đầu óc thông minh hiếu học. Người trong thôn

hi vọng anh có thể ra ngoài gây dựng sự nghiệp, giúp đỡ thôn xóm phát triển.

Tuy nhiên Trình Trục vốn là một cô bé phản nghịch, luôn có cảm giác chán ghét

không tên đối với những thành phần con nhà người ta. Vì thế, chỉ qua lời mẹ

nói, tâm lý bài xích của Trình Trục đã hình thành, khiến cô ghét Tôn Minh Trì

suốt nhiều năm.

Thật ra khi đó cô và Tôn Minh Trì ít khi tiếp xúc với nhau, hai nhà Tôn – Trình

cũng không qua lại giao lưu. Hơn nữa, lúc Tôn Minh Trì học ở trấn, cô vẫn còn

là một cô bé, lúc cô có nhận thức, Tôn Minh Trì lên thành phố học trung học;

lúc cô lớn hơn một chút, Tôn Minh Trì trở thành sinh viên đại học, thi đỗ trường

đại học hàng đầu trong nước nhờ thành tích xuất sắc.

Năm đó, cả làng còn kéo biểu ngữ, đánh trống khua chiêng chúc mừng anh.

Khi ấy, mọi chuyện đều rất tốt đẹp, Tôn Minh Trì có tương lai rộng mở, gia

đình hạnh phúc. Còn Trình Trục thì tuy rằng nhớ ba, nhưng tiền bạc trong nhà

càng ngày càng nhiều, được mẹ và ông bà nội yêu thương, chiều chuộng.

Trong lúc Trình Trục cho rằng cuộc sống sẽ luôn bình dị, ấm áp như thế, ông

trời lại đổ một xô nước lạnh xuống đầu cô, không hề thương hoa tiếc ngọc.

Đó là năm Trình Trục học lớp hai, ban ngày cô đến trường vui vẻ chơi đùa cùng

các bạn, buổi chiều tan học về nhà đã bị người ta chỉ trỏ, vẻ mặt không rõ là

cười nhạo hay thương tiếc, làm cô buồn bực không thôi.

Cô khó hiểu chạy về, mơ màng đối diện với bầu không khí u ám trong nhà.

Không ai nói với cô chuyện gì xảy ra, nhưng thôn quá rộng, chuyện tốt chưa ra

khỏi cửa, chuyện xấu đã truyền đi khắp nơi, truyền khắp cả thôn, truyền thẳng

đến tai Trình Trục. Hết lần này đến lần khác, hai nhân vật chính trong trò cười

đều không giải thích, giống như chấp nhận chuyện đó là sự thật.

Từ hôm đó trở đi, cơn ác mộng của Trình Trục bắt đầu.

Cũng từ hôm đó, cuộc sống của Tôn Minh Trì bắt đầu xuất hiện vết nứt.

Không ai có thể chịu được ánh mắt soi mói của mọi người xung quanh, vậy nên

ba Tôn Minh Trì đành dẫn Dương Văn bỏ đi mà không hề do dự hay lưu luyến.

Tựa như họ mới là nhân vật chính trong truyện cổ tích, cùng nhau đi đến chân

trời góc bể, những người khác chỉ là đá cản đường trong cuộc sống hạnh phúc

của họ.

Trong thôn có nhiều người già, lời đàm tiếu cũng sẽ nhiều hơn, có người nói mẹ

Trình Trục không chịu nổi cuốc sống cô đơn ở nhà nên đã quyến rũ ba Tôn

Minh Trì, lại có người nói ba Tôn thấy mẹ Trình xinh đẹp, tranh thủ lúc Trình

Vệ Quốc bận rộn không có ở nhà cướp vợ người khác.

Mỗi người đều có một kịch bản riêng, sự thật là gì không quan trọng, quan

trọng là nhà họ Trình và nhà họ Tôn mãi mãi sẽ không bao giờ nhìn mặt nhau.

Tôn Minh Trì nghe tin vội vàng quay về, nhưng khi về tới thôn, chào đón anh

không phải là những lời ca tụng như trước mà là những hành động chỉ trỏ, bàn

tán. Đối với hai người họ, nhà không còn là nhà, không còn là nơi ấm áp để về

mà chỉ đơn giản là nơi để ở. Trong nhà không còn lại gì, cuộc sống chỉ để lại

cho anh một người mẹ cuồng loạn, không thể chấp nhận hiện thực.

Năm Trình Trục thi lên cấp ba, học hành áp lực, buổi tối cô sẽ ăn cơm cùng ông

bà nội, vui vẻ kể chuyện thú vị ở trường, nhưng ban đêm lại lén lau nước mắt,

trong lòng tràn ngập tủi thân và khổ sở không biết nói với ai. Cô chỉ hy vọng

cuộc sống sẽ tốt lên theo thời gian, ít nhất ba Trình sẽ khỏe mạnh, thường xuyên

về thăm nhà.

Cũng trong năm này, cô và Tôn Minh Trì tiếp xúc nhiều hơn, anh vì muốn ở bên

chăm sóc mẹ mà buông bỏ tương lai, tạm thời ở lại thôn.

Trình Trục mừng thầm, ngây thơ cho rằng thấy người ta khổ sở sẽ mang đến

cho mình niềm vui. Cô mong nhà họ Tôn cũng sống không tốt giống nhà họ

Trình, ít nhất như vậy cô sẽ có một chiếc đệm lưng.

Trình Trục thường xuyên gặp Tôn Minh Trì trên đường tan học. Ban đầu, anh

vẫn cười chào hỏi cô như trước, song sau khi bị Trình Trục bơ, thái độ của anh

cũng trở nên không quá mặn mà.

Hai người thường liếc mắt nhìn nhau một cái rồi mỗi người đi một hướng,

giống như vĩnh viễn không muốn đi cùng nhau.

Tình trạng của Hà Khâu dần ổn định lại, từ từ tiếp nhận sự thật chồng mình

ngoại tình, bắt đầu thương xót con trai. Bà ấy cảm thấy mình đã làm ảnh hưởng

đến Tôn Minh Trì, khuyên anh mau rời khỏi thôn, ra ngoài tìm một công việc

tốt, kiếm tiền xây dựng cuộc sống mới.

Có điều khi anh hỏi mẹ Tôn có muốn đi không, bà một mực từ chối. Thứ nhất là

mẹ Tôn đã quen với lối sống trong thôn, không cần anh phải phiền lòng chăm

sóc. Thứ hai là bà được mọi người động viên, quan tâm, ai cũng có lỗi trong

chuyện này, hai người kia ngoại tình bỏ con trốn đi là sai, Trình Vệ Quốc không

về nhà là sai, nhưng bà ấy chắc chắn không sai, mọi người đều đồng cảm với

mẹ Tôn.

Bà ấy cần sự cảm thông để làm tê liệt cảm xúc của bản thân.

Vì thế sau một năm về thôn chăm sóc mẹ, Tôn Minh Trì lại rời đi.

Ngày anh đi cũng chính là ngày Trình Vệ Quốc về nhà, Trình Trục đang học lớp

9 vội vàng ôm cặp sách chạy về nhà. Đến đầu thôn, cô chạm mặt Tôn Minh Trì

đang chuẩn bị đi, hình như anh không mang theo gì, chỉ có duy nhất một chiếc

balo.

Trình Trục không biết bên trong chứa gì, cô không nhịn được, đưa mắt nhìn

qua.

Lần này, cô và Tôn Minh Trì nhìn thẳng vào nhau, hai người đều giật mình, anh

nhìn cô rồi gật nhẹ đầu: “Tạm biệt.”

Trình Trục mím môi, trả lời: “Thuận buồm xuôi gió.”

Sự bình thản khác thường này là do cả hai đều cho rằng đây sẽ là lần đối thoại

cuối cùng trong đời, phải nể mặt nhau.

Có điều cả hai không thể ngờ được, tương lai họ sẽ gặp nhau vô số lần trong

những tình huống vô cùng trớ trêu.
Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện