Nói đến hai nhà, Tô gia bên này, sau khi nhìn thấy thánh chỉ Lâm Dịch mang về cũng bị chấn động không kém, chỉ là mọi người lại có phản ứng vui buồn khác nhau.



Đại thể chia làm hai nhóm. Nhóm các nam nhân thì nghĩ có thể dựa vào cuộc hôn nhân này để đem lại lợi ích gì đó thật tốt, hoặc cũng có thể nhờ đó mà tạo chút ảnh hưởng cho Tô gia. Lâm Dịch cưới đích nữ của Tể tướng, dựa vào thế lực của Chương gia trong triều sẽ có thể nhanh chóng thăng chức. Có người cũng vì thế mà hâm mộ Lâm Dịch may mắn, nghe nói nữ nhi của Tể tướng nổi tiếng là một mỹ nữ, Lâm Dịch lần này không chỉ được đề tên lên bảng vàng lại còn có được hồng phấn giai nhân (1), khiến cho không ít người thấy mà ghen tị.



(1) Hồng phấn giai nhân: thành ngữ để chỉ người con gái/thiếu phụ xinh đẹp.



Nhóm các nữ nhân thì nghĩ đơn giản hơn. Đám phụ nữ trong nhà không có việc gì làm thì cũng chỉ có thể bàn tán chút chuyện vô bổ này. Lúc nhỏ thì được phụ mẫu nuông chiều, lớn hơn chút thì ăn diện phục sức áo quần, lớn chút nứa thì chọn nhà kén chồng kết hôn, đến nhà chồng rồi thì lại cùng đám chị em dâu ganh đua, nữ nhân thì có người này có khả năng hơn người khác, lớn tuổi chút thì lại đi so đo với con dâu, mà về già thì lại phải phụ thuộc vào tôn nữ, tôn tử...



Dù sao nếu đã là nữ nhân thì cũng chỉ có bây nhiêu mà nghĩ thôi, mà hiện tại Lâm Dịch lại mang tin này về, khiến tâm lý của đám nữ nhân của Tô gia nổ tung như ong vỡ tổ. Thê tử của Tô Minh Anh thì nghĩ: Tô phu nhân thế mà lại có thể cưới được một cô con dâu con nhà quyền thế bậc nhất, đến lúc đó mình không phải sẽ kém hơn ba ta sao? Nhóm các đại tẩu của Tô Bác Nghệ thì lại nghĩ: cưới một em dâu con nhà quyền thế như vậy, đến lúc đó bao nhiêu danh tiếng đều bị nàng ta cướp đi, còn các nàng đến cả một tiếng nói cũng sẽ không có nữa! Chỉ có các tiểu thư nhỏ tuổi của Tô phủ, vốn từ lâu đã được nghe danh tiếng ấu nữ con Tể tướng, giờ lại càng tò mò, rất mong chờ có thể gặp được người chị dâu tương lai này.



Về phần Tô phu nhân, trong lòng có thể nói là vô cùng phức tạp. Mặc dù nhi tử được Thánh thượng ban hôn, lại cưới được nữ nhi của Tể tướng đứng đầu các quan lại, người ngoài nhìn vào thì có vẻ rất nở mày nở mặt, có người con dâu như nếu mang ra ngoài cũng có thể vênh váo. Tuy nhiên, từ xưa đến này, "Cưới vợ thì cưới người thấp kém, gả con thì gả chốn thanh cao," mà hiện tại nhi tử lại kết hôn với quý nữ con nhà quyền thế có thân phận kiêu ngạo như vậy, đến lúc đó bà nên làm một người mẹ chồng như thế nào, nên tỏ ra oai phong ra sao? Con dâu có thể nắm quyền phần lớn là nhờ hậu thuẫn của nhà mẹ đẻ, nếu như thế chẳng phải ngay cả dặn dò bà cũng không thể nói sao? Mà nếu quá kiêu căng thì gia đình sẽ ồn ào không yên, có phải đến lúc đó sẽ mất nhiều hơn được hay không?



Lâm Dịch cũng không biết mọi người nghĩ như thế nào, trong lòng hắn giờ đang rất phiền não, đồ ăn ở yến tiệc cũng không ăn, cứ thế mà uống rượu, tuy rằng gần đây tửu lượng đã được luyện cao lên nhưng cũng không phải đùng một cái là cao nhất được.



Kỳ thật trong lòng hắn đã biết rõ ngày này sớm muộn gì cũng sẽ đến, chưa nói trước đây Tô phu nhân cứ hay cằn nhằn bên tai, mà gần đây bà còn tổ chức Hội hoa xuân kia, lúc đó hắn đã biết có trốn cũng không thoát được rồi. Chỉ là, một ngày chưa xảy ra hắn lại có thêm một ngày tự lừa dối mình. Còn bây giờ, chỉ một đạo thánh chỉ đã đem hết những chuyện trước đó nhắc lại, cũng nhắc rõ ràng cho hắn biết thân phận bây giờ của mình, hắn là một nam nhân, đã đến lúc cưới vợ lập gia đình rồi, hơn nữa sau này còn phải gánh vách nghĩa vụ nối dõi tông đường, đồng thời có trách nhiệm phải chung sống với một nữ nhân nữa.



Nuôi dưỡng một người đến già không phải khó, cái khó là người này chính là thê tử của hắn, sẽ cùng hắn xảy ra những quan hệ thân mật hơn với người bình thường. Nhiều năm nay hắn vẫn luôn lãng tránh chuyện này, nhưng giờ dù muốn tránh cũng không thể tránh được nữa!



Bất luận Lâm Dịch muốn nghĩ thế nào đi nữa, hôn sự này đã là kết quả tất yếu, hơn nữa Khâm Thiên Giám (2) còn tính cả ngày đặt lễ là đầu tháng Tám, trước ngày thành thân, khoảng cách từ khi được tứ hôn đến nay đại khái đã là ba tháng, xem ra người Trung Quốc từ trước đến nay đối với bát tự luôn câu nệ như vậy.



(2) Khâm Thiên Giám: Cơ quan chịu trách nhiệm về quan sát khí tượng học, thời tiết, chiêm tinh, bói toán.



Đây là lần đầu tiên Lâm Dịch trực tiếp đối mặt với một hôn lễ cổ đại như thế này. Trước đó trong hôn lễ của vài vị ca ca, tỷ tỷ hắn cũng có tham gia, chẳng qua chỉ là quần chúng, lúc đó cũng không có cảm giác gì cả, chỉ là cảm thấy hôn lễ ở cổ đại rất có không khí, rất náo nhiệt. Mãi cho đến khi tự mình tham dự, hắn mới cảm nhận được hôn lễ ở hiện đại đã được đơn giản hóa biết bao nhiêu, mới biết cái văn hóa này rườm rà thế nào. Song, như thế này càng khiến hắn nhận thức được cảm thụ của một tân lang cổ đại hơn.



Hôn lễ ở cổ đại được phân làm sáu giai đoạn, gọi là "Lục lễ."



Một là Nạp thái: đây là giai đoạn nghị hôn thứ nhất, sau khi nhà trai mời người làm mối đến xin cầu hôn, nhà gái đồng ý nghị hôn (3), nhà trai sẽ chuẩn bị lễ vật để sang cầu hôn. Lễ vật là chim nhạn, là loài chim luôn phải sống có đôi có cặp. Vì sao lại dùng loài chim nhạn hay di trú này, hiểu theo ý nghĩa âm dương thì đó là loài chim tượng trưng cho sự hòa thuận, còn hiểu theo nghĩa tân tiến hơn thì dựa trên truyền thuyết kể lại rằng, loài chim nhạn nếu mất đi bạn đời thì cả đời sẽ không kết đôi với con khác, là thể hiện sự trung trinh.



(3) Nghị hôn: là giai đoạn chỉ là thảo luận về vấn đề cưới xin, chưa phải chính thức chấp nhận.



Lâm Dịch và Chương Thiển Ngữ là được Thánh chỉ ban hôn, nên không tồn tại vấn đề đồng ý hay không, thậm chí Tô phủ căn bản không cần mời bà mối đến cầu hôn với Chương gia, mà là do người làm mai của hoàng đế, gọi là quan môi, trực tiếp đến Chương gia cầu hôn. Lâm Dịch chỉ cần tự mình bắt một đôi nhạn sống giao cho bà mối là được. Kỳ thực muốn bắt được nhạn sống vẫn rất khó, có người đã phải dùng một loài chim khác để thay thế. Chỉ là Lâm Dịch muốn tổ chức hôn lễ suôn sẻ nên mới không đem một đôi chim gì khác để đối phó với phủ Tể tướng, còn đặc biệt đi đến vùng nông thôn bắt sống một đôi chim nhạn.



Hai là Vấn danh: chủ yếu là hỏi danh tính và ngày sinh tháng đẻ bên nhà gái để xem ngày hợp hôn. Thật ra cũng chính là đem ngày sinh tháng đẻ của hai bên đưa cho thầy tướng số xem qua một chút, xem xem mệnh hai người là tương hợp hay tương khắc mà thôi. Chỉ có điều đây là hôn lễ ngự ban, cho dù không hợp cũng phải nói cho thành hợp, còn nếu không hợp thì còn có thể đem cái hôn sự này hủy đi sao? Lâm Dịch không biết kết quả thực tế là thế nào, dù sao thì kết quả này cũng là từ Khâm Thiên Giám đưa ra, cái gì mà trời đất là của tạo hóa, nhân duyên là do ông trời tác hợp gì đó. Ai mà biết trong lời này có bao nhiêu sự thật đây.



Ba là Nạp cát: là đem kết quả bói toán tốt của lễ Vấn danh thông báo lại cho nhà gái bằng cách mang sính lễ sang, cũng được gọi là "Đính minh" hay Đính ước. Đây chính là giai đoạn quan trọng của lễ kết hôn. Theo phong tục cổ xưa, thường sẽ yêu cầu một đôi chim nhạn, xem như là tín vật của hôn sự đó. Sau đó thì sẽ yêu cầu thêm giới chỉ (nhẫn), thủ sức (trang sức), thải trù (lụa màu), lễ bính (bánh hỏi), lễ hương chúc (nến thơm), thậm chí cả lợn (có nơi thì là đầu lợn), gọi là tống định hoặc định sính.



Bốn là Nạp chinh: là sau khi đính ước. Nhà trai đem sính lễ đến tặng cho nhà gái, chính là giai đoạn thành hôn. Cái này theo phong tục kết hôn xưa gọi là hoàn sinh, hay đại sính, chính là lễ chờ. Kế tiếp là giai đoạn đáp lễ, đem toàn bộ hoặc một số đồ sính lễ trở về; hoặc sau khi nhận sính lễ, nhà gái sẽ tặng nhà trai bộ y phục nón mũ giày tất để đáp lễ. Những sính lễ được đề cập ít hay nhiều đều mang hàm ý cát tường như ý, số lượng phải luôn là một đôi, kị đơn lẻ.



Từng bước tiến hành hôn sự, đến nay xem như đã chính thức đính hôn rồi. Lúc này thì Lâm Dịch và Chương Thiển Ngữ mới được xem là hôn phu hôn thê đúng nghĩa. Hơn nữa, hôn lễ đến bước này rồi thì không thể đổi ý nữa, dù rằng hai người bọn họ đối với hôn sự này từ đầu đã không hề có cơ hội để đổi ý rồi.



Tiến hành đến bước này thì đã là giữa tháng Sáu. Hôm nay Lâm Dịch muốn đến Chương gia tặng lễ Đính ước. Trước khi ra khỏi cửa, Tô phu nhân kiểm tra lại quần áo của hắn vài lần, làm Lâm Dịch cũng cảm thấy khẩn trương theo. Bà mối phải hối thêm lần nữa Tô phu nhân mới không vui để hắn ra khỏi cửa.



Nhà trai đích thân tới cửa tặng sính lễ là để tỏ ý coi trọng nhà gái. Đương nhiên, nếu nhà trai có quyền uy hơn nhiều so với nhà gái thì sẽ không cần có giai đoạn này. Ví dụ như hoàng gia đón dâu hay một nhà giàu có nào đó cưới vợ kế chẳng hạn. Trường hợp của Lâm Dịch thì có chút đặc biệt, mặc kệ đối với nhà gái có thích hay là không thích thì Chương gia so với Tô gia địa vị vẫn cao hơn rất nhiều, vì thế hắn đến tận cửa đưa sính lễ là chuyện phải làm.



Ngồi trên lưng ngựa đi xuyên qua cổng thành Lâm An, đi quá nửa ngã tư đường thì đoàn người Lâm Dịch rẽ vào một con đường chính, ở phía đông của một khu quyền quý. Các phủ đệ ở đây cái nào cũng đều là của quan to từ tam phẩm trở lên, còn có cả một vài phủ đệ của các thân vương, hầu tước tọa lạc nơi này. Có thể nói, đây là nơi tập trung nhiều quý tộc và quan lại của triều đình, giá cả cũng rất cao. Đương nhiên, có tiền còn không mua được, nhưng có quyền thế thì có thể. Nói cách khác, nơi này cũng giống như nơi ở của phú hào ở hiện đại, chỉ khác là ở đây chỉ tụ tập toàn các quan lớn mà thôi.



Phủ Tể tướng nằm ở phía đông của đường cái, là tòa phủ thứ năm.



Triều đại nhà Tống có rất nhiều Tể tướng thanh liêm. Ở thời đại Tống Thái Tông, Tể tướng Khấu Chuẩn cả đời nghèo rớt mồng tơi, không tích trữ chút tài sản nào cả, trong nhà cũng không nuôi ca cơ nào, chỉ có duy nhất một thanh sa trướng (4) dùng đến 20 năm mà thôi. Đời Tống Nhân Tông có phó Tể tướng Phạm Trọng Yêm, khi ăn không cho phép bày hai món mặn. Đến cả thời đại của Tống Triết Tông, Tư Mã Quang cũng được xếp là một trong những Tể tướng thanh liêm.



(4) Thanh sa trướng: cánh đồng tươi tốt, xanh mơn mởn.



Chẳng qua những điều này cũng không liên quan gì đến Chương phủ, người đời sau đánh giá Chương Đôn là gian thần, nên có thể đoán được, cái danh thanh liêm hay gì đó chắc cũng bị lão vứt qua một bên thôi. Trước cửa có hai bức tượng thạch sư lớn, oai vệ ngồi ở hai bên. Phía trên cổng lớn sơn màu đỏ thắm là tấm biển, đề ba chữ to bằng vàng: TỂ TƯỚNG PHỦ. Trước cửa hai bên trái phải là hai hàng gia đinh nha hoàn, ước chừng có khoảng hai mươi người.



Lâm Dịch xuống ngựa. Từ phủ Tể tướng có một nam nhân tầm 40 tuổi bước ra chào đón. Lâm Dịch đoán người này có lẽ là quản gia của phủ. Lần này Lâm Dịch cùng với quan môi ở kinh thành, đại ca Tô Bác Văn, và đường ca đại phòng cùng nhau đến. Vốn hắn muốn mời các trưởng bối trong tộc cùng đến mới phù hợp với cấp bậc lễ nghĩa. Chỉ là do trước đó cũng đã nhắc qua, tình huống của Tô gia có chút đặc biệt, nên cũng không so đo nhiều như vậy.



Phủ Tể tướng có năm phủ đệ nhỏ, gồm hai phần: dinh thự và hoa viên. Đi từ ngoài vào chỉ thấy một hành lang đơn độc, phía dưới được trải bằng đá thạch tử làm đường đi, kéo dài đến tận hoa viên. Hoa viên được phân ra làm ba đường, phía đông, ở giữa và phía tây. Đi dọc theo hướng chính diện nửa khắc thì sẽ đến chính đường của phủ Tể tướng. Đây cũng chính là nơi thường dùng để tiếp đãi quan khách trong phủ.



Bà mối đi cùng vội xốc lại tinh thần, đem gia cảnh của Lâm Dịch nói qua một lần. Lâm Dịch qua lời của ba ta quả thật như người ở một phương trời rất xa xôi, khiến cho bản thân hắn ở một bên nghe mà không thể không cảm thấy xấu hổ. Không chỉ thổi phồng gia thế của Lâm Dịch mà còn nói quá lên, nào là Lâm Dịch với Chương Thiển Ngữ xứng đôi thế nào, theo như lời nói của bà ta, dường như nếu hai người không được ở bên nhau thì sẽ khiến cả thiên hạ phẫn nộ vô cùng.



Người của Tô phủ đem sính lễ đưa vào phía trong đại đường của Chương phủ, đồng loạt mở các rương ra. Bà mối ở một bên xướng lễ (5), xem như là để cho thân tộc nhà gái cùng xem qua.



(5) Xướng lễ: kêu to/gọi tên từng món sính lễ.



"Sính lễ gồm chín ngàn chín trăm chính mươi chín lượng vàng, ngụ ý là trường trường cửu cửu (6)!"



(6) Trường trường cửu cửu: bên nhau dài lâu.



"Hỉ bính một đam, hải vị tám loại, ba loại gia súc, cá đác một đôi, gia tử hai quả, hỉ tửu bốn chi."*



* Bánh hỏi một gánh (50 kg), hải sản tám loại, ba loại gia súc (thường là bò dê lợn), cá đác một đôi, dừa hai quả, rượu mừng bốn vò. Cá đác ở đây là một loài cá quý hiếm, ở Việt Nam hiện được nằm trong danh sách đỏ, cần được bảo vệ.



"Bốn loại quả: long nhãn khô, lệ chi khô, hạch đào khô, đậu phộng chưa bóc vỏ (7), cầu cho con đàn cháu đống, hạnh phúc hòa hợp, cả đời phát đạt."



(7) Nguyên văn là liên xác hoa sinh, mang ý nghĩa không thể tách rời.



"Bốn loại đường: đường phèn, đường bánh, đường đông qua, đường vàng, chúc tân nhân có cuộc sống mới ngọt ngào như mật, bên nhau đến bạc đầu."



...



Đứng ở bên dưới, Lâm Dịch cảm giác như mọi ánh mắt trong phòng đều đổ dồn lên người mà đánh giá hắn. Tiếng bàn luận từ hai phía vang lên. Dù là ngày thường hắn vẫn luôn kiềm chế được, nhưng giờ phút này bị như thế cũng có chút không chịu nổi.



Mặc dù hôm nay là nói đến tặng sính lễ, kỳ thật cũng là để thỏa mãn ý muốn gặp mặt Lâm Dịch của bên nhà vợ. Dù gì thì hai nhà cũng sẽ kết thông gia, nhưng Chương gia ngoài Chương Đình ra thì chưa ai từng gặp qua Lâm Dịch cả. Tất nhiên, Chương Thiển Ngữ cũng đã từng gặp qua, chỉ là người khác cũng không hề biết việc này.



Vì để biểu lộ sự vui mừng, hôm nay Lâm Dịch mặc một bộ trường sam màu đỏ nhạt, mang bên hông một cái tuệ thao (8) đơn giản, phía trên còn đeo một khối dương chi bạch ngọc. Chân đi hài đen, lưng thắt đai lụa, tóc mai mày dài, đôi mắt ấm áp lanh lợi. Mà bộ trường bào đỏ nhạt lại càng tôn lên làn da hết sức trắng mịn. Dáng người thì cao vượt trội, đứng ở đó tựa như một khối ngọc xinh đẹp được khắc hình người.



(8) Tuệ thao: loại nơ hay hoa kết bằng chỉ lụa tinh xảo.



Con người ai cũng thích những đồ vật xinh đẹp, nhất là nữ nhân, cho dù là nữ nhân lớn tuổi cũng vậy. Vì thế, Chương phu nhân cũng không ngoại lệ. Sau khi nhìn thấy tướng mạo và nhân phẩm con rể xong, Chương phu nhân cũng có chút mâu thuẫn đối với hôn sự này. Có lẽ là kiểu "Mẹ vợ xem mặt con rể, càng xem càng vừa lòng." Chương phu nhân bây giờ nhìn Lâm Dịch, càng xem càng thấy rất xứng đôi với nữ nhi của bà.



Có tài năng, có tướng mạo, lại có tuổi tương đương với nữ nhi, đến lúc đó vợ chồng hai bên bén duyên cầm sắt (9), loan phượng hòa minh (10) thì thật hài hòa. Hơn nữa nhìn cử chỉ, khí độ cũng là có cốt cách. Tuy rằng gia thế hơi thấp nhưng cũng may là còn trẻ. Đã vậy, tiền đồ cũng xán lạn, tương lai thành tựu tất sẽ không thấp. Nếu thế này thì xem ra, tiểu tử Tô gia này quả thật cũng không tồi!



(9) Bén duyên cầm sắc: Cầm và sắt là tên hai loại đàn cổ, hòa thanh với nhau. Ở đây thường chỉ dùng để chỉ vợ chồng hòa hợp.

(10) Loan phượng hòa minh: Ý nói vợ chồng hòa thuận. Loan và phượng là tên gọi con trống con cái của chim phượng hoàng.



Chương phu nhân càng nghĩ càng cảm thấy không tệ, ánh mắt nhìn Lâm Dịch từ xoi mói bất mãn ban đầu đã thành hiền lành ấm áp, hoàn toàn quên mất mấy ngày trước bà đã oán giận như thế nào.



Một lúc lâu sau, bà mối cuối cùng cũng xướng lễ xong. Nhà gái cũng đồng thời đáp lễ. Thông thường nhà gái sẽ đáp lại bằng một nửa của sính lễ, chỉ là Chương phủ đáp lễ cũng không giống như bình thường, mà là đáp lễ tương đương, ý là bên nhà mẹ đẻ rất coi trọng con gái mình, và cũng là để cảnh cáo nhà trai, chứng tỏ rằng tân nương sẽ có người nhà nương gia làm chỗ dựa.



Sau khi giao nhận sính lễ xong, tiếp theo là trưởng bối bên nhà gái dặn dò nhà trai. Chương Đình là một đại nam tử, nên cũng khó nói được gì, vì thế Chương phu nhân liền đảm nhận việc này.



"Tô công tử, người làm phụ mẫu chỉ là hy vọng nữ nhi của mình có thể được bình an hạnh phúc. Ngữ nhi của chúng ta là tiểu thư dòng chính của phủ Tể tướng, cũng là nữ nhi mà ta yêu quý nhất, mong rằng Tô công tử sau này có thể đối xử tốt với Ngữ nhi của chúng ta, đừng để nó chịu ủy khuất, như vậy bậc làm phụ mẫu chúng ta cũng sẽ an tâm!"



Lúc này Lâm Dịch mới thật sự cảm nhận được sự gian nan của nam nhân khi đến nhà vợ, xem những lời này thì biết, nào là "phủ Tể tướng," lại còn "con dòng chính," rồi lại là "yêu quý nhất," cái này rốt cuộc là cảnh cáo hay là căn dặn đây?



Mặc trong lòng nghĩ thế nào, biểu hiện khuôn mặt của Lâm Dịch vẫn vô cùng thành khẩn, "Phu nhân yên tâm, Chương tiểu thư hiền lương thục huệ (11), tướng mạo câu giai (12), có thể lấy được Chương tiểu thư làm thê là may mắn của Bác Nghệ, đã cùng Chương tiểu thư kết hôn, sau này nhất định sẽ đối xử chân thành, cùng hẹn ước đến già."



(11) Hiền lương thục huệ: vừa có tài vừa có đức, vừa hiền lành lại có lòng nhân ái.

(12) Tướng mạo câu giai: dung mạo nhân phẩm đều tốt.



"Vậy là tốt rồi, vậy là tốt rồi!" Chương phu nhân nhận được lời hứa hẹn, sắc mặt càng lúc càng vui

Bạn có thể dùng phím mũi tên ← → hoặc WASD để lùi/sang chương.
Báo lỗi Bình luận
Danh sách chươngX

Cài đặt giao diện