Những người còn lại cũng lục tục kéo nhau chui vào động, bất ngờ phát hiện trên vách tường còn lưu lại tàn tích của một vài bức bích họa, hơn nữa nội dung lại vô cùng ly kỳ – con lạc đà bay có cánh trên lưng lại mọc thêm một cái đầu người ở cổ, nó đang là là đáp xuống đỉnh núi cao ngất chọc thủng tầng mây, mắt dõi nhìn trận ác đấu quyết liệt của lạc đà vàng và lạc đà bạc.
Hội Tư Mã Khôi chưa bao giờ nhìn thấy bức vẽ nào nhuốm đầy màu sắc Tây Vực cổ đại đến thế, nên không khỏi cảm thấy nội dung trong bức bích họa quá đỗi thần bí, trong lòng ai nấy đều có chút rờn rợn.
Hải ngọng vẫn láu táu như mọi khi, anh la toáng lên: “Ổi! sao đầu con lừa lại gắn cái mặt người thế này? Sau khi nhìn kỹ lại, anh mới rõ thì ra con vật vẽ trên là lạc đà chứ không phải lừa, biết mình nhìn nhầm nhưng thẹn không dám thừa nhận, đành đánh thêm một câu kiểu đã đen thì trát thêm nhọ nồi cho bõ: “Lừa hoang sa đặc biệt nhỉ! Trên lưng còn mọc thêm hai cái bướu gì thế không biết, trông lại hao hao giống lạc đà ấy chứ, ngoại đạo như mọi người là dễ nhầm lẫn lắm đấy!”.
Lúc này, giáo sư Nông địa cầu cũng chen lên trước, nhờ ánh sáng đèn quặng trên đầu Tư Mã Khôi, ông quan sát kỹ bức bích họa, có vẻ rất chăm chú, ông ngắm nghía hồi lâu nhưng vẫn im lặng không nói gì.
Tư Mã Khôi thấy cái động này nhang nhác giống huyệt mộ, bèn quay sang hỏi giáo sư: “Hình như chúng ta chui vào hang mộ rồi hả bác? Con lạc đà bay trong bức bích họa là loại yêu quái gì thế?”
Giáo sư Nông địa cầu không trả lời thẳng câu hỏi, mà chỉ chậm rãi gật đầu bảo: “Chỗ này cũng khá vững chãi đây, chúng ta hãy nghỉ chân ở đây một lát vậy, xem có sửa được cái máy điện đàm này không.”
Mọi người lội trong cát suốt nửa ngày tròi, người ngợm mặt mũi bê bết đất cát. người nào người nấy trông như thần thổ địa, tất cả đều mệt mỏi đói khát, chỉ mong sao được nghỉ ngơi giây lát. Cả đoàn nghe lời dặn của giáo sư, theo nguyên tắc của đội khảo cổ: “nếu không bắt buộc thì không được chạm vào hiện vật”, nên tất thảy đều tránh xa vách tường mộ có mấy bức bích họa, tập trung ở gần lối ra vào, dỡ bỏ hành lý và súng ống trên lưng, ngồi dựa vào tường, trệu trạo gặm mấy gói lương khô cho đỡ đói.
Đại đội trưởng Mục lo cát tràn từ bên trên xuố lấp kín mộ thất, bèn dẫn Tư Mã Khôi và Hải ngọng đi tuần thị khu vực xung quanh một vòng. Họ phát hiện một cánh cửa đá dày nặng trước hố đất, bậu cửa lưu lại những vết tích cũ kỹ, không phải vết tích của những năm gần đây; rõ ràng trước giải phóng, bọn “giặc đất” đã nhanh chân mò vào trước, khoắng sạch tất cả bảo vật trong mộ cổ chỉ để lại một số bức bích họa không thể mang đi được, ngoài ra không còn thứ gì khác.
Sau khi xem xét xong, đại đội trưởng Mục quay trờ về bàn bạc với giáo sư Nông: theo kế hoạch đã định, chúng ta phải hợp nhất với phân đội khoan thăm dò Karamay trước, sau đó mới cùng tiến xuống kính viễn vọng Lopnor thông qua địa cốc dưới lòng Đại Sa Bản. Nhưng phân đội khoan thăm dò lẽ ra đã phải đến địa điểm tập kết từ hai ngày trước, thì giờ đây lại không thấy bóng dáng đâu cả. Theo lẽ thường suy đoán, nếu họ cũng gặp phải nạn cát nóng và cát lún, thì chắc chắn họ cũng sẽ chui xuống địa cốc lánh nạn; chỉ có điều, do ảnh hưởng của thời tiết và máy điện đàm gặp sự cố nên hai bên mới không thể lạc được với nhau. Tiểu đoàn Mục phát hiện ở gần đây có mấy huyệt cát, nông sâu rất khó đoán, có lẽ nó thong với địa cốc. Anh định sẽ một mình xuống đó thám thính tình hình trước, đồng thời xem có tung tích của phân đội khoan thăm dò không, còn mọi người hãy cứ ở đây nghỉ ngơi chốc lát cho đỡ mệt, và nhân cơ hội này sửa lại máy điện đàm.
Giáo sư Nông biết đại đội trưởng Mục là một trinh sát viên lão luyện, giàu kinh nghiệm thực tế, để anh đi trước thăm dò cũng tốt, rốt cục thế vẫn còn hơn là ngồi yên trừng mắt nhìn toàn bộ thành viên phân đội khoan Karamay mất tích. Thế là giáo sư chấp nhận đề xuất của đại đội trưởng, chỉ dặn dò anh phải thật cẩn thận, không dược đi quá xa ngộ nhỡ lạc đường.
Đại đội trưởng Mục gật đầu đồng ý, rồi xách đèn quặng và súng trường chuẩn bị đi. Bỗng Tư Mã Khôi chặn anh lại, bảo: “Để tôi đi cùng ông anh, ngộ nhỡ gặp phải tình huống bất trắc gì thì còn có người giúp lẫn nhau.”
Đại đội trưởng Mục nghiêm nét mặt mắng: “Ranh con nhà cậu thì biết trợ giúp cái quái gì? Đúng là vô tổ chức vô kỷ luật! Chỉ cần bảo vệ giáo sư cho tốt là trợ giúp đắc lực nhất cho tôi rồi”. Nói xong, đại đội trưởng không ngoái đầu lại, xách khẩu súng trường bán tự động K56 chui thẳng vào hộc đá phía sau mộ thất.
Tư Mã Khỗi chửi thầm trong bụng, lão đại đội trưởng này đúng là đồ con lừa, tính khí gì mà vừa ương vừa dở, anh đành quay lại chỗ vách tường ngồi xuống gặm nốt mấy phong lương khô cho ấm bụng, rồi hướng dẫn Lưu Giang Hà cách sửa máy điện đàm. Thế nhưng mức độ hỏng hóc của chiếc máy dường như nghiêm trọng hơn họ tưởng, nếu không thay linh kiện thì không thể phục hồi lại được.
Lúc này, giáo sư Nông bảo Thắng Hương Lân phác thảo bức bích họa trong mộ thất vào sổ ghi chép, sau đó mới quay sang nói với Tư Mã Khôi: “Cậu đừng coi thường nơi này, nó từng là tòa vương lăng ở Lâu Lan đấy, đáng tiếc ngay từ đầu những năm Dân quốc, đã bị bọn trộm mộ khoắng sạch bách rồi. Bọn này đúng là cướp nhẵn như chùi, ngay cả mảnh ván quan tài chúng cũng không để lại, chỉ còn mỗi huyệt mộ toen hoẻn như cái hố đất và một vài bức bích họa còn sót đến ngày nay. Chỉ e chẳng mấy thời gian nữa, nơi này sẽ bị cát lún nuốt chửng hoàn toàn mất thôi”.
Tư Mã Khôi vẫn hoài nghi không tin lắm: “Cái hang đất tồi tàn đến mức này, bác chỉ dựa vào mấy bức bích họa nham nhở, sao dám khẳng định nơi đây từng là huyệt mộ của quốc vương Lâu Lan?”.
Đối với những đề tài khảo cổ, giáo sư Nông có thể giải thích thao thao bất tuyệt mà không biêt chán: “Thực ra tôi cũng giống các cậu cả thôi, đây là lần đầu bước chân đến chỗ này. Cậu nhìn xem, tuy ngôi cổ mộ bị bọn trộm khoắng sạch nhưng chẳng phải vẫn còn sót lại mấy bích họa đó sao? Bên trong những bức bích họa ẩn chứa rất nhiều thông tin lịch sử quan trọng, nên chỉ cần cứ vào cặp lạc đà kim ngân mô tả trong tranh cũng có thể phán đoán hang đất này đúng là vương lăng Lâu Lan.”
Thắng Hương Lân nghe đến đây cũng đoán được vài manh mối, cô bèn quay sang hỏi: “Có phải giáo sư muốn nói trong sa mạc Tây Vực, lạc đà mang ý nghĩa tượng trưng đặc biệt nào đó đúng không ạ?”
Giáo sư gật đầu xác nhận: “Lạc đà chính là con thuyền trên sa mạc. Trước đây, các khách thương muốn vượt qua con đường tơ lụa cổ, chắc chắn không thể thiếu lạc đà. Theo sử sách chép lại thì Tây Vực cổ có ba mươi sáu nước, nhưng đó chỉ là những nước thịnh vượng giàu có nhất men theo con đường tơ lụa trong một giai đoạn nhất định mà thôi. Nếu thống kê thực sự, thời Hán Đường các nước lớn nhỏ xuất hiện dọc theo con đường tơ lụa suốt chiều dài Bắc Nam, tổng cộng trước sau phải đến bốn mươi hai nước. Nhưng tới thời Lưỡng Hán Nam Bắc Triều, phía bắc bắt đầu từ Thiết Môn Quan, phía nam bắt đầu từ vùng đất lớn thuộc dải Ni Nhã, thì cũng chỉ có vương quốc Lâu Lan, tức Thiện Thiện Quốc là uy quyền nhất, mới được phép lấy lạc đà vàng tượng trưng cho địa vị tối cao. Điều này cũng giống như các bậc đế vương Trung Nguyên thường tự ví mình với chân long thiên tử vậy. Hơn nữa, trong bức bích họa còn xuất hiện hình văn võ bá quan quỳ lạy, vì thế tôi mới dám phỏng đoán đây chính là cổ mộ của quốc vương Lâu Lan”.
Tư Mã Khôi và Hải ngọng vẫn không hiểu lắm: “Thế lạc đà bay chuẩn bị đáp xuống đỉnh núi trong bức bích họ tượng trưng cho cái gì ạ? Vì sao nó lại mọc thêm một cái đầu người trên cổ vậy?”
Giáo sư tiếp tục giải thích: nội dung mô tả trong bức bích họa dưới cổ mộ quốc vương Lâu Lan là vô cùng thần bí, hơn nữa lại bị hủy hoại tương đối nghiêm trọng, bong tróc hết cả, nên dù tôi không biết sự tích lai lịch của nó, nhưng dựa vào kinh nghiệm cũng có thể liều đặt ra một giả thiết: có lẽ bức bích họa này có liên quan đên một truyền thuyết cổ xưa được lưu truyền từ rất lâu đời. Lạc đà bay tượng trưng cho chân thần phán quyết nhân quả, cặp lạc đà kim ngân cắn xé lẫn nhau tượng trưng cho vị quốc vương Lâu Lan được an táng trong vương lăng nảy từng ra tay giết chết anh em ruột của mình, mà lạc đà vàng là anh, lạc đà bạc là em. Người ta thường có câu: “Một núi không thể có hai hổ, một nước không thê có hai vua”, ngọn núi này đúng là không thể dung nạp hai con mãnh hổ, nên không thể tránh khỏi việc huynh đệ tương tàn, đến cuối cùng thì sinh tử thành bại, tất cả đều do thần toàn năng toàn trí quyết định. Bức bích họa này đại khái thể hiện sự lý giải của người xưa về số mệnh.
Tư Mã Khôi nói: “Chà! ông quốc vương nước này hay nhỉ, dám ra tay giết chết anh em thủ túc của mình, mà sau khi chết lại còn cố tình vẽ bích họa bày trong mộ thất giải thích với đời sau: chuyện này hoàn toàn là số mệnh mà chân thần đã an bài từ trước, chứ không phải xuất phát từ ý của bản vương. Thế là ông ta rũ bỏ toàn bộ trách nhiệm, thoát khỏi tiếng xấu huynh đệ tương tàn. Đúng là đã đã ăn cắp lại còn la làng nữa cơ đấy. Nhưng hàng ngàn năm trôi qua, những huy hoàng của quá khứ cuối cùng cùng bị cát vàng chôn vùi, vương lăng Lâu Lan sớm bị bọn trộm mộ khua sạch bách, ngay cả mảnh ván quách nát cũng không tha, chỉ còn lại mấy bức bích họa lỗ chỗ như áo tơi, đến ngày này giờ này thì còn ai để ý người chết dưới mộ năm đó đã làm chuyện thất đức gì trái với lương tâm nữa chứ!”
Giáo sư Nông địa cầu nghe Tư Mã Khôi đề cập đến sống chết, trong lòng chợt trỗi dậy niềm hoài cảm, miệng nêu ra vài quan điểm của mình: “Sinh tử là quy luật của giới tự nhiên. Con người là loài sinh vật được an bài bắt buộc phải chết, huyệt mộ bản thân nó chỉ là phù hiệu tượng trưng cho sự an nghỉ của cái chết, nhưng ý nghĩa nội tại của nó còn vượt xa phạm trù này. Người xưa từng coi nó là cánh cửa nối liền với sự vĩnh hằng, họ muốn mang tất cả những thứ mà lúc sinh thời được hưởng thụ vào cả trong mộ; bởi vì một người lúc sinh thời có càng nhiều thì lúc lâm chung lại mất càng nhiều.
Cũng giống như vị quốc vương Lâu Lan vốn được an táng dưới mộ này cũng vậy, tuy ông ta thân là người đứng đầu một nước, trong tay nắm quyền sinh quyền sát có thể tùy ý định đoạt số mệnh của thần dân, nhưng đối mặt với đại hạn bắt buộc phải đến của chính mình thì vẫn lực bất tòng tâm. Nỗi khiếp sợ và bất lực với cái chết kỳ thực chính là một loại số mệnh mà loài người không bao giờ có thể giải thoát nổi. Đừng nói ở thời các cổ quốc Tây Vực cách đây hàng ngàn năm, mà ngay cả thời hiện đại như ngày nay, với nền khoa học kỹ thuật vượt bậc, thì vẫn có bao nhiêu người dám nói đến ‘vạn thọ vô cương’ chứ?”.
Giáo sư Nông địa cầu nói đến câu cuối cùng thì tự thấy khi nãy mình hơi lỡ lời, bèn vội vàng lảng sang chủ đề khác. Ông kể một câu chuyện đồn đại xảy ra trước giải phóng: Từ trước đến nay, chỉ cỏ hai đối tượng hứng thú với thành cổ huyệt mộ trên sa mạc mà thôi, thứ nhất trộm mộ, thứ hai là nhà khảo cổ. Bọn trộm mộ them nhỏ dãi vật bồi táng hậu hĩ trong lăng tẩm, còn các nhà cổ lại quan tâm đến giá trị học thuật lịch sử to lớn ẩn sâu bên trong mỗi đồ vật đó. Nghe nói, đầu những năm Dân quốc, có một số nhà thám hiểm nổi tiếng người Anh hợp tác với bọn thổ phỉ mã tặc địa phương, đã dấn thân vào dòng cát lún hàng ngàn dặm trong sa mạc Tân Cương để tìm kiếm những văn vật cổ đại.
Hội người này chắc toàn hạng mũi thính như mũi chó, lúc đi ngang qua khu vực phụ cận Đại Sa Bản thì đột nhiên ngửi thấy mùi xa hoa lan tỏa trong không khí từ mảnh đất cằn hoang lương. Sau nhiều tháng tìm kiếm và khai quật, cuối cùng bọn họ cũng mở được cánh cửa đá bị đóng kín hàng ngàn năm. Nơi nào ánh mắt có thể dõi đến, nơi ấy cơ man là châu báu, bảo vật hiếm có trên đời. Xung quanh mộ sàng chất đầy vàng bạc châu báu, đếm không xuể; tất cả các loại âu vại, hòm xiểng, binh khí, mũ mão đều ánh lên sắc rực rỡ chói lóa, lung linh của ngọc ngà. Ông vua của các vị vua nằm yên nghỉ trong quan tài đeo một chiếc mặt nạ đúc bằng vàng trên mặt, nó mô phỏng y chang dung nhan của nhà vua lức sinh thời, gương mặt biểu lộ nét bi ai trong trầm mặc, phảng phất thể hiện sự bất lực của bản thân đối với số mệnh chính mình. Những kẻ trộm mộ trông thấy núi của của nả trọng mộ đều vô cùng sửng sốt, bọn chúng đã nhanh tay vơ vét sạch sành sanh.
Giáo sư phỏng đoán: các nhà thám hiểm Anh và lũ giặc đất”(1) phát hiện ra vùng đất này là thông qua lời đồn đại của dân trộm mộ sa mạc Tân Cương. Tuy ông chưa bao giờ nhìn thấy ngọc ngà châu báu trong tòa cổ mộ đó, nhưng căn cứ theo vị trí địa lí và nội dung các bức bích họa, cộng với nhận định phân tích cá nhân, thì thấy ngôi mộ đó có lẽ thuộc về một vị tiên vương nào đó của Lâu Lan cổ. Vào thời kỳ lưỡng Tấn, Lâu Lan thay quốc chủ mới và đổi quốc hiệu thành Thiện Thiện, ngày nay người ta vẫn có thói quen gọi nước Thiện Thiện là Lâu Lan, nhưng thực tế vương quốc Lâu Lan trước thời Tấn phải thêm chữ “cổ” đằng sau mới chuẩn.
(1)Giặc đất: Một cách gọi kẻ trộm mộ.
Trong thâm cốc thổ sơn dưới lòng Đại Sa Bản chính là vùng đất an nghỉ của vị quốc chủ Lâu Lan cổ từ nhiều năm trước. Ngoại hình cổ mộ giống dạng nấm đất, hai ngàn năm nay nó bị cát vàng ăn mòn xâm thực nặng nề, địa hình địa mạo biến đổi rất lớn. Những bức bích họa còn sót lại mà mọi người phát hiện thấy trong mộ thất, có mô tả một đỉnh núi cao vời vợi, kỳ thực nó chỉ là vật tượng trưng, đại diện cho Hắc Môn nằm trong mộ cổ dưới lòng đất, điểm tận cùng của nó nối liền với cực vực, cách lớp vỏ Trái Đất hàng chục ngàn mét. Kế hoạch ban đầu của giáo sư Nông địa cầu chính là hợp nhất với phân đội khoan thăm dò Karamay, rồi tìm kiếm tòa Hắc Môn nằm sâu trong Đại Sa Bản, sau đó mới nghĩ cách tiên xuống kính viễn vọng Lopnor.
Giáo sư nói với mọi người: “Căn cứ vào mô tả của địa phương chí Tây Vực thời Hán, Hắc Môn còn được gọi là bức tưởng chết. Nó cũng chính là yêu ma bảo vệ luật nhân quả và nuốt sống tất cả những ai có ý đồ tiếp cận nó, bởi thế khu vực đó chắc chắn hung hiểm dị thường. Bây giờ, chúng ta đã mất liên lạc với phân đội khoan thăm dò, máy điện đàm quang học không dây lại bị hỏng, nếu không sửa chữa kịp thời, thì dựa vào nguồn trang thiêt bị đội thám hiểm hiện có, căn bản không đủ khả năng quay trở về theo đường cũ, vì vậy chúng ta bắt buộc phải chuẩn bị tư tưởng để đón nhận tình huống xấu nhất. Tình huống thứ nhất, nếu chúng ta tìm thấy phân đội khoan thăm dò, cho dù tất cả bọn họ đều đã gặp nạn, thì khả năng máy điện đàm không dây và lương thực họ mang theo vẫn còn. Tình huống thứ hai, chúng ta không những không tìm thấy phân đội khoan thăm dò, mà cũng không thể sửa được máy điện đàm, thì chỉ còn cách liều chết dấn thân vào Hắc Môn dưới lòng Đại Sa Bản, căn cứ vào những ghi chép văn hiến địa lý cổ, chỗ này có lẽ có một dòng sông ngầm.”
Mọi người nghe giáo sư nói đều cảm thấy mơ hồ như ở trong sương. Cái gọi là báo ứng nhân quả, chẳng chỉ là tư tưởng mê tín thời phong kiến, cần phải loại bỏ hay sao? Thêm nữa, nhân quả dường như không phải vật gì cụ thể, sao tòa Hắc Môn lại có thể là yêu ma bảo vệ nhân quả được?
Hội Tư Mã Khôi chưa bao giờ nhìn thấy bức vẽ nào nhuốm đầy màu sắc Tây Vực cổ đại đến thế, nên không khỏi cảm thấy nội dung trong bức bích họa quá đỗi thần bí, trong lòng ai nấy đều có chút rờn rợn.
Hải ngọng vẫn láu táu như mọi khi, anh la toáng lên: “Ổi! sao đầu con lừa lại gắn cái mặt người thế này? Sau khi nhìn kỹ lại, anh mới rõ thì ra con vật vẽ trên là lạc đà chứ không phải lừa, biết mình nhìn nhầm nhưng thẹn không dám thừa nhận, đành đánh thêm một câu kiểu đã đen thì trát thêm nhọ nồi cho bõ: “Lừa hoang sa đặc biệt nhỉ! Trên lưng còn mọc thêm hai cái bướu gì thế không biết, trông lại hao hao giống lạc đà ấy chứ, ngoại đạo như mọi người là dễ nhầm lẫn lắm đấy!”.
Lúc này, giáo sư Nông địa cầu cũng chen lên trước, nhờ ánh sáng đèn quặng trên đầu Tư Mã Khôi, ông quan sát kỹ bức bích họa, có vẻ rất chăm chú, ông ngắm nghía hồi lâu nhưng vẫn im lặng không nói gì.
Tư Mã Khôi thấy cái động này nhang nhác giống huyệt mộ, bèn quay sang hỏi giáo sư: “Hình như chúng ta chui vào hang mộ rồi hả bác? Con lạc đà bay trong bức bích họa là loại yêu quái gì thế?”
Giáo sư Nông địa cầu không trả lời thẳng câu hỏi, mà chỉ chậm rãi gật đầu bảo: “Chỗ này cũng khá vững chãi đây, chúng ta hãy nghỉ chân ở đây một lát vậy, xem có sửa được cái máy điện đàm này không.”
Mọi người lội trong cát suốt nửa ngày tròi, người ngợm mặt mũi bê bết đất cát. người nào người nấy trông như thần thổ địa, tất cả đều mệt mỏi đói khát, chỉ mong sao được nghỉ ngơi giây lát. Cả đoàn nghe lời dặn của giáo sư, theo nguyên tắc của đội khảo cổ: “nếu không bắt buộc thì không được chạm vào hiện vật”, nên tất thảy đều tránh xa vách tường mộ có mấy bức bích họa, tập trung ở gần lối ra vào, dỡ bỏ hành lý và súng ống trên lưng, ngồi dựa vào tường, trệu trạo gặm mấy gói lương khô cho đỡ đói.
Đại đội trưởng Mục lo cát tràn từ bên trên xuố lấp kín mộ thất, bèn dẫn Tư Mã Khôi và Hải ngọng đi tuần thị khu vực xung quanh một vòng. Họ phát hiện một cánh cửa đá dày nặng trước hố đất, bậu cửa lưu lại những vết tích cũ kỹ, không phải vết tích của những năm gần đây; rõ ràng trước giải phóng, bọn “giặc đất” đã nhanh chân mò vào trước, khoắng sạch tất cả bảo vật trong mộ cổ chỉ để lại một số bức bích họa không thể mang đi được, ngoài ra không còn thứ gì khác.
Sau khi xem xét xong, đại đội trưởng Mục quay trờ về bàn bạc với giáo sư Nông: theo kế hoạch đã định, chúng ta phải hợp nhất với phân đội khoan thăm dò Karamay trước, sau đó mới cùng tiến xuống kính viễn vọng Lopnor thông qua địa cốc dưới lòng Đại Sa Bản. Nhưng phân đội khoan thăm dò lẽ ra đã phải đến địa điểm tập kết từ hai ngày trước, thì giờ đây lại không thấy bóng dáng đâu cả. Theo lẽ thường suy đoán, nếu họ cũng gặp phải nạn cát nóng và cát lún, thì chắc chắn họ cũng sẽ chui xuống địa cốc lánh nạn; chỉ có điều, do ảnh hưởng của thời tiết và máy điện đàm gặp sự cố nên hai bên mới không thể lạc được với nhau. Tiểu đoàn Mục phát hiện ở gần đây có mấy huyệt cát, nông sâu rất khó đoán, có lẽ nó thong với địa cốc. Anh định sẽ một mình xuống đó thám thính tình hình trước, đồng thời xem có tung tích của phân đội khoan thăm dò không, còn mọi người hãy cứ ở đây nghỉ ngơi chốc lát cho đỡ mệt, và nhân cơ hội này sửa lại máy điện đàm.
Giáo sư Nông biết đại đội trưởng Mục là một trinh sát viên lão luyện, giàu kinh nghiệm thực tế, để anh đi trước thăm dò cũng tốt, rốt cục thế vẫn còn hơn là ngồi yên trừng mắt nhìn toàn bộ thành viên phân đội khoan Karamay mất tích. Thế là giáo sư chấp nhận đề xuất của đại đội trưởng, chỉ dặn dò anh phải thật cẩn thận, không dược đi quá xa ngộ nhỡ lạc đường.
Đại đội trưởng Mục gật đầu đồng ý, rồi xách đèn quặng và súng trường chuẩn bị đi. Bỗng Tư Mã Khôi chặn anh lại, bảo: “Để tôi đi cùng ông anh, ngộ nhỡ gặp phải tình huống bất trắc gì thì còn có người giúp lẫn nhau.”
Đại đội trưởng Mục nghiêm nét mặt mắng: “Ranh con nhà cậu thì biết trợ giúp cái quái gì? Đúng là vô tổ chức vô kỷ luật! Chỉ cần bảo vệ giáo sư cho tốt là trợ giúp đắc lực nhất cho tôi rồi”. Nói xong, đại đội trưởng không ngoái đầu lại, xách khẩu súng trường bán tự động K56 chui thẳng vào hộc đá phía sau mộ thất.
Tư Mã Khỗi chửi thầm trong bụng, lão đại đội trưởng này đúng là đồ con lừa, tính khí gì mà vừa ương vừa dở, anh đành quay lại chỗ vách tường ngồi xuống gặm nốt mấy phong lương khô cho ấm bụng, rồi hướng dẫn Lưu Giang Hà cách sửa máy điện đàm. Thế nhưng mức độ hỏng hóc của chiếc máy dường như nghiêm trọng hơn họ tưởng, nếu không thay linh kiện thì không thể phục hồi lại được.
Lúc này, giáo sư Nông bảo Thắng Hương Lân phác thảo bức bích họa trong mộ thất vào sổ ghi chép, sau đó mới quay sang nói với Tư Mã Khôi: “Cậu đừng coi thường nơi này, nó từng là tòa vương lăng ở Lâu Lan đấy, đáng tiếc ngay từ đầu những năm Dân quốc, đã bị bọn trộm mộ khoắng sạch bách rồi. Bọn này đúng là cướp nhẵn như chùi, ngay cả mảnh ván quan tài chúng cũng không để lại, chỉ còn mỗi huyệt mộ toen hoẻn như cái hố đất và một vài bức bích họa còn sót đến ngày nay. Chỉ e chẳng mấy thời gian nữa, nơi này sẽ bị cát lún nuốt chửng hoàn toàn mất thôi”.
Tư Mã Khôi vẫn hoài nghi không tin lắm: “Cái hang đất tồi tàn đến mức này, bác chỉ dựa vào mấy bức bích họa nham nhở, sao dám khẳng định nơi đây từng là huyệt mộ của quốc vương Lâu Lan?”.
Đối với những đề tài khảo cổ, giáo sư Nông có thể giải thích thao thao bất tuyệt mà không biêt chán: “Thực ra tôi cũng giống các cậu cả thôi, đây là lần đầu bước chân đến chỗ này. Cậu nhìn xem, tuy ngôi cổ mộ bị bọn trộm khoắng sạch nhưng chẳng phải vẫn còn sót lại mấy bích họa đó sao? Bên trong những bức bích họa ẩn chứa rất nhiều thông tin lịch sử quan trọng, nên chỉ cần cứ vào cặp lạc đà kim ngân mô tả trong tranh cũng có thể phán đoán hang đất này đúng là vương lăng Lâu Lan.”
Thắng Hương Lân nghe đến đây cũng đoán được vài manh mối, cô bèn quay sang hỏi: “Có phải giáo sư muốn nói trong sa mạc Tây Vực, lạc đà mang ý nghĩa tượng trưng đặc biệt nào đó đúng không ạ?”
Giáo sư gật đầu xác nhận: “Lạc đà chính là con thuyền trên sa mạc. Trước đây, các khách thương muốn vượt qua con đường tơ lụa cổ, chắc chắn không thể thiếu lạc đà. Theo sử sách chép lại thì Tây Vực cổ có ba mươi sáu nước, nhưng đó chỉ là những nước thịnh vượng giàu có nhất men theo con đường tơ lụa trong một giai đoạn nhất định mà thôi. Nếu thống kê thực sự, thời Hán Đường các nước lớn nhỏ xuất hiện dọc theo con đường tơ lụa suốt chiều dài Bắc Nam, tổng cộng trước sau phải đến bốn mươi hai nước. Nhưng tới thời Lưỡng Hán Nam Bắc Triều, phía bắc bắt đầu từ Thiết Môn Quan, phía nam bắt đầu từ vùng đất lớn thuộc dải Ni Nhã, thì cũng chỉ có vương quốc Lâu Lan, tức Thiện Thiện Quốc là uy quyền nhất, mới được phép lấy lạc đà vàng tượng trưng cho địa vị tối cao. Điều này cũng giống như các bậc đế vương Trung Nguyên thường tự ví mình với chân long thiên tử vậy. Hơn nữa, trong bức bích họa còn xuất hiện hình văn võ bá quan quỳ lạy, vì thế tôi mới dám phỏng đoán đây chính là cổ mộ của quốc vương Lâu Lan”.
Tư Mã Khôi và Hải ngọng vẫn không hiểu lắm: “Thế lạc đà bay chuẩn bị đáp xuống đỉnh núi trong bức bích họ tượng trưng cho cái gì ạ? Vì sao nó lại mọc thêm một cái đầu người trên cổ vậy?”
Giáo sư tiếp tục giải thích: nội dung mô tả trong bức bích họa dưới cổ mộ quốc vương Lâu Lan là vô cùng thần bí, hơn nữa lại bị hủy hoại tương đối nghiêm trọng, bong tróc hết cả, nên dù tôi không biết sự tích lai lịch của nó, nhưng dựa vào kinh nghiệm cũng có thể liều đặt ra một giả thiết: có lẽ bức bích họa này có liên quan đên một truyền thuyết cổ xưa được lưu truyền từ rất lâu đời. Lạc đà bay tượng trưng cho chân thần phán quyết nhân quả, cặp lạc đà kim ngân cắn xé lẫn nhau tượng trưng cho vị quốc vương Lâu Lan được an táng trong vương lăng nảy từng ra tay giết chết anh em ruột của mình, mà lạc đà vàng là anh, lạc đà bạc là em. Người ta thường có câu: “Một núi không thể có hai hổ, một nước không thê có hai vua”, ngọn núi này đúng là không thể dung nạp hai con mãnh hổ, nên không thể tránh khỏi việc huynh đệ tương tàn, đến cuối cùng thì sinh tử thành bại, tất cả đều do thần toàn năng toàn trí quyết định. Bức bích họa này đại khái thể hiện sự lý giải của người xưa về số mệnh.
Tư Mã Khôi nói: “Chà! ông quốc vương nước này hay nhỉ, dám ra tay giết chết anh em thủ túc của mình, mà sau khi chết lại còn cố tình vẽ bích họa bày trong mộ thất giải thích với đời sau: chuyện này hoàn toàn là số mệnh mà chân thần đã an bài từ trước, chứ không phải xuất phát từ ý của bản vương. Thế là ông ta rũ bỏ toàn bộ trách nhiệm, thoát khỏi tiếng xấu huynh đệ tương tàn. Đúng là đã đã ăn cắp lại còn la làng nữa cơ đấy. Nhưng hàng ngàn năm trôi qua, những huy hoàng của quá khứ cuối cùng cùng bị cát vàng chôn vùi, vương lăng Lâu Lan sớm bị bọn trộm mộ khua sạch bách, ngay cả mảnh ván quách nát cũng không tha, chỉ còn lại mấy bức bích họa lỗ chỗ như áo tơi, đến ngày này giờ này thì còn ai để ý người chết dưới mộ năm đó đã làm chuyện thất đức gì trái với lương tâm nữa chứ!”
Giáo sư Nông địa cầu nghe Tư Mã Khôi đề cập đến sống chết, trong lòng chợt trỗi dậy niềm hoài cảm, miệng nêu ra vài quan điểm của mình: “Sinh tử là quy luật của giới tự nhiên. Con người là loài sinh vật được an bài bắt buộc phải chết, huyệt mộ bản thân nó chỉ là phù hiệu tượng trưng cho sự an nghỉ của cái chết, nhưng ý nghĩa nội tại của nó còn vượt xa phạm trù này. Người xưa từng coi nó là cánh cửa nối liền với sự vĩnh hằng, họ muốn mang tất cả những thứ mà lúc sinh thời được hưởng thụ vào cả trong mộ; bởi vì một người lúc sinh thời có càng nhiều thì lúc lâm chung lại mất càng nhiều.
Cũng giống như vị quốc vương Lâu Lan vốn được an táng dưới mộ này cũng vậy, tuy ông ta thân là người đứng đầu một nước, trong tay nắm quyền sinh quyền sát có thể tùy ý định đoạt số mệnh của thần dân, nhưng đối mặt với đại hạn bắt buộc phải đến của chính mình thì vẫn lực bất tòng tâm. Nỗi khiếp sợ và bất lực với cái chết kỳ thực chính là một loại số mệnh mà loài người không bao giờ có thể giải thoát nổi. Đừng nói ở thời các cổ quốc Tây Vực cách đây hàng ngàn năm, mà ngay cả thời hiện đại như ngày nay, với nền khoa học kỹ thuật vượt bậc, thì vẫn có bao nhiêu người dám nói đến ‘vạn thọ vô cương’ chứ?”.
Giáo sư Nông địa cầu nói đến câu cuối cùng thì tự thấy khi nãy mình hơi lỡ lời, bèn vội vàng lảng sang chủ đề khác. Ông kể một câu chuyện đồn đại xảy ra trước giải phóng: Từ trước đến nay, chỉ cỏ hai đối tượng hứng thú với thành cổ huyệt mộ trên sa mạc mà thôi, thứ nhất trộm mộ, thứ hai là nhà khảo cổ. Bọn trộm mộ them nhỏ dãi vật bồi táng hậu hĩ trong lăng tẩm, còn các nhà cổ lại quan tâm đến giá trị học thuật lịch sử to lớn ẩn sâu bên trong mỗi đồ vật đó. Nghe nói, đầu những năm Dân quốc, có một số nhà thám hiểm nổi tiếng người Anh hợp tác với bọn thổ phỉ mã tặc địa phương, đã dấn thân vào dòng cát lún hàng ngàn dặm trong sa mạc Tân Cương để tìm kiếm những văn vật cổ đại.
Hội người này chắc toàn hạng mũi thính như mũi chó, lúc đi ngang qua khu vực phụ cận Đại Sa Bản thì đột nhiên ngửi thấy mùi xa hoa lan tỏa trong không khí từ mảnh đất cằn hoang lương. Sau nhiều tháng tìm kiếm và khai quật, cuối cùng bọn họ cũng mở được cánh cửa đá bị đóng kín hàng ngàn năm. Nơi nào ánh mắt có thể dõi đến, nơi ấy cơ man là châu báu, bảo vật hiếm có trên đời. Xung quanh mộ sàng chất đầy vàng bạc châu báu, đếm không xuể; tất cả các loại âu vại, hòm xiểng, binh khí, mũ mão đều ánh lên sắc rực rỡ chói lóa, lung linh của ngọc ngà. Ông vua của các vị vua nằm yên nghỉ trong quan tài đeo một chiếc mặt nạ đúc bằng vàng trên mặt, nó mô phỏng y chang dung nhan của nhà vua lức sinh thời, gương mặt biểu lộ nét bi ai trong trầm mặc, phảng phất thể hiện sự bất lực của bản thân đối với số mệnh chính mình. Những kẻ trộm mộ trông thấy núi của của nả trọng mộ đều vô cùng sửng sốt, bọn chúng đã nhanh tay vơ vét sạch sành sanh.
Giáo sư phỏng đoán: các nhà thám hiểm Anh và lũ giặc đất”(1) phát hiện ra vùng đất này là thông qua lời đồn đại của dân trộm mộ sa mạc Tân Cương. Tuy ông chưa bao giờ nhìn thấy ngọc ngà châu báu trong tòa cổ mộ đó, nhưng căn cứ theo vị trí địa lí và nội dung các bức bích họa, cộng với nhận định phân tích cá nhân, thì thấy ngôi mộ đó có lẽ thuộc về một vị tiên vương nào đó của Lâu Lan cổ. Vào thời kỳ lưỡng Tấn, Lâu Lan thay quốc chủ mới và đổi quốc hiệu thành Thiện Thiện, ngày nay người ta vẫn có thói quen gọi nước Thiện Thiện là Lâu Lan, nhưng thực tế vương quốc Lâu Lan trước thời Tấn phải thêm chữ “cổ” đằng sau mới chuẩn.
(1)Giặc đất: Một cách gọi kẻ trộm mộ.
Trong thâm cốc thổ sơn dưới lòng Đại Sa Bản chính là vùng đất an nghỉ của vị quốc chủ Lâu Lan cổ từ nhiều năm trước. Ngoại hình cổ mộ giống dạng nấm đất, hai ngàn năm nay nó bị cát vàng ăn mòn xâm thực nặng nề, địa hình địa mạo biến đổi rất lớn. Những bức bích họa còn sót lại mà mọi người phát hiện thấy trong mộ thất, có mô tả một đỉnh núi cao vời vợi, kỳ thực nó chỉ là vật tượng trưng, đại diện cho Hắc Môn nằm trong mộ cổ dưới lòng đất, điểm tận cùng của nó nối liền với cực vực, cách lớp vỏ Trái Đất hàng chục ngàn mét. Kế hoạch ban đầu của giáo sư Nông địa cầu chính là hợp nhất với phân đội khoan thăm dò Karamay, rồi tìm kiếm tòa Hắc Môn nằm sâu trong Đại Sa Bản, sau đó mới nghĩ cách tiên xuống kính viễn vọng Lopnor.
Giáo sư nói với mọi người: “Căn cứ vào mô tả của địa phương chí Tây Vực thời Hán, Hắc Môn còn được gọi là bức tưởng chết. Nó cũng chính là yêu ma bảo vệ luật nhân quả và nuốt sống tất cả những ai có ý đồ tiếp cận nó, bởi thế khu vực đó chắc chắn hung hiểm dị thường. Bây giờ, chúng ta đã mất liên lạc với phân đội khoan thăm dò, máy điện đàm quang học không dây lại bị hỏng, nếu không sửa chữa kịp thời, thì dựa vào nguồn trang thiêt bị đội thám hiểm hiện có, căn bản không đủ khả năng quay trở về theo đường cũ, vì vậy chúng ta bắt buộc phải chuẩn bị tư tưởng để đón nhận tình huống xấu nhất. Tình huống thứ nhất, nếu chúng ta tìm thấy phân đội khoan thăm dò, cho dù tất cả bọn họ đều đã gặp nạn, thì khả năng máy điện đàm không dây và lương thực họ mang theo vẫn còn. Tình huống thứ hai, chúng ta không những không tìm thấy phân đội khoan thăm dò, mà cũng không thể sửa được máy điện đàm, thì chỉ còn cách liều chết dấn thân vào Hắc Môn dưới lòng Đại Sa Bản, căn cứ vào những ghi chép văn hiến địa lý cổ, chỗ này có lẽ có một dòng sông ngầm.”
Mọi người nghe giáo sư nói đều cảm thấy mơ hồ như ở trong sương. Cái gọi là báo ứng nhân quả, chẳng chỉ là tư tưởng mê tín thời phong kiến, cần phải loại bỏ hay sao? Thêm nữa, nhân quả dường như không phải vật gì cụ thể, sao tòa Hắc Môn lại có thể là yêu ma bảo vệ nhân quả được?
Danh sách chương