Hải ngọng trợn mắt, nói mát: “Ờ, anh đếch quan sát đấy! Thế gan chú em to cỡ nào mà dám phọt ra câu đấy?” Nhị Học Sinh tưởng Hải ngọng hỏi thật, liền thành thật trả lời: “Thực ra, gan tôi cũng to phết đấy, không chỉ biết nói suông thôi đâu, từ đầu đến cổ cũng bê bết máu đây này…”, cậu ta chưa kịp dứt lời thì đã bị Hải ngọng nện thêm một cú nữa.
Thắng Hương Lân nghe thấy hơi kì lạ, liền hỏi dồn Nhị Học Sinh: “Khi nãy anh nói phát hiện thấy dấu tích khác thường, là chỉ ý gì hả?” Hải ngọng phẩy tay nói với Thắng Hương Lân: “Năng lực phân tích của thằng ranh này đúng là rất phong phú nhưng trí tưởng tượng của nó còn phong phú hơn, nhìn khẩu súng M-1887 mà còn tưởng tượng được ra ngôi nhà ma nữa là, cái đồ đầu to mắt cận, đeo cái kính còn dày hơn cả đít chai thế kia thì phát hiện ra nổi thứ gì chứ?” Tư Mã Khôi nghe thấy nhức tai, liền ra hiệu bảo Hải ngọng đừng chen lời vào nữa, để Nhị Học Sinh nói hết cái đã, nếu nghe xong mà thấy chẳng ra tí sửu dần mão gì, thì cứ áp dụng quân luật, xử lý tội báo cáo láo sau cũng không muộn.
Nhị Học Sinh hấp tấp bộc bạch suy nghĩ: cá nhân cậu ta hoàn toàn đồng ý với phán đoán của Tư Mã Khôi, do trong tầng nham thạch giữa lòng núi tồn tại vết tích địa chất cổ đại từ hàng trăm triệu năm trước, vì vậy hang động này hoàn toàn là sản phẩm của thiên nhiên tạo hóa, chứ không phải do bàn tay con người làm nên.
Thêm vào đó, hai bên cũng không thấy có đường rẽ, nên có thể loại bỏ giả thiết “địa hình tương tự” và “mê cung ngôi nhà ma”. Sau khi mọi người tiến vào hang động núi Âm Sơn, thì đều cảm giác tuy đã tiến thẳng vào sâu bên trong, nhưng trên thực tế là vẫn đi vòng quanh một điểm.
Điều đáng sợ nhất là sau mỗi lần đi qua nơi đó, dấu vết cố tình để lại cũng đều biến mất, không chỉ dấu vân tay của Tư Mã Khôi mà vỏ đạn, vết tích nhiên liệu cháy cũng hoàn toàn bốc hơi. Dường như, ngoại trừ bản thân gian thạch thất trong sơn động ra, thì mọi sự việc từng xảy ra bên trong đều nhất loạt bị xóa sạch.
Nhưng nếu mọi người lý giải sự việc theo chiều hướng những gì mà mình đang nhìn thấy, thì hoàn toàn sai lầm, bởi vì gian thạch thất này không phải hoàn toàn cố định bất biến, mà thực tế nó đang có sự thay đổi rất quái dị. Dưới chân vách tường thạch thất có ba huyệt động, Nhị Học Sinh vẫn nhớ rõ, lần đầu tiên chạy qua đây, ba huyệt động đó rõ ràng trông to như cổng thành, nhưng sau mỗi lần chạy qua, thì ba huyệt động đó cũng dần dần trở nên nhỏ lại, hoặc giả có thể nói: cả tòa thạch thất bắt đầu thu nhỏ; chỉ có điều, sự thay đổi ấy vô cùng nhỏ bé, trong huyệt động sâu hút, tối thui và mọi người chỉ định vị phương hướng bằng ánh đuốc nhập nhèm, thì cảm giác và tầm mắt của con người đều bị hạn chế rất lớn, cũng bởi vậy nên không ai phát hiện ra sự thay đổi này.
Cũng giống như một cái bát đỗ đầy ắp, nếu mỗi lần anh chỉ gắp ra một hai hạt, thì bát đỗ vẫn không có gì biến đổi, nhưng nếu anh vốc hẳn hai vốc, thì sự biến đổi trong bát đỗ sẽ trở nên rất rõ ràng. Lúc này, nếu quan sát huyệt động dưới vách đá và so với ấn tượng lúc trước, sẽ thấy một cảm giác cách rất sát thực về độ cao và chiều rộng của nó, là nó rõ ràng đã nhỏ hơn rất nhiều, chỉ nhỉnh hơn cánh cửa nhà dân một chút thôi, khoảng cách giữa hai bên vách thạch thất cũng bị rút ngắn đi đáng kể.
hoatanhoano.wordpress.com Mọi người nghe Nhị Học Sinh nói đều cùng gật gù công nhận, lúc trước gặp phải chuyện quái lạ bất ngờ, lại phải chặn bọn cương thi bám theo đằng sau, nên cả hội chỉ mải chạy bạt mạng, mà không ai chú ý đến sự thay đổi này, bây giờ phát hiện ra, mới vội vàng giơ cao đuốc quan sát xung quanh, thì thấy lời của Nhị Học Sinh không hề sai, gian thạch thất đã bị thu nhỏ lại.
Tư Mã Khôi càng nghĩ càng kinh ngạc, ba huyệt động trên vách tường sớm muộn gì cũng trở nên nhỏ đến nỗi người chui không lọt. Nhưng vì sao sau mỗi lần chui qua thạch thất, gian phòng đó lại bỗng nhiên nhỏ hơn một chút như vậy? Mọi người ong hết cả đầu, rồi không ai bảo ai, tất cả cùng dừng chạy.
Đội khảo cổ muốn nhanh chóng tìm ra kế sách khả thi, nhưng đầu óc đều mụ mị nên chẳng nghĩ được cách gì. Không rõ do hành quân gấp gáp khiến mọi người mệt bở hơi tai, hay do chuyện quái dị đang xảy ra trong sơn động khiến tim họ thình thịch nổi loạn, và người nào người nấy thở hổn hà hổn hển, mãi không nói được câu nào.
Cao Tư Dương thấy bầu không khí ngột ngạt đến đáng sợ, liền hỏi Tư Mã Khôi: “Anh nói gì đi chứ, tiếp theo ta phải làm sao?”. Tư Mã Khôi lắc đầu, quay sang hỏi Nhị Học Sinh: “Chú cảm thấy nguyên nhân hiện tượng quái lạ này bắt nguồn từ đâu?” Nhị Học Sinh nói: “Tôi đoán đây là sức mạnh thần bi mà con người vĩnh viễn không bao giờ chạm tới được….” Tư Mã Khôi cau mày: “Đừng suốt ngày nhát ma dọa quỷ nhau thế, chú mày cứ nói toẹt ra là đếch biết cho xong.” Hải ngọng đề nghị: “Tôi thấy chạy mãi vào trong sơn động cũng không phải ý hay, hay là quay đầu lại mở một đường máu xem thế nào!”
Cao Tư Dương nói: “Nơi này kì dị quá sức tưởng tượng, chỉ sợ quay đầu lại cũng không tìm thấy lối vào, huống hồ mọi người đều đã kiệt sức, lại không có lương thực và nước uống, thì làm gì còn sức mà chạy trốn ra ngoài?” Thắng Hương Lân bắt đầu tập trung suy nghĩ, đột nhiên cô ngẩng đầu lên nói: “Tôi đoán ra bí mật trong sơn động này rồi!” Nhị Học Sinh không dám tin, trố mắt nhìn Thắng Hương Lân hỏi: “Cô có thể lý giải bí mật mà trí tuệ con người không thể nào chạm tới được ư?” Thắng Hương Lân nói: “Anh cứ quy kết mọi hiện tượng quái dị xảy ra trong sơn động đều do thần quỷ gây ra, nhưng tôi lại cảm thấy chúng ta đã bị chính sơn động này dẫn đi nhầm hướng thì đúng hơn”.
Tư Mã Khôi biết tư duy của Thắng Hương Lân rất rõ ràng, tỉnh táo, kiến thức của cô cũng vượt xa một Nhị Học Sinh chỉ biết đánh trận trên giấy. Theo anh, cảnh ngộ đội thám hiểm gặp phải trong sơn động, tóm lại chỉ có thể tồn tại ba khả năng: đầu tiên là, thiên nhiên tạo hóa đã tạo ra những gian thạch thất giống nhau như đúc, thứ đến là do sức mạnh thần bí của ma quỷ, còn cuối cùng là người thượng cổ đã tạo ra mê cung tinh xảo tuyệt mỹ này.
Có điều, do bề mặt biểu tầng của nham thạch vẫn còn dấu tích địa chất gợn sóng, nên khả năng thứ ba tuyệt đối không thể tồn tại. Ngoài ra, hang động cổ trong núi Âm Sơn này được hình thành từ hàng trăm triệu năm trước, còn trong lòng nó có hàng trăm gian thạch thất giống nhau, thì làm sao có thể ngày càng thu nhỏ theo độ sâu được? Bởi vậy, khả năng thứ nhất cũng rất mờ mịt, chỉ có khả năng thứ hai “do ma làm” là nghe có vẻ hợp lý nhất, đồng thời có thể lý giải mọi thứ đang diễn ra; có điều, khi Tư Mã Khôi nghe ý Thắng Hương Lân, thì anh lại chột dạ: “Lẽ nào trong hang động hàng vạn năm này tồn tại vật chất gây ảo giác nào đó?” Quả như suy đoán của anh, so với khả năng “do ma làm” thì Thắng Hương Lân càng tin khả năng thứ nhất.
Cô nói tiếp: “Có lẽ do địa hình thiên nhiên tạo hóa giống nhau, kết cấu mỗi gian thạch thất không khác nhau là mấy, chỉ có điều quy mô có chút thay đổi mà thôi, càng sâu vào trong lại càng chật hẹp…” Tư Mã Khôi hết sức ngạc nhiên, anh hỏi: “Đúng là ma mị hết chỗ nói, đừng nói sơn động cổ xưa này do thiên nhiên tạo thành, mà cho dù do bàn tay con người làm ra cũng không thể làm đến mức… tinh xảo như thế”.
Nhị Học Sinh phụ họa: “Đúng vậy, mỗi gian thạch thất nằm cách nhau, nhưng giống nhau hoàn toàn, mà lại thu nhỏ dần dần từ ngoài vào trong, đúng là chỉ có thể dùng hai chữ “tinh xảo” để hình dung thôi”. Thắng Hương Lân thầm biết thời gian bây giờ rất cấp bách, không thể cùng lúc trả lời hết thắc mắc của mọi người, cô đưa thanh đuốc cho Cao Tư Dương, lấy bút và sổ ra, vẽ một vòng tròn hình xoắn ốc, rồi dùng bút đánh dấu rất nhiều vạch ngang trên mỗi vòng xoắn ốc.
Vẽ xong, cô nhìn mọi người và giải thích: “Địa hình trong sơn động đại khái như thế này, trong vòng xoắn ốc có những vách ngăn rất tinh xảo, ngoại trừ quy mô trong to ngoài nhỏ ra, thì kết cấu hoàn toàn đồng nhất, huyệt động của mỗi vách ngăn chính là lỗ thoát khí, nó giống như… một hóa thạch của cúc đá(1) hoặc ốc anh vũ”.
1 Cúc đá: là tên gọi chỉ một nhóm các loài động vật không xương sống biển trong phân lớp Ammonoidea thuộc lớp chân đầu. Các loài động vật thân mềm này có mối quan hệ gần gũi với các loài Coleoid còn sống (như bạch tuộc, mực ống, và mực nang) hơn là các loài Nautiloidea có vỏ như loài còn sống là ốc anh vũ (Nautilus).
Cúc đá là những di chỉ hóa thạch có ý nghĩa quan trọng, tồn tại trong các lớp đá có tuổi xác định trong bảng niên đại địa chất. Tư Mã Khôi nhìn hình vẽ trên sổ, lập tức hiểu ra moi chuyện, thạch thất trong hang động núi Âm Sơn gian nọ nối tiếp gian kia, nó là một “hành lang hóa thạch”.
Trong bóng tối, mọi người không thể phát hiện thấy phương hướng lối ra hơi chệch một chút, mà chỉ thấy địa hình địa mạo đồng nhất không thay đổi, rồi trong lúc tâm trí bấn loạn, không tránh khỏi việc đưa ra những suy đoán ngu muội, bây giờ vén được màn sương, nên những việc còn lại đột nhiên đều trở nên hết sức rõ ràng: ngọn núi hoàn toàn rỗng ruột này, thực ra là một đĩa tròn hình xoắn ốc, và có lẽ nó là cái vỏ còn sót lại của loài cổ sinh vật thân nhuyễn nào đó.
Vỏ của loài ốc cúc đá hình như không to đến độ này, có lẽ đó là vỏ của loài ốc anh vũ cổ, bên ngoài lớp vỏ là tầng từ chất, bên trong tồn tại rất nhiều tầng vách ngăn và thu nhỏ xoáy dần từ ngoài vào trong, kết cấu phân cách kì dị, vô hạn, gần giống tỷ lệ của vàng, và có thể chịu áp lực lớn đến mức khó lòng tưởng tượng, nên nhờ vậy mà nó đã lặn xuống được vực sâu dưới đáy cửu tuyền.
Lúc trước, Tư Mã Khôi nhìn thấy trên vỏ ngoài của ốc anh vũ có tầng hóa vật giống như gạch, có lẽ nó đã chết vì nham thạch nóng bỏng phun lên từ lòng đất, rồi biến thành hóa thạch rỗng ruột, nổi bập bềnh theo dòng thủy thể, cuối cùng trôi dạt đến nơi này. Tư Mã Khôi nghĩ đến đây thì chợt lóe lên một suy nghĩ: phải chăng nhật quỹ ghi chép trên đỉnh Vũ Vương và trong bích họa Sở quốc mà cả hội đang bỏ công tìm kiếm, chính là vật này? Nhật quỹ là vật có thể đo độ sâu của đất trời, trên thân nó cũng có chi chít những đường vân, có thể tự vận hành, vỏ ngoài là cái đĩa tròn hình xoắn ốc, rõ ràng hình dạng của nhật quỹ rất giống với vỏ ốc anh vũ cổ đại.
Anh chỉ không ngờ nó lại to đến mức này, và là con vật đã chết từ đời thuở nào, không thể tự di chuyển được nữa. hoatanhoano.wordpress.com Tư Mã Khôi nói với mọi người suy nghĩ của mình, mọi người đều tán đồng. Căn cứ vào đây có thể suy đoán, thủy thể nằm ở vành đai 30° vĩ Bắc, nằm ở dòng suối sâu phía dưới vòng tròn nham thạch, chỉ có ốc anh vũ mới có thể xuống đến độ sâu đó, mà cỗ di hài trong chiếc hộp của Sở U Vương lại tồn tại dưới đáy vực.
Lúc này, Cao Tư Dương nhắc nhở mọi người: “Nhiên liệu bố trí trong lỗ khí không duy trì được bao nhiêu thời gian đâu, rốt cuộc chúng ta muốn đi đâu thì phải quyết định nhanh lên”. Tư Mã Khôi cũng nghĩ vậy, anh hỏi Thắng Hương Lân: “Trong vỏ ốc anh vũ còn lối ra nào khác không?” Thắng Hương Lân chỉ mới nhìn thấy vỏ ốc hóa thạch của loại ốc anh vũ bình thường, không biết nó có khác với loại ốc cổ đại này không.
Nhưng nếu suy đoán theo lẽ thường, thì nếu cứ đi tiếp vào sâu như vậy, không gian sẽ càng lúc càng hẹp, rồi trong khi điểm tận cùng lại chưa chắc đã có lối ra. Tư Mã Khôi nghĩ thầm: “Huyệt động hóa thạch này là cái vỏ rỗng, vách ngoài chỉ được bao bọc bởi hóa vật gạch, có lẽ cũng không dày như mình nghĩ, đợi khi đi đến vách ngăn hẹp nhất phía trong cùng, thì mình thử lấy súng săn bắn một lỗ xem sao, không chừng lại mở được lối ra”.
Thế là, cả hội lại quyết tâm tiếp tục chạy sâu vào trong, liên tiếp đi xuyên qua mấy gian thạch thất, lỗ khí trên vách càng lúc càng chật chội, nhưng vẫn chưa thấy điểm tận cùng. Hải ngọng không ngớt miệng than thở: “Cứ chạy mãi thế này chẳng khác nào sa chân vào vũng lầy, càng cố thoát càng lún sâu, dù tinh thần không xuống dốc thì bụng cũng không trụ nổi nữa rồi…”, Hải ngọng đang nói nửa chừng đột nhiên im tịt.
Hội Tư Mã Khôi thấy Hải ngọng chợt lặng thinh, lòng cũng thấy là lạ, anh liền lập tức đuổi theo, lấy đuốc soi sáng quan sát, thì thấy vách đá gian thạch thất khép vòng tròn, xung quanh vách toàn là tượng quỷ được điêu khắc bằng đá, trên người chằng chịt hoa văn như tranh, miệng há hốc, lưỡi thè dài, tướng mạo vô cùng quái dị.
Mọi người không có thời gian quan sát kỹ, liền hợp lực đẩy mấy pho tượng ma đến cửa động để bịt chặt lối vào, sau đó nằm vật ra đất thở hổn hển. Tư Mã Khôi định thần đưa mắt quan sát, thấy gian thạch thất có bốn vách quây thành hình tròn này đã là điểm tận cùng, giờ đây năm người chen chúc nhau cộng thêm mấy pho tượng quỷ, nên khiến không gian lại càng thêm phần bức bối, giống như đang đứng trong đáy miệng giếng sâu.
Tư Mã Khôi lo thiếu dưỡng khí, liền bảo Thắng Hương Lân dập bớt đuốc. Lúc trước, mọi người còn để lại mấy cục cácbua dự phòng, bây giờ lấy ra dùng. Ánh đèn cácbua âm lạnh trắng nhạt, khiến cả gian thạch thất bừng sáng, nhìn bóng tượng đổ xuống vách tường, dễ làm người ta nảy sinh cảm giác không lành và đè nén.
Thắng Hương Lân nghe thấy hơi kì lạ, liền hỏi dồn Nhị Học Sinh: “Khi nãy anh nói phát hiện thấy dấu tích khác thường, là chỉ ý gì hả?” Hải ngọng phẩy tay nói với Thắng Hương Lân: “Năng lực phân tích của thằng ranh này đúng là rất phong phú nhưng trí tưởng tượng của nó còn phong phú hơn, nhìn khẩu súng M-1887 mà còn tưởng tượng được ra ngôi nhà ma nữa là, cái đồ đầu to mắt cận, đeo cái kính còn dày hơn cả đít chai thế kia thì phát hiện ra nổi thứ gì chứ?” Tư Mã Khôi nghe thấy nhức tai, liền ra hiệu bảo Hải ngọng đừng chen lời vào nữa, để Nhị Học Sinh nói hết cái đã, nếu nghe xong mà thấy chẳng ra tí sửu dần mão gì, thì cứ áp dụng quân luật, xử lý tội báo cáo láo sau cũng không muộn.
Nhị Học Sinh hấp tấp bộc bạch suy nghĩ: cá nhân cậu ta hoàn toàn đồng ý với phán đoán của Tư Mã Khôi, do trong tầng nham thạch giữa lòng núi tồn tại vết tích địa chất cổ đại từ hàng trăm triệu năm trước, vì vậy hang động này hoàn toàn là sản phẩm của thiên nhiên tạo hóa, chứ không phải do bàn tay con người làm nên.
Thêm vào đó, hai bên cũng không thấy có đường rẽ, nên có thể loại bỏ giả thiết “địa hình tương tự” và “mê cung ngôi nhà ma”. Sau khi mọi người tiến vào hang động núi Âm Sơn, thì đều cảm giác tuy đã tiến thẳng vào sâu bên trong, nhưng trên thực tế là vẫn đi vòng quanh một điểm.
Điều đáng sợ nhất là sau mỗi lần đi qua nơi đó, dấu vết cố tình để lại cũng đều biến mất, không chỉ dấu vân tay của Tư Mã Khôi mà vỏ đạn, vết tích nhiên liệu cháy cũng hoàn toàn bốc hơi. Dường như, ngoại trừ bản thân gian thạch thất trong sơn động ra, thì mọi sự việc từng xảy ra bên trong đều nhất loạt bị xóa sạch.
Nhưng nếu mọi người lý giải sự việc theo chiều hướng những gì mà mình đang nhìn thấy, thì hoàn toàn sai lầm, bởi vì gian thạch thất này không phải hoàn toàn cố định bất biến, mà thực tế nó đang có sự thay đổi rất quái dị. Dưới chân vách tường thạch thất có ba huyệt động, Nhị Học Sinh vẫn nhớ rõ, lần đầu tiên chạy qua đây, ba huyệt động đó rõ ràng trông to như cổng thành, nhưng sau mỗi lần chạy qua, thì ba huyệt động đó cũng dần dần trở nên nhỏ lại, hoặc giả có thể nói: cả tòa thạch thất bắt đầu thu nhỏ; chỉ có điều, sự thay đổi ấy vô cùng nhỏ bé, trong huyệt động sâu hút, tối thui và mọi người chỉ định vị phương hướng bằng ánh đuốc nhập nhèm, thì cảm giác và tầm mắt của con người đều bị hạn chế rất lớn, cũng bởi vậy nên không ai phát hiện ra sự thay đổi này.
Cũng giống như một cái bát đỗ đầy ắp, nếu mỗi lần anh chỉ gắp ra một hai hạt, thì bát đỗ vẫn không có gì biến đổi, nhưng nếu anh vốc hẳn hai vốc, thì sự biến đổi trong bát đỗ sẽ trở nên rất rõ ràng. Lúc này, nếu quan sát huyệt động dưới vách đá và so với ấn tượng lúc trước, sẽ thấy một cảm giác cách rất sát thực về độ cao và chiều rộng của nó, là nó rõ ràng đã nhỏ hơn rất nhiều, chỉ nhỉnh hơn cánh cửa nhà dân một chút thôi, khoảng cách giữa hai bên vách thạch thất cũng bị rút ngắn đi đáng kể.
hoatanhoano.wordpress.com Mọi người nghe Nhị Học Sinh nói đều cùng gật gù công nhận, lúc trước gặp phải chuyện quái lạ bất ngờ, lại phải chặn bọn cương thi bám theo đằng sau, nên cả hội chỉ mải chạy bạt mạng, mà không ai chú ý đến sự thay đổi này, bây giờ phát hiện ra, mới vội vàng giơ cao đuốc quan sát xung quanh, thì thấy lời của Nhị Học Sinh không hề sai, gian thạch thất đã bị thu nhỏ lại.
Tư Mã Khôi càng nghĩ càng kinh ngạc, ba huyệt động trên vách tường sớm muộn gì cũng trở nên nhỏ đến nỗi người chui không lọt. Nhưng vì sao sau mỗi lần chui qua thạch thất, gian phòng đó lại bỗng nhiên nhỏ hơn một chút như vậy? Mọi người ong hết cả đầu, rồi không ai bảo ai, tất cả cùng dừng chạy.
Đội khảo cổ muốn nhanh chóng tìm ra kế sách khả thi, nhưng đầu óc đều mụ mị nên chẳng nghĩ được cách gì. Không rõ do hành quân gấp gáp khiến mọi người mệt bở hơi tai, hay do chuyện quái dị đang xảy ra trong sơn động khiến tim họ thình thịch nổi loạn, và người nào người nấy thở hổn hà hổn hển, mãi không nói được câu nào.
Cao Tư Dương thấy bầu không khí ngột ngạt đến đáng sợ, liền hỏi Tư Mã Khôi: “Anh nói gì đi chứ, tiếp theo ta phải làm sao?”. Tư Mã Khôi lắc đầu, quay sang hỏi Nhị Học Sinh: “Chú cảm thấy nguyên nhân hiện tượng quái lạ này bắt nguồn từ đâu?” Nhị Học Sinh nói: “Tôi đoán đây là sức mạnh thần bi mà con người vĩnh viễn không bao giờ chạm tới được….” Tư Mã Khôi cau mày: “Đừng suốt ngày nhát ma dọa quỷ nhau thế, chú mày cứ nói toẹt ra là đếch biết cho xong.” Hải ngọng đề nghị: “Tôi thấy chạy mãi vào trong sơn động cũng không phải ý hay, hay là quay đầu lại mở một đường máu xem thế nào!”
Cao Tư Dương nói: “Nơi này kì dị quá sức tưởng tượng, chỉ sợ quay đầu lại cũng không tìm thấy lối vào, huống hồ mọi người đều đã kiệt sức, lại không có lương thực và nước uống, thì làm gì còn sức mà chạy trốn ra ngoài?” Thắng Hương Lân bắt đầu tập trung suy nghĩ, đột nhiên cô ngẩng đầu lên nói: “Tôi đoán ra bí mật trong sơn động này rồi!” Nhị Học Sinh không dám tin, trố mắt nhìn Thắng Hương Lân hỏi: “Cô có thể lý giải bí mật mà trí tuệ con người không thể nào chạm tới được ư?” Thắng Hương Lân nói: “Anh cứ quy kết mọi hiện tượng quái dị xảy ra trong sơn động đều do thần quỷ gây ra, nhưng tôi lại cảm thấy chúng ta đã bị chính sơn động này dẫn đi nhầm hướng thì đúng hơn”.
Tư Mã Khôi biết tư duy của Thắng Hương Lân rất rõ ràng, tỉnh táo, kiến thức của cô cũng vượt xa một Nhị Học Sinh chỉ biết đánh trận trên giấy. Theo anh, cảnh ngộ đội thám hiểm gặp phải trong sơn động, tóm lại chỉ có thể tồn tại ba khả năng: đầu tiên là, thiên nhiên tạo hóa đã tạo ra những gian thạch thất giống nhau như đúc, thứ đến là do sức mạnh thần bí của ma quỷ, còn cuối cùng là người thượng cổ đã tạo ra mê cung tinh xảo tuyệt mỹ này.
Có điều, do bề mặt biểu tầng của nham thạch vẫn còn dấu tích địa chất gợn sóng, nên khả năng thứ ba tuyệt đối không thể tồn tại. Ngoài ra, hang động cổ trong núi Âm Sơn này được hình thành từ hàng trăm triệu năm trước, còn trong lòng nó có hàng trăm gian thạch thất giống nhau, thì làm sao có thể ngày càng thu nhỏ theo độ sâu được? Bởi vậy, khả năng thứ nhất cũng rất mờ mịt, chỉ có khả năng thứ hai “do ma làm” là nghe có vẻ hợp lý nhất, đồng thời có thể lý giải mọi thứ đang diễn ra; có điều, khi Tư Mã Khôi nghe ý Thắng Hương Lân, thì anh lại chột dạ: “Lẽ nào trong hang động hàng vạn năm này tồn tại vật chất gây ảo giác nào đó?” Quả như suy đoán của anh, so với khả năng “do ma làm” thì Thắng Hương Lân càng tin khả năng thứ nhất.
Cô nói tiếp: “Có lẽ do địa hình thiên nhiên tạo hóa giống nhau, kết cấu mỗi gian thạch thất không khác nhau là mấy, chỉ có điều quy mô có chút thay đổi mà thôi, càng sâu vào trong lại càng chật hẹp…” Tư Mã Khôi hết sức ngạc nhiên, anh hỏi: “Đúng là ma mị hết chỗ nói, đừng nói sơn động cổ xưa này do thiên nhiên tạo thành, mà cho dù do bàn tay con người làm ra cũng không thể làm đến mức… tinh xảo như thế”.
Nhị Học Sinh phụ họa: “Đúng vậy, mỗi gian thạch thất nằm cách nhau, nhưng giống nhau hoàn toàn, mà lại thu nhỏ dần dần từ ngoài vào trong, đúng là chỉ có thể dùng hai chữ “tinh xảo” để hình dung thôi”. Thắng Hương Lân thầm biết thời gian bây giờ rất cấp bách, không thể cùng lúc trả lời hết thắc mắc của mọi người, cô đưa thanh đuốc cho Cao Tư Dương, lấy bút và sổ ra, vẽ một vòng tròn hình xoắn ốc, rồi dùng bút đánh dấu rất nhiều vạch ngang trên mỗi vòng xoắn ốc.
Vẽ xong, cô nhìn mọi người và giải thích: “Địa hình trong sơn động đại khái như thế này, trong vòng xoắn ốc có những vách ngăn rất tinh xảo, ngoại trừ quy mô trong to ngoài nhỏ ra, thì kết cấu hoàn toàn đồng nhất, huyệt động của mỗi vách ngăn chính là lỗ thoát khí, nó giống như… một hóa thạch của cúc đá(1) hoặc ốc anh vũ”.
1 Cúc đá: là tên gọi chỉ một nhóm các loài động vật không xương sống biển trong phân lớp Ammonoidea thuộc lớp chân đầu. Các loài động vật thân mềm này có mối quan hệ gần gũi với các loài Coleoid còn sống (như bạch tuộc, mực ống, và mực nang) hơn là các loài Nautiloidea có vỏ như loài còn sống là ốc anh vũ (Nautilus).
Cúc đá là những di chỉ hóa thạch có ý nghĩa quan trọng, tồn tại trong các lớp đá có tuổi xác định trong bảng niên đại địa chất. Tư Mã Khôi nhìn hình vẽ trên sổ, lập tức hiểu ra moi chuyện, thạch thất trong hang động núi Âm Sơn gian nọ nối tiếp gian kia, nó là một “hành lang hóa thạch”.
Trong bóng tối, mọi người không thể phát hiện thấy phương hướng lối ra hơi chệch một chút, mà chỉ thấy địa hình địa mạo đồng nhất không thay đổi, rồi trong lúc tâm trí bấn loạn, không tránh khỏi việc đưa ra những suy đoán ngu muội, bây giờ vén được màn sương, nên những việc còn lại đột nhiên đều trở nên hết sức rõ ràng: ngọn núi hoàn toàn rỗng ruột này, thực ra là một đĩa tròn hình xoắn ốc, và có lẽ nó là cái vỏ còn sót lại của loài cổ sinh vật thân nhuyễn nào đó.
Vỏ của loài ốc cúc đá hình như không to đến độ này, có lẽ đó là vỏ của loài ốc anh vũ cổ, bên ngoài lớp vỏ là tầng từ chất, bên trong tồn tại rất nhiều tầng vách ngăn và thu nhỏ xoáy dần từ ngoài vào trong, kết cấu phân cách kì dị, vô hạn, gần giống tỷ lệ của vàng, và có thể chịu áp lực lớn đến mức khó lòng tưởng tượng, nên nhờ vậy mà nó đã lặn xuống được vực sâu dưới đáy cửu tuyền.
Lúc trước, Tư Mã Khôi nhìn thấy trên vỏ ngoài của ốc anh vũ có tầng hóa vật giống như gạch, có lẽ nó đã chết vì nham thạch nóng bỏng phun lên từ lòng đất, rồi biến thành hóa thạch rỗng ruột, nổi bập bềnh theo dòng thủy thể, cuối cùng trôi dạt đến nơi này. Tư Mã Khôi nghĩ đến đây thì chợt lóe lên một suy nghĩ: phải chăng nhật quỹ ghi chép trên đỉnh Vũ Vương và trong bích họa Sở quốc mà cả hội đang bỏ công tìm kiếm, chính là vật này? Nhật quỹ là vật có thể đo độ sâu của đất trời, trên thân nó cũng có chi chít những đường vân, có thể tự vận hành, vỏ ngoài là cái đĩa tròn hình xoắn ốc, rõ ràng hình dạng của nhật quỹ rất giống với vỏ ốc anh vũ cổ đại.
Anh chỉ không ngờ nó lại to đến mức này, và là con vật đã chết từ đời thuở nào, không thể tự di chuyển được nữa. hoatanhoano.wordpress.com Tư Mã Khôi nói với mọi người suy nghĩ của mình, mọi người đều tán đồng. Căn cứ vào đây có thể suy đoán, thủy thể nằm ở vành đai 30° vĩ Bắc, nằm ở dòng suối sâu phía dưới vòng tròn nham thạch, chỉ có ốc anh vũ mới có thể xuống đến độ sâu đó, mà cỗ di hài trong chiếc hộp của Sở U Vương lại tồn tại dưới đáy vực.
Lúc này, Cao Tư Dương nhắc nhở mọi người: “Nhiên liệu bố trí trong lỗ khí không duy trì được bao nhiêu thời gian đâu, rốt cuộc chúng ta muốn đi đâu thì phải quyết định nhanh lên”. Tư Mã Khôi cũng nghĩ vậy, anh hỏi Thắng Hương Lân: “Trong vỏ ốc anh vũ còn lối ra nào khác không?” Thắng Hương Lân chỉ mới nhìn thấy vỏ ốc hóa thạch của loại ốc anh vũ bình thường, không biết nó có khác với loại ốc cổ đại này không.
Nhưng nếu suy đoán theo lẽ thường, thì nếu cứ đi tiếp vào sâu như vậy, không gian sẽ càng lúc càng hẹp, rồi trong khi điểm tận cùng lại chưa chắc đã có lối ra. Tư Mã Khôi nghĩ thầm: “Huyệt động hóa thạch này là cái vỏ rỗng, vách ngoài chỉ được bao bọc bởi hóa vật gạch, có lẽ cũng không dày như mình nghĩ, đợi khi đi đến vách ngăn hẹp nhất phía trong cùng, thì mình thử lấy súng săn bắn một lỗ xem sao, không chừng lại mở được lối ra”.
Thế là, cả hội lại quyết tâm tiếp tục chạy sâu vào trong, liên tiếp đi xuyên qua mấy gian thạch thất, lỗ khí trên vách càng lúc càng chật chội, nhưng vẫn chưa thấy điểm tận cùng. Hải ngọng không ngớt miệng than thở: “Cứ chạy mãi thế này chẳng khác nào sa chân vào vũng lầy, càng cố thoát càng lún sâu, dù tinh thần không xuống dốc thì bụng cũng không trụ nổi nữa rồi…”, Hải ngọng đang nói nửa chừng đột nhiên im tịt.
Hội Tư Mã Khôi thấy Hải ngọng chợt lặng thinh, lòng cũng thấy là lạ, anh liền lập tức đuổi theo, lấy đuốc soi sáng quan sát, thì thấy vách đá gian thạch thất khép vòng tròn, xung quanh vách toàn là tượng quỷ được điêu khắc bằng đá, trên người chằng chịt hoa văn như tranh, miệng há hốc, lưỡi thè dài, tướng mạo vô cùng quái dị.
Mọi người không có thời gian quan sát kỹ, liền hợp lực đẩy mấy pho tượng ma đến cửa động để bịt chặt lối vào, sau đó nằm vật ra đất thở hổn hển. Tư Mã Khôi định thần đưa mắt quan sát, thấy gian thạch thất có bốn vách quây thành hình tròn này đã là điểm tận cùng, giờ đây năm người chen chúc nhau cộng thêm mấy pho tượng quỷ, nên khiến không gian lại càng thêm phần bức bối, giống như đang đứng trong đáy miệng giếng sâu.
Tư Mã Khôi lo thiếu dưỡng khí, liền bảo Thắng Hương Lân dập bớt đuốc. Lúc trước, mọi người còn để lại mấy cục cácbua dự phòng, bây giờ lấy ra dùng. Ánh đèn cácbua âm lạnh trắng nhạt, khiến cả gian thạch thất bừng sáng, nhìn bóng tượng đổ xuống vách tường, dễ làm người ta nảy sinh cảm giác không lành và đè nén.
Danh sách chương