Tư Mã Khôi biết vật thể kì lạ phác họa trên Sơn Hải Đồ có từ thời Thần Nông, và nếu nó là một “cỗ máy” thì chí ít cũng phải có lịch sử cả mấy ngàn năm. Anh thấy việc này quả là không thể lý giải bằng lý lẽ thường, liền thỉnh giáo Lưu Hoại Thủy: “Ông bác nói rõ ra xem nào.
Tôi muốn nghe cụ thể sự tình”. Lưu Hoại Thủy mím môi rồi nói: “Theo như tôi biết, vật đó quả thực có thật, nhưng niên đại cổ xưa quá, đừng nói một gã đánh trống con như tôi, mà ngay cả bây giờ, ông chủ Viễn dẫu tái thế thì cũng chưa chắc giải thích rõ ràng được. Tôi dốc hết kiến thức về hàng họ ra cũng chẳng sao, nhưng chuyện này thì chỉ là nghe người khác kể lại, không dám bảo đảm nó là thật hay giả, bởi thế, tôi nói thì lão gia cũng chỉ nghe để đấy thôi nhé!” Tư Mã Khôi gật đầu đồng ý, cuốn sổ giải mã trong tay phần đầu ghi bản dịch chữ cồ triều Hạ, hơn nửa sau vẫn còn để trắng, anh liền tiện tay lấy bút ra ghi chép tỉ mỉ những điểm quan trọng mà Lưu Hoại Thủy kể lại.
Thì ra, tập thác bản Sơn Hải Đồ mà đội khảo cổ mang về từ lòng đất chỉ là 1/9 tấm bản đồ. Những hình vẽ thần bí này ghi chép các loại địa hình địa mạo bên dưới tầng địa biểu và lượng lớn các loại sinh vật cổ đại. Ở khu vực tiệm cận điểm tận cùng, các bức vẽ mô tả một người khổng lồ mọc sừng thịt trên đầu, phía trước bày một vật thể thần bí hình tròn như cái đĩa, nó chia ra thành nhiều tầng, trông vừa giống vừa không giống tòa tháp, nhưng rất cổ quái kì dị, vì khắp thân mình nó khắc toàn những hoa văn phức tạp và thần bí, cũng không biết là kim loại hay đất đá, tứ phía có dị thú quấn quanh, phía trên là một con quái xà nuốt núi đang quây tròn mấy vòng.
Lúc hội Tư Mã Khôi ở trong thành cổ dưới lòng đất cũng nhìn thấy bức bích họa tương tự như vậy. Căn cứ vào bản giải mã chữ triện cổ triều Hạ, họ biết được, hình người mọc sừng trên đầu chính là thị tộc Thần Nông thời thượng cổ, còn vật thể hình cầu có tên là “nhật quỹ”(1), nó là chìa khóa then chốt thông xuống vực sâu ở tâm Trái đất.
[1] Nhật quỹ: là một loại đồng hồ mặt trời được dùng từ thời xa xưa, một trong những dụng cụ đo thời gian cổ xưa nhất của nhân loại. Những lời Lưu Hoại Thủy vừa nói về cơ bản khá đồng nhất với những manh mối Tư Mã Khôi đang nắm trong tay, nhưng cũng có nhiều điểm anh chưa hề biết Lưu Hoại Thủy kể rất tường tận.
Lão nói, những chuyện như “Toại Nhân tạo lửa, Hữu Sào dựng nhà, Nữ Oa vá trời, Phục Hy kết lưới, Thương Hiệt tạo chữ” đều là những sự tích về các bậc đại thánh đại đức thời thượng cổ, nếu không có họ thì đến tận ngày nay chúng ta vẫn còn ăn lông ở lỗ, ngủ vắt vẻo trên cây nữa kìa, phần đông những người thượng cổ này đều có thân hình rất cao lớn, tính tình vô cùng thuần phác, vì họ sống ở thời kì nguyên thủy xa xưa nên hình hài đều giống thú.
Hậu thế đời sau đã tô tem hóa những bậc cổ thánh tiên hiền này. Bởi vậy, nói đến Thần Nông thị, “Thuật dị ký” đã mô tả họ là đầu mọc sừng, bụng trong suốt như thủy tinh, có thể nhìn xuyên thấu cả gan ruột, bất kể họ ăn gì, đều có thể đứng ngoài trông rõ mồn một, vì thế họ mới có khả năng nếm thử bách thảo và phân biệt ngũ cốc.
Có điều, lão Lưu Hoại Thủy cũng cho rằng, vị Thần Nông phác họa trên Sơn Hải Đồ có lẽ chỉ là một tọa độ địa lý nào đó, đại khái ám thị một tòa núi lớn nằm dưới lòng đất. Nghe nói, nơi cao nhất của một ngọn núi già là Thần Nông Giá. Đó là ngọn núi cheo leo hiểm trở, cây rừng rậm rạp, từ xưa đến nay đều vắng bóng người lai vãng, vùng này nằm ở cực đông của mạch núi Đại Ba kéo dài .
Tương truyền, thị tộc Thần Nông đã gá gỗ thành giá đỡ làm nhà nên nơi này mới có tên Thần Nông Giá. Năm 1970, nước ta hợp nhất ba vùng là huyện Phòng, huyện Hưng và Ba Đông thành huyện Thần Nông Giá, cái tên này trước đây là tên núi, sau này lấy thành tên huyện. Tư Mã Khôi nghe đến đây, cảm thấy có đôi chỗ vẫn lơ mơ, anh thắc mắc: “Chỉ thông qua mấy hình vẽ trong thác bản, thì làm sao có thể dễ dàng xác định, nó chính là một tọa độ địa lý?” Lưu Hoại Thủy nói: “Sơn Hải Đồ ghi chép rõ ràng thế còn gì, có điều muốn hiểu tỉ mỉ địa hình địa thế của vùng này, thì trước hết phải xác định được thứ ngoằn ngoèo uốn lượn kia rốt quộc là thứ gì trước đã.” Tư Mã Khôi ngạc nhiên hỏi: “Hình như nó là con mãng xà khổng lồ ẩn mình dưới lòng đất, không những vậy thân hình nó còn to lớn dị thường, có thể nuốt trọn cả một trái núi.
Nhưng nó thì có liên quan gì đến địa hình địa thế ở đây?” Lưu Hoại Thủy nói: “Làm gì có con quái xà nuốt núi nào chứ. Lão gia thử nhìn kỹ lại đi, xem nó còn giống thứ gì khác không?” Tư Mã Khôi ngắm đi ngắm lại tấm thác bản, nếu nói nó là quái xà dưới lòng đất thì cũng chỉ là hình thù đại khái thôi, chứ không thể phân biệt nổi đâu là đầu, là đuôi.
Nhãn lực của anh rốt cuộc vẫn không thể nhận ra đây là vật thể gì. Lưu Hoại Thủy nói: “Thực ra nó là đường hầm trong lòng núi, tầng nham thạch phía trong xám ngoét, giống hệt khúc ruột lòi ra từ cỗ tử thi, bảo nó giống con mãng xà cũng chẳng saỉ. Nó chính là động huyệt quanh co do thiên nhiên tạo hóa nằm trong núi sâu, cổ nhân gọi nó là Thi Tràng động, tức là hang động ruột người chết.
Hình núi phía bên trên cũng rất đặc biệt, hóa thạch chôn giấu trong địa tầng nhiều vô kể, loại địa hình địa thế này cực kì hiếm gặp, chỉ trong rừng rậm nguyên sinh Thần Nông Giá mới có thôi. Nghe cắc cụ thời xưa kể lại, Thi Tràng động sâu không thấy đáy, điểm tận cùng chắc là thông với núi Âm Sơn, nơi giam hãm linh hồn con người.” Tư Mã Khôi nói: “Nó chẳng phải chính là sơn động hình rắn uốn lượn trùng điệp kia sao? Chẳng lẽ còn sâu hơn cả kính viễn vọng Lopnor nữa à? Theo ghi chép trong sách cổ, vực sâu nhất trên Trái đất chính là vực Cửu Tuyền.
Nếu tôi nhớ không nhầm, Trang Tử từng nói ‘Viên ngọc đáng giá ngàn vàng chắc hẳn được đặt dưới hàm con hắc long nằm ẩn mình dưới đáy vực sâu Cửu Tuyền’. Điều này chứng tỏ, mọi bảo vật đích thực đều năm ở nơi sâu nhất dưới lòng đất, bởi vậy địa động càng sâu càng tốt”.
Lưu Hoại Thủy gật đồng tán đồng: “Chuyến này các lão gia đi mà thành công, thì đúng là còn gì bằng, món hàng khủng của tôi coi như cũng có hi vọng gặt hái được. Nhưng lời của Trang Tử còn ám chỉ rõ nơi đó vô cùng hung hiểm. Lão gia đừng quên cổ nhân từng nói ‘dẫu có nến Thiện Chúc, cũng không soi tỏ vực sâu Cửu Tuyền”, đủ thấy dưới lòng đất có những vật tuyệt đối không được nhìn vào, cũng tuyệt đối không được phép tìm hiểu.
Tôi chỉ mong Bát lão gia ngàn vạn lần đừng một đi không trở về mới hay”. Tư Mã Khôi nghe lão nói mà trong lòng cũng thấy rờn rợn, vực sâu Cửu Tuyền mà cổ nhân dự báo, có lẽ cũng chính là nơi mà Nấm mồ xanh muốn tìm. Anh quay sang hỏi Lưu Hoại Thủy: “Vị trí cụ thể của động Thi Tràng toàn là đường núi cheo leo hiểm trở, biển rừng rậm rạp bao phủ, rất nhiều sườn núi chênh vênh dựng đứng, nếu chỉ dựa vào sức của hai người thì làm sao tìm thấy lối vào của đường hầm? Ngoài ra, cỗ máy mấy ngàn năm kia rốt cuộc là vật gì? Có chắc nó nằm ở nơi sâu nhất trong đường hầm không?” Vì món hàng hời mà Tư Mã Khôi hứa, khiến lão Lưu Hoại Thủy đương nhiên chấp nhận mà moi hết gan ruột ra nói cả cho anh biết.
Lão bảo: “Chúng ta phải nói từng chuyện một, trước tiên kể về cái gọi là ‘cỗ máy’ hay bảo nó là ‘thiết bị’ thì cũng được. Trừ mấy từ đó ra tôi cũng thực sự không thể tìm ra từ nào thích hợp hơn để hình dung về nó, cổ thư gọi nó là “nhật quỹ” – là vật dùng để đo lường đất trời, nó có khả năng tự vận hành.
Thời Xuân Thu Chiến Quốc, nó nằm ở nơi sâu trong đường hầm dưới núi Thần Nông Giá. Trên các bức bích họa và ống trúc trong mấy mộ táng Sở Quốc cổ, bị khai quật ” mấy năm gần đây, cũng có những ghi chép liên quan đến vật này, nhưng nội dung rất li kì, thần bí, người đời nay phần lớn không thể lý giải được.
Vì vùng đất này trước đây từng là biên giới của nước Sở thời xưa, nơi đó các thầy mo rất được trọng dụng. Thời Xuân Thu Chiến Quốc, hơn sáu mươi vạn quân Tần ào ào kéo xuống phía nam diệt Sở, nhưng chẳng ngờ họ lại không hề tìm thấy kho báu vật hay đồng xanh trong cung của Sở Vương.
Nghe nói, năm đó tất cả của cải đều được Sở U Vương chôn giấu ở động Thi Tràng, nơi đó lảng vảng toàn bọn ma bay, người sống không ai dám bén mảng đến gần. Hơn hai ngàn năm sau đó, núi cao trở thành vực sâu, biển rộng trở thành cát dày, địa hình địa mạo phát sinh biến đổi to lớn.
Ngày nay, vị trí cụ thể của con đường hầm trong núi sâu chắc sẽ rất khó tìm, ngoài ra, địa danh động Thi Tràng có từ thời Xuân Thu Chiến Quốc, sau này trong bản đồ của huyện hay địa phương đều không sử dụng tên này nữa. Nó sớm trở thành một lãnh địa thần bí không còn ai biết đến, bởi vậy chỉ cần trên đời này quả thực tồn tại vật đó, thì chắc chắn nó vẫn còn ở trong Thần Nông Giá”.
Tư Mã Khôi nghe lão Lưu Hoại Thủy kể một hồi vẫn không thể tưởng tượng nổi, nhật quỹ rốt cuộc là thứ gì, chắc năm dài tháng rộng, nên những truyền thuyết cổ xưa cũng đã mất đị nội dung ý nghĩa thực sự. Xem ra, chỉ có tận mắt nhìn thấy, tận tay sờ vào, phải tự mình tìm ra nó trong núi sâu, thì mới có cơ hội giải được câu đố này.
Căn cứ theo những ghi chép bằng chữ triện cổ, mà tộc người thờ rắn để lại trong mật thất dưới lòng đất, dường như “nhật quỹ” chính là con đường thông tới vực sâu. Đây cũng là manh mối duy nhất mà Tư Mã Khôi có trong tay, nên bất kể kết quả thế nào, anh cũng quyết tâm phải xuống đó thăm dò một chuyến.
Thế là, đợi sau khi Hải ngọng quay về, mọi người liền tiếp tục thì thầm họp bàn bí mật trong tòa xe. Từ trước tới giờ, Tư Mã Khôi nổi tiếng là người liều mạng, lại có bản lĩnh, anh dự định sửa trộm thư giới thiệu rồi cùng Hải ngọng mạo danh là thành viên đội khảo cổ, trực tiếp tiến vào núi sâu, thăm dò bí mật.
Vả lại, giờ đây hội anh cần cố gắng mai danh ẩn tính, càng ít người biết càng tốt, vì dao súng dễ tránh, ám tiễn khó phòng, lúc này không thể xác định trong nước còn phần tử mai phục của Nấm mồ xanh hay không, ngộ nhỡ để lọt phong thanh thì khó đảm bảo sau khi vào núi không xảy ra sự cố bất ngờ.
Lưu Hoại Thủy không tán thành, lão chỉ hi vọng hội Tư Mã Khôi có thể sống sót trở về, và mang theo mấy món hàng độc có giá trị, nên đương nhiên phải sắp xếp mọi việc thật ổn thỏa mới được. Đại Thần Nông Giá nằm ở rốn núi phía tây tỉnh Hồ Bắc, là vùng sơn cước trùng điệp núi cao rừng rậm, rừng nguyên sinh bao phủ quanh năm không thấy ánh mặt trời, tình hình trong đường hầm dưới lòng đất càng không biết thế nào.
Tuy hội Tít Mã Khôi đều có chút bản lĩnh, nhưng chỉ có hai ngươi vào đó thì có vẻ cũng hơi đơn thương độc mã, e rằng khó thành đại sự; nên chí ít cũng phải trở về Bắc Kinh tính kế lâu dài cái đã, tốt nhất là phải đi tìm mấy vị kì nhân dị sĩ tương trợ mới được. Tư Mã Khôi cũng cảm nhận sâu sắc rằng, lực lượng hiện tại quả thực vô cùng có hạn, nhưng áp lực về thời gian căn bản không cho phép anh trì hoãn thêm nữa.
Giờ đây có điều kiện cũng đi, mà không có điều kiện thì cũng phải tạo ra điều kiện mà đi. Vả lại, Tư Mã Khôi cũng không muốn để những người không liên quan bị cuốn vào chuyện này, số người chết trong hai chuyến đi trước đã quá nhiều rồi. Trước lúc lên tàu, Thắng Hương Lân còn đang truyền nước, cơ thể vẫn còn rất yếu ớt, nhưng từ đầu chí cuối cô đều lắng tai nghe hội Tư Mã Khôi bàn bạc kế hoạch tiến vào núi Đại Thần Nông Giá.
Thắng Hương Lân gắng gượng ngồi dậy, nhỏ giọng nói với Tư Mã Khôi: “Bây giờ tôi đã khỏe rồi. Các anh vào núi tìm nhật quỹ chuyến này là một chuyện vô cùng trọng đại, tôi cũng phải tham gia. Vả lại, trong nhóm mà thiếu thành viên hiểu về kết cấu địa chất, thì khó khăn và nguy hiểm phải đối mặt khi thám hiểm hang động còn gia tăng gấp bội.
Chúng ta đi cùng nhau ít ra còn có thể tiếp ứng cho nhau, bất kể gặp phải tình huống gì cũng có thể bàn bạc tìm cách ứng phó. Anh cứ yên tâm, tôi tuyệt đối không gây phiền phức gì cho anh đâu”. Tư Mã Khôi và Hải ngọng đều hiểu rõ tính Thắng Hương Lân, nhìn bề ngoài có vẻ nhu mì ôn hòa, nhưng thực ra cô là người rất cá tính, những chuyện cô đã nhận định là đúng, thì không bao giờ chịu nghe người khác khuyên bảo, cho dù anh không đồng ý thì cô cũng tự mình bám theo, huống hồ để cô ở lại một mình thì đúng là cũng khó mà yên tâm được.
Lão Lưu Hoại Thủy thực lòng không muốn để Thắng Hương Lân phải mạo hiểm chuyến này, nhưng lời của lão lại càng vô ích, khuyên nhủ mãi không có kết quả, Cuối cùng, lão đành rút ra mấy trăm tiền mặt dùng để mua hàng và tem phiếu của hơn một tạ gạo, tất cả giao cho Tư Mã Khôi, dặn dò anh nhất định phải tìm cách chăm sóc cho Thắng Hương Lân thật chu đáo, còn “hàng độc” để sau nói cũng không muộn, chuyến này đi chỉ cần sống sót trở về là may rồi.
Hội Tư Mã Khôi tính toán kế hoạch xong đâu đấy thì sắc trời đã nhá nhem tối, đang định nằm xuống nghỉ ngơi thì Thắng Hương Lân nói với Tư Mã Khôi: “Trước khi tàu về đến thành phố, nhân viên nhà ga chắc chắn sẽ đến toa giường mềm để kiểm tra, cả bốn người chúng ta cộng gộp lại cũng không bằng một cán bộ cấp 13, đến lúc đó chỉ sợ không che giấu được thân phận nữa.
Hơn nữa, ga Bắc Kinh người đông, tai mắt nhiều, nếu xét đến yếu tố an toàn và bảo mật, thì tốt nhất chúng ta nên xuống xe giữa đường, trực tiếp đi xuống Nam luôn””. Ai ngờ Hải ngọng lại kịch liệt phản đối, anh chàng lớn giọng trình bày một tràng cao kiến. Mở màn là nhắc đến chuyện tàu hỏa, vì Hải ngọng thực sự dành quá nhiều tình cảm cho nó.
Anh bỗng nhớ lại năm xưa, khi hội anh cùng anh Hạ Thiết Đông nam tiến xuống Miến Điện, khi ấy mọi người làm gì có tiền mua vé, giữa đường khó khăn lắm mới lẻn vào được một toa xe lửa. Chuyến tàu đó đừng hỏi là đã bò chậm đến mức nào, vì cứ đi một đoạn lại dừng một đoạn, chạy ì à ì ạch, đến độ sắp làm con người ta rã hết xương cốt; còn người trên tàu vừa đông lại vừa chen chúc, đến ngay cả chỗ để đặt chân xuống cũng không có, cộng thêm thời tiết oi bức, vợ kêu con khóc, nhộn nhạo cả lên, chỗ nào cũng toàn tiếng gào hét, bầu không khí đặc quánh một mùi quái lạ khiến người ta ngộp thở, cái sự đày đọa đó thật đúng là, tổ cha nó, không thể chịu nổi.
Thông thường, những chuyến tàu quá tải như vậy, đa số nhân viên nhà ga đều rất lười soát vé, vì dẫu họ có muốn tận tụy với công việc thì cũng đành bất lực, bởi vì không thể chen chân vào nổi. Có điều, chuyến tàu hôm đó vừa vặn lại do tổ nhân viên Hồng Kì phụ trách. Liên đội này liên tục mấy năm liền được vinh dự bình bầu là tập thể tiên tiến, tất cả thành viên đều là nữ, người nào cũng trẻ măng, những cô em này như được tiêm thêm tiết vịt, nên tinh thần hừng hực nhiệt tình, chẳng sợ bẩn thỉu, lộn xộn gì cả, họ chen chúc qua những khe nhỏ giữa đám đông để soát vé.
Không những vậy, họ còn giúp hành khách chuyển hành lý và mang cả nước uống cho khách, thật đúng là tấm gương sáng lóa cho người khác soi mình vào. Khổ một nỗi, hội Hải ngọng lúc đó lại chỉ sợ bị kiểm tra, rồi tống cổ xuống tàu, nhưng may nhờ anh Thiết Đông đa mưu túc trí, không biết kiếm đâu được một tờ báo rách, mặc kệ mọi người xung quanh có muốn nghe hay không, anh cứ chủ động học tập theo tinh thần của đồng chí Lôi Phong, thực hiện nghĩa vụ đọc báo cho tất 1 khách trên toa cùng nghe, để tuyên truyền tư tưởng, đường cách mạng của Mao Trạch Đông.
Khi ấy anh Thiết Đông làm bộ như rất nhập tâm, giọng đọc sang sảng, có khi còn ngang ngửa với trình độ của mấy anh phát thanh viên trên đài truyền thanh Trung ương ấy chứ. Mấy cô em soát vé thấy cảnh đó thì vô cùng cảm động, thấy câu thanh niên kia sao mà vừa cao to đẹp trai, tư tưởng lại giác ngộ, ngồi trên tàu mà còn tự giác đọc báo cho quần chúng nghe, tuyên truyền tình thế tốt đẹp trước mắt của cách mạng; người có tư tưởng giác ngộ đến mức ấy thì làm gì có chuyện đi tàu còn trốn vé? Thế là, các cô bỏ qua hội anh, không cần soát vé nữa, mọi người cũng nhờ vậy mới thoát nạn, nhưng lòng vẫn vỗ cùng tự ti, mãi đến tận bây giờ cái bóng đen năm ấy vẫn còn lẩn khuất đâu đó trong tâm tưởng.
Thế rồi mọi người trốn khỏi Miến Điện trở về tổ quốc, Hải ngọng lại cùng Tư Mã Khôi lên tàu làm công việc khổ sai, và tất cả ký ức liên quan đến tàu còn lưu lại trong đầu, chẳng cái nào khiến anh muốn nhớ lại, nên bây giờ dẫu nằm mơ, anh cũng không ngờ lại có ngày mình hưởng diễm phúc đi toa giường mềm và sang toa ăn đánh chén một bữa đàng hoàng như thế, bon chen đến được tận bước này, coi như cả đời Hải ngọng cũng không sống uổng.
Thế mà bây giờ, đít còn chưa ngồi ấm chỗ, nỡ nào lại bắt anh phải xuống tàu giữa chừng cơ chứ? Hải ngọng vừa nói đến đây, lão Lưu Hoại Thủy đột nhiên đứng bật dậy: “Nghe cậu nhắc đến tàu hỏa, tôi chợt nhớ ra một chuyện quan trọng”. Hải ngọng còn đang hậm hực, bị Lưu Hoại Thủy cắt lời, liền thể hiện luôn thái độ bất mãn: “Trí nhớ của lão kiểu gì vậy ! Tôi không nói lão cũng chẳng nhớ ra, sao hễ tôi nói một cái là lão đã nhớ ra luôn thế hả? Tôi thấy Lưu sư phụ hình như hơi mắc chứng lẩn thẩn của người già thì phải, cứ đà này thì đúng là cách giai đoạn đánh trống thổi kèn chẳng mấy hồi nữa đâu, nhân lúc đầu óc còn minh mẫn, lão mau về mua hai trái bi sắt, để lúc rảnh rang nắm trong tay mà xoa đi xoa lại….” Tư Mã Khôi liếc xéo Hải ngọng một cái, ra hiệu bảo anh lát nữa hãy nói, sau đó quay sang hỏi Lưu Hoại Thủy: “Chuyện ông bác định nói, là chuyện tốt hay chuyện xấu vậy?” .
Tôi muốn nghe cụ thể sự tình”. Lưu Hoại Thủy mím môi rồi nói: “Theo như tôi biết, vật đó quả thực có thật, nhưng niên đại cổ xưa quá, đừng nói một gã đánh trống con như tôi, mà ngay cả bây giờ, ông chủ Viễn dẫu tái thế thì cũng chưa chắc giải thích rõ ràng được. Tôi dốc hết kiến thức về hàng họ ra cũng chẳng sao, nhưng chuyện này thì chỉ là nghe người khác kể lại, không dám bảo đảm nó là thật hay giả, bởi thế, tôi nói thì lão gia cũng chỉ nghe để đấy thôi nhé!” Tư Mã Khôi gật đầu đồng ý, cuốn sổ giải mã trong tay phần đầu ghi bản dịch chữ cồ triều Hạ, hơn nửa sau vẫn còn để trắng, anh liền tiện tay lấy bút ra ghi chép tỉ mỉ những điểm quan trọng mà Lưu Hoại Thủy kể lại.
Thì ra, tập thác bản Sơn Hải Đồ mà đội khảo cổ mang về từ lòng đất chỉ là 1/9 tấm bản đồ. Những hình vẽ thần bí này ghi chép các loại địa hình địa mạo bên dưới tầng địa biểu và lượng lớn các loại sinh vật cổ đại. Ở khu vực tiệm cận điểm tận cùng, các bức vẽ mô tả một người khổng lồ mọc sừng thịt trên đầu, phía trước bày một vật thể thần bí hình tròn như cái đĩa, nó chia ra thành nhiều tầng, trông vừa giống vừa không giống tòa tháp, nhưng rất cổ quái kì dị, vì khắp thân mình nó khắc toàn những hoa văn phức tạp và thần bí, cũng không biết là kim loại hay đất đá, tứ phía có dị thú quấn quanh, phía trên là một con quái xà nuốt núi đang quây tròn mấy vòng.
Lúc hội Tư Mã Khôi ở trong thành cổ dưới lòng đất cũng nhìn thấy bức bích họa tương tự như vậy. Căn cứ vào bản giải mã chữ triện cổ triều Hạ, họ biết được, hình người mọc sừng trên đầu chính là thị tộc Thần Nông thời thượng cổ, còn vật thể hình cầu có tên là “nhật quỹ”(1), nó là chìa khóa then chốt thông xuống vực sâu ở tâm Trái đất.
[1] Nhật quỹ: là một loại đồng hồ mặt trời được dùng từ thời xa xưa, một trong những dụng cụ đo thời gian cổ xưa nhất của nhân loại. Những lời Lưu Hoại Thủy vừa nói về cơ bản khá đồng nhất với những manh mối Tư Mã Khôi đang nắm trong tay, nhưng cũng có nhiều điểm anh chưa hề biết Lưu Hoại Thủy kể rất tường tận.
Lão nói, những chuyện như “Toại Nhân tạo lửa, Hữu Sào dựng nhà, Nữ Oa vá trời, Phục Hy kết lưới, Thương Hiệt tạo chữ” đều là những sự tích về các bậc đại thánh đại đức thời thượng cổ, nếu không có họ thì đến tận ngày nay chúng ta vẫn còn ăn lông ở lỗ, ngủ vắt vẻo trên cây nữa kìa, phần đông những người thượng cổ này đều có thân hình rất cao lớn, tính tình vô cùng thuần phác, vì họ sống ở thời kì nguyên thủy xa xưa nên hình hài đều giống thú.
Hậu thế đời sau đã tô tem hóa những bậc cổ thánh tiên hiền này. Bởi vậy, nói đến Thần Nông thị, “Thuật dị ký” đã mô tả họ là đầu mọc sừng, bụng trong suốt như thủy tinh, có thể nhìn xuyên thấu cả gan ruột, bất kể họ ăn gì, đều có thể đứng ngoài trông rõ mồn một, vì thế họ mới có khả năng nếm thử bách thảo và phân biệt ngũ cốc.
Có điều, lão Lưu Hoại Thủy cũng cho rằng, vị Thần Nông phác họa trên Sơn Hải Đồ có lẽ chỉ là một tọa độ địa lý nào đó, đại khái ám thị một tòa núi lớn nằm dưới lòng đất. Nghe nói, nơi cao nhất của một ngọn núi già là Thần Nông Giá. Đó là ngọn núi cheo leo hiểm trở, cây rừng rậm rạp, từ xưa đến nay đều vắng bóng người lai vãng, vùng này nằm ở cực đông của mạch núi Đại Ba kéo dài .
Tương truyền, thị tộc Thần Nông đã gá gỗ thành giá đỡ làm nhà nên nơi này mới có tên Thần Nông Giá. Năm 1970, nước ta hợp nhất ba vùng là huyện Phòng, huyện Hưng và Ba Đông thành huyện Thần Nông Giá, cái tên này trước đây là tên núi, sau này lấy thành tên huyện. Tư Mã Khôi nghe đến đây, cảm thấy có đôi chỗ vẫn lơ mơ, anh thắc mắc: “Chỉ thông qua mấy hình vẽ trong thác bản, thì làm sao có thể dễ dàng xác định, nó chính là một tọa độ địa lý?” Lưu Hoại Thủy nói: “Sơn Hải Đồ ghi chép rõ ràng thế còn gì, có điều muốn hiểu tỉ mỉ địa hình địa thế của vùng này, thì trước hết phải xác định được thứ ngoằn ngoèo uốn lượn kia rốt quộc là thứ gì trước đã.” Tư Mã Khôi ngạc nhiên hỏi: “Hình như nó là con mãng xà khổng lồ ẩn mình dưới lòng đất, không những vậy thân hình nó còn to lớn dị thường, có thể nuốt trọn cả một trái núi.
Nhưng nó thì có liên quan gì đến địa hình địa thế ở đây?” Lưu Hoại Thủy nói: “Làm gì có con quái xà nuốt núi nào chứ. Lão gia thử nhìn kỹ lại đi, xem nó còn giống thứ gì khác không?” Tư Mã Khôi ngắm đi ngắm lại tấm thác bản, nếu nói nó là quái xà dưới lòng đất thì cũng chỉ là hình thù đại khái thôi, chứ không thể phân biệt nổi đâu là đầu, là đuôi.
Nhãn lực của anh rốt cuộc vẫn không thể nhận ra đây là vật thể gì. Lưu Hoại Thủy nói: “Thực ra nó là đường hầm trong lòng núi, tầng nham thạch phía trong xám ngoét, giống hệt khúc ruột lòi ra từ cỗ tử thi, bảo nó giống con mãng xà cũng chẳng saỉ. Nó chính là động huyệt quanh co do thiên nhiên tạo hóa nằm trong núi sâu, cổ nhân gọi nó là Thi Tràng động, tức là hang động ruột người chết.
Hình núi phía bên trên cũng rất đặc biệt, hóa thạch chôn giấu trong địa tầng nhiều vô kể, loại địa hình địa thế này cực kì hiếm gặp, chỉ trong rừng rậm nguyên sinh Thần Nông Giá mới có thôi. Nghe cắc cụ thời xưa kể lại, Thi Tràng động sâu không thấy đáy, điểm tận cùng chắc là thông với núi Âm Sơn, nơi giam hãm linh hồn con người.” Tư Mã Khôi nói: “Nó chẳng phải chính là sơn động hình rắn uốn lượn trùng điệp kia sao? Chẳng lẽ còn sâu hơn cả kính viễn vọng Lopnor nữa à? Theo ghi chép trong sách cổ, vực sâu nhất trên Trái đất chính là vực Cửu Tuyền.
Nếu tôi nhớ không nhầm, Trang Tử từng nói ‘Viên ngọc đáng giá ngàn vàng chắc hẳn được đặt dưới hàm con hắc long nằm ẩn mình dưới đáy vực sâu Cửu Tuyền’. Điều này chứng tỏ, mọi bảo vật đích thực đều năm ở nơi sâu nhất dưới lòng đất, bởi vậy địa động càng sâu càng tốt”.
Lưu Hoại Thủy gật đồng tán đồng: “Chuyến này các lão gia đi mà thành công, thì đúng là còn gì bằng, món hàng khủng của tôi coi như cũng có hi vọng gặt hái được. Nhưng lời của Trang Tử còn ám chỉ rõ nơi đó vô cùng hung hiểm. Lão gia đừng quên cổ nhân từng nói ‘dẫu có nến Thiện Chúc, cũng không soi tỏ vực sâu Cửu Tuyền”, đủ thấy dưới lòng đất có những vật tuyệt đối không được nhìn vào, cũng tuyệt đối không được phép tìm hiểu.
Tôi chỉ mong Bát lão gia ngàn vạn lần đừng một đi không trở về mới hay”. Tư Mã Khôi nghe lão nói mà trong lòng cũng thấy rờn rợn, vực sâu Cửu Tuyền mà cổ nhân dự báo, có lẽ cũng chính là nơi mà Nấm mồ xanh muốn tìm. Anh quay sang hỏi Lưu Hoại Thủy: “Vị trí cụ thể của động Thi Tràng toàn là đường núi cheo leo hiểm trở, biển rừng rậm rạp bao phủ, rất nhiều sườn núi chênh vênh dựng đứng, nếu chỉ dựa vào sức của hai người thì làm sao tìm thấy lối vào của đường hầm? Ngoài ra, cỗ máy mấy ngàn năm kia rốt cuộc là vật gì? Có chắc nó nằm ở nơi sâu nhất trong đường hầm không?” Vì món hàng hời mà Tư Mã Khôi hứa, khiến lão Lưu Hoại Thủy đương nhiên chấp nhận mà moi hết gan ruột ra nói cả cho anh biết.
Lão bảo: “Chúng ta phải nói từng chuyện một, trước tiên kể về cái gọi là ‘cỗ máy’ hay bảo nó là ‘thiết bị’ thì cũng được. Trừ mấy từ đó ra tôi cũng thực sự không thể tìm ra từ nào thích hợp hơn để hình dung về nó, cổ thư gọi nó là “nhật quỹ” – là vật dùng để đo lường đất trời, nó có khả năng tự vận hành.
Thời Xuân Thu Chiến Quốc, nó nằm ở nơi sâu trong đường hầm dưới núi Thần Nông Giá. Trên các bức bích họa và ống trúc trong mấy mộ táng Sở Quốc cổ, bị khai quật ” mấy năm gần đây, cũng có những ghi chép liên quan đến vật này, nhưng nội dung rất li kì, thần bí, người đời nay phần lớn không thể lý giải được.
Vì vùng đất này trước đây từng là biên giới của nước Sở thời xưa, nơi đó các thầy mo rất được trọng dụng. Thời Xuân Thu Chiến Quốc, hơn sáu mươi vạn quân Tần ào ào kéo xuống phía nam diệt Sở, nhưng chẳng ngờ họ lại không hề tìm thấy kho báu vật hay đồng xanh trong cung của Sở Vương.
Nghe nói, năm đó tất cả của cải đều được Sở U Vương chôn giấu ở động Thi Tràng, nơi đó lảng vảng toàn bọn ma bay, người sống không ai dám bén mảng đến gần. Hơn hai ngàn năm sau đó, núi cao trở thành vực sâu, biển rộng trở thành cát dày, địa hình địa mạo phát sinh biến đổi to lớn.
Ngày nay, vị trí cụ thể của con đường hầm trong núi sâu chắc sẽ rất khó tìm, ngoài ra, địa danh động Thi Tràng có từ thời Xuân Thu Chiến Quốc, sau này trong bản đồ của huyện hay địa phương đều không sử dụng tên này nữa. Nó sớm trở thành một lãnh địa thần bí không còn ai biết đến, bởi vậy chỉ cần trên đời này quả thực tồn tại vật đó, thì chắc chắn nó vẫn còn ở trong Thần Nông Giá”.
Tư Mã Khôi nghe lão Lưu Hoại Thủy kể một hồi vẫn không thể tưởng tượng nổi, nhật quỹ rốt cuộc là thứ gì, chắc năm dài tháng rộng, nên những truyền thuyết cổ xưa cũng đã mất đị nội dung ý nghĩa thực sự. Xem ra, chỉ có tận mắt nhìn thấy, tận tay sờ vào, phải tự mình tìm ra nó trong núi sâu, thì mới có cơ hội giải được câu đố này.
Căn cứ theo những ghi chép bằng chữ triện cổ, mà tộc người thờ rắn để lại trong mật thất dưới lòng đất, dường như “nhật quỹ” chính là con đường thông tới vực sâu. Đây cũng là manh mối duy nhất mà Tư Mã Khôi có trong tay, nên bất kể kết quả thế nào, anh cũng quyết tâm phải xuống đó thăm dò một chuyến.
Thế là, đợi sau khi Hải ngọng quay về, mọi người liền tiếp tục thì thầm họp bàn bí mật trong tòa xe. Từ trước tới giờ, Tư Mã Khôi nổi tiếng là người liều mạng, lại có bản lĩnh, anh dự định sửa trộm thư giới thiệu rồi cùng Hải ngọng mạo danh là thành viên đội khảo cổ, trực tiếp tiến vào núi sâu, thăm dò bí mật.
Vả lại, giờ đây hội anh cần cố gắng mai danh ẩn tính, càng ít người biết càng tốt, vì dao súng dễ tránh, ám tiễn khó phòng, lúc này không thể xác định trong nước còn phần tử mai phục của Nấm mồ xanh hay không, ngộ nhỡ để lọt phong thanh thì khó đảm bảo sau khi vào núi không xảy ra sự cố bất ngờ.
Lưu Hoại Thủy không tán thành, lão chỉ hi vọng hội Tư Mã Khôi có thể sống sót trở về, và mang theo mấy món hàng độc có giá trị, nên đương nhiên phải sắp xếp mọi việc thật ổn thỏa mới được. Đại Thần Nông Giá nằm ở rốn núi phía tây tỉnh Hồ Bắc, là vùng sơn cước trùng điệp núi cao rừng rậm, rừng nguyên sinh bao phủ quanh năm không thấy ánh mặt trời, tình hình trong đường hầm dưới lòng đất càng không biết thế nào.
Tuy hội Tít Mã Khôi đều có chút bản lĩnh, nhưng chỉ có hai ngươi vào đó thì có vẻ cũng hơi đơn thương độc mã, e rằng khó thành đại sự; nên chí ít cũng phải trở về Bắc Kinh tính kế lâu dài cái đã, tốt nhất là phải đi tìm mấy vị kì nhân dị sĩ tương trợ mới được. Tư Mã Khôi cũng cảm nhận sâu sắc rằng, lực lượng hiện tại quả thực vô cùng có hạn, nhưng áp lực về thời gian căn bản không cho phép anh trì hoãn thêm nữa.
Giờ đây có điều kiện cũng đi, mà không có điều kiện thì cũng phải tạo ra điều kiện mà đi. Vả lại, Tư Mã Khôi cũng không muốn để những người không liên quan bị cuốn vào chuyện này, số người chết trong hai chuyến đi trước đã quá nhiều rồi. Trước lúc lên tàu, Thắng Hương Lân còn đang truyền nước, cơ thể vẫn còn rất yếu ớt, nhưng từ đầu chí cuối cô đều lắng tai nghe hội Tư Mã Khôi bàn bạc kế hoạch tiến vào núi Đại Thần Nông Giá.
Thắng Hương Lân gắng gượng ngồi dậy, nhỏ giọng nói với Tư Mã Khôi: “Bây giờ tôi đã khỏe rồi. Các anh vào núi tìm nhật quỹ chuyến này là một chuyện vô cùng trọng đại, tôi cũng phải tham gia. Vả lại, trong nhóm mà thiếu thành viên hiểu về kết cấu địa chất, thì khó khăn và nguy hiểm phải đối mặt khi thám hiểm hang động còn gia tăng gấp bội.
Chúng ta đi cùng nhau ít ra còn có thể tiếp ứng cho nhau, bất kể gặp phải tình huống gì cũng có thể bàn bạc tìm cách ứng phó. Anh cứ yên tâm, tôi tuyệt đối không gây phiền phức gì cho anh đâu”. Tư Mã Khôi và Hải ngọng đều hiểu rõ tính Thắng Hương Lân, nhìn bề ngoài có vẻ nhu mì ôn hòa, nhưng thực ra cô là người rất cá tính, những chuyện cô đã nhận định là đúng, thì không bao giờ chịu nghe người khác khuyên bảo, cho dù anh không đồng ý thì cô cũng tự mình bám theo, huống hồ để cô ở lại một mình thì đúng là cũng khó mà yên tâm được.
Lão Lưu Hoại Thủy thực lòng không muốn để Thắng Hương Lân phải mạo hiểm chuyến này, nhưng lời của lão lại càng vô ích, khuyên nhủ mãi không có kết quả, Cuối cùng, lão đành rút ra mấy trăm tiền mặt dùng để mua hàng và tem phiếu của hơn một tạ gạo, tất cả giao cho Tư Mã Khôi, dặn dò anh nhất định phải tìm cách chăm sóc cho Thắng Hương Lân thật chu đáo, còn “hàng độc” để sau nói cũng không muộn, chuyến này đi chỉ cần sống sót trở về là may rồi.
Hội Tư Mã Khôi tính toán kế hoạch xong đâu đấy thì sắc trời đã nhá nhem tối, đang định nằm xuống nghỉ ngơi thì Thắng Hương Lân nói với Tư Mã Khôi: “Trước khi tàu về đến thành phố, nhân viên nhà ga chắc chắn sẽ đến toa giường mềm để kiểm tra, cả bốn người chúng ta cộng gộp lại cũng không bằng một cán bộ cấp 13, đến lúc đó chỉ sợ không che giấu được thân phận nữa.
Hơn nữa, ga Bắc Kinh người đông, tai mắt nhiều, nếu xét đến yếu tố an toàn và bảo mật, thì tốt nhất chúng ta nên xuống xe giữa đường, trực tiếp đi xuống Nam luôn””. Ai ngờ Hải ngọng lại kịch liệt phản đối, anh chàng lớn giọng trình bày một tràng cao kiến. Mở màn là nhắc đến chuyện tàu hỏa, vì Hải ngọng thực sự dành quá nhiều tình cảm cho nó.
Anh bỗng nhớ lại năm xưa, khi hội anh cùng anh Hạ Thiết Đông nam tiến xuống Miến Điện, khi ấy mọi người làm gì có tiền mua vé, giữa đường khó khăn lắm mới lẻn vào được một toa xe lửa. Chuyến tàu đó đừng hỏi là đã bò chậm đến mức nào, vì cứ đi một đoạn lại dừng một đoạn, chạy ì à ì ạch, đến độ sắp làm con người ta rã hết xương cốt; còn người trên tàu vừa đông lại vừa chen chúc, đến ngay cả chỗ để đặt chân xuống cũng không có, cộng thêm thời tiết oi bức, vợ kêu con khóc, nhộn nhạo cả lên, chỗ nào cũng toàn tiếng gào hét, bầu không khí đặc quánh một mùi quái lạ khiến người ta ngộp thở, cái sự đày đọa đó thật đúng là, tổ cha nó, không thể chịu nổi.
Thông thường, những chuyến tàu quá tải như vậy, đa số nhân viên nhà ga đều rất lười soát vé, vì dẫu họ có muốn tận tụy với công việc thì cũng đành bất lực, bởi vì không thể chen chân vào nổi. Có điều, chuyến tàu hôm đó vừa vặn lại do tổ nhân viên Hồng Kì phụ trách. Liên đội này liên tục mấy năm liền được vinh dự bình bầu là tập thể tiên tiến, tất cả thành viên đều là nữ, người nào cũng trẻ măng, những cô em này như được tiêm thêm tiết vịt, nên tinh thần hừng hực nhiệt tình, chẳng sợ bẩn thỉu, lộn xộn gì cả, họ chen chúc qua những khe nhỏ giữa đám đông để soát vé.
Không những vậy, họ còn giúp hành khách chuyển hành lý và mang cả nước uống cho khách, thật đúng là tấm gương sáng lóa cho người khác soi mình vào. Khổ một nỗi, hội Hải ngọng lúc đó lại chỉ sợ bị kiểm tra, rồi tống cổ xuống tàu, nhưng may nhờ anh Thiết Đông đa mưu túc trí, không biết kiếm đâu được một tờ báo rách, mặc kệ mọi người xung quanh có muốn nghe hay không, anh cứ chủ động học tập theo tinh thần của đồng chí Lôi Phong, thực hiện nghĩa vụ đọc báo cho tất 1 khách trên toa cùng nghe, để tuyên truyền tư tưởng, đường cách mạng của Mao Trạch Đông.
Khi ấy anh Thiết Đông làm bộ như rất nhập tâm, giọng đọc sang sảng, có khi còn ngang ngửa với trình độ của mấy anh phát thanh viên trên đài truyền thanh Trung ương ấy chứ. Mấy cô em soát vé thấy cảnh đó thì vô cùng cảm động, thấy câu thanh niên kia sao mà vừa cao to đẹp trai, tư tưởng lại giác ngộ, ngồi trên tàu mà còn tự giác đọc báo cho quần chúng nghe, tuyên truyền tình thế tốt đẹp trước mắt của cách mạng; người có tư tưởng giác ngộ đến mức ấy thì làm gì có chuyện đi tàu còn trốn vé? Thế là, các cô bỏ qua hội anh, không cần soát vé nữa, mọi người cũng nhờ vậy mới thoát nạn, nhưng lòng vẫn vỗ cùng tự ti, mãi đến tận bây giờ cái bóng đen năm ấy vẫn còn lẩn khuất đâu đó trong tâm tưởng.
Thế rồi mọi người trốn khỏi Miến Điện trở về tổ quốc, Hải ngọng lại cùng Tư Mã Khôi lên tàu làm công việc khổ sai, và tất cả ký ức liên quan đến tàu còn lưu lại trong đầu, chẳng cái nào khiến anh muốn nhớ lại, nên bây giờ dẫu nằm mơ, anh cũng không ngờ lại có ngày mình hưởng diễm phúc đi toa giường mềm và sang toa ăn đánh chén một bữa đàng hoàng như thế, bon chen đến được tận bước này, coi như cả đời Hải ngọng cũng không sống uổng.
Thế mà bây giờ, đít còn chưa ngồi ấm chỗ, nỡ nào lại bắt anh phải xuống tàu giữa chừng cơ chứ? Hải ngọng vừa nói đến đây, lão Lưu Hoại Thủy đột nhiên đứng bật dậy: “Nghe cậu nhắc đến tàu hỏa, tôi chợt nhớ ra một chuyện quan trọng”. Hải ngọng còn đang hậm hực, bị Lưu Hoại Thủy cắt lời, liền thể hiện luôn thái độ bất mãn: “Trí nhớ của lão kiểu gì vậy ! Tôi không nói lão cũng chẳng nhớ ra, sao hễ tôi nói một cái là lão đã nhớ ra luôn thế hả? Tôi thấy Lưu sư phụ hình như hơi mắc chứng lẩn thẩn của người già thì phải, cứ đà này thì đúng là cách giai đoạn đánh trống thổi kèn chẳng mấy hồi nữa đâu, nhân lúc đầu óc còn minh mẫn, lão mau về mua hai trái bi sắt, để lúc rảnh rang nắm trong tay mà xoa đi xoa lại….” Tư Mã Khôi liếc xéo Hải ngọng một cái, ra hiệu bảo anh lát nữa hãy nói, sau đó quay sang hỏi Lưu Hoại Thủy: “Chuyện ông bác định nói, là chuyện tốt hay chuyện xấu vậy?” .
Danh sách chương