Trương Lập nói: "Khi Thế chiến II mới bắt đầu, Đại sứ quán Anh ở Na uy có nhận được một bức thư nặc danh, nội dung thư hết sức kỳ quái, viết rằng, nếu nước Anh muốn biết thông tin tình báo của quân Đức, thì đài BBC của Anh trong chương trình phát đến nước Đức hãy thêm vào một câu, "Xin chào, đây là London". Sau khi bức thư này chuyển về nước Anh và được các cơ quan tình báo nước này nghiên cứu kỹ, đài BBC liền bắt đầu thử thêm vào chương trình phát thanh đến nước Đức câu "Xin chào, đây là London" đó. Sự việc phát sinh như vậy. Sau khi thay đổi nội dung phát sóng được một tuần, lính tuần tra Đại sứ quán Anh ở Na uy đã phát hiện một cái bọc trên bậc cấp. Không ai có thể ngờ được, bên trong đó lại là các thông tin tình báo quân sự cơ mật nhất, về tên lửa đạn đạo V- 1, V- 2, máy bay không người lái… của quân Đức. Nguồn tin duy nhất lộ ra ngoài là qua tay binh sĩ đã nhặt được cái bọc đó. Anh ta nói trên cái bọc có một ký hiệu hết sức kỳ quái hình dạng giống như chữ X. Điệp viên X từ đó đã trở thành điệp viên thần bí nhất, đặc biệt nhất trong lịch sử Thế chiến II. Nghe nói cả cơ quan tình báo Anh quốc cũng không thể tra ra lai lịch con người này. Cũng có giả thiết nói cục trưởng Cục Tình báo Anh biết người này là ai, nhưng ông ta đã mang theo bí mật đó xuống mồ. Sau khi Thế chiến II kết thúc, binh sĩ kia đã vẽ lại ký hiệu đó, vì nó không hoàn toàn giống chữ X, nên rất nổi bật, đúng là ký hiệu ấy, không thể sai được!"
Giáo sư Phương Tân trầm ngâm nói: "Nếu là vậy…"
Nhạc Dương đã không chờ được nữa, hấp tấp kêu lên: "Là Hector Merkin! Ngay từ lúc Thế chiến II nổ ra, y đã để lại cho mình một đường lui rồi. Đến lúc đó, bất kể là nước nào chiến thắng, y cũng có thể tự xưng mình là công thần, vì vậy về sau y mới có thể dễ dàng trà trộn vào Công viên Bletchley như thế, nói không chừng là đã liên lạc từ trước rồi!"
Trương Lập lè lưỡi nói: "Lợi dụng tham vọng giành được thắng lợi của các bên tham chiến, dụ dỗ cả một đất nước phục vụ cho mục đích của mình, rồi khi đất nước ấy đối diện với nguy cơ sụp đổ hoàn toàn, lại thành công hoán đổi thân phận, trở thành đại công thần bí mật của bên giành chiến thắng. Nếu tất cả những chuyện này đều do một tay người tên Hector Merkin đó làm, y thực quá đáng sợ, so với tên Merkin mà chúng ta phải đối mặt hiện giờ còn đáng sợ hơn nhiều."
Giáo sư Phương Tân nói: "Ba người tên Merkin này, đều có quốc tịch Bồ Đào Nha, vì vậy chúng ta có lý do để tin rằng, đây là một gia tộc đã tìm kiếm Bạc Ba La thần miếu trong suốt một thời gian rất dài, mỗi đời bọn họ đều có người tìm kiếm Bạc Ba La thần miếu. Nếu giả thiết này được xác thực, thì sẽ giải thích được rất nhiều nghi vấn mà chúng ta chưa tìm ra lời giải đáp. Nhưng vẫn còn một điểm cuối cùng không thể nào giải thích được, một gia tộc có lịch sử lâu đời như thế, đồng thời còn nắm trong tay một lượng thông tin khổng lồ, tại sao lại chú ý đến Trác Mộc Cường Ba, chú ý đến đội ngũ nhỏ nhoi hoàn toàn không đáng để mắt như chúng ta chứ?"
Nhạc Dương nêu ý kiến: "Tôi cho rằng đây có thể là trùng hợp. Ban đầu Cường Ba thiếu gia và mọi người không phải đã đi Mông Hà tìm người Qua Ba điên kia hay sao? Về sau, người điên đó bị bắt cóc đi mất, quá nửa là Merkin đã chú ý đến mọi người từ lúc đó rồi."
Trác Mộc Cường Ba hỏi ngược lại: "Tên Merkin đó làm sao biết được thông tin về người điên ở Mông Hà nhỉ?"
Nhạc Dương nghĩ ngợi giây lát rồi đáp: "Có lẽ là thông tin từ nguồn nào đó thôi, xét cho cùng gia tộc bọn y cũng để ý đến Bạc Ba La thần miếu và bộ tộc Qua Ba đâu chỉ mới một hai năm. Còn chuyện anh biết được thông tin về người điên ở Mông Hà ấy, đó mới gọi là trùng hợp."
Trác Mộc Cường Ba nghe xong, không nói gì cả. Cách nói của Nhạc Dương gần giống hệt như pháp sư Tháp Tây, nhưng giáo sư Phương Tân lại lắc đầu, giải thích kiểu như vậy rất khiên cưỡng. Nhạc Dương đã liên tiếp hai lần nhắc đến chữ "trùng hợp", đây chính là một điều đại kỵ trong phân tích logic.
Trương Lập ngồi bên máy tính xem ảnh, vô ý ấn nhầm một cái, trên màn hình liền hiện ra một tấm hình khác, toàn là những đường diềm thẳng đứng tạo bởi các hoa văn hình vuông. Trương Lập lấy làm lạ hỏi: "Cái gì đây thế?"
Mẫn Mẫn đáp: "À, đây là những thông tin vẫn chưa được dịch. Giáo sư đã liên lạc với các chuyên gia nhờ dịch giúp chúng ta rồi."
Trương Lập lại hỏi: "Đây là văn tự gì thế?"
"Tiếng Bát Tư Ba." Giáo sư Phương Tân mở lên một bức hình khác, cũng vẫn là thứ văn tự trông như hoa văn trang trí trên tường chùa miếu đó. Ông nói: "Đây là văn tự chính thức của Mông Cổ, do đại sư Tây Tạng Bát Tư Ba sáng tạo ra, nhưng vì nó không phù hợp với thói quen viết lách của người Mông Cổ thời bấy giờ, hơn nữa triều Nguyên tồn tại chẳng được bao lâu đã bị diệt vong, nên thời gian lưu hành của loại văn tự này rất ngắn. Bởi thế, về cơ bản chỉ có các văn thư chính thức của triều đình nhà Nguyên sử dụng loại chữ này, người biết đọc nó cũng không nhiều."
Trương Lập nói: "Chuyện này liên quan gì đến Bạc Ba La thần miếu?"
Nhạc Dương nói: "Nếu đã thu thập ở đây, thì chắc là có liên quan gì đó đến Bạc Ba La thần miếu rồi."
Trương Lập "ồ" lên một tiếng, không hỏi tiếp nữa, nhưng Nhạc Dương lại hỏi tiếp: "Vậy, còn về Bạc Ba La thần miếu thì sao, Cường Ba thiếu gia có phát hiện gì mới không?"
Trác Mộc Cường Ba nói: "Ừm, tôi cũng đang định nói với các cậu đây. Tài liệu mang về lần này, hầu như đều có liên quan đến giai đoạn Thế chiến II, quân Đức thu thập thông tin tình báo của các nước về Tây Tạng, ngoài ra còn một số thông tin về thí nghiệm trên cơ thể người ở các trại diệt chủng. Các thông tin thực sự có liên quan đến Bạc Ba La thần miếu hay Shambhala kỳ thực rất ít, đại khái chỉ chiếm một phần ba trong số tài liệu, trong đó có rất nhiều tài liệu trùng lặp với những gì Lữ Cánh Nam đã đưa cho chúng ta từ trước, một số thư từ, bút ký gì đấy của Morton Stanley, chúng ta đều đã xem qua hết cả rồi. Thu hoạch lớn nhất của chúng ta, là đã vô tình phát hiện ra quan hệ giữa gia tộc Merkin và Bạc Ba La thần miếu. Đương nhiên, vẫn còn một số thứ chưa kịp phân tích, như là các tư liệu tiếng Bát Tư Ba này, đại khái chiếm khoảng một phần năm, có lẽ chúng ít nhiều cũng có quan hệ gì đó với Bạc Ba La thần miếu. Có điều, số tài liệu này có thể cung cấp cho chúng ta đầu mối để tìm được Bạc Ba La thần miếu hay không thì vẫn còn là ẩn số. Ừm, khoảng thời gian này, tôi và Mẫn Mẫn sẽ tiếp tục tìm kiếm thông tin về thần miếu trong các tư liệu lịch sử. Chúng tôi đang chỉnh lý sắp xếp và lập biên niên sử Bạc Ba La thần miếu, đã đi vào giai đoạn hoàn thiện rồi, không bao lâu nữa sẽ phát cho mỗi thành viên mới một bản, để mọi người biết chúng ta cần phải tìm kiếm thứ gì. Giờ tôi chỉ có thể cho các cậu biết thái độ của các nước trên thế giới đối với Bạc Ba La thần miếu trong thời kỳ Thế chiến II thôi, hoặc cũng có thể nói là, thái độ biểu hiện đối với Tây Tạng cũng được, có hứng thú muốn nghe không?"
Trương Lập và Nhạc Dương gật gật đầu.
Trác Mộc Cường Ba đổi giọng, lấy làm hứng chí nói: "Lúc nãy kể đến đoạn lần đầu tiên hai nước Anh, Đức phối hợp tiến vào Tây Tạng, cuối cùng HM giết hết tất cả người Anh, đồng thời để lại một bộ phận người Đức ở Tây Tạng, chúng ta có thể suy đoán, trong cả quá trình Thế chiến II, bọn họ vẫn đồn trú trong căn cứ địa ở Tây Tạng, thăm dò, đo đạc, tìm kiếm. Tiếp theo đây, tôi sẽ nói về lần thứ hai Đức Quốc xã phái người thâm nhập Tây Tạng như thế nào.
Năm 1941, nước Đức gặp phải một trận thảm bại xưa nay chưa từng có, tổn thất khoảng 500.000 binh sĩ dạn dày kinh nghiệm, 1.300 xe tăng, 2.500 khẩu pháo trong trận Moscow. Trong chiến dịch Stalingrad còn có khoảng 1.000.000 quân Đức phải chịu đựng mùa đông lạnh giá đói khát. Khi mới bắt đầu tấn công, không ai có thể dự đoán cục diện này sẽ xảy ra. Hitler nổi giận lôi đình, cả bộ tham mưu của ông ta cũng không nghĩ ra được phương sách nào, chỉ có thể hy vọng ông trời ban kỳ tích.
Các quan chức cấp cao của đảng Quốc xã nôn nóng muốn xoay chuyển cục diện trên chiến trường đã nghĩ đủ cách, có người đi cầu sự giúp đỡ của chiêm tinh thuật, có người làm phép phù thủy, Himmler cũng tích cực dự trù kế hoạch vì ngày mai tươi sáng của Đế chế thứ ba. Điều đầu tiên ông ta nghĩ đến chính là "trục trung tâm địa cầu" của Tây Tạng chúng ta. Chính vì vậy Himmler đã đến xin gặp Hitler, bí mật hội đàm sáu tiếng đồng hồ, đệ trình lên nhà độc tài một bản báo cáo dày hơn 2.000 trang, nghe nói trong đó còn có một tấm bản đồ đánh dấu vị trí suy đoán của Shambhala. Hitler đã trả lời rằng, phải lập tức tiến hành, tiến hành một cách trọng điểm kế hoạch này.
Himmler bắt đầu chuẩn bị cho chuyến thám hiểm Tây Tạng lần thứ hai. Ông ta tuyển lựa trong Hiệp hội Di sản Tổ tiên của mình đủ các loại kỳ nhân dị sĩ, đưa họ tới Tây Tạng qua nhiều đường khác nhau, hy vọng sử dụng năng lực kỳ dị của họ để phát hiện lối vào Shambhala, nhưng đám người đó hầu hết là lũ lừa gạt đường phố, làm sao có thể cung cấp nổi thông tin gì hữu dụng, thành thử kế hoạch này cứ thế bị kéo dài suốt một thời gian.
Đến năm 1943, tình hình trên chiến trường chuyển biến xấu hết sức nghiêm trọng, một bộ phận sĩ quan trong nước cũng đã bắt đầu nảy sinh cảm giác chán ghét chiến tranh, Hitler liền hạ lệnh, nhất thiết phải tìm được Shambhala, thay đổi trục trung tâm địa cầu, thay đổi vận mệnh của Đế chế thứ ba. Trước cơn giận dữ của Quốc trưởng, Himmler vội vàng thành lập một đội cảm tử, dự định để họ leo lên khảo sát những ngọn núi tuyết con người chưa từng chinh phục ở vùng Tây Tạng.
Quân đội Đức lần này đã huy động tất cả các chuyên gia leo núi có kinh nghiệm của cả nước, cầm đầu nhóm là một người tên Halle từng đoạt quán quân cuộc thi leo núi Alps. Mục tiêu nhóm là hội quân với các lính Đức đang đồn trú ở Tây Tạng, sau đó tiến vào khu vực không người trên núi tuyết để tìm kiếm Shambhala, nhưng nhóm chuyên gia do Halle dẫn đầu ấy không thể vượt qua được vùng kiểm soát của quân Anh trên đất Ấn Độ, toàn bộ bị bắt làm tù binh. Quân Anh thu được một lượng lớn tài liệu, tuy không phá được mật mã và dịch sang tiếng Anh, nhưng chính phủ Anh cũng đã lập tức biết mục đích của toán quân Đức này. Cục tình báo Anh MI6 đã đưa ra một phương án ứng phó, tạo cơ hội để Halle đào tẩu, sau đó bí mật theo dõi, hy vọng có thể thông qua người này để phát hiện nhóm quân Đức đóng ở Tây Tạng, từ đó nhắm đến Shambhala. Để bọn Halle không nghi ngờ, bọn họ còn cố ý tăng cường cai quản, khiến mấy lần vượt ngục trước của đám người Đức đều không thành công, sau đó mới cố ý sơ hở, khiến bọn Halle tưởng rằng mình phải khó khăn lắm mới thoát được ra ngoài. Nhưng sự việc này lại bị tình báo Đức tiềm phục ở Tây Tạng dò la được, thành ra phía Đức cũng lập tức đối phó, mật báo với Halle, để bọn họ cứ đi lòng vòng không mục đích ở Tây Tạng, khiến nhân viên tình báo Anh không biết đâu mà lần.
Tài liệu chúng ta có trong tay, chính là điện báo mà cơ quan tình báo Đức chặn được, từ đó họ biết được thông tin phía Anh đã bắt sống cả nhóm Halle và thu được một lượng lớn tư liệu, để có phản ứng trước đối sách của nước Anh. Vì vậy Halle không tìm thấy căn cứ của quân Đức ở Tây Tạng, người Anh cũng không thể tìm được Shambhala, nhưng quân Đức đồn trú ở Tây Tạng có đến được Shambhala hay không, nội dung tài liệu của chúng ta lại không nhắc đến, có lẽ phần này đã bị phía Mỹ lấy mất rồi. Sự thực là, trong Thế chiến II, hai nước Anh và Đức đã chiến đấu đến một mất một còn, sức cùng lực kiệt, mà vẫn không thể hoàn thành nhiệm vụ tìm kiếm Shambhala hay Shangri- la, ngược lại, kẻ đắc lợi thực sự lại là Liên Xô và Mỹ. Sau chiến tranh, bọn họ không những chia phần toàn bộ thông tin tình báo của quân Đức, mà cả trước và trong Thế chiến II, hai siêu cường này cũng chưa từng bỏ qua ý định tìm kiếm Shambhala.
Kỳ thực, thời điểm Liên Xô bắt đầu tìm kiếm Bạc Ba La thần miếu chỉ sau có Anh, Pháp. Từ năm 1870, nhà địa lý học lừng danh người Nga Nikolai Mikhailovich Przhevalsky đã biết thông tin về kho báu của Morton Stanley, lập tức nêu khẩu hiệu "muốn hiểu Tây Tạng, phải đến Tây Tạng". Ông ta cũng trở thành người Nga đầu tiên tiến vào vùng đất này. Chúng ta không rõ ông ta đã đến những nơi nào, nhưng theo tài liệu tìm được, ông này rất không được hoan nghênh ở Tây Tạng, có lẽ là do ảnh hưởng tiêu cực của nước Anh và Morton Stanley thời bấy giờ. Nikolai Mikhailovich Przhevalsky còn chưa đến được Lhasa thì đã bị trục xuất rồi. Nhưng ông ta vẫn không bỏ cuộc, mấy lần qua nhiều đường khác nhau tìm cáchtiến vào thám hiểm Tây Tạng, cuối cùng đã chết trên đường xâm nhập vùng đất của chúng ta. Nhưng cái chết của Nikolai Mikhailovich Przhevalsky không hề chấm dứt hoạt động thăm dò Tây Tạng của nước Nga, mà tiếp đó Piotr Kozlov đã lập đội thám hiểm, xâm nhập thành công Tây Tạng, tiến hành rất nhiều hoạt động thám hiểm, rồi còn viết lại thành sách các trải nghiệm của mình, đặt nhan đề là Cuộc thám hiểm Tây Tạng. Từ sau đó trở đi, vô số người Nga đã theo bước tiền nhân bắt đầu nghiên cứu Tây Tạng. Vậy là, từ trước khi kho báu của Morton Stanley lộ ra, vùng đất Tây Tạng gần như ít ai chú ý đến ấy đã bắt đầu có mỗi lúc một nhiều bóng người Nga xuất hiện.
Nghiên cứu của Nga về Tây Tạng rất sâu sắc, rất tường tận, mấu chốt ở chỗ mỗi lần các nhà thám hiểm người Nga vào đất Tạng, đều có một phát hiện gì đó. Họ đã mang đi rất nhiều kinh văn, quyển trục cổ, vàng bạc châu báu, tượng đá… và cũng xuất bản rất nhiều sách về Tây Tạng. Tây Tạng và Lạt Ma, Người hành hương Phật giáo ở Thánh địa Tây Tạng, Nhật ký du lịch Tây Tạng, Tượng Di lặc ở kim điện La Bốc Lăng… đều là về thám hiểm Tây Tạng cả, hơn nữa còn toàn đề cập đến các phát hiện chùa miếu hoang phế, kinh văn cổ, vàng bạc châu báu. Những cuốn sách ấy đã thu hút thêm càng nhiều người Nga khác đến Tây Tạng thám hiểm, hoặc nói chính xác hơn là đến Tây Tạng tìm báu vật. Đương nhiên, tất cả đều ngấm ngầm có một mục tiêu chung… tìm kiếm Bạc Ba La thần miếu! Đến thời kỳ Liên bang Xô viết, người Nga đã thành lập một cơ quan chuyên nghiên cứu Tây Tạng, tên gọi đầy đủ là "Phòng nghiên cứu Ấn- Tạng thuộc phân viện Leningrad của Viện Đông Phương học trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô". Bề ngoài, cơ quan này chuyên nghiên cứu khu vực nói tiếng Tạng ở hai triền dãy Himalaya, bao gồm chế độ tôn giáo, phong thổ nhân tình, kiến trúc tự viện, đời sống của tăng lữ, sự chia rẽ của các giáo phái ở Tây Tạng, nhưng thực chất hướng nghiên cứu chính của họ lại là những khoảng trống trong lịch sử Tây Tạng, hành trình tiến vào Tây Tạng của Morton Stanley, khả năng tồn tại một nền văn minh thất lạc hoặc văn minh tiền sử trong những khu vực không người thuộcdãy Himalaya.
Sau năm 1922, Liên Xô đã nhiều lần đưa điệp viên vào Tây Tạng, một mặt đút lót mua chuộc quý tộc địa phương, bố thí quyên tặng chùa chiền miếu mạo, mặt khác lấy danh nghĩa đo đạc thăm dò, đi khắp nơi tìm kiếm dấu vết của Bạc Ba La thần miếu.
Ở thời điểm quan trọng nhất của Thế chiến II, trong cuộc tấn công Berlin, cũng là các sĩ quan thuộc Bộ Nội vụ Liên Xô xông vào tòa nhà đế quốc trước. Bọn họ đã phát hiện ở đây một thi thể lạt ma Tây Tạng, cũng có ý kiến cho rằng đó không phải thi thể. Tình hình cụ thể lúc ấy như thế nào không ai biết được, nhưng có thể khẳng định, người Nga đã lấy được rất nhiều tài liệu trong tòa nhà này, số lượng chúng ta đang nắm trong tay đây so với đó chỉ là một phần rất nhỏ.
Còn nữa, trong cả thời kỳ Nga Xô, không thể không nhắc đến gia tộc này, gia tộc Borovsky. Đây là thông tin từ phía pháp sư Tháp Tây. Ông tổ của gia tộc này là Roman Borovsky từng theo Nikolai Mikhailovich Przhevalsky và Piotr Kozlov đến Tây Tạng thám hiểm, con cháu đời sau của gia tộc cũng không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu về Tây Tạng và Bạc Ba La thần miếu, hiển nhiên là họ đã đi xa hơn những người Nga khác rất nhiều. Thời kỳ Cách mạng Tháng Mười, gia tộc Borovsky di cư sang châu u, cháu đời thứ tư của Roman Borovsky từng theo học rất nhiều nhà Tây Tạng học và Hán học nổi tiếng ở Paris, London, ngoài ra còn sang Mỹ học nữa. Năm 1923, ông ta và cha mình đã đến La Khắc, Hòa Điền, Liên Xô, Mông Cổ, rồi lại từ Tây Tạng đến Sikkim, trải qua năm năm, khai quật được rất nhiều kinh văn, quyển trục cổ, nghe nói còn phát hiện được một ngôi đền của Bản giáo bỏ hoang ở gần Hắc Hà, lấy được hai kinh Đan Châu Nhĩ và Cam Châu Nhĩ 1 hoàn chỉnh của Bản giáo, và vô số thanga. Sau này ông ta viết một cuốn sách, giới thiệu rất tỉ mỉ dấu tích lịch sử của Bản giáo Tây Tạng. Borovsky rất tinh, ông ta biết lịch sử Tây Tạng vẫn còn tồn tại nhiều khoảng trống, và thời đó có rất nhiều người nghiên cứu lịch sử Tây Tạng, gần như cực khó để có được những khám phá đặc biệt, vì vậy, ông ta chuyển hướng, chuyên nghiên cứu các bức thanga cổ đại và tượng Phật, bích họa trong các chùa chiền, hòng tìm kiếm dấu vết của Bạc Ba La thần miếu. Về điểm này, Borovsky rất giống với Giuseppe Tucci."
Đến đó Mẫn Mẫn liền lên tiếng bổ sung: "Giuseppe Tucci là nhà thám hiểm người Italia, chuyên nghiên cứu các đồ trang sức kim loại của Tây Tạng, đặc biệt là Thiên thiết, Thiên châu để tìm ra đầu mối dẫn đến Bạc Ba La thần miếu. Giuseppe Tucci kiên trì cho rằng, Thiên thiết và Thiên châu cùng những trang sức bằng kim loại khác, đều có khả năng là đồ vật của thời đại bị trống trong lịch sử ấy lưu lại. Từ những món trang sức ấy, rất có thể sẽ tìm ra đầu mối đưa ta đến với Bạc Ba La thần miếu."
Trác Mộc Cường Ba tiếp lời: "Một phần các tài liệu của gia tộc Borovsky đã trở về Liên Xô, một phần khác có lẽ đã lưu lạc đến Mỹ. Có thể nói, Mỹ là siêu cường biết đến Bạc Ba La thần miếu chậm nhất, vì khoảng cách giữa Mỹ và Tây Tạng xa nhất, hơn nữa các nước kia đều tiến hành tìm kiếm Bạc Ba La thần miếu một cách vô cùng bí mật. Nhưng mức độ coi trọng của người Mỹ với Bạc Ba La thần miếu có thể nói là vượt xa so với các nước Anh, Nga, Đức, mà bản thân họ còn rất nhanh nhạy, hiệu suất làm việc cực cao. Năm 1939, họ mới biết thông tin về Bạc Ba La thần miếu, ngay cuối năm ấy, đã thành lập một cơ quan tình báo chuyên trách khu vực Tây Tạng, do người đứng đầu bộ phận Phân tích Chiến lược châu u thời bấy giờ, cũng là người sau này được xưng tụng là cha đẻ của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), William Joseph Donovan trực tiếp phụ trách. Cuối năm 1942, chính vào thời điểm nước Đức đang tích cực chuẩn bị tiến vào Tây Tạng lần thứ hai, William Donovan mặc dù bộn bề công việc vẫn không thể không tách một phần nhân lực để nghiên cứu tất cả các thông tin liên quan đến Tây Tạng. Người Mỹ tinh ranh hơn người Anh, họ không tiếp xúc thẳng với bọn Halle, và cũng biết nước Anh chiếm ưu thế ở khu vực Ấn Độ. Cơ quan tình báo Mỹ lợi dụng thời cơ chính phủ Quốc dân Trung Quốc đang muốn xây dựng một con đường nối liền Trung- Ấn xuyên Tây Tạng để tiện vận chuyển vật tư chiến lược, phái đi một nhóm đặc công ưu tú xâm nhập Tây Tạng, tiến hành tiếp xúc bí mật với các quý tộc Tây Tạng cũng như nhiều thế lực khác tại địa phương, hòng phát hiện Shangri- la trước người Đức một bước.
Ngoài mấy nước lớn nói trên, cả Pháp, Ý, Nhật Bản và nhiều quốc gia khác cũng ào ào tiến về Tây Tạng. Trong Thế chiến II, tất cả đều phái gián điệp đến đây. Người ngoại quốc ăn mặc đủ kiểu, nói đủ loại khẩu âm khác nhau đi đi lại lại trên đường, Lhasa lúc bấy giờ thật chẳng khác gì một đô thị quốc tế lớn cả. Nhưng cũng không một người dân Tạng nào biết được, đám người nước ngoài qua lại tấp nập ấy rốt cuộc là đang tìm kiếm thứ gì."
--------------------------------
1 Phiên âm tiếng Tạng: Bstan- h!gyur và Bkah!- h!gyu, là hai bộ thuộc Tây Tạng Đại Tạng Kinh, hay còn gọi là Chính Tạng và Phó Tạng (hoặc Tạp Tạng).
Giáo sư Phương Tân trầm ngâm nói: "Nếu là vậy…"
Nhạc Dương đã không chờ được nữa, hấp tấp kêu lên: "Là Hector Merkin! Ngay từ lúc Thế chiến II nổ ra, y đã để lại cho mình một đường lui rồi. Đến lúc đó, bất kể là nước nào chiến thắng, y cũng có thể tự xưng mình là công thần, vì vậy về sau y mới có thể dễ dàng trà trộn vào Công viên Bletchley như thế, nói không chừng là đã liên lạc từ trước rồi!"
Trương Lập lè lưỡi nói: "Lợi dụng tham vọng giành được thắng lợi của các bên tham chiến, dụ dỗ cả một đất nước phục vụ cho mục đích của mình, rồi khi đất nước ấy đối diện với nguy cơ sụp đổ hoàn toàn, lại thành công hoán đổi thân phận, trở thành đại công thần bí mật của bên giành chiến thắng. Nếu tất cả những chuyện này đều do một tay người tên Hector Merkin đó làm, y thực quá đáng sợ, so với tên Merkin mà chúng ta phải đối mặt hiện giờ còn đáng sợ hơn nhiều."
Giáo sư Phương Tân nói: "Ba người tên Merkin này, đều có quốc tịch Bồ Đào Nha, vì vậy chúng ta có lý do để tin rằng, đây là một gia tộc đã tìm kiếm Bạc Ba La thần miếu trong suốt một thời gian rất dài, mỗi đời bọn họ đều có người tìm kiếm Bạc Ba La thần miếu. Nếu giả thiết này được xác thực, thì sẽ giải thích được rất nhiều nghi vấn mà chúng ta chưa tìm ra lời giải đáp. Nhưng vẫn còn một điểm cuối cùng không thể nào giải thích được, một gia tộc có lịch sử lâu đời như thế, đồng thời còn nắm trong tay một lượng thông tin khổng lồ, tại sao lại chú ý đến Trác Mộc Cường Ba, chú ý đến đội ngũ nhỏ nhoi hoàn toàn không đáng để mắt như chúng ta chứ?"
Nhạc Dương nêu ý kiến: "Tôi cho rằng đây có thể là trùng hợp. Ban đầu Cường Ba thiếu gia và mọi người không phải đã đi Mông Hà tìm người Qua Ba điên kia hay sao? Về sau, người điên đó bị bắt cóc đi mất, quá nửa là Merkin đã chú ý đến mọi người từ lúc đó rồi."
Trác Mộc Cường Ba hỏi ngược lại: "Tên Merkin đó làm sao biết được thông tin về người điên ở Mông Hà nhỉ?"
Nhạc Dương nghĩ ngợi giây lát rồi đáp: "Có lẽ là thông tin từ nguồn nào đó thôi, xét cho cùng gia tộc bọn y cũng để ý đến Bạc Ba La thần miếu và bộ tộc Qua Ba đâu chỉ mới một hai năm. Còn chuyện anh biết được thông tin về người điên ở Mông Hà ấy, đó mới gọi là trùng hợp."
Trác Mộc Cường Ba nghe xong, không nói gì cả. Cách nói của Nhạc Dương gần giống hệt như pháp sư Tháp Tây, nhưng giáo sư Phương Tân lại lắc đầu, giải thích kiểu như vậy rất khiên cưỡng. Nhạc Dương đã liên tiếp hai lần nhắc đến chữ "trùng hợp", đây chính là một điều đại kỵ trong phân tích logic.
Trương Lập ngồi bên máy tính xem ảnh, vô ý ấn nhầm một cái, trên màn hình liền hiện ra một tấm hình khác, toàn là những đường diềm thẳng đứng tạo bởi các hoa văn hình vuông. Trương Lập lấy làm lạ hỏi: "Cái gì đây thế?"
Mẫn Mẫn đáp: "À, đây là những thông tin vẫn chưa được dịch. Giáo sư đã liên lạc với các chuyên gia nhờ dịch giúp chúng ta rồi."
Trương Lập lại hỏi: "Đây là văn tự gì thế?"
"Tiếng Bát Tư Ba." Giáo sư Phương Tân mở lên một bức hình khác, cũng vẫn là thứ văn tự trông như hoa văn trang trí trên tường chùa miếu đó. Ông nói: "Đây là văn tự chính thức của Mông Cổ, do đại sư Tây Tạng Bát Tư Ba sáng tạo ra, nhưng vì nó không phù hợp với thói quen viết lách của người Mông Cổ thời bấy giờ, hơn nữa triều Nguyên tồn tại chẳng được bao lâu đã bị diệt vong, nên thời gian lưu hành của loại văn tự này rất ngắn. Bởi thế, về cơ bản chỉ có các văn thư chính thức của triều đình nhà Nguyên sử dụng loại chữ này, người biết đọc nó cũng không nhiều."
Trương Lập nói: "Chuyện này liên quan gì đến Bạc Ba La thần miếu?"
Nhạc Dương nói: "Nếu đã thu thập ở đây, thì chắc là có liên quan gì đó đến Bạc Ba La thần miếu rồi."
Trương Lập "ồ" lên một tiếng, không hỏi tiếp nữa, nhưng Nhạc Dương lại hỏi tiếp: "Vậy, còn về Bạc Ba La thần miếu thì sao, Cường Ba thiếu gia có phát hiện gì mới không?"
Trác Mộc Cường Ba nói: "Ừm, tôi cũng đang định nói với các cậu đây. Tài liệu mang về lần này, hầu như đều có liên quan đến giai đoạn Thế chiến II, quân Đức thu thập thông tin tình báo của các nước về Tây Tạng, ngoài ra còn một số thông tin về thí nghiệm trên cơ thể người ở các trại diệt chủng. Các thông tin thực sự có liên quan đến Bạc Ba La thần miếu hay Shambhala kỳ thực rất ít, đại khái chỉ chiếm một phần ba trong số tài liệu, trong đó có rất nhiều tài liệu trùng lặp với những gì Lữ Cánh Nam đã đưa cho chúng ta từ trước, một số thư từ, bút ký gì đấy của Morton Stanley, chúng ta đều đã xem qua hết cả rồi. Thu hoạch lớn nhất của chúng ta, là đã vô tình phát hiện ra quan hệ giữa gia tộc Merkin và Bạc Ba La thần miếu. Đương nhiên, vẫn còn một số thứ chưa kịp phân tích, như là các tư liệu tiếng Bát Tư Ba này, đại khái chiếm khoảng một phần năm, có lẽ chúng ít nhiều cũng có quan hệ gì đó với Bạc Ba La thần miếu. Có điều, số tài liệu này có thể cung cấp cho chúng ta đầu mối để tìm được Bạc Ba La thần miếu hay không thì vẫn còn là ẩn số. Ừm, khoảng thời gian này, tôi và Mẫn Mẫn sẽ tiếp tục tìm kiếm thông tin về thần miếu trong các tư liệu lịch sử. Chúng tôi đang chỉnh lý sắp xếp và lập biên niên sử Bạc Ba La thần miếu, đã đi vào giai đoạn hoàn thiện rồi, không bao lâu nữa sẽ phát cho mỗi thành viên mới một bản, để mọi người biết chúng ta cần phải tìm kiếm thứ gì. Giờ tôi chỉ có thể cho các cậu biết thái độ của các nước trên thế giới đối với Bạc Ba La thần miếu trong thời kỳ Thế chiến II thôi, hoặc cũng có thể nói là, thái độ biểu hiện đối với Tây Tạng cũng được, có hứng thú muốn nghe không?"
Trương Lập và Nhạc Dương gật gật đầu.
Trác Mộc Cường Ba đổi giọng, lấy làm hứng chí nói: "Lúc nãy kể đến đoạn lần đầu tiên hai nước Anh, Đức phối hợp tiến vào Tây Tạng, cuối cùng HM giết hết tất cả người Anh, đồng thời để lại một bộ phận người Đức ở Tây Tạng, chúng ta có thể suy đoán, trong cả quá trình Thế chiến II, bọn họ vẫn đồn trú trong căn cứ địa ở Tây Tạng, thăm dò, đo đạc, tìm kiếm. Tiếp theo đây, tôi sẽ nói về lần thứ hai Đức Quốc xã phái người thâm nhập Tây Tạng như thế nào.
Năm 1941, nước Đức gặp phải một trận thảm bại xưa nay chưa từng có, tổn thất khoảng 500.000 binh sĩ dạn dày kinh nghiệm, 1.300 xe tăng, 2.500 khẩu pháo trong trận Moscow. Trong chiến dịch Stalingrad còn có khoảng 1.000.000 quân Đức phải chịu đựng mùa đông lạnh giá đói khát. Khi mới bắt đầu tấn công, không ai có thể dự đoán cục diện này sẽ xảy ra. Hitler nổi giận lôi đình, cả bộ tham mưu của ông ta cũng không nghĩ ra được phương sách nào, chỉ có thể hy vọng ông trời ban kỳ tích.
Các quan chức cấp cao của đảng Quốc xã nôn nóng muốn xoay chuyển cục diện trên chiến trường đã nghĩ đủ cách, có người đi cầu sự giúp đỡ của chiêm tinh thuật, có người làm phép phù thủy, Himmler cũng tích cực dự trù kế hoạch vì ngày mai tươi sáng của Đế chế thứ ba. Điều đầu tiên ông ta nghĩ đến chính là "trục trung tâm địa cầu" của Tây Tạng chúng ta. Chính vì vậy Himmler đã đến xin gặp Hitler, bí mật hội đàm sáu tiếng đồng hồ, đệ trình lên nhà độc tài một bản báo cáo dày hơn 2.000 trang, nghe nói trong đó còn có một tấm bản đồ đánh dấu vị trí suy đoán của Shambhala. Hitler đã trả lời rằng, phải lập tức tiến hành, tiến hành một cách trọng điểm kế hoạch này.
Himmler bắt đầu chuẩn bị cho chuyến thám hiểm Tây Tạng lần thứ hai. Ông ta tuyển lựa trong Hiệp hội Di sản Tổ tiên của mình đủ các loại kỳ nhân dị sĩ, đưa họ tới Tây Tạng qua nhiều đường khác nhau, hy vọng sử dụng năng lực kỳ dị của họ để phát hiện lối vào Shambhala, nhưng đám người đó hầu hết là lũ lừa gạt đường phố, làm sao có thể cung cấp nổi thông tin gì hữu dụng, thành thử kế hoạch này cứ thế bị kéo dài suốt một thời gian.
Đến năm 1943, tình hình trên chiến trường chuyển biến xấu hết sức nghiêm trọng, một bộ phận sĩ quan trong nước cũng đã bắt đầu nảy sinh cảm giác chán ghét chiến tranh, Hitler liền hạ lệnh, nhất thiết phải tìm được Shambhala, thay đổi trục trung tâm địa cầu, thay đổi vận mệnh của Đế chế thứ ba. Trước cơn giận dữ của Quốc trưởng, Himmler vội vàng thành lập một đội cảm tử, dự định để họ leo lên khảo sát những ngọn núi tuyết con người chưa từng chinh phục ở vùng Tây Tạng.
Quân đội Đức lần này đã huy động tất cả các chuyên gia leo núi có kinh nghiệm của cả nước, cầm đầu nhóm là một người tên Halle từng đoạt quán quân cuộc thi leo núi Alps. Mục tiêu nhóm là hội quân với các lính Đức đang đồn trú ở Tây Tạng, sau đó tiến vào khu vực không người trên núi tuyết để tìm kiếm Shambhala, nhưng nhóm chuyên gia do Halle dẫn đầu ấy không thể vượt qua được vùng kiểm soát của quân Anh trên đất Ấn Độ, toàn bộ bị bắt làm tù binh. Quân Anh thu được một lượng lớn tài liệu, tuy không phá được mật mã và dịch sang tiếng Anh, nhưng chính phủ Anh cũng đã lập tức biết mục đích của toán quân Đức này. Cục tình báo Anh MI6 đã đưa ra một phương án ứng phó, tạo cơ hội để Halle đào tẩu, sau đó bí mật theo dõi, hy vọng có thể thông qua người này để phát hiện nhóm quân Đức đóng ở Tây Tạng, từ đó nhắm đến Shambhala. Để bọn Halle không nghi ngờ, bọn họ còn cố ý tăng cường cai quản, khiến mấy lần vượt ngục trước của đám người Đức đều không thành công, sau đó mới cố ý sơ hở, khiến bọn Halle tưởng rằng mình phải khó khăn lắm mới thoát được ra ngoài. Nhưng sự việc này lại bị tình báo Đức tiềm phục ở Tây Tạng dò la được, thành ra phía Đức cũng lập tức đối phó, mật báo với Halle, để bọn họ cứ đi lòng vòng không mục đích ở Tây Tạng, khiến nhân viên tình báo Anh không biết đâu mà lần.
Tài liệu chúng ta có trong tay, chính là điện báo mà cơ quan tình báo Đức chặn được, từ đó họ biết được thông tin phía Anh đã bắt sống cả nhóm Halle và thu được một lượng lớn tư liệu, để có phản ứng trước đối sách của nước Anh. Vì vậy Halle không tìm thấy căn cứ của quân Đức ở Tây Tạng, người Anh cũng không thể tìm được Shambhala, nhưng quân Đức đồn trú ở Tây Tạng có đến được Shambhala hay không, nội dung tài liệu của chúng ta lại không nhắc đến, có lẽ phần này đã bị phía Mỹ lấy mất rồi. Sự thực là, trong Thế chiến II, hai nước Anh và Đức đã chiến đấu đến một mất một còn, sức cùng lực kiệt, mà vẫn không thể hoàn thành nhiệm vụ tìm kiếm Shambhala hay Shangri- la, ngược lại, kẻ đắc lợi thực sự lại là Liên Xô và Mỹ. Sau chiến tranh, bọn họ không những chia phần toàn bộ thông tin tình báo của quân Đức, mà cả trước và trong Thế chiến II, hai siêu cường này cũng chưa từng bỏ qua ý định tìm kiếm Shambhala.
Kỳ thực, thời điểm Liên Xô bắt đầu tìm kiếm Bạc Ba La thần miếu chỉ sau có Anh, Pháp. Từ năm 1870, nhà địa lý học lừng danh người Nga Nikolai Mikhailovich Przhevalsky đã biết thông tin về kho báu của Morton Stanley, lập tức nêu khẩu hiệu "muốn hiểu Tây Tạng, phải đến Tây Tạng". Ông ta cũng trở thành người Nga đầu tiên tiến vào vùng đất này. Chúng ta không rõ ông ta đã đến những nơi nào, nhưng theo tài liệu tìm được, ông này rất không được hoan nghênh ở Tây Tạng, có lẽ là do ảnh hưởng tiêu cực của nước Anh và Morton Stanley thời bấy giờ. Nikolai Mikhailovich Przhevalsky còn chưa đến được Lhasa thì đã bị trục xuất rồi. Nhưng ông ta vẫn không bỏ cuộc, mấy lần qua nhiều đường khác nhau tìm cáchtiến vào thám hiểm Tây Tạng, cuối cùng đã chết trên đường xâm nhập vùng đất của chúng ta. Nhưng cái chết của Nikolai Mikhailovich Przhevalsky không hề chấm dứt hoạt động thăm dò Tây Tạng của nước Nga, mà tiếp đó Piotr Kozlov đã lập đội thám hiểm, xâm nhập thành công Tây Tạng, tiến hành rất nhiều hoạt động thám hiểm, rồi còn viết lại thành sách các trải nghiệm của mình, đặt nhan đề là Cuộc thám hiểm Tây Tạng. Từ sau đó trở đi, vô số người Nga đã theo bước tiền nhân bắt đầu nghiên cứu Tây Tạng. Vậy là, từ trước khi kho báu của Morton Stanley lộ ra, vùng đất Tây Tạng gần như ít ai chú ý đến ấy đã bắt đầu có mỗi lúc một nhiều bóng người Nga xuất hiện.
Nghiên cứu của Nga về Tây Tạng rất sâu sắc, rất tường tận, mấu chốt ở chỗ mỗi lần các nhà thám hiểm người Nga vào đất Tạng, đều có một phát hiện gì đó. Họ đã mang đi rất nhiều kinh văn, quyển trục cổ, vàng bạc châu báu, tượng đá… và cũng xuất bản rất nhiều sách về Tây Tạng. Tây Tạng và Lạt Ma, Người hành hương Phật giáo ở Thánh địa Tây Tạng, Nhật ký du lịch Tây Tạng, Tượng Di lặc ở kim điện La Bốc Lăng… đều là về thám hiểm Tây Tạng cả, hơn nữa còn toàn đề cập đến các phát hiện chùa miếu hoang phế, kinh văn cổ, vàng bạc châu báu. Những cuốn sách ấy đã thu hút thêm càng nhiều người Nga khác đến Tây Tạng thám hiểm, hoặc nói chính xác hơn là đến Tây Tạng tìm báu vật. Đương nhiên, tất cả đều ngấm ngầm có một mục tiêu chung… tìm kiếm Bạc Ba La thần miếu! Đến thời kỳ Liên bang Xô viết, người Nga đã thành lập một cơ quan chuyên nghiên cứu Tây Tạng, tên gọi đầy đủ là "Phòng nghiên cứu Ấn- Tạng thuộc phân viện Leningrad của Viện Đông Phương học trực thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô". Bề ngoài, cơ quan này chuyên nghiên cứu khu vực nói tiếng Tạng ở hai triền dãy Himalaya, bao gồm chế độ tôn giáo, phong thổ nhân tình, kiến trúc tự viện, đời sống của tăng lữ, sự chia rẽ của các giáo phái ở Tây Tạng, nhưng thực chất hướng nghiên cứu chính của họ lại là những khoảng trống trong lịch sử Tây Tạng, hành trình tiến vào Tây Tạng của Morton Stanley, khả năng tồn tại một nền văn minh thất lạc hoặc văn minh tiền sử trong những khu vực không người thuộcdãy Himalaya.
Sau năm 1922, Liên Xô đã nhiều lần đưa điệp viên vào Tây Tạng, một mặt đút lót mua chuộc quý tộc địa phương, bố thí quyên tặng chùa chiền miếu mạo, mặt khác lấy danh nghĩa đo đạc thăm dò, đi khắp nơi tìm kiếm dấu vết của Bạc Ba La thần miếu.
Ở thời điểm quan trọng nhất của Thế chiến II, trong cuộc tấn công Berlin, cũng là các sĩ quan thuộc Bộ Nội vụ Liên Xô xông vào tòa nhà đế quốc trước. Bọn họ đã phát hiện ở đây một thi thể lạt ma Tây Tạng, cũng có ý kiến cho rằng đó không phải thi thể. Tình hình cụ thể lúc ấy như thế nào không ai biết được, nhưng có thể khẳng định, người Nga đã lấy được rất nhiều tài liệu trong tòa nhà này, số lượng chúng ta đang nắm trong tay đây so với đó chỉ là một phần rất nhỏ.
Còn nữa, trong cả thời kỳ Nga Xô, không thể không nhắc đến gia tộc này, gia tộc Borovsky. Đây là thông tin từ phía pháp sư Tháp Tây. Ông tổ của gia tộc này là Roman Borovsky từng theo Nikolai Mikhailovich Przhevalsky và Piotr Kozlov đến Tây Tạng thám hiểm, con cháu đời sau của gia tộc cũng không ngừng tìm hiểu, nghiên cứu về Tây Tạng và Bạc Ba La thần miếu, hiển nhiên là họ đã đi xa hơn những người Nga khác rất nhiều. Thời kỳ Cách mạng Tháng Mười, gia tộc Borovsky di cư sang châu u, cháu đời thứ tư của Roman Borovsky từng theo học rất nhiều nhà Tây Tạng học và Hán học nổi tiếng ở Paris, London, ngoài ra còn sang Mỹ học nữa. Năm 1923, ông ta và cha mình đã đến La Khắc, Hòa Điền, Liên Xô, Mông Cổ, rồi lại từ Tây Tạng đến Sikkim, trải qua năm năm, khai quật được rất nhiều kinh văn, quyển trục cổ, nghe nói còn phát hiện được một ngôi đền của Bản giáo bỏ hoang ở gần Hắc Hà, lấy được hai kinh Đan Châu Nhĩ và Cam Châu Nhĩ 1 hoàn chỉnh của Bản giáo, và vô số thanga. Sau này ông ta viết một cuốn sách, giới thiệu rất tỉ mỉ dấu tích lịch sử của Bản giáo Tây Tạng. Borovsky rất tinh, ông ta biết lịch sử Tây Tạng vẫn còn tồn tại nhiều khoảng trống, và thời đó có rất nhiều người nghiên cứu lịch sử Tây Tạng, gần như cực khó để có được những khám phá đặc biệt, vì vậy, ông ta chuyển hướng, chuyên nghiên cứu các bức thanga cổ đại và tượng Phật, bích họa trong các chùa chiền, hòng tìm kiếm dấu vết của Bạc Ba La thần miếu. Về điểm này, Borovsky rất giống với Giuseppe Tucci."
Đến đó Mẫn Mẫn liền lên tiếng bổ sung: "Giuseppe Tucci là nhà thám hiểm người Italia, chuyên nghiên cứu các đồ trang sức kim loại của Tây Tạng, đặc biệt là Thiên thiết, Thiên châu để tìm ra đầu mối dẫn đến Bạc Ba La thần miếu. Giuseppe Tucci kiên trì cho rằng, Thiên thiết và Thiên châu cùng những trang sức bằng kim loại khác, đều có khả năng là đồ vật của thời đại bị trống trong lịch sử ấy lưu lại. Từ những món trang sức ấy, rất có thể sẽ tìm ra đầu mối đưa ta đến với Bạc Ba La thần miếu."
Trác Mộc Cường Ba tiếp lời: "Một phần các tài liệu của gia tộc Borovsky đã trở về Liên Xô, một phần khác có lẽ đã lưu lạc đến Mỹ. Có thể nói, Mỹ là siêu cường biết đến Bạc Ba La thần miếu chậm nhất, vì khoảng cách giữa Mỹ và Tây Tạng xa nhất, hơn nữa các nước kia đều tiến hành tìm kiếm Bạc Ba La thần miếu một cách vô cùng bí mật. Nhưng mức độ coi trọng của người Mỹ với Bạc Ba La thần miếu có thể nói là vượt xa so với các nước Anh, Nga, Đức, mà bản thân họ còn rất nhanh nhạy, hiệu suất làm việc cực cao. Năm 1939, họ mới biết thông tin về Bạc Ba La thần miếu, ngay cuối năm ấy, đã thành lập một cơ quan tình báo chuyên trách khu vực Tây Tạng, do người đứng đầu bộ phận Phân tích Chiến lược châu u thời bấy giờ, cũng là người sau này được xưng tụng là cha đẻ của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), William Joseph Donovan trực tiếp phụ trách. Cuối năm 1942, chính vào thời điểm nước Đức đang tích cực chuẩn bị tiến vào Tây Tạng lần thứ hai, William Donovan mặc dù bộn bề công việc vẫn không thể không tách một phần nhân lực để nghiên cứu tất cả các thông tin liên quan đến Tây Tạng. Người Mỹ tinh ranh hơn người Anh, họ không tiếp xúc thẳng với bọn Halle, và cũng biết nước Anh chiếm ưu thế ở khu vực Ấn Độ. Cơ quan tình báo Mỹ lợi dụng thời cơ chính phủ Quốc dân Trung Quốc đang muốn xây dựng một con đường nối liền Trung- Ấn xuyên Tây Tạng để tiện vận chuyển vật tư chiến lược, phái đi một nhóm đặc công ưu tú xâm nhập Tây Tạng, tiến hành tiếp xúc bí mật với các quý tộc Tây Tạng cũng như nhiều thế lực khác tại địa phương, hòng phát hiện Shangri- la trước người Đức một bước.
Ngoài mấy nước lớn nói trên, cả Pháp, Ý, Nhật Bản và nhiều quốc gia khác cũng ào ào tiến về Tây Tạng. Trong Thế chiến II, tất cả đều phái gián điệp đến đây. Người ngoại quốc ăn mặc đủ kiểu, nói đủ loại khẩu âm khác nhau đi đi lại lại trên đường, Lhasa lúc bấy giờ thật chẳng khác gì một đô thị quốc tế lớn cả. Nhưng cũng không một người dân Tạng nào biết được, đám người nước ngoài qua lại tấp nập ấy rốt cuộc là đang tìm kiếm thứ gì."
--------------------------------
1 Phiên âm tiếng Tạng: Bstan- h!gyur và Bkah!- h!gyu, là hai bộ thuộc Tây Tạng Đại Tạng Kinh, hay còn gọi là Chính Tạng và Phó Tạng (hoặc Tạp Tạng).
Danh sách chương