Cố Viên không nhớ nhiều tới ngày lần đầu tiên gặp Phú Tiểu Cảnh, nhưng thỉnh thoảng nhớ lại thì luôn thấy đau đầu.
Ngày đó anh đứng trước sự lựa chọn khó khăn nhất trong cuộc đời, sau 7 năm không hề liên lạc được với mẹ, dì tìm anh đưa cho anh một bức thư, thư được viết bởi mẹ anh đang ở Mỹ. Trên đó viết mấy năm bà luôn chuẩn bị để đưa được anh đến Mỹ, hiện giờ thời cơ đã đến, từ khi rời anh mà đi, chưa có đêm nào bà ngủ được một giấc yên ổn, bà biết mấy năm nay anh chịu đựng rất nhiều đau khổ, đợi đến lúc anh đến Mỹ, bà sẽ bù đắp cho anh. Mẹ cũng đề nghị Cố Viên, bảo anh đưa Cố Trinh – ba Cố Viên – đến bệnh viện tâm thần, tòa án sẽ không cho phép một bệnh nhân tâm thần nuôi dạy một đứa con, bà liên hệ luật sư, luật sư sẽ phối hợp với anh để chấm dứt quyền nuôi dưỡng của Cố Trinh, cũng như giúp anh đi Mỹ.
Rất lâu sau khi Cố Viên đến Mỹ mới biết, mẹ đưa anh đến Mỹ chỉ là kế hoạch mới nảy sinh, không phải một quyết định mà bà suy nghĩ suốt 7 năm như bà từng nói. Trước khi gửi thư, bà đã thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm 3 lần mà thất bại, khả năng có con cực kỳ thấp. Anh có thể đến được Mỹ không phải cảm ơn mẹ, mà là nên cảm ơn những em trai em gái không thể sinh ra được trên đời.
Nhiều năm sau, anh phát hiện sở dĩ mình không thể tha thứ cho mẹ mình không phải vì bà đã vì tương lai hạnh phúc bản thân mà cương quyết dứt khoát từ bỏ anh, mà là vì anh không thể chịu đựng được việc bà nói những lời đường hoàng như thế, bởi vì anh đã ngu ngốc tin vào đó. Anh thật sự không thể tha thứ cho sự ngu ngốc đó của mình.
Ngày anh đọc thư mẹ, đó cũng là ngày nhìn thấy lá thư bị từ chối trong hộp thư của ba, mặc dù đã đoán trước sự việc nhưng khi sự việc thật sự xảy ra, anh phát hiện mình không có cách gì để ứng phó.
Cha anh là một bệnh nhân mắc chứng rối loại lưỡng cực* nặng, đã từng bị chẩn đoán nhầm thành tâm thần phân liệt khi mới phát bệnh. Mất mát về tình cảm và bất mãn nghề nghiệp khiến bệnh tình của ông trầm trọng hơn nhưng ông không chịu uống thuốc, sau đó, phòng Giáo vụ không bố trí cho ông lên lớp, ông chỉ được lãnh một khoản lương ít ỏi ở trường.
*(Rối loạn lưỡng cực, hay còn gọi là rối loạn hưng – trầm cảm, là tình trạng tâm thần thay đổi bất thường khiến tâm trạng có thể đột ngột hưng cảm (tăng động, kích động) hoặc trầm cảm. Khi người bệnh cảm thấy chán nản, họ có thể cảm thấy tuyệt vọng và mất hứng thú trong các hoạt động thường ngày. Khi tâm trạng người bệnh thay đổi theo hướng khác, họ sẽ cảm thấy đầy hưng phấn và tràn đầy năng lượng.
Bệnh này có thường có căn nguyên từ di truyền và môi trường. Trong đó tính di truyền có vai trò quan trọng.)
Cha anh khi vui khi buồn không có quy luật rõ ràng, đôi lúc cũng có những lúc bình thường, lúc đó cha đối xử với anh rất tốt. Nhưng thời gian tốt đẹp đó luôn luôn ngắn ngủi.
Trong giai đoạn hưng cảm, sự tự tin của Cố Trinh thường quá mức, ông thực sự cho rằng mình đã chứng minh được giả thuyết Riemann*, mà cái chứng minh đó trong mắt cậu học sinh cấp hai như Cố Viên thì đã có quá nhiều lỗ hổng. Cố Trinh lại gấp gáp đem chứng minh của mình ra cho những bạn học là giảng viên, phó giáo sư của mình xem. Những người đó trong mắt Cố Trinh là những kẻ ếch ngồi đáy giếng, mỗi ngày chỉ có vài vấn đề nhỏ bé không đáng kể mà sửa sửa sang sang lại, có được tí thành tích thì hận không thể gửi bài đến tạp chí khoa học, không hề có hình tượng của một nhà toán học chân chính, không có khả năng khiêu chiến với những vấn đề khó khăn nhất. Thế mà những tên xu nịnh này lại có cuộc đời tốt hơn ông rất nhiều.
Cố Viên biết chuyện gì chờ đợi anh một khi cha anh nhận được thư từ chối của tạp chí.
Trong 7 năm, từ hoảng sợ khi mới bắt đầu đến thờ ơ, tiến bộ lớn nhất của anh chính là quyền cước, bản lĩnh chiến đấu của anh được luyện tập hết lần này đến lần khác với cha mình, từ việc bị động chịu đánh đến khi cố gắng có thể bất phân thắng bại, nhưng phần lớn thời gian là Cố Trinh thắng, người bệnh khi hành động thì không có lý trí, có thể hạ đòn chết người với cả con trai ruột của mình, nhưng Cố Viên không thể hạ đòn độc với cha mình.
Đánh nhau kiểu này là kiểu ‘mềm sợ cứng, cứng sợ ngang, ngang sợ chết’. Cố Trinh không chỉ không cần mạng mình, cũng không cần mạng con trai, Cố Viên không thể so với ông.
Ban đầu bị đánh, thường là vì một việc.
Trong giai đoạn hưng cảm, Cố Trinh có đủ loại ham muốn cực kỳ mạnh mẽ, mà hàng đầu chính là tình dục. Nhà ông sống trong một biệt thự ba tầng nhỏ, được xây dựng từ thời dân quốc, theo phong cách baroque điển hình. Khi mới xây dựng, mỗi phòng ngủ đều có nhà vệ sinh. Sau này khi bị tịch thu sung vào tài sản nhà nước, nó được làm thành ký túc xá trường học, phòng ngủ cũng bị thay đổi. Sau này cải cách lại, nhà được trả về cho chủ cũ, Cố Viên lúc đó còn bé ở cùng với cha mẹ ở đây. Sau đó, mẹ anh sang Mỹ, anh và cha tiếp tục ở lại đây.
Khi mẹ anh rời đi, tình hình Cố Trinh không nghiêm trọng, nhưng nếu bà muốn có quyền giám hộ con trai mình thì điều đó cũng rất thuận lợi. Nhưng không, từ khi bà đi, chưa bao giờ bà liên lạc với anh.
Sau khi mẹ bỏ đi, trong nhà có rất nhiều phụ nữ, Cố Trinh cao ráo, có phong độ trí thức, biết chơi nhạc cụ, có nghề nghiệp ổn định, khi ở trong giai đoạn hưng phấn, không quá nghiêm túc, sức quyến rũ của ông rất cao, chiếm được cảm tình của không ít phụ nữ.
Cố Viên gần như đã đưa giấy chứng nhận chẩn đoán của Cố Trinh cho hầu hết phụ nữ đến nhà, để họ tránh xa cha anh. Mà những phụ nữ này sẽ đi tìm Có Trinh để đối chất. Cố Trinh không cảm thấy mình có bệnh, luôn mắng những người bác sĩ chẩn đoán bệnh cho mình là đồ lang băm, ông không chấp nhận nổi việc người khác xem mình là người có bệnh, nhất là khi ông biết con trai đem giấy xác nhận bệnh của mình đưa cho mấy người phụ nữ đó để họ rời đi, ông phẫn nộ tới đỉnh điểm. Thằng con trai có vẻ ngoài giống hệt vợ cũ luôn khơi dậy sự tàn bạo nhất trong con người ông.
Mặc dù những người phụ nữ đó là nạn nhân của cha anh, nhưng cũng không thể ngăn Cố Viên nghĩ họ là ngu ngốc, thậm chí đôi khi anh còn cảm thấy đây là cách tốt để đẩy cha mình cho những người phụ nữ ngu ngốc này, ít nhất họ có thể chia bớt lửa giận cho anh.
Một khi có một phụ nữ ngu ngốc chuẩn bị đến nhà anh ở, Cố Viên vẫn đưa giấy chứng nhận bệnh của cha anh ra.
Anh đã phá hủy mọi khả năng có được hạnh phúc ngắn ngủi của Cố Trinh.
Để trả đũa, Cố Trinh cũng trả lại cho anh vô số vết sẹo không thể xóa.
Trong giai đoạn hưng cảm, ham muốn mua sắm của Cố Trinh cũng rất lớn. Khi tình trạng nghiêm trọng, ông sẽ mua cho mình một đống đồ, nhưng mua chất đống đấy mà không xài, ngoài việc mua cho mình, thỉnh thoảng cũng mua cho con trai. Vào những năm 90 mà ông bỏ 5000 tệ để mua một cây kèn saxophone cho con trai, ông cũng mua cho Cố Viên một bàn phím tay loại tốt nhất, mặc dù bàn tay anh vẫn còn nguyên miệng vết thương do chính ông gây nên.
Tiền lương ít ỏi của Cố Trinh ít, nhưng sau khi trả nhà lại, chính quyền cũng trả lại một số đồ cổ của gia đình. Tình hình kinh tế của hai cha con khi tốt khi xấu, có khi không còn gì ăn, Cố Trinh sẽ bán đi một ít đồ trong nhà, khi có tiền thì tình hình hai người sẽ tốt hơn, sau đó cứ lặp đi lặp lại như thế như vòng tuần hoàn vô tận.
+
Vào thời điểm mẹ Cố Viên viết thư thì đồ trong nhà không còn để bán, nhà cửa bị Cố Trinh đem đi cầm cố, đương nhiên có thể kiện ngân hàng vì người bệnh tâm thần trong khi phát bệnh thì quyết định sẽ không có hiệu lực, nhưng nếu thật sự đơn xin chứng nhận người bệnh có giá trị thì ngày cắt đứt mối quan hệ cha con của họ không còn xa.
Ngày hôm đó Cố Viên không muốn về nhà, anh ăn cơm chiều trong trường, bốn phần cơm, có cải trắng, tiền trong thẻ ăn anh chỉ còn có nhiêu đó, dì múc cơm còn cố ý cho anh một phần khoai tây thịt bò, còn có dứa xào thịt heo, ngoài việc cảm ơn thì anh thật sự không biết nên nói gì.
Sau khi ăn xong, anh cứ đi loanh quanh, tình cờ đến phòng hòa nhạc, vẫn còn vé bán cho chương trình đặc biệt của Brahms, anh mua vé rẻ nhất, mua xong trong túi anh còn một ít tiền. Ban đầu khoản tiền này anh định để nạp vào thẻ ăn, đó là tiền ăn trong nửa tháng tới của anh. Anh và cha không nấu cơm, hai người thường không ăn cơm chung, trừ khi Cố Viên muốn trộn thuốc vào thức ăn thì mới mua thức ăn. Để cho cha uống thuốc, Cố Viên đã nghĩ ra nhiều cách khác nhau nhưng đều không hiệu quả, chỉ đơn giản là trộn trong thức ăn nước uống, sau đó Cố Trinh phát hiện ra và anh lại không tránh khỏi được việc bị đánh.
Anh không còn cách gì giúp cha mình, ngay khi khúc hát ru của Brahms vang lên, Cố Viên vẫn đang cân nhắc xem có nên từ bỏ cha mình hay không.
Anh vẫn đang chờ đợi một lý do, càng ngày anh càng hiểu rõ ràng rằng chỉ cần về nhà, sẽ nhìn thấy cha đang phát bệnh vì bị từ chối của tạp chí, đó sẽ là lý do cuối cùng của anh.
Chỗ anh ngồi chất lượng âm thanh không tốt, bên cạnh còn có một đứa bé ồn ào, hỏi ríu rít đủ thứ, mà mẹ nó lại cưng chiều không quản lý con cho tốt, sau lại còn bắt đầu giảng giải về âm nhạc cho đưa bé. Hai mẹ con không tuân theo quy định nơi phòng hòa nhạc này làm người ta bực bội, khi nghỉ giải lao, Cố Viên không chịu được bảo họ yên lặng, bà mẹ kia lại hùng hồn đầy lý lẽ, “Thằng bé còn nhỏ như vậy, cậu không thể bao dung sao, không lẽ cậu từ bé đến giờ luôn là người hiểu chuyện à?”
Khi còn nhỏ, Cố Viên được cha mẹ đưa đến phòng hòa nhạc, anh chưa bao giờ nói chuyện. Nhưng đàn ông không đấu với phụ nữ, Cố Viên không thèm cãi nhau với bà ta, đơn giản là đi lên trước xem có chỗ nào trống hay không.
Anh tình cờ nhìn thấy một đứa bé đang ở một mình lén lút ăn gì đó, có vẻ như sợ bị nhìn thấy nên có vẻ rất yên lặng, nhưng khóe mắt đầu mày đều toát lên vẻ vui vẻ, có vẻ như cô bé đó đang rất vui. Dù sao cũng là trẻ con, chỉ cần có đồ ngọt ăn là hạnh phúc, không chỉ vui vẻ khi ăn ngọt mà còn tưởng tất cả mọi người trên thế giới này đều sẽ vui vẻ hạnh phúc khi ăn đồ ngọt, vì vậy bí mật lén lút rút ra một viên kẹo, bảo anh ăn lén.
Sau đó Cố Viên mới biết cô bé này chỉ ở một mình một lúc, sau buổi biểu diễn, anh đi cùng Phú Tiểu Cảnh đợi mẹ cô bé. Khi mẹ đến đón, Cố Viên đã rời đi không chào, anh không thích nhìn cảnh thân mật giữa cha mẹ và con cái, thật sự rất buồn nôn, làm người ta không khỏi nổi da gà.
Cách một con đường, Cố Viên thấy chiếc kẹo bông gòn anh mua cho Phú Tiểu Cảnh bị ném vào thùng rác. Rồi sau đó, anh lại nhìn thấy cô bé mặc áo khoác màu xanh nước biển bò lên chiếc thùng rác cao hơn nửa người mình, nếu không phải mẹ cô xách cô lên thì có lẽ cô đã nhảy vào thùng rác.
Đúng là trẻ con, vì một cây kẹo bông gòn chỉ 1 đồng mà ngay cả bộ quần áo mới cũng chẳng cần quan tâm.
Hôm đó anh về nhà đã rất khuya, cha anh tóm anh lại, mắng chửi những người trong tạp chí là đồ rác rưởi, nếu như bình thường, vì để trấn an cảm xúc của cha, có lẽ anh sẽ phụ họa. Nhưng hôm đó, anh không phụ họa một lời, anh bình tĩnh nói lại việc muốn đi Mỹ tìm mẹ. Cố Trinh cười lạnh lùng: “Quyền nuôi dưỡng nằm trong tay ta.” Cố Viên vẫn bình tĩnh trả lời, “Nhưng cha là một người bệnh còn không thể tự chăm sóc bản thân.”
Ngay lúc đó Cố Trinh đã mất kiểm soát, không chỉ giơ nắm đấm mà còn giơ ghế dựa lên, ghế dựa rất nặng, có lẽ là đồ còn sót lại chưa bán đi được.
Mỗi khi Cố Viên không thể tránh được mà nhớ lại ngày đó, anh không thể không nhìn thẳng vào tâm lý của mình ngay khoảnh khắc đó, anh thật sự rất mong đợi giây phút này xảy ra. Anh không thể không ngừng nghĩ lại, nếu anh không đi Mỹ, ở lại cùng cha, kết quả có thể tốt hơn hay không.
Cố Viên báo cảnh sát, máu từ vết thương của anh từ lưng chảy dọc theo quần rơi xuống sàn nhà đã có từ mấy mươi năm. Ngay lúc đó, thậm chí anh còn cảm giác sảng khoái, cuối cùng anh có thể không cần áy náy mà vứt bỏ cha lại, bắt đầu cuộc sống mới.
Sau đó, cha anh được chuyển từ đồn cảnh sát đến bệnh viện tâm thần. Trước khi sang Mỹ, Cố Viên có đến bệnh viện tâm thần thăm cha mình một lần. Lúc đó, Cố Trinh có vẻ uể oải vì thuốc men, nhưng tinh thần tỉnh táo, ông nói cho Cố Viên biết, trong ngăn tủ đầu giường có một hộp gỗ chứa hai thỏi vàng, chìa khóa trong ngăn kéo thứ ba bên trái phòng đọc sách.
Cố Viên đem hai thỏi vàng đưa cho Tập Lâm, để dì có thời gian thì đi thăm cha anh, nếu bệnh viện có cần viện phí thì hai thỏi vàng đó coi như tạm chống đỡ một thời gian.
+
Ngồi trên máy bay đi Mỹ, Cố Viên ngoài chút áy náy với cha mình thì còn có rất nhiều suy nghĩ cho cuộc sống mới trong tương lai với mẹ, bà là đại diện cho hy vọng và tương lai.
Khi Cố Viên 17 tuổi, bước ra khỏi sân bay Kennedy, anh không đợi được cái ôm của mẹ. Chiếc váy của mẹ hôm đó rất đắt tiền, nếu ôm thì váy sẽ bị nhăn.
Cố Viên đã thất vọng trong giây lát, nhưng anh tin tưởng, tương lai sẽ tốt hơn, đúng như mẹ anh đã nói trong thư.
+++++
Ghi chú:
- Nói thêm về rối loạn lưỡng cực:
Rối loạn lưỡng cực là một tình trạng chu kỳ liên quan đến các giai đoạn của chứng hưng cảm có hoặc không có trầm cảm (lưỡng cực 1) hoặc hưng cảm nhẹ cộng với trầm cảm (lưỡng cực 2).
Rối loạn lưỡng cực làm giảm một cách rõ rệt chức năng trong công việc và tương tác với xã hội, và nguy cơ tự tử là rất lớn; tuy nhiên, các trạng thái hưng cảm mức độ nhẹ (hưng cảm nhẹ) đôi khi thích nghi bởi vì chúng có thể tạo ra năng lượng cao, tính sáng tạo, sự tự tin, và chức năng xã hội siêu thường.
Độ dài và tần suất của chu kỳ thay đổi giữa các bệnh nhân; một số bệnh nhân chỉ có một vài giai đoạn trong suốt cuộc đời, trong khi một số khác lại có ≥ 4 giai đoạn / năm (các hình thức chu kỳ nhanh). Chỉ có một vài bệnh nhân thay đổi luân phiên giữa hưng cảm và trầm cảm trong mỗi chu kỳ; trong hầu hết các chu kỳ, một cực thường chiếm ưu thế hơn cực kia.
Bệnh này có tính di truyền tương đối cao, nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người mắc bệnh lưỡng cực thường có ít nhất một người thân mắc chứng trầm cảm hoặc rối loạn lưỡng cực. Trẻ em có cha hoặc mẹ mắc chứng rối loạn có khoảng 10% -25% nguy cơ phát triển rối loạn; trẻ em cả cha và mẹ bị rối loạn có nguy cơ mắc bệnh 10% -50%.
- Trong toán học, giả thuyết Riemann, nêu bởi Bernhard Riemann, là một phỏng đoán về các không điểm phi tầm thường của hàm zeta Riemann tất cả đều có phần thực bằng 1/2. Tên gọi này đôi khi cũng có nghĩa tương tự cho một số giả thuyết khác như giả thuyết Riemann cho các đường cong trên trường hữu hạn.
Giả thuyết Riemann hàm ý kết quả về sự phân bố các số nguyên tố. Cùng với những dạng tổng quát hóa phù hợp, các nhà toán học coi nó là một trong những bài toán quan trọng nhất chưa được giải trong toán học thuần túy (Bombieri 2000). Giả thuyết Riemann, cùng với giả thuyết Goldbach thuộc về bài toán thứ tám của Hilbert trong danh sách 23 bài toán chưa giải được của David Hilbert; nó cũng là một trong bảy bài toán của Giải thưởng Bài toán Thiên niên kỷ do Viện Toán học Clay khởi xướng.
++++++
Hôm nay Mỏng chạy hết công suất luôn đó, đuối y như chạy deadline nhưng vì muốn tẩy trắng cho anh Cố nên ráng.
Tạm biệt các bợn, Mị chết lâm sàng gòi.
Ngày đó anh đứng trước sự lựa chọn khó khăn nhất trong cuộc đời, sau 7 năm không hề liên lạc được với mẹ, dì tìm anh đưa cho anh một bức thư, thư được viết bởi mẹ anh đang ở Mỹ. Trên đó viết mấy năm bà luôn chuẩn bị để đưa được anh đến Mỹ, hiện giờ thời cơ đã đến, từ khi rời anh mà đi, chưa có đêm nào bà ngủ được một giấc yên ổn, bà biết mấy năm nay anh chịu đựng rất nhiều đau khổ, đợi đến lúc anh đến Mỹ, bà sẽ bù đắp cho anh. Mẹ cũng đề nghị Cố Viên, bảo anh đưa Cố Trinh – ba Cố Viên – đến bệnh viện tâm thần, tòa án sẽ không cho phép một bệnh nhân tâm thần nuôi dạy một đứa con, bà liên hệ luật sư, luật sư sẽ phối hợp với anh để chấm dứt quyền nuôi dưỡng của Cố Trinh, cũng như giúp anh đi Mỹ.
Rất lâu sau khi Cố Viên đến Mỹ mới biết, mẹ đưa anh đến Mỹ chỉ là kế hoạch mới nảy sinh, không phải một quyết định mà bà suy nghĩ suốt 7 năm như bà từng nói. Trước khi gửi thư, bà đã thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm 3 lần mà thất bại, khả năng có con cực kỳ thấp. Anh có thể đến được Mỹ không phải cảm ơn mẹ, mà là nên cảm ơn những em trai em gái không thể sinh ra được trên đời.
Nhiều năm sau, anh phát hiện sở dĩ mình không thể tha thứ cho mẹ mình không phải vì bà đã vì tương lai hạnh phúc bản thân mà cương quyết dứt khoát từ bỏ anh, mà là vì anh không thể chịu đựng được việc bà nói những lời đường hoàng như thế, bởi vì anh đã ngu ngốc tin vào đó. Anh thật sự không thể tha thứ cho sự ngu ngốc đó của mình.
Ngày anh đọc thư mẹ, đó cũng là ngày nhìn thấy lá thư bị từ chối trong hộp thư của ba, mặc dù đã đoán trước sự việc nhưng khi sự việc thật sự xảy ra, anh phát hiện mình không có cách gì để ứng phó.
Cha anh là một bệnh nhân mắc chứng rối loại lưỡng cực* nặng, đã từng bị chẩn đoán nhầm thành tâm thần phân liệt khi mới phát bệnh. Mất mát về tình cảm và bất mãn nghề nghiệp khiến bệnh tình của ông trầm trọng hơn nhưng ông không chịu uống thuốc, sau đó, phòng Giáo vụ không bố trí cho ông lên lớp, ông chỉ được lãnh một khoản lương ít ỏi ở trường.
*(Rối loạn lưỡng cực, hay còn gọi là rối loạn hưng – trầm cảm, là tình trạng tâm thần thay đổi bất thường khiến tâm trạng có thể đột ngột hưng cảm (tăng động, kích động) hoặc trầm cảm. Khi người bệnh cảm thấy chán nản, họ có thể cảm thấy tuyệt vọng và mất hứng thú trong các hoạt động thường ngày. Khi tâm trạng người bệnh thay đổi theo hướng khác, họ sẽ cảm thấy đầy hưng phấn và tràn đầy năng lượng.
Bệnh này có thường có căn nguyên từ di truyền và môi trường. Trong đó tính di truyền có vai trò quan trọng.)
Cha anh khi vui khi buồn không có quy luật rõ ràng, đôi lúc cũng có những lúc bình thường, lúc đó cha đối xử với anh rất tốt. Nhưng thời gian tốt đẹp đó luôn luôn ngắn ngủi.
Trong giai đoạn hưng cảm, sự tự tin của Cố Trinh thường quá mức, ông thực sự cho rằng mình đã chứng minh được giả thuyết Riemann*, mà cái chứng minh đó trong mắt cậu học sinh cấp hai như Cố Viên thì đã có quá nhiều lỗ hổng. Cố Trinh lại gấp gáp đem chứng minh của mình ra cho những bạn học là giảng viên, phó giáo sư của mình xem. Những người đó trong mắt Cố Trinh là những kẻ ếch ngồi đáy giếng, mỗi ngày chỉ có vài vấn đề nhỏ bé không đáng kể mà sửa sửa sang sang lại, có được tí thành tích thì hận không thể gửi bài đến tạp chí khoa học, không hề có hình tượng của một nhà toán học chân chính, không có khả năng khiêu chiến với những vấn đề khó khăn nhất. Thế mà những tên xu nịnh này lại có cuộc đời tốt hơn ông rất nhiều.
Cố Viên biết chuyện gì chờ đợi anh một khi cha anh nhận được thư từ chối của tạp chí.
Trong 7 năm, từ hoảng sợ khi mới bắt đầu đến thờ ơ, tiến bộ lớn nhất của anh chính là quyền cước, bản lĩnh chiến đấu của anh được luyện tập hết lần này đến lần khác với cha mình, từ việc bị động chịu đánh đến khi cố gắng có thể bất phân thắng bại, nhưng phần lớn thời gian là Cố Trinh thắng, người bệnh khi hành động thì không có lý trí, có thể hạ đòn chết người với cả con trai ruột của mình, nhưng Cố Viên không thể hạ đòn độc với cha mình.
Đánh nhau kiểu này là kiểu ‘mềm sợ cứng, cứng sợ ngang, ngang sợ chết’. Cố Trinh không chỉ không cần mạng mình, cũng không cần mạng con trai, Cố Viên không thể so với ông.
Ban đầu bị đánh, thường là vì một việc.
Trong giai đoạn hưng cảm, Cố Trinh có đủ loại ham muốn cực kỳ mạnh mẽ, mà hàng đầu chính là tình dục. Nhà ông sống trong một biệt thự ba tầng nhỏ, được xây dựng từ thời dân quốc, theo phong cách baroque điển hình. Khi mới xây dựng, mỗi phòng ngủ đều có nhà vệ sinh. Sau này khi bị tịch thu sung vào tài sản nhà nước, nó được làm thành ký túc xá trường học, phòng ngủ cũng bị thay đổi. Sau này cải cách lại, nhà được trả về cho chủ cũ, Cố Viên lúc đó còn bé ở cùng với cha mẹ ở đây. Sau đó, mẹ anh sang Mỹ, anh và cha tiếp tục ở lại đây.
Khi mẹ anh rời đi, tình hình Cố Trinh không nghiêm trọng, nhưng nếu bà muốn có quyền giám hộ con trai mình thì điều đó cũng rất thuận lợi. Nhưng không, từ khi bà đi, chưa bao giờ bà liên lạc với anh.
Sau khi mẹ bỏ đi, trong nhà có rất nhiều phụ nữ, Cố Trinh cao ráo, có phong độ trí thức, biết chơi nhạc cụ, có nghề nghiệp ổn định, khi ở trong giai đoạn hưng phấn, không quá nghiêm túc, sức quyến rũ của ông rất cao, chiếm được cảm tình của không ít phụ nữ.
Cố Viên gần như đã đưa giấy chứng nhận chẩn đoán của Cố Trinh cho hầu hết phụ nữ đến nhà, để họ tránh xa cha anh. Mà những phụ nữ này sẽ đi tìm Có Trinh để đối chất. Cố Trinh không cảm thấy mình có bệnh, luôn mắng những người bác sĩ chẩn đoán bệnh cho mình là đồ lang băm, ông không chấp nhận nổi việc người khác xem mình là người có bệnh, nhất là khi ông biết con trai đem giấy xác nhận bệnh của mình đưa cho mấy người phụ nữ đó để họ rời đi, ông phẫn nộ tới đỉnh điểm. Thằng con trai có vẻ ngoài giống hệt vợ cũ luôn khơi dậy sự tàn bạo nhất trong con người ông.
Mặc dù những người phụ nữ đó là nạn nhân của cha anh, nhưng cũng không thể ngăn Cố Viên nghĩ họ là ngu ngốc, thậm chí đôi khi anh còn cảm thấy đây là cách tốt để đẩy cha mình cho những người phụ nữ ngu ngốc này, ít nhất họ có thể chia bớt lửa giận cho anh.
Một khi có một phụ nữ ngu ngốc chuẩn bị đến nhà anh ở, Cố Viên vẫn đưa giấy chứng nhận bệnh của cha anh ra.
Anh đã phá hủy mọi khả năng có được hạnh phúc ngắn ngủi của Cố Trinh.
Để trả đũa, Cố Trinh cũng trả lại cho anh vô số vết sẹo không thể xóa.
Trong giai đoạn hưng cảm, ham muốn mua sắm của Cố Trinh cũng rất lớn. Khi tình trạng nghiêm trọng, ông sẽ mua cho mình một đống đồ, nhưng mua chất đống đấy mà không xài, ngoài việc mua cho mình, thỉnh thoảng cũng mua cho con trai. Vào những năm 90 mà ông bỏ 5000 tệ để mua một cây kèn saxophone cho con trai, ông cũng mua cho Cố Viên một bàn phím tay loại tốt nhất, mặc dù bàn tay anh vẫn còn nguyên miệng vết thương do chính ông gây nên.
Tiền lương ít ỏi của Cố Trinh ít, nhưng sau khi trả nhà lại, chính quyền cũng trả lại một số đồ cổ của gia đình. Tình hình kinh tế của hai cha con khi tốt khi xấu, có khi không còn gì ăn, Cố Trinh sẽ bán đi một ít đồ trong nhà, khi có tiền thì tình hình hai người sẽ tốt hơn, sau đó cứ lặp đi lặp lại như thế như vòng tuần hoàn vô tận.
+
Vào thời điểm mẹ Cố Viên viết thư thì đồ trong nhà không còn để bán, nhà cửa bị Cố Trinh đem đi cầm cố, đương nhiên có thể kiện ngân hàng vì người bệnh tâm thần trong khi phát bệnh thì quyết định sẽ không có hiệu lực, nhưng nếu thật sự đơn xin chứng nhận người bệnh có giá trị thì ngày cắt đứt mối quan hệ cha con của họ không còn xa.
Ngày hôm đó Cố Viên không muốn về nhà, anh ăn cơm chiều trong trường, bốn phần cơm, có cải trắng, tiền trong thẻ ăn anh chỉ còn có nhiêu đó, dì múc cơm còn cố ý cho anh một phần khoai tây thịt bò, còn có dứa xào thịt heo, ngoài việc cảm ơn thì anh thật sự không biết nên nói gì.
Sau khi ăn xong, anh cứ đi loanh quanh, tình cờ đến phòng hòa nhạc, vẫn còn vé bán cho chương trình đặc biệt của Brahms, anh mua vé rẻ nhất, mua xong trong túi anh còn một ít tiền. Ban đầu khoản tiền này anh định để nạp vào thẻ ăn, đó là tiền ăn trong nửa tháng tới của anh. Anh và cha không nấu cơm, hai người thường không ăn cơm chung, trừ khi Cố Viên muốn trộn thuốc vào thức ăn thì mới mua thức ăn. Để cho cha uống thuốc, Cố Viên đã nghĩ ra nhiều cách khác nhau nhưng đều không hiệu quả, chỉ đơn giản là trộn trong thức ăn nước uống, sau đó Cố Trinh phát hiện ra và anh lại không tránh khỏi được việc bị đánh.
Anh không còn cách gì giúp cha mình, ngay khi khúc hát ru của Brahms vang lên, Cố Viên vẫn đang cân nhắc xem có nên từ bỏ cha mình hay không.
Anh vẫn đang chờ đợi một lý do, càng ngày anh càng hiểu rõ ràng rằng chỉ cần về nhà, sẽ nhìn thấy cha đang phát bệnh vì bị từ chối của tạp chí, đó sẽ là lý do cuối cùng của anh.
Chỗ anh ngồi chất lượng âm thanh không tốt, bên cạnh còn có một đứa bé ồn ào, hỏi ríu rít đủ thứ, mà mẹ nó lại cưng chiều không quản lý con cho tốt, sau lại còn bắt đầu giảng giải về âm nhạc cho đưa bé. Hai mẹ con không tuân theo quy định nơi phòng hòa nhạc này làm người ta bực bội, khi nghỉ giải lao, Cố Viên không chịu được bảo họ yên lặng, bà mẹ kia lại hùng hồn đầy lý lẽ, “Thằng bé còn nhỏ như vậy, cậu không thể bao dung sao, không lẽ cậu từ bé đến giờ luôn là người hiểu chuyện à?”
Khi còn nhỏ, Cố Viên được cha mẹ đưa đến phòng hòa nhạc, anh chưa bao giờ nói chuyện. Nhưng đàn ông không đấu với phụ nữ, Cố Viên không thèm cãi nhau với bà ta, đơn giản là đi lên trước xem có chỗ nào trống hay không.
Anh tình cờ nhìn thấy một đứa bé đang ở một mình lén lút ăn gì đó, có vẻ như sợ bị nhìn thấy nên có vẻ rất yên lặng, nhưng khóe mắt đầu mày đều toát lên vẻ vui vẻ, có vẻ như cô bé đó đang rất vui. Dù sao cũng là trẻ con, chỉ cần có đồ ngọt ăn là hạnh phúc, không chỉ vui vẻ khi ăn ngọt mà còn tưởng tất cả mọi người trên thế giới này đều sẽ vui vẻ hạnh phúc khi ăn đồ ngọt, vì vậy bí mật lén lút rút ra một viên kẹo, bảo anh ăn lén.
Sau đó Cố Viên mới biết cô bé này chỉ ở một mình một lúc, sau buổi biểu diễn, anh đi cùng Phú Tiểu Cảnh đợi mẹ cô bé. Khi mẹ đến đón, Cố Viên đã rời đi không chào, anh không thích nhìn cảnh thân mật giữa cha mẹ và con cái, thật sự rất buồn nôn, làm người ta không khỏi nổi da gà.
Cách một con đường, Cố Viên thấy chiếc kẹo bông gòn anh mua cho Phú Tiểu Cảnh bị ném vào thùng rác. Rồi sau đó, anh lại nhìn thấy cô bé mặc áo khoác màu xanh nước biển bò lên chiếc thùng rác cao hơn nửa người mình, nếu không phải mẹ cô xách cô lên thì có lẽ cô đã nhảy vào thùng rác.
Đúng là trẻ con, vì một cây kẹo bông gòn chỉ 1 đồng mà ngay cả bộ quần áo mới cũng chẳng cần quan tâm.
Hôm đó anh về nhà đã rất khuya, cha anh tóm anh lại, mắng chửi những người trong tạp chí là đồ rác rưởi, nếu như bình thường, vì để trấn an cảm xúc của cha, có lẽ anh sẽ phụ họa. Nhưng hôm đó, anh không phụ họa một lời, anh bình tĩnh nói lại việc muốn đi Mỹ tìm mẹ. Cố Trinh cười lạnh lùng: “Quyền nuôi dưỡng nằm trong tay ta.” Cố Viên vẫn bình tĩnh trả lời, “Nhưng cha là một người bệnh còn không thể tự chăm sóc bản thân.”
Ngay lúc đó Cố Trinh đã mất kiểm soát, không chỉ giơ nắm đấm mà còn giơ ghế dựa lên, ghế dựa rất nặng, có lẽ là đồ còn sót lại chưa bán đi được.
Mỗi khi Cố Viên không thể tránh được mà nhớ lại ngày đó, anh không thể không nhìn thẳng vào tâm lý của mình ngay khoảnh khắc đó, anh thật sự rất mong đợi giây phút này xảy ra. Anh không thể không ngừng nghĩ lại, nếu anh không đi Mỹ, ở lại cùng cha, kết quả có thể tốt hơn hay không.
Cố Viên báo cảnh sát, máu từ vết thương của anh từ lưng chảy dọc theo quần rơi xuống sàn nhà đã có từ mấy mươi năm. Ngay lúc đó, thậm chí anh còn cảm giác sảng khoái, cuối cùng anh có thể không cần áy náy mà vứt bỏ cha lại, bắt đầu cuộc sống mới.
Sau đó, cha anh được chuyển từ đồn cảnh sát đến bệnh viện tâm thần. Trước khi sang Mỹ, Cố Viên có đến bệnh viện tâm thần thăm cha mình một lần. Lúc đó, Cố Trinh có vẻ uể oải vì thuốc men, nhưng tinh thần tỉnh táo, ông nói cho Cố Viên biết, trong ngăn tủ đầu giường có một hộp gỗ chứa hai thỏi vàng, chìa khóa trong ngăn kéo thứ ba bên trái phòng đọc sách.
Cố Viên đem hai thỏi vàng đưa cho Tập Lâm, để dì có thời gian thì đi thăm cha anh, nếu bệnh viện có cần viện phí thì hai thỏi vàng đó coi như tạm chống đỡ một thời gian.
+
Ngồi trên máy bay đi Mỹ, Cố Viên ngoài chút áy náy với cha mình thì còn có rất nhiều suy nghĩ cho cuộc sống mới trong tương lai với mẹ, bà là đại diện cho hy vọng và tương lai.
Khi Cố Viên 17 tuổi, bước ra khỏi sân bay Kennedy, anh không đợi được cái ôm của mẹ. Chiếc váy của mẹ hôm đó rất đắt tiền, nếu ôm thì váy sẽ bị nhăn.
Cố Viên đã thất vọng trong giây lát, nhưng anh tin tưởng, tương lai sẽ tốt hơn, đúng như mẹ anh đã nói trong thư.
+++++
Ghi chú:
- Nói thêm về rối loạn lưỡng cực:
Rối loạn lưỡng cực là một tình trạng chu kỳ liên quan đến các giai đoạn của chứng hưng cảm có hoặc không có trầm cảm (lưỡng cực 1) hoặc hưng cảm nhẹ cộng với trầm cảm (lưỡng cực 2).
Rối loạn lưỡng cực làm giảm một cách rõ rệt chức năng trong công việc và tương tác với xã hội, và nguy cơ tự tử là rất lớn; tuy nhiên, các trạng thái hưng cảm mức độ nhẹ (hưng cảm nhẹ) đôi khi thích nghi bởi vì chúng có thể tạo ra năng lượng cao, tính sáng tạo, sự tự tin, và chức năng xã hội siêu thường.
Độ dài và tần suất của chu kỳ thay đổi giữa các bệnh nhân; một số bệnh nhân chỉ có một vài giai đoạn trong suốt cuộc đời, trong khi một số khác lại có ≥ 4 giai đoạn / năm (các hình thức chu kỳ nhanh). Chỉ có một vài bệnh nhân thay đổi luân phiên giữa hưng cảm và trầm cảm trong mỗi chu kỳ; trong hầu hết các chu kỳ, một cực thường chiếm ưu thế hơn cực kia.
Bệnh này có tính di truyền tương đối cao, nhiều nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người mắc bệnh lưỡng cực thường có ít nhất một người thân mắc chứng trầm cảm hoặc rối loạn lưỡng cực. Trẻ em có cha hoặc mẹ mắc chứng rối loạn có khoảng 10% -25% nguy cơ phát triển rối loạn; trẻ em cả cha và mẹ bị rối loạn có nguy cơ mắc bệnh 10% -50%.
- Trong toán học, giả thuyết Riemann, nêu bởi Bernhard Riemann, là một phỏng đoán về các không điểm phi tầm thường của hàm zeta Riemann tất cả đều có phần thực bằng 1/2. Tên gọi này đôi khi cũng có nghĩa tương tự cho một số giả thuyết khác như giả thuyết Riemann cho các đường cong trên trường hữu hạn.
Giả thuyết Riemann hàm ý kết quả về sự phân bố các số nguyên tố. Cùng với những dạng tổng quát hóa phù hợp, các nhà toán học coi nó là một trong những bài toán quan trọng nhất chưa được giải trong toán học thuần túy (Bombieri 2000). Giả thuyết Riemann, cùng với giả thuyết Goldbach thuộc về bài toán thứ tám của Hilbert trong danh sách 23 bài toán chưa giải được của David Hilbert; nó cũng là một trong bảy bài toán của Giải thưởng Bài toán Thiên niên kỷ do Viện Toán học Clay khởi xướng.
++++++
Hôm nay Mỏng chạy hết công suất luôn đó, đuối y như chạy deadline nhưng vì muốn tẩy trắng cho anh Cố nên ráng.
Tạm biệt các bợn, Mị chết lâm sàng gòi.
Danh sách chương